Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/10/2012 08:10 # 1
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Chuyên mục cập nhật các thông tin về các dự án, công trình xây dựng.

Các bạn sinh viên có thể tham khảo thêm thông tin tại mục này.



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Các thành viên đã Thank Chaudmce vì Bài viết có ích:
31/10/2012 08:10 # 2
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Tháp truyền hình ở Nam Định sập sau bão số 8 2012

(Theo tuổi trẻ.)

Nguyên nhân do công trình kém chất lượng đã được đặt ra.

 

Cột tháp truyền hình Nam Định cao 180m trở thành đống sắt rúm ró sau cơn gió giật cấp 12 của bão Sơn Tinh. Trong khi đó, nhiều nhà chuyên môn đặt vấn đề: tiêu chuẩn quốc gia là phải chịu được gió cấp 15 - Ảnh: Việt Dũng

Sáng 29-10, tại cuộc họp chỉ đạo khắc phục hậu quả bão Sơn Tinh, ông Trần Anh Tú - giám đốc NTV - cho biết vào thời điểm 20g45 ngày 28-10, gió giật mạnh khiến cột tháp thu phát sóng NTV đổ ập xuống đất. Tại hiện trường, cột tháp bị vặn gãy từ phần đế, cách mặt đất khoảng 30m, xô vào tòa nhà phát sóng kề bên, sau đó đổ hướng ra phía tường rào và ngoài đường, sát một nhà dân đối diện đài. Theo quan sát tại hiện trường, phần thân cột có điểm bị gãy rời ra khỏi phần đế, điểm bị gãy như một nhát cắt, không có mối ốc vít nào bị long rời ra.

Toàn tỉnh mất sóng phát thanh truyền hình

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tú cho rằng thời điểm đó gió giật khoảng trên cấp 12 nên đã gây ra sự cố này. Báo cáo với lãnh đạo tỉnh Nam Định, ông Tú cho biết bước đầu đã xác định 4/5 độ dài của cột hư hỏng hoàn toàn, vị trí bị đổ cách mặt đất khoảng 30m. Sự cố này còn làm hư hỏng tòa nhà đặt máy phát sóng bị một thanh giằng xuyên qua, một số thiết bị của Đài truyền hình VN (VTV) và NTV hư hỏng.

Để đảm bảo việc phát sóng không bị gián đoạn, NTV đã đề nghị viễn thông Nam Định kéo cáp quang cho hệ thống truyền hình cáp. NTV cũng đề nghị VTV cho mượn thiết bị để phát sóng, đề nghị VTV và Truyền hình An Viên (AVG) góp vốn để xây dựng lại công trình. Ông Tú cũng cho biết cột phát sóng của Đài PTTH huyện Giao Thủy cũng bị gãy đổ do gió bão.

Đến 17g ngày 29-10, NTV đã cấp lại hệ thống truyền hình cáp đến tất cả các huyện trong tỉnh. Riêng sóng truyền hình analog vẫn đang tiếp tục được khắc phục.

 

Tháp truyền hình Nam Định sau khi đổ như những cọng bún - Ảnh: VIỆT DŨNG

Chưa xác định có vấn đề chất lượng hay không

Sáng 29-10, lực lượng cảnh sát bảo vệ đã căng dây bảo vệ hiện trường, không cho người dân ra vào khu vực xảy ra vụ đổ tháp. Một số cán bộ Công an Nam Định đã đến xem xét, ghi hình hiện trường. Tuy nhiên, ông Trần Anh Tú khẳng định đó chỉ là người đến làm việc quay lại hình ảnh chứ hoàn toàn không có chuyện khám nghiệm hiện trường.

Ông Tú khẳng định nguyên nhân xảy ra sự cố là do gió bão quá to, gió giật làm đổ cột tháp nên có thể kết luận được nguyên nhân như vậy. Việc có điều tra hay không, ông Tú cho rằng còn chờ sự chỉ đạo của tỉnh. Về việc có hay không một phần nguyên nhân do chất lượng công trình không đảm bảo, ông Tú khẳng định không phải. Ông Tú cho biết thiết bị của công trình được nhập từ Malaysia, toàn bộ đều nhập khẩu và đều đã được kiểm tra chất lượng.

Về thi công, ông Tô Văn Hùng - giám đốc Công ty TNHH một thành viên công trình Viettel, đơn vị thi công tháp truyền hình NTV - cho biết đơn vị chỉ thi công phần móng và lắp dựng cột nên cứ đúng theo thiết kế mà làm. Ông Hùng khẳng định đơn vị đã làm đúng theo thiết kế, đã bàn giao cho NTV từ tháng 6-2010. Theo ông Hùng, khi xảy ra sự cố đã quá thời gian bảo hành 12 tháng nên đơn vị thi công không liên quan.

 

Vết gãy như một nhát cắt - Ảnh: VIỆT DŨNG

Nhìn từ góc độ người trong nghề, ông Trương Mỹ - kỹ sư quản lý chất lượng hạ tầng mạng Gmobile - cho biết một công trình xây dựng phải xét đến ba bài toán: thiết kế, gia công, lắp dựng. Nếu công trình bị sập phải kiểm tra lại toàn bộ quy trình trên. Thông thường nếu thiết kế đúng và thi công đúng theo thiết kế thì khó mà sập được.

Ông Mỹ còn cho biết thêm trong xây dựng công trình sau khi thiết kế phải nhân với hệ số an toàn. Hệ số này được lựa chọn tùy theo chủ đầu tư cũng như mức độ quan trọng của công trình. Hệ số an toàn càng lớn thì độ bền, khả năng chịu lực của công trình càng cao. Tuy nhiên hệ số an toàn càng cao thì giá thành xây dựng cũng tăng lên tương ứng. Để xác định chính xác nguyên nhân tháp truyền hình NTV bị đổ cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

NHÓM PV

 

Ông Lê Huy Lộc (chuyên gia về kết cấu công trình dây tải điện): Cần xem lại thiết kế

Theo tiêu chuẩn VN về tải trọng và tác động - tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 2737 - 1995) hiện hành các công trình ở TP Nam Định phải thiết kế với cấp gió IV.B theo phân vùng áp lực gió. Nghĩa là lực gió tác dụng lên cột tối đa 155 daN/m2 (hay gọi là kg/cm2). Tính theo tốc độ gió, tháp truyền hình phải chịu được áp lực gió gần 48,9 m/giây (tương đương cấp 15).

Theo tốc độ gió mạnh nhất mà Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương ghi nhận được thực tế tại Nam Định trong bão số 8 thì cũng chỉ là gió giật cấp 12 (tương đương 32,7-36,9m/giây). Như vậy gió bão ở Nam Định chưa đạt tới cấp gió theo quy chuẩn mà công trình cột tháp truyền hình có thể chịu đựng được, vậy tại sao đổ cột?

Trước hết cần làm rõ ban quản lý dự án đặt mua cột từ Malaysia thì có căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn để đưa ra các thông số kỹ thuật cho phía bán hàng không. Hoặc đơn vị tư vấn thẩm định không soát xét để mua, lắp đặt tháp truyền hình đúng yêu cầu.

Qua ảnh chụp tôi thấy tháp quá thanh mảnh. Tôi từng tham gia thiết kế cột tháp vượt sông Amur tại Liên Xô cũ cũng cao 180m, thiết kế cột điện vượt sông Hồng cao 150m cũng kiểu ống thép này nhưng kết cấu vững chắc hơn nhiều. Có thể người đi mua hàng không nêu rõ đầu vào thế nào nên vấn đề này phải tìm hiểu. Nếu đặt hàng theo yêu cầu, đủ thông số kỹ thuật chắc chắn sẽ đảm bảo.

Nếu còn bản vẽ thiết kế công trình phải tìm hiểu người duyệt là ai, khi duyệt thiết kế của cột có làm công tác thẩm định thiết kế theo quy định hay không. Muốn biết sai thế nào phải có bản vẽ thiết kế và đi thẩm định thiết kế đó. Giờ khôi phục lại tháp thì phải làm rõ vì sao tháp đổ. Nếu không làm rõ mà khôi phục thì lại mắc sai lầm.



