Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/05/2012 17:05 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Để giúp các bạn thí sinh giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ , chúng tôi tập hợp một số câu hỏi và trả lời thuộc 5 nhóm vấn đề. Hy vọng với việc tham khảo những nội dung này, các bạn sẽ có sự hiểu biết toàn diện hơn và tự tin bước vào kỳ tuyển sinh năm nay.

 

1. TÌM HIỂU NGÀNH NGHỀ

- Tâm lý chọn nghề

- Nhóm ngành Khoa học cơ bản - Kỹ thuật

- Nhóm ngành Xây dựng - Giao thông

- Nhóm ngành Công nghệ

- Nhóm ngành Kinh tế

- Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp

- Nhóm ngành Xã hội - Nhân văn

 

2. HỒ SƠ TUYỂN SINH

- Khu vực tuyển sinh & Đối tượng ưu tiên

- Cách ghi hồ sơ, nộp hồ sơ

- Sinh viên thi lại

            - Chấm thi, điểm thi, phúc khảo

 

3. TRƯỚC, TRONG VÀ SAU KHI THI

- Nhận giấy báo, chỉnh sửa hồ sở, thủ tục vào phòng thi  

- Làm bài thi

 

4. ĐIỂM CHUẨN VÀ NGUYỆN VỌNG

- Điểm chuẩn, điểm sàn

- Xét tuyển nguyện vọng 2 - 3

 

5. NHẬP HỌC, BẢO LƯU, CHUYỂN TRƯỜNG.


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 2
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Tâm lý chọn ngành nghề

HỎI: Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề mà mình yêu thích hay nghề đang “nóng”, có thu nhập cao?

 

TRẢ LỜI: Bạn phải dựa trên nhiều yếu tố để xác định chọn ngành, chọn nghề. Trước hết phải trả lời câu hỏi bạn muốn làm nghề gì, hình dung xem bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Sau đó mới tìm hiểu nghề nghiệp đó hiện những trường nào đang đào tạo. Cần xem xét sự phù hợp đặc điểm cá nhân của mình đối với ngành nghề, sự phù hợp về mặt tính cách, năng khiếu, sở thích.

 

Nhưng không phải chỉ thích là được. Còn phải căn cứ vào những điều kiện khác như sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu xã hội của ngành nghề đó.

 

***

 

HỎI: Em có năng khiếu vẽ nhưng lại thích khoa học tự nhiên, muốn đi dạy toán, lý, hóa. Vậy nên chọn ngành nào?

 

TRẢ LỜI: Khi mình đã thích một công việc nào đó thì sẽ chú tâm vào công việc đó. Còn khi mình có năng khiếu thì thế mạnh năng khiếu đó sẽ giúp mình hoàn thành công việc tốt hơn.

Năng khiếu hay sở thích là hai yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là yếu tố quyết định. Ví dụ hiện nay rất nhiều bạn trẻ muốn làm ca sĩ nhưng thích là một chuyện, còn trở thành ca sĩ chuyên nghiệp đâu phải dễ. Vậy nếu chúng ta thích làm một việc gì đó thì cứ dành nhiều thời gian cho việc đó.

 

Còn chọn một nghề nghiệp cho mình thì không chỉ căn cứ vào sở thích, năng khiếu mà phải căn cứ vào thực lực, sức khỏe bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải lựa chọn thì bạn có thể chọn môn mình có năng khiếu. Nếu chỉ bắt đầu từ sở thích sẽ gặp khó khăn hơn trong công việc.

 

***

 

HỎI: Em đang học đại học nhưng cảm thấy không hợp với ngành đang học và muốn thi lại trường khác. Tâm lý em hiện rất bối rối, lo lắng vì sợ thi không đậu.

 

TRẢ LỜI: Bạn phải chuẩn bị kỹ tâm lý, điều này rất quan trọng. Đậu thì sao, rớt thì sao? Phải xác định chắc chắn xem ngôi trường mình đang học có phù hợp với mình không.

Sau khi đã chuẩn bị các điều kiện trên, bạn nên đi thi với một tâm lý: đậu thì học, không đậu thì quay về trường cũ. Đừng tạo áp lực cho bản thân.

 

Mặt khác, bạn nên thông báo chuyện này cho người thân để cùng cân nhắc, có được lựa chọn đúng nhất.

 

***

 

HỎI: Sức học của tôi thuộc dạng trung bình khá, tôi rất muốn thi vào một trường ĐH. Vậy tôi nên chọn trường như thế nào cho phù hợp?

 

TRẢ LỜI: Học lực của bạn không giỏi, bạn vẫn có cơ hội đậu ĐH nếu bạn chọn khối thi có các môn bạn học tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần xác định: mình thích ngành nghề nào nhất, cân nhắc xem mình có phù hợp với loại công việc cụ thể của nghề đó không, sau đó hãy chọn trường. Mỗi ngành, nghề hiện đang được đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Học lực trung bình khá, bạn nên hướng đến nhóm trường ĐH địa phương, các trường CĐ, trung cấp sẽ dễ có cơ hội trúng tuyển hơn.

 

***

 

HỎI: Tôi là một người trầm tính. Tôi đang băn khoăn giữa ngành hải quan và công nghệ sinh học. Không biết hai ngành tôi có ý định thi có dễ kiếm việc làm không

 

TRẢ LỜI: Câu hỏi cho thấy bạn thích ngành thuộc hai nhóm lĩnh vực về hải quan và sinh học ứng dụng. Trong đó, lĩnh vực hải quan phù hợp với người có tính khách quan, trung thực, nhẫn nại, tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao, làm việc chính xác, cẩn thận… Công nghệ sinh học thích hợp với người thích nghiên cứu, tìm tòi, thích làm việc trong phòng thí nghiệm, biết tích lũy kinh nghiệm, thích ứng nhanh với thành tựu khoa học, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của thị trường và cũng phải biết chấp nhận thất bại.

 

Trong thời gian tới, cùng sự phát triển kinh tế, xã hội thì cơ hội việc làm, nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành nghề nói chung và các ngành về hải quan, ngành công nghệ sinh học là rất lớn. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cân nhắc việc lựa chọn ngành nghề, vừa là ngành mình thích, vừa phù hợp với sở trường và năng lực, có như thế mới cảm thấy hứng thú với ngành học và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.

 

***

 

HỎI: Ba mẹ muốn em học kinh tế nhưng em muốn học ngành xã hội: du lịch, ngoại giao hoặc nhà báo. Vậy em phải làm sao?

 

TRẢ LỜI: Trong việc chọn nghề, đôi khi có những xung đột giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có cái nhìn rộng hơn. Chúng ta còn trẻ, có thể nông cạn hơn nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng.

 

Các em nên trình bày vì sao mình chọn ngành đó, đồng thời lắng nghe ý kiến ba mẹ về ngành nghề ba mẹ chọn. Sau đó thống nhất chọn nghề theo những điều hợp lý nhất. Nếu chọn theo ý kiến người khác sau này sẽ khó có hứng thú học, ra trường khó thành công. Em nên cân nhắc thêm giữa những công việc xã hội và việc làm kinh tế xem ngành nào hợp mình hơn.

 

Khi các em thích làm ngành nghề nào, cần phải xem mình hợp ngành đó hay không. Ví dụ: muốn làm du lịch phải có ngoại ngữ, có sức khỏe để đi xa; muốn làm ngoại giao, quan hệ quốc tế cần khả năng giao tiếp linh hoạt trong ứng xử, khả năng ngoại ngữ… Các em nên lựa chọn theo những khả năng mình sẵn có, điều này giúp các em thành công hơn.

 

***

 

HỎI: Em học khá tự nhiên. Em đang phân vân giữa nhóm ngành kinh tế và kĩ thuật. Học quản trị kinh doanh sợ khi ra trường khó xin việc còn kĩ thuật thì em thích điện tử. Em nên chọn ngành nào, trường nào thì cơ hội việc làm cao hơn?

 

TRẢ LỜI:  Em đang phân vân giữa 2 nhóm ngành kinh tế và kỹ thuật, vậy em có thể có 2 cách lựa chọn:

 

Một là: Em có thể lựa chọn, đợt 1 thi khối kỹ thuật (thường là khối A), đợt 2 thi khối kinh tế (thường là khối: B,C,D).

 

Hai là: Hiện nay các trường đều có bộ phận tiếp và giải đáp thắc mắc, tư vấn trực tiếp cho thí sinh. Em có thể đến trực tiếp để được tư vấn trước khi chọn thi ngành nào.

 

Về cơ hội việc làm của từng ngành, em tham khảo trên website của các trường khi công bố thông tin về 3 công khai, có thông tin về cơ hội việc làm cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo.

Chúc em có lựa chọn đúng với ngành minh yêu thích.

 

(Tiếp tục cập nhật)


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 3
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhóm ngành Khoa học cơ bản – Cơ điện

HỎI: Những năm gần đây nhóm ngành khoa học cơ bản có rất ít thí sinh đăng ký và điểm chuẩn lại thấp, vậy khi ra trường khả năng việc làm của nhóm ngành này sẽ như thế nào? Có khả năng cạnh tranh với nhóm ngành công nghệ hay không?

 

TRẢ LỜI: Khoa học cơ bản có vai trò là nền tảng để phát triển các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật,... tạo điều kiện cơ bản để sáng tạo các sản phẩm mới và đảm bảo cho sự phát triển độc lập, bền vững.

 

Đào tạo khoa học cơ bản giúp sinh viên có nền tảng kiến thức khoa học vững vàng để có thể dễ dàng tiếp thu các công nghệ mới, có khả năng vận dụng giải quyết sáng tạo và có tính đột phá các vấn đề khoa học và thực tiễn đòi hỏi luôn biến động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các ngành cơ bản có ít sự chọn lựa so với nhu cầu, đặc biệt là các em có năng lực học tập khá, giỏi do mong muốn sớm có nghề nghiệp rõ ràng ngay khi ra trường.

 

Những sinh viên có đam mê khoa học, nỗ lực học tập khá, giỏi thì triển vọng việc làm sau khi ra trường rất cao và đãi ngộ xứng đáng do hiệu quả đóng góp. Có nền tảng khoa học vững vàng, sinh viên có thuận lợi trong việc tiếp thu công nghệ, phân tích, lý giải và đề ra giải pháp cải tiến. Nhiều cơ hội để nâng cao trình độ sau đại học trong nước và quốc tế.

 

***

 

HỎI: Em muốn học ngành vật lý nhưng thấy trên nhiều diễn đàn có nhiều anh chị không có việc làm, vậy cơ hội tìm việc của ngành này thế nào và có phải học cao lên nghiên cứu sinh hay có cần học bằng PhD ở nước ngoài sau đại học không?

 

TRẢ LỜI: Vật lý là một ngành khoa học cơ bản khám phá, nghiên cứu và ứng dụng các qui luật tự nhiên, có vai trò thúc đẩy các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật khác ra đời và phát triển. Hầu hết các thành tựu khoa học công nghệ và sản phẩm hiện đại đều ứng dụng và được lý giải trên cơ sở vật lý học. Nhiều chuyên gia công nghệ trên nhiều lĩnh vực xuất thân hoặc được trang bị kiến thức vững vàng về vật lý.  

 

Cử nhân vật lý có khả năng giải quyết trọn vẹn các vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan đến môi trường tự nhiên và môi trường sống; có khả năng sử dụng cũng như nghiên cứu các cơ chế của các thiết bị hiện đại; có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những lĩnh vực mới trong vật lý hiện đại.

 

Rất nhiều lĩnh vực và cơ quan nghiên cứu, sản xuất cần đến chuyên gia về vật lý và vật lý kỹ thuật. Triển vọng việc làm phụ thuộc phần lớn vào năng lực và sự đam mê nghiệp nghiệp của sinh viên. Cơ hội học nâng cao trình độ trong và ngoài nước là rất lớn. 

 

***

 

HỎI: Ngành vật lý có những chuyên ngành gì? Học ngành vật lý thì sau khi ra trường sẽ làm được nghề gì?

 

TRẢ LỜI: Ngành này có các chuyên ngành sau: vật lý lý thuyết, vật lý ứng dụng, vật lý điện tử, vật lý chất rắn, vật lý hạt nhân, vật lý tin học, vật lý địa cầu, vật lý - tin học. Tùy chuyên ngành bạn chọn cũng như khả năng, kiến thức sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở các công ty điện tử, máy tính, các cơ sở y tế, bệnh viện, các cơ quan xí nghiệp chế tạo vật liệu, các liên đoàn địa chất, các trung tâm, viện nghiên cứu biển, khí tượng thủy văn, không lưu, môi trường, các sở khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường, các trường ĐH,CĐ có liên quan.

 

***

 

HỎI: Học ngành Vật lý hạt nhân ra trường làm trong ngành nào? Thu nhập ra sao ở hiện tại và sau khi Nhà máy điện hạt nhân xây xong. Xin cám ơn.

 

TRẢ LỜI: Vật lý hạt nhân là một chuyên ngành của Vật lý. Nếu theo chuyên ngành này, SV được trang bị những kiến thức cơ bản để hiểu được vẻ đẹp của vật lý khi nghiên cứu sự thống nhất về nguyên tắc của thế giới vô cùng nhỏ và thế giới vô cùng lớn, khả năng ứng dụng của vật lý hạt nhân trong nông, công nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, quốc phòng. và kể cả trong môi trường.

 

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm ung bướu, viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt, trung tâm kỹ thuật Hạt nhân TP.HCM, trung tâm chiếu xạ TP.HCM, các liên đoàn địa chất, các viện nông nghiệp, các trường Đại học. Hiện nay nhu cầu cán bộ có trình độ về vật lý hạt nhân là rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho các nhà máy điện hạt nhân. Thu nhập có thể rất cao hoặc trung bình phụ thuộc hiệu quả làm việc thực tế. SV cần học tập thật tốt, quan tâm rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm để được trọng dụng khi ra trường.

 

***

 

HỎI: Em muốn biết rõ hơn về ngành Hóa học, có những chuyên ngành gì? Ra trường có thể làm việc ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Ngành Hóa học đào tạo cử nhân hóa học có kiến thức khoa học cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức về hóa học một cách có hiệu quả trong đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.

 

Ngành này có một số chuyên ngành với các hướng đào tạo chính sau: Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa lý v.v…  Sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến hóa học như: viện nghiên cứu, nhà máy xí nghiệp hoặc giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp.

 

***

 

HỎI: Mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành Cơ điện tử là gì? Cơ hội việc làm sau này là như thế nào? Gia đình em làm bên cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị tự động, điều khiển CNC, vậy sau khi học ngành này em có thể về làm tại gia đình được không ạ?

 

TRẢ LỜI: Ngành Cơ điện tử là ngành đào tạo kết hợp giữa cơ khí, điện tử và máy tính nhằm sản xuất ra các máy móc thông minh phục vụ cho các ngành sản xuất (gỉảm thiểu lao động thủ công).

 

Đây là ngành có nhu cầu việc làm rất lớn trong các công ty, nhà máy sản xuất các thiết bị tự động, các nhà máy sản xuất hiện nay có sử dụng các thiết bị điều khiển tự động. Nếu gia đình em có cơ sở sản xuất trong lĩnh vực liên quan thì đây là một thuận lợi lớn. Chúc em thành công.

 

***

 

HỎI: Ngành cơ khí bảo quản chế biến nông sản ra trường làm những công việc gì, cơ hội việc làm như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Ngành cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm là ngành đào tạo kỹ sư cơ khí sản xuất ra các máy móc , thiết bị phục vụ cho bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm.

 

Đây là ngành có nhu cầu việc làm rất lớn, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các công ty, nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho bảo quản và chế biến thực phẩm, các công ty, nhà máy chế biến... Tốt nghiệp ra trường nếu không muốn làm việc cho các Công ty, nhà máy, có thể mở các xưởng sửa chửa và chế tạo máy phục vụ cho bảo quản và chế biến.

 

***

 

HỎI: Xin cho biết thông tin về ngành Hải duơng học và Khí tượng thủy văn? Ngành đó sẽ đuợc học về cái gì, khi ra trường cơ hội việc làm có cao không?

 

TRẢ LỜI: Đây là ngành học nghiên cứu về tất cả các vấn đề có liên quan đến biển. Trong đó có tương tác biển, khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Chương trình đào tạo ngành này cung cấp cho SV các kỹ năng và phương pháp tính toán trong chuyên môn phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng thủy văn cho các họat động kinh tế, quốc phòng trên biển.

 

Tối nghiệp ngành này có thể công tác tại các viện nghiên cứu, các trung tâm, các đài, trạm quốc giá của Tổng cục khí tượng thủy văn, trung tâm khoa hoc tự nhiên và công nghệ quốc gia, các sở khoa học công nghệ và môi trường phục vụ các ngành kinh tế, xã hội, quốc phòng… có liên quan đến hải dương.

 

Tốt nghiệp khá, giỏi và có năng lực thật sự thì cơ hội việc làm rất cao.

 

***

 

HỎI: Ngành Khoa học vật liệu là ngành gì? Ra trường dễ có việc làm hay không?

 

TRẢ LỜI: Ngành Khoa học vật liệu (KHVL) cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngành: Kỹ thuật thực nghiệm KHVL - Cấu trúc vật liệu (tinh thể và công nghệ) – Công nghệ màng mỏng… đồng thời còn trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nhiệt động học và chuyển pha - Vật liệu và công nghệ mới – Quang học chất rắn - Vật lý vật liệu vô định hình….

 

Ngoài ra, sinh viên sẽ được lựa chọn các môn học nhằm bổ trợ kiến thức cho từng chuyên ngành: Chuyên ngành Vật liệu từ, vật liệu siêu dẫn (Công nghệ vật liệu từ - Vật liệu từ cứng/mềm - Vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao và ứng dụng…); Chuyên ngành Vật liệu bán dẫn (Vật lý linh kiện và bán dẫn - Vật liệu bán dẫn – Quang bán dẫn…); Chuyên ngành Tính toán, mô hình Hoá vật liệu (Phương pháp tính trong KHVL - Lập trình Fortran – Linux và ứng dụng…)

 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại:  Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITMS), Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia…; TCT Thép Việt Nam, các TCT Vật liệu xây dựng, TCT Lắp máy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên; Các phòng chức năng tại các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp… ở 64 tỉnh, thành phố trên cả nước;

 

***

 

HỎI: Xin cho biết rõ hơn về ngành Toán – Tin

 

TRẢ LỜI: Ngành Toán - Tin đào tạo cử nhân có trình độ lý thuyết và ứng dụng vững vàng về toán và tin học để làm tốt ở các môi trường giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh cần đến các kiến thức về toán và tin học. Cử nhân Toán - Tin học có khả năng giải quyết trọn vẹn trên máy tính các bài toán thực tế, kể từ việc xây dựng mô hình đến việc thiết kế giải thuật và lập trình cụ thể. Các cử nhân nầy cũng có tiềm năng để phát triển theo hướng nghiên cứu toán cũng như tin học, bắt kịp với những vấn đề nghiên cứu mới.

 

Tùy chuyên ngành sinh viên lựa chọn hoặc đi sâu vào toán học truyền thống, toán học ứng dụng, toán tin lý thuyết hoặc tin học ứng dụng để phát huy sở trường và nguyện vọng nghề nghiệp.

 

Các chuyên ngành: Đại số, Giải tích; Giải tích số, Toán kinh tế, Thống kê, Toán cơ; Phương pháp toán trong tin học; Toán Tin ứng dụng.

 

***

 

HỎI: Nếu sở thích của em liên quan đến thiên văn học, thì em có thể dự thi vào ngành nào? Khi ra truờng thì cơ hội việc làm sẽ như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Chương trình đào tạo ngành Hải dương học, khí tượng và thủy văn có trang bị kiến thức thiên văn học. Nếu yêu thích ngành này và học tập có kết quả tốt thì cơ hội việc làm sẽ cao và sự đóng góp cho xã hội rất được trân trọng.

 

Khi tốt nghiệp, em có thể tìm kiếm việc làm tại các viện nghiên cứu của trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia; các viện, trung tâm nghiên cứu và các đài trạm của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục dầu khí, các đơn vị chuyên môn của quân đội, các ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan tới tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước và biển.

 

***

 

HỎI: Ngành điện - điện tử và ngành cơ điện tử khác nhau như thế nào. Cơ hội và vị trí làm việc của 2 ngành này sau khi tốt nghiệp?

 

TRẢ LỜI: Ngành điện tử chuyên đào tạo kỹ sư công nghệ về lĩnh vực điện tử, phần cứng thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp. Ngành Cơ điện tử thì cũng đào tạo kỹ sư công nghệ trong cả 2 lĩnh vực là bao gồm những kiến thức về cơ khí, hệ thống cơ khí và các kiến thức về điện tử ứng dụng trong các ngành công nghiệp.

 

Đối với ngành điện tử sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc tại các công ty trong lĩnh vực điện tử như Intel Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Samsung ...

 

Đối với ngành cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí trong các lĩnh việc về điện tử, cơ khí ...

 

***

 

HỎI: Em muốn biết những kỹ năng cần thiết để có thể học tốt những ngành kỹ thuật. Ngoài những kiến thức ở trường phổ thông có cần phải thêm kỹ năng gì khác, có cần phải biết lập trình không?

 

TRẢ LỜI: Để học kỹ thuật thì sinh viên cần có tư duy logic tốt, học toán giỏi là một lợi thế lớn. Yêu thích đam mê nghề nghiệp là cơ sở để học tốt và thành đạt, việc này có thể xác định qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề mình chọn.

 

Riêng về CNTT càng cần về tư duy logic và sực cẩn thận nghiêm túc trong công việc - học và biết về lập trình phần nào giúp em rèn luyện trước những kỹ năng này. Nếu giỏi về lập trình thì em có thuận lợi hơn, tuy nhiên nếu chưa biết thì cũng không phải là cản trở lớn vì em sẽ có thời gian để làm quen và học những kỹ năng này ở trường đại học.

 

***

 

HỎI: Em muốn thi vào ngành Trắc địa nhưng không biết sẽ học những gì, sau này ra trường sẽ làm gì?

 

TRẢ LỜI: Ngành trắc địa - địa chính đào tạo kỹ sư có năng lực trong nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp đo đạc, thu thập, xử lý, biểu diễn, quản lý, phân tích và cập nhật các thông tin không gian liên quan đến đặc điểm vật lý của Trái đất và môi trường xây dựng. Các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (từ những thiết bị đặt trên mặt đất cũng như trên tàu thuyền đến các bộ cảm biến đặt trên máy bay hay các vệ tinh chuyển động trên trái đất…) và sẽ được xử lý, phân tích bởi các công nghệ tiên tiến nhất.

 

***

 

HỎI: Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp gồm những gì? Ngành này đào tạo nghiêng về kỹ thuật hay kinh tế?

 

TRẢ LỜI: Ngành Quản lý công nghiệp thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh nhưng được đặt trong trường đại học thiên về kỹ thuật công nghệ, ngành quản lý công nghiệp tạo điều kiện để các sinh viên phát triển cả năng lực quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật trong một chương trình đào tạo gồm ba nhóm môn học: giáo dục đại cương; nhóm kiến thức kinh tế - quản lý; nhóm kiến thức kỹ thuật công nghệ … giúp nhà quản lý sau này phối hợp hiệu quả với các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng các quá trình và sản phẩm công nghiệp.

 

Chương trình đào tạo đặc biệt thích hợp cho những người có thiên hướng quản lý, nhanh thích ứng, giỏi giao tiếp và giỏi cộng tác với nhiều người để cùng đạt đến mục tiêu mang tính tối ưu.

 

***

 

HỎI: Ngành cơ điện tử khác với ngành tự động hóa như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Ngành cơ điện tử là đào tạo các lĩnh vực về cơ khí và điện tử, còn ngành công nghệ tự động cũng được đào tạo các kiến thức về cơ khí và điện tử trong các lĩnh về tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp...

 

***

 

HỎI: Cơ khí động lực và cơ khí chế tạo máy giống hay khác nhau?

 

TRẢ LỜI: Ngành cơ khí động lực đào tạo ra kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm, kinh doanh trong lĩnh vực ôtô.  Ngành cơ khí chế tạo máy đào tạo kỹ sư về chế tạo máy, thiết kế khuôn mẫu, chế tạo robot...

 

***

 

HỎI: Năm nay em dự định thi vào ngành dệt may của ĐH Bách khoa TP.HCM. Em nghe nói chương trình học rất nặng phải không? Em không biết cơ hội việc làm sau khi ra trường thế nào? Mức lương trung bình là bao nhiêu?

 

TRẢ LỜI: ĐHBK đào tạo kỹ sư chất lượng nên đòi hỏi sự làm việc nghiêm túc của sinh viên trong môi trường cạnh tranh và đánh giá khá khắt khe. Chương trình thiết kế khá tập trung dành cho SV khá nhưng SV cũng có thể lựa chọn để học theo mức và tiến độ riêng (học theo tín chỉ cho phép điều này).

 

Ngành dệt may (QSB-112) đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu mặt hàng và điều hành tốt các dây chuyền sản xuất của ngành dệt may, gồm các ngành kéo sợi, dệt, nhuộm, may mặc, thiết kế thời trang.

 

Khi ra trường kỹ sư có khả năng công tác ở các công ty, xí nghiệp sản xuất (thiết kế mặt hàng sản xuất ra thị trường; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới; điều hành dây chuyền thiết bị công nghệ; quản lý công tác bảo trì thiết bị), các công ty kinh doanh thiết bị, nguyên vật liệu về ngành dệt may hoặc các viện, trung tâm nghiên cứu vật liệu và sản phẩm, các trường, cơ sở đào tạo và chuyển giao công nghệ ngành công nghệ dệt may.

 

Nhu cầu về kỹ sư dệt may hiện nay rất lớn nhưng tốc độ đào tạo vẫn còn chưa đáp ứng đủ cho thị trường Việt Nam. Mức lương ngành này ở khoảng trung bình nhưng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là rộng. Hãy nghĩ thêm về doanh nghiệp của bản thân em nữa chứ không nên chỉ dừng lại ở việc hưởng lương.

 

***

 

HỎI:  Em muốn hỏi sự khác nhau giữa hai ngành cơ khí động lực và sư phạm cơ khí động lực của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Nếu học ngành sư phạm cơ khí động lực thì có thể làm được các công việc của ngành cơ khí động lực?

 

TRẢ LỜI: Trong chương trình đào tạo ngành sư phạm cơ khí động lực của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có những môn học, chứng chỉ về phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm so với ngành cơ khí động lực. Về kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành thì hai ngành trên là giống nhau. Do đó, nếu học ngành sư phạm cơ khí động lực em có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí động lực.

 

***

 

HỎI: Xin cho biết tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông có thể làm được những công việc gì và làm ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Điện thử viễn thông là ngành công nghệ cao, ngành của hiện tại và tương lai, do đó tiếp tục phát triển mạnh và cần nguồn nhân lực lớn.

 

Kỹ sư ĐTVT có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, viễn thông; Ngoài ra cũng có thể làm việc tại các đài phát thanh - truyền hình, công ty tư vấn, thiết kế mạng viễn thông như: truyền dẫn, truyền số liệu; công ty điện thoại, thông tin di động, sản xuất thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế vi mạch, thiết bị mạng viễn thông với vai trò người vận hành, thiết kế trực tiếp hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật… Công việc của họ gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.

 

Trong ngành ĐTVT, có thể làm việc ở các lĩnh vực như: Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới, mạng viễn thông, định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải), điện tử y sinh, lĩnh vực âm thanh, hình ảnh… Ở lĩnh vực điện tử, có thể làm việc ở các mảng như: thiết kế chip điện tử, sản xuất chip, ứng dụng chip…

 

Ở Việt Nam hiện có nhiều công ty nước ngoài đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất, lắp ráp trang thiết bị, vật dụng liên quan đến ĐTVT, do vậy cơ hội việc làm của SV ngành này rất lớn.


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 4
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhóm ngành Xây dựng – Giao thông

HỎI: Em muốn thi và ngành Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nhưng chưa biết sẽ được học những gì ? Khi ra trường có dễ kiếm việc không?

 

TRẢ LỜI: Ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp đào tạo các kiến thức liên quan đến sức bền vật liệu, trắc địa, kiến trúc, địa chất công trình, vật liệu xây dựng, nền móng cơ học, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép, cấp thoát nước, thủ văn công trình, kỹ thuật tổ chức thi công, quy hoạch đô thị.  

 

Tốt nghiệp ngành này được cấp bằng kỹ sư xây dựng có thể làm công tác kỹ thuật điều khiển thi công các công trình nhà ở, các công trình nhà máy công nghiệp... Vị trí công việc đúng chuyên môn của ngành này là các công ty thi công, thầu xây dựng nhà ở; phòng, sở xây dựng; các công ty tư vấn, thẩm định xây dựng... 

 

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay đang cần rất nhiều nhân lực do hiện nay nước ta đang có rất nhiều công trình và dự án về xây dựng liên quan.

 

***

 

HỎI: Ngành xây dựng công trình thủy và ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngành cầu đường khả năng xin việc như thế nào? Ngành nào dễ kiếm tiền nhất?

 

TRẢ LỜI: Khả năng xin việc của các ngành này đều rất tốt do nước ta, đặc biệt là phía Nam, đang có rất nhiều công trình, dự án về xây dựng. Khi đã có việc làm thì em sẽ có thu nhập, mức độ thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào năng lực làm việc của mỗi người.

