Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/06/2014 22:06 # 1
nguyenk
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 58/60 (97%)
Kĩ năng: 1/20 (5%)
Ngày gia nhập: 12/11/2011
Bài gởi: 208
Được cảm ơn: 11
Hoa phát điện để 'dụ dỗ' ong


 

Khả năng cảm nhận trường điện từ xung quanh cây cối giúp ong phát hiện những bông hoa mà con ong khác đã hút mật.
Phát ra trường điện từ yếu là một hình thức giao tiếp rất phức tạp của thực vật. Ảnh: redbubble.com.

Phát ra trường điện từ yếu là một hình thức giao tiếp rất phức tạp của thực vật. Ảnh: redbubble.com.

 

Màu sắc rực rỡ, mùi hương, hình dáng của bông hoa đóng vai trò quan trọng đối với việc thu hút ong, bướm và những loài côn trùng khác. Nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Bristol tại Anh nghĩ rằng hoa còn ít nhất một công cụ vô hình nữa để "dụ dỗ" những loài động vật thụ phấn. Đó là các hạt mang điện tích âm, Guardian đưa tin.

Trước đây giới khoa học đã biết thực vật phát ra những hạt mang điện tích âm để tạo nên trường điện từ yếu. Khi ong bay trong không khí, những hạt mang điện tích dương tích tụ trên cơ thể chúng. Nếu ong gặp trường điện từ của cây, các hạt điện tích dương sẽ giúp chúng cảm nhận được sự tồn tại của trường điện từ. Theo họ, rất có thể lực tĩnh điện khiến những sợi lông trên cơ thể chúng dựng lên, giống như phản ứng của tóc người khi đầu của chúng ta di chuyển tới gần màn hình tivi CRT.

Bằng cách cài điện cực trên thân cây thuốc lá cảnh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi ong đậu lên hoa, điện thế của trường điện từ thay đổi và sự thay đổi đó kéo dài trong nhiều phút.

"Có lẽ nhờ sự thay đổi về điện thế nên khi con ong rời khỏi bông hoa, những con ong khác sẽ biết bông hoa đó không còn mật", nhóm nghiên cứu nhận định.

Hàng loạt thử nghiệm của các nhà nghiên cứu cho thấy ong có thể phân biệt nhiều loại trường điện từ của thực vật giống như phân biệt màu sắc của hoa.

"Giao tiếp bằng trường điện từ là hình thức giao tiếp tinh vi hơn rất nhiều so với màu sắc, mùi hương hay hình dáng. Sự phụ thuộc vào nhau giữa ong và hoa đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Vì thế có lẽ chúng ta không cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra cơ chế giao tiếp vô cùng phức tạp giữa chúng", Daniel Robert, trưởng nhóm nghiên cứu, bình luận.

Theo Vnexpress

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024