Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/05/2014 14:05 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
Lý thuyết về lợi thế so sánh


LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH

Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tấtcả nhữngngườicùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …

Bản thân lợi thế so sánh được kiểm nghiệm bởi sự thật là một nước, trong một khu vực nhất định có được giá thất hơn cả so với những nước còn lại trong việc sản xuất ra của cải vật chất. Khi đó sự trao đổi giữa các quốc gia xem như là vô cùng có lợi ích do việc mua bán đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia tham gia vào quá trình. Vì thế có thể nhận ra rằng, khi xem xét lợi thế so sánh giữa các quốc gia thì ta thấy được cách sử dụng hiệu quả các lực lượng sản xuất của các quốc gia và nói rộng ra là của quốc tế.

Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trungcomparativeppf.gif chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi bông/rượu Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất  vải trong những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha.

Như vậy lý thuyết này đối lập với lý thuyết về tự cung tự cấp. Như John Stuart Mill đã viết:
 

“ Nếu hai nước mua bán với nhau tìm cách tập trung cả kảh năng vật chất của mình để sản xuất ra những thứ mà họ hiện đang nhập của nhau, thì nhân công và tư bản hai nước sẽ không được sử dụng có hiệu quả, cả hai nước gộp lại sẽ không thể thu được từ nền công nghiệp của mình một lượng hàng hóa lớn như khi mỗi nước tìm cách sản xuất, cả cho bản thân mình cunx như cho nước kia, những của cải mà nhân công sản xuất của mính thành thạo hơn. Số của cải sản xuất trội ra của hai nước kết hợp với nhau tạo thành cái lợi của thương mại.”


Nói chung có thể hiểu là sản xuất trong nước cái mà nước khác có khả năng sản xuất với giá rẻ hơn thì sẽ là hoàn toàn không hợp lý.

Tuy nhiên lại đặt ra vấn đề là giải quyết lao động, bảo hộ nền công nghiệp, cán cân thương mại XNK . . .

Nói kỹ hơn, giả thiết về sự ngang nhau của các lợi thế  và sự đảm bảo phát triển  mà lợi thế so sánh và thương mại tạo ra có thể dễ dàng bị bác bỏ, chủ yếu bởi vì những người trao đổi với nhau không bao giờ ngang nhau, không dùng chung một công nghệ, không cùng một năng lực đầu tư, vận hành, không có những cơ cấu chính trị xã hội và kinh tế giống nhau, thậm chí đơn giản vì vị trí địa lý khác nhau.

Người  ta biết cuộc tranh luận gay gắt mà Canada phải trải qua trong cả năm 1988 về thỏa ước tự do trao đổi với Mỹ. Dù cho Canada và Mỹ là hai nước có ngang nhau đi nữa, thì sự tự do hóa hoàn toàn việc trao đổi thương mại thì hiển nhiên là có vấn đề và nhiều  nỗi lo ngại; liệu Canada có phải từ bỏ những chương trình xã hội của mình là những cái làm giảm sức cạnh tranh của họ hay không? Có những ngành sản xuất lớn liệu có phải bỏ đi hết không vì không tồn tại tình trạng thi đua giữa hai bên ngang nhau. Và nói chung là có rất nhiều vấn đề. . .

Thế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là:

  1. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vẫn chỉ là một nước luôn có được tất cả các lợi thế so sánh?
  2. Tình hình sẽ ra sao nếu một nước dễ dàng xóa đi lợi thế so sánh của các nước khác?
  3. Giữa nước X và nước Y sẽ xảy ra chuyện gì đối với kẻ không có hay không còn có một lợi thế so sánh nào?
  4. Sự giảm sút các điều kiện trao đổi sẽ dẫn tới những hiện tượng gì?

Phân tích đến cùng, chính cái giá trị gia tăng là cái cho phép đánh giá xem việc trao đổi đó là lý tưởng hay không, nó có biểu hiện một sự bất bình đẳng trong phát triển và một sự chuyên môn hóa làm nghèo đi hay không? Chính điều này theo Ricardo đã tác động bất lợi cho Bồ Đào Nha. Nước này, một là đã chuyên môn hóa trong một ngành mà có giá trị gia tăng thấp và hai là không tăng trưởng được. Còn nước Anh thì ngược lại. Nếu thực là như vậy thì đó là những tiền đề làm trì trệ kinh tế Bồ Đào Nha và ngược lại là những điều kiện tăng tiến cho nền kinh tế Anh.

Tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh trong thương mại. Còn rất nhiều vấn đề khác cần nghiên cứu.

(Nguồn: saga.vn)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024