Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/01/2014 22:01 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Rơm rạ làm nên dự án


"Tôi yêu nông nghiệp" là tiêu chí hoạt động của các thành viên trong Câu lạc bộ True Action của Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Mục tiêu của True Action là mang đến những nghiên cứu, thành tựu về khoa học nông nghiệp nhằm giúp người nông dân thụ hưởng lợi ích từ những nghiên cứu đó.

 

Được thành lập từ đầu năm 2012, True Action đã có nhiều hoạt động, dự án ứng dụng khoa học cho nông dân. Cuối tháng 11/2013, một trong những dự án gây tiếng vang của True Action vừa được tổng kết và đánh giá cao về uy tín cũng như hiệu quả.

Đó là dự án giúp nông dân tận thu nguồn phế phẩm rơm rạ để ủ thành phân compost, vừa tiết kiệm, bảo vệ môi trường và có thêm nguồn dinh dưỡng cho đồng ruộng.

Ở nhiều địa phương, sau mỗi vụ lúa, nông dân vẫn chưa biết cách tận dụng rơm rạ, thói quen phổ biến là đốt bỏ hoặc vứt bừa bãi. Từ thực trạng này, năm 2012, Câu lạc bộ True Action đã triển khai dự án "Hỗ trợ nông dân ủ rơm rạ thành phân compost bằng chế phẩm sinh học" với hai chế phẩm Emic và Emina.

Người nông dân sẽ ủ phân compost bằng cách xếp rơm thành từng lớp, pha chế phẩm với nước rồi tưới lên mỗi lớp rơm. Một đống ủ gồm nhiều lớp rơm sao cho chiều cao khoảng 1,2 - 1,5m là đạt yêu cầu. Đống ủ sẽ được bao bằng bao tải hoặc tấm lợp với nhiệt độ đảm bảo ở mức 40%. Sau một tháng, rơm sẽ phân hủy thành phân compost có thể đưa vào sử dụng.

True Action đã lựa chọn 3 địa điểm để triển khai dự án. Đó là xã Tây Đô (Hưng Hà - Thái Bình) và hai xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội là xã Xuân Thu (Sóc Sơn) và xã Đồng Phú (Chương Mỹ).

Ở các địa phương này, hầu hết người dân đều chưa biết đến cách sử dụng phân hữu cơ làm từ rơm rạ. Tiến hành khảo sát, các thành viên True Action nhận thấy hầu hết nông dân đều muốn sử dụng phân hóa học cho đồng ruộng.

Phân hóa học thường cho hiệu quả nhanh nhưng tốn kém và gây "phản ứng phụ” với môi trường. Sau khi nghe trình bày và hướng dẫn phương pháp sử dụng phế phẩm rơm rạ ủ phân, nông dân ở các địa phương này đã chấp nhận thử nghiệm và đều nhận thấy lợi ích nhiều mặt.

Với phương pháp này, người dân sẽ tiết kiệm được chi phí mua phân bón đồng thời bảo đảm chất dinh dưỡng cho cây trồng và thân thiện với môi trường. Trung bình, mỗi tấn phân compost chỉ tốn 140.000 đồng, trong khi cần tới 435.000 đồng cho một tấn phân hóa học.

Bên cạnh đó, biện pháp này cũng làm giảm tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi mùa gặt. Trong dự án này, True Action còn kết hợp giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu để tận dụng nguồn dinh dưỡng từ phân compost.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, các bạn sinh viên đã gặp không ít khó khăn. Trước hết là việc tuyên truyền cho người dân hiểu và áp dụng kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vào nông nghiệp.

Người nông dân thường có tâm lý muốn đạt hiệu quả ngay khi dùng phân, trong khi phân hữu cơ compost phải mất một tháng mới ủ xong và không mang lại hiệu quả nhanh như phân hóa học. Chính vì vậy, việc thuyết phục người dân đòi hỏi các bạn phải hết sức kiên trì.

kienthuckinhte.com



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024