 

***

 

HỎI: Em rất thích ngành kỹ thuật hàng không của ĐH Bách khoa TP.HCM. Học lực của em đạt loại khá. Em xin hỏi liệu em có đủ sức theo học ngành này không? Nếu em học thì sau khi tốt nghiệp em có dễ dàng xin việc không? Và với tấm bằng kỹ sư mới ra trường thì lương của em là bao nhiêu?

 

TRẢ LỜI: Em hoàn toàn có thể chọn khoa KT Giao thông (QSB-126), trong đó có ngành Hàng không. Nếu kết quả thi cao và học lực tốt thì còn có thể đăng ký vào lớp Kỹ sư Chất lượng cao Việt Pháp trong đó cũng có mở ngành Hàng Không. Kỹ sư Hàng không có kiến thức, kỹ năng thiết kế, tính toán, tổ chức và điều hành hệ thống sản xuất, khai thác ở lĩnh vực hàng không.

 

Ngành Hàng không của Bách Khoa có mối liên hệ chặt chẽ với trường hàng không của Pháp và các cơ sở hàng không tại khu vực phía Nam nên em có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ngay từ khi đang học tại trường. Lương khi ra trường sẽ tùy thuộc vào vị trí em được tuyển dụng và chắc là không thấp.

 

***

 

HỎI: Em muốn biết rõ hơn về các ngành thi khối V ở ĐH Kiến trúc: ngành Kiến trúc công trình và ngành Quy hoạch đô thị.

 

TRẢ LỜI: Sinh viên ngành Kiến trúc công trình được trang bị các kiến thức như Cơ  sở thiết kế kiến trúc (kiến trúc nhập môn – Mỹ thuật (Hội hoạ) - Vật liệu trang trí – Trang thiết bị công trình - kết cấu công trình - Trắc địa bản đồ - Kỹ thuật điện – Cây xanh môi trường – Vật lý kiến trúc – kinh tế xây dựng - Luật xây dựng ...ngoài ra còn được học nhiều môn học lựa chọn khác để bổ trợ kiến thức cho Chuyên ngành : Vật liêu trang trí – Trang thiết bị công trình - Kết cấu công trình - Xử lí nền móng – Vật lý môi trường – Điêu khắc – Kiến trúc công – Quy hoạch công viên – Nhà ở - Nhà công cộng - Nội thất và trang thiết bị - Cảnh quan kiến trúc và giữ gìn môi trường thiên nhiên - Bảo tồn trùng tu môi trường kiến trúc …

 

Còn ngành Quy hoạch đô thị ngoài các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế kiến trúc , về kỹ thuật và mỹ thuật cũng giống như ngành kiến trúc công trình ..., sinh viên còn được cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Trắc địa bản đồ - Vật lý kiến trúc - Luật xây dựng đô thị - Quy hoạch mạng lưới đường – Quy hoạch mạng lưới điện và thông tin – Kinh tế và chính sách phát triển đô thị - Quản lý và khai thác đô thị ...Ngoài sinh viên cũng sẽ được lựa chọn rất nhiều môn học nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành : Xử lý chất thải đô thị - Lịch sử đô thị - Quy hoạch cảnh quan và cây xanh - Bảo tồn trùng tu công trình kiến trúc – Công trình công cộng phục vụ đô thị - Lý luận phê bình kiến trúc - Thiết kế nhanh – Kiến trúc hiện đại nước ngoài... Để khi ra trường sinh viên có thể tìm ra phương án tối ưu cho sự phát triển đô thị hài hoà , hợp lý và bền vững mục đích phục vụ cho dân cư đô thị 1 điều kiện sống ngày càng hoàn thiện hơn .

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc công trình và ngành Quy hoạch đô thị có thể làm việc tại: Viện  nghiên cứu kiến trúc , Viện  quy hoạch đô thị nông thôn , Viện  chuyên ngành kết cấu công trình xây dựng ,TT công nghệ xây dựng ,TT tư vấn thiết kế và xây dựng ...,Các Vụ :Vụ kiến trúc quy hoạch xây dựng ,Vụ khảo sát thiết kế xây dựng;   Các T.Cty xây dựng , đầu tư phát triển nhà và đô thị, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Các phòng chức năng :Kiến trúc quy hoạch , nghiên cứu quy hoạch kiến trúc ,kinh tế xây dựng , quản lý dự án ...tại các Sở : Sở quy hoạch kiến trúc , Sở xây dựng ...trực thuộc 64 tỉnh và thành phố trên cả nước ; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành kiến trúc công trình và ngành quy hoạch đô thị.

 

***

 

HỎI: Ngành thiết bị năng lượng tàu thủy là ngành gì, ra trường làm việc ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Ngành thiết bị năng lượng tàu thủy đào tạo những kỹ sư có khả năng tính toán, thiết kế, bố trí và vận hành các thiết bị máy móc trên tàu biển và công trình nổi như dàn khoan, các kho nổi trên biển v.v. Khi ra trường có thể làm việc tại các nhà máy đóng tàu và đóng dàn khoan cũng như trên các tàu biển và kho nổi dàn khoan biển. 

 

***

HỎI: Em muốn biết rõ hơn về ngành đóng tàu

 

TRẢ LỜI: Ngành đóng tàu và công trình nổi đào tạo kỹ sư có khả năng lập luận chứng kinh tế kỹ thuật khi lập phương án thiết kế tàu - công trình nổi; biết thiết kế các loại tàu vận tải, tàu công trình và các công trình nổi ở biển; lập quy trình công nghệ đóng mới và sửa chữa, biết cách tính dự trù nguyên, nhiên liệu, nhân công và giá thành đóng mới, sửa chữa và áp dụng các phương pháp hiện đại trong thiết kế, đóng mới tàu thủy và công trình nổi.  

 

Sinh viên ra trường có thể công tác tại các nhà máy đóng tàu, ở các công ty thiết kế tàu, các cơ quan giám định và đăng kiểm, kho chứa dầu ở biển, công trình khai thác đáy biển và đại dương như trục vớt; các phòng khoa học - công nghệ của các công ty khai thác tàu - công trình nổi… 

 

***

 

HỎI: Em thích làm việc trên biển, có thể theo học ngành nào? Có yêu cầu về sức khỏe không? Ra trường sẽ làm những công việc gì, thu nhập cao không?

 

TRẢ LỜI: Nếu thích làm việc trên biển thì có thể theo học ngành khai thác máy tàu thủy và điều khiển tàu biển. Các ngành này đều yêu cầu phải có sức khỏe phù hợp (là nam, cao 1,58m trở lên, không bị viễn thị hoặc cận thị quá nặng, khả năng nghe tốt). Ra trường sẽ làm việc trên các tàu biển chở hàng hóa, hành khách, tàu dịch vụ cung ứng nhiên liệu, vật tư cho các giàn khoan, các tàu chứa dầu trên biển và các tàu xây dựng các công trình ngoài biển. Hiện thu nhập của thuyền viên trên tàu biển rất cao, nếu em gắn bó với nghề này thì rất yên tâm về thu nhập.

 

***

 

HỎI: Có ngành nào ra trường làm việc ở các bến cảng không? Cụ thể những ngành gì, làm những việc gì? 

 

TRẢ LỜI: Những ngành khi ra trường có thể làm việc ở các bến cảng gồm: điều khiển tàu biển (làm hoa tiêu dẫn tàu, tàu lai dắt, làm công tác quản lý nhà nước tại cảng vụ, giám định hàng hóa, tàu biển tại cảng), kinh tế vận tải biển (quản lý, vận hành cảng biển, các công ty tàu biển, dịch vụ xuất nhập hàng hóa), xây dựng công trình thủy (xây dựng cảng biển và hệ thống luồng lạch, hệ thống báo hiệu hàng hải, quản lý kỹ thuật hạ tầng cảng biển), ngành cơ giới hóa xếp dỡ cảng (lắp đặt, quản lý kỹ thuật các thiết bị nâng hàng như cần cẩu, xe nâng và các thiết bị cơ khí liên quan khác). Ngoài ra các ngành kỹ thuật tàu thủy cũng có thể làm việc tại cảng biển được.

 

***

 

HỎI:  Em muốn sau này làm việc liên quan đến việc phát triển mạng lưới giao thông hoặc thiết kế công trình giao thông, vậy em nên đăng ký thi ngành nào?

 

TRẢ LỜI: Ngành Quy hoạch giao thông đào tạo chuyên môn phù hợp với sở thích của em. Sau khi ra trường, kỹ sư ngành này có thể công tác tại các cơ quan quản lý liên quan tới xây dựng và giao thông, các ban quản lý dự án, viện quy hoạch và viện chiến lược để lập chiến lược phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, các công ty tư vấn trong và ngoài nước liên quan đến khảo sát thiết kế công trình giao thông, các khu dân cư và khu công nghiệp.

***

 

HỎI: Xin giải thích rõ hơn về ngành Cơ giới hóa xếp dỡ. Có phải ngành này khi ra trường chỉ làm việc xếp dỡ hàng hóa ở cảng biển không?

 

TRẢ LỜI: Ngành Cơ giới hóa xếp dỡ cảng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nói trên. Kỹ sư tốt nghiệp ngành này sẽ nắm vững chuyên môn về các nghiệp vụ quản lý, tổ chức, khai thác các phương tiện xếp dỡ; các nguyên lý cơ bản về cấu tạo, hoạt động, tính năng kỹ thuật của các máy xếp dỡ để có thể khai thác, sửa chữa, thiết kế mới và thiết kế cải tiến theo các yêu cầu trong thực tế sản xuất.

 

Sau khi ra trường, kỹ sư tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các cảng biển, nhà máy đóng và sửa chữa tàu thủy, các dàn khoan dầu khí, các nhà máy sản xuất công nghiệp. 

 

***

 

HỎI: Xin cho biết thông tin về ngành Vận tải đa phương thức

 

TRẢ LỜI: Ngành Quản trị logistics và Vận tải đa phương thức trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuyên môn về khai thác kỹ thuật và kinh tế vận tải. Trên cơ sở đó để đi sâu nghiên cứu các môn học và kỹ năng về tổ chức quản lý vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế. 

 

Sau khi tốt nghiệp có thể làm tại các bộ phận quản lý vận tải trong cơ quan quản lý Nhà nước, các ban quản lý dự án phát triển giao thông vận tải; các viện, trường ĐH, CĐ ngành giao thông vận tải; các doanh nghiệp về vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế; các đơn vị làm công tác tư vấn về lĩnh vực vận tải, giao nhận, xuất nhập khẩu, hải quan, bảo hiểm... có liên quan đến các loại hình vận tải.  

 

(Tiếp tục cập nhật)


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 5
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhóm ngành Công nghệ

HỎI: Ngành Công nghệ sinh học đào tạo những kiến thức chuyên môn gì?

 

TRẢ LỜI: Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học, sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học.

 

Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc ở các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, văcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); nông – lâm – ngư (giống, bệnh, chất lượng), công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)…

 

***

 

HỎI: Em được biết có nhiều trường đào tạo công nghệ sinh học nhưng một số trường đào tạo kỹ sư, một số khác đào tạo cử nhân. Vậy cho em hỏi giữa kỹ sư và cử nhân khác nhau như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Công nghệ sinh học hiện nay là ngành mũi nhọn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khoa học, kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp là rất lớn và phụ thuộc trước hết vào kết quả học tập và trình độ ứng dụng vì đây là ngành khoa học công nghệ tiên tiến, đòi hỏi điều kiện trang thiết bị hiện đại. 

 

Tùy trường, danh hiệu tốt nghiệp ngành CNSH có thể là kỹ sư hoặc cử nhân. Kỹ sư ngành CNSH được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học và kiến thức sâu về kỹ thuật công nghiệp, có khả năng vận hành sản xuất, chọn lọc và phát triển CNSH theo qui mô công nghiệp. Cử nhân ngành CNSH được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học, chú trọng các qui luật sinh học và các kỹ năng có thể được khai thác để tạo ra công nghệ và sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống, chú trọng tính liên ngành, đặc biệt trang bị các kiến thức và kỹ năng về sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật tế bào, kỹ thuật lên men, công nghệ enzym...

 

***

 

HỎI: Xin cho em hỏi về ngành Công nghệ thực phẩm. Học ngành này ra trường có dễ dàng kiếm việc làm không ?

 

TRẢ LỜI: Theo học ngành này, sinh viên được học các môn chuyên ngành như: Công nghệ chế biến rau quả; Công nghệ sản xuất dầu mỡ; Công nghệ vi sinh thực phẩm; Công nghệ chế biến đồ uống; Công nghệ chế biến thịt cá, trứng, sữa; Công nghệ sản xuất bánh kẹo; Công nghệ chế biến thức ăn công cộng... 

 

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (Chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), quản lý chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngành này đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. 

 

***

 

HỎI: Ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm của trường Đại học nông lâm là ngành Công nghệ thực phẩm phải không ạ? Xin cho biết sự khác nhau của 2 chuyên ngành? Tố chất, kỹ năng để theo học ngành này và cơ hội việc làm?

 

TRẢ LỜI: Ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm của trường  ĐH Nông lâm TP.HCM là ngành đào tạo 2 khía cạnh: bảo quản nông sản nhằm giảm hư hỏng, giữ được lâu và chế biến các nông sản thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm: Chế biến thịt, sữa, rau, quả, trà, cà phê và các nông sản khác.

 

Muốn học ngành này thì phải là người chịu khó, tính cẩn thận, sáng tạo. Còn các kỹ năng khác khi vào trường sẽ được đào tạo thêm: giao tiếp, làm việc nhóm,tin học, ngoại ngữ...

Học ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm trong các Công ty, nhà máy chế biến thực phẩm của Nhà nước và các Công ty tư nhân.

 

***

 

HỎI: Ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm với ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm và dinh dưỡng người có gì giống nhau và khác nhau?

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm và dinh dưỡng người nằm trong ngành Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm về cơ bản là giống nhau, nhưng chuyên ngành này sẽ đi sâu vào chế biến thực phẩm liên quan đến dinh dưỡng cho người.

 

***

HỎI: Em nghe người ta nói ngành Công nghệ thực phẩm chỉ phù hợp với nữ và con trai thì không nên theo học ngành này, người ta còn bảo học ngành này chẳng có tương lai, khả năng xin việc làm rất thấp. Như vậy có đúng không?

 

TRẢ LỜI: Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm có rất nhiều sinh viên theo học. Số lượng sinh viên nam theo học ngành này chiếm tỉ lệ khá lớn. Cơ hội việc làm cũng khá tốt do hiện nay ngành chế biến thực phẩm ngày càng phát triển và cơ hội xuất khẩu rất lớn.

 

***

 

HỎI: Giữa ngành Công nghệ môi trường và ngành Khoa học môi trường khác nhau như thế nào ạ? Nếu học khoa học môi trường thì có thể làm việc ở đâu và ngành này có triển vọng trong tương lai không?

 

TRẢ LỜI: Công nghệ môi trường và Khoa học môi trường nói chung đều đào tạo những kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành môi trường nhằm phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong các lĩnh vực tài nguyên và sinh thái môi trường, công nghệ môi trường, quản lý, kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

 

Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất.

 

Công nghệ môi trường là ngành khoa học và kỹ thuật ứng dụng đa ngành như vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người.

 

Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học môi trường có khả năng nhận công tác ở các cơ sở sau: các viện, các trung tâm nghiên cứu liên quan đến môi trường tự nhiên; môi trường kinh tế-xã hội và môi trường nhân tạo; Các cơ quan quản lý môi trường các cấp từ trung ương đến địa phương; Các công ty và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai thác và sử dụng  tài nguyên thiên nhiên; Các dự án quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, qui hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường; Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông.

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi về ngành Công nghệ thông tin của  trường ĐH KHTN, em không biết trường đào tạo về các lĩnh vực gì và khi học có đặt nặng vấn đề lý thuyết?

 

TRẢ LỜI: Ngành CNTT của trường ĐH Khoa học Tự nhiên đào tạo kiến thức khoa học và công nghệ nền tảng và chuyên sâu nhằm trang bị năng lực ứng dụng các thành quả mới nhất của CNTT hướng tới nền kinh tế tri thức và có phương pháp luận vững chắc cũng như có khả năng đóng vai trò lãnh đạo để phát triển và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.

 

Cử nhân CNTT có khả năng tổ chức khai thác hiệu quả phần mềm ứng dụng trong công nghệ điều khiển, xử lý thông tin, nhận dạng, các hệ thống kỹ thuật, mạng máy tính, viễn thông, có khả năng thiết kế phần mềm phục vụ công tác quản lý, khai thác dữ liệu khoa học, giáo dục, xã hội và kinh tế.

 

Nhiều chuyên gia đầu ngành tốt nghiệp từ ĐHKHTN. Vừa qua, chương trình đào tạo nhóm ngành CNTT của trường đã được kiểm định quốc tế bởi mạng các trường đại học lớn Đông Nam Á với điểm số cao nhất trong 4 chương trình đào tạo tại Việt Nam.

 

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng cạnh tranh trong môi trường làm việc trong nước cũng như trên thị trường lao động toàn cầu.

 

***

 

HỎI: Em rất thích sau này ra trường làm về quản lí mạng và truyền thông hoặc làm về lập trình phần mềm. Nhưng em muốn biết trường nào đào tạo chuyên sâu về những ngành này và  sau này ra trường thì ngành nào sẽ được chuộng hơn dễ kiếm việc làm hơn?

 

TRẢ LỜI: Có nhiều trường đào tạo về Công nghệ thông tin do nhu cầu nhân lực ngành này hiện nay là rất lớn, em có thể tham khảo các thông tin về tuyển sinh đại học của các trường.

 

Ngành Công nghệ thông tin trang bị các kiến thức về Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng. Trong quá trình học tập sinh viên được đào tạo khá toàn diện về lý thuyết lẫn thực hành. SV có thể chọn một trong các hướng chuyên môn chính: kỹ thuật máy tính, hệ thống thống tin quản lý, kỹ thuật hệ thống, phần mềm ứng dụng, công nghệ phần mềm và lập trình mạng

 

Nhóm ngành CNTT: Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và viễn thông đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính cả về phần cứng lẫn phần mềm, chế tạo các sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống truyền thông, hệ thống điều khiển... Kỹ sư hoặc cử nhân ngành CNTT có thể làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến CNTT.

 

***

 

HỎI: Ngành Công nghệ vật liệu đào tạo những gì? Triển vọng của ngành này như thế nào?  

 

TRẢ LỜI: Sinh viên học ngành Công nghệ vật liệu được trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể. Ngành công nghệ vật liệu có các chuyên ngành: vật liệu kim loại – hợp kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer. Kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ, vận hành dây chuyển sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên nhiều loại vật liệu khác nhau.  

 

Kỹ sư ngành Công nghệ vật liệu có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm…), vật liệu silicate (xi măng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite…), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc có thể công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu. 

 

***

 

HỎI: Ngành Công nghệ sau thu hoạch đào tạo những kiến thức gì? Cơ hội việc là có cao không?

 

TRẢ LỜI: Ngành Công nghệ sau thu hoạch đào tạo các kiến thức lý thuyết và thực hành các khâu kiểm tra, bào quản và chế biến nông hải sản thực phẩm đạt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đào tạo những kỹ sư nắm vững lý thuyết và thực hành các khâu giám định và kiểm tra chất lượng nông hải sản thực phẩm sau thu hoạch, bảo quản tồn trữ lâu bền, chống thất thoát và chế biến làm đa dạng hoá sản phẩm…  

 

Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng để làm việc tại các công ty xí nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm (LTTP); các công ty và trạm, cửa khẩu kiểm tra xuất nhập khẩu LTTP, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản LTTP; các phòng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố LTTP của các Viện nghiên cứu, các công ty trạm trại có liên quan; các Sở Nông nghiệp, Công nghiêp, các cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, thực phẩm. 

 

***

 

HỎI: Xin cho biết nội dung đào tạo của ngành Công nghệ dệt may? Những nơi làm việc sau khi ra trường?

 

TRẢ LỜI: Chương trình đào tạo của ngành Công nghệ dệt may cung cấp các kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực dệt may trên cơ sở liên ngành bao gồm cơ khí, hóa học và quản lý công nghiệp. Một số môn học chuyên ngành như: vật liệu dệt, kỹ thuật chế biến sợi hóa học, công nghệ và thiết bị kéo sợi, công nghệ và thiết bị dệt thoi, công nghệ và thiết bị dệt kim, công nghệ và thiết bị nhuộm và hoàn tất vải, công nghệ và thiết bị may và thiết kế thời trang…  

 

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế mặt hàng sản xuất điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy; tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt may… 

 

***

 

HỎI: Học ngành Công nghệ hóa học có thể làm việc ở đâu? Có làm việc trong ngành chế biến thực phẩm được không?

 

TRẢ LỜI: Kỹ sư ngành Công nghệ hóa học và hóa sinh được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm. Cụ thể, SV có khả năng sử dụng các thiết bị, điều khiển các thông số quá trình của thiết bị cũng như nhà máy liên quan đến công nghiệp hóa học, thực phẩm, dược phẩm. Có khả năng thiết kế và quản lý các quá trình, thiết bị hay nhà máy để có thể sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế và an toàn.

 

Tốt nghiệp ngành này có thể nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghiệp như thuỷ tinh, đồ gốm, kim loại, hóa chất, nhựa. Trong lĩnh vực thực phẩm, nghiên cứu các kỹ thuật thiết kế, hoạt động và kiểm soát quá trình của các phản ứng sinh học như sự lên men hay dưới sự xúc tác của enzyme liên quan đến công nghệ hóa sinh; nghiên cứu áp dụng các công nghệ hóa học và hóa sinh trong lĩnh vực nông nghiệp để tiến tới các công nghệ sản xuất sạch hơn.

 

(Tiếp tục cập nhật)



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 6
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh

HỎI: Em thì rất thích kinh tế nhưng ba mẹ lại không đồng ý vì ba mẹ nói kinh tế đang có rất nhiều người học, bốn năm nữa ra trường thì rất khó kiếm việc làm, dễ thất nghiệp. Vậy quan niệm này đúng hay sai? Cho em hỏi chuyên ngành quản trị kinh doanh là như thế nào, ra trường có dễ xin việc không?

 

TRẢ LỜI: Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế - Quản trị kinh doanh phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta theo từng vùng, miền.

 

Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành nghề này trong thời gian tới cũng chưa thể đáp ứng kịp, như em đã thấy hiện nay có rất nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh và đào tạo các ngành này. Việc ra trường tìm việc làm dễ hay khó phụ thuộc rất nhiều vào kết quả học tập, kỹ năng, tính thích ứng của sinh viên khi tiếp xúc với các doanh nghiệp, công ty trong quá trình phỏng vấn.

 

Về câu hỏi chuyên ngành Quản trị kinh doanh là như thế nào, nhà trường sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về kinh tế quản trị doanh nghiệp, đặc biệt nắm sâu về các kiến thức quản trị học và quản trị các lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như: quản trị cung ứng, quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị bán hàng. . .

 

Khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp có thể trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự hoặc thư ký giúp việc cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, các chuyên viên ở các phòng ban chức năng của doanh nghiệp. Họ cũng có thể trở thành các doanh nhân hay các giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài.

 

***

 

HỎI: Giáo trình đào tạo các ngành kinh tế ở những trường đào tạo có giống nhau? Chất lượng đào tạo giữa các trường ra sao? So với thế giới thì thế nào?

 

TRẢ LỜI: Hiện nay các trường đào tạo theo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh đều phải tuân thủ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, do đó có thể sử dụng giáo trình chung giữa các trường. Việc xem xét chất lượng đào tạo giữa các trường có tốt hay không em cần tham khảo thêm thông tin về đội ngũ giảng viên, bề dày truyền thống của từng trường và các thông tin khác mà theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo các trường phải tuyên bố 3 công khai trên website của trường mình. Việc so với chất lượng đào tạo với các trường đại học của các nước khác phải tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng nước và khi học ra ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống như thế nào thì lại là chuyện khác.

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi sau 4 năm nữa các ngành về kinh tế sẽ còn nhu cầu nhân lực nữa không?

 

TRẢ LỜI: Em hỏi sau 4 năm nữa các ngành về kinh tế sẽ còn nhu cầu về nhân lực nữa hay không? Vậy xin hỏi lại sau 4 năm nữa nhu cầu của em trong việc sử dụng hàng hóa có thay đổi hay không? Có cần phải tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển, đẩy mạnh thu hút đàu tư nước ngoài hay không? . . .

 

Điều này lý giải một khi cần thúc đẩy mạnh việc phát triển kinh tế thì lúc đó nhu cầu về việc đào tạo các ngành thuộc khối kinh tế - quản trị kinh doanh vẫn còn có nhu cầu.

 

***

 

HỎI: Em thấy ngành Tài chính ngân hàng đang rất "hot", thế nhưng điều em băn khoăn là nếu thời điểm này em dự thi thì trong tương lai cơ hội về việc làm sẽ như thế nào? Nếu em học ngành tài chính ngân hàng thì có thể làm việc trong các doanh nghiệp hay công ty được không?

 

TRẢ LỜI: Đúng như băn khoăn của em, việc chọn lựa ngành bây giờ nhưng phải sau 4 năm nữa em mới tốt nghiệp ra trường, liệu ngành đó còn phù hợp hay không?

 

Qua khảo sát của các trường, nhất là qua các hội nghị tổ chức cấp quốc gia và khu vực trong một vài năm gần đây, lĩnh vực kinh tế luôn được xem là lĩnh vực có nhu cầu cao về nhân lực trong hiện tại cũng như trong tương lai.

 

Có thể kể các ngành, chuyên ngành như: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế thẩm định giá, kinh tế bất động sản, kinh tế lao động và QLNNL, thương mại, kinh doanh quốc tế, ngoại thương, du lịch, marketing… thu hút nhiều lao động. 

 

Trong những năm qua, nhiều trường ĐH, CĐ đã được phép Bộ GD-ĐT mở thêm các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, trong đó rất nhiều trường có mở ngành tài chính - Ngân hàng, chứng tỏ như cầu của xã hội rất cao đối với ngành đào tạo này. Tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng em hoàn toàn có thể tự tin để làm việc trong các doanh nghiệp, công ty.

 

***

 

HỎI: Em là con trai nhưng rất thích học ngành kế toán, nhưng người ta nói ngành này chỉ phù hợp với nữ thôi vì vậy em rất phân vân không biết nên chọn ngành này (kế toán ) hay ngành quản trị kinh doanh (đây là ngành em không thích)? Với lại em nghe nói con trai học kế toán khó xin việc lắm phải không ?

 

TRẢ LỜI:  Chuyên ngành kế toán đào tạo Cử nhân kinh tế nắm vững các chế độ tài chính - kế toán do Bộ Tài chính và Nhà nước ban hành; có kiến thức kế toán, kiểm toán và tài chính đủ khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở tất cả các loại hình doanh nghiệp; thực hành và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, kiểm toán nội bộ thủ công hay trên máy vi tính từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp và có khả năng nghiên cứu khoa học để phát triển và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kế toán, kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác.

 

Từ mục tiêu đào tạo nói trên, chuyên ngành kế toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là 1 ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học, các năm qua sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm việc làm thích hợp cho mình.

 

***

 

HỎI: Học ngành kinh tế đối ngoại sau khi ra trường có thể đảm nhận các công việc gì, ở phòng ban nào (cụ thể)? Ngành Kinh tế đối ngoại có yêu cầu cao về ngoại hình không?

 

TRẢ LỜI: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế từ trung ương đến địa phương như bộ/sở/ phòng/công thương và kế hoạch đầu tư, các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, Khu chế xuất, các viện nghiên cứu kinh tế; các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp trong lãnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế; bộ phận kinh doanh, bộ phận tiêu thụ, bộ phận cung ứng, bộ phận marketing, PR,  bộ phận kế hoạch, bộ phận xuất nhập khẩu… của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, bộ phận tín dụng xuất nhập khẩu… của các ngân hàng thương mại; các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam.

 

Có thể đảm nhiệm vai trò trợ lý văn phòng hoặc quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài ở Việt Nam hoặc công ty Việt Nam ở nước ngoài, giảng dạy kinh tế đối ngoại/thương mại quốc tế ở các trường ĐH, CĐ,THCN hoặc có thể tự tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngành kinh tế đối ngoại không yêu cầu về ngoại hình.

 

***

 

HỎI: Khi học ngành xuất nhập khẩu thì em được học những gì, sau này ra trường sẽ làm những gì? 

 

TRẢ LỜI: Khi học các chuyên ngành này em sẽ được trang bị các kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn về thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế như: Thanh toán quốc tế, lập và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, vận  tải hàng hóa xuất nhập khẩu, marketing trong môi trường thương mại quốc tế, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, luật pháp, …

 

Khi ra trường sinh viên có khả năng làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại - tài chính - đầu tư, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương,…

 

***

 

HỎI: Xin cho em biết rõ hơn về chuyên ngành ngân hàng?

 

TRẢ LỜI: Chương trình đào tạo chuyên ngành Ngân hàng sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và chuyên môn về tiền tệ - ngân hàng - thị trường chứng khoán tương xứng trình độ cử nhân kinh tế; huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên có thể tìm việc làm và đảm nhận công việc được giao trong ngân hàng (cán bộ tín dụng, nhân viên kế toán, thanh toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ…), công ty chứng khoán (nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán), tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính - ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác.

 

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT VN, Ngân hàng Ngoại thương VN, các ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh, Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác.

 

***

 

HỎI: Xin cho em biết đánh giá về tương lai cũng như triển vọng của ngành Marketing?

