Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/03/2010 11:03 # 1
maxta+
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 47/80 (59%)
Kĩ năng: 57/70 (81%)
Ngày gia nhập: 02/03/2010
Bài gởi: 327
Được cảm ơn: 267
Lập nghiệp khi còn trẻ, chỉ có 'được' chứ không 'mất'


Nhân đọc bài “Nhiều bạn trẻ mở công ty riêng: Hiện tượng hay xu hướng mới ?” của anh Lê Minh Đức, tôi muốn chia sẻ một vài thông tin từ chính kinh nghiệm xương máu về lập nghiệp sớm của mình.

Bài học đầu tiên

Tôi là Bình Minh, công tác tại công ty Toptenmien, sinh năm 1977. Năm 1999, tôi tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh – ĐH Kinh tế TP.HCM. Như nhiều bạn bè của mình hồi đó, lúc còn đi học cũng làm thêm nhiều công việc khác nhau, để vừa kiếm tiền, vừa tích lũy kinh nghiệm; và cũng như nhiều bạn trẻ đồng trang lứa, tôi đã từng nghĩ mình tốt nghiệp ĐH chính quy, ngành đang “hot”, với bằng khá trên tay, mình là “thứ ghê gớm” lắm, mọi thứ sẽ như được trải thảm cho mình. Dường như khởi đầu khá hoàn hảo, vì ngay sau khi tốt nghiệp, tôi đã được nhận vào một công ty khá lớn ở TP.HCM, với vị trí nhân viên kinh doanh.

Tôi tâm nguyện phải nỗ lực để nhanh chóng vươn lên vị trí cao hơn. Nhưng trong suốt hơn 2 năm làm việc ở đây, tất cả chỉ dừng lại ở vị trí Sale Executive, cái chức danh trên danh thiếp mà tôi chắc chắn là hầu hết đều không thích ! Thấy không thay đổi được gì, tôi đã thẳng thắn với Sếp:

Lựa chọn 1: Tăng lương, tăng chức vụ.

2- Ra đi.

Sếp nói hãy chờ đợi. Thêm vài tháng nữa trôi qua, không có gì thay đổi. Tôi đành chọn phương án 2.

Bài học 1: Nhiều người trẻ cứ cho rằng bằng đại học chính quy là ưu thế lớn, rồi tham vọng muốn làm quản lý sớm. Mọi thứ không hề đơn giản như vậy !

Bài học thứ hai

Sau đó, tôi cũng tìm được công việc có lương cao hơn (dù không nhiều), với chức vụ giám sát, nhưng quy mô công ty nhỏ. Thấy tiềm năng phát triển thấp, sau 6 tháng, tôi lại trằn trọc băn khoăn nhiều. Thêm nhiều tháng nữa trôi qua, sự cố gắng của tôi cuối cùng giúp tôi gom góp được “số dư tài khoản” cũng chỉ 12 triệu đồng (thời điểm năm 2003).

Nghe nhiều người bàn, lại thấy có bạn đã ra làm riêng, sau khi suy nghĩ kỹ, tôi mạnh dạn mở công ty, hoạt động dịch vụ in ấn quảng cáo và thiết kế web. Vốn mỏng như vậy, nên chỉ thuê một mặt bằng khiêm tốn trong con hẻm ở đường Thành Thái (quận 10) cọc 2 tháng và thanh toán trước 1 tháng, xem như tôi gần hết vốn. Vậy nên, công ty TNHH 1 thành viên của tôi có tổng cộng… 1 nhân viên. Đó là chính tôi ! Dù vậy, nhờ chịu khó “cày ải”, nên cũng đủ sống qua ngày.

Những chỉ sau 1 năm, gặp quá nhiều khó khăn, nhất là vì ngày càng nhiều công ty dịch vụ như tôi mở ra; lại thêm việc thiếu vốn để tuyển người có năng lực, phải thuê lại các đơn vị cá nhân khác làm, nên càng khó cạnh tranh. Khó khăn, chán nản, thất vọng… Tôi muốn giải thể. Nhưng sau nhiều đêm thức trắng, tôi có một quyết định khác: Không có vốn, thì đi làm thuê để kiếm vốn, tiếp tục duy trì công ty.