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Các thành viên đã Thank Chaudmce vì Bài viết có ích:
05/11/2012 10:11 # 3
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Hầm đường bộ Hải Vân xuất hiện nhiều vết nứt

 

(Dân trí) - Thời gian gần đây, theo những tài xế xe tải và người dân thường xuyên qua lại hầm đường bộ Hải Vân phản ảnh, họ chứng kiến nhiều vết nứt xuất hiện.
 >> Hầm đường bộ Hải Vân - “điểm nóng” tai nạn giao thông
 >> Hầm đường bộ Hải Vân đang là cái...ống khói

Cách cửa hầm phía Nam thuộc TP Đà Nẵng khoảng hơn 20m, nhiều vết nứt xuất hiện dọc và ngang hai bên thành và trên vòm hầm. Chiều 1/11, một lãnh đạo của Công ty TNHH MTV quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco) cho biết, đơn vị này đang tiếp tục theo dõi các vết nứt trong hầm bằng cảm quan và bằng máy.
Hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2005
Hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2005 

Kể từ khi xuất hiện các vết nứt trong hầm, Khu quản lý đường bộ V (đơn vị quản lý Hamadeco) đã có công văn báo cáo gửi Tổng Cục đường bộ Việt Nam.

Theo ông Phan Thái - Phó Tổng Giám đốc Khu quản lý đường bộ V cho biết, kể từ khi nhận bàn giao công trình đưa vào khai thác (tháng 6/2005), trên đỉnh vòm hầm đã xuất hiện một số vết nứt ngang và dọc đường hầm gây thấm và dột nước xuống mặt đường xe chạy.

Sau đó, Ban quản lý dự án 85 và các nhà thầu đã cho sửa chữa bằng nguồn vốn quản lý và bảo dưỡng thường xuyên bằng biện pháp bơm keo cường độ cao vào các khe nứt. Tuy nhiên hiệu quả không cao và đến nay các vết nứt này đã phát sinh ra các vị trí khác, nước vẫn thấm dột từ trên đỉnh vòm hầm. 
 
Theo Khu quản lý đường bộ V, sau khi đưa vào sử dụng hầm đã xuất hiện các vết nứt gây thấm dột
 

Theo Khu quản lý đường bộ V, hiện tại các vết nứt này đang có nguy cơ phát sinh và phát triển theo đa phương, chiều dài vết nứt 1 - 7 m, chiều rộng dưới 1 mm.

Ngoài ra, trên suốt chiều dài đường hầm xuất hiện nhiều vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép theo phương ngang, xiên và dọc đường hầm, bề rộng vết nứt 1 - 2mm, dài 1 - 7m và lớn nhất là 12m, sâu trên 5mm.

Ông Phan Thái cho biết: Do điều kiện trang thiết bị kiểm tra còn hạn chế, các vết nứt này chỉ được kiểm tra theo dõi bằng mắt thường, vì vậy việc phát sinh và phát triển các vết nứt thì Khu quản lý đường bộ V đang tiếp tục theo dõi.

Khu quản lý đường bộ V cũng đã kiến nghị Tổng Cục đường bộ Việt Nam cử chuyên gia chuyên ngành kiểm tra cụ thể hiện trường để có biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời.

Công trình hầm đường bộ Hải Vân được khởi công xây dựng năm 2000 với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 250 triệu USD từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.

Hầm đường bộ Hải Vân là công trình dài nhất Đông Nam Á với chiều dài khoảng 6.280m xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quy mô công trình vĩnh cửu, tốc độ thiết kế 80 km/giờ, tải trọng H30.

 Công Bính



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Các thành viên đã Thank Chaudmce vì Bài viết có ích:
06/11/2012 21:11 # 4
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Vì sao vốn đầu tư tuyến metro số 1 đội thêm 30.000 tỉ đồng?

http://www.vinacorp.vn

Thứ Hai, 05/11/2012, 11:26 RSS Gửi email In tin

Thông tin từ UBND TPHCM cho biết, tổng vốn đầu tư của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành,Suối Tiên đã điều chỉnh tăng từ 17.400 tỉ ban đầu lên 47.325 tỉ đồng,tức tăng thêm khoảng 30.000 tỉ đồng.


Dự án tuyến metro số 1 được UBND TPHCM phê duyệt năm 2007 có tổng vốn đầu tư 17.400 tỉ đồng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng Việt Nam. Tuy nhiên, theo giải thích của UBND TPHCM, do dự án được nghiên cứu lập vào năm 2006, khi đó ở Việt Nam chưa có đầy đủ các định mức, đơn giá áp dụng cho loại công trình đường sắt đô thị.

Vì vậy, việc xác định tổng mức đầu tư của đơn vị tư vấn chỉ dựa trên cơ sở đầu tư của các công trình tương tự được xây dựng ở các nước (Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ...).

Việc thiếu kinh nghiệm thực tế, nên các tính toán cũng chỉ dừng lại ở mức bình quân của một tuyến xe điện, mà chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề an toàn cao hay xây dựng trung tâm điều khiển chung cho cả hệ thống đường sắt đô thị, tổ chức một Cty vận hành, bảo dưỡng...

Mặt khác, mục tiêu thiết kế ban đầu của dự án chỉ tính đến năm 2020 cũng đã cho thấy tầm nhìn hạn chế của việc nghiên cứu trước đây. Bởi những lẽ trên, thành phố đã tính toán và điều chỉnh lại quy mô dự án cho phù hợp, nên vốn đầu tư thay đổi thành 47.325 tỉ đồng.

UBND thành phố cũng cho rằng, vốn đầu tư tăng chủ yếu do sự biến động giá của một số nguyên, nhiên vật liệu, tăng lương tối thiểu trong 3 năm qua (2006 – 2009), làm vốn đầu tư các gói thầu tăng khoảng 40%.

Thêm vào đó, việc tăng khối lượng xây dựng dự án theo yêu cầu của thành phố (tăng lưu lượng hành khách, thay đổi năm mục tiêu thiết kế đến 2040 thay vì năm 2020) cũng tác động đến vốn đầu tư các gói thầu tăng thêm khoảng 43%.

Đặc biệt, việc thay đổi các điều kiện tính toán tổng mức đầu tư (tỉ giá, các chi phí dự phòng, rủi ro, trượt giá đến năm 2019) khi điều chỉnh dự án đã đẩy tổng vốn đầu tư cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, riêng chi phí dự phòng do thay đổi từ 10% lên 15% (theo quy định mới) khiến phần này tăng 123%; lãi vay tăng 117%; do chi phí xây lắp tăng hay phần trượt giá tăng đến 574%...

Tuyến metro số 1, dài 19,7km (đi qua các quận 1, Bình Thạnh, 2, 9, Thủ Đức – TPHCM và huyện Dĩ An – Bình Dương). Một số gói thầu hiện đang triển khai thi công, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác từ đầu năm 2018.
 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
24/11/2012 08:11 # 5
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Hình ảnh cầu Long Biên trong tương lai (http://vnexpress.net)

Cây cầu hơn 100 năm tuổi của thủ đô sẽ trở thành bảo tàng, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đường phố, bãi giữa sông Hồng sẽ xây dựng thành vườn đào.

Hàng chục bức ảnh bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai về cầu Long Biên trong triển lãm "Huyền thoại cầu Long Biên" do một số tác giả người nước ngoài và Việt Nam tham gia thực hiện.
Nổi bật trong triển lãm là hình ảnh mô phỏng các phương án bảo tồn cầu Long Biên trong tương lai.
Cầu sẽ được cải tạo thành bảo tàng nghệ thuật đương đại. Những nhịp cầu sẽ được bảo phủ bởi những tấm kính trong suốt và trưng bày đầu máy hơi nước với những toa cổ được cải tạo thành cà phê và nhà hàng.
Vòm kính, bảo tàng lịch sử, phòng trưng bày, quán cafe, nhà hàng
Từ cầu Long Biên đến nhà hát Lớn sẽ là phố đi bộ - trục văn hoá lịch sử.
Tàu điện cổ sẽ chạy bằng năng lượng sạch trên phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào, Tràng Tiền nối nhà hát Lớn đến cầu Long Biên.
Bãi giữa sông Hồng được cải tạo thành công viên nghệ thuật với các khu vực đạp xe đi dạo, vườn cây, đầm hoa sen và có thể tổ chức các lễ hội.
Nổi bật ở bãi giữa sẽ là khu vườn đào, khu cờ tướng.
Đầu cầu Gia Lâm là tháp Sen - Bảo tàng nghệ thuật nghệ thuật đương đại.
Phố Gầm Cầu sẽ thành phố nghề, phòng trưng bày, phố nghệ thuật quốc tế - vườn treo. Khoảng 20 dãy phòng dành cho khu nhà hàng với các phong cách ẩm thực khác nhau. Một số nhịp cầu khi mở thông sẽ được dành riêng cho các nghệ sĩ và những người trẻ tuổi yêu nghệ thuật thị giác như hội hoạ, điêu khắc, chạm trổ, nhiếp ảnh hay nghệ thuật trình diễn... Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 24/11.

