Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/01/2014 14:01 # 1
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Vai trò của phòng quản trị nguồn nhân lực


Mục đích cơ bản của phòng quản trị nguồn nhân lực là bảo đảm cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong thực tiễn, bộ phận chuyên trách về quản trị nguồn nhân lực có thể có nhiều tên gọi, phải thực hiện các chức năng khác nhau và có vai trò rất khác biệt trong các doanh nghiệp. Điều này thể hiện tính chất đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Thông thường, vai trò của phòng quản trị nhân lực được thể hiện rõ trong các lĩnh vực sau đây:

1. Thiết lập hoặc tham gia thiết lập các chính sách nguồn nhân lực.

          Cán bộ phòng nguồn nhân lực đề xuất hoặc cùng với các lãnh đạo trực tuyến soạn thảo ra các chính sách, thủ tục cần thiết liên quan đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức. Các chính sách này nên được viết thành văn bản, phát cho tất cả các quản trị gia và cán bộ phòng quản trị nguồn nhân lực, đồng thời thông báo cho toàn bộ nhân viên biết. Các chính sách nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thể hiện tính đặc thù cho doanh nghiệp và rất khác nhau, phụ thuộc vào ngành hoạt động, quy mô, đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp, trình độ, năng lực và quan điểm của lãnh đạo. Sau đây là một số chính sách nguồn nhân lực quan trọng nhất của doanh nghiệp:

+ Các chính sách về quyền hạn, trách nhiệm, quy chế hoạt động và việc làm chung của các phòng ban, nhân viên.

+ Các chính sách, quy chế về tuyển dụng, gồm có các tiêu chuẩn, thủ tục tuyển dụng, các quy định về thời gian tập sự, giờ làm việc, ngày nghỉ trong tuần, nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ không ăn lương,thuyên tuyển, cho nghỉ việc và tuyển lại những nhân viên cũ của doanh nghiệp.

+ Các chính sách và chế độ lương bổng, phụ cấp, khen thưởng, thăng tiến, gồm có các quy định về cách thức thu nhập trong doanh nghiệp, các hình thức trả lương, xếp lương khởi điểm, điều kiện được tăng lương; các loại phụ cấp và và điều kiện, mức độ được trả lương phụ cấp; các quy chế, loại hình và mức độ khen thưởng; quy chế và điều kiện được thăng cấp.

+ Các chính sách đào tạo quy định các loại hình đào tạo; huấn luyện; điều kiện cho nhân viên được tham gia và chi phí cho các khóa đào tạo, huấn luyện; các chế độ ưu đãi, khuyến khích đối với nhân viên có thêm các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.

+ Các quy chế về kỷ luật lao động và quy định về phúc lợi, y tế công ty và an toàn lao động.

2. Thực hiện phối hợp cùng các lãnh đạo trực tuyến hoặc các phòng ban khác thực hiện các chức năng, hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp rất đa dạng, xem bảng 1.2. đại bộ phận các hoạt động này có thể được thực hiện bởi phòng quản trị nhân lực. Hoặc phòng quản trị nhân lực phối hợp với các lãnh đạo trực tuyến hoặc các phòng ban khác cùng thực hiện. Lưu ý, ở vn, bộ phận chuyên trách này thường có tên gọi là phòng tổ chức, phòng cán bộ, phòng tổ chức cán bộ hoặc phòng nhân sự, v.v…

Bảng 1.1: Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực chủ yếu trong doanh nghiệp

Hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1. Hoạch định nguồn nhân lực2. Phân tích công việc

3. mô tả công việc

4. phỏng vấn

5.Trắc nghiệm

6.Lưu giữ hồ sơ nhân viên

7.Định hướng công việc

8.Đào tạo, huấn luyên nhân viên

9.Bình bầu, đánh giá thi đua

10.Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn và quản lý

11.Quản trị tiền lương

12.Quản trị tiền thưởng

13.Quản trị các vấn đề về phúc lợi

14.Công đoàn

15.Thu hút nhân viên tham gia quản lý doanh nghiệp

 

16.Định giá công việc17. kí kết hợp đồng lao động

18. Giải quyết khiếu tố

lao động

19.Giao tế nhân sự

20.Chuẩn bị các thủ tục cho nhân viên thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu,v.v…

21.Thủ tục cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ không ăn lương, v.v…

22.kỷ luật nhân viên

23.Công đoàn

24.Các chương trình thúc đẩy sang kiến, cải tiến

25.Chương trình chăm sóc sức khỏe, y tế

26.Điều tra về quan điểm của nhân viên

 

3. Cố vấn cho lãnh đạo trực tuyến về các kỹ năng quản trị nguồn

 nhân lực

          Vấn đề quản trị con người trở nên rất phức tạp trong mấy thập kỷ gần đây. Cán bộ phòng quản trị nguồn nhân lực thường phải giúp các lãnh đạo giải quyết vấn đề khó khăn như:

. Sử dụng có hiệu quả nhất các chi phí quản trị nguồn nhân lực như thế nào(ntn)?

