Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/11/2012 21:11 # 1
gianguyen89
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 36/50 (72%)
Kĩ năng: 37/60 (62%)
Ngày gia nhập: 03/05/2010
Bài gởi: 136
Được cảm ơn: 187
Rủi ro lãi suất , và hạn chế rủi ro lãi suất


 

RỦI RO LÃI SUẤT

 

1.      Khái niệm: là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc, kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng.

2.      Ví dụ: Tại thời điểm t, một NH có nguồn vốn và tài sản như sau (đơn vị tỷ đ, lãi suất bquân năm):

 

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn

(TS Nhạy cảm LS)

120

6%

Nguồn vốn ngắn hạn

(NV Nhạy cảm LS)

150

4%

Tài sản dài hạn

(TS kém/không Nhạy cảm LS)

80

10%

Nguồn vốn dài hạn

(NV kém/không Nhạy cảm LS)

50

7%

Tổng Tài sản

200

 

Tổng Nguồn vốn

200

 

 

Tài sản ngắn hạn nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn/thanh khoản, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn sắp đến hạn trả, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi,….

Tài sản dài hạn kém/không nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian dài như các khoản cho vay trung-dài hạn, đầu tư trung-dài hạn, …

Nguồn vốn ngắn hạn nhạy cảm LS là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền gửi ngắn hạn, tiền vay ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả,…

Nguồn vốn dài hạn kém/không nhạy cảm LS là những khoản mục nguồn vốn có thời gian sử dụng dài như tiền gửi trung dài hạn, giấy tờ có giá trung dài hạn, vốn chủ sở hữu,…

Chênh lệch thu chi lãit =  Thu lãi – Chi lãi = (120 x 6%  + 80 x 10%) – (150 x 4% + 50 x 7%)

 

Giả sử tại thời điểm (t+1) lãi suất thị trường tăng thêm 2%/năm đối với cả tài sản và nguồn vốn. Khi đó những tài sản và nguồn vốn ngắn hạn (nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất cao hơn trước đây 2%, còn những tài sản và nguồn vốn dài hạn (không/kém nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất không đổi.

 

(Chênh lệch thu chi lãi)t+1 =  Thu lãi – Chi lãi = (120 x 8%  + 80 x 10%) – (150 x 6% + 50 x 7%)

Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi       =  (Chênh lệch thu chi lãit+1) – (Chênh lệch thu chi lãit)

= 120 x (8% - 6%) – 150 x (6% - 4%)

= (120 – 150) x 2% = (-30) x (2%) = (-0,6) tỷđ

= (TS NC LS – NV NC LS ) x Mức thay đổi LS

= Khe hở LS x Mức thay đổi lãi suất

 

Thay đổi Chênh lệch lãi suất            = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS

                                                            = (-0,6) / 200 = (-0,3%) /năm

 

Chú ý:             nếu LS tăng → Mức thay đổi LS > 0

                        nếu LS giảm → Mức thay đổi LS < 0

  1. Nguyên nhân gây ra Rủi ro Lãi suất

Như vậy, khi lãi suất tăng đã làm chi phí trả lãi tăng nhiều hơn thu lãi, làm cho Chênh lệch thu chi từ lãi giảm đi (-0,6 tỷđ). Nguyên nhân là do:

(1)   Sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn → Khe hở LS ≠ 0. Nếu khe hở LS = 0, cho dù lãi suất co tăng hay giảm, Chênh lệch thu chi lãi sẽ không thay đổi

(2)   Lãi suất thị trường thay đổi ngược chiều với dự kiến của NH. Trong ví dụ trên, khi duy trì khe hở lãi suất < 0 , NH dự kiến lãi suất giảm (Mức thay đổi LS < 0), nhưng thực tế là LS tăng lên (Mức thay đổi LS > 0), làm thu nhập từ lãi của NH giảm → RRo LS xảy ra.

(3)   NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Nếu NH thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi sẽ đều tăng/giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và không có rủi ro LS.