 

TRẢ LỜI: Ngành Marketing này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing và kiến thức chuyên môn để phân tích marketing, hoạch định và thực hiện các kế hoạch, chương trình marketing thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, dịch vụ, quản trị thương hiệu... Khi xã hội phát triển, các nhà sản xuất muốn giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, tổ chức các kênh phân phối sản phẩm như thế nào,... cần thiết các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn phải có bộ phận markeing. Như vậy, xét về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển, thì triển vọng của ngành này sẽ không thể thiếu được.

 

***

 

HỎI: Ngành kinh tế, quản lý công và ngành Hệ thống thông tin quản lý học những gì, ra trường thì làm việc ở đâu?

 

TRẢ LỜI:  Ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (từ Trung ương đến địa phương), chuyên viên kinh tế và quản lý công có thể thực hiện một số công việc chủ yếu như:

 

Hoạch định phát triển kinh tế: Lập, thiết kế và thẩm định các chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển, chính sách phát triển, dự án phát triển và chương trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế, vùng (địa phương)…

 

Dự báo phát triển kinh tế: sử dụng các phương pháp, công cụ hỗ trợ đưa ra các kết quả dự báo về định lượng, định tính hay xu thế phát triển kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn

 

Phân tích kinh tế: mô tả, tổng hợp, so sánh đối chiếu tình hình kinh tế, chiến lược và chính sách kinh tế, phương án tổ chức các hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống, tổ chức các quan hệ quốc tế cả trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các đnáh giá và nhận định xác đáng phục vụ cho việc ra quyết định trong thời kỳ tiếp theo, hoặc kịp thời điều chỉnh một số chính sách hiện hành nếu cần.

 

Tổ chức và điều phối các hoạt động kinh tế: thiết kế mới hoặc hoàn thiện các hệ thống đã có như: hệ thống ra quyết định quản lý, hệ thống thông tin quản lý, chế độ thống kê báo cáo, phương án phối kết hợp giữa các cơ quan tổ chức (liên Bộ, liên ngành, liên vùng) và vận hành hệ thống này hoạt động.

 

Kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế: sử dụng các luật, công cụ, phương pháp để theo dõi sự vận động của các hoạt động kinh tế cũng như sự vận hàng của hệ thống tổ chức kinh tế. Qua đó kịp thời phát hiện những khâu vướng mắc, tìm nguyên nhân và kịp thời có phương án, giải pháp khắc phục.

 

Nghiên cứu, tham mưu, cố vấn hay tư vấn về chính sách kinh tế, phương án tổ chức hệ thống kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế theo yêu cầu trong phạm vi thẩm quyền cho phép.

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế vả quản lý công có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, Ủy ban nhà nước, Ban quản lý các dự án đầu tư, các dự án phát triển kinh tế xã hội, các Ủy ban nhân dân, sở, ban, ngành, phòng từ trung ương tới địa phương về lĩnh vực kinh tế …), hoặc làm việc cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội; tham gia giải quyết các vấn đề về quy hoạch phát triển thành thị, nông thôn; các hoạt động công ích, các đoàn thể xã hội, hội nghề nghiệp, các ngành hành chính sự nghiệp, dịch vụ công (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, quản lý đô thị, dịch vụ công cộng, giao thông vận tải, thương mại...)

 

***

 

HỎI: Xin cho em biết rõ hơn về ngành Quản trị du lịch.

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành QTKD Du lịch đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, cũng như trình độ thông thạo ngoại ngữ.

 

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp du lịch (hãng du lịch và lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và vui chơi giải trí liên hợp..), các cơ quan quản lý du lịch nhà nước (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch..) và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu du lịch.

 

***

 

HỎI: Giữa quản trị kinh doanh và kế toán kiểm toán thì ngành nào ra dễ kiếm việc làm hơn?

 

TRẢ LỜI: Cơ hội việc làm của người lao động phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp của mỗi người. Năng lực nghề nghiệp là sự tổng hợp của kiến thức (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức xả hội), kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ xã hội, thái độ công việc, giá trị sống của mỗi người. 

 

Sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu nhận định của bản thân về điều bạn thực sự muốn chứ không phải dựa vào "thị trường việc làm"  và nhóm nghề đang "hot". Nếu không bạn có thể rơi vào hai sai lầm : một là,  nhóm ngành nghề đang "hot"  trong thị trường lao động  hiện giờ sẽ không còn "hot" khi bạn ra trường vào 4 năm sau ; hai là, ngành nghề đang hot chưa chắc là phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện của bạn.

 

***

 

HỎI: Em rất muốn làm chủ doanh nghiệp nên rất quan tâm đến ngành tài chính, kinh tế. Xin hỏi các thầy em có thể học trường nào, ngành gì để có thể có kỹ năng và kiến thức xây dựng và quản lý doanh nghiệp như kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giao tiếp, thuyết trình... Xin chân thành cảm ơn.

 

TRẢ LỜI: Với ước mơ nghề nghiệp là trở thành chủ doanh nghiệp thì em có thể chọn ngành quản trị kinh doanh tổng hợp để theo học.ngành quản trị kinh doanh tổng hợp đào tạo những nhà quản lý, quản trị  kinh doanh nắm vững các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực đào tạo. Có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo khi ra các quyết định kinh doanh, có khả năng tự học tập để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.các tố chất và kỹ năng cần thiết:

-  Có khả năng giao tiếp, tư duy logic

-  Có tính mạo hiểm, quyết đoán

-  Sáng tạo và đổi mới, tầm nhìn xa trông rộng

-  Có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro

-  Có đạo đức kinh doanh

-  Kiến thức tự nhiên và xã hội vững vàng

 

***

 

HỎI: Hiện nay ngành quản trị kinh doanh có dễ xin việc làm? Giữa ngành này và ngành Tài chính ngân hàng ngành nào có cơ hội việc làm hơn? Để theo học ngành kinh tế thì cần có những tố chất gì để tìm công việc tốt?

 

TRẢ LỜI:  Học tập để mai này có một việc làm tốt là yêu cầu rất chính đáng của người học, đồng thời tổ chức quá trình đào tạo như thế nào để sinh viên có việc làm, để sản phẩm đào tạo có thể tham gia tốt vào thị trường lao động cũng là nghĩa vụ của các trường đối với sinh viên của mình.

 

Cơ hội việc làm sau khi ra trường phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu xã hội về ngành đào tạo cụ thể, có sự phấn đấu rèn luyện của sinh viên và sự hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên tốt nghiệp. Cơ hội việc làm của các ngành trên là khá cao. Đế học tốt các ngành kinh tế, ví dụ như QTKD, bạn chú ý đến các yếu yếu tố như:

 

- Cần có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội. Kiến thức chung này sẽ giúp cho những nhà quản trị tương lai có cái nhìn tổng thể bức tranh kinh tế - xã hội, từ đó có những quyết sách lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và trong dài hạn. Đặc biệt, các hiểu biết về chính sách, kiến thức về pháp luật là hành trang không thể thiếu hằm phát triển doanh nghiệp đúng hướng, đúng pháp luật, đúng chiến lược đã vạch ra.

 

- Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghề nghiệp là rất cần, đặc biệt là khả năng quản lý, tiếp nhận và xử lý những thông tin vốn rất đa dạng, phong phú, có khi những thông tin này trái ngược nhau, rất khó xử lý. Có kiến thức chuyên môn để có đủ bản lĩnh trong tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

 

- Yếu tố nhạy bén trong giải quyết các tình huống phát sinh, biết tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, biến cơ hội thành kết quả cụ thể là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong những tốt chất của người quản lý. Đặc biệt phải có đủ nhẫn nại, chịu đựng cần thiết để vượt qua những giai đoạn khó khăn chung của đất nước, của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, thách thức cần phải kiên trì để vượt qua.

 

- Có hoài bão và cũng biết chấp nhận rủi ro. Không phải lúc nào cũng thuận lợi, do đó quản trị rủi ro là rất cần thiết.

 

- Có sức khỏe tốt đủ để chịu đựng cường độ làm việc cao, áp lực cạnh tranh thường xuyên.

 

- Có đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, biết trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và với cộng đồng.

 

***

 

HỎI: Công việc cụ thể của nhóm ngành marketing là gì ạ? Nội dung đào tạo như thế nào? Điều kiện, đầu ra?

 

TRẢ LỜI: Ngành Marketing có 2 chuyên ngành: Marketing tổng hợp và Quản trị thương hiệu.

 

Chuyên ngành Marketing tổng hợp: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Marketing và kiến thức chuyên môn để phân tích Marketing, hoạch định và thực hiện các kế hoạch, chương trình Marketing thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, dịch vụ...

 

Sinh viên có các kỹ năng sau:

- Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược thị trường.

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi, nhu cầu khách hàng, tổ chức hệ thống thông tin Marketing.

- Nghiên cứu, hoạch định chiến lược marketing.

- Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch Marketing - mix như kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch phân phối, kế hoạch truyền thông Marketing. Tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng.

 

Sinh viên tốt nghiệp ra trường chủ yếu làm việc ở các bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh... của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ marketing như: quảng cáo, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường...

 

Chuyên ngành Quản trị thương hiệu: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Marketing, kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu.

Sinh viên có các kỹ năng sau:

 

Có khả năng nghiên cứu và phân tích thông tin Marketing. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu, quảng bá thương hiệu, bảo vệ thương hiệu, khai thác thương hiệu, quản lý nhãn hàng... 

 

Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - thương mại, có khả năng quản lý một nhãn hàng cho dòng sản phẩm, quản lý thương hiệu, hoặc làm việc tại các công ty dịch vụ hỗ trợ quảng bá thương hiệu như thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu, dịch vụ quảng bá thương hiệu…

 

Điều kiện đầu ra về chuyên môn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có trình độ tiếng Anh căn bản theo chuẩn TOEIC tối thiểu 405 điểm sau khi tốt nghiệp. Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

 

***

 

HỎI: Để theo học khối ngành kinh tế thì điều cần thiết nhất là gì? Giữa ngành quản trị kinh doanh và ngành ngân hàng thì ngành nào có cơ hội việc làm tốt hơn? Có phải người học ngành này phải có tính quyết đoán và mạnh mẽ không?

 

TRẢ LỜI: Để theo học khối ngành kinh tế thì điều cần thiết nhất đó là bạn phải có tố chất quản lý, kinh doanh. Mỗi thí sinh khi quyết định thi vào nhóm ngành kinh tế nên xét lại xem mình có những tố chất quản lý, kinh doanh hay không bằng cách tham khảo thông tin về trắc nghiệm tính cách và chọn nghề nghiệp, gặp gỡ trò chuyện với những người làm trong nghề...  

 

Trên thị trường lao động, cơ hội việc làm của mỗi người phụ thuộc vào năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp là tổng hợp các yếu tố: kiến thức (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức xã hội), kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ xã hội, thái độ công việc, mục tiêu nghề nghiệp,  giá trị sống của mỗi người. Bạn chuẩn bị tốt năng lực nghề nghiệp trong quá trình học ở trường thì sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

 

***

 

HỎI: Xin cho hỏi chuyên ngành tài chính doanh nghiệp và ngân hàng có sự khác biệt nào? Nếu vào ngành ngân hàng em sẽ được đào tạo những gì? Sau khi ra trường em có thể làm ở những lĩnh vực nào?

 

TRẢ LỜI: 2 chuyên ngành trên thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng. Về mục tiêu đào tạo và cơ hội việc làm của 2 chuyên ngành trên như sau:

 

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: cung cấp cho người học kiến thức chung về thị trường tài chính và kiến thức chuyên môn về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính. Khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận chức danh chuyên viên ở các bộ phận khác nhau trong ngân hàng, doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh tài chính.

 

Chuyên ngành Ngân hàng: Cung cấp cho người học kiến thức chung về thị trường tài chính - tiền tệ và kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro tài chính. Khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận chức danh chuyên viên ở các bộ phận khác nhau trong ngân hàng thương mại.

 

***

 

HỎI: Ngành kế hoạch và đầu tư là ngành như thế nào, khi ra trường có dễ tìm được việc làm không?

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp về kinh tế và quản lý để:

- Có kiến thức tổng hợp, nhận dạng được cấu trúc và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô.

- Có khả năng đánh giá, phân tích các chiến lược, các kế hoạch, chương trình phát triển, các chính sách vĩ mô.

- Có khả năng xây dựng và quản trị các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển trong phạm vi công tác.

Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, ủy ban nhà nước, các ủy ban nhân dân…).

- Các Viện nghiên cứu, Trường đại học khối kinh tế - quản trị kinh doanh.

- Các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Các Tổng công ty, các doanh nghiệp.

- Các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển.

 

***

 

HỎI: Em nghe nói ngành quản trị kinh doanh "cái gì cũng biết mà thật ra chẳng biết cái gì". Có phải thế không ạ?

 

TRẢ LỜI: Thông tin em nghe nói là không chính xác. Việc có thông tin đó là do người học không hiểu đặc điểm đào tạo của ngành quản trị kinh doanh hoặc do trường đào tạo chưa có chất lượng hoặc do sinh việc học tập, rèn luyện không tốt dẫn đến có những thông tin trên.

 

***

 

HỎI: Nếu em học ngành kiểm toán thì có cơ hội làm trong lĩnh vực quản trị du lịch không ạ?

 

TRẢ LỜI: Kiểm toán là một chuyên ngành thuộc ngành kế toán. Khi em tốt nghiệp chuyên ngành này em có thể công tác trong bất cứ lĩnh vực nào, ngay cả trong lĩnh vực quản trị du lịch.

 

***

 

HỎI: Học ngành luật kinh doanh ra trường sẽ làm những công việc gì?

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành Luật kinh doanh đào tạo Cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.

 

Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

 

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.

 

***

 

HỎI: Chất lượng đào tạo ngành tài chính-ngân hàng của các trường có giống nhau không? Khi xin việc công ty có phân biệt mình tốt nghiệp trường nào không?

 

TRẢ LỜI: Dù trường nào đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng phần chung đều tuân thủ theo đúng chương trình khung theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn phần riêng tùy theo đặc điểm của từng trường có thể bố trí các học phần theo thế mạnh của từng trường.

 

Như vậy, sau khi tốt nghiệp các nhà tuyển dụng chủ yếu sẽ dựa vào năng lực học tập, các kỹ năng các em đã được trang bị và tự trang bị, khả năng làm việc nhóm, . . . để tuyển chọn qua hồ sơ và phỏng vấn. Chào em.

 

***

 

HỎI: Em rất thích và đam mê làm kinh tế. Em dự định sẽ thi vào ngành quản trị kinh doanh. Em nghe nói muốn học ngành này thì phải giỏi khối A. Nhưng em lại học tốt các môn khối C. Vậy em có nên theo học ngành này không ạ?

 

TRẢ LỜI: Đầu tiên em nên xác định lại, bản thân mình có phù hợp với khối ngành kinh tế hay không. Nếu em xác định mình phù hợp với nhóm ngành kinh tế thì em có thể đăng ký dự thi vào các trường có đào tạo ngành quản trị kinh doanh tuyển sinh đầu vào bằng khối D (ngành quản trị kinh doanh không tuyển sinh đầu vào bằng khối C).

 

***

 

HỎI: Quản trị khách sạn nhà hàng và Quản trị nhà hàng có khác nhau?

 

TRẢ LỜI: Rất nhiều trường đào tạo về quản trị khách sạn nhà hàng nhưng tên gọi lại không thống nhất. Tuy nhiên các trường đào tạo xuất phát từ mã ngành đào tạo của Bộ GD-ĐT. Trước đây ngành này nằm trong ngành QTKD, sau đó mới tách ra.

 

***

 

HỎI: Em muốn làm luật sư của một công ty, phải thi vào trường nào?

 

TRẢ LỜI: Tất cả các trường đào tạo đều chỉ đào tạo cử nhân luật. Muốn làm luật sư phải đăng ký học nghề luật trong 6 tháng và đăng ký thực tập 18 tháng ở một văn phòng luật sư. Sau đó, mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu muốn làm luật dân dự cho doanh nghiệp có thể học luật kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên các ngành luật khác cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp.

 

***

 

HỎI: Kế toán kiển toán là ngành chung hay riêng?

 

TRẢ LỜI: Kế toán làm công việc kế toán. Kiểm toán là kiểm tra công việc của người làm kế toán. Chương trình 5 phần thì 4 phần là kế toán và 1 phần kiểm toán. Tùy trường, hai ngành này gộp chung hoặc tách riêng ra thành hai ngành. Có thể làm việc về kế toán ở các công ty, kiểm toán đầu việc ít hơn có thể làm ở các công ty kiểm toán nhà nước hoặc các công ty kiểm toán tư nhân.

 

***

 

HỎI: Ngành ngân hàng có nhiều cơ hội việc làm không?

 

TRẢ LỜI: Trước chọn ngành, sau mới chọn trường. Ngân hàng là ngành luôn thu hút rất đông thí sinh. Ngành ngân hàng: cần kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, vi tính, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp phải rất cao. Tốt nghiệp ngành này có thể làm ở các ngân hàng nhà nước, tư nhân hay liên doanh.

 

***

 

HỎI: Ngành kinh doanh quốc tế cơ hội việc làm tốt không, cơ hội thăng tiến? Tỷ lệ chọi ngành này cao không?

 

TRẢ LỜI: Dù tốt nghiệp kinh tế quốc tế, thương mại, marketing... khi tốt nghiệp đều ghi ngành Quản trị kinh doanh. Trong bảng điểm mới ghi chuyên ngành. Nếu các bạn học tốt, kỹ năng tốt thì sẽ có việc làm và hưởng được mức lương tương xứng.

Tỷ lệ chọi không hề có ý nghĩa gì trong tuyển sinh. Chẳng hạn khối y dược 1 chọi 3 nhưng điểm chuẩn luôn 25, 26 trong khi nhiều trường 1 chọi 20 nhưng điểm chuẩn chỉ khoảng 15. Vấn đề là chúng ta xác định mình thi đấu với ai. Tỷ lệ chọi chỉ có yếu tố tham khảo.

 

***

 

HỎI: Rụt rè có thể học ngành quan hệ công chúng được không?

 

TRẢ LỜI: Ngành này có nhiều mảng và nhiều công việc khác nhau. Người rụt rè cũng có thể học được nhưng có thể làm công vệc hậu trường. Tuy nhiên trong quá trình học các bạn sẽ được thực hành thực tập, tiếp xúc với nhiều người khác nhau nên nhiều khả năng sự rụt rè sẽ không còn nữa, các bạn sẽ trở thành người hoạt bát.

 

***

 

HỎI: Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Giữa ngành thương mại quốc tế và kinh doanh quốc tế có giống nhau? Cơ hội việc làm của hai ngành như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Theo danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ ĐH,CĐ, ngành kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh. Đây là ngành học sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…

 

Ở một số trường, kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế là chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh tổng hợp. Do đó, khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành gần như giống nhau và chỉ khác nhau ở khối kiến thức chuyên ngành (kiến thức chuyên ngành thương mại quốc tế được đào tạo chuyên sâu về: thanh toán quốc tế, lập và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, marketing trong môi trường thương mại quốc tế, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, luật kinh doanh quốc tế…)

 

SV tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế có thể làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu các đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty thương mại,công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán quốc tế, công ty phân phối, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, trường ĐH trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

 

***

 

HỎI: Có khả năng tư duy tốt, sáng tạo và thích các ngành kinh doanh - kinh tế thì nên theo ngành nghề nào để thích hợp? Học xong ngành kinh doanh sẽ làm được nghề gì?

 

TRẢ LỜI: Với khả năng tư duy tốt, sáng tạo, bạn có thể phù hợp với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp. Nhóm ngành kinh doanh gồm các ngành như quản trị kinh doanh, marketing, kinh doanh quốc tế, kinh doanh/thương mại. Nhóm ngành kinh tế gồm các ngành kinh tế, kinh tế quốc tế, kinh tế và quản lý công. Cả hai nhóm ngành này đều phù hợp với người có khả năng về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả năng quản lý…

 

Một số vị trí tuyển dụng: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu...

 

***

 

HỎI: Em thích học ngành quản trị nhân lực. Ngành này ra trường có thể làm những việc gì, ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Ngành này đào tạo các kiến thức liên quan đến hệ thống các văn bản pháp luật lĩnh vực lao động, hành chính; hợp đồng lao động; chế độ bảo hiểm; quy trình đánh giá nhân lực, quản trị nhân sự, tuyển dụng vào đào tạo nhân lực, các nguyên lý quản trị kinh tế…

 

Tốt nghiệp ngành này có thể làm ở bộ phận hành chính, nhân sự, tiền lương ở các đơn vị. Ngoài ra, có thể làm chuyên viên tuyển dụng, tư vấn nhân sự hoặc bộ phận đào tạo, phát triển nhân sự…

 

***

 

HỎI: Học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường sẽ là những công việc cụ thể nào?

 

TRẢ LỜI: Học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp sẽ được trang bị những kiến thức chung về thị trường tài chính và kiến thức chuyên môn về tài chính doanh nghiệp như: phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính. Khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận chức danh chuyên viên ở các bộ phận khác nhau trong ngân hàng, doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh tài chính.

 

***

 

HỎI: Có phải học ĐH ngân hàng là chỉ làm việc ở ngân hàng?

 

TRẢ LỜI: Việc làm sau khi ra trường hiện tại chỉ mang khái niệm tương đối. Tất cả doanh nghiệp, đơn vị có rất nhiều bộ phận khác nhau do đó cần nhiều loại lao động khác nhau. Ví dụ một công ty sản xuất ngoài tuyển kỹ sư vẫn phải tuyển thêm nhân viên hành chính - văn phòng, nhân viên công nghệ thông tin, nhân viên kế toán... Như vậy không nhất thiết học ngân hàng sẽ làm việc ở ngân hàng. Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp có giao dịch thường xuyên với ngân hàng.

 

***

 

HỎI: Ngành Tài chính ngân hàng hiện nay đang thu hút rất nhiều bạn trẻ bởi triển vọng và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của ngành này rất tốt. Tuy nhiên em có thắc mắc là với tình hình người người học Tài chính ngân hàng như hiện nay, sau khoảng 5 năm nữa (thời điểm em tốt nghiệp ĐH), nhu cầu nhân lực của ngành Tài chính ngân hàng nói riêng và các ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế nói chung có bị bão hòa không? Triển vọng và cơ hội nghề nghiệp của ngành này có còn tốt như ở thời điểm hiện nay không?

 

TRẢ LỜI: Đúng là ngành Tài chính ngân hàng hiện đang "hút" người học. Và những thí sinh có nguyện vọng học ngành này đều có lực học khá trở lên. Bởi, điểm chuẩn ngành này mấy năm gần đây không hề thấp. Để có câu trả lời về triển vọng ngành này trong tương lai thì chưa có câu trả lời chính xác được. Do chúng tôi không phải là cơ quan dự báo nhân lực lao động của ngành tài chính, ngân hàng, vì vậy không thể dự báo khả năng sử dụng nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng sau 5 năm nữa biến động như thế nào.

 

Một lời khuyên với bạn, việc chọn trường dự thi dựa trên năng lực của bản thân mình. Do vậy, nếu học tốt thì "đầu ra" cũng sẽ có nhiều cơ hội.

 

***

 

HỎI: Cơ hội việc làm của ngành quản trị - luật ?

 

TRẢ LỜI: Mục tiêu đào tạo của ngành quản trị - luật nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh...

 

***

HỎI: Học ngành Quản trị nguồn nhân lực thì có thể làm được việc gì, ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Quản trị nguồn nhân lực là một chuyên ngành của Quản trị kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nhân sự có chất lượng cao, am hiểu sâu chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, nhất là trong các doanh nghiệp. Người học được trang bị các kỹ năng về phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, có khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động của một tập thể  trong các doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trong lĩnh vực lao động - tiền lương.

 

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Chủ yếu làm việc ở các phòng Tổ chức Hành chính, Nhân sự, Lao động - Tiền lương  trong các cơ quan doanh nghiệp. Có thể công tác tại các cơ quan Trung ương và địa phương, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và các trường ĐH, CĐ về lĩnh vực quản lý con người trong lao động.

 

***

 

HỎI: Xin cho biết chuyên ngành Kinh doanh bất động sản đào tạo những nội dung gì, cơ hội việc làm ra sao?

 

TRẢ LỜI: Ngành Quản trị kinh doanh Bất động sản đào tạo cử nhân có kiến thức khoa học về quản lý, kinh doanh và nghiệp vụ quản trị kinh doanh bất động sản, có kỹ năng thực hành các tác nghiệp trong kinh doanh và quản lý bất động sản, năng động, sáng tạo và có khả năng khởi nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được sau khi được đào tạo: Xây dựng, thiết kế các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bất động sản, tác nghiệp quản lý vận hành các công trình bất động sản, xây dựng và hoạch định các cơ chế, chính sách về kinh doanh và thị trường bất động sản.

 

Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty kinh doanh địa ốc, các công ty tư vấn nhà đất, các công ty xây dựng, các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các ngân hàng, các công ty quản lý vận hành các công trình bất động sản: các tóa nhà trung tâm thương mại, văn phòng; các khách sạn; các khu chung cư cao cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước về bất động sản từ  trung ương đến địa phương thuộc các ngành xây dựng, tài chính, quản lý đất đai; các văn phòng đăng ký đất đai - bất động sản, các trường ĐH, CĐ và TCCN và các viện nghiên cứu.

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 7
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

HỎI: Xin cho biết nội dung đào tạo của ngành Nông học, ngành này có những chuyên ngành gì?

TRẢ LỜI: Ngành Nông học đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng...  

 

Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)… 

 

***

 

HỎI: Xin cho biết cơ hội nghề nghiệp của ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông? 

 

TRẢ LỜI: Ngành Phát triển nông thông và khuyến nông đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình phát triển, các chương trình khuyến nông với mục đích nâng cao đời sống ở nông thôn, giảm bớt cách biệt giàu nghèo trong các tầng lớp cư dân. SV tốt nghiệp có khả năng: đánh giá phân tích những khó khăn về kỹ thuật, kinh tế xã hội mà người dân ở nông thôn đang gặp phải.  

 

Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông có thể làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông lâm ngư nghiệp. 

 

***


HỎI:  Em thích làm công việc liên quan đến du lịch sinh thái và muốn thi vào ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái nhưng em không biết sinh viên ngành này sẽ được học gì, khi ra trường làm việc ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Ngoài kiến thức chung về quản lý môi trường, sinh viên học ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái đào tạo sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về quản lý và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, có kiến thức và kỹ năng về sinh học bảo tồn, địa lý du lịch, quản lý cảnh quan, quản trị du lịch, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững, có khả năng xây dựng, quản lý thực hiện các đề án về xây dựng tôn tạo các cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái.

 

Kỹ sư quản lý môi trường chuyên sâu về du lịch sinh thái có thể chủ trì hoặc tham gia các đề án về xây dựng tôn tạo các cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái hoặc hướng dẫn du lịch sinh thái và các dịch vụ có liên quan.

 

Ngoài ra, kỹ sư ngành này còn có thể công tác tại các sở du lịch, công ty dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử… hoặc có điều kiện tự thành lập các công ty môi trường, dịch vụ du lịch sinh thái.

***


HỎI: Ngành chế biến lâm sản đào tạo những kiến thức gì? Ra trường sẽ làm gì? Ngành này giữa ĐH Nông lâm Huế và ĐH Nông lâm TP.HCM có gì khác nhau không? (Ý em hỏi là về mặt bằng cấp, có gì phân biệt không khi xin đi làm?)

 

TRẢ LỜI: Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu như: Nguyên lý cắt gọt, Keo dán gỗ, Bảo quản gỗ, Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp, Kinh tế chế biến lâm sản, Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp, Sử dụng máy chế biến. Công nghệ xẻ, Hóa chất phủ, Công nghệ ván nhân tạo, Khai thác lâm sản, Công nghệ sợi giấy v.v… … để khi ra trường sinh viên có được khả năng làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản…

 

Sinh viên học ngành Chế biến lâm sản khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới, các công ty sản xuất giấy, các công ty chế biến gỗ, sản xuất đồ gỗ và sử dụng gỗ trang trì nội thất.….; Giảng dạy ở các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Chế biến Lâm sản.

 

Nội dung đào tạo và bằng cấp ngành này ở ĐH Nông lâm TP.HCM và các trường ĐH có ngành này, như ĐH Huế là như nhau.

 

***

 

HỎI: Xin cho biết nội dung đào tạo của các ngành Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên rừng? Cơ hội nghề nghiệp của các ngành này như thế nào? 

 

TRẢ LỜI: Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên rừng là 2 ngành đào tạo kỹ sư lâm nghiệp.

 

Ngành Lâm nghiệp đào tạo kỹ sư có hiểu biết, kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 chuyên ngành: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).  

 

Ngành Quản lý tài nguyên rừng đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng. Sinh viên được trang bị kiến thức về sinh thái môi trường, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường cùng với kiến thức về kinh tế - xã hội và pháp luật có liên quan, về sinh thái nhân văn để làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau. Sinh viên có được kỹ năng tổ chức và thực hiện những chương trình điều tra, phân tích đánh giá, thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

 

Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng. 

 

***

 

HỎI: Em muốn thi vào ngành Thiết kế cảnh quan. Em muốn biết ngành này có những đặc điểm gì? Ra trường có dễ kiếm việc làm không?

 

***

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành thiết kế cảnh quan nằm trong ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên. Mục tiêu của ngành học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế, thi công cũng như quản lý cảnh quan môi trường, hoa viên; xây dựng mảng xanh đô thị tại các thành phố lớn; thiết kế cảnh quan và hoa viên cho các khu đô thị, chung cư mới. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các hoa cảnh & cây kiểng đặc chủng có giá trị kinh tế cao.  