. Đối xử ntn đối với những nhân viên đã gắn bó với doanh nghiệp hai mươi năm, tuy chưa đến tuổi về hưu nhưng giờ đây không thể thực hiện công việc có hiệu quả nữa?

.Làm thế nào để tạo ra một môi trường văn hóa phù hợp với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

.Làm thế nào để khuyến khích nhân viên nâng cao long trung thành và gắn bó với doanh nghiệp?

.Điều tra, trắc nghiệm tìm hiểu quan điểm, thái độ của nhân viên đối với một số chính sách mới dự định sửa đổi hoặc sẽ áp dụng trong doanh nghiệp,v.v…

Rất nhiều vấn đề khác tương tự, liên quan đến nhân viên trong doanh nghiệp, khó lường trước được, thường xuyên xảy ra, đòi hỏi các cán bộ phòng quản trị nhân lực phải có hiểu biết và kinh nghiệm mới có thể đưa ra những chỉ dẫn, giải pháp thực hiện có hiệu quả giúp các lãnh đạo trực tuyến.

4.Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chính sách và thủ tục về nguồn nhân lực

          Phòng nguồn nhân lực là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ, chính xác. Để làm tốt chức năng này, phòng nguồn nhân lực cần thiết phải:

. Thu thập thông tin và phân tích tình hình tuyển dụng, chọn lựa, thay thế và đề bạt nhân viên nhằm đảm bảo mọi vấn đề đều được thực hiện theo đúng quy định.

.  Phân tích kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhằm đưa ra các điều chỉnh hoặc kiến nghị cải tiến phù hợp.

.  Phân tích các số liệu thống kê về tình hình vắng mặt, đi trễ, thuyên chuyển, kỷ luật và các khiếu tố, tranh chấp lao động để tìm ra các vấn đề tồn tại và biện pháp khắc phục.

          Cơ cấu tổ chức của phòng quản trị nhân lực rất đa dạng, tùy theo quy mô của doanh nghiệp, tính chất phức tạp, quy trình công nghệ, kỹ thuật được sử dụng, số lượng nhân viên trong phòng quản trị nguồn nhân lực, trình độ cán bộ lãnh đạo và nhân viên, chức năng của phòng quản trị nguồn nhân lực, v.v…

Tuy nhiên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể chỉ có một vài nhân viên phụ trách tất cả các chức năng họat động quản trị nguồn nhân lực. Trong những tổ chức, doanh nghiệp không có phòng quản trị nhân lực(thường là các doanh nghiệp rất nhỏ), lãnh đạo trực tuyến sẽ phải đảm nhận tất cả các chức năng liên quan đến quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Trong thực tế, tỷ lệ số lượng nhân viên của doanh nghiệp trên 1 nhân viên của phòng quản trị nhân lực rất thay đổi, phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của doanh nghiệp, tham khảo bảng 1.2.

 Bảng 1.2: Quan hệ giữa số lượng toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và số lượng nhân viên của phòng nguồn nhân lực

 

Tỷ lệ phần trăm (%)

Trong tất cả các doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp nhỏ

Trong các doanh nghiệp lớn

100

75

50

25

01

2.000:1

256:1

156:1

100:1

18:1

450:1

175:1

114:1

80:1

18:1

2.000:1

300:1

200:1

125:1

48:1

 

Nguồn: tuyennhanvienvn.wordpress.com

 


NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank valentdn vì Bài viết có ích:
13/01/2014 16:01 # 2
huymc85x
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 14/20 (70%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 13/01/2014
Bài gởi: 24
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Vai trò của phòng quản trị nguồn nhân lực


Bạn như người đã có nhiều kinh nghiệm làm ở phòng này ý nhỉ, bài viết hay.



Ý TƯỞNG LÀ TÀI SẢN ĐẮT GIÁ NHẤT !!!


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024