 

Nếu NH duy trì Khe hở LS > 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ thuận):

-          Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng

-          Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm

Nếu NH duy trì Khe hở LS < 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ nghịch):

-          Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm

-          Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng

Do vậy,            khi NH dự tính LS sẽ tăng, NH nên duy trì Khe hở LS dương

            khi NH dự tính LS sẽ giảm, NH nên duy trì Khe hở LS âm

 

Rủi ro LS có thể phản ánh bằng sự thay đổi (tổn thất) trong thu nhập tương lai khi LS thay đổi:

(1)   Số tuyệt đối:

            Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = Khe hở LS x Mức thay đổi lãi suất

(2)   Số tương đối:

            Thay đổi Chênh lệch lãi suất            = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS

                                                      = (Khe hở LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TS

hay:

            Thay đổi Chênh lệch lãi suất cơ bản   = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TSSL

                                                          = (Khe hở LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TSSL

 

4.      Hạn chế rủi ro lãi suất

4.1  Duy trì khe hở lãi suất bằng 0 (phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn)

4.2  Trao đổi LS

Giả sử có 2 tổ chức tín dụng:

-             Ngân hàng A, có độ tin cậy tín dụng cao, đang duy trì khe hở lãi suất dương, và có thể vay trung dài hạn với lãi suất 10%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất LIBOR.

-             Công ty tài chính B, có độ tin cậy tín dụng thấp hơn, đang duy trì khe hở lãi suất âm, và có thể vay trung dài hạn với lãi suất 12%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất (LIBOR +1%).

Sau đây là BCĐKT của 2 tổ chức trước khi hoán đổi lãi suất

-          Ngân hàng A:

 

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy cảm LS)

450

 

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy cảm LS)

300

LIBOR

Tài sản dài hạn (TS kém/không Nhạy cảm LS)

50

 

Nguồn vốn dài hạn (NV kém/không Nhạy cảm LS)

200

10%

Tổng Tài sản

500

 

Tổng Nguồn vốn

500

 

 

-          Công ty tài chính B:

 

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy cảm LS)

150

 

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy cảm LS)

320

LIBOR + 1%

Tài sản dài hạn (TS kém/không Nhạy cảm LS)

280

 

Nguồn vốn dài hạn (NV kém/không Nhạy cảm LS)

110

12%

Tổng Tài sản

430

 

Tổng Nguồn vốn

430

 

 

A muốn tăng vay ngắn hạn, B muốn tăng vay trung dài hạn để giảm Khe hở lãi suất, nên hai bên ký hợp đồng đổi chéo lãi suất với nội dung: A vay dài hạn (ví dụ 100tỷ) hộ cho B và B trả cho A lãi suất 10%. B vay ngắn hạn (cùng số tiền, 100 tỷ) hộ cho A và A trả cho B lãi suất (LIBOR – 0,75%).

Vì A và B vay hộ nhau cùng một số tiền (điều kiện bắt buộc trong hợp đồng trao đổi lãi suất) nên hai bên không cần trao số vốn này cho nhau, mà chỉ cần chuyển phần tiền lãi.

 

Sau khi hoán đổi, A dùng nguồn vốn ngắn hạn mà B vay hộ thay thế cho nguồn vốn trung và dài hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:

 

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy cảm LS)

450

 

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy cảm LS)

400

LIBOR

Tài sản dài hạn (TS kém/không Nhạy cảm LS)

50

 

Nguồn vốn dài hạn (NV kém/không Nhạy cảm LS)

100

10%

Tổng Tài sản

500

 

Tổng Nguồn vốn

500

 

 

A phải trả (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (vay hộ B) và trả cho B: 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để có được 100tỷ mà B vay hộ  và chuyển sang cho A. Nhưng A không phải vay 100tỷ ngắn hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x LIBOR).

A được lợi (100tỷ x 10%) do B chuyển sang và (100tỷ x LIBOR) do tiết kiệm được chi phí.

A phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn vay hộ B, và 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để trả cho B do B vay hộ nguồn ngắn hạn.