 

Kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên có cơ hội phát triển ngành nghề tại cơ quan tư vấn, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến ngành học: văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, các Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình đô thị, Công ty du lịch sinh thái; các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các cơ sở khuyến xanh của tư nhân, quốc doanh, các công ty du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, thảo cầm viên v..v.

 

***

 

Một số ngành học khác trong nhóm ngành Nông lâm ngư nghiệp:

 

Ngành Bảo vệ thực vật 

Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.  

 

SV ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước… 

 

 

Ngành Chăn nuôi 

Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức SX, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào SX, hiểu biết nhất định về phòng bệnh gia súc, gia cầm; khả năng nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa, khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa,…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.  

 

Sau khi tốt nghiệp, có thể công tác tại các cơ quan trung ương (như Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp...) hoặc địa phương (như các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông,...), các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên,… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo 

 

Ngành Nuôi trồng thủy sản 

Trang bị cho SV khả năng: thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống, … 

 

Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản. 

 

Ngành Ngư y 

Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên có thể chọn lựa một trong các chuyên ngành: Nuôi trồng hoặc Bệnh học Thủy sản. Hướng về bệnh học thủy sản (ngư y) bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về căn bệnh (phân lập, định danh, phân loại...); khảo sát các biến đổi bệnh lý lâm sàng; nghiên cứu về dịch tể học thủy sản và các biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến bệnh thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên động vật thủy sản; xây dựng các pháp luật liên quan đến kiểm soát bệnh học thủy sản, kiểm nghiệm các sản phẩm động vật có nguồn gốc từ thủy sản v.v. 

 

Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố. 

 

***

 

HỎI: Ngành thiết kế đồ gỗ nội thất của ĐH Nông lâm TP.HCM và ngành CN chế biến lâm sản có khác nhau không?  

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành Thiết kế đồ gỗ nội thất nằm trong ngành Chế biến lâm sản. Chuyên ngành này đi sâu và sử dụng gỗ trong trang trí nội thất.

 

***

 

HỎI: Chuyên ngành Kinh Tế - Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản đào tạo những nội dung gì? Sau khi tốt nghiệp, có thể xin việc được ở những cơ quan nào?

 

TRẢ LỜI: Chuyên ngành Kinh tế-quản lý nuôi trồng thủy sản thuộc ngành Nuôi trồng thủy sản nhưng trang bị thêm các kiến thức về kinh tế, quản lý để phù hợp hơn cho các cán bộ kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán.

 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 8
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhóm ngành Xã hội - Nhân văn

HỎI: Muốn thi vào ngành báo chí cần những kỹ năng gì?

 

TRẢ LỜI: Nhiều năm gần đây, ngành báo chí trở nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ nhưng để thi vào ngành học này không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành học này luôn có  điểm chuẩn luôn rất cao. Những thí sinh chọn ngành báo chí thường là học sinh khá trở lên và nhiều HS rất giỏi… Tuy nhiên, nghề báo rất khắc nghiệt, phải chịu nhiều áp lực và đòi hỏi sức chịu đựng cao… Bên cạnh đó, nghề báo đỏi hỏi các bạn phải có nhiều kỹ năng mềm, khả năng giảo tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng.

 

Đầu ra của sinh viên ngành báo chí không chỉ là làm báo. Nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành hiện rất nhiều. Tuy nhiên, không phải học báo chí mới ra làm báo được. Hiện nay nhiều nhà báo giỏi không phải học báo chí…

 

***

 

HỎI: Học ngành xã hội học ra trường làm việc ở cơ quan nào? Ai thích hợp để học ngành này?

 

TRẢ LỜI: Sinh viên ngành xã hội học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc thuộc các lĩnh vực như làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu khoa học xã hội, làm chuyên viên ở các ban ngành của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường đào tạo cán bộ công đoàn, phụ nữ, làm công tác tư vấn, quản lý cho các dự án phát triển xã hội…Ngoài ra, có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan hệ công chúng, khảo sát thị trường, tìm hiều nhu cầu khách hàng…    

 

Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấn thân, kỹ năng và vốn sống... Nhiều SV học xã hội học đến lúc đi thực tập được phân về các Trung tâm cai nghiện đã bị “dội” ra. Vì vậy các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ ngành học trước khi quyết định lựa chọn.

 

***

 

HỎI: Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tâm lý học có cao không?

 

TRẢ LỜI: Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lịch sử tâm lý học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học, thống kê xã hội, tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách, chẩn đoán tâm lý, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng tư vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực như tình yêu hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm lý học đường, chẩn đoán, tư vấn và trị liệu tâm lý… Ngành tâm lý ở các trường sư phạm ngoài việc tập trung chuyên sâu và các kiến thức về khoa học tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm, cũng bắt đầu đào tạo các kỹ năng thực hành về tư vấn tâm lý.

 

Nhu cầu của ngành tâm lý hiện rất lớn nên mấy năm gần đây điểm chuẩn tuyển sinh của ngành này khá cao. Đây là ngành học khá hấp dẫn các bạn trẻ. Tốt nghiệp ngành Tâm lý học, có thể làm chuyên viên tư vấn tại các cơ sở giáo dục, đài phát thanh, đài truyền hình, tổng đài tư vấn qua điện thoại, các trung tâm tư vấn, các trường giáo dưỡng. Ngoài ra, có thể làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại bệnh viện, tư vấn tâm lý học đường, quản lý nhân sự và tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, giảng dạy tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu…  

 

***

 

HỎI: Ngành ngữ văn Anh khác với ngành quan hệ quốc tế như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Ngành ngữ văn Anh hoàn toàn khác với ngành quan hệ quốc tế. Ngữ văn Anh đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và văn chương tiếng Anh. Khi vào ĐH sinh viên sẽ được học hai khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Sau ba học kỳ, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành. Đối với ngành ngữ văn Anh có các chuyên ngành: biên phiên dịch, giảng dạy và văn hóa - văn học. Tùy theo sở thích các bạn có thể chọn từng chuyên ngành. Còn ngành quan hệ quốc tế đào tạo sinh viên ra trường làm công tác đối ngoại. Sinh viên được học các kiến thức về công pháp quốc tế, luật pháp quốc tế, kinh tế quốc tế… Các bạn được trang bị các kỹ năng trong công tác đàm phán, bên cạnh đó sinh viên được học tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế, khác với tiếng Anh của ngành ngữ văn Anh.

 

***

 

HỎI: Ngành Nhân học đào tạo về những vấn đề gì?

 

TRẢ LỜI: Ngành Nhân học trước đây là bộ môn dân tộc học thuộc khoa lịch sử. Ngành này nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của một tộc người dưới sự tác động của môi trường sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Sinh viên được trang bị kiến thức hai chuyên ngành: nhân học kinh tế và nhân học về văn hóa xã hội. Nhu cầu nhân lực của ngành này hiện rất lớn. Nếu các bạn học giỏi, có khả năng tiếng Anh tốt, có những kỹ năng mềm sẽ dễ dàng tìm được việc làm ở các công ty nước ngoài hoặc tổ chức phi chính phủ.

 

***

 

HỎI: Em rất thích tiếng Anh và thích những công việc hướng ngoại. Em có ngoại hình ổn, có khả năng nói trước đám đông. Muốn trở thành thông dịch viên hoặc làm các công việc liên quan đến ngoại giao em nên chọn ngành nào?

 

TRẢ LỜI: Học ngành tiếng Anh, ngoài việc làm công tác biên dịch, phiên dịch, bạn có thể làm nhiều việc khác nữa. Chẳng hạn như đi dạy ngoại ngữ, làm công tác hành chính - văn phòng ở những đơn vị cần tiếng Anh, làm nhân viên hoặc tham gia các dự án xã hội của các tổ chức nước ngoài…

 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý muốn làm tốt những công việc trên, chỉ tấm bằng ĐH ngành ngoại ngữ thôi chưa đủ. Muốn đi dạy tốt bạn cần có khả năng sư phạm. Muốn làm thông dịch viên, ngoài vốn tiếng Anh bạn cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ, nói năng trôi chảy, dùng từ chính xác, diễn đạt lưu loát tiếng Anh và cả tiếng Việt.

 

Đó là chưa kể muốn thông dịch lĩnh vực nào, bạn cũng cần có kiến thức chuyên ngành nhất định về lĩnh vực đó. Muốn làm công tác hành chính, văn phòng bạn cần trang bị thêm các kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ liên quan đến mảng công việc này. Muốn làm việc tại các tổ chức, các dự án nước ngoài, bạn cần có thêm kỹ năng cần thiết như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc công việc, am hiểu lĩnh vực công việc mình sẽ làm…

 

Hiện nay không chỉ SV tiếng Anh mới giỏi tiếng Anh. Khi đi xin việc người vừa giỏi tiếng Anh vừa có bằng cấp, khả năng chuyên môn (đúng yêu cầu nhà tuyển dụng) đương nhiên sẽ có lợi thế hơn người chỉ có bằng tiếng Anh. Bạn thường thấy thông dịch viên xuất hiện khi có hội nghị, hội thảo, những buổi gặp mặt, đàm phán… Đây là công việc không thường xuyên, không có nhiều người sống chuyên bằng nghề này. Thông thường họ làm những công việc khác, khi cần thiết họ đảm nhận thêm vài trò thông dịch thôi.

 

Bạn sẽ có hai hướng lựa chọn. Thứ nhất, bạn theo ngành tiếng Anh theo sở thích. Trong quá trình học ĐH bạn sẽ có điều kiện tiếp cận gần hơn những dạng công việc mình có thể làm, bạn sẽ đi học thêm những khóa học ngắn hạn (về hành chính, nghiệp vụ văn phòng… chẳng hạn). Thứ hai: bạn có thể chọn một ngành học khác có thể phù hợp (xã hội học, Đông phương học, quản trị nhân lực, bảo hiểm…), trong quá trình học bạn sẽ tiếp tục củng cố kiến thức tiếng Anh, sau này ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Chúc bạn thành công. 

 

***

 

HỎI: Ngành tiếng Anh sau này ra làm gì (cả bậc ĐH và CĐ)? Học ngành này có thể dạy ở trường học được không?

 

TRẢ LỜI: Ngành tiếng Anh (ngữ văn Anh) ở các trường ĐH đào tạo cử nhân thành thạo kỹ năng tiếng Anh, có kiến thức về văn hóa và ngữ văn Anh. Tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy ở các trường, làm phiên dịch, biên dịch, nhân viên văn phòng những nơi có yêu cầu sử dụng tiếng Anh cũng như các công việc liên quan có nhu cầu sử dụng tiếng Anh.

 

***

 

HỎI: Phân biệt giúp em hai ngành Du lịch và Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) về nội dung đào tạo, khả năng có việc làm sau này,... Các anh chị trước khuyên rằng nên học Du lịch vì học ít ngán hơn Việt Nam học và dễ có việc làm hơn. Có phải như vậy không?  

 

TRẢ LỜI: Du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi sống và làm việc, đến nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí…

 

Làm du lịch có thể hiểu là xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đi kèm. Khi làm việc trong lĩnh vực du lịch, bạn có thể lựa chọn một trong số các vị trí sau: Du lịch Lữ hành; Điều hành tour; Hướng dẫn du lịch và quản lý: kết nối mối quan hệ, lên kế hoạch và điều phối nhân viên, đảm bảo chất lượng tour du lịch là tốt nhất; Nhân viên marketing du lịch; Nhân viên lễ tân; Nhân viên phục vụ bàn, bếp, buồng, bar tại các nhà hàng, khách sạn.

 

Những phẩm chất và kỹ năng cần có: Quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe, nhạy cảm, tâm lý. Chỉ với những đức tính này thì bạn mới có thể tạo thiện cảm với du khách, nhận ra những vấn đề phát sinh của họ để kịp thời trợ giúp. Có như vậy, dịch vụ của bạn mới được khách hàng ưa chuộng.

 

Đồng thời, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và ngoại ngữ tốt, truyền đạt hiệu quả. Là người luôn chủ động trong mọi tình huống, có khả năng làm việc độc lập cao. Tác phong linh hoạt, tươi tắn, thân thiện, có thái độ giúp đỡ mọi người, ứng xử thông minh và khéo léo.

 

Ngành Việt Nam học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành du lịch; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong nước và ngoài nước Việt Nam.

 

Mỗi ngành học có sức hấp dẫn riêng. Em cân nhắc để có lựa chọn đúng.

 

***

 

HỎI: Học ngành luật ra trường làm việc ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Ngành luật hiện nay đang rất “hot” mà nhiều học sinh lại không biết. Học luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an.

 

Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: luật thương mại, luật dân sự, luật quốc tế, luật hình sự…

 

***

 

HỎI: Xin cho biết  nội dung đào tạo của ngành Quản lý văn hóa và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này?

 

TRẢ LỜI: Khi học ngành quản lý văn hóa sinh viên sẽ được học những kiến thức về đường lối chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước về văn hoá, văn nghệ và những quy phạm quản lý các hoạt động văn hoá như: Lược sử quản lý văn hóa ở VN, Những bài giảng về văn hoá, Văn hóa học, Xã hội học văn hoá ...Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng quản lý các loại văn hoá phẩm ,các hoạt động văn hoá.

 

Sinh viên học ngành quản lý văn hoá sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Văn hoá  thông tin, các cơ sở kinh doanh du lịch; Làm công tác phong trào quần chúng về Văn hoá  văn nghệ tại các nhà văn hoá ,quản lý câu lạc bộ văn hoá văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Các phòng chức năng: Quản lý văn hóa, Nghiên cứu văn hoá , Văn hoá  cơ sở ...trực thuộc Sở văn hóa văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch , Văn hoá quần chúng, Quản lý văn hóa.

 

***

 

HỎI: Ngành Đô thị học đào tạo những kiến thức gì? Cơ hội việc làm có cao không?

 

TRẢ LỜI: Ngoài kiến thức cơ bản như đô thị, dân số, môi trường, kiến trúc, xã hội học, công tác xã hội…, SV còn được học các kiến thức chuyên sâu như: Kinh tế học phát triển, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, quản lý môi trường, phát triển đô thị bền vững, xây dựng và quản lý dự án, nhà ở và quản lý nhà ở, dịch vụ công đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, phát triển cộng đồng, dư luận xã hội và truyền thông đại chúng đô thị…

 

Cử nhân ngành đô thị học có thể làm tư vấn điều phối, quy hoạch kinh tế - xã hội, thiết kế và xây dựng chính sách, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan đến việc phát triển đô thị trong các cơ quan công quyền ở các cấp quản lý hành chánh khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế…

 

***

 

HỎI: Xin cho biết nội dung đào tạo và cơ hội nghề nghiệp của ngành Triết học.

 

TRẢ LỜI: Theo học ngành Triết học, ngoài những kiến thức cơ bản, sinh viên được đào tạo những kiến thức cơ sở của ngành như triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp - La Mã cổ đại, lịch sử triết học Tây Âu trung cổ, cận đại, lịch sử tư tưởng Việt Nam, một số vấn đề triết học trong vật lý học, triết học trong y học, triết học trong sinh học… Đặc biệt, chương trình đào tạo đi sâu vào phần triết học Mác – Lênin nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Triết học có một số chuyên ngành: lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội, lô-gic học, thẩm mỹ học, đạo đức học và tôn giáo học. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức nghiệp vụ: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phương pháp tiếp cận và phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội.

 

Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các trung tâm, viện nghiên cứu KHXH & NV, làm công tác tuyên huấn, tuyên giáo tại các ban tuyên giáo quận, huyện và tỉnh, làm việc trong các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các cấp chính quyền, hoặc có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm để dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học, làm giáo viên chính trị tại các trường trung cấp, giảng viên cao đẳng, đại học…  

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 9
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Khu vực tuyển sinh và Đối tượng ưu tiên

HỎI: Em vừa là học sinh ở khu vực 1, vừa có bố là thương binh mất sức lao động dưới 81%, vậy em được cộng điểm ưu tiên như thế nào? Có phải quy định của Bộ GD-ĐT là có nhiều điều kiện hưởng ưu tiên nhưng sẽ chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất?

 

TRẢ LỜI: Trong trường hợp của em là học sinh tốt nghiệp tại khu vực 1, em sẽ được hưởng điểm ưu tiên khu vực là 1,5 điểm. Bố em là thương binh mất sức lao động dưới 81%, em sẽ thuộc đối tượng ưu tiên 06 thuộc nhóm ưu tiên 2 và được hưởng 1 điểm ưu tiên. Như vậy tổng hợp hai điều kiện ưu tiên khu vực và đối tượng em sẽ được tính 2,5 điểm ưu tiên khi xét tuyển.

 

Theo quy chế tuyển sinh hiện hành, có hai loại điểm ưu tiên là ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Mức điểm ưu tiên khu vực là 0,5 điểm giữa hai khu vực kế tiếp và mức điểm ưu tiên đối tượng là 1 điểm giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên 1 và ưu tiên 2.

 

Một thí sinh sẽ được hưởng cả điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu đạt đủ các điều kiện theo quy định. Quy định “chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất” chỉ áp dụng đối với những trường hợp thí sinh thuộc diện có nhiều điều kiện hưởng ưu tiên đối tượng cùng lúc.

 

Ví dụ một thí sinh vừa có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số (thuộc đối tượng 01 nhóm ưu tiên 1), vừa là con thương binh mất sức lao động dưới 81% (đối tượng 06 nhóm ưu tiên 2), sẽ được điểm ưu tiên ở mức cao nhất, tức là mức điểm ưu tiên dành cho đối tượng 01, không được tính cả hai tiêu chuẩn ưu tiên cộng lại.

 

***

 

HỎI: Em là học sinh thuộc KV2 - NT, bố em bị ảnh hưởng của chất độc da cam từ ông nội và bố em được hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy em thuộc diện ưu tiên nào? Nếu được thì thi Đại học năm nay cộng điểm là bao nhiêu?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định thì chỉ có con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học thì mới được hưởng ưu tiên tuyển sinh.

 

Bố em bị nhiễm chất độc da cam do các yếu tố ngoại quan, không tham gia hoạt động kháng chiến nên không được hưởng quyền ưu tiên.

 

Như vậy khi tham gia tuyển sinh em chỉ được điểm ưu tiên khu vực. Với việc thuộc khu vực ưu tiên KV2-NT thì em được cộng 1 điểm vào kết quả thi.

 

***

 

HỎI: Bố của em là thương binh, em không biết cần có những giấy tờ cần thiết gì để được hưởng ưu tiên theo quy định tuyển sinh ĐH, CĐ? Em là con bệnh binh thuộc diện chính sách mất sức lao động 61%. Vậy nếu em học đại học dân lập thì có phải đóng học phí và được hưởng chế độ chính sách như thế nào trong quá trình học?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh là đối tượng ưu tiên (con thương binh, liệt sĩ…) khi làm hồ sơ sẽ nộp kèm những giấy tờ chứng minh diện ưu tiên của mình. Bạn sẽ phải nộp kèm bản sao giấy chứng nhận thương binh, liệt sĩ, bệnh binh…; khai sinh, hộ khẩu (để chứng minh quan hệ của thí sinh với cha hoặc mẹ) người thuộc diện chính sách.

 

Theo quy định hiện hành, SV thuộc diện gia đình chính sách sẽ đóng đầy đủ học phí cho nhà trường (kể cả trường công lập). SV sẽ được nhà trường xác nhận là SV đang theo học tại trường đã đóng học phí, sau đó SV liên hệ Phòng lao động - thương binh & xã hội địa phương (nơi cư trú) để được giải quyết hoàn lại khoản tiền được hưởng theo quy định.

 

***

 

HỎI: Em đang học ĐH, em muốn thi lại ĐH 2012, năm ngoái thuộc KV2NT, năm nay thi lại em có được hưởng điểm ưu tiên của KV2NT nữa không? Nếu có em có cần xác nhận của trường THPT đã học không? Con cán bộ bị tai nạn lao động 41% có được ưu tiên không? Nếu có em phải làm thủ tục nhu thế nào để được ưu tiên?

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì điểm ưu tiên khu vực được tính theo nơi cư trú của trường THPT mà thí sinh theo học trước đó. Quy định này áp dụng đối với cả thí sinh tự do và thí sinh đang học THPT.

 

Khi làm hồ sơ ĐKDT thì sẽ có mục ghi tên trường THPT theo học trước đó cùng theo mã trường. Thông qua việc này thì phần mềm tuyển sinh sẽ biết được thí sinh thuộc khu vực ưu tiên nào. Chính vì thế em không cần phải có giấy xác nhận của trường THPT mà em đã theo học. Nếu em cố tình khai man thông tin thì việc hậu kiểm rất đơn giản để phát hiện ra và lúc đó sẽ bị xử lý trước pháp luật.

 

Chưa có một quy định nào nói là con của cán bộ bị tai nạn lao động được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh. Chính vì thế em không thuộc diện đối tượng ưu tiên nào cả.

 

***

 

HỎI: Tôi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, khi đi thi ĐH tôi có được cộng điểm ưu tiên của người phục vụ quân đội đồng thời với KV2 NT không?

 

TRẢ LỜI: Bạn được cộng điểm theo khu vực bạn phục vụ quân đội chứ không theo khu vực bạn đã tốt nghiệp THPT.

 

***

 

HỎI: Hiện em là bộ đội mới xuất ngũ, em muốn làm thủ tục ĐKDT vào các trường dân sự thì em có được hưởng ưu tiên gì không và được thì điểm ưu tiên là bao nhiêu? Em có thời gian công tác là 24 tháng và em mới xuất ngũ ngày 26/01/2012. Em học THPT ở KV2-NT. Như thế thì em được hưởng những diện ưu tiên gì? Em xin chân thành cám ơn!

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh thì quân nhân hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên (và thời gian từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày thi không quá 18 tháng) thuộc đối tượng ưu tiên 03, tức là được hưởng 2 điểm ưu tiên. Ngoài ra, nếu bạn học THPT ở KV2-NT thì hưởng 1 điểm ưu tiên khu vực. Như vậy bạn được tổng cộng 3 điểm ưu tiên. Để được tính điểm ưu tiên đối tượng, bạn phải nộp kèm bản sao quyết định xuất ngũ. Đối với ưu tiên theo khu vực thì không cần phải nộp thêm giấy tờ gì.

 

***

 

HỎI: Em gái em đang là HS lớp 12, năm nay sẽ thi ĐH. Năm học lớp 11 em gái em đã đạt giải 3 quốc gia môn Tin học. Năm nay, em muốn thi đại học khối A. Vậy em muốn hỏi là khi thi đại học em gái em có được ưu tiên khi đạt giải quốc gia không? Nếu được ưu tiên thì ưu tiên như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Theo qui định Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành: Kết quả thi chọn học sinh giỏi của những học sinh chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu cho kì tuyển sinh ĐH, CĐ năm kế tiếp. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học các ngành đúng hoặc ngành gần với môn thí sinh đoạt giải.

 

Như vậy, em gái em đạt giải 3 quốc gia môn Tin học thì sẽ được tuyển thẳng và đại học nếu đăng ký vào dự thi vào một trong các ngành sau: SP Tin học, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính. Ngoài ra nếu không sử dụng quyền được tuyển thẳng thì sẽ được ưu tiên xét tuyển nếu tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 và đạt kết quả thi từ điểm sàn ĐH trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Điểm cộng ưu tiên chi tiết em tham khảo thêm thông tin tại trường có nguyện vọng theo học nhé. 

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi là đơn xin hưởng ưu đãi trong giáo dục đươc xác nhận năm 2011 thì có sử dụng trong việc làm hồ sơ thi đại học năm 2012 để được cộng điểm ưu tiên hay không? Vì em ở xa nhà nên việc xin xác nhận lại đơn "xin hưởng ưu đãi trong giáo dục"ở phòng lao động thương binh xã hội huyện là rất vất vả. Em kính mong ban tư vấn trả lời cho em để em có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh năm nay?

 

TRẢ LỜI: Do em không nói rõ là em thuộc diện ưu đãi trong giáo dục cụ thể là gì (thuộc con gia đình chính sách hay thuộc diện gia đình khó khăn) nên rất khó đưa ra lời giải đáp chính xác.

 

Nếu em thuộc diện ưu tiên nằm trong nhón đối tượng mà quy chế ban hành thì em bắt buộc phải có giấy tờ xác nhận về diện ưu tiên đó để nộp cùng hồ sơ ĐKDT. Sau khi trúng tuyển và làm thủ tục nhập trường thì em lại phải xuất trình bản gốc các giấy tờ này để kiểm tra đối chiếu.

 

Nếu em đã được Phòng lao động Thương binh xã hội xác nhận ở năm 2011 thì năm 2012 em vẫn có thể dùng giấy xác nhận đó để nộp hồ sơ ĐKDT.

 

***

 

HỎI: Em có tham gia đi nghĩa vụ quân sự. Năm nay muốn thi đại học với tư cách là thí sinh tự do. Vậy em cần chuẩn bị những gì? Thủ tục giấy tờ ra sao? Em thuộc KV1, dân tộc, và em có được hưởng ưu tiên gì khác không?

 

TRẢ LỜI: Trước tiên em cần mua một bộ hồ sơ ĐKD. Trong hồ sơ ĐKDT có phiếu số 1 và số 2. Em cần phải điển đầy đủ thông tin trên cả hai giấy này (mặt sau của mỗi phiếu đều có hướng dẫn ghi rất rõ). Sau khi điền xong hồ sơ thì em nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi gần mình cư trú hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ em muốn dự thi.

 

Điểm ưu tiên khu vực không tính theo hộ khẩu thường trú mà tính theo trường THPT mà em theo học trước đó. Chính vì thế em cần phải kiểm tra lại xem trường THPT của mình thuộc khu vực nào.

 

Theo quy chế tuyển sinh thì chỉ có những thí sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì mới thuộc đối tượng ưu tiên 01 nhóm ưu tiên 1.

 

Đối với tuyển sinh thì thí sinh được hưởng cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với những thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên khác nhau thì chỉ được hưởng mức ưu tiên cao nhất mà thôi.

 

***

 

HỎI: Hiện nay em đang sống và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nhưng em sinh và đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại Phú Thọ trước đó. Năm nay em muốn đăng ký dự thi đại học vậy em muốn hỏi: Em phải xin dấu xác nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển ở đâu? Em có còn thuộc dạng ưu tiên dân tộc thiểu số nữa không? (Em thuộc dân tộc Mường). Bộ giáo dục và đào tạo có quy định về giới hạn độ tuổi thi đại học không?

 

TRẢ LỜI: Hồ sơ ĐKDT thì em xin xác nhận tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú, cụ thể ở đây là Hà Nội.

 

Theo quy chế tuyển sinh thì nếu thí sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thí sẽ được hưởng chế độ ưu tiên đối tượng 01 nhóm ưu tiên 1. Do đó em chỉ cần kiểm tra lại nếu bố mẹ mình là người dân tộc thiểu số thì dù gia đình em có chuyển đi đâu quyền lợi vẫn được giữ nguyên.

 

Hiện nay chưa có quy định nào khống chế độ tuổi dự thi ĐH. Tất cả những thí sinh đáp ứng được điều kiện dự thi (có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự…).

 


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 10
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Làm hồ sơ dự thi và nộp hồ sơ

HỎI: Em muốn đăng ký NV1 vào các trường tổ chức xét tuyển chứ không tổ chức thi nhưng em không biết thủ tục và cách thức ra sao cả . Xin tư vấn cho em các điều kiện cần thiết để nộp NV1 vào trường không tổ chức thi ? Kết quả thì em phải thi ở trường khác ạ ?

 

TRẢ LỜI: Nếu bạn muốn đăng ký NV1 vào 1 trường ĐH không tổ chức thi thì bạn phải mượn 1 trường ĐH có tổ chức thi khối thi đó để thi và lấy điểm xét. Cách làm như sau:

 

Ở mục số 2 trong phiếu ĐKDT bạn ghi tên trường mà bạn mượn để thi, ký hiệu trường, khối thi. Riêng mã ngành thì không ghi.

 

Ở mục số 3 ngay phía dưới, bạn ghi tên trường mà bạn muốn học, ký hiệu trường, khối thi (trùng với khối thi ghi ở mục số 2) và mã trường mà bạn muốn đăng ký NV1.

 

Hồ sơ nộp ở trường THPT, sở GDĐT hoặc tại trường mà bạn mượn để thi (lưu ý: photocopy thêm 1 bản phiếu số 1) . Sau khi thi xong, trường này sẽ chấm điểm và gửi kết quả về trường mà bạn đăng ký NV1 để xét tuyển.

 

***

 

HỎI: Năm nay em muốn thi lại, vậy cho em hỏi: Đối với thí sinh tự do như em thì cần những loại giấy tờ gì để có thể dự thi tuyển sinh? Em có nghe nói: “Khi làm hồ sơ đăng kí dự thi em có thể xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương” vậy thì loại giấy gì cần dấu xác nhận của địa phương?

 

TRẢ LỜI: Về cơ bản thì thủ tục dự thi lại ĐH, CĐ không khác gì so với lần đầu em ĐKDT. Để được dự thi em chỉ cần mua một bồ hồ sơ ĐKDT và điền đủ thông tin sau đó nộp theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT theo đúng thời gian quy định.

 

Em lưu ý điểm này: Mỗi bộ hồ sơ ĐKDT sẽ gồm một túi đựng hồ sơ và hai phiếu ĐKDT. Trên mặt trước của túi đựng hồ sơ có mục yêu cầu xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc của chính quyền địa phương. Nhiệm vụ của em là phải xin dấu xác nhận vào phần này.

