Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/04/2014 23:04 # 1
sat_thu_nikita
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 88/90 (98%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 27/09/2011
Bài gởi: 448
Được cảm ơn: 129
SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING)


SẢN XUẤT TINH GỌN (LEAN MANUFACTURING)

Sản xuất tinh gọn (Lean manufacturing) là việc quản lý tập trung vào việc giảm thiểu lãng phí để cải thiện toàn bộ quá trình sản xuất. Mục đích của việc tinh gọn quá trình sản xuất là gia tăng giá trị cho khách hàng dựa trên việc loại bỏ các lãng phí trong các công đoạn tạo ra hàng hoá kể từ lúc được sản xuất cho tới khi được tiêu dùng.

Để giảm thiểu các lãng phí đó thì việc đưa ra quá trình hay vòng đời của sản phẩm là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, người ta có thể nhận ra được các hao phí. Có bảy loại lãng phí:

            1 Trong vận chuyển
            2 Tồn kho
            3 Động lực
            4 Thời gian đợi (thời gian chết)
            5 Dư thừa
            6 Quá trình sản xuất
            7 Sản phẩm khuyết, hỏng (sản phẩm lỗi)

Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990, trong quyển The Machine that Changed the World (Cỗ máy làm thay đổi cả thế giới) của các tác giả James Womack, Daniel Jones và Danile Roos. Lean được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp giúp liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh.

Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền lạc. Các cấp độ trong Lean bao gồm Lean manufacturing (sản xuất Lean), Lean enterprise (Doanh nghiệp Lean), Lean thinking (Tư duy Lean).

Bằng cách xoá bỏ những lãng phí đó ta có thể nâng cao năng lực, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Việc vận dụng Lean vì thế là rất quan trọng. Nhưng nó cũng phải phù hợp vào đúng lúc, đúng cách và đúng đối tượng.

Thực ra Lean là một cách thức chỉ ra những khuyết điểm trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó tìm ra phương thức hữu hiệu để giải quyết, nhờ đó mà tăng hàm lượng giá trị cho hàng hoá. Điều này chỉ có thể làm được khi doanh nghiệp có khả năng đánh giá được toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến cấu thành hàng hoá.

(Nguồn: saga.vn)

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024