Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/07/2012 22:07 # 1
tuannghia143
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 17/20 (85%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 10/08/2011
Bài gởi: 27
Được cảm ơn: 4
Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, nếp sống trong các trường học


Học sinh các cấp học đã và đang được giáo dục toàn diện, đạt được nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, còn một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống, lý tưởng, ảnh hưởng chất lượng đào tạo, truyền thống đạo đức tốt đẹp, gây bức xúc cho xã hội.

Thực trạng đạo đức, nếp sống của học sinh, sinh viên

Tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh xảy ra gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Đây cũng là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo dục. Không ít hành vi lệch chuẩn đạo đức trong học sinh, sinh viên mà ngành phải đối mặt, như: vi phạm Luật Giao thông, bạo lực trong nhà trường, thiếu tôn sư trọng đạo, tham gia tệ nạn như mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu... Một số học sinh thường xuyên trốn học, đua xe trái phép, quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh ở tuổi học trò có xu hướng gia tăng; trong thi cử quay cóp bằng nhiều hình thức...

Nguyên nhân thực trạng trên là do một số gia đình với nhiều lý do khác nhau, chưa quan tâm, việc giáo dục đạo đức cho con em. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh thiếu chặt chẽ. Lối sống ích kỷ, vô cảm, thiếu gương mẫu của người lớn, sự mâu thuẫn, ly hôn, ly tán trong gia đình đã tác động tiêu cực đến các em. Các sản phẩm văn hóa độc hại lưu truyền công khai ngoài xã hội, qua mạng in-tơ-nét, phim ảnh, kích động bạo lực trong game đã tác động đến lối sống của học sinh... Một bộ phận thanh thiếu niên hư bỏ học đã lôi kéo, dụ dỗ học sinh vào con đường ăn chơi, vi phạm pháp luật.

 

Những giải pháp đổi mới công tác giáo dục

Công tác giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, bởi tính cách các em bắt đầu hình thành từ gia đình. Hiện có hai chiều hướng: có những gia đình quá "nghiêm khắc", có gia đình quá "buông thả" con cái. Thực tế cho thấy cả hai xu hướng trên đều bất ổn. Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị trong gia đình cần gần gũi, chia sẻ với con cháu. Các em ở tuổi vị thành niên, người lớn phải là những người bạn thân thiết của các em, uốn nắn rèn luyện cho các em lối sống thanh lịch, văn minh từ những hành vi nhỏ nhất như ăn, ở, mặc, giao tiếp, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.




Được chỉnh sửa bởi zero910 vì:Bỏ link liên kết
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024