Lãi của A       = [(100tỷ x 10%) + (100tỷ x LIBOR)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR – 0,75%)]

                        = 100tỷ x (10% + LIBOR – 10% - LIBOR + 0,75%)

                        = 100 tỷ x 0,75%

 

Sau khi hoán đổi, B dùng nguồn vốn trung dài hạn hạn mà A vay hộ thay thế cho nguồn vốn ngắn hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy cảm LS)

150

 

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy cảm LS)

220

LIBOR + 1%

Tài sản dài hạn (TS kém/không Nhạy cảm LS)

280

 

Nguồn vốn dài hạn (NV kém/không Nhạy cảm LS)

210

12%

Tổng Tài sản

430

 

Tổng Nguồn vốn

430

 

 

B phải trả cho A (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (do A vay hộ) và trả 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có được 100tỷ để vay hộ A. Nhưng B không phải vay 100tỷ trung dài hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x 12%).

B được lợi (100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) do A chuyển sang và (100tỷ x 12%) do tiết kiệm  chi phí.

B phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn do A vay hộ, và 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có nguồn ngắn hạn vay hộ cho A.

Lãi của B = [(100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) + (100tỷ x 12%)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR+ 1%)]

                        = 100 tỷ x (LIBOR – 0,75% + 12% - 10% - LIBOR – 1%)

= 100 tỷ x 0,25%

 

Như vậy, khe hở lãi suất của cả A và B đều giảm xuống sau khi hoán đổi lãi suất, giúp giảm tổn thất khi xảy ra rủi ro lãi suất.

 

4.3  Sử dụng lãi suất thả nổi (xem giáo trình)

4.4  Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn

Giả sử một Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán như sau:

TÀI SẢN

NGUỒN VỐN

Tài sản ngắn hạn (TS Nhạy cảm LS)

150

Nguồn vốn ngắn hạn (NV Nhạy cảm LS)

320

Tài sản dài hạn (TS kém/không Nhạy cảm LS)

280

Nguồn vốn dài hạn (NV kém/không Nhạy cảm LS)

110

Tổng Tài sản

430

Tổng Nguồn vốn

430

 

Ngân hàng có Khe hở lãi suất âm, nên nếu lãi suất tăng, thu nhập của NH sẽ giảm. Khi lãi suất tăng, giá của trái phiếu cũng giảm. Ngân hàng ký hợp đồng bán 100tỷ mệnh giá Trái phiếu với giá 108tỷ, giao sau 3 tháng.

Sau 3 tháng, nếu lãi suất tăng như NH dự kiến, giá trái phiếu sẽ giảm xuống (ví dụ còn 102 tỷ), NH tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 102 tỷ và nhận được 108 tỷ. Lãi của giao dịch này là 6tỷ, sẽ bù cho tổn thất do Chênh lệch thu chi lãi giảm đi khi lãi suất tăng.

 

Nếu sau 3 tháng, LS không tăng mà giảm xuống làm giá Trái phiếu tăng lên (ví dụ 115tỷ), NH tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 115tỷ và nhận được 108 tỷ. Lỗ của giao dịch này là 7tỷ, sẽ được bù đắp bởi lãi do Chênh lệch thu chi lãi tăng đi khi lãi suất giảm.

 

Đối với NH có khe hở lãi suất dương, NH tiến hành giao dịch ngược lại (ký hợp đồng mua trái phiếu với giá hiện tai, nhưng nhận trong tương lai).



Nguyễn Khắc Giang
Facebook: https://www.facebook.com/khacgiang.taichinh    Email: khacgiang.14dtu@gmail.com

 


 
Các thành viên đã Thank gianguyen89 vì Bài viết có ích:
18/11/2012 22:11 # 2
Ht_Sao
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/20 (15%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 11/10/2012
Bài gởi: 13
Được cảm ơn: 0
Rủi ro lãi suất , và hạn chế rủi ro lãi suất


Lần sau post file đính kèm đi bạn ơi 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024