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi em là thí sinh miền Bắc có được đăng ký NV1(NV2) ở trường ĐH nào đó trong miền Nam được không ạ ? Em gửi hồ sơ đăng ký dự thi qua đường bưu điện vào miền Nam được không ạ? Và hồ sơ bao gồm những gì ? Em xin cảm ơn nhiều ạ !

 

TRẢ LỜI: Các thí sinh ở miền Bắc vẫn có thể lựa chọn các trường ĐH ở phía Nam có vùng tuyển sinh toàn quốc để đăng ký thi tuyển NV1 hoặc xét tuyển NV2, NV3. Hồ sơ tuyển sinh có thể nộp tại sở GDĐT nơi cư trú (nếu là thí sinh tự do), hoặc nộp trực tiếp tại trường mình muốn dự thi. Các trường không nhận hồ sơ đăng ký dự thi qua đường bưu điện. Vì vậy bạn có thể làm và xác nhận hồ sơ tại nơi cư trú (hoặc trường THPT bạn đang học), sau đó gửi cho người thân (ở gần trường đăng ký dự thi) nhờ họ mang đến nộp trực tiếp tại trường (từ 17/4 đến 23/4/2012). Hồ sơ dự thi theo mẫu thông nhất chung của Bộ GD&ĐT, bạn có thể mua ở các nhà sách, ở các trường THPT  hoặc ở sở GĐĐT.

 

***

 

HỎI: Hiện tại em được biết là thí sinh dự thi Đại học, Cao đẳng được phép làm nhiều hồ sơ để dự thi. Đồng nghĩa là có được nhiều phiếu dự thi, để sau đó có thể chọn lại 1 trường để thi. Nhưng trường THPT ở tỉnh em chỉ cho phép chúng em làm mỗi khối 1 hồ sơ, nhằm “hạn chế hồ sơ ảo, làm giảm tỉ lệ của trường”, vậy em muốn hỏi: Mua thêm hồ sơ ở đâu? Làm xong hồ sơ thì nộp ở đâu, cần thêm những thủ tục gì nữa không? ( Sau khi đã nộp 2 hồ sơ cho trường nơi em học)

 

TRẢ LỜI: Để mua thêm hồ sơ ĐKDT thì em có thể liên hệ với Sở GD-ĐT hoặc các đại lý sách báo gần mình cư trú. Khi mua hồ sơ em cần lưu ý mua hồ sơ theo mẫu mới năm 2012 (có 7 ô để ghi mã ngành).

 

Đối với thí sinh đang học THPT thì nộp hồ sơ theo trường THPT mình đang theo học, không nộp theo tuyến Phòng, Sở. Trong trường hợp em muốn nộp thêm thì đến trực tiếp các trường ĐH, CĐ để nộp.

 

Khi nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ em nên chú ý đến mã đơn vị ĐKDT (mã này quy định chung là 99, chứ không phải mã ghi trong hồ sơ nộp cho trường THPT)

 

***

 

HỎI: Mục 3 trên hồ sơ đăng ký dự thi có phải là nơi ghi nguyện vọng 2 không? Ở mục 3 hồ sơ đăng ký dự thi ĐH phải ghi thế nào cho đúng?

 

TRẢ LỜI: Khi làm hồ sơ, cần lưu ý ghi đúng mục số 2 và mục số 3. Nếu thí sinh có nguyện vọng học đúng ngành, đúng trường mình dự thi ở mục số 2 chỉ cần ghi đầy đủ ký hiệu trường dự thi, khối thi, mã ngành mình có nguyện vọng học; mục 3 bỏ trống. Nếu thí sinh có nguyện vọng học ở các trường không tổ chức thi (hoặc bậc CĐ các trường ĐH), ở mục 2 ghi ký hiệu trường mình sẽ dự thi và khối thi, không ghi mã ngành; ở mục 3 ghi đầy đủ ký hiệu trường, mã ngành (nơi mình có nguyện vọng học) và ghi khối thi giống với khối thi ghi trên mục 2.

 

***

 

HỎI: Mỗi thí sinh được dự thi tối đa bao nhiêu trường và có thể nộp tối đa bao nhiêu hồ sơ?

 

TRẢ LỜI: Mỗi thí sinh có thể dự thi tối đa ba trường ĐH, CĐ ứng với ba đợt thi do Bộ GD-ĐT quy định. Bộ không khống chế số hồ sơ đăng ký dự thi. Ở mỗi đợt thi, thí sinh có thể nộp nhiều bộ hồ sơ. Ứng với mỗi bộ hồ sơ, thí sinh sẽ nhận được một giấy báo thi với một số báo danh riêng. Thí sinh đi thi với số báo danh nào sẽ được xét tuyển theo hồ sơ ứng với số báo danh ấy, những hồ sơ còn lại được xếp theo diện bỏ thi.

 

***

 

 

HỎI: Em là một thí sinh tự do đang làm việc ở TPHCM. Năm nay em muốn dự thi lại ĐH thì cần chuẩn bị những gì? Những điểm lưu ý đặc biệt khi làm hồ sơ ĐKDT ra sao?

 

TRẢ LỜI: Về cơ bản thì quy trình chuẩn bị không khác nhiều so với năm đầu em dự thi. Trước tiên em cần phải tham khảo những thông tin về ngành nghề, phương thức tuyển sinh, khối dự thi…của các trường (có thể tham khảo ngay tại website thongtintuyensinh.vn, website của các trường hoặc trong cuốn  “Những điều cần biết…”. Cuốn cẩm nang này được phát hành vào giữa tháng 3.

 

Sau khi tham khảo đầy đủ thông tin em phải mua một bộ hồ sơ ĐKDT và điền theo yêu cầu của mẫu sau đó xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú. Hoàn thành xong khâu này em có thể nộp hồ sơ theo tuyển Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ theo đúng thời gian quy định. Ngoài ra nếu em đang ở TPHCM thì có thể nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng đại diện của Bộ GD-ĐT ở TPHCM.

 

Về phần hồ sơ thì em chỉ cần lưu ý một số điểm chính sau: Về mã trường THPT em nên tham khảo lại để tránh việc Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh nhưng vẫn dùng lại của các năm trước. Về mã đơn vị ĐKDT thì cần phải đặc biệt lưu ý đến mã dành cho thí sinh tự do và mã dành cho thí sinh vãng lai.

 

Mã đơn vị ĐKDT dành cho thí sinh tự do áp dụng cho những thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nhưng lại có hộ khẩu thường trú ở địa phương đó. Mã vãng lai áp dụng cho những thí sinh ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nhưng lại không có hộ khẩu thường trú tại đây.

 

Ngoài ra khi nộp hồ sơ ĐKDT tại Văn phòng đại diện của Bộ hoặc trực tiếp các trường ĐH, CĐ sẽ có những mã quy định riêng. Em có thể tham khảo trực tiếp các quy định về mã đơn vị ĐKDT ở phần cuối cuốn “Những điều cần biết… năm 2012”.

 

***

 

HỎI: Tôi đã tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ tiếng Anh năm 1996. Nay tôi muốn nộp đơn thi vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khối H thì phải làm hồ sơ như thế nào, gồm những giấy tờ gì và nộp ở đâu? Tôi lớn tuổi như thế liệu ĐH Kiến trúc có chấp nhận người học lớn tuổi không? Tôi không muốn học hệ tại chức.

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế, thi ĐH-CĐ không giới hạn độ tuổi, chỉ trừ các trường thuộc khối quốc phòng, công an, kiểm sát, một số ngành năng khiếu mới quy định hạn chế tuổi. Nếu bạn muốn học hệ chính quy ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2012, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 23/4/2012.   

 

***

 

HỎI: Em là thí sinh tự do và đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH. Tuy nhiên, em có băn khoăn năm ngoái khi học lớp 12 em đăng kí mua hồ sơ tại trường THPT thì bên ngoài túi hồ sơ có dấu đỏ của sở GD-DT nhưng năm nay em mua hồ sơ tại hiệu sách và không thấy có dấu này nhưng em đã nộp hồ sơ ( không có dấu của sở hay bộ) thì có làm sao?

 

TRẢ LỜI: Hồ sơ đăng ký dự thi không qui định có đóng dấu của Sở GD-ĐT, chỉ yêu cầu đúng mẫu theo qui định chung. Trong túi đựng có tờ phiếu số 1 và số 2, cán bộ thu nhận hồ sơ sau khi nhận phải xác nhận việc em đã nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh vào tờ số 2 và giao lại cho em, lỡ sảy ra thất lạc hoặc sai sót thì có bằng chứng xem xét giải quyết.

 

***

 

HỎI: Cháu tôi định làm hai bộ hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT). Trong đó bao gồm một bộ dành cho trường tổ chức thi và một bộ dành cho trường không tổ chức thi.

 

- Bộ thứ nhất, cháu tôi muốn đăng ký nguyện vọng một học tại Trường ĐH Mở Tp.HCM, ngành Quản trị kinh doanh khối D1.                    

 

- Bộ thứ hai, cháu nó muốn đăng ký cũng nguyện vọng một học tại Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM (trường không tổ chức thi), ngành Quản trị kinh doanh khối D1. Nhưng ở mục 2 của bộ này, cháu tôi đăng ký Trường ĐH Mở Tp. HCM là trường cháu sẽ thi nhờ. Vậy việc này có dẫn đến vấn đề gì rắc rối không?

 

Nếu điểm của cháu nó không đạt được mức bằng hoặc lớn hơn điểm chuẩn của Trường ĐH Mở Tp. HCM nhưng đạt được mức bằng hoặc lớn hơn điểm chuẩn của Trường ĐH Ngọai ngữ - Tin học Tp. HCM thì cháu nó có được học tại trường này không?

 

TRẢ LỜI: Khi cháu nộp 2 bộ hồ sơ đăng kí dự thi, đương nhiên cháu sẽ nhận được 2 giấy báo dự thi. Cháu sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 nguyện vọng:

 

Hoặc là dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Mở Tp. HCM nếu đủ điểm trúng tuyển thì sẽ nhập học. Hoặc là dự thi "nhờ" Trường ĐH Mở Tp. HCM lấy kết quả vào học Trường ĐH Ngoại ngữ- Tin học Tp.HCM.

 

Khi xác định thi "nhờ" (Trường ĐH Mở Tp. HCM) để lấy kết quả xét tuyển vào trường khác (Trường ĐH Ngoại ngữ- Tin học Tp.HCM), nếu đủ điểm vào trường thi nhờ cũng không được nhập học. Mà kết quả đó sẽ được chuyển sang trường có nguyện vọng 1 để xét tuyển. 

 

Trường không tổ chức thi không nhận hồ sơ đăng ký dự thi.

 

***

 

HỎI: Em là thí sinh tự do. Em muốn mua bộ hồ sơ ĐKDT nhưng không biết phải mua ở đâu. Tại các hiệu sách em đến, họ chỉ bán những bộ hồ sơ mà " túi đựng hồ sơ " không có dấu xác nhận của Bộ GD-ĐT. Còn " tờ phiếu số 1 và số 2 " đều có dấu xác nhận của Bộ . Người bán nói rằng năm nay" túi đựng hồ sơ " không có dấu, em nộp hồ sơ ở đâu thì được đóng dấu lên mặt trước "túi đựng hồ sơ " ở đó. Khi em mang hồ sơ ra sở công an xin xác nhận thì công an bảo rằng hồ sơ của em không hợp lệ . Vậy bộ hồ sơ như trên có hợp lệ không và em phải mua bộ hồ sơ đúng quy định ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Phiếu đăng ký dự thi ĐH, CĐ do các Sở GD-ĐT các địa phương phát hành; trong túi phiếu đăng ký dự thi đại học, cao đẳng có tờ phiếu số 1 và số 2. Mẫu này được sử dụng trong toàn quốc, không có dấu xác nhận của bất cứ cơ quan nào. Em có thể mua ngay tại trường nơi em đang học lớp 12 THPT, nếu là thí sinh tự do em có thể mua tại các phòng Giáo dục chuyên nghiệp, nơi thu nhận hồ sơ đăng kí dự thi của thí sinh tự do.

 

***

 

HỎI: Em có thể mượn một trường CĐ có tổ chức thi để thi CĐ không tổ chức thi được không? Nếu thông tin từ trường CĐ không tổ chức thi cho biết chỉ xét điểm của thí sinh dự thi ĐH thì mình không thể mượn trường CĐ đúng không?

 

TRẢ LỜI: Em phải đọc kĩ những thông tin tuyển sinh của những trường mà em có nguyện vọng học. Có những trường xét kết quả của những thí sinh đã dự thi CĐ theo đề chung của Bộ GD-ĐT, có những trường chỉ xét điểm của những thí sinh đã dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển.

 

***

 

HỎI: Em muốn đăng ký nguyện vọng 1 vào 1 trường ĐH phía Nam, nhưng em không biết có được thi tại địa điểm ở phía Bắc không? Thủ tục như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Năm 2012, Bộ GD-ĐT tổ chức bốn cụm thi quốc gia cho các đối tượng dự thi như sau:

 

- Cụm thi tại thành phố Hải Phòng: Dành cho thí sinh thi vào Trường Đại học Hàng hải và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội. Cụm thi này do Trường ĐH Hàng hải chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

 

- Cụm thi tại thành phố Vinh: Dành cho thí sinh thi vào Trường Đại học Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cụm thi này do Trường ĐH Vinh chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

 

- Cụm thi tại thành phố Quy Nhơn: Dành cho thí sinh thi vào Trường Đại học Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội và Tp.HCM. Cụm thi này do Trường Đại học Quy Nhơn chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

 

- Cụm thi tại thành phố Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 9 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Cụm thi này do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

 

Riêng thí sinh của các tỉnh thuộc địa bàn dự thi tại các cụm thi nhưng đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối quốc phòng và công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là các trường/ngành đào tạo thể dục thể thao, nghệ thuật, mỹ thuật, nhạc, họa, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, văn hóa quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.

 

Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (TP) được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh (TP) khác, thí sinh tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.

 

Do vậy, nếu em ở ngoài Bắc (từ Thanh Hóa trở ra) muốn thi trường trong TP.HCM (trường đó có tổ chức thi) chỉ còn cách em phải vào đó dự thi. Em cũng có thể chọn trường không tổ chức thi trong Nam rồi đăng ký thi "nhờ" một trường ĐH phía Bắc cùng khối thi, trong vùng tuyển để lấy kết quả xét tuyển.

 

***

 

HỎI: Là thí sinh tự do, tôi có thể xin xác nhận hồ sơ ở trường THPT nơi tôi đã học được không?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh tự do xác nhận hồ sơ theo địa bàn hộ khẩu.

 

***

 

HỎI: Xin cho em hỏi, em muốn thi vào Trường đại học Cảnh sát khối C. Mà hiện nay em đang học lớp 12. Em có nghe nói 1 trong những điều kiện ĐKDT là phải có điểm trung bình 3 môn Văn- Sử- Địa là trên 6,0, còn lại các môn khác không có môn nào bị dưới trung bình và phải có hạnh kiểm Khá trở lên không?

 

Thế thì trong hồ sơ em phải xin bảng điểm xác nhận của nhà trường hay phải xin học bạ bản sao để nộp vì bây giờ em mới đang học học kỳ 2 lớp 12 thì bảng điểm chỉ có kết quả học tập của học kỳ 1 thôi. Thế thì cuối năm học lớp 12 này em có phải nộp bổ sung tiếp kết quả của học kỳ 2 lớp 12 nữa không?

 

TRẢ LỜI: Đúng như em nói. Khi tham dự thi vào khối các trường công an thì em bắt buộc phải sơ tuyển tại Công an tỉnh nơi mình có đăng ký hộ khẩu thường trú.  

 

Để được tham gia sơ tuyển thì thí sinh phải có điểm học tập trung bình các môn dự thi đạt từ 6,0 trở lên.

 

Theo quy định của ngành thì thí sinh chỉ cần xin điểm xác nhận điểm trung bình 3 môn thi ở học kì 1 là được. Sở dĩ đưa ra quy định này là do khối các trường công an luôn có điểm chuẩn khá cao, nên những thí sinh có học lực trung bình thì không thể trúng tuyển được. Chính vì thế ngành đưa ra quy định này nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đánh giá nhìn nhận lại trước khi dự thi. Ngoài ra cách làm này cũng tránh việc đăng ký sơ tuyển tràn lan.

 

***

 

HỎI: Năm nay em muốn thi vào Học viện Hải quân nhưng em ở Hà Nội, rất xa trường này. Em muốn hỏi là em có thể nộp hồ sơ đăng kí vào Học viện Hải quân nhưng muốn thi tại một trường khác ở gần nhà có được không?

 

TRẢ LỜI: Học viện Hải quân là trường thuộc lực lượng vũ trang và là trường có tổ chức thi. Em muốn thi vào Học viện Hải quân, cần liên hệ trực tiếp với Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã nơi em đang cư trú để tìm hiểu mọi chi tiết về điều kiện, thủ tục đăng kí dự thi và dự thi.

 

***

 

HỎI: Em đang là học sinh lớp 12 của tỉnh Sóc Trăng, muốn thi vào một trường ĐH tại TPHCM, theo quy định em phải thi ở cụm Cần Thơ, nhưng em lại muốn thi tại TPHCM để có đủ thời gian thi các ngành năng khiếu. Vậy nếu chuyển cụm thi từ Cần Thơ lên TPHCM em phải làm thế nào?

 

TRẢ LỜI: Nếu muốn thi tại TPHCM, thí sinh phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trường (từ ngày 17 đến 23/4/2012) và trong hồ sơ, thí sinh bỏ trống phần cụm thi.

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 11
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Sinh viên muốn thi lại đại học & cao đẳng

HỎI: Cho em hỏi, em là sinh viên năm thứ 2 của trường CĐ, năm nay em muốn thi ĐH lại thì phải làm hồ sơ như thế nào? Em có cần xin xác nhận của trường hay không, nếu xin thì được trường chấp nhận không? Em có cần xin xác nhận của địa phương em đang thường trú không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định, sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn dự thi lại thì phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Chỉ khi có xác nhận của nhà trường đồng ý cho em thi lại thì hồ sơ ĐKDT mới hợp lệ.

 

Tuy nhiên nếu em quyết định thôi học trước thời điểm làm hồ sơ ĐKDT thì không cần phải xin xác nhận. Lúc đó em sẽ trở thành một thí sinh tự do và sẽ nộp hồ sơ theo ĐKDT theo quy định của tuyển Phòng, Sở GD-ĐT hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.

 

Đối với việc xin dấu thì dù em thuộc diện được nhà trường đồng ý cho thi lại hoặc là thí sinh tự do đều cần xin xác nhận của địa phương, nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú.

 

***

 

HỎI: Em hiện đang là sinh viên ĐH năm thứ 2. Năm nay em muốn thi lại ĐH, vậy em phải xin xác nhận của trường đang học phải không? Em có phải mang hồ sơ về địa phương để chứng không? Nếu em thi đậu thì em có được chuyển điểm năm học đầu sang trường mới?

 

TRẢ LỜI: Em phải xin phép và được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường nơi em đang học. Nếu được chấp thuận nhà trường sẽ hướng dẫn thủ tục cho em. Việc có được bảo lưu các môn đã học phụ thuộc vào ngành mà em đang học với ngành của trường em đang muốn học lại.

 

***

 

HỎI:  Hiện tại em đang theo học năm nhất 1 trường ĐH (hệ tại chức). Vậy em có được tham gia kỳ thi tuyển sinh năm 2012?

 

TRẢ LỜI: Sinh viên hệ tại chức (vừa làm vừa học) đối tượng tuyển sinh là những người đang làm việc trong các thành phần kinh tế... Như vậy, việc tham gia dự thi vào hệ tập trung phụ thuộc vào yêu cầu của đơn vị quản lí, sử dụng lao động.

 

***

 

HỎI: Em là sinh viên đang học tại 1 trường ĐH ở TP.HCM. Năm nay em muốn thi lại thì làm những hồ sơ gì để được dự thi. Hồ sơ cần phải xác nhận những gì và xác nhận ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui đã qui định: Những người thuộc diện dưới đây không được dự thi: “Học sinh, sinh viên chưa được hiệu trưởng cho phép dự thi;...” .

 

Nếu em được hiệu trưởng trường đang học cho phép (nghĩa là em phải xin ý kiến của hiệu trưởng) dự thi thì em sẽ khai hồ sơ đăng kí dự thi và nộp tại địa điểm theo qui định của Sở GD-ĐT TP.HCM. Đồng thời, hồ sơ đăng kí dự thi phải có xác nhận của địa phương tại nơi em đang cư trú.

 

***

 

HỎI: Hiện tại em đang là sinh viên năm thứ 4 (năm cuối), nhưng em bị nợ học phần mà vẫn được thi tốt nghiệp, nhưng em sẽ được lấy bằng tốt nghiệp sau khi trả nợ học phần xong (tức là năm sau em mới được cấp bằng). Em muốn đăng ký dự thi tuyển sinh đại học năm nay để học 1 ngành khác vào 1 trường đại học khác, vậy em có thuộc vào trường hợp sinh viên thi lại đại học hay không? Em có thể đăng ký dự thi với hình thức thí sinh tự do được không?


TRẢ LỜI: Vào thời điểm này có thể coi là cơ bản em đã hoàn thành khóa học. Chính vì thế sự phụ thuộc của em đến nhà trường là không còn nhiều. Vì thế cũng sẽ không có nhiều ràng buộc khi em đăng ký dự thi lại. Nói cách khác là với trường hợp của em thì không cần phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường mà hãy xem mình là một thí sinh tự do để ĐKDT lại ĐH.


Sở dĩ quy chế quy định việc sinh viên thi lại phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường nhằm mục đích ổn định chỉ tiêu đào tạo của các trường và tránh lãng phí cho nhà nước.

 

***

 

HỎI: Năm 2011 em thi đậu vào một trường ĐH. Sau khi học được 2 tháng, em nhận thấy ngành mình học không phù hợp nên đã xin gia đình cho nghỉ học. Và em đã nghỉ học nhưng không thông báo cho nhà trường. Vì nghĩ hồ sơ nhập học là bản copy nên em không rút. Năm nay, em thi lại nhưng lại sợ vi phạm vì lý do đã tự ý bỏ học. Vậy em phải làm gì để được thi ĐH?

 

TRẢ LỜI: Việc em tự ý nghỉ học, không xin phép nhà trường là em đã vi phạm qui chế quản lí học sinh, sinh viên.

 

Để có thể tiếp tục dự thi ĐH năm nay, em làm đơn xin thôi học, nêu rõ lí do, có ý kiến xác nhận của gia đình, địa phương nơi em cư trú, nộp cho nhà trường mà em đã học để làm thủ tục thôi học.

 

***

 

HỎI: Em là sinh viên năm nhất Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Hiện em đã bảo lưu kết quả học tập tới tháng 8/2012. Năm nay em muốn thi lại ĐH vào trường Y. Vậy có nhất thiết phải được trường ĐH đang học xác nhận không? Em phải mua hồ sơ đăng ký dự thi ở đâu? Địa điểm nộp hồ sơ?

 

TRẢ LỜI: Thực tế em đang là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Vì vậy em muốn thi lại sang học ngành Y là không đúng với qui định của Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui.

 

Việc mua hồ sơ đăng kí dự thi, địa điểm nộp hồ sơ đăng kí dự thi của những thí sinh tự do theo qui định của Sở GD-ĐT.

 

***

 

HỎI: Đang là sinh viên và muốn thi lại ĐH. Cho em hỏi, nếu xin được xác nhận của hiệu trưởng trường đang học thì có được nghỉ chương trình đang học để chú tâm vào việc ôn luyện hay vẫn phải học tiếp? Còn nếu hiệu trưởng không đồng ý thì em xin bảo lưu kết quả 1 học kỳ được không?

 

TRẢ LỜI: Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành đã qui định: Những người thuộc diện sau đây không được dự thi ĐH, CĐ “Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học”. Vì vậy muốn được thi ĐH đương nhiên phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường mà em đang học.

 

Nguyện vọng tiếp theo, em trực tiếp liên hệ với nhà trường nơi em đang theo học để giải quyết.

 

***

 

HỎI: Em đang là sinh viên của Trường ĐH Xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình học tại trường em cảm thấy mình không phù hợp với chương trình đạo tạo kĩ sư P.F.I.E.V mà em đang theo học. Em đang có ý định thi lại ĐH vào năm 2012 này. Bây giờ đã đến lúc làm hồ sơ ĐKDT rồi. Em không biết có phải xin phép nhà trường hay không và khi thi lại thì em sẽ nộp hồ sơ tại đâu?

 

TRẢ LỜI: Đương nhiên em phải xin phép nhà trường, nếu có nguyện vọng thi lại ĐH. Nếu được hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng đồng ý, em làm hồ sơ đăng ký dự thi như những thí sinh tự do khác.

 

Việc nộp hồ sơ đăng kí dự thi em có thể nộp ở những địa điểm theo qui định của Sở GD-ĐT (từ 15/3 đến 16/4) hoặc nộp trực tiếp tại trường em có nguyện vọng dự thi theo thời gian đã qui định (từ 17/4 đến 23/4).

 

***

 

HỎI: Đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Khoa hoc tự nhiên. Năm nay em muốn thi lại ĐH được không. Em ở Quảng Ninh nhưng em muốn nộp hồ sơ tại Hà Nội thì chố mã tỉnh, mã huyện em ghi như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành đã qui định: Những người thuộc diện sau đây không được dự thi ĐH, CĐ “Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học”.

 

Như vậy em đang học năm thứ nhất tại một trường ĐH, sẽ không được dự thi ĐH, CĐ nếu chưa có ý kiến của Hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, nếu được trường đồng ý cho dự thi, việc nộp hồ sơ đăng kí dự thi như những thí sinh tự do khác. Em có thể nộp tại các địa điểm do Sở GD-ĐT Hà Nội qui định (từ 15/3 đến 16/4) hoặc nộp trực tiếp tại trường em có nguyện vọng dự thi theo thời gian đã qui định (từ 17/4 đến 23/4).

 

***

 

HỎI: Em đang học năm nhất 1 trường ĐH, nhưng năm nay em muốn thi lại thì phải xin phép Hiệu trưởng khi nào? Tại TPHCM thì các điểm mua hồ sơ và nộp chỗ nào?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định thì khi sinh viên dự thi lại ĐH phải có giấy xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường đồng ý cho dự thi. Giấy xác nhận này nộp cùng hồ sơ ĐKDT hoặc nộp bổ sung trong ngày đến làm thủ tục dự thi. Chính vì thế em phải xin phép và được sự đồng ý trước khi kì thi diễn ra.

 

Hồ sơ ĐKDT được bán tại các cửa hàng văn phòng phẩm, hiệu sách,… Khi mua em nên chú ý đến các thông tin trong hồ sơ xem có thiếu mục nào hay không để tránh tình trạng mua phải hồ sơ ĐKDT giả. Tốt nhất em nên mua tại Sở GD-ĐT TPHCM hoặc tại Văn phòng đại diện của Bộ GD-DT ở TPHCM.

 

***

 

HỎI: Đang học tại một trường ĐH, muốn thi vào một ngành khác của chính trường này hoặc vào một trường ĐH khác, tôi thi thế nào và có phải bồi thường học phí không? Tôi xác nhận hồ sơ dự thi ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Bạn có thể dự thi nhưng nếu bạn đang học một ngành mà bỏ ngành đó thì phải đền bù học phí. Nếu chỉ học thêm văn bằng 2, bạn không phải thi và không phải đền bù học phí. Nếu bạn thi lại ĐH và vào học cả 2 ngành (ngành cũ đang học và ngành mới) đồng thời bạn cũng không phải đền bù học phí.

 

Trong trường hợp này, bạn là thí sinh tự do và phải xác nhận hồ sơ theo hộ khẩu. Nếu thi vào một trường ĐH khác và bỏ hẳn trường đang học, bạn phải đền bù học phí cho trường ĐH cũ.

 

***

 

HỎI: Theo em được biết từ các anh, chị sinh viên trước họ vẫn đi thi lại ĐH bình thường và khi đỗ vẫn được rút hồ sơ mà trước khi thi không phải xin xác nhận chữ kí của hiệu trưởng. Ngoài ra, khi rút hồ sơ còn phải nộp một khoản tiền từ 5 đến 7 triệu đồng bồi thường cho nhà trường?

 

TRẢ LỜI: Vấn đề em hỏi cũng là thực tế đã diễn ra ở một số trường khi giải quyết cho sinh viên thi lại ĐH. Cụ thể, có trường đồng ý với cam kết sinh viên phải bồi hoàn kinh phí đào tạo (mức cụ thể do trường thông báo với sinh viên). Do vậy, dù muốn hay không thì khi sinh viên có nguyện vọng thi lại ĐH vẫn phải được sự đồng ý của trường đang học để có phương án giải quyết rút hồ sơ. Nếu em cũng có nguyện vọng thi lại thì cứ mạnh dạn đề đạt với nhà trường nhé.


***

 

HỎI: Em đã tốt nghiệp CĐ. Năm nay em có dự định thi lại ĐH. Cho em hỏi: Nếu trúng tuyển, em có phải xin lại giấy chuyển nghĩa vụ quân sự hay không? Vì lúc học CĐ ra trường em đã có giấy "Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự". Em có được đăng ký cùng lúc 2 khoa của một trường (trong trường hợp hai khoa cùng tổ chức thi) hay không?