Khánh Huyền

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
26/11/2012 10:11 # 6
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (tuoitre online)

TTO - Trưa 25-11, PV TTO đã có mặt tại công trường thủy điện Đăk Mek 3 (dưới chân núi Ngọc Linh, thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, Kontum). Trước đó chiều 22-11, công trình này đã bị vỡ đập.

 

Đập thủy điện Đak Mek 3 (ảnh chụp đỉnh núi xuống) - Ảnh: Hữu Khá

Tại đây, theo quan sát của PV, hiện trường đập thủy điện đổ nhào. Từng khối bêtông lớn gãy, nằm chỏng chơ dưới sông. Tấm bạt che làm nơi mổ tử thi nạn nhân vẫn còn hương, đèn. Mặt đập phía thượng nguồn đổ gãy, từng cây thép lớn nằm la liệt, cong vẹo. Đất đá bên trong đổ văng ra xa mấy chục mét. Trên đống đất đá, một chiếc xe ben đã bị móp méo.

 

Khối bê tông lớn bị gãy ngang xuống sông - Ảnh: Hữu Khá

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Bá Thanh, giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek (chủ đầu tư dự án), cho biết dự án thủy điện khởi công vào tháng 3-2009, dự kiến đưa vào phát điện đầu năm 2013. Thủy điện có công suất 7,5MW, được đầu tư với số vốn hơn 200 tỉ đồng. Công trình do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Nam Việt (trụ sở tại TP.HCM) thiết kế, Công ty thi công cơ giới Hồng Phát thi công.

Ông Thanh nhắc đi nhắc lại công trình đảm bảo chất lượng, việc vỡ đập là do tài xế chạy xe ben Dongfeng của Trung Quốc chở 60 tấn, quá tải va vào. 

HỮU KHÁ - LÊ TRUNG



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
29/11/2012 09:11 # 7
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?

24h.com.vn

Đập thủy điện thành đống đổ nát

Ngày 27/11, cùng đi với đoàn công tác liên ngành của tỉnh Kon Tum, kiểm tra hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3, chúng tôi chứng kiến sự ngổn ngang, hoang tàn nơi đây.

Sau 5 ngày xảy ra sự cố, không khí làm việc trên công trường thủy điện rất vắng lặng, hầu như không có bóng dáng lực lượng thi công. Chỉ còn 2 chiếc máy đào đang dọn dẹp lại đống đổ nát ở vai đập bên trái. Mảng tường bê tông phía thượng lưu con đập bị đổ sập, nằm chỏng chơ.

"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?, Tin tức trong ngày, dap thuy dien bi o to huc, dap thuy dien bi xe ben huc, vo dap Dak Mek 3, vo dap thuy dien, dap thuy dien, vo dap, cong truong, tu thi, kontum, be tong, cong truong thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Các phóng viên cùng tham gia giám sát hiện trường với cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum

Men theo đống đổ nát trên thân đập, chúng tôi thấy bên trong lõi bờ đập, chỉ có một ít đá nhỏ, còn lại phần lớn là đất. Những mảng bê tông dày đến 1,5m bị gãy vụn, nhưng bên trong không có nhiều cốt thép.

Thủy điện Đăk Mek 3 nằm ở vùng hẻo lánh dưới chân núi Ngọc Linh, cách trung tâm huyện vùng sâu Đăk Glei chừng 40km. Do địa hình núi cao, đèo dốc hiểm trở nên rất ít người biết về thông tin ở công trường này.

Vô tình chứng kiến cảnh vỡ đập tràn thuỷ điện Đăk Mek 3, ông A Thít, người dân ở xã Đăk Choong lo lắng: “Phần nhiều chúng tôi đều có ruộng nằm dọc hai bên bờ con suối Đăk Mi. Vào ngày mùa này, bà con các làng đều phải xuống ruộng thu hoạch lúa. Nếu chẳng may thuỷ điện đã tích nước, đập tràn vỡ tan như vậy, chắc bà con mình chết chìm dưới dòng nước dữ”.

"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?, Tin tức trong ngày, dap thuy dien bi o to huc, dap thuy dien bi xe ben huc, vo dap Dak Mek 3, vo dap thuy dien, dap thuy dien, vo dap, cong truong, tu thi, kontum, be tong, cong truong thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Tường thượng lưu đập tràn xây mỏng manh, dễ vỡ

Báo cáo với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Kon Tum vào trưa ngày 27/11, ông Lê Bá Thanh (Giám đốc Công ty CP thuỷ điện Hồng Phát – Đăk Mek, chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công công trình thuỷ điện Đăk Mek 3) cho biết: chiều tối 22/11, tại công trường thuỷ điện Đăk Mek 3, khi xe tải hiệu Đông Feng BKS 43C-00890 của Công ty TNHH Thái Sơn chở đất đá đổ trên thân đập, đã va vào tường thượng lưu đập tràn. Cú va chạm này đã làm cả đoạn đập tràn dài 60m, cao gần 20m ngã đổ, vỡ vụn, đổ ập xuống suối đang chảy xiết.

Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, anh Nguyễn Quốc Hùng (28 tuổi, quê Đại Lộc, Quảng Nam, công nhân lái xe của Công ty TNHH Thái Sơn) mới làm việc trên công trường được 3 ngày. Khi đập thủy điện vỡ, anh Hùng đứng ngay phía sau xe tải, đã rơi xuống suối cùng chiếc xe. Nạn nhân tử vong ngay sau đó.

Sau nhiều giờ tìm kiếm, đến 7 giờ 15 phút sáng 23/11, thi thể anh Hùng mới được tìm thấy. Đơn vị thi công đã tổ chức đưa nạn nhân về quê an táng.

Ngày 26/11, Công an huyện, Viện KSND huyện Đăk Glei đã vào công trường thuỷ điện Đăk Mek 3 tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ vụ việc.

"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?, Tin tức trong ngày, dap thuy dien bi o to huc, dap thuy dien bi xe ben huc, vo dap Dak Mek 3, vo dap thuy dien, dap thuy dien, vo dap, cong truong, tu thi, kontum, be tong, cong truong thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Hoang tàn công trường thủy điện Đăk Mek 3, sau cú va chạm của xe ben với thân đập

“Ém” thông tin?

Trả lời các cơ quan báo chí tại công trường, ông Lê Bá Thanh nói rằng chủ đầu tư công trình thuỷ điện Đăk Mek 3 đã báo cáo kịp thời với các ngành chức năng của huyện Đăk Glei về vụ vỡ đập. Nhưng ông Trịnh Xuân Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei khẳng định đến sáng 26/11 mới biết (!?).

Sau khi nhận được thông tin về sự cố, lãnh đạo huyện Đăk Glei đã cử lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, cùng các ngành chức năng vào hiện trường để kiểm tra vụ việc nghiêm trọng này.

Theo thông tin chúng tôi có được, tai nạn lao động gây chết người xảy ra vào ngày 22/11. Tuy nhiên, đến tận ngày 26/11, sau khi xác nạn nhân đã được đưa về quê an táng, UBND tỉnh Kon Tum và một số cơ quan hữu quan mới nhận được báo cáo từ phía chủ đầu tư.

Trở lại với nguyên nhân sự cố vỡ đập, ông Lê Bá Thanh lý giải: do khối lượng đất, đá đổ lèn vào quá lớn và đổ dồn dập trong đợt cao điểm thi công nên đập không chịu nổi. Khi có lực tác động bên ngoài vào, đập tràn sập đổ...

"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?, Tin tức trong ngày, dap thuy dien bi o to huc, dap thuy dien bi xe ben huc, vo dap Dak Mek 3, vo dap thuy dien, dap thuy dien, vo dap, cong truong, tu thi, kontum, be tong, cong truong thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Ông Lê Bá Thanh, Chủ đầu tư công trình thuỷ điện Đăk Mek nói với báo giới: không phải đập tràn thuỷ điện bị vỡ (!)

Một điều rất khó hiểu là lực chiếc xe va chạm mạnh đến đâu mà cả thân đập đồ sộ với khoảng 700m3 bê-tông lại sập dễ dàng đến thế? Với thực tế đã diễn ra, nhiều khả năng công trình thủy điện này đang có vấn đề trong khâu thiết kế và thi công.

Chiều 27/11, trả lời báo chí về vụ việc vỡ đập thuỷ điện Đăk Mek 3, ông Bùi Văn Cư, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh cho hay, sự cố trên, Sở Công Thương không được chủ đầu tư báo cáo. Thông tin sở có được là từ nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng.

