Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/05/2014 21:05 # 1
Kalimdor
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 63/210 (30%)
Kĩ năng: 70/150 (47%)
Ngày gia nhập: 23/09/2010
Bài gởi: 2163
Được cảm ơn: 1120
XỬ LÝ NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN “XƯƠNG” NHẤT


Bạn không đủ tự tin đương đầu với những câu hỏi phỏng vấn hóc búa nhất của nhà tuyển dụng? Hãy dành chút thời gian tham khảo một số câu hỏi “xương” nhất mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho ứng viên. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi khó cho bạn thường với mục đích: kiểm tra khả năng xử lý tình huống và bản lĩnh của bạn bằng cách làm cho bạn lúng túng và trong lúc “sơ hở” sẽ bộc lộ những điểm yếu của mình.

 

Vì vậy, nguyên tắc vàng để đối đầu với tình huống này là bạn cần hết sức bình tĩnh. Bạn có thể suy nghĩ nhanh nhưng đừng nói nhanh. Hãy từ tốn trình bày quan điểm của mình, bạn nói càng chậm rãi thì càng tránh được những “bẫy” của nhà tuyển dụng.

1. Trả lời câu hỏi kiểu Microsoft
Có bao nhiêu cây xăng trên đường bạn đi từ nhà đến công ty chúng tôi?” Nhà tuyển dụng biết nhà bạn ở khá xa công ty của họ. Họ hỏi câu hỏi này để trắc nghiệm khả năng xoay xở của bạn. Có thể bạn không bao giờ quan sát có bao nhiêu cây xăng trên đường từ nhà đến công ty tuyển dụng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể nêu lên con số "ước chừng”. Trước khi trả lời, bạn có thể “câu giờ” bằng cách nêu một nhận xét hóm hỉnh như “Ồ, giá xăng dạo này tăng cao quá và tôi chỉ để ý mình trả bao nhiêu cho mỗi lần bơm xăng mà thôi. Tuy nhiên tôi nhớ có khoảng 4 cây xăng trên đường từ nhà đến công ty của ông/bà”. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá sự chính xác của con số này, họ chỉ muốn thử khả năng đối đầu của bạn với tình huống bất ngờ như thế nào mà thôi. Bạn có thể tham khảo một số câu “trắc trở” nhất mà Microsoft hỏi khi phỏng vấn ứng viên.

2. Tại sao bạn muốn rời bỏ công việc hiện tại?
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra để xem bạn có nộ khí lên và tuôn tràn hết mọi ấm ức của bạn đối với công ty cũ hay không. Nhiều ứng viên quá “uất ức” với sếp cũ đã tuôn trào hết sự bực bội, tức giận của mình. Bạn hãy cẩn thận. Những ứng viên dễ xúc cảm như vậy không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Họ bị cho là không chín chắn trưởng thành, và có khả năng đi nói xấu về đồng nghiệp tương lai khi có bất hòa xảy ra.

Hãy trả lời khéo léo với nhà tuyển dụng rằng bạn rời bỏ công việc hiện tại vì bạn đam mê làm những công việc nhiều thách thức hơn, tận dụng tốt nhất tiềm năng của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy đam mê cháy bỏng của bạn trong việc tìm kiếm một cơ hội phát triển bản thân mới.

3. Điểm yếu của bạn là gì?
Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng các ưu điểm của mình để trình bày với nhà tuyển dụng. Thế nhưng nhà tuyển dụng sẽ hỏi điểm yếu của bạn là gì đó. Rất nhiều người biết rõ điểm mạnh nhưng lại không biết được điểm yếu của mình.

Bạn có nên trình bày khuyết điểm của mình cho nhà tuyển dụng? Những lời khuyên truyền thống là bạn không nên nói thật điểm yếu của bạn, mà trả lời một cách chung chung để nhà tuyển dụng không biết được điểm yếu này là gì. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng muốn biết điểm yếu của bạn không phải để đánh rớt bạn đâu. Họ muốn biết điều đó để tránh phân công những việc không hợp cho bạn.

Và dĩ nhiên chúng ta nên “tốt khoe xấu che”, bạn cần trình bày thật khéo léo về điểm yếu của mình. Hãy biến điều tiêu cực thành tích cực như “Tôi không sử dụng rành Adobe Photoshop nhưng có thể vẽ tốt với Adobe Illustrator. Tôi tin rằng trong một thời gian ngắn tôi sẽ học hỏi và khám phá nhanh kỹ năng vẽ Adobe Photoshop vì cả 2 phần mềm này có mối liên hệ với nhau.”

4. Bạn có thể làm được gì cho công ty chúng tôi mà những ứng viên khác không làm được?
Câu hỏi này tưởng khó nhưng thực ra không khó. Bạn chỉ cần chớp lấy cơ hội này để thể hiện thế mạnh và thành tích của mình. Dĩ nhiên bạn đừng sa đà kẻo bị nhà tuyển dụng đánh giá là người khoe khoang. Hãy tự tin nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có những thành tích nổi bật trong công việc trước đây, nêu càng cụ thể và chi tiết càng tốt để chứng minh năng lực của bạn. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng bạn có thể đánh máy rất nhanh (60 từ/phút chẳng hạn), bạn có khả năng xác định và giải quyết vấn đề hiệu quả và chóng vánh bằng khả năng suy luận và sự phán đoán tinh nhạy.

5. Bạn sẽ ở lại với chúng tôi bao lâu?
Đây là câu hỏi mà bạn có quyền trả lời sao cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt huyết cộng tác của bạn đối với công ty. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nói sai lòng mình. Hãy khéo léo nói rằng bạn rất thích cơ hội nghề nghiệp với công ty, nhưng đồng thời bạn sẽ thích làm việc cho đến khi nào công việc còn mang đến những thách thức thú vị mà bạn cần phải vượt qua. Hãy nhấn mạnh rằng bạn là típ người thích thử thách và luôn hướng đến mục tiêu đạt được thành tích cao nhất trong công việc.

 
 
ST



Smod góc học tập
Face: www.facebook.com/Ka.return
 




 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024