 

TRẢ LỜI: Em đã ra trường nên không phải xin ý kiến hiệu trưởng. Nếu trúng tuyển ĐH năm nay, em phải xin lại giấy "Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự" để chuyển về trường theo học. Trường hợp nếu 2 khoa cùng một trường tổ chức 2 đợt thi khác nhau em hoàn toàn có thể đăng ký và dự thi.

 

***

 

HỎI: Em đang là sinh viên năm nhất của 1 trường đại học, năm nay em muốn thi lại trường khác, nhưng khi lên xin ý kiến nhà trường thì thầy hiệu trưởng nói phải viết đơn nghỉ học rồi mới được đi thi nếu không sẽ bị xử lí theo quy chế là đuổi học và cấm thi đại học 2 năm liên tiếp có phải không? Nếu em vẫn tiếp tục học trường này nhưng vẫn thi thì có sao không? Em rất lo lắng vì quy chế tuyển sinh này, vì năm trước điểm thi đại học của em cũng tương đối (khối A:19) nhưng không đậu nguyện vọng 1 phải nguyện vọng 2 học trường dân lập mà em không thích.

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế thì sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn được dự thi lại phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Nếu em xác định ngành học không phù hợp với mình thì có thể làm thủ tục thôi học trước khi dự thi.

 

Còn nếu chưa được sự đồng ý của nhà trường mà em dự thi thì nhà trường hoàn toàn có thể can thiệp để em không được phép nhập học ở trường mới và sẽ xử lý em theo quy chế.

 

Tuy nhiên, thực tế nhiều năm cho thấy nhiều bạn sinh viên dự thi lại trong khi chưa được sự đồng ý của Ban giám hiệu đều chưa bị xử lý theo quy chế. Trong trường hợp muốn rút hồ sơ gốc tại trường học trước đó thì các bạn sẽ phải bồi thường một khoản kinh phí đào tạo.

 

Em nên trình bày nguyện vọng của mình với Ban giám hiệu, chắc chắn các thầy sẽ không làm khó dễ em đâu. Việc làm này là cần thiết để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau khi em đã trúng tuyển trường mới.

 

***

 

HỎI: Em hiện là sinh viên của một trường ĐH tư thục, cũng như nhiều bạn trong lớp, em muốn thi lại ĐH. Nhưng khi nghe tư vấn em thấy các anh (chị) nói là phải có sự đồng ý của nhà trường.

 

Em muốn hỏi nếu như nhà trường không đồng ý mà chúng em cứ thi thì sẽ chịu hình thức kỷ luật như thế nào, vì có một số trường ĐH có ý định giữ học sinh?

 

TRẢ LỜI: Quy chế tuyển sinh hiện hành nói rõ là phải có sự đồng ý của hiệu trưởng trường sinh viên đang theo học thì mới được quyền thi lại ĐH. Trong thực tế vẫn có một số ít sinh viên không có sự đồng ý của nhà trường, đi thi lại ĐH với tư cách một thí sinh tự do, sau đó trúng tuyển và đạt được mục đích học ở trường mới trúng tuyển do “trường cũ” không quản lý được sinh viên của trường.

 

Theo chúng tôi, bạn nên hỏi (hoặc nếu ngại bị “lộ sớm” thì nhờ người khác hỏi) phòng đào tạo của nhà trường để biết các hình thức kỷ luật hoặc bồi thường. Chúc bạn có quyết định đúng.

 

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 12
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Chấm thi, điểm thi, phúc khảo bài thi

HỎI: Quy định làm tròn điểm thi như thế nào? Làm tròn theo môn hay tổng điểm 3 môn?

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì không làm tròn điểm ở từng môn thi mà chỉ làm điểm tổng của 3 môn thi.

 

Việc làm tròn này sẽ do máy tính tự động quy đổi theo nguyên tắc lẻ 0,25-0,5 đuợc làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75-1 được làm tròn thành 1 điểm.

 

***

 

HỎI: Em thi khối D1, ngành Tiếng Anh,  môn tiếng Anh em được 5,75. Em muốn hỏi khi nhân hệ số thì có được làm tròn 5,75 thành 6 rồi nhân đôi sau đó cộng với điểm 2 môn Văn và Toán không?

 

TRẢ LỜI: Điểm của từng môn thi không được phép làm tròn. Theo quy chế tuyển sinh thì chỉ có tổng điểm 3 môn của thí sinh mới được làm tròn.

 

Như vậy ở đây em lấy điểm thực của môn ngoại ngữ (5,75) x 2 cộng với điểm 2 môn còn lại nếu thuộc vùng điểm được làm tròn thì sẽ được quy tròn lên.

 

***

 

HỎI: Tôi nghe nói, bài thi trắc nghiệm được làm bằng bút chì thì sẽ dễ sửa chữa và tiêu cực. Vậy, bài trắc nghiệm sẽ chấm như nào để đảm bảo khách quan, công bằng?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bài thi sẽ được chấm bằng hệ thống tự động gồm máy quét và máy tính với phầm mềm chuyên dụng. Điểm bài thi trắc nghiệm được phần mềm máy tính quy về thang điểm 10 như bài thi tự luận.

 

***

 

HỎI: Trong khi thi,  nhiều thí sinh đã điền sai mã đề, số báo danh, thông tin trên phiếu trắc nghiệm không đầy đủ… Vậy những lỗi này sẽ được xử lý như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Trên thực tế, đại bộ phận thí sinh đều đã nắm được và thực hiện đúng các yêu cầu của hình thức thi trắc nghiệm. Tuy vẫn còn có thí sinh ghi và tô sai mã đề, số báo danh... nhưng số lượng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể trên tổng số thí sinh tham gia kỳ thi.

 

Trong quy trình chấm thi trắc nghiệm, những bài thi này sẽ được phát hiện ngay sau khi quét bởi khâu kiểm dò, tùy theo từng bài, có thể sửa ngay các lỗi lôgic (ví dụ thí sinh ghi đúng mã đề nhưng tô sai), hoặc phải đối chiếu bài thi với phiếu thu bài thi để xác định đúng các thông tin trên bài thi của thí sinh.

 

***

 

HỎI: Những bài thi trắc nghiệm máy không chấm được có được rút ra chấm bằng tay hay không?

 

TRẢ LỜI: Tất cả các bài thi trắc nghiệm đều được chấm bằng máy. Sau khâu quét và kiểm dò, dữ liệu của tất cả bài thi được Ban chấm thi lưu trên các file gốc, niêm phong và gửi về Bộ, sau đó Ban chấm thi mới được mở niêm phong đĩa CD chứa các file chấm thi và tiến hành chấm.

 

***

 

HỎI: Thang điểm môn thi trắc nghiệm như thế nào? Điểm sẽ làm tròn từng môn hay là tổng cả 3 môn thi?

 

TRẢ LỜI: Thang điểm các câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm là như nhau. Mỗi bài thi trắc nghiệm sau khi được chấm theo các file chấm của Bộ, sẽ có điểm lẻ đến 0,25, theo đúng quy chế thi hiện hành.

 

Sau khi chấm xong 3 môn thi sẽ chỉ làm tròn tổng 3 môn thi chứ không làm tròn ở mỗi môn thi nữa.Quy định làm tròn sẽ do máy tính tự động làm theo nguyên tắc: Lẻ từ 0,25-0,5 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 trở lên thì làm tròn thành 1.  

 

***

 

HỎI: Theo hướng dẫn chấm thi trắc nghiệm thì khi chuyển đổi từ thang điểm 100 sang thang điểm 10 sẽ được làm tròn đến 0,25. Vậy điểm môn thi trắc nghiệm có bao giờ là 8,2 hay 8,6 không?

 

TRẢ LỜI: Ttrong các file chấm thi do Bộ quy định và gửi tới các ban chấm thi, có file “quy điểm”. File này quy định thống nhất việc chuyển điểm từ thang điểm 100 sang thang điểm 10, điểm của từng bài thi được làm tròn đến 0,25. Do vậy, điểm một bài thi trắc nghiệm không bao giờ là 8,2 hay 8,6.

 

Xin lưu ý, tất cả việc chấm thi, quy điểm đều do phần mềm máy tính thực hiện và được giám sát trực tiếp liên tục của nhiều lực lượng tham gia trong đó có công an PA25.

 

***

 

HỎI: Đối với những thí sinh dùng bút chì để vẽ đồ thị thì có bị coi là đánh dấu bài thi? Những trường hợp này sẽ xử lý ra sao?

 

TRẢ LỜI: Vấn đề này đã được quy định rõ trong  quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy: Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa được dùng bút chì).

 

Việc phát hiện và xử lý cũng đã được quy định rõ trong Quy chế thi hiện hành. Cụ thể như sau: Trước khi chấm, cán bộ chấm thi kiểm tra từng bài xem có đủ số tờ, đủ số phách không và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau, bài có viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi, bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu.

 

Cán bộ chấm thi có trách nhiệm giao những bài thi này cho Trưởng môn chấm thi xử lý thí sinh dự thi vi phạm Quy chế ngay cả khi không có biên bản của Ban Coi thi.

 

Sau khi Trưởng ban Chấm thi đã xem xét và kết luận về các trường hợp vi phạm thì xử lý theo các hình thức:

 

Trừ điểm đối với bài thi: Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và Trưởng môn chấm thi kết luận là lỗi cố ý của thí sinh thì bị trừ 50% điểm toàn bài.

 

Cho điểm (0) đối với những phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thi: Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định; Nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.

 

Đối với những bài thi nhàu nát hoặc nghi có đánh dấu (ví dụ: viết bằng hai thứ mực hoặc có nếp gấp khác thường) thì tổ chức chấm tập thể. Nếu Trưởng môn và hai cán bộ chấm thi xem xét kết luận có bằng chứng tiêu cực thì trừ điểm theo quy định. Nếu do thí sinh khác giằng xé làm nhàu nát thì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhận kết quả.

 

Đối với các môn thi có phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh học theo chương trình trung học phân ban thí điểm hoặc thí sinh học theo chương trình trung học không phân ban. Thí sinh chỉ được làm một phần riêng. Thí sinh nào làm cả hai phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng) bài làm coi như phạm quy và không được chấm điểm phần riêng. Phần chung vẫn được chấm điểm.

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi thời hạn các trường công bố điểm thi của thí sinh. Làm thế nào để biết được điểm nhanh và chính xác nhất?

 

TRẢ LỜI: Sau mỗi đợt thi Bộ GD-ĐT sẽ công bố đáp án, thang điểm chính thức trên mạng internet và trên các báo đài. Cụ thể, khối A sau ngày 5/7; khối B, C, D sau ngày 10/7; hệ CĐ sau ngày 16/7.

 

Trước ngày 20/8, các trường công bố kết quả thi và điểm trúng tuyển đợt 1 trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Trước ngày 25/8 thí sinh đến nơi đã nôp hồ sơ đăng ký dự thi để nhận:

- Giấy báo trúng tuyển đợt 1.

- Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 (nếu không trúng tuyển đợt 1 nhưng có kết quả thi cao hơn điểm sàn CĐ).

- Phiếu báo điểm (nếu kết quả thi thấp hơn điểm sàn CĐ).

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi sau khi mình thi xong thì chừng nào mới biết điểm thi và kết quả xem mình có đậu hay không? Các giấy báo điểm hay chứng nhận trúng tuyển nhận ở đâu?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì các trường công bố kết quả thi trước ngày 31/7 đối với các trường ĐH và trước 5/8 đối với các trường CĐ có tổ chức thi.

 

Sau khi công bố kết quả thi thì các trường chờ Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn sau đó sẽ công bố điểm chuẩn chính thức. Thời gian các trường công bố điểm chuẩn phải trước ngày 15/8.

 

Nếu em thuộc diện trúng tuyển thì giấy báo nhập học sẽ được gửi về thông qua đường bưu điện dựa vào phong thì thư có ghi địa chỉ khi em nộp hồ sơ ĐKDT. Khi nhận được giấy báo nhập học em phải đến nơi mình nộp hồ sơ ĐKDT để nhận giấy báo điểm để đủ giấy tờ khi đến tựu trường.


***

HỎI: Tôi là thí sinh tự do. Trước khi thi, tôi không nhận được giấy báo của trường nên tôi lo kết quả dự thi cũng không nhận được. Vậy làm thế nào để nhận giấy kết quả?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh nộp hồ sơ ở đâu sẽ nhận giấy báo thi và kết quả thi ở đó. Nếu bạn nộp trực tiếp tại trường ĐH, khi nộp hồ sơ trường đã thông báo với thí sinh cách chuyển kết quả thi, thông thường giấy báo kết quả sẽ được gửi theo địa chỉ trên phong bì (thí sinh kèm trong hồ sơ) hoặc gửi theo địa chỉ liên hệ thí sinh ghi trên hồ sơ.

 

Mỗi thí sinh chỉ nhận được hai giấy báo kết quả thi (nhiều trường không giải quyết cấp lại). Tốt nhất bạn nên liên hệ trường gấp để biết mình sẽ nhận giấy báo kết quả ở đâu.

 

***

 

HỎI: Em là thí sinh tự do và nộp hồ sơ tại trường thì em sẽ lấy giấy báo tại trường nơi em nộp hay nhà trường sẽ gửi giấy báo qua bưu điện cho em?

 

TRẢ LỜI: Theo Ban tư vấn được biết thì nhằm tránh thất lạc giấy báo thì các trường sẽ trả giấy báo tại Phòng đào tạo cho những thí sinh đăng ký dự thi trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ. Chính vì thế khoảng sau ngày 10/6 thì em liên hệ với trường để nhận giấy báo nhé.

 

***

 

HỎI: Em vừa biết kết quả thi đại học, em muốn xin phúc khảo bài thi, vậy em  phải làm thủ tục gì?

 

TRẢ LỜI: Ngay sau khi trường công bố thi thí sinh có để làm đơn xin phúc khảo nếu thấy điểm thi của mình không hợp lý.

 

Mẫu đơn xin phúc khảo, lệ phí phúc khảo và thời gian nộp đơn xin phúc khảo thì tốt nhất bạn liên hệ với Phòng đào tạo nhà trường để được hướng dẫn chi tiết.

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi để phúc khảo lại bài thi Đại học có cần phải quy đinh nào không? Có được phúc khảo cả 3 môn không? Lệ phí mỗi môn phúc khảo là bao nhiêu?

 

TRẢ LỜI: Đối với kì thi tuyển sinh ĐH, nếu thí sinh thấy bài làm và điểm thi thực tế chênh nhau thì đều có quyền được phúc khảo bài thì mà không cần điều kiện gì.

 

Thí sinh có thể phúc khảo một môn hay cả 3 môn thi nếu chưa hài lòng với kết quả thi. Lệ phí phúc khảo thông thường là 15.000/môn

 

***

 

HỎI: Cho em hỏi về cách làm đơn phúc khảo: tự viết tay hay là có mẫu sẵn của trường cần phúc khảo?

 

TRẢ LỜI: Mẫu đơn phúc khảo không nhất thiết phải quy chuẩn. Đơn phúc khảo chỉ cần chứa đầy đủ thông tin cần thiết là đều được chấp nhận. Do đó, em có thể lấy theo mẫu đơn của trường hay tự viết theo mẫu riêng. Đơn phúc khảo có thể đánh máy hoặc viết tay.

 

***

 

HỎI: Xin cho biết thời hạn nộp đơn xin phúc khảo bài thi đại học, cao đẳng? Trong đơn xin phúc khảo cần ghi những nội dung gì?

 

TRẢ LỜI: Sau khi công bố điểm thi, hội đồng tuyển sinh chỉ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hóa của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố điểm và phải trả lời thí sinh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn.

 

Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo qui định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm theo qui chế thì hội đồng tuyển sinh hoàn lại khoản lệ phí này cho thí sinh. Thí sinh không phúc khảo các môn năng khiếu.

 

Thông thường thí sinh sẽ mua đơn phúc khảo tại phòng đào tạo của trường dự thi. Tuy nhiên, có những trường không có mẫu đơn nên thí sinh phải tự viết. Thí sinh lưu ý, cần thiết trong đơn phải có các thông tin sau: họ và tên thí sinh, ngày tháng năm sinh, số báo danh, trường dự thi, mã trường, mã ngành, những môn nào đề nghị chấm lại...

 

***

 

HỎI: Xin cho biết những quy định về việc chấm phúc khảo bài thi tuyển sinh ĐH-CĐ.

 

TRẢ LỜI: Trước khi bàn giao bài thi cho ban phúc khảo, ban thư ký hội đồng tuyển sinh tiến hành tra cứu biểu số 3 để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với danh sách theo dõi thí sinh để kiểm tra đối chiếu số tờ giấy thi. Kiểm tra sơ bộ tình trạng bài thi, đối chiếu những phần thí sinh xin phúc khảo trong bài và trong đơn.

 

Cộng lại các điểm thành phần, đối chiếu với điểm đã công bố để phát hiện xem có sai sót hoặc xô phách không. Nếu phát hiện có sự bất thường thì lập biên bản báo cáo để chủ tịch hội đồng tuyển sinh quyết định.

 

Việc phúc khảo mỗi bài thi do hai cán bộ chấm thi thực hiện riêng biệt trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực có màu khác. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và số phách, địa danh bài thi và không được ghép đầu phách... các bước giống như khi chấm thi.

 

Các bài thi sau khi phúc khảo được ban thư ký xử lý như sau: nếu kết quả hai lần chấm giống nhau thì giao bài thi cho trưởng ban phúc khảo qui tròn điểm và ký xác nhận điểm chính thức; nếu kết quả hai lần chấm có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho trưởng ban phúc khảo tổ chức chấm lần ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.

 

Nếu kết quả của hai trong ba lần giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệch nhau thì trưởng ban phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của cả ba lần chấm làm điểm chính thức. Trưởng ban phúc khảo qui tròn điểm rồi ký tên xác nhận.

 

Trong trường hợp phúc khảo bài thi mà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) thì hội đồng tuyển sinh phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ phúc khảo (có ghi biên bản) đối với tất cả bài thi của thí sinh có sự điều chỉnh điểm.

 

Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được trưởng ban phúc khảo trình chủ tịch hội đồng tuyển sinh ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.

 

Kiểm tra kết quả phúc khảo: Sau khi nhận được báo cáo kết quả phúc khảo của HĐTS trường, nếu xét thấy cần thiết, Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo.

 

Đối với các trường ĐH, CĐ, Hội đồng kiểm tra của Bộ do Vụ trưởng Vụ Đại học làm Chủ tịch, Phó Vụ trưởng Vụ Đại học giúp Vụ trưởng theo dõi công tác tuyển sinh làm Phó Chủ tịch và một số thành viên là những cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao không công tác tại trường có bài thi cần kiểm tra.

 

Hội đồng kiểm tra của Bộ GD&ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi. Việc đối thoại giữa Hội đồng kiểm tra phúc khảo với người chấm sơ khảo, phúc khảo do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.

 

Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.

 

***

 

HỎI: Khi so sánh với đáp án thì điểm thi của em bị thấp hơn 2 điểm. Em làm đơn xin phúc khảo nhưng kết quả phúc khảo cũng không thay đổi. Vì sao vậy?

 

TRẢ LỜI: Thông thường mức điểm do các thí sinh tự chấm cho mình sẽ “lạc quan” hơn thực tế khá nhiều. Trung bình cũng khoảng từ 1-3 điểm. Bởi vì khi tự so sánh với đáp án và ba rem của Bộ GD&ĐT công bố, thí sinh thường không chấm cho mình phần trình bày. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các môn xã hội. Trong khi đó, việc chấm thi thật tại các hội đồng thi sẽ có hướng dẫn chấm cho toàn bộ bài thi của thí sinh. Vậy nên, chỉ nên nộp đơn khi có sự chênh lệch lớn giữa điểm thi trường công bố và mức điểm mà thí sinh tự chấm.

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 13
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Nhận giấy báo thi, chỉnh sửa hồ sơ, thủ tục vào phòng thi

HỎI: Cho em hỏi, nộp hồ sơ vào nhiều ngành cũng một trường thì được nhưng tại sao đối với các ngành cùng đợt thi thì em chỉ được phép chọn một trong số giấy báo để dự thi mà thôi?.

 

TRẢ LỜI: Điều này không có gì là khó hiểu cả. Khi em nộp bao nhiêu bộ hồ sơ ĐKDT vào một trường nào đó thì em sẽ nhận được tương ứng với bấy nhiêu giấy báo dự thi. Ở cùng một đợt thi thì các môn thi sẽ diễn ra cùng thời với nhau nên em không thể “phân thân” để dự thi nhiều ngành được.

 

***

 

HỎI: Em nộp 2 hồ sơ theo 2 con đường là nộp theo nhà trường THPT em đang theo học và nộp tại trường đại học mà em dự định thi vào cùng 1 lúc có bị làm sao không? Em nộp 2 hồ sơ vào 2 khoa khác nhau của cùng 1 trường đại học thì có làm bi làm sao không? và nếu khi thi thì điểm của em sẽ được xét như thế nào để vào được trường đại học đó?

 

TRẢ LỜI: Hai hình thức nộp hồ sơ ĐKDT của em là hoàn toàn hợp lệ. Hiện nay không có quy định nào cấm học sinh đang học THPT nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.

 

Việc em nộp một hay nhiều hồ sơ ĐKDT vào một trường/khoa là quyền của em. Ứng với mỗi bộ hồ sơ ĐKDT em sẽ được nhận một giấy báo dự thi tương ứng. Nếu hai ngành em đăng ký dự thi cùng một khối thì em chỉ được phép chọn một trong hai giấy báo này để dự thi. Em chọn giấy báo nào thì kết quả thi chỉ có giá trị đối với ngành xét tuyển của giấy báo đó. Nếu hai ngành thuộc hai khối thi năm ở hai đợt thi khác nhau thì em có thể dự thi cả hai đợt và kết quả xét tuyển sẽ ứng với từng đợt thi đó.

 

***

 

HỎI: Tôi đã bị mất bằng tốt nghiệp THPT, vậy làm sao tôi dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp đến?

 

TRẢ LỜI: Tất cả những trường hợp bị mất một trong các giấy tờ cần thiết theo quy định để làm thủ tục dự thi đều phải có mặt trong ngày làm thủ tục dự thi để nhà trường xem xét, đối chiếu hồ sơ gốc, yêu cầu làm giấy cam đoan, chụp ảnh bổ sung tại chỗ. Thí sinh sẽ được dự thi nhưng khi có kết quả phải có đủ các giấy tờ cần thiết mới được công nhận kết quả thi và trúng tuyển (nếu đủ điểm).

 

Vì vậy, trường hợp bạn làm mất bằng tốt nghiệp THPT, tốt nhất ngay từ bây giờ bạn phải trực tiếp liên hệ với sở GD-ĐT (nơi bạn đã dự thi tốt nghiệp THPT trước đây) để xin được cấp lại phó bản bằng tốt nghiệp THPT (dùng để thay thế bằng tốt nghiệp trong những trường hợp cần thiết).

 

Điều 25 trong quy chế tuyển sinh nêu rõ: Thí sinh xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước) khi đến làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ.

 

***

 

HỎI: Em là thí sinh tự do, em nộp hồ sơ thi vào một trường ĐH ở Hà Nội nhưng em quên không nộp kèm theo phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên địa chỉ. Như vậy có vấn đề gì không? Năm nay thủ tục dự thi và giấy tờ mang theo khi đến phòng thi có gì thay đổi không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định thì em cần phải gửi phong bì dán tem ghi địa chỉ rõ ràng để nhà trường gửi giấy báo dự thi, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh. Tuy nhiên nếu thí sinh quên không nộp thì điều đó cũng không ảnh hưởng quá lớn. Một là nhà trường có thể gọi điện thông báo cho em qua số điện thoại em điền ở hồ sơ ĐKDT hoặc sẽ căn cứ vào hồ sơ gốc để mua phong bì dán tem gửi về cho em.

 

Nói chung về thủ tục dự thi và giấy tờ mang theo không khác gì so với những năm trước đây. Cu thể: Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi.

 

Xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước); Nhận Thẻ dự thi (nếu Giấy báo dự thi không kiêm thẻ dự thi); Nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế dự thi.

 

Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học,... thí sinh phải báo cáo HĐTS để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất Thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để Uỷ viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý;

 

Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; Xuất trình Giấy chứng minh thư khi CBCT yêu cầu; Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản;

 

Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.

 

***

 

HỎI: Em nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH, nhưng sau đó không may em bị mất phiều số 2. Cho em hỏi mất phiếu số 2 có bị làm sao không?

 

TRẢ LỜI: Phiếu ĐKDT số 2 chỉ có tác dụng dùng để làm cơ sở nhận giấy báo dự thi, giấy báo điểm và dùng để cán bộ tuyển sinh xác nhận khi có sai sót trong giấy báo dự thi.

 

Nếu phiếu số 2 bị mất thì sẽ không làm ảnh hưởng đến việc dự thi của thí sinh. Tuy nhiên em cần phải lưu ý một số điểm sau:

 

- Khi nhận giấy báo dự thi thì em cần phải mang giấy tờ tùy thân thiết yếu để cán bộ cấp phát kiểm tra đổi chiếu (chứng minh thư, thẻ học sinh…).

 

- Nếu giấy báo dự thi có sai sót thì em cần mang giấy tờ gốc để trong ngày đến làm thủ tục dự thi cán bộ tuyển sinh sẽ kiểm tra đối chiếu. Nếu phải điều chỉnh thì em yêu cầu cán bộ phòng thi viết tay xác nhận và ký tên đóng dấu. Em phải giữ lại giấy này để làm cơ sở đối chiếu sau này.

 

***

 

HỎI: Em đã nộp hồ sơ dự thi ở Phòng GD-ĐT Cầu Giấy, nhưng em đã quên không hỏi cán bộ thu nhận hồ sơ nếu có sai sót thì em phải chỉnh sửa hoặc nhận lại hồ sơ ở đâu và vào thời gian nào? Cũng như muốn thay hồ sơ hỏng bằng một hồ sơ khác thì có được hay không và thủ tục như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Theo lịch công tác tuyển sinh, buổi trước ngày thi chính thức của các đợt thi, thí sinh đến làm thủ tục dự thi, xử lí những sai sót trong đăng kí dự thi của mình. Còn không thể điều chỉnh sai sót trường dự thi mà phải đăng kí lại nguyện vọng trường đăng kí dự thi trong thời gian đã qui định.

 

Thời hạn làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong hồ sơ đăng ký dự thi đợt 1 là ngày 3/7; đợt 2 là ngày 8/7 và đợt thi CĐ là ngày 14/7. Các trường làm việc từ 8 giờ sáng cho đến trước buổi thi môn 1 của mỗi đợt thi.

 

***

 

HỎI: Em học năm nay năm thứ 2 ĐH chính quy: em đã nộp bằng tốt nghiệp THPT bản gốc cho trường rồi. Nếu em thi lại năm nay, khi đi thi em có được mang bằng tốt nghiệp THPT photo đã công chứng đi để dự thi không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định thì khi tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì thí sinh phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THPT.

 

Xin lưu ý với em, bản sao không phải là photo bản chính rồi đem đi công chứng mà có quy định riêng về mẫu bản sao bằng tốt nghiệp THPT. Bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông do sở GD&ĐT cấp. Bản sao bằng tốt nghiệp THPT có mẫu sẵn, về hình thức giống như bản chính nhưng làm bằng chất liệu khác và có ghi thêm hai chữ "bản sao".

 

Để được cấp bản sao thì em cần phải làm đơn và đóng lệ phí theo quy định. Nếu có bản gốc đối chiếu thì việc cấp bản sao sẽ nhanh chóng và thuận thiện hơn (em có thể làm đơn mượn bản gốc bằng tốt nghiệp THPT của mình để thực hiện điều này) còn nếu không có thì thời gian sẽ kéo dài thêm.

 

***

 

HỎI: Em nộp ba hồ sơ vào ba ngành khác nhau trong cùng một trường và được nhận ba số báo danh khác nhau. Sáng 8-7, khi đến làm thủ tục dự thi, theo hướng dẫn của cán bộ tuyển sinh, em đã quyết định chọn một trong ba số báo danh để dự thi. Nhưng nếu trước khi vào thi môn đầu tiên, em muốn đổi sang số báo danh khác có được không?

 

TRẢ LỜI: Có thể đổi số báo danh trong những số báo danh mà thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào trường hay không thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng tuyển sinh các trường. Em cần đến gặp phòng đào tạo hoặc bộ phận trực tuyển sinh của trường hoặc hội đồng coi thi tại điểm thi của mình trước khi thi để trình bày. Nếu hội đồng coi thi báo cáo và được sự chấp thuận của chủ tịch hội đồng tuyển sinh, em có thể được điều chỉnh, chọn sang số báo danh khác trong số ba hồ sơ đã nộp.

 

Nhưng em cần lưu ý, đã dự thi theo số báo danh nào thì sau này khi xét tuyển em sẽ được xét theo nguyện vọng mã ngành đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký dự thi tương ứng với số báo danh

 

***

 

HỎI: Tôi là sinh viên năm 1 Trường ĐH Lâm nghiệp nhưng năm nay tôi đăng ký dự thi Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Bằng tốt nghiệp THPT tôi đã nộp cho Trường ĐH Lâm nghiệp. Hiện tại tôi lại vừa bị mất chứng minh nhân dân.

 

Vậy khi đến làm thủ tục dự thi, tôi nộp bản sao bằng tốt nghiệp có được không? Mất chứng minh nhân dân tôi có được vào dự thi?