"Xe húc" đổ đập thủy điện: Ém thông tin?, Tin tức trong ngày, dap thuy dien bi o to huc, dap thuy dien bi xe ben huc, vo dap Dak Mek 3, vo dap thuy dien, dap thuy dien, vo dap, cong truong, tu thi, kontum, be tong, cong truong thuy dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Cận cảnh tường thượng lưu đập tràn bị gãy đổ

Dù chủ đầu tư không thừa nhận vỡ đập, nhưng quan sát trực quan tại hiện trường, đoàn công tác liên ngành khẳng định đập đã bị ngã đổ, vỡ nát và xảy ra chết người. Với vai trò trưởng đoàn liên ngành, ông Cư sẽ báo cáo bằng văn bản với UBND tỉnh Kon Tum vào ngày 28/11. Trong đó, sẽ tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn một đơn vị có tư cách pháp nhân, có năng lực để thực hiện kiểm định công trình thủy điện Đăk Mek 3. Sau khi kiểm định xong, tỉnh sẽ đưa ra phương án xử lý đối với chủ đầu tư công trình.

Ngày 27/11, đoàn công tác liên ngành tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu chủ đầu tư công trình thuỷ điện Đăk Mek 3 phải nộp hồ sơ chất lượng công trình về Sở Xây dựng trước ngày 8/12 tới để kiểm tra, theo dõi.

Nguyễn Trương (Khampha.vn)



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Các thành viên đã Thank Chaudmce vì Bài viết có ích:
08/12/2012 07:12 # 8
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Ép tiến độ (thanhnien.com)

Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa phải chính thức xin lỗi người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý vì sự chậm trễ trong việc khắc phục các hư hỏng, tồn tại của tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, thuận tiện của các phương tiện lưu thông.

VEC cũng đã nhanh tay xử lý kiểm điểm hai giám đốc liên quan do chậm trễ khắc phục hư hỏng.

Đây có lẽ là lần đầu tiên một doanh nghiệp làm đường công khai đứng ra xin lỗi vì chất lượng đường kém. Tuy nhiên, lời xin lỗi trên có lẽ vẫn khó thỏa mãn được những chủ phương tiện hằng ngày vẫn đang phải bỏ một số tiền khá lớn để được lưu thông trên tuyến cao tốc này. Nhất là khi lý do giải thích cho việc đường bị lún nứt chưa hợp lý.

Trên thực tế, dự án (DA) cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 được khởi công từ tháng 1.2006 với mục tiêu đưa vào khai thác vào quý 3/2008, tổng mức đầu tư 3.733 tỉ đồng. Tuy nhiên, do chậm tiến độ vì khó giải phóng mặt bằng (GPMB) cũng như năng lực nhà thầu yếu, tháng 8.2007 Bộ GTVT đã phải phê duyệt điều chỉnh DA, nâng tổng mức đầu tư lên 7.692 tỉ đồng, cũng như điều chỉnh mục tiêu thông xe tới năm 2010. Nhưng DA lại tiếp tục chậm tiến độ một lần nữa cũng với lý do khó khăn GPMB và năng lực nhà thầu hạn chế.

Với nhiều sức ép, mãi tới tháng 11.2011 DA mới được thông xe kỹ thuật hơn 20 km đầu tiên, và khi đó, tổng mức đầu tư toàn tuyến đã tăng lên 8.974 tỉ đồng. Tại lễ ra quân đầu năm của VEC vào tháng 1.2012, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng đã yêu cầu VEC và các nhà thầu bằng mọi biện pháp phải đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình, chậm nhất đến ngày 30.6.2012 phải đưa vào khai thác toàn tuyến. Dù thời điểm đó, DA mới hoàn thành được 70-80% tiến độ, một số đoạn qua H.Ý Yên (Nam Định) vẫn chưa thể GPMB xong. Trong một cuộc họp về tiến độ của DA, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng tiếp tục nhắc lại yêu cầu tiến độ này.

Với những sức ép trên, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã thông xe đúng ngày 30.6. Để thông được xe, VEC đã xử lý tạm thời, làm đường quá độ tại một số đoạn tới tháng 3.2012 mới GPMB xong (theo đúng thiết kế phải tháng 1.2013 mới có thể đưa vào khai thác).

Kết quả là chỉ 5 tháng sau khi thông xe, đã xuất hiện lún nứt, ổ gà tại Km 256 và Km 257. Việc ép tiến độ DA đã dẫn tới chưa đủ thời gian gia tải chờ lún, nên nền đường bị lún không đều, tốc độ lún còn lớn, ảnh hưởng đến độ bằng phẳng của mặt đường, gây nên hiện tượng trồi sụt, ổ gà. Đặt câu hỏi tại sao phải ép tiến độ thông xe toàn tuyến, trong khi có thể chờ đợi thêm để hoàn thiện chất lượng tuyến đường, một lãnh đạo của VEC đã cho rằng, nếu chỉ vì 300 m mà dừng lại chờ sẽ làm tổn phí cả 50 km toàn tuyến.

Tuy nhiên, câu trả lời này rất “phi kỹ thuật”, bởi chủ những phương tiện đã phải trả phí cao cho VEC, không có lý gì phải chấp nhận đi trên một đoạn đường xấu do lỗi của chủ đầu tư. Việc kéo dài DA quá lâu (6 năm) để rồi phải vắt chân lên cổ trong những tháng cuối cùng để chạy tiến độ theo chỉ đạo, đã ảnh hưởng tới chất lượng tuyến đường hàng nghìn tỉ đồng này. Đáp ứng đúng tiến độ là yêu cầu quan trọng, nhưng không vì thế chủ đầu tư lại xếp tiến độ cao hơn yêu cầu chất lượng, dù chỉ với một vài đoạn tuyến nhỏ trong toàn tuyến đường. Sau câu chuyện cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt, người dân không thể không đặt câu hỏi nghi ngại về chất lượng với các DA giao thông khác đang bị thúc tiến độ để đáp ứng thành tích hiện nay.

Mai Hà



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
18/12/2012 10:12 # 9
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


 

Hà Nội sắp thông xe cầu vượt 350 tỷ đồng (VNExpress.net)

Cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - đường Láng (dài 315 m, rộng 16 m với 4 làn xe) sẽ khánh thành và bàn giao cho thành phố ngày 12/12.
> Hà Nội xây cầu vượt cho xe cơ giới / Thông xe cầu vượt nhẹ dài nhất thủ đô

Cầu vượt nằm trên phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng được đầu tư 348 tỷ đồng. Đây là cây cầu vượt nhẹ thứ tư ở thủ đô được xây dựng.
Khác với 3 cây cầu bằng thép trước đó, cầu vượt này có trụ bê tông cốt thép, dầm thép hộp, độ bền vĩnh cửu và chịu được tải trọng 80 tấn.
Công trình được thi công trong 9 tháng, nhưng chưa đầy 5 tháng, cầu đã sắp hoàn thiện.
Lan can đang đượcgấp rút lắp đặt...
... công nhân dọn dẹp vệ sinh chờ ngày thông xe.
Thành cầu phía Nguyễn Chí Thanh đi Trần Duy Hưng được sơn và lắp đặt đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, ngày 12/12 chủ đầu tư sẽ hoàn thiện và bàn giao cầu cho thành phố.

Bá Đô



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
18/12/2012 10:12 # 10
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Thông xe cầu vượt dầm thép lớn nhất Hà Nội (Vietnamnet.vn)

Sáng nay (16/12), cầu vượt tại nút giao Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội), có chiều dài 315m chính thức được thông xe.

TIN BÀI KHÁC


Cầu vượt nằm trên đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng được đầu tư 348 tỉ đồng, khởi công vào tháng 5/2012.

Cầu có chiều dài 315m, với bốn làn xe được lắp ghép với kết cấu trụ bê tông cốt thép, dầm thép hộp có độ bền vĩnh cửu chịu được trọng tải 80 tấn. Được biết, thi công cây cầu dầm thép này đã về đích vượt tiến độ so với dự kiến ban đầu gần 2 tháng.

 



Các đại biểu đến dự lễ thông xe cầu vượt.

Phát biểu tại lễ thông xe, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương tinh thần vượt khó, lao động ngày đêm của cán bộ, công nhân viên trên công trường để dự án hoàn thành vượt tiến độ, đưa cây cầu vào hoạt động sớm, giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của Thủ đô.

