Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/03/2010 08:03 # 1
vamikool
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 75/90 (83%)
Kĩ năng: 27/80 (34%)
Ngày gia nhập: 04/01/2010
Bài gởi: 435
Được cảm ơn: 307
ZIL - niềm tự hào một thuở


ZIL (Zavod Imeni Lihacheva) gắn liền với những tham vọng gây dựng một nền công nghiệp và nhãn hiệu ôtô riêng của đất nước Liên Xô.

Thời kỳ đầu

Về một số đặc điểm, lịch sử của ZIS/ZIL cũng tương tự Tatra của Cộng hòa Séc. Giống như nhãn hiệu đến từ Séc, ZIL chủ yếu sản xuất xe tải (bản quyền của FIAT) đồng thời đóng góp một phần nhỏ trong phân khúc xe hạng sang. ZIS ra đời năm 1933 khởi nguồn từ quá trình tái thiết AMO (Avtomobilnoe Moskovskoe Obshchestvo, nghĩa là Công ty Xe hơi Moscuvite, thành lập năm 1924). Là nhà máy sản xuất xe tải đầu tiên của Xô Viết, ZIS là từ viết tắt của cụm "Zavod Imeni Stalina" nhằm chứng minh sự tận tâm với lãnh tụ Stalin.

ZIL - niềm tự
            hào Liên Xô
ZIS 101 bên các lãnh đạo cao cấp của Liên Xô tại điện Kremlin, tính từ trái qua phải: Lihachov (giám đốc ZIS), G. K. Ordjenikidze (Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng), Stalin, Molotov (Bộ trưởng Bộ ngoại thương), Mikoyan (Bộ trưởng Bộ thương mại).

Thành viên đầu tiên của gia đình ZIS là chiếc 101 ra đời năm 1936. ZIS 101 được trang bị động cơ 8 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 5800cc cho công suất 90 mã lực và vận tốc tối đa 115 km/h. Trong khi đó, phiên bản cải tiến của “cậu cả” mang tên 101-A được sản xuất đến tận năm 1941 có công suất lên tới 110 mã lực và vận tốc tối đa xấp xỉ 130 km/h. Khác với Tatra của Cộng hòa Séc, ZIL 101 không phải là kết quả của dự án sản xuất ban đầu. Trên thực tế, cảm hứng thiết kế chiếc xe bắt nguồn từ Mỹ (Packard) cùng sự ra đời của hộp số tự động 3 cấp và bộ chuyển đổi mômen. Để thay thế 101, năm 1940 kỹ sư máy bay J. J. Dolmatovsky đã thiết kế một chiếc xe với phần thân khí động và động cơ V8 làm mát bằng khí đặt đằng sau (gợi liên tưởng đến dòng xe limousine của Tatra). Tuy nhiên, chiếc xe mãi mãi chỉ nằm trong bản phác thảo vì hãng ZIS/ZIL tiếp tục sản xuất dòng xe mang cảm hứng Mỹ.

Từ 101-A, năm 1939 các kỹ sư của ZIS còn cho ra đời một phiên bản thể thao tuyệt đẹp với cái tên 101-Sport. Đồng thời, đây cũng là “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng cho dây chuyền sản xuất dòng xe thể thao. Động cơ trang bị cho 101-Sport là loại có dung tích 5800cc tương đương 101-A nhưng công suất lại đạt con số 141 mã lực và vận tốc tối đa 162 km/h. Do Valentin Nikolaevich Rostkov thiết kế, mẫu xe hai chỗ luôn có tên trong danh sách những chiếc xế tốt nhất của Liên Xô mặc dù chỉ được sản xuất thí điểm một hoặc hai chiếc.

ZIL - niềm tự
            hào Liên Xô
ZIS 101-Sport ra đời năm 1939.

Hoạt động của ZIS tạm ngừng vào năm 1941 khi dây chuyền sản xuất bị tháo dỡ và chuyển đến Miass (để xây dựng nhà máy xe tải UralAZ) và Ulyanovsk (nơi khai sinh nhãn hiệu nổi tiếng UAZ). 5 năm sau, dây chuyền sản xuất xe tải ZIS tại Moscow được khôi phục với sự ra đời của thành viên mới 110. Tương tự “lớp đàn anh” đi trước, 110 cũng là phiên bản Nga nhái từ dòng xe Packard 180 sản xuất năm 1938 của Mỹ, do đó sở hữu động cơ 8 xi-lanh, dung tích 6.0 lit, công suất 140 mã lực và vận tốc tối đa trên 140 km/h. Dây chuyền sản xuất mẫu xe này được duy trì đến tận năm 1958.

Không chỉ nhái Packard, ZIS còn lặp lại xu hướng về “dòng xe trong mơ” của người Mỹ. Kết quả là sự ra đời của ZIS 112 (1951) với kiểu dáng tương tự một chiếc máy bay. Sở hữu chiều dài lên đến 6m, mẫu xe 3 chỗ 112 lấy cảm hứng từ chiếc Buick "Le Sabre" của Mỹ mặc dù không “ăn cắp” toàn bộ ý tưởng như trước. Ứng dụng động cơ thử nghiệm V8, dung tích 6.0 lit (2 bộ chế hòa khí thời kỳ đầu và 4 bộ về sau) đi kèm bộ tản nhiệt dầu cùng hệ thống phun nhiên liệu thủ công điều chỉnh linh hoạt, 112 sở hữu công suất 182 mã lực và vận tốc tối đa 204 km/h. Trong thời kỳ đó, thông số kỹ thuật của 112 thực sự là một kỳ tích đối với ngành công nghiệp xe hơi của Nga.