 

TRẢ LỜI: Do đang là sinh viên theo học ở một trường ĐH, nên khi muốn dự thi tuyển sinh ĐH bạn phải được sự chấp thuận của hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp và được nhà trường cho phép sao bằng tốt nghiệp THPT mà trường đang lưu giữ trong hồ sơ. Bạn có thể sử dụng tạm bản sao bằng tốt nghiệp có công chứng thay thế bản chính bằng tốt nghiệp khi đến làm thủ tục dự thi.

 

Trong trường hợp bị mất chứng minh nhân dân, bạn cần xuất trình các giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh, đóng dấu và xin xác nhận của chính quyền, công an nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cư trú dài hạn. Bạn phải có mặt làm thủ tục dự thi vào sáng 3-7 tại địa điểm thi theo giấy báo, xuất trình các giấy tờ kể trên cùng với tờ phiếu số 2 của hồ sơ đăng ký dự thi để hội đồng thi đối chiếu, trường sẽ yêu cầu em làm cam đoan và cho chụp ảnh tại chỗ để làm thẻ vào dự thi.

 

Nhưng sau này nếu phát hiện có gian lận, bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy chế tuyển sinh. Nếu đủ điểm trúng tuyển, khi nhập học vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân, bạn sẽ phải nộp bản chính bằng tốt nghiệp THPT

 

***

 

HỎI: Tôi đăng ký dự thi (ĐKDT) vào ĐHDL Phương Đông nhưng trường không tổ chức thi tuyển nên phải ĐKDT nhờ ở ĐH Thương mại. Hiện nay tôi lại nhận được giấy báo dự thi từ ĐH Tây Bắc?

 

TRẢ LỜI: Trong trường hợp chính xác là thí sinh đăng ký vào ĐHDL Phương Đông, dự thi nhờ ở ĐH Thương mại (thể hiện ở hồ sơ ĐKDT) thì thí sinh có thể mang phiếu ĐKDT số 2 đến phòng đào tạo (hoặc hội đồng coi thi) Trường ĐH Thương mại trước ngày thi để được giải quyết. Trường ĐH Thương mại sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của thí sinh lưu tại trường và sắp xếp cho thí sinh dự thi. Thí sinh nên giải quyết việc này sớm, trước khi làm thủ tục dự thi (ngày 3-7).

 

***

 

HỎI: Tôi đã làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào Trường CĐ Công nghiệp Huế nhưng nay tôi không muốn học trường đó nữa mà muốn mượn trường này thi để lấy điểm vào trường CĐ khác. Như vậy được không? Nếu được thì vào ngày 14-7 tôi đến nơi thi để được chỉnh sửa nguyện vọng học được không?

 

TRẢ LỜI: Bộ GD-ĐT quy định việc chỉnh sửa trên hồ sơ ĐKDT như ghi sai ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ưu tiên khu vực, ưu tiên về đối tượng... Theo đó, thí sinh cần có mặt tại địa điểm ghi trong giấy báo thi vào ngày 3-7 đối với đợt 1, ngày 8-7 đối với đợt 2 và ngày 14-7 đối với đợt 3 để thông báo với hội đồng tuyển sinh của trường làm thủ tục chỉnh sửa những sai sót, thông tin chưa chính xác, bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Thí sinh cần mang các giấy tờ liên quan để chứng minh, những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường sửa lại trên hồ sơ gốc, cập nhật ngay vào máy tính và đóng dấu xác nhận vào phiếu số 2 thì mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, không phải điều gì sai sót trên hồ sơ cũng được chỉnh sửa.

 

Nếu thí sinh muốn chỉnh sửa khối thi thì phải có lý do chính đáng trình bày với trường ĐKDT để xin chỉnh sửa. Thời hạn chỉnh sửa từ sau ngày 8-5 đến 30-5 vì trong thời gian này các trường ĐH-CĐ sẽ xử lý dữ liệu ĐKDT để “trước ngày 30-5, các trường có tổ chức thi phải lập phòng thi, in giấy báo thi và gửi giấy báo dự thi của thí sinh cho các Sở GD-ĐT”. Tuy nhiên không phải trường nào cũng chấp nhận!

 

Thí sinh cũng cần lưu ý là việc chỉnh sửa khối thi vào thời điểm một ngày trước mỗi đợt thi cho đợt 1 không được chấp nhận vì đợt 1 chỉ thi khối A; việc chỉnh sửa các khối khác (vào ngày 8-7 hoặc 14-7) là hết sức khó khăn vì lúc đó đã lập số báo danh, các phòng thi cũng đã được các trường bố trí xong, hầu hết các trường không đồng ý để thí sinh đổi khối thi.

 

Việc chỉnh sửa từ trường dự thi ở nguyện vọng (NV) 1 nay chuyển sang thi nhờ vào một trường khác cũng tương tự. Vì vậy bạn chỉ có một cơ hội là nếu không trúng tuyển vào trường ĐKDT thì với điểm thi từ điểm sàn trở lên, không có môn nào bị điểm 0, sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển NV2, NV3 vào các trường khác. Còn nếu bạn đã trúng tuyển vào Trường CĐ Công nghiệp Huế thì phải học tại trường này.

 

***

 

HỎI: Khi nộp hồ sơ em quên không ghi mã đăng kí dự thi nhưng người thu hồ sơ vẫn nhân hồ sơ và không bảo em ghi mã đăng kí thì em có được nhận giấy báo dự thi không?

 

TRẢ LỜI: Em nên chủ động liên hệ với nhà trường để được hỗ trợ kịp thời. Thông thường những lỗi này nhà trường sẽ không gửi giấy báo dự thi do hồ sơ ĐKDT sai sót. Nếu thí sinh phát hiện ra sớm và báo cáo lại Hội đồng tuyển sinh thì sẽ điều chỉnh lại cho em. Sau khi điều chỉnh thì em mới được nhà trường cấp giấy báo dự thi.

 

Do việc điều chỉnh này cần được thực hiện ngay trên phiếu ĐKDT số 1 nên em các đến trực tiếp Hội đồng tuyển sinh trước ngày thi để điều chỉnh.

 

***

 

HỎI: Gia đình tôi nhận được giấy báo dự thi của trường ĐH nông nghiệp Hà nội nhưng không thấy có con dấu của Hội đồng tuyển sinh trường. Xin hỏi như vậy có hợp lệ không?

 

TRẢ LỜI: Chỉ có những trường sử dụng giấy báo dự thi kiêm luôn thẻ dự thi thì mới dán ảnh, đóng giáp lai và có dấu đầy đủ. Đối với các trường không sử dụng giấy báo dự thi kiêm luôn thẻ dự thi thì việc thiếu ảnh, thiếu dấu là chuyện bình thường. Chính vì thế bạn không cần phải lo lắng vì điều này.

 

***

 

HỎI: Việc chuyển đổi mã ngành dự thi trước khi thi có rắc rối không?

 

TRẢ LỜI: Nếu em liên hệ được trực tiếp với các trường trước khi các trường gửi giấy báo dự thi thì mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Còn sau khi các trường đã gửi giấy báo thì việc có được đổi mã ngành dự thi trong ngày đến làm thủ tục dự thi có được hay không là tùy thuộc vào từng Hội đồng tuyển sinh.

 

Theo quy chế tuyển sinh thì ngày đến làm thủ tục dự thi chỉ để điều chỉnh lại những sai sót trong giấy báo dự thi chứ không phải là để đổi mã ngành dự thi. Do việc đổi mã ngành mất thời gian và sẽ làm đảo lộn nhiều thứ nên hầu hết các trường đều không có phép thí thực hiện điều này.


***

HỎI: Em đăng kí dự thi vào trường ĐH. Em thuộc diện ưu tiên số 06 cho nên khi đăng kí hồ sơ dự thi em đã ghi đầy đủ và nộp giấy xác nhận để được ưu tiên dưới sự hướng dẫn của thầy cô ở trường THPT. Nhưng khi nhận giấy báo dự thi thì ở phần đối tượng lại bỏ trống. Em không biết có sai sót gì trong giấy xác nhận ưu tiên của em hay do sai sót trong giấy báo dự thi? Nếu muốn sửa lại những sai sót này thì em phải làm như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Lỗi này tốt nhất em nên báo cáo lại với Hội đồng tuyển sinh trong ngày đến làm thủ tục dự thi để được điều chỉnh kịp thời. Khi đi em nhớ mang theo phiếu ĐKDT số 2 và các giấy tờ liên quan đến chứng minh đối tượng của mình.

 

***

 

HỎI: Em nhận giấy báo dự thi ĐH của trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM tại trường PTTH nơi em đang học ở  TP Qui Nhơn. Tuy nhiên do nhầm lẫn nên em đã phải dự thi tại Quy Nhơn trong khi đó em muốn thi tại địa điểm TPHCM, vậy bây giờ em phải làm sao, có làm điều chỉnh hay thay đổi được không?

 

TRẢ LỜI: Việc em chọn thi theo cụm hay thi tại TPHCM là xuất phát từ lúc em làm hồ sơ ĐKDT. Khi nhà trường đã gửi giấy báo dự thi thì em không còn thay đổi được nữa. Sở dĩ không thể thay đổi được là do liên quan đến việc bố trí phòng thi, số báo danh…

 

***

 

HỎI: Hôm nay ngày 3/7 em đến làm thủ tục đăng ký dự thi nhưng quên mang giấy chứng nhận tốt nghiệp nên đã không nhận được giấy dự thi. Cho em hỏi là ngày mai 4/7 em đến làm thủ tục để nhận giấy dự thi có được không? Thủ tục lúc đó có rắc rối và phức tạp không?

 

TRẢ LỜI: Đối với thẻ dự thi thì để đảm bảo các trường sẽ phát cho thí sinh ở mỗi buổi thi và thu lại vào cuổi buổi. Chỉ có buổi thi cuối cùng thì thí sinh sẽ được giữ lại luôn thẻ dự thi.

 

Nếu hôm nay em chưa kịp làm thủ tục dự thi thì ngày mai em cần đến sớm để làm bổ sung. Nếu giấy báo dự thi em không có sai sót gì thi thủ tục làm bù này rất nhanh chóng, chỉ khi giấy báo có sai sót thì mọi việc sẽ giải quyết lâu hơn một chút. Quy trình làm thủ tục dự thi bù sẽ không rắc rối và không phức tạp.

 

***

 

HỎI: Em không nhận được giấy báo dự thi. Vậy khi thi xong em có được nhận kết quả thi hay không. Nếu có thì gửi về nhà hay lên trường lấy? Em là thí sinh tự do.

 

TRẢ LỜI: Giấy báo dự thi chỉ có tác dụng thông báo cho thí sinh biết địa điểm thi, nơi thi... Rất ít các trường sử dụng giấy báo dự thi kiêm theo thẻ dự thi. Nói cách khác việc em không nhận được giấy báo thi không ảnh hưởng đến việc em nhận kết quả thi sau này (nếu em có tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ).

 

Trước mắt em cần liên lạc với nhà trường để biết thông tin về địa điểm thi, phòng thi, số báo danh... và sau đó đến làm thủ dự thi bình thường. Sau này có kết quả thi nếu em thuộc diện trúng tuyển, nhà trường sẽ gửi giấy báo nhập học theo đường bưu điện. Nếu em không trúng tuyển nhưng có điểm trên sàn ĐH, CĐ thì sẽ được cấp 2 giấy chứng nhận điểm thi để làm hồ sơ xét tuyển NV2, NV3... Giấy này sẽ được trả về nơi em nộp hồ sơ ĐKDT trước đó. Nếu em không trúng tuyển, có điểm dưới sàn thì nhà trường sẽ trả giấy báo điểm về nơi em đã nộp hồ sơ ĐKDT.

 

***

 

HỎI: Khi vào phòng thi thí sinh phải tuân thủ những quy định nào? Có được mang bút xóa vào phòng thi hay không?

 

TRẢ LỜI: Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; xuất trình Giấy chứng minh thư khi cán bộ coi thi (CBCT) yêu cầu.

 

Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản. Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xóa, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.

 

Trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi.

 

Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng com pa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa.

 

Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài. Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi. Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý.

 

Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên xác nhận vào bản danh sách theo dõi thí sinh. Thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài và sau khi đã nộp bài làm, đề thi cho cán bộ coi thi, trừ trường hợp ốm đau cần cấp cứu do người phụ trách điểm thi quyết định.

 

***

 

HỎI: Em có đăng kí dự thi vào trường Học viện Ngân hàng, nhưng không may do sai sót mà trong hồ sơ đăng kí, em đã ghi nhầm NHH thành NNH, chỉ khi nhận giấy báo thi em mới biết giấy báo là của ĐH Nông nghiệp HN, mặc dù trong hồ sơ em có ghi rõ là Học viện Ngân hàng, còn mã trường thì bị sai. Như vậy năm nay em có được thi HVNH không, em là thí sinh tự do, và nơi thu hồ sơ có trách nhiệm gì không?

 

TRẢ LỜI: Lỗi sai sót này hoàn toàn xuất phát từ em chứ không liên quan đến nơi thu hồ sơ. Với số lượng thí sinh nộp hồ sơ đồng thì không phải lúc nào cán bộ tuyển sinh cũng nhớ mã của từng trường được. Bên cạnh đó khi nhập dữ liệu thì đa số người ta chú trọng vào mã đăng ký. Chính vì thế khi phân loại hồ sơ ngay từ phía Sở GD-ĐT thì em thuộc diện thí sinh ĐKDT vào trường ĐH Nông nghiệp HN.

 

Vào lúc này em có thể liên lạc ngay với trường HV Ngân hàng và ĐH Nông nghiệp Hà Nội trình bày lý do để được giúp đỡ.


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 14
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Làm bài thi

HỎI: Sau khi thi xong em mới phát hiện bài thi môn toán có một hình vẽ trong bài giải hình học em đã lỡ vẽ bằng bút chì. Vậy bài thi của em có bị coi là đánh dấu và có bị trừ điểm không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh không được làm bài thi bằng hai màu mực. Chỉ những hình tròn vẽ bằng compa mới được sử dụng bút chì, còn toàn bài thi, kể cả hình vẽ, biểu đồ, đồ thị..., thí sinh đều phải kẻ vẽ bằng cùng một màu mực với chữ viết trong bài thi. Những trường hợp bài thi có hai màu mực hoặc trường hợp có hình vẽ bằng bút chì như bài làm của em sẽ bị xếp vào dạng những bài thi đặc biệt, có dấu hiệu khác thường. Hội đồng chấm thi sẽ lọc riêng những bài thi này và tổ chức chấm tập thể.

 

Nếu bài thi được xác định bình thường, thí sinh vô tình phạm lỗi thì bài thi như trường hợp của em sẽ không bị trừ điểm. Đối với những bài thi hội đồng chấm xác định đủ căn cứ xác đáng là thí sinh cố tình đánh dấu bài sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài thi, bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau sẽ bị cho điểm 0 đối với một số phần hoặc toàn bộ bài thi.

 

Vì vậy khi làm bài thi, thí sinh cần lưu ý thực hiện nghiêm túc quy chế, không nên để xảy ra những tình huống đáng tiếc do vô tình, sơ suất vi phạm quy chế về sử dụng màu mực, dùng bút đỏ, bút chì, viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi... gây ức chế cho các thầy trong quá trình chấm thi, bài thi của bản thân có thể bị xử lý trừ điểm hoặc hủy kết quả.

 

***

 

HỎI: Nếu như đã chọn làm một phần đề riêng nhưng thí sinh thấy không phù hợp, muốn thay đổi, bỏ phần đã làm để chuyển sang làm phần riêng còn lại thì phải làm như thế nào để không bị coi là phạm qui?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh có thể thay đổi sự lựa chọn phần riêng của đề thi trong lúc làm bài chứ không nhất thiết là đã chọn rồi thì chỉ được làm phần đó. Ví dụ như thí sinh chọn một phần riêng rồi sau đó thấy khó hoặc không muốn làm tiếp mà chuyển sang làm phần riêng còn lại. Tuy nhiên, thí sinh phải đặc biệt lưu ý để không bị rơi vào tình trạng vô tình phạm qui do bị tính là làm cả hai phần riêng. Vì theo qui định áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh năm nay, dù làm hết hay chưa, có làm đúng hay không, nếu có phần bài làm cả hai phần riêng đều sẽ không được chấm, chỉ được chấm phần đề chung. Do đó, trong trường hợp muốn thay đổi, tùy theo đó là môn thi tự luận hay trắc nghiệm, thí sinh phải có cách xử lý bài làm phù hợp. 

 

Đối với môn thi trắc nghiệm (vật lý, hóa học...), do các câu trả lời sẽ điền trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút chì nên thí sinh muốn thay đổi lựa chọn đối với phần đề riêng thì chỉ cần tẩy sạch các câu trả lời cho phần đó rồi mới chuyển sang trả lời các câu mới. Nếu để sót còn có câu trả lời nào ở phần đã bỏ bị đánh dấu, bài làm vẫn bị coi là làm cả hai phần và phạm qui. 

 

Đối với môn thi tự luận như môn toán, phần bài làm bỏ đi cần lấy bút cùng màu mực với bài làm gạch ngang theo từng dòng kẻ đến hết phần cần bỏ, tuyệt đối không dùng bút xóa. Thí sinh cũng không được đóng khung rồi kẻ chéo phần bài làm muốn bỏ vì sẽ bị coi là có dấu hiệu đánh dấu bài và bài thi sẽ bị xử lý riêng theo qui chế.

 

***

 

HỎI: Những bài thi  như thế nào bị coi là có dấu hiệu bất thường, đánh dấu bài và sẽ bị xử lý như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Ngay trước khi bắt tay vào chấm thi, các hội đồng chấm thi sẽ kiểm tra, sàng lọc riêng những bài thi làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi tuyển sinh năm nay, bài có viết bằng mực đỏ, bút chì, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi...

 

Đối với những bài thi nhàu nát hoặc có dấu hiệu bất thường, hội đồng chấm thi sẽ tổ chức chấm tập thể. Nếu đủ căn cứ xác định lỗi cố ý của thí sinh thì bài thi sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài. Bài thi có thể bị cho điểm 0 đối với từng phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thi nếu là trường hợp viết trên giấy nháp, giấy không đúng qui định, bài thi viết bằng các loại chữ, các loại mực khác nhau. Riêng với những trường hợp viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi sẽ bị hủy bỏ kết quả thi của cả ba môn.

 

Thí sinh lưu ý, đối với các môn thi trắc nghiệm chỉ dùng bút chì để tô câu hỏi nhưng các môn thi tự luận lại tuyệt đối không được sử dụng bút chì để làm, viết bài thi.

 

***

 

HỎI: Đối với các môn thi trắc nghiệm, nếu có vấn đề xảy ra với tờ phiếu trả lời như bị tẩy xóa, rách nát hay bôi bẩn...,  thí sinh có được đổi tờ khác thay thế không?

 

TRẢ LỜI: Về nguyên tắc, tờ phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ phát cho thí sinh một lần, không được đổi hay phát thay thế như đối với tờ giấy thi thông thường của các môn tự luận. Theo đúng qui định, số tờ phiếu trả lời chỉ in vừa đủ tương ứng với số lượng đề thi và thí sinh trong phòng thi. Tờ phiếu này chỉ được xem xét đổi duy nhất trong trường hợp ngay khi vừa phát cho thí sinh, nếu thí sinh phát hiện ngay có hiện tượng bị lỗi, rách, hỏng... trước khi làm bài. Vì thế, thí sinh cần lưu ý, khi nhận được tờ phiếu trả lời trắc nghiệm thì ngay lập tức phải kiểm tra kỹ để nếu phát hiện có vấn đề gì khác thường thì đề nghị cán bộ coi thi kiểm tra và giải quyết ngay. Sau khi cán bộ coi thi đã ký vào phiếu và đã tính giờ làm bài thì không được đổi nữa.

 

Trong quá trình làm bài thi, thí sinh phải chú ý tự bảo vệ tờ phiếu bài làm, không làm nhàu nát, rách rời, tẩy xoá cẩn thận, nhẹ nhàng không làm thủng giấy hoặc bôi bẩn. Vì nếu để xảy ra những tình huống đó, bài thi khi đưa vào chấm bằng máy cũng dễ gặp trục trặc hơn.

 

***

 

HỎI: Xin cho biết những lỗi thí sinh thường mắc phải trong lúc làm bài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thi là gì?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh chỉ được làm bài thi trắc nghiệm bằng bút chì đen, không tô câu trả lời bằng bất cứ màu mực nào khác để đảm bảo máy quét có thể đọc chính xác các câu trả lời. Đã có trường hợp thí sinh có thể lo tô bằng bút chì không rõ nên tô lại bằng bút bi, máy sẽ không nhận được và sẽ bị mất điểm nếu bài thi không được phát hiện và xử lý riêng. Sai sót thí sinh thường gặp trong lúc làm bài thi là khi muốn thay đổi sự lựa chọn phương án trả lời thì tẩy không kỹ, không kết vết tô ở phương án đã bỏ, thành ra cùng một câu, có 2-3 phương án lựa chọn. Những câu như vậy, máy sẽ tự động không chấm và không được điểm.

 

Thí sinh cũng cần đặc biệt chú ý, không được tô sai mã đề và viết sai số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Đối với bài thi trắc nghiệm viết nhầm mã đề sẽ dẫn đến bài thi có kết quả bằng 0 vì các câu hỏi và phương án trả lời bị xáo trộn hoàn toàn khác nhau giữa các mã đề. Liên quan đến kết quả thi, thi sính cũng phải chú ý kiểm tra, đối chiếu thứ tự giữa câu hỏi và câu trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, tránh trường hợp chọn phương án đúng lại thành sai do bị lệch thứ tự giữa đề và câu trả lời. 

 

Đối với những thí sinh nếu chọn phần riêng thứ hai của đề thi còn phải chú ý trên phiếu trả lời cũng để bỏ cách đúng số câu trả lời tương ứng với phần đề riêng thứ nhất mình không làm. Đã có trường hợp chọn các câu trắc nghiệm của phần đề riêng thứ hai nhưng khi điền trên phiếu trả lời thì quen tay đánh dấu tuốt vào những câu của phần đề riêng thứ nhất liền sát với phần đề chung

 

***

 

HỎI: Em thi môn Hóa. Lúc giám thị chuyền tờ giấy ghi mã đề thì em không biết nên ghi 3 số cuối của số báo danh nhưng trong giấy làm bài trắc nghiệm thì vẫn ghi đúng mã đề. Như vậy thì có ảnh hưởng gì đến bài thi của em không?

 

TRẢ LỜI: Lỗi của em hoàn toàn có thể được châm trước và bài thi vẫn được chấm bình thường. Việc ghi mã đề vào giấy xác nhận chỉ nhằm mục đích để hậu kiểm về sau, do đó nếu có sai sót cán bộ chấm thi sẽ đối chiếu với bài làm của em để điều chỉnh.

 

***

 

HỎI: Hiện Bộ GD-ĐT đã công bố danh sách các máy tính được phép mang vào phòng thi năm nay, có thể nói là giống như năm ngoái không có sự thay đổi gì. Nhưng theo em được biết Casio FX 570ES còn có thêm phiên bản sau là FX570ES PLUS khá hay nhưng không thấy có trong danh sách được mang vào phòng thi. Vậy em có được phép mang vào phòng thi không, vì máy tính này cũng không có chức năng soạn thảo. Nếu được em phải làm gì vì máy không có trong danh sách đó. Có phải trước giờ thi các cán giám thị sẽ kiểm tra toàn bộ đồ dùng mang vào phòng thi?

 

TRẢ LỜI: Tốt nhất em nên mang theo những loại máy tính có trong danh mục để tránh những dao động không cần thiết. Đối với những máy tính không có trong danh mục những có tính năng tương đương thì vẫn được phép sử dụng.

 

Chỉ trong trường hợp máy tính sau khi kiểm chứng nghi có chức năng soạn thảo văn bản, có gắn thẻ nhớ... thì sẽ được chuyển xuống phòng chức năng ở mỗi Hội đồng thi để xem xét. Việc làm này không làm mất nhiều thời gian của thí sinh nhưng dễ gây tâm lý không tốt khi làm bài.

 

***

 

HỎI: Khi làm bài thi trắc nghiệm, em chọn toàn bộ đáp án là A có được chấp nhận không, bài thi của em có bị coi là sai quy định gì không?

 

TRẢ LỜI: Không có quy định nào cấm thí sinh chọn chung đáp án cho tất cả các câu hỏi đối với môn thi trắc nghiệm. Vì kẽ hở này mà đã có không ít đề xuất Bộ GD-ĐT trừ điểm đối với những thí sinh chọn đáp án sai tuy nhiên Bộ vẫn chưa đồng ý. Như vậy em hoàn toàn có quyền chọn chung đáp án như em trình bày. Cách làm này không vi phạm quy chế và cũng không bị trừ điểm.

 

***

 

HỎI: Em nghe nói cả thi TN THPT và thi ĐH thí sinh học ban nào thì bắt buộc phải làm phần dành cho ban đó ở phần riêng có đúng không hay là chỉ ở kì thi tốt nghiệp THPT?

 

TRẢ LỜI: Đối với kì thi năm nay (thi ĐH và thi tốt nghiệp THPT) thì thí sinh được phép lựa chọn ở phần riêng. Nghĩa là không bắt buộc học ban nào phải chọn làm ở ban đó. Tuy nhiên khi chọn phần nào thì phải làm phần đó, nếu làm cả hai phần thì chỉ chấm điểm phần chung và không chấm điểm phần riêng.

 

***

 

HỎI: Trong bài thi trắc nghiệm nếu em không tô hết các câu cần tô thì máy có chấm không ạ? Hay như vậy là coi như bài đó bị loại luôn và được 0 điểm luôn có đúng như thế không ạ?

 

TRẢ LỜI: Trong quy trình chấm thi trắc nghiệm, sẽ có quy trình kiểm dò để phát hiện những thông tin sai. Quy trình này được bộ phận chấm thi thực hiện sau khi máy đã quét bài thi. Thực tế kiểm dò cho thấy: có những lỗi lôgic như có số báo danh trùng nhau, mã đề không tồn tại... máy sẽ phát hiện ra. Trong trường hợp này bộ phận chấm thi trong đó có sự giám sát của công an sẽ sửa lại các lỗi lôgic và đưa vào chấm bình thường. Tuy nhiên, có những lỗi kỹ thuật mà máy không phát hiện được. Ví dụ: TS tô sai mã đề thành một mã đề khác cũng có trong tổng số đề thi thì máy sẽ không nhận ra và sẽ chấm theo mã đề TS đã tô. Như vậy bài thi của TS sẽ bị máy đương nhiên chấm nhầm. Trường hợp này chỉ sau khi có kết quả thi, TS phải làm đơn phúc tra thì mới được xem xét và chấm lại. Những bài thi máy không chấm được là do TS không thực hiện đầy đủ các yêu cầu nên máy không nhận dạng hết được. Những bài thi như vậy sẽ được xử lý về mặt kỹ thuật để máy nhận dạng được và chấm bình thường. Trong một số ít trường hợp, ví dụ như phiếu trả lời bị gập, ẩm dẫn đến máy không quét được, bài thi sẽ được lập biên bản để nhập vào máy bằng biện pháp thủ công dưới sự giám sát của thanh tra và công an. Chính vì thế em không cần phải lo lắng. Nếu em mắc lỗi liên quan đến kỹ thuật mà máy không nhận dạng được dẫn đến điểm thi thấp thì hãy làm đơn xin phúc khảo nhé.

 

***

 

HỎI: Khi làm bài tự luận kỳ thi đại học, phần bị sai cần hủy bỏ em phải làm như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Em chỉ cần gạch chéo và ghi chữ bỏ là được. Em không nên dùng bút xóa, bút phủ để sữa lỗi này vì dễ bị liệt vào tội đánh dấu bài thi.

 

***

 

HỎI: Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ em có được mang nháp có kẻ ô li (giấy tập) vào phòng thi không?

 

TRẢ LỜI: Ở hai kì thi này em đều được phát giấy nháp trong đó có chữ ký của giám thị phòng thi. Chính vì thế em không được phép mang giấy nháp ngoài quy định vào phòng thi.

 

***

 

HỎI: Năm nay thi môn Hóa Học thì có được mang Bảng hệ thống tuần hoàn vào phòng thi không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 thì bảng hệ thống tuần hoàn không được phép sử dụng trong kì thi. Tất cả các thông số cần thiết để giải bài toán hóa học sẽ được ghi sẵn ở trong đề bài.

 

***

 

HỎI: Nếu em không viết tên môn thi vào tờ phách của bài thi tự luận thì có sao ko ạ?

 

TRẢ LỜI: Tốt nhất em nên tuân thủ những quy định mà cán bộ phòng thi yêu cầu. Trong trường hợp em quên viết tên môn thi thì cũng sẽ không sao. Mỗi môn thi ở mỗi phòng thi sẽ được để vào một phong bì riêng và niêm phong. Hơn thế là khi chấm thi chỉ cần nhìn nội dung thì cán bộ chấm thi biết đó là môn nào.

 

***

 

HỎI: Đối với các bài thi trắc nghiệm thì làm đúng đương nhiên sẽ được điểm nhưng làm sai có bị trừ điểm hay không và phân phối điểm các câu có đồng đều không? Vì em nghe một số thông tin cho rằng làm sai sẽ bị trừ điểm và điểm từng phần có khác nhau.

 

TRẢ LỜI: Đối với môn thi trắc nghiệm thì thang điểm của mỗi câu hỏi là như nhau. Không có sự phân biệt giữa câu khó và câu dễ. Hiện tại Bộ GD-ĐT vẫn chưa có quy định thí sinh chọn đáp án sai đối với môn thi trắc nghiệm bị trừ điểm. Do đó em không cần phải lo lắng về vấn đề này trong các kì thi năm nay.