 





 

Theo kế hoạch phân luồng của Sở GTVT Hà Nội, từ hôm nay 16/12, các phương tiện lưu thông theo hướng đường Trần Duy Hưng sang đường Nguyễn Chí Thanh và ngược lại qua khu vực nút giao sẽ ưu tiên lưu thông trên cầu vượt. Xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ cấm lưu thông trên cầu vượt.
 

Các phương tiện từ Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy và ngược lại qua khu vực nút sẽ theo tín hiệu đèn giao thông, biển báo trong nút để đi thẳng hoặc rẽ trái đi Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh. Các phương tiện được phép rẽ phải không phụ thuộc vào tín hiệu đèn.

Để giải quyết ùn tắc giao thông, Hà Nội dự kiến đầu tư xây dựng thêm cầu vượt tại ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch và trên tuyến đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân.

Gia Văn



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
26/12/2012 16:12 # 11
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Thủy điện Sơn La khánh thành vượt tiến độ 3 năm (TTonline)

TTO - Sáng 23-12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức khánh thành công trình thủy điện Sơn La (sáu tổ máy, tổng công suất lên tới 2.400 MW - lớn nhất Việt Nam, hơn cả Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận).

>> Thủy điện hơn 60.000 tỉ đồng trước ngày khánh thành

 

Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh: TRỊNH HỮU LONG

Bắt đầu khởi công và ngăn sông đợt 1 ngày 2-12-2005, thủy điện Sơn La khánh thành sớm ba năm so với nghị quyết của Quốc hội, cung cấp sớm hơn cho nền kinh tế quốc dân 12,5 tỉ kWh điện năng.

Lý do vượt tiến độ, theo ông Hoàng Quốc Vượng - chủ tịch EVN, thông thường sau khi được phê duyệt, các công trình thủy điện thường mất khoảng hai năm chuẩn bị cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông trong công trường, hệ thống cấp điện, cấp nước phục vụ thi công, thông tin liên lạc, giải phóng mặt bằng, xây dựng lán trại, phụ trợ… nhưng với ý chí rút ngắn tiến độ, EVN và tổng thầu - Tổng công ty Sông Đà - đã đề xuất Chính phủ giải pháp “chuẩn bị hạ tầng trước khi có quyết định đầu tư và phê duyệt thiết kế, kết hợp việc khởi công với ngăn sông”. Đây là cách làm chưa có tiền lệ ở các công trình thủy điện.

 

Dự án thủy điện Sơn La với công suất lắp đặt 2.400MW (sáu tổ máy, mỗi tổ máy 400MW) là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà (sau thủy điện Lai Châu và là bậc trên của thủy điện Hòa Bình). Công trình chính thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La.

Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện của tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Nhiệm vụ chính của dự án là cung cấp điện lên hệ thống điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hằng năm 10,246 tỉ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc bộ.

Vì vậy đến ngày khởi công, thủy điện Sơn La đã có 125km đường giao thông, hai cầu bêtông bắc qua sông Đà, gần 200km đường dây tải điện 110-220kV, gần 60.000m2 nhà ở cho khoảng 6.000 công nhân cùng hàng loạt công trình dẫn dòng, đê quai thượng lưu và hạ lưu… được hoàn thành. Công tác di dân, giải phóng mặt bằng công trường đã được địa phương tích cực thực hiện.

Ngoài ra, với đập thủy điện dài gần 1km, bề rộng đáy đập 120m và chiều cao đến 138m, khối lượng bêtông cả công trình lên tới gần 5 triệu m3, theo ông Vượng, nếu không áp dụng công nghệ thi công đầm lăn thì phải mất gần chục năm mới hoàn thành.

Là công trình quan trọng đặc biệt nên thủy điện Sơn La đã mời các nhà tư vấn hàng đầu nước ngoài tham gia hỗ trợ thiết kế, giám sát, đánh giá chất lượng công trình như Công ty Colenco (Thụy Sĩ), Nippon Koei, J-Power (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu thiết kế thủy công Matxcơva (Nga).

Chủ đầu tư đã thường xuyên báo cáo và mời Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu suốt quá trình thực hiện dự án.

Tại phiên họp ngày 20-12-2012, căn cứ đề nghị của hội đồng nghiệm thu cấp chủ đầu tư, căn cứ kết quả hoàn thành các hạng mục công trình, đánh giá của tư vấn thiết kế và tư vấn độc lập nước ngoài về ổn định, an toàn đập, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước đã ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình thủy điện Sơn La.

Dù đến ngày 23-12 mới khánh thành nhưng theo EVN, đến nay sáu tổ máy đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia gần 13 tỉ kWh điện. Tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc hoàn thành công trình cũng như những cố gắng của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan liên quan... Thủ tướng đã trực tiếp công bố khánh thành công trình thủy điện Sơn La.

Theo EVN, với công suất 2.400MW - chiếm gần 10% tổng công suất hệ thống điện hiện nay, thủy điện Sơn La sẽ góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu điện năng trong những năm sắp tới.

 

Những kỷ lục của công trình thủy điện Sơn La:

- Tổng khối lượng đào đắp đất đá các loại tại công trình này lên đến trên 14,6 triệu m3

-  Tổng khối lượng bêtông các loại cho nhà máy lên đến gần 5 triệu m3

- Tổng khối lượng các thiết bị lắp đặt tại công trình thủy điện Sơn La lên đến trên 72.000 tấn...

- Diện tích lưu vực: 43.760 km2

- Dung tích hồ chứa: 9,26 tỉ m3

Các mốc chính của dự án:

 + Khởi công và ngăn sông đợt 1: ngày 2-12-2005

 + Ngăn sông đợt 2: ngày 23-12-2008

 + Ngăn sông đợt 3 và tích nước: ngày 15-5-2010

 + Phát điện tổ máy 1: ngày 17-12-2010

+ Phát điện tổ máy 2: ngày  20-4-2011

+ Phát điện tổ máy 3: ngày 23-8-2011

+ Phát điện tổ máy 4: ngày 19-12-2011

+ Phát điện tổ máy 5: ngày 28-4-2012

+ Phát điện tổ máy 6: ngày 26-9-2012

CẦM VĂN KÌNH

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
30/01/2013 08:01 # 12
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
31/01/2013 07:01 # 13
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Hố tử thần nuốt chửng hai tòa nhà (Vnexpress.net)

Hai tòa nhà bị sập tại một thành phố ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau khi hố tử thần xuất hiện.
> Cận cảnh hố tử thần khắp thế giới
> Ô tô lọt hố tử thần ở Trung Quốc

Chiều rộng của hố tử thần tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã tăng tới 300 m trong ngày 29/1. Ảnh: Shanghaiist.
Chiều rộng của hố tử thần tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã tăng tới 300 m trong ngày 29/1. Ảnh: Shanghaiist.

Tân Hoa Xã đưa tin hố tử thần xuất hiện trên đường Kangwang, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông vào ngày 28/1 khiến hai tòa nhà thương mại sập, song không ai bị thương. Ban đầu chiều rộng của hố vào khoảng 100 m và độ sâu khoảng 10 m.

Kích thước của hố tiếp tục tăng sau khi nó xuất hiện. Theo Shanghaiist, chiều rộng của hố đã tăng lên 300 m vào ngày 29/1. Tất cả cư dân trong các tòa nhà gần đó đã sơ tán và cảnh sát phong tỏa các đường phố xung quanh. Mùi khí gas bốc lên từ hố và người ta nghe thấy cả tiếng nứt của đất. Vị trí của hố gần một công trường xây dựng ga tàu điện ngầm.

Đây không phải là lần đầu tiên hố lớn xuất hiện trên đường Kangwang. Vào năm 2004, một hố lớn đã xuất hiện gần một trung tâm thương mại trên đường này. Các chuyên gia khẳng định công trình xây dựng đường hầm trên đường Kangwang là nguyên nhân khiến hố xuất hiện.

Cảnh tượng tòa nhà sập vì hố tử thần tại Quảng Châu

Hố tử thần xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới trong vài năm qua. Các chuyên gia địa chất cho biết đất ở những nơi xuất hiện hố tử thần thường chứa nhiều chất cứng dễ phân hủy hoặc hòa tan như đá vôi, carbonate và tầng muối. Khi nước ngầm chảy qua những chất cứng đó, chúng sẽ phân hủy hoặc hòa tan, để lại hố và hang ngầm. Khi vòm của những hang ngầm sụp xuống, nó kéo theo cả phần đất phía trên khiến hang hiện ra.

