Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/05/2014 11:05 # 1
nguyenk
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 58/60 (97%)
Kĩ năng: 1/20 (5%)
Ngày gia nhập: 12/11/2011
Bài gởi: 208
Được cảm ơn: 11
Người đầu tiên trên thế giới bị bắt vì quá tốc độ


Người đầu tiên trên thế giới bị bắt vì quá tốc độ

Đó là câu chuyện năm 1899, khi Jacob German bị bắt vì lỗi chạy quá tốc độ tối đa cho phép, khi đó đang ở 19 km/h tại Mỹ.

Nếu những giờ cao điểm tắc đường chỉ di chuyển được với tốc độ 20-30 km/h như hiện nay khiến người ta khó chịu thì vào năm 1899, đó lại là ngưỡng tốc độ quá cao. Khi đó, Jacob German đã bị bắt khi đang chạy 19,3 km/h vì lỗi chạy quá tốc độ tối đa.

c4re2l19webocm583ckf-6539-1400745334.jpg

Vào năm 1899, tốc độ tối đa là 13 km/h.

Vậy khi đó tốc độ tối đa bị giới hạn là bao nhiêu? Đó là 13 km/h trên đường thẳng và 6,5 km/h khi vào cua. Thật không may cho Jacob khi bị người ta nhớ mãi với cái "danh hiệu" không đáng nhớ "người đầu tiên bị bắt vì chạy ôtô quá nhanh", đăng trên tờ New York Times cách đây 115 năm.

Nhưng điều đáng nói nằm ở tốc độ, con số quá thấp với thực tế di chuyển của các phương tiện ngày nay. Trớ trêu hơn nữa, khi đó Jacob lái một chiếc xe hơi điện, và bị đuổi theo chặn bắt bởi một cảnh sát cưỡi...xe đạp.

Năm 1899, tại Mỹ người ta chưa chấp nhận một loại phương tiện gắn máy gọi là xe hơi. Khi đó, những chú ngựa đi trước, kéo phía sau những toa xe chở người và hàng hóa, người lớn, trẻ em thong dong đi bộ, đùa giỡn trên đường. Đó chính là lý do vì sao New York Times gọi tốc độ 19,3 km/h là tốc độ chóng mặt, quá liều lĩnh.

Jacob German khi đó 26 tuổi, làm công việc lái taxi cho công ty xe điện Electric Vehicle Company của nhà tài phiệt William C. Whitney. Vào thời điểm bấy giờ xe điện được ưa chuộng hơn là xe chạy xăng, một xu hướng mà đến nay đang dần hình thành trở lại. Sau đó vào năm 1907, do tham vọng phát triển quá nhanh mà C. Whitney lâm vào phá sản, xe điện cũng lụi tàn theo.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024