ZIL - niềm tự hào Liên Xô
ZIS 112 tại vạch xuất phát trong một giải đua xe.

Nhờ vận tốc đáng nể, ZIS 112 từng tham gia một số giải đua quốc gia (mặc dù không đáp ứng nổi thể lệ vì nặng 2.450 kg). Trong suốt quá trình phát triển, mẫu xe này được cải tiến nhiều lần nhằm rút ngắn chiều dài, giảm trọng lượng, loại bỏ phần hard-top và tăng công suất lên đến 192 mã lực kéo theo vận tốc 210 km/h. Khác với các nhãn hiệu của Mỹ, loại xe “vị lai” (rất hiếm tại Liên Xô) như 112 chỉ ra đời nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền chứ không nhắm đến lợi ích thương mại do sự hạn chế của phân khúc xe hạng sang. Dù sao thì 112 vẫn xứng đáng với cái tên “quả tên lửa nước Nga”.

Thời kỳ 'hậu Stalin' và cải tổ

Sau sự ra đi của lãnh tụ Stalin, ZIS phải thay tên thành ZIL (Zavod Imeni Lihacheva, nghĩa là Nhà máy công nghiệp Lihachev vì ông Ivan Alekseyevich Lihachev đã giữ chức vụ giám đốc của ZIS trong vòng 22 năm). Năm 1959, sau hai nguyên mẫu xuất hiện giữa thập niên 1950, 111 - thành viên đầu tiên của gia đình ZIL mới trình làng. Do A.N.Ostrovtsovym chế tạo, 111 là phiên bản nhái toàn bộ từ dòng xe Mỹ, từ kiểu dáng đến cơ cấu kỹ thuật (động cơ V8, dung tích 6.000cc, công suất 200 mã lực với trục cam đơn trong khối xi-lanh, hộp số tự động…).

ZIL - niềm tự hào Liên Xô
ZIL 111.

Ngoài ra, 111 còn xuất hiện với hai phiên bản sedan và cabrio sản xuất từ đầu thập niên 1960. Nhìn chiếc xe, ai cũng có thể liên tưởng đến dòng Cadillac nếu lắp thêm cặp “vây” đẹp mắt phía sau. Năm 1960, nhân chuyến thăm của tổng thống Mỹ Ike Eisenowher, một mẫu xe mới do nhà thiết kế E. Molchanov khai sinh đã ra đời. 4 năm sau, ý tưởng về mẫu minibus hạng sang mang tên Start được công bố nhưng chẳng bao giờ đi vào sản xuất.

Không dừng lại ở dòng xe limousine Mỹ, các kỹ sư của ZIL còn chuyển sang nhái xe châu Âu và xe đua Mỹ. Trong suốt thập niên 1960, Liên Xô đã cố gắng chứng minh sức mạnh của mình trong các giải đua xe nhưng chỉ thu về những bàn thua bẽ mặt khi không đánh bại nổi các mẫu xe cải tiến hơn đến từ nhiều nước khác. Do thiếu nguồn lực nên những nỗ lực của các kỹ sư hãng ZIL chẳng mang lại kết quả.

Năm 1958 chứng kiến ngày chào đời của ZIS 112/4 độ từ limousine 110 với phần đuôi tương tự Cadillac. Mẫu xe này không thể tham gia các giải đua vì vướng trọng lượng lên đến 1.800 kg. Động cơ cũng tương tự 110 đi kèm 4 bộ chế hòa khí K-25, công suất 200 mã lực (về sau tăng lên 220) và vận tốc tối đa 230/240 km/h.

ZIL - niềm tự hào Liên Xô
ZIL 112 Sport (1960/62).

Trong khi đó, ZIL 112 Sport (1960/62) do V.F Rodinov thiết kế lại được trang bị động cơ của limousine 111, bốn bộ chế hòa khí K-85 cho công suất tối đa 240 mã lực. Cơ cấu lái và hệ thống treo trước độ từ GAZ M-21 Volga, phanh trống đặt trên đầu ra của bộ truyền vi sai. Hệ thống treo sau thuộc loại De Dion với cần gạt hình tam giác. Với trọng lượng 1.330 kg và vận tốc tối đa 260 km/h, mẫu xe này có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 9 giây. Đến năm 1965, ZIL 112 Sport ứng dụng phanh đĩa và động cơ cho công suất 270 mã lực. Viết về 112 Sport, một tạp chí của Anh thời kỳ đó đã miêu tả nó như “Ferrari Testarossa của Nga”, vì ngoại hình giống hệt dòng xe Italy.

ZIL tiếp tục bắt chước mẫu mã khi dòng xe sedan bùng nổ tại Mỹ, kết thúc kiểu dáng vuông và đơn giản trong những năm 1960. ZIL 114, 117 và 115 sản xuất lần lượt từ 1967 và 1971 phân biệt với nhau bằng chiều dài cũng như số ghế (5 hoặc 7