Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/02/2014 19:02 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Các quan điểm phân loại chi phí trả trước


Chi phí trả trước là các chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ phát sinh. Theo thời gian phân bổ, các khoản chi phí trả trước được phân chia thành 2 loại là chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn. Nhưng hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về việc phân chia chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn dẫn đến việc ghi sổ kế toán sẽ không thống nhất. Vì vậy, cần thiết phải thống nhất một quan điểm để thuận tiện cho người học và người làm kế toán trên toàn quốc.

Bài viết này trình bày về các quan điểm khác nhau về phân chia chi phí trả trước. Từ đó, tác giả đưa ra ý kiến thống nhất việc phân chia chi phí trả trước theo một quan điểm để thuận tiện cho người học và người làm kế toán.

1. Khái niệm chi phí trả trước

          Chi phí trả trước là những chi tiêu thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và sẽ được phân bổ vào nhiều kỳ kế toán khác nhau. Sở dĩ chi tiêu này chưa được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ là vì chi tiêu này chưa tạo ra lợi ích cho kỳ đó và chi tiêu này sẽ tạo ra lợi ích của nhiều kỳ. Vì vậy theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán và theo khái niệm về tài sản thì chi phí trả trước được xem là tài sản chứ không phải là chi phí.

          Các chi phí trả trước bao gồm:

- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng;

- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh;

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua;

- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản ngắn hạn xuất dùng với giá trị lớn;

- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê;

- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật;

- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được);

- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quý);

- Chi phí trả trước khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,. . .).

2. Chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn được khái niệm như sau:

Chi phí trả trước ngắn hạnlà những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

Chi phí trả trước ngắn hạn bao gồm:

- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- Chi phí trả trước về thuê dịch vụ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe. . .) và các loại lệ phí mua và trả một lần trong năm.

- Công cụ, dụng cụ thuộc tài sản ngắn hạn xuất dùng một lần với giá trị lớn và công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng dưới một năm.

- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được tính phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- Chi phí trong thời gian ngừng việc (Không lường trước được).

- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần quá lớn cần phải phân bổ cho nhiều kỳ kế toán (tháng, quý) trong năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm, trả góp,. . .).

Chi phí trả trước dài hạnlà chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.

Chi phí trả trước dài hạn bao gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều năm tài chính;

- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục cho kinh doanh nhiều kỳ nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng;

- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn được phép phân bổ cho nhiều năm;

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;

- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp phát sinh lớn được phân bổ cho nhiều năm - Nếu chưa lập dự phòng cơ cấu doanh nghiệp;

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ Phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,. . .) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính;

- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

- Chi phí đi vay trả trước dài hạn như lãi tiền vay trả trước, hoặc trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành;

- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp;

- Chi phí phát hành trái phiếu có giá trị lớn phải phân bổ dần;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phải phân bổ nhiều năm;

- Số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Trường hợp lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư;

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại và thuê tài chính;

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;

- Chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu không thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư nhưng có giá trị lớn phải phân bổ dần;

- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;

- Các khoản khác.

3. Phân loại chi phí trả trước

Hiện nay, có 2 quan điểm về phân loại chi phí trả trước thành chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn.

Quan điểm 1: Việc phân loại chi phí trả trước thành chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn căn cứ vào việc hoàn tất quá trình phẩn bổ. Nếu việc phân bổ chi phí trả trước hoàn tất trong năm tài chính hiện hành thì đó là chi phí trả trước ngắn hạn. Còn việc phân bổ chi phí trả trước không hoàn tất trong năm tài chính hiện hành và việc phân bổ chi phí này còn kéo dài sang tận năm sau thì đó là chi phí trả trước dài hạn. Theo quan điểm này, việc phân chia chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn không phụ thuộc vào số kỳ phân bổ mà căn cứ vào thời điểm hoàn tất việc phân bổ.

Ví dụ, một doanh nghiệp A thuê một văn phòng công ty trong vòng 3 tháng với số tiền thuê 30 triệu đồng trả ngay thời điểm bắt đầu thuê. Nếu hợp đồng thuê này bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 4 thì 30 triệu đồng này được ghi nhận là chi phí trả trả trước ngắn hạn. Nhưng nếu hợp đồng thuê này bắt đầu từ tháng 11 đên hết tháng 1 năm sau thì 30 triệu đồng này được ghi nhận là chi phí trả trả trước dài hạn.

Như vậy trong trường hợp này, thời hạn thuê bắt đầu vào thời điểm trước ngày 30/9 trong năm thì chi phí trả trước này được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn. Còn nếu thời hạn thuê bắt đầu vào thời điểm sau ngày 30/9 trong năm thì chi phí trả trước này được ghi nhận là chi phí trả trước dài hạn.

Quan điểm 2: Việc phân loại chi phí trả trước thành chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn căn cứ vào số kỳ phân bổ. Chi phí trả trước phân bổ trong vòng 1 năm (12 tháng) hay một chi kỳ kinh doanh là chi phí trả trước ngắn hạn. Chi phí trả trước phân bổ trên 1 năm (12 tháng) hay một chi kỳ kinh doanh là chi phí trả trước dài hạn. Theo đó nếu số lần phân bổ từ 12 lần (kỳ kế toán là tháng), 4 lần (kỳ kế toán là quý) hoặc 1 chu kỳ kinh doanh trở xuống thì được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn. Còn nếu số lần phân bổ trê 12 lần (kỳ kế toán là tháng), 4 lần (kỳ kế toán là quý) hoặc 1 chu kỳ kinh doanh thì được ghi nhận là chi phí trả trước dài hạn.

Ví dụ, một doanh nghiệp A thuê một văn phòng công ty trong vòng 3 tháng với số tiền thuê 30 triệu đồng trả ngay thời điểm bắt đầu thuê. Theo quan điểm này thì số tiền thuê trên được phân bổ 3 lần (kỳ kế toán là tháng), 1 lần (kỳ kế toán là quý) nên 30 triệu này là chi phí trả trước ngắn hạn.

Như vậy trong trường hợp này thì thời hạn thuê bắt đầu vào thời điểm bất kỳ nào trong năm thì chi phí trả trước này vẫn được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn

          Để thống nhất cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc, cần thống nhất một quan điểm hợp lý trong việc phân loại chi phí trả trước. Theo quan điểm của người viết bài này, chúng ta nên chọn cách phân loại theo quan điểm 1. Vì bản chất của các tài sản ngắn hạn là tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi vốn trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Theo đó, những chi phí nào có thời hạn phân bổ trong vòng 12 tháng hay một chi kỳ kinh doanh là chi phí trả trước ngắn hạn và thời hạn phân bổ trên 12 tháng hay hơn một chu kỳ kinh doanh là chi phí trả trước dài hạn. Theo cách này một chi phí được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn hay dài hạn thì không phụ thuộc vào thời điểm phát sinh chi phí và bản chất của chi phí trả trước là ngắn hạn hay dài hạn là không đổi.

webketoan.vn



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024