Trong vài trường hợp, nước trong hang ngầm biến mất do hạn hán hoặc hoạt động thay đổi dòng nước ngầm của con người (khai khoáng, tưới tiêu hoặc bơm nước lên mặt đất). Khi không còn nước đỡ vòm hang, phần đất phía trên sụp xuống. Trong trường hợp nước vẫn còn trong hang ngầm nhưng không đủ, vòm của hang vẫn trở nên suy yếu dần do khối lượng của lớp đất phía trên, nên khi có cơ hội là sụp xuống.

Một số hố dần biến mất do cát và đất rơi xuống rồi phủ kín. Nhiều hố khác sụt lún khi những lớp đá dễ phân hủy tiếp xúc với mưa và gió. Khi đất sụt đột ngột thường gây các tai nạn, nhiều trường hợp gây chết người như ở đảo Đài Loan và Trung Quốc trong những cơn bão mới đây.

Việt Linh



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
05/02/2013 08:02 # 14
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


 

Đường cao tốc thông minh (kienthuc.net.vn)

Khi đường bị băng tuyết, biểu tượng bông tuyết trắng sẽ hiện trên đường để cảnh báo người tham gia giao thông.
Ý tưởng đằng sau dự án là thiết kế một con đường có thể tự phát sáng, cung cấp thông tin về tình trạng đường xá và sạc điện cho ô tô. 

Phòng thiết kế Studio Roosegaarde (Hà Lan) và một công ty xây dựng đã hợp tác, xây dựng nên một mô hình đường cao tốc của tương lai.

Ý tưởng đằng sau dự án là thiết kế một con đường có thể tự phát sáng, cung cấp thông tin về tình trạng đường xá và sạc điện cho ô tô. 
Sơn đặc biệt giúp đường cung cấp thông tin cho lái xe.
Sơn đặc biệt giúp đường cung cấp thông tin cho lái xe.

Người ta sẽ sử dụng một loại sơn động (Dynamic Paint), cung cấp thông tin về tình trạng đường cho người lái dựa trên một số hoàn cảnh cụ thể. 

Khi đường bị băng tuyết, biểu tượng bông tuyết trắng sẽ hiện trên đường để cảnh báo người tham gia giao thông. Thực ra phương pháp này không hoàn toàn mới lạ. Chiếu tắm đổi màu khi nhiệt độ quá nóng đối với em bé đã đi vào sử dụng được 30 năm.

Bên cạnh đó, đèn chiếu sáng cũng là một phần trọng yếu trong dự án. Hướng tới tiêu chí tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng ít nhưng hiệu quả, các nhà thiết kế sẽ xây dựng những mảng đường có thể phát sáng trong đêm. 
Ánh sáng tương tác.
Ánh sáng tương tác.

Chúng sẽ nạp năng lượng dành cho chiếu sáng bằng ánh sáng ban ngày. Ngoài ra, nhóm thiết kế cũng muốn tắt đèn khi không có xe cộ đi lại hoặc sử dụng ánh sáng "đuổi theo ô tô".

Tuy nhiên, một trong những ý tưởng thú vị nhất của dự án chính là biến con đường thành nguồn sạc cho ô tô điện. 
Làn đường ưu tiên dành cho ô tô điện.
Làn đường ưu tiên dành cho ô tô điện.

Một làn đường, gọi là "làn ưu tiên cảm ứng", sẽ sử dụng từ trường phía dưới mặt đường để sạc điện cho ô tô. Emina Sendijarevic (thuộc phòng thiết kế) cho biết: "Các thức cũng tương tự như bạn sạc bàn chải đánh răng điện của mình".
 
Dù khá kì lạ nhưng ý tưởng của họ sẽ được đưa vào thử nghiệm tại Oss, Bắc Brabant, Hà Lan trong năm 2013. Nếu mọi việc thuận lợi, loại đường này có thể sẽ được xây dựng khắp châu Âu.

Giải thích về ý tưởng thiết kế đường cao tốc, Sendijarevic cho biết: "Bằng cách tập trung phát triển đường cao tốc thay vì ô tô, chúng thôi sẽ cải thiện quang cảnh của Hà Lan để bất cứ ai cũng có thể lái xe một cách thông minh".

Nếu dự án có kết quả tốt đẹp thì đây sẽ không chỉ là cách để chúng tôi thể hiện kĩ thuật, phương tiện xây đường mà còn tạo sự an toàn và tạo lập nhận thức cho người lái xe".
 
 
Phương Thanh (theo Popsci)

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
28/02/2013 14:02 # 15
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


 

Bỏ quy định chủ đầu tư tự nghiệm thu công trình

6 giờ trước 08:12 28/02/2013
Nhà ở trên bảy tầng, chung cư từ bốn tầng trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu.


 

“Trước 10 ngày làm việc (hoặc trước 20 ngày làm việc tùy quy mô công trình) so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước báo cáo hoàn thành hạng mục hoặc công trình để được kiểm tra về công tác nghiệm thu” - đó là nội dung đáng lưu ý tại Nghị định 15 (có hiệu lực từ ngày 15-4) về quản lý chất lượng công trình, thay thế Nghị định 209/2004.

Tùy quy mô, cấp công trình

Nghị định 15 quy định: Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra sự tuân thủ pháp luật về quản lý chất lượng công trình. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại nếu có hoặc phải kiểm định chất lượng công trình. Trong vòng 15-30 ngày, cơ quan này phải có kết luận bằng văn bản về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu. Nếu quá thời hạn mà không nhận được kết luận này, chủ đầu tư được quyền nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng.

Theo Nghị định 15,chung cư từ bốn tầng trở lên, nhà ở trên 7 tầng… phải được nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu. Ảnh: HTD

Những công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu không phân biệt nguồn vốn mà tùy vào quy mô, cấp công trình (được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2009 của Bộ Xây dựng). Chung cư từ cấp III trở lên (bốn tầng trở lên theo Thông tư 33), nhà ở trên bảy tầng, công trình công cộng từ cấp III trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu. Các công trình công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật cũng tùy theo quy mô mà xếp vào đối tượng được kiểm tra hay không. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra gồm Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an kiểm tra đối với công trình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Thẩm tra tính hợp lý, tiết kiệm công trình vốn ngân sách

Nghị định 15 cũng quy định những công trình trên phải được thẩm tra về thiết kế. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thẩm tra về năng lực của tổ chức tư vấn, sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu an toàn khác.

“Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách, cơ quan quản lý nhà nước còn thẩm tra thêm sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư”.

Với những nội dung tại Nghị định 15, cơ quan quản lý nhà nước đã thay đổi quan điểm về quản lý chất lượng công trình. Việc tổ chức thiết kế, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình đã không được giao phó toàn bộ cho chủ đầu tư như trong Nghị định 209/2004. Thay vào đó, các giai đoạn này đều phải được Nhà nước quản lý.

Theo một chuyên gia, những điểm mới tại Nghị định 15 sẽ khắc phục được tình trạng buông hẳn việc quản lý công trình sau khi được cấp phép xây dựng. Đặc biệt, những công trình có vốn ngân sách được kiểm tra về tính tiết kiệm, hiệu quả trong thiết kế sẽ chống được phần nào tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm tra thiết kế và đánh giá chất lượng công trình. Đồng thời, nếu không kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả, có thể phát sinh tình trạng cán bộ làm khó dễ chủ đầu tư.

Nghị định 15 giao Nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu là không cần thiết. Bởi một dự án vốn đã được giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng công trình của nhiều phía (đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát, chủ đầu tư). Đã giao cho họ rồi thì không cần Nhà nước kiểm tra lại lần nữa. Ngoài ra, năng lực của cán bộ có đảm bảo không? Chưa kể tiềm tàng nguy cơ nhũng nhiễu.

Về nội dung chống thất thoát lãng phí của các dự án sử dụng vốn ngân sách thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Vừa qua, tôi gửi đơn phản ánh về ba dự án tại TP có sự lãng phí rất lớn từ thiết kế. Nhưng tới nay Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng TP vẫn chưa kết luận hay trả lời về phản ánh của tôi cả.

Kỹ sư NGUYỄN VĂN ĐỰC,Giám đốc Công ty Tư vấn Tân

CẨM TÚ (Theo báo PL TP.HCM)



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
05/03/2013 10:03 # 16
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


 

Người Sài Gòn tránh kẹt xe nhờ bảng báo điện tử (http://vnexpress.net)

Tháng12/2012, Sở Giao thông vận tải TP HCM, Công ty TNHH Giải pháp công nghệ cao FPT (FTS) và Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp đưa thông tin về tình hình giao thông trên địa bàn thành phố lên các bảng thông báo điện tử được đặt ở các cửa ngõ và tuyến đường quan trọng, điểm thường xuyên ùn tắc nhằm cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông.

