Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/06/2014 22:06 # 1
nguyenk
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 58/60 (97%)
Kĩ năng: 1/20 (5%)
Ngày gia nhập: 12/11/2011
Bài gởi: 208
Được cảm ơn: 11
Hẻm núi dài nhất thế giới vùi dưới lớp băng


Một hẻm núi khổng lồ dưới bề mặt lớp băng dày ở Greenland ở Bắc Cực vừa được phát hiện và được đánh giá là hẻm núi dài nhất trên thế giới.
Hẻm núi khổng lồ dưới lớp băng ở Greenland. Ảnh:  NASA
Hẻm núi khổng lồ dưới lớp băng ở Greenland. Ảnh: NASA

Các nhà khoa học tại NASA, trung tâm British Antarctic Survey và đại học Bristol nước Anh sử dụng một loạt kỹ thuật hình ảnh vệ tinh để xác định vị trí các hẻm núi khổng lồ chưa từng được biết đến trên thế giới. Họ phát hiện một hẻm núi được chôn vùi dưới bề mặt băng giá của Greenland với chiều dài ít nhất 750 km, chiều rộng 10 km, độ sâu 900 m. 

Hẻm núi này xuất hiện trước khi bị băng bao phủ vài triệu năm trước, uốn khúc quanh co từ điểm cao nhất ở trung tâm đảo Greenland, mạn có dòng sông băng Petermann Glacier trên bờ biển phía Tây Bắc, tờ Natureworldnews đưa tin.

"Nhiều người cho rằng các cảnh quan trên trái đất đã được khám phá đầy đủ và lập bản đồ, tuy nhiên công trình của chúng tôi cho thấy vẫn còn nhiều vùng đất cần được khám phá",  giáo sư Jonathan Bamber tại Đại học Bristol, Anh, cho biết.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hẻm núi đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nước băng tan chảy vào đại dương.

"Một hẻm núi hùng vĩ bị chôn vùi dưới lớp băng hàng triệu năm cho phép chúng ta tìm hiểu về quá khứ của Greenland. Băng ở khu vực này tan chảy đóng góp một phần vào hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu", David Vaughan từ trung tâm British Antarctic Survey nói.

"Có hai điều dẫn đến phát hiện này, đó là số lượng lớn các dữ liệu thu tập từ IceBridge và quá trình kết hợp chúng với những bộ dữ liệu khác tại Greenland. Kết quả cho thấy chúng ta vẫn còn có hiểu biết hạn chế về cấu trúc bên dưới các tảng băng lục địa lớn", Michael Studinger đến từ NASA cho hay.

Theo VNexpress

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024