Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/09/2012 11:09 # 1
hoa_tigon
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/20 (10%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 31/08/2012
Bài gởi: 12
Được cảm ơn: 6
Đối mặt với sợ hãi


Cảnh tượng chết chóc thường xuyên trong bệnh viện khiến tôi sợ hãi. Nhưng tôi hiểu rằng mình không thể tránh xa.

Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng đã từng phải đối mặt với nỗi cô đơn, lo lắng và sợ hãi. Mỗi người đều có cách xoay sở với những vấn đề đó theo những cách khác nhau nhưng hầu như ai cũng có vẻ khổ sở vì nó. Daniel Gottlieb là một bác sỹ tâm lý, tai nạn thảm khốc ở tuổi 33, đã khiến ông trở thành người khuyết tật. Ông nói: “Việc phải chịu đựng nỗi cô đơn, lo lắng và sợ hãi cũng chỉ đơn giản là sống chung với những cảm nhận của mình. Tất nhiên cảm giác này cũng chẳng lấy làm thích thú nhưng cũng giống như những cảm giác khác, sớm muộn gì nó cũng sẽ qua. Trong khi đó, nếu chúng ta cứ cố chống đối hoặc luôn cảm thấy buồn bực với chính mình và giận dữ với những người xung quanh thì nỗi đau sẽ càng trở nên dai dẳng… Nhiều người tìm đến sự chúc phúc của Chúa để giảm bớt nỗi cô đơn trong lòng. Tuy nhiên có một cách giúp bạn giảm bớt nỗi cô đơn, lo lắng và sợ hái mà không cần có sự hiện diện của Chúa, đó là hãy mở lòng ra với mọi người.”

Daniel Gottlieb đã so sánh nỗi cô đơn, lo lắng và sợ hãi với những chuyến xe buýt: “ Khi chúng ta đợi xe buýt, chúng ta biết nó sẽ đến nhưng không biết chắc chắn là khi nào. Bất kể hôm đó trời nắng hay mưa, chúng ta đang vội vã hay thong dong thì xe buýt cũng chẳng đến sớm hơn.”

Từ khi bị bệnh, tôi ít có cơ hội được giao lưu với thế giới bên ngoài. Bạn bè và những người xung quanh tôi đều hối hả và bận rộn vì công việc nên cuộc sống của tôi bị chìm đắm trong nỗi cô đơn. Tôi thường lang thang một mình ngoài phố, mà cảm giác như mình không hề tồn tại với những câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn: “Tôi ở đây hay đang ở đâu?”.

Cũng giống như mọi người tôi cũng thường cảm thấy lo lắng về những tai hoạ có thể xảy ra với mình. Nhất là những lần tôi ngồi đợi kết quả chụp X quang và kết quả xét nghiệm. Mỗi lần chạy thận tôi phải sử dụng thuốc chống đông nên nguy cơ xuất huyết rất cao, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Huyết áp cao có thể gây tai biến mạch máu não và suy tim. Những quả lọc thông thường không loại bỏ hết chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến thừa phot pho ức chế sự hấp thụ canxi, axit uric thừa sẽ lắng đọng ở các khớp xương đẫn đến đau xương khớp. Đề kháng kém cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng…. Rồi nỗi lo tiền bạc, lo ốm đau không có người chăm sóc và còn rất nhiều thứ khác cần phải lo nữa.

Nỗi lo bệnh tật và cảnh tượng chết chóc xảy ra thường xuyên trong bệnh viện khiến tôi sợ hãi. Nhưng tôi hiểu rằng mình không thể tránh xa, chối bỏ hay quản lý nó được. Dù muốn hay không thì cảm giác cô đơn, lo lắng và sợ hãi vẫn đeo bám cuộc sống của tôi. Nhưng trong tôi đã dần hình thành một niềm tin. Tôi liên tưởng nỗi cô đơn, lo lắng và sợ hãi với bóng tối vì chúng có điểm chung vì chúng vô hình. Không ít lần tôi cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với bóng tối, nhưng tôi biết rằng đó chỉ là cảm giác mà thôi. Tương tự như vậy tôi tự trấn an mình rằng tôi không có gì phải lo lắng và sợ hãi cả, người thân và bạn bè vẫn luôn ở bên tôi. Tôi cũng tin rằng, khi những điều không may trở lại, dù ghê gớm đến thế nào chăng nữa thì tôi vẫn sẽ vượt qua.

Tôi xin trích lời của Daniel Gottlieb làm lời kết cho bài viết này:

"Vậy là cảm giác cô đơn, lo lắng và sợ hãi vẫn luôn bầu bạn với tôi trong suốt những năm tháng qua. Nhưng mối quan hệ của chúng tôi đã phát triển theo những hướng tốt đẹp hơn rất nhiều. Tôi không còn cố gắng kiểm soát nó nữa, và khi tôi làm được điều đó, tôi cũng nhận ra rằng nó cũng ít kiểm soát mình hơn."

Nguồn : Mực Tím




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024