Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/05/2014 08:05 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
4 mô hình tiêu biểu về cơ cấu tổ chức công ty quốc tế


Nhiều soạn giả Marketing quốc tế như V.H. Kirpalani, P.Cateora, V.Terpstra… khi nghiên cứu nội dung này đã nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng về cơ cấu tổ chức của các TNCs/MNCs trên thế giới. Tuy nhiên có thể rút ra 4 mô hình tiêu biểu về cơ cấu tổ chức công ty quốc tế: Cơ cấu tổ chức theo phạm vi quốc tế, cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức theo ma trận.

a. Cơ cấu tổ chức theo phạm vi quốc tế

Theo cơ cấu tổ chức này, mọi hoạt động ở nước ngoài của TNCs được tập trung vào bộ phận phụ trách quốc tế, đứng đầu là phó chủ tịch đối ngoại (xem minh hoạ ở hình 4-5). Cơ cấu tổ chức này được áp dụng phổ biến ở các TNCs của Bắc Mỹ. Ưu điểm của mô hình này là quy tụ trách nhiệm về thị trường quốc tế vào các nhà quản lý cấp cao có đủ năng lực để đưa ra những quyết định có hiệu quả. Nhược điểm ở đây có thể phát sinh những bất đồng về quyền lợi của bộ phận sản xuất trong nước, đứng đầu là phó chủ tịch đối nội, vì bộ phận này cũng đòi hỏi bằng mức lợi nhuận xuất khẩu.
Đối với các công ty toàn cầu, cơ cấu tổ chức theo “phạm vi quốc tế” thường được mở rộng và bao trùm thị trường các khu vực của toàn thế giới (major regions of the world). Lãnh đạo mỗi khu vực thị trường có quyền kiểm soát hoạt động tại thị trường các nước ngoài của khu vực đó. Như vậy cụm từ “phạm vi quốc tế” nói trên thực chất là thị trường theo các khu vực địa lý trên quy mô toàn cầu.

b. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm

Cơ cấu này được áp dụng phổ biến đối với các công ty quốc tế, (điển hình là các TNCs) có danh mục sản phẩm rất đa dạng để mở rộng hoạt động ra nhiều thị trường nước ngoài trên toàn cầu (hình 4.5).

Mỗi công ty thường chia ra những bộ phận chuyên trách theo từng chủng loại sản phẩm. Đứng đầu mỗi bộ phận là chủ tịch phụ trách sản phẩm (như Chủ tịch sản phẩm 1, Chủ tịch sản phẩm 2…) và đều có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường toàn cầu.
Ưu điểm nổi bật của cơ cấu tổ chức này là đẩy mạnh được đồng thời cả hai xu hướng cơ bản rất cần thiết: tập trung hoá sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm cho thị trường toàn cầu để mở rộng doanh số và lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện cũng nảy sinh nhiều phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có trình độ quản lý cao, am hiểu rộng về công nghệ và thị trường.

c. Cơ cấu tổ chức theo chức năng

Theo V.H. Kirpalani, trong cơ cấu này, các phó chủ tịch phụ trách Marketing, sản xuất, tài chính, tiêu thụ và các khâu khác đều chịu sự quản lý trực tiếp của chủ tịch công ty. Cơ cấu tổ chức này có thể chỉ được áp dụng ở những công ty có danh mục sản phẩm hẹp, chủng loại sản phẩm tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, có những TNCs bắt đầu từ công ty trong nước cũng tổ chức theo cơ cấu chức năng và phát triển thành tập đoàn toàn cầu. Dù sao, kiểu cơ cấu tổ chức này, nếu xét trên tổng thể, vẫn không phổ biến bằng hai kiểu trên (cơ cấu theo phạm vi quốc tế và cơ cấu theo sản phẩm).

d. Cơ cấu tổ chức ma trận (Matrix organization structure)

Nét bao trùm của tổ chức ma trận là sự kết hợp các tiêu thức trong một cơ cấu, phổ biến nhất là kết hợp tiêu thức thị trường theo phạm vi quốc tế với tiêu thức sản phẩm. Về thực chất, đây là kiểu tổ chức hỗn hợp nhằm liên kết đồng thời cả hai thành phần cốt lõi nhất trong kinh doanh do đòi hỏi của cạnh tranh toàn cầu, đó là sản phẩm và thị trường theo từng khu vực địa lý.

Như vậy, tổ chức ma trận là sự kết hợp giữa các khu vực thị trường với sản phẩm trên quy mô toàn cầu. Về trình độ tổ chức, đây là bước phát triển mới, cao hơn vì cả ba mô hình tổ chức trên đều chỉ dựa vào một tiêu thức duy nhất.

Tổ chức ma trận đòi hỏi các nhà quản lý TNCs phải có trình độ toàn diện hơn, năng động hơn để giảm thiểu tính phức tạp và nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh toàn cầu.

Sự phát triển không ngừng của kinh doanh quốc tế cho thấy, các TNCs không quá coi trọng một mô hình đơn giản chỉ dựa theo một tiêu thức. Thực tế vẫn đòi hỏi những mô hình đổi mới hơn nữa nhằm thích ứng với thương trường cạnh tranh khốc liệt.

dankinhte.vn

 

 

 

 


You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024