Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/04/2014 09:04 # 1
QuinNguyen
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 41/70 (59%)
Kĩ năng: 27/40 (68%)
Ngày gia nhập: 25/08/2013
Bài gởi: 251
Được cảm ơn: 87
Những nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Trung


Những nguyên âm và Phụ âm :


Nguyên âm: Bao gồm: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi “er”
1/Nguyên âm “i”: 
- Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và không xuất hiện sau các phụ âm: “z, c, s, zh, ch, sh, r”.
- Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt và chỉ xuất hiện sau “z, c, s”.
- Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt và nó chỉ xuất hiện sau “zh, ch, sh, r”.
2/Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt.
3/Nguyên âm “e”: 
- Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
- Vị trí 2: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “n, ng, và khi ‘e’ đọc nhẹ”.
- Vị trí 3: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện sau “i, u”.
- Vị trí 4: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện trước “i”.
4/ Nguyên âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt
5/ Nguyên âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt
6/ Nguyên âm “ü”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.
7/ Nguyên âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi.

Phụ âm: Bao gồm 22 kí tự để biểu đạt 22 phụ âm của tiếng phổ thông.
1. b: đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, trong, không đưa hơi.
2. p: đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, tắc, trong, đưa hơi.

3. m: đọc giống “m” tiếng Việt.
4. f: đọc giống “ph” tiếng Việt.
5. d: đọc giống “t” tiếng Việt.
6. t: đọc giống “th” tiếng Việt.
7. n: đọc giống “n” tiếng Việt.
8. l: đọc giống “l“ tiếng Việt.
9. z: tiếng Việt không có âm này, đọc âm đầu lưỡi trước, tác sát,trong, không đưa hơi, khi phát âm đưa trước đầu lưỡi bịt chặt phía sauchân răng trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi masát, trong, đưa hơi.
10. c (ts’) tiếng Việt không có âm này, đọc âmđầu lưỡi trước, tắc sát, trong, đưa hơi, cách phát âm giống phụ âm “z”ở trên nhưng phải bật hơi mạnh.
11. s: âm đầu lưỡi trước, sát, trong, khi phát âm, đầu lưỡi phí trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ sát ra ngoài.
12. zh: âm đầu luỡi sau, tắc sát, trong, không đưa hơi, giống “tr” tiếng Việt.
13. ch: âm đầu lưỡi sau, tắc sát, trong, đưa hơi, giống “zh” tiếng Việt.
14. sh: âm đầu lưỡi sau, sát, trong, giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi.
15. r: âm đầu lưỡi sau, sát, đục, giống “r” tiếng Việt cong lưỡi, chú ý không rung lưỡi.
16. j: đọc giống “ch” tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn.
17. q: đọc giống “j” tiếng Việt khác là bật hơi mạnh.
18. x: đọc giống “j” tiếng Việt khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà chỉ ma sát rồi ra ngoài.
19. g: đọc giống “c” và “k” tiếng Việt, khác là bật hơi mạnh.
20. k: đọc giống “g”, khác là bật hơi mạnh.
21. h: đọc giống “ng” tiếng Việt nhưng là âm cuốn lưỡi, sát, trong.
22. ng: đọc giống “ng”, phụ âm này không đứng đầu làm thanh mẫu, chỉ đứng cuối một số vận câu.

 
Cách ghi - cách đọc 
ai - ai                         ei - ây                            ao - ao                                ou - âu
an - an                        en - ân                           ang - ang                             eng - âng
ong - ung                    ia - i+a                          ie - i+ê                                iao - i+ao
iou - i+âu                   ian - i+en                       in - in                                  iang - i+ang
ing - inh & yêng         iong - i+ung                    uo - u+ô                              uai - u+ai
uei - u+ây                   uan - u+an                      uen - u+ân                           uang - u+ang
ueng - u+âng               üe - uy+ê                       üan - uy+en                         ün - uyn

Thanh điệu:  gọi là thanh , giống như dấu hỏi - ngã - săc - huyền của Việt Nam 
Thanh 1: (-) là Thanh - đọc bình thường như ko có dấu ở VN
VD : ( mā )thanh ngang (-)thì mình vẫn đọc như ko dấu : Ma 
Thanh 2 : (/)má: đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt , xuất phát từ trung và cao dần.
Thanh 3 : ( V )mă: đọc giống dấu hỏi mả , xuất phát từ trung , xuống thấp rồi lên cao nhanh, con 1 số ngưòi bắc kinh họ nói nặng hơn khi thấy thanh này họ đọc thành dấu nặng , và ngưòi đài loan họ đọc thanh này là thanh huyền . đó là lý do tại sao có ngưòi đọc nhẹ và nặng giống như ngưòi bắc trung nam của chúng ta thôi.Tùy cơ ứng biến mà nói nhé!
Thanh 4 : (\)mà: đọc giống dấu nặng mạ , xuất phát từ cao về thấp, nhưng Đài loan vẫn dùng thanh huyền nhẹ rất nhẹ .
Còn 1 thanh nữa đó là 5 , thanh không dấu đọc bình thường như de
Ví dụ:     thanh 1 ( Ma ) , thanh 2 (Mã), thanh 3 ( Mả) , thanh 4 (Mà)
             Chú ý: cách hướng dẫn đọc phiên âm chỉ mang tính chất miêu tả theo giọng của Việt Nam 1 cách đơn giản để các bạn dễ hiểu. Còn nói tiếng Trung 1 cách chính xác các bạn cần nghe người phát âm chuẩn và bắt chước lại âm của họ.
Chúc các bạn học tốt !

 



The more you learn, the more you realize how little you know

Nguyễn Thị Hương Quỳnh (Quin Nguyen)

Email: huongquynh93nthq@gmail.com/nthquynh93@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024