 

***

 

HỎI: Khi làm bài thi môn tự luận em có được phép dùng loại bút kim tuyến không? Em thấy loại bút này viết rất đẹp nhưng lại sợ bị cho là đánh dấu bài vì màu mực của nó có khác đôi chút với mực thông thường.

 

TRẢ LỜI: Em nên dùng những màu mực thông dụng để làm bài. Không nên dùng các màu mực mang tính đặc thù nhất là mực màu đỏ. Theo quy chế thì nếu toàn bài em chỉ dùng một loại mực (không dùng mực màu đỏ) thì bài thi vẫn được chấm nhận bình thường.

 

***

 

HỎI: Khi thi trắc nghiệm mà em tô không kín làm máy chấm không hết thì có được rút ra chấm bằng tay không?

 

TRẢ LỜI: Đối với môn thi trắc nghiệm thì chỉ được chấm bằng máy và không chấm bằng tay đối với bất kỳ tình huống nào. Trong trường hợp em thấy điểm và kết quả bài làm của mình không hợp lý thì có thể làm đơn xin phúc khảo. Trong quá trình phúc khảo thì bài thi trắc nghiệm sẽ được rút ra kiểm tra các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cho máy định dạng: như xem đã tô kín chưa, nếu chưa tô kín thì sẽ được tô kín lại cho em... Sau khi xử lý xong các vấn đề đó thì sẽ quét lại và chấm bằng máy bình thường.

 

***

 

(Tiếp tục cập nhật)

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 15
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Điểm chuẩn, điểm sàn

HỎI: Xin cho biết sự khác nhau giữa điểm chuẩn và điểm sàn.

 

TRẢ LỜI: Điểm sàn là mức điểm tối thiểu do Bộ GDĐT quy định để các trường căn cứ vào đó định ra mức điểm chuẩn trên cơ sở chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

 

Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành. Điểm chuẩn không được thấp hơn điểm sàn.

 

***

 

Hỏi: Điểm sàn có tính điểm ưu tiên, nhân hệ số không?

 

TRẢ LỜI: Mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT công bố tính cho thí sinh ở KV3, chưa có điểm ưu tiên. Mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp điểm sàn giảm 0,5 điểm, đối tượng ưu tiên kế tiếp điểm sàn giảm 1 điểm.

 

Điểm sàn được xác định bằng điểm 3 môn thi, không nhân hệ số.

 

***

 

HỎI: Lúc nào thì các trường công bố điểm chuẩn?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì sau khi công bố điểm sàn ĐH, CĐ thì các trường sẽ xây dựng điểm chuẩn và công bố cho thí sinh theo nguyên tắc điểm trúng tuyển vào trường/ngành không được thấp hơn mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT đưa ra. Hạn cuối để các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 là trước ngày 25/8.

 

***

 

HỎI: Sau khi có kết quả thi, các trường thường công bố điểm chuẩn dự kiến. Vậy điểm chuẩn dự kiến có bao giờ thay đổi không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định thì sau khi các trường xây dựng phương án điểm trúng tuyển thì phải báo cáo lại Bộ GD-ĐT. Sau khi nhận được báo cáo thì Bộ GD-ĐT sẽ phê duyệt là đồng ý hay không đồng ý với phương án đó. Nếu đồng ý thì các trường sẽ ngay lập tức công bố còn nếu không phê duyệt thì các trường phải thực hiện lại để đáp ứng yêu cầu của Bộ GD-ĐT đưa ra.

 

Các phương án thường không được phê duyệt là tuyển quá chỉ tiêu theo quy định, lấy điểm chuẩn quá cao nên không đủ chỉ tiêu trong khi lại không có phương án xét tuyển NV2, xây dựng điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT, xây dựng điểm trúng tuyển lệch với dữ liệu tuyển sinh…

 

Chính vì những lý do này mà điểm chuẩn dự kiến có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng tình huống cụ thể.

 

Tuy nhiên qua nhiều mùa tuyển sinh cho thấy các trường thường thực hiện khá nghiêm túc với quy định của Bộ nên thường điểm chuẩn chính thức không sai lệch so với điểm chuẩn dự kiến.

 

***

 

HỎI:  Trong quy định về xét tuyển, Bộ GD-ĐT có quy định về điểm sàn và điểm tối thiểu. Cho em hỏi hai điểm này có gì khác nhau?

 

TRẢ LỜI: Điểm tối thiểu có thể hiểu chính là điểm sàn đối với kết quả thi theo đề Cao đẳng (CĐ) chung của Bộ GD-ĐT (đối với các trường CĐ tổ chức thi trong đợt ba). Do mức độ yêu cầu của đề thi đại học (ĐH) và đề thi CĐ khác nhau nên Bộ không quy định một điểm sàn chung cho hệ CĐ đối với cả hai đề ĐH và CĐ. Vì thế đối với kết quả thi theo đề ĐH, Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn ĐH và điểm sàn CĐ (thấp hơn 3 điểm tương ứng với từng khối thi) làm điều kiện để thí sinh được tham gia xét tuyển.

 

Còn đối với kết quả thi bằng đề thi CĐ, mức điểm để đủ điều kiện tham gia xét tuyển sẽ là một mốc điểm tối thiểu. Quy định là “điểm tối thiểu” để phân biệt với “điểm sàn CĐ”. Tùy theo kết quả thi cụ thể của thí sinh, mức điểm tối thiểu có thể bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn điểm sàn CĐ.

 

***

 

HỎI: Đối với các đối tượng ưu tiên thì việc xác định điểm chuẩn như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Điểm chuẩn mà các trường công bố là mức điểm dành cho thí sinh không thuộc diện ưu tiên (KV3). Điểm trúng tuyển dành cho thí sinh có điểm ưu tiên sẽ thấp hơn điểm chuẩn này từ 0,5 đến 3,5 điểm (tùy từng đối tượng, khu vực).

 

***

 

HỎI: Xin cho biết dựa trên căn cứ nào để các trường xác định điểm chuẩn?

 

TRẢ LỜI: Việc xác định điểm chuẩn được xây dựng theo nguyên tắc: căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số sinh viên dự bị của trường và sinh viên các trường dự bị ĐH được phân về trường), căn cứ vào thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối tượng và khu vực dự thi, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển, căn cứ điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định.

 

Điểm thi của thí sinh có thể thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào số thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh dự thi, độ khó dễ của đề thi... vì vậy điểm chuẩn của 1 trường cũng có thể thay đổi theo từng năm..

 

***

 

HỎI: Giả sử chỉ tiêu tuyển sinh của một ngành là 120 nhưng số đăng ký dự thi là 100 thí sinh, vì số lượng tham gia dự tuyển thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh nên cả 100 thí sinh này có được trúng tuyển hết không?

 

TRẢ LỜI: Hoàn toàn không có chuyện đó vì yêu cầu tối thiểu các thí sinh phải đạt điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định. Bên cạnh đó, trường còn đưa ra điểm chuẩn trúng tuyển bằng hoặc cao hơn điểm sàn chung. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, các trường sẽ xét tuyển NV2, NV3.

 

***

 

HỎI: Nếu em thi ĐH không đủ điểm sàn thì có trường ĐH nào có điểm chuẩn dưới điểm sàn không? Cho em danh sách các trường ĐH lấy điểm chuẩn dưới điểm sàn và danh sách các trường ĐH không cần thi tuyển sinh mà chỉ xét điểm tốt nghiệp THPT?

 

TRẢ LỜI: Điểm sàn là điểm tối thiểu để các trường xây dựng điểm chuẩn. Chính vì thế không bao giờ có điểm chuẩn dưới sàn.

 

Nhưng em cũng cần phân biệt rõ một chút: Mức điểm sàn công bố là tính cho thí sinh ở KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

 

Hiện nay nếu em xác định hệ ĐH chính quy thì không có trường nào xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT. Nếu em học hệ ĐH từ xa thì không cần phải thi chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện.

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
25/05/2012 17:05 # 16
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Giải đáp những thắc mắc liên quan đến kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ


Xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3

HỎI: Nếu không trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 thí sinh phải đến trường rút hồ sơ để gửi NV2, NV3 phải không? Thí sinh được nộp mấy bộ hồ sơ xét tuyển?

 

TRẢ LỜI: Năm 2012, thí sinh không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) sẽ được trường tổ chức thi cấp 2 bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi, có đóng dấu đỏ của trường.

 

Hai bản gốc này có giá trị như nhau, không ghi NV2 hay NV3 như những năm trước. Các trường qui định rõ việc nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh trong trong thông báo điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào trường mình. Thí sinh căn cứ vào thông báo của từng trường để nộp hồ sơ phù hợp. Nếu không trúng tuyển, thí sinh được phép rút lại hồ sơ. Khi nhập học, thí sinh phải nộp bản gốc giấy báo kết quả thi. 

 

***


HỎI:
Khi em thi vào trường ĐH này nhưng không đậu, em muốn nộp hồ sơ xét tuyển NV2 ở nhiều trường ĐH, CĐ được không trong trường hợp điểm của em trên điểm sàn hoặc dưới điểm sàn. Em muốn hỏi xét NV3 là sao, sau khi xét NV2 rồi mới xét NV3? Em cũng chưa hiểu rõ về điểm sàn và điểm chuẩn lắm.

 

TRẢ LỜI: Điểm sàn là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT. Thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, 3. Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

 

Từ mức điểm sàn đã được quy định, do đó điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn; đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.

 

Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành.

 

Như vậy, điểm sàn coi như điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển là điều kiện đủ. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn. Ví dụ, trường ĐH A nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển với mức từ 17 điểm trở lên nhưng chỉ có những thí sinh đạt 19 điểm mới thuộc diện trúng tuyển vì tại mức 19 điểm trường tuyển đủ chỉ tiêu được giao, còn mức 17 điểm thì số lượng đã vượt quá nhiều so với chỉ tiêu.

 

Năm 2012, Bộ quyết định kết thúc việc xét tuyển vào ngày 30/11 (năm 2011 thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển đến 10/10). Như vậy thí sinh có thêm gần 2 tháng để lựa chọn trường theo học, nếu có kết quả thi cao hơn điểm sàn. Trong thời gian từ khi công bố điểm sàn đến khi kết thúc xét tuyển, trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển và công bố công khai các thông tin về điều kiện xét tuyển và thời gian của mỗi đợt xét tuyển.

 

***

 

HỎI: Trường nào sẽ xét tuyển NV2?

 

TRẢ LỜI: Hiện tại chỉ có các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi là chắc chắn sẽ xét tuyển NV2. Đối với các trường có tổ chức thi nếu có xét tuyển NV2 sẽ được công bố khi thông báo điểm chuẩn NV1.


Thông tin tuyển sinh sẽ cập nhật đầy đủ thông tin các trường có xét tuyển NV2 bắt đầu từ ngày 10/8. Bộ GD-ĐT sẽ có thông kê chỉ tiết các trường có xét tuyển NV2 và công bố chậm nhất vào ngày 25/8.

 

***

 

HỎI: Khi làm hồ sơ xét tuyển NV2 cần lưu ý gì?

 

TRẢ LỜI: Khi thông báo xét tuyển NV2 các trường đưa ra rất rõ ràng về điểm nhận hồ sơ (hay gọi là điểm sàn xét tuyển NV2), chỉ tiêu. Chính vì thế thí sinh cần phải lưu ý để xem mình có đáp ứng được yêu cầu điểm nhận hồ sơ đó hay không. Chỉ có những thí sinh đáp ứng được điểm nhận hồ sơ mới được phép nộp hồ sơ vào trường đó.

 

Bên cạnh đó thí sinh cần lưu ý đến vùng tuyển, khối thi. Thí sinh chỉ được phép đăng ký vào các ngành có thông báo xét tuyển khối thi mà thí sinh đã dự thi.

 

***

 

HỎI: Thời gian nộp hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ xét tuyển?

 

TRẢ LỜI: Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển NV2 năm 2012  là từ ngày 25/8 đến hết ngày 30/11. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ các trường sẽ thống kê lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Lúc này trường sẽ đưa ra điểm trúng tuyển NV2.

 

Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng hai cách: Nộp qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ có thông báo xét tuyển.

 

***

 

HỎI: Có thể photo giấy chứng nhận điểm thi để công chứng nộp vào nhiều trường?

 

TRẢ LỜI: Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã quyết định chính thức việc không khống chế các đợt xét tuyển. Thí sinh không trúng tuyển vào trường đã dự thi (nguyện vọng 1) nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng, khu vực, không có môn thi nào bị điểm 0 sẽ được trường tổ chức thi cấp hai bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi (có đóng dấu đỏ của trường). Hai bản gốc này có giá trị như nhau, không ghi nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3 như những năm trước.

 

Việc nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi khi xét tuyển là do hội đồng tuyển sinh của từng trường cân nhắc, quyết định và thông báo công khai, rộng rãi cho thí sinh. Bộ GD-ĐT không quy định cứng việc này.

 

Như vậy sẽ có những trường quy định chỉ nhận bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi nhưng cũng có nhiều trường chấp nhận bản sao có công chứng của giấy chứng nhận này. Thí sinh phải tìm hiểu kỹ quy định của từng trường để nộp hồ sơ xét tuyển cho đúng.

 

***

 

HỎI: Tôi đăng ký dự thi vào một trường ĐH A, giả sử đã đậu nhưng tôi muốn học trường ĐH B thì tôi có được đăng ký nguyện vọng 2 vào trường B không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế, thí sinh đã trúng tuyển NV1 thì được cấp giấy báo trúng tuyển. Giấy này để thí sinh nhập học vào trường đã trúng tuyển, không thể xét tuyển vào trường khác. Điều kiện để xét tuyển NV2 là không trúng tuyển NV1, có điểm thi từ điểm sàn trở lên, không có môn nào bị điểm 0 sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển các đợt tiếp theo ở các trường còn thông báo xét tuyển.

 

***

 

HỎI: Làm sao biết mình có trúng tuyển nguyện vọng (NV) 2 hay không? Các trường xét tuyển NV2 sẽ gửi giấy báo về trường THPT như ở NV1 có đúng không? Nếu không nhận được giấy báo trúng tuyển phải làm như thế nào?

 

TRẢ LỜI: Năm 2012, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu NV1 có thể tổ chức xét tuyển thêm nhiều đợt nhưng phải kết thúc chậm nhất là ngày 30/11. Vì vậy thời điểm công bố điểm trúng tuyển NV2 là do trường quy định. Những trường kéo dài thời gian xét tuyển đến 30/11 thì phải công bố điểm trúng tuyển ngay sau mốc thời gian này.

 

Theo đúng qui định, các trường sẽ gửi giấy gọi nhập học cho những thí sinh trúng tuyển NV2 về địa chỉ trên phong bì gửi kèm hồ sơ NV2 chứ không gửi về trường THPT hay về các sở (như đối với thí sinh trúng tuyển NV1). Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp giấy gọi nhập học đến muộn hoặc thất lạc. Thí sinh có thể tự tính điểm của mình, nếu thấy đủ điểm trúng tuyển ngành mình đã nộp hồ sơ NV2 có thể trực tiếp đến trường để nhận giấy báo nhập học.

 

***

 

HỎI: Thủ tục hồ sơ NV3 như thế nào? Thời hạn nộp? Làm sao biết trường nào có xét tuyển NV3? Những trường có xét tuyển NV2 cũng sẽ xét tuyển NV3 đúng không?

 

TRẢ LỜI: Theo quy định mới thì sẽ không có sự phân biệt NV2, NV3 như những năm trước. Sau khi nhận được 2 giấy chứng nhận điểm thi, thí sinh có thể sử dụng cả 2 giấy này và cả các bản photo có công chứng để nộp vào những trường mà mình muốn được xét tuyển và có mức điểm phù hợp trong thời gian từ 25/8 đến 30/11. Thí sinh cần theo dõi thông báo xét tuyển, thủ tục, thời gian và mức điểm nhận hồ sơ của từng trường để nộp hồ sơ đúng theo quy định..

 

***

 

HỎI: Em thi ĐH khối B, Không đủ điểm vào ngành công nghệ sinh học Trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM), vậy em có được chuyển qua ngành có điểm thấp hơn mà đang thiếu chỉ tiêu của trường hay không? Khi nhận được giấy báo của trường, em sẽ nhận được những giấy gì?

 

TRẢ LỜI: Bạn sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào những ngành có tuyển bổ sung chỉ tiêu còn thiếu khối B (cùng trường hoặc trường khác) và được xét tuyển theo quy chế chứ không được chuyển ngang sang ngành khác cùng trường.

 

Sau khi bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ gửi kết quả thi cho thí sinh. Những thí sinh có điểm thi bằng điểm sàn CĐ trở lên sẽ nhận được hai giấy chứng nhận điểm thi. Thí sinh có thể sử dụng 2 giấy này để tham gia xét tuyển tiếp tại các trường còn chỉ tiêu xét tuyển và có mức điểm phù hợp. Trên các phiếu này sẽ ghi rõ điểm thi, diện ưu tiên (nếu có) và có mục để thí sinh ghi mã ngành mã trường sẽ nộp hồ sơ xét tuyển. Sau đó, thí sinh sẽ gửi phiếu này đến trường mình có nguyện vọng được xét tuyển. Thí sinh cũng có thể photo công chứng giấy này để nộp vào các trường chấp nhận bản photo để xét tuyển. Nhưng nếu trúng tuyển thì khi nhập học phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi.

 

Cũng sau khi bộ công bố điểm sàn, tất cả các trường sẽ công bố điểm chuẩn NV1 và chỉ tiêu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đối với các ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Khoảng ngày 10-8, bạn theo dõi trên các báo và website các trường để biết trường nào, ngành nào còn chỉ tiêu để nộp hồ sơ phù hợp.

 

Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung sẽ do từng trường qy định nhưng không kép dài quá ngày 30/11. Sau thời hạn quy định, các trường sẽ bắt đầu xét tuyển theo nguyên tắc xét điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Do vậy, điểm nhận hồ sơ xét tuyển cũng có thể chưa phải là điểm trúng tuyển. 

 

***

 

HỎI: Em muốn thi vào ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Sài Gòn, nhưng nếu không đủ điểm chuẩn vào ngành đó thì có thể lấy điêm thi đó xét vào ngành khác của trường ĐH Sài Gòn được không? Nếu được thì có được ưu tiên về xét tuyển?

 

TRẢ LỜI: Theo quy chế, thí sinh đăng ký dự thi ngành nào chỉ được xét tuyển vào đúng ngành đó. Tất cả trường hợp không đủ điểm trúng tuyển ngành NV1 sẽ làm thủ tục xét tuyển NV2 theo quy định (với điều kiện có điểm thi không thấp hơn điểm xét tuyển NV2 của ngành mình chọn). Bạn có thể đăng ký NV2 vào ngành khác cùng trường, cùng khối nếu đảm bảo đủ điểm được xét tuyển NV2.

 

***

 

HỎI: Thí sinh được rút hồ sơ đăng ký NV2 mấy lần?

 

TRẢ LỜI: Thí sinh khi nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào trường có nguyện vọng theo học vẫn có thể rút ra đem nộp cho trường khác có cơ hội trúng tuyển cao hơn (theo tìm hiểu của thí sinh). Tuy nhiên, thời hạn cho thí sinh rút chỉ ấn đinh trong vòng 15 ngày - tính từ thời gian nộp hồ sơ. 5 ngày cuối trước khi công bố kết quả trúng tuyển NV2, thí sinh không được rút lại hồ sơ.

 

Trên 2 Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ có thêm 1 dòng để thí sinh rút ra sẽ điền thêm thông tin để gửi sang trường khác.

 

Như vậy thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trùng tuyển hơn. Để có thông tin cho thí sinh, các trường sẽ phải cập nhật lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển từng ngày lên trang web của trường để thí sinh lựa chọn.


***

 

HỎI: Năm nay em định thi vào Trường ĐHBK Đà Nẵng. Em có thắc mắc là nếu em không đủ điểm trúng tuyển vào ngành mà đủ điểm trúng tuyển vào trường thì em có thể nộp NV2 vào trường khác không? hay là trường giữ lại học ngành khác?

 

TRẢ LỜI: Cchỉ có những thí sinh trượt NV1 và có điểm thi trên sàn ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT thì mới được cấp giấy chứng nhận điểm thi để làm hồ sơ tham gia xét tuyển NV2.


Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng lấy điểm chuẩn chung kết hợp với điểm chuẩn ngành. Nếu em đạt mức điểm chuẩn theo khối thì đồng nghĩa đã trúng tuyển NV1 vào trường. Như vậy em sẽ không được cấp giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển NV2 nữa.

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
11/08/2012 16:08 # 17
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Một số câu hỏi thường gặp


Đại học Duy Tân được biết đến nhiều vì những ngành kỹ thuật, ví dụ như Tin học, Xây dựng và Điện tử còn các ngành Quản trị, Kinh tế và Dịch vụ không phải là mũi nhọn của trường, đúng không?

Trả lời:
Đúng là Đại học Duy n được biết đến nhiều vì những thành công trong giảng dạy, học tập, vànghiên cứu - phát triển v k
 thuật, như truyềthống v Tin học có t những ngày đầu thành lậvàsau này này là Điện tử, Xây dựng và Kiến trúc
Đồng thời, quan h của trường với các đại học
 nổitiếng v k thuật trên thế giới mà c th là vớĐại học Carnegie Mellon, 
1 trong 4 đại học mạnhnhất v Tin học và 1 trong 6 đại học mạnh nhất về K thuật nói chung của Hoa k hay với 
CS
UFullerton và Pomona, các trường mạnh nhất hệ thống Đại học Bang California trong mảng Xâdựngvà Kiến trúc, 
càn
g làm cho nhiều người tirằng Đại học Duy n thiên v k thuật hơn là quản tr vàkinh tế.
 Tuy nhiên, trong thực tế,
 s sinh viên khối ngànQuản trị, Kế toán, i chính - Ngân hàngvà Dlịch của trường chiếm đến gần 65% tổng s sinh
 viên toàn trường. Sinh viên Duy n khốingàny được đánh giá là năng động n c sinviên cùng ngành  c 
trường khác trong thànhphố, minh chứng c th qua t l có việc m can hẳn của sinh viên Quản trị, Ngân hàng,
 Kếtoán và Du lịch của Duy n (theo o Người Lađộng). n cạnh đó, hoạt động dạy và học củakhối ngành y cũng
 được đặc biệt chú trọng ở Duy Tân, đơn c như khoa Kế toán là khoa có nhiềuthành tích nghiên cứu khoa học nhất toàn
 trường. Đồng thời, Đại học Duy n n có quah hợpc đào tạo với nhiều trường trên thế giới
 v Quản trị, Kế toán, 
i chính - Ngân hàng và Dlịch nhưvới Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), Đạhọc Bang North Carolina - Appalachian 
State (Mỹ)Đại họcSeattle Pacific (Mỹ), Đại học ClevelanState (Mỹ), Đại học Rangsit (Thái lan), Đại học Inti(Malaysia),
 Có th i c chương trình tiên tiếngành Quản trị, Kế toán, i chính - Ngân hàngvà Du lịch với Đại học Bang
 Pennsylvania, 1 trong 4đại học mạnh nhất Hoa K v Quản tr Kinhdoanlà độc nhất vô nh  miền Trung Việt Nam, 
nếkhông muốn i là trong c nước.
Đúng là Đại học Duy n được biết đến nhiều vì những thành công trong giảng dạy,
 học tập, vànghiên cứu - phát triển v k thuật, như truyềthống v Tin học có t những ngày đầu thành lậvàsau này
 này là Điện tử, Xây dựng và Kiến trúcĐồng thời, quan h của trường với các đại học
 nổitiếng v k thuật trên thế giới
 mà c th là vớĐại học Carnegie Mellon, 1 trong 4 đại học mạnhnhất v Tin học và 1 trong 6 đại học mạnh nhất v
 K thuật nói chung của Hoa k hay với CSUFullerton và Pomona, các trường mạnh nhất hệ thống Đại học Bang California
 trong mảng Xâdựngvà Kiến trúc, càng làm cho nhiều người tirằng Đại học Duy n thiên v k thuật hơn là quản tr
 vàkinh tế.
 Tuy nhiên, trong thực tế, s sinh viên khối ngànQuản trị, Kế toán, i chính - Ngân hàngvà Dlịch của 
trường chiếm đến gần 65% tổng s sinviên toàn trường. Sinh viên Duy n khốingàny được đánh giá là năng động
 n c sinviên cùng ngành  c trường khác trong thànhphố, minh chứng c th qua t l có việc m can hẳn của sinh viên Quản trị, Ngân hàng, Kếtoán và Du lịch của Duy n (theo o Người Lađộng). n cạnh đó, hoạt động dạy và học củakhối ngành y cũng được đặc biệt chú trọng ở Duy Tân, đơn c như khoa Kế toán là khoa có nhiềuthành tích nghiên cứu khoa học nhất toàtrường. Đồng thời, Đại học Duy n n có quah hợpc đào tạo với nhiều 
trường trên thế giới
 v Quản trị, Kế toán, i chính - Ngân hàng và Dlịch nhưvới Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ),
 Đạhọc Bang North Carolina - Appalachian State (Mỹ)Đại họcSeattle Pacific (Mỹ), Đại học ClevelanState (Mỹ), 
Đại học Rangsit (Thái lan), Đại học Inti(Malaysia), Có th i c chương trình tiên tiếngành Quản trị, Kế toán, 
i chính - Ngân hàngvà Du lịch với Đại học Bang Pennsylvania, 1 trong 4đại học mạnh nhất Hoa K v Quản tr 
Kinhdoanlà độc nhất vô nh  miền Trung Việt Nam, nếkhông muốn i là trong c nước.

 


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
11/08/2012 16:08 # 18
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Một số câu hỏi thường gặp


 

Học Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng và Kế toán là một chọn lựa hợp lý nhất vào thời buổi này đúng không?

Quản tr Kinh doanh, Kế toán và i chính - Ngâhàng hiện đang là c ngành “nóng nhất trên th
trường lao động. Lý do chính yếu là s lượng cơ hội việc m hiện có là rất lớn cho những ngàny
vì sự phátriểmạnmẽ củthị trườnchính - ngâhànViệNatronnhữntrước.n cạnh đó, đây là c ngành học tươnđố“mềm”
thenghĩlà khônquá khó miễlà bạn cóđ năng lực tư duy logic.
 Tuy nhiên, số lượng việc làm nhiều không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với lương tiền cao, đặc biệt là khi cơ hội thăng tiến trong quản lý và kinh doanh không phải bao giờ cũng được chia đều cho mọi người. Ví dụ như nghề Kế toán có mức lương rất chênh lệch giữa các chuyên viên Kế toán so với một Kế toán trưởng hay một Giám đốc Tài chính - Kế toán. Đồng thời, do số lượng sinh viên theo học các ngành Quản trị Kinh doanh, Kế toán và Tài chính - Ngân hàng là rất đông đảo trong những năm trở lại đây nên nhiều nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu dự đoán là cơ hội việc làm cho các ngành học này, mà đặc biệt là ngành Ngân hàng có thể sẽ bão hòa trong vòng 4, 5 năm nữa. Thực tế thế nào sẽ còn tùy thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, nếu bạn là một người có óc tiến thủ, không ngại cạnh tranh, và có tham vọng làm giàu qua kinh doanh và tài chính, thì đây vẫn là một chọn lựa hợp lý cho nghề nghiệp tương lai. Nếu không thì bạn vẫn có thể theo đuổi những ngành học về công nghệ và kỹ thuật, vốn đang phát triển rất mạnh ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung của Việt Nam, mà số lượng sinh viên đang theo học thì lại còn tương đối ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường.


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
26/07/2013 11:07 # 19
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Một số câu hỏi thường gặp


 Hỏi: Chào quý thầy cô.Cho em hỏi năm nay em thi đại học được 17 điểm. Liệu với số điểm đó có thể nv vào học ngành dược ở Duy Tân được không ạ. Em xin cảm ơn.(23-07-13)

Trả lời: (24-07-13)

 

Điểm chuẩn năm 2012 đối với ngành Dược của trường Đại học Duy Tân là khối A: 15 điểm, khối B: 16 điểm. Nếu mức điểm chuẩn năm nay không dao động nhiều so với năm 2012 thì bạn có khả năng trúng tuyển vào trường Đại học Duy Tân.

 

Bạn hãy chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học Duy Tân gồm: giấy chứng nhận kết quả thi và phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn để gửi về trường Đại học Duy Tân - 182 Nguyễn Văn Linh - Tp Đà Nẵng nhé. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển có 3 đợt:

 
» Đợt 1: từ ngày 08/08/2013 đến 17h ngày 07/09/2013
» Đợt 2: từ ngày 09/09/2013 đến 17h ngày 21/09/2013
» Đợt 3: từ ngày 23/09/2013 đến 17h ngày 12/10/2013


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
26/07/2013 11:07 # 20
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Một số câu hỏi thường gặp


  Hỏi: Mình là sinh vien sap tot nghiep truong dai hoc an ninh, nay minh muon dang ki hoc van bang 2 ngoai ngu cua truong thi co can phai thi k?, (24-07-13)

Trả lời: (24-07-13)

Đối với hệ văn bằng 2, trường Đại học Duy Tân đào tạo các ngành Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Quản trị Kinh doanh và Quản trị Kinh doanh (chuẩn PSU). Trường tổ chức xét tuyển và thi tuyển đối với một số trường hợp. Bạn có thể xem thông tin chi tiết hơn tại đây nhé http://tuyensinh.duytan.edu.vn




Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024