Bảng báo hoạt động theo nguyên tắc, các thông tin giao thông do VOV Giao thông cung cấp sẽ được đưa lên hệ thống bảng quang báo điện tử dựa trên giải pháp công nghệ của FTS. Các thông tin này được FTS mã hóa và xử lý thành hình ảnh, màu sắc để cập nhật tức thời trên bảng báo (màu xanh lá cây là đường đang thông thoáng; màu vàng là đường đang đông xe và màu đỏ là đường đang kẹt xe).

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, các thông tin về giao thông theo thời gian thực được cung cấp tức thời lên hệ thống bảng quang báo điện tử để người dân nắm bắt kịp thời, lựa chọn lộ trình thích hợp nhằm giảm ùn tắc giao thông. Dự án cũng là tiền đề cho việc triển khai hệ thống giao thông thông minh của thành phố trong thời gian tới.

Bảng quang báo thể hiện nội dung qua màu sắc, theo đó màu xanh cho biết đường đang thông thoáng, màu vàng là đường đang đông xe, và màu đỏ là đang kẹt xe. Ảnh: H.C.

Anh Minh, tài xế một hãng taxi cho biết, muốn biết tình hình giao thông trên radio thì phải đợi khá lâu, nhưng nhờ những bảng báo điện tử này mà việc đi lại thuận lợi hơn. "Khi thấy tín hiệu đông xe, ùn tắc mình có lựa chọn lộ trình khác để tránh kẹt xe", anh Minh nói.

Còn chị Hà, nhà ở Tân Bình cho biết, do đi làm bằng xe máy nên không thể nghe được tình hình giao thông qua radio. Từ khi thành phố đưa các thông tin về giao thông lên các bảng điện tử, người đi xe máy như chị "hưởng lợi" nhiều nhất.

"Khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả thường xuyên bị kẹt xe, lúc trước tôi phải chờ sau giờ cao điểm mới về, nhưng hiện nay đến gần khu vực này, nếu thấy bảng thông báo kẹt xe hay đông xe thì có thể tìm hướng khác, đường có thể xa hơn chút nhưng không bị kẹt xe. Thành phố nên nhân rộng mô hình này trên nhiều tuyến đường khác", chị Hà chia sẻ.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, hiện đã lắp đặt 14 bảng quang báo điện tử trên các tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cộng Hòa, Phan Đình Giót, Trường Chinh... Năm nay sẽ lắp thêm nhiều bảng báo trên các tuyến có lượng xe lớn. "Đây sẽ là hướng đi hiệu quả của ngành giao thông thành phố. Sau khi thử nghiệm, nhiều người dân đã gọi điện và gửi thư với những phản hồi rất tích cực", đại diện Sở này chia sẻ.

Ông Trần Hồng Minh, Giám đốc dự án cho biết, bảng quang báo điện tử sẽ liên tục cập nhật tình hình giao thông trong giờ cao điểm. Ngoài thời gian này, bảng sẽ tuyên truyền giao thông như đội mũ bảo hiểm, quy định về tốc độ, mức phạt và cả hướng dẫn đường.

Sau 3 tháng quan sát bảng quang báo, nhiều người đánh giá đây là giải pháp khá hiệu quả để giảm ùn tắc. Ảnh: H.C.

Đại diện FTS cho rằng, hiện nguồn tin của VOV và VOH (Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM) mới chỉ phục vụ 200.000 ôtô tham gia giao thông trên các tuyến của của thành phố, trong khi nếu được triển khai rộng rãi, bảng quang báo sẽ đáp ứng nhu cầu của khoảng 6 triệu phương tiện giao thông (cả ôtô và xe máy).

Còn Sở Giao thông Vận tải TP HCM thông tin, thành phố đang nghiên cứu triển khai dự án Trung tâm điều khiển giao thông với tổng số vốn 187 triệu USD (3.800 tỷ đồng). Dự án sẽ lắp đặt thiết bị giao thông tại hơn 1.000 giao lộ, xây dựng trung tâm và hệ thống điều khiển đèn tín hiệu, quản lý xe buýt, thu phí cầu đường điện tử, quản lý an toàn giao thông...

Sau khi được đưa vào hoạt động, toàn bộ dữ liệu hình ảnh tại các giao lộ sẽ được truyền về trung tâm điều hành giao thông. Việc phân tích hình ảnh qua bộ nhớ ghi hình sẽ được cơ quan chức năng xử lý và điều tiết trực tiếp hệ thống đèn tín hiệu tại các giao lộ, thay cho việc cảnh sát giao thông phải túc trực để quan sát bấm đèn điều tiết.

Theo Ban quản trị dự án, trong tương lai, hệ thống sẽ kết nối với các nguồn tin và hệ thống khác như camera, cảm biến để lượng hóa mức độ tình trạng giao thông từ đó cung cấp thêm thông tin về tốc độ trung bình, mật độ xe trên đường... cũng như thông tin tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố như trạm xe buýt, các trung tâm thương mại và trên các thiết bị di động để người dân có thể tiếp cận thông tin dễ dàng.

Gần đây, tại Hà Nội, nhiều bảng điện tử được lắp đặt trên các tuyến phố lớn. Tuy nhiên, do đặt trên các phố không xảy ra ùn tắc nên các bảng điện tử này thực chất chỉ phục vụ cho một công ty khai thác quảng cáo. Các dòng tuyên truyền giao thông xuất hiện chóng vánh để nhường không gian cho quảng cáo.

Hữu Công



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
10/04/2013 14:04 # 17
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


 

Cầu vượt Lăng Cha Cả sẽ hoàn thành sớm gần 2 tháng (http://vnexpress.net)

Đêm 5/4, cầu vượt thép tại khu vực Lăng Cha Cả (Tân Bình, TP HCM) đã được hợp long sau 2 tháng thi công. Dự kiến cây cầu ở nút giao thông trọng điểm này sẽ hoàn thành vượt tiến độ 1 tháng 20 ngày so với kế hoạch.
>Khởi công cầu vượt thép thứ ba ở TP HCM

Theo Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở Giao thông Vận tải), đến nay công trình đã hoàn thành hơn 80% khối lượng công việc và dự kiến thông xe vào ngày 26/4 tới, sớm hơn 1 tháng 20 ngày so với kế hoạch. Nhà thầu đã tổ chức thi công 24/24h, công nhân làm việc trong cả những ngày nghỉ Tết, thứ bảy và chủ nhật.

Dầm cuối cùng của cầu vượt thép Lăng Cha Cả được lắp khuya 5/4. Ảnh: H.C

Cầu vượt thép Lăng Cha Cả dài hơn 224 m, gồm 8 nhịp dầm thép, rộng 6,5 m, vận tốc thiết kế là 40 km/h. Cầu gồm 2 làn xe (một làn cho ôtô và một làn xe hỗn hợp) lưu thông một chiều theo hướng Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ. Các loại xe được phép lưu thông gồm xe buýt, ôtô dưới 9 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 16 tấn.

Dự án có tổng số vốn 122 tỷ đồng do Khu quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là công ty Thành Long. Theo kế hoạch ban đầu, cầu vượt thép Lăng Cha Cả sẽ hoàn thành vào ngày 15/6.

Nút giao thông này là tuyến đường của ngõ Tây Bắc, nối đường sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố, nên mật độ xe cộ rất đông đúc, thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Theo dự kiến ngày 27/4 tới, TP HCM sẽ khởi công thêm 3 cây cầu vượt thép khác tại khu vực bùng binh Cây Gõ, Nguyễn Tri Phương - 3/2 - Lý Thái Tổ và ngã tư Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa để giảm ùn tắc cho những điểm nóng này. Tổng số vốn đầu tư cho cả 3 công trình gần 1.000 tỷ đồng.

Nút giao thông Lăng Cha Cả là tuyến cửa ngõ tây bắc ra vào trung tâm TP HCM, lại gần sân bay Tân Sơn Nhất nên thường xuyên xảy ra ùn tắc. Đây cũng là điểm giao nhau của các tuyến đường có mật độ xe cộ đông đúc như Hoàng Văn Thụ - Cộng Hòa - Trường Sơn.

Trong quá trình thi công cầu vượt thép, lãnh đạo TP HCM mong muốn người dân chia sẻ khó khăn để khi công trình hoàn thành tình trạng kẹt xe sẽ được cải thiện.

 

 

Cầu vượt Lăng Cha Cả hợp long

Đây là cầu vượt thép thứ ba tại Sài Gòn sau công trình tại ngã tư Thủ Đức và vòng xoay Hàng Xanh. Thi công trước Tết Nguyên đán, công trình này được chờ đợi sẽ giảm lượng lưu thông, tránh ún tắc từ đường Cộng Hòa, sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố.
Với các thanh sắt lớn chủ lực, phương thức xây dựng cầu mới nhanh theo mô hình Hà Nội đã làm thành công.
Đúng 23h đêm ngày 5/4, các khớp nối cuối cùng của cầu hoàn tất. 80% công trình đã hoàn thành và bắt đầu bước vào giai đoạn hoàn thiện.
Những kĩ sư công trình đang kiểm tra các khớp nối, mố cầu để chuẩn bị cho giao đoạn rải nhựa trên đường đi. Bên trên, vật liệu xây dựng vẫn đang nằm ngổn ngang, tuy nhiên, theo đại diện công trình, dự kiến ngày 26/4 tới sẽ thông xe được.
Những công nhân làm việc 24/24 dưới cái nắng nóng 40 độ của mùa khô Sài Gòn.
Đường dẫn phía từ Cộng Hòa lên đang đổ cát, chuẩn bị rải nhựa. Các thành cầu cũng bắt đầu đổ xi măng.
Bên dưới, nhiều mố cầu đã hoàn thành, các phương tiện đã có thể đi qua.
Trong khi đó, một số khu vực ở giữa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Nhật Anh



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
20/05/2013 15:05 # 18
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Khởi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

19/05/2013 14:13 (GMT + 7)
(Tuoi tre online) - Sáng nay 19-5, tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn (Quảng Nam), Bộ Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành.

 

Theo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - chủ đầu tư, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại giữa các trung tâm kinh tế và khu vực các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực miền Trung, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

Dự án cũng góp phần kết nối vận chuyển quốc tế trong khu vực tam giác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia qua hành lang kinh tế Đông - Tây. Ngoài ra tuyến đường còn góp phần quan trọng cho việc đảm bảo giao thông thông suốt, cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ.

Dự án có điểm đầu tại Túy Loan, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, điểm cuối tại Km 131+500 thuộc đường vành đai quy hoạch của TP Quảng Ngãi. Tổng chiều dài toàn dự án là 139km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc thiết kế 120 km/g. Quy mô mặt cắt ngang đường cao tốc giai đoạn I: 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, chiều rộng nền đường 26m, mặt đường 24,5m.

Dự án có 27 cầu lớn, 11 cầu trung và 64 cầu nhỏ, 1 công trình hầm với chiều dài 540m. Hầm được thiết kế thành 2 hầm với chiều đi và về riêng biệt. Xây dựng đồng bộ hệ thống an toàn giao thông, cây xanh, chiếu sáng. Công trình phụ trợ bao gồm: trung tâm điều hành giao thông, trung tâm vận hành và bảo trì, trạm dịch vụ, trạm dừng xe, trạm thu phí và hệ thống giao thông thông minh.

Tổng mức đầu tư dự án là 1,472 tỉ USD, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 673 triệu USD, vốn vay Ngân hàng Thế giới là 631 triệu USD, phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

ĐĂNG NAM - HỮU KHÁ

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
01/08/2013 16:08 # 19
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp (http://giadinh.net.vn)

Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 1

Mỏng manh, chót vót tại Tokyo, Nhật Bản.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 2
Mỏng, méo không đồng nghĩa với xấu xí, tại Tarrgona, Tây Ban Nha
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 3
Nhà gạch siêu mỏng nhưng khá đẹp ở London, Anh.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 4
Tòa nhà cao 15 tầng với mặt tiền chừng 8 feet ở Ấn Độ.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 5
Thêm một ngôi nhà vừa mỏng, vừa méo tại Nhật.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 6
Siêu mỏng kiểu Mỹ.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 7
Line Tower ở New York, Mỹ.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 8
Đã là kiến trúc Pháp thì mỏng kiểu gì vẫn đẹp và sang.
 
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 9
Ngôi nhà vừa mỏng, vừa méo và chông chênh tại Nhật...
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 10
Nhưng thiết kế bên trong lại rất tuyệt.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 11
Brazil dĩ nhiên cũng không thiếu loại nhà này.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 12
Cao ốc ở Omaha, Mỹ khẳng định giá trị kiến trúc luôn lớn hơn giá trị mảnh đất.
Xem nhà “siêu mỏng, siêu méo” tuyệt đẹp ở...Tây 13

Và đây là dãy nhà siêu mỏng đã tồn tại hơn 10 năm ở phố Đào Tấn, Hà Nội, Việt Nam.

 

Việt Nguyễn
Ảnh: Inewidea, Funzug,
Apartmenttherapy, Realestate.msn,
Visualremodeling, Skyscrapercity

 



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
09/09/2013 10:09 # 20
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Phản hồi: Bản tin chuyên ngành Xây dựng


Bãi gửi xe kiểu nhật bản. (http://genk.vn)

 

Nhật bản là một đất nước nhỏ bé, nghèo tài nguyên, nhưng lại có tốc độ phát triển cao bậc nhất thế giới, là một trong những cường quốc thế giới về kinh tế. Để đạt được điều đó, họ đã có những chính sách phát triển hợp lý, tận dụng tối đa những nguồn lực của quốc gia. Bài viết xin đưa đến cho các bạn một khía cạnh cực nhỏ, về cách đất nước nhật bản khắc phục và giải quyết vấn đề của họ.

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

Ở nhật bản, bên cạnh ô tô, xe đạp vẫn là một hình thức phổ biến của giao thông vận tải ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc sử dụng xe đạp chiếm khá nhiều không gian công cộng. Để giải quyết vấn đề này, ở nhật bản đã xuất hiện một hình thức để xe đạp cực kì hợp lý và độc đáo. Đó là để xe dưới lòng đất. Hãy cùng đến với bãi để xe ngầm chống động đất Eco Cycle.

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

Ý tưởng cất giữ xe dưới lòng đất được đưa ra khi việc tìm được một chỗ để chiếc xe 2 bánh trở thành vấn đề nan giải của những người đi làm vào buổi sáng. Để giải quyết vấn đề này, công ty xây dựng Giken đã đưa ra một giải pháp có thể cất hàng trăm xe đạp dưới mặt đất bằng một hệ thống tự động gọi là Eco Cycle.

Eco Cycle là một hệ thống lưu trữ tự động dưới lòng đất cho xe đạp. Được thiết kế bởi Giken, nó có thể để tối đa 204 xe đạp và có thể trả xe đạp cho khách trong khoảng 13 giây.

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 Người dùng đặt xe đạp vào khu vực quy định và một cánh tay tự động sẽ đặt nó vào đúng chỗ. Chủ xe sẽ nhận được thẻ gửi xe. Sau đó, xe được đưa xuống dưới lòng đất và cất trong khoang riêng. Vị trí cất xe được lưu giữ trong bộ nhớ hệ thống để khi cần có thể đưa xe lên.

Hoạt động của ECO Cycle gồm 3 bước:

Bước 1: Thẻ IC cố định trên khung phía trước của xe đạp được đọc tự động bởi cảm biến, và cửa Eco Cycle sẽ tự động mở. Đưa bánh trước của xe vào.

Bước 2: Sau khi bánh trước được cố định bởi Clamp, nhấn nút “Loading”. Chiếc xe đạp được chuyển vào Eco Cycle và cửa tự động đóng lại. Xong quá trình Load.

Bước 3: Khay vận chuyển sẽ đưa xe đạp xuống dưới đến một vị trí còn trống. Sau đó khay vận chuyển sẽ trở về vị trí ban đầu, chờ xe tiếp theo.

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 Về mặt xây dựng và kĩ thuật của ECO Cycle:

- Tường chống động đất: Trước tiên người ta đào sâu xuống lòng đất, đóng các cột trụ lớn, tạo thành một hình ống. Tường của ECO Cycle được xây dựng ốp bên trong hình ống đó.

- Các chi tiết bên trong ECO Cycle sau đó được lắp ráp từ các chi tiết đã được đúc sẵn ở nhà máy.

- Trọng lượng tối đa cho phép của mỗi xe đạp 30kg.

- Số lượng xe tối đa: 204.

- Tốc độ trả xe: 13 giây.

- Chiều sâu: 11,65 m (38.22 ft).

- Đường kính: 8,55 m (28 ft).

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 

Bãi gửi xe kiểu nhật bản
 

 

 Giá mỗi lần gủi xe chỉ khoảng 5.000 VND.



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024