Bài học 2: Không bao giờ để khó khăn và chán nản chiến thắng mình !

Bài học thứ ba

Sau thời gian đi làm thuê trở lại (từ cuối năm 2004 đến tháng 6 năm 2008), tôi đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, cùng với một số vốn tương đối: 90 triệu đồng. Tuy có thể nói là thấp trong bối cảnh hiện nay, nhưng cũng đủ cho tôi tuyển thêm nhân viên, trang trải các chi phí cơ bản và phát triển công ty nhỏ bé của mình. Sau 18 tháng hoạt động trở lại, tôi tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của mình, đồng thời đăng ký bổ sung ngành nghề đại lý, môi giới, nhận được thêm nhiều hợp đồng “tay trái”, nên tính đến nay cũng đã thấy cuộc sống dễ chịu hơn, và đang có những bước đi mới nhằm nâng tầm doanh nghiệp mình.

Một bí mật cho thành công khiêm tốn đến nay của mình: Dù mới quay lại công ty riêng được hơn 1 năm, nhưng hồ sơ năng lực ghi nhận công ty tôi đã hoạt động trên 6 năm, khiến nhiều khách hàng tin tưởng hơn. Vì trong suốt những năm làm thuê vừa qua, tôi vẫn duy trì, báo cáo thuế đầy đủ cho công ty của mình.

Bài học 3: Lập nghiệp khi còn trẻ, chỉ có “được” chứ không “mất”.

Thực lòng, lập nghiệp lúc còn trẻ, tôi thấy dù khó khăn thế nào, mình chỉ có lợi thôi. Vì giả sử, ngay cả khi tôi chưa thành công, thậm chí buộc phải giải thể, thì tôi cũng có thể quay lại làm thuê, với kinh nghiệm, nặng lực, ý chí và quyết tâm hơn trước. Vậy thì cả bản thân cũng như doanh nghiệp cũng đều có lợi.

“Mọi sự so sánh đều khập khiễng”, và “ai cũng làm chủ, lấy ai làm thuê”. Quan điểm này càng “đúng” và càng được hưởng ứng nếu bạn đang là chủ một doanh nghiệp, hoặc bạn không thể lập nghiệp riêng được. Tuy nhiên, sự thực lại khác, vì hầu hết chúng ta đều thích làm chủ, nhưng vì nhiều lý do, nhiều người trong chúng ta không hoặc chưa làm vậy. Chấp nhận làm thuê cũng đâu có gì là không tốt. Hàng năm có đến hàng triệu bạn trẻ tham gia vào thị trường lao động, tìm được việc làm đã khó, nói gì chuyện làm chủ. Vậy nên, nếu bạn đủ khả năng làm chủ, thì không bao giờ lo thiếu người làm thuê. Hãy nhìn sang các nước phát triển để thấy rõ: Tỷ lệ số doanh nghiệp trên số dân là rất cao, trong khi ở VN đang ở mức rất thấp. Các nhiều doanh nghiệp, càng có lợi cho cho nền kinh tế - xã hội. Nếu không, Nhà nước đã không khuyến khích thành lập nhiều doanh nghiệp.


Welcome to the Facebook Duy Tan University : www.facebook.com/Duy.Tan.University

 
26/06/2010 02:06 # 2
phamngochien
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/20 (40%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 13/03/2010
Bài gởi: 18
Được cảm ơn: 4
Phản hồi: Lập nghiệp khi còn trẻ, chỉ có 'được' chứ không 'mất'


một bài viết rất đầy đủ của anh matxa, em không biết nói gì hơn ngoài câu nói "không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách". Trước khi khởi nghiệp, ta cần chuẩn bị thật kỹ, xây dựng chiến lược phát triển định hình con đường đi thật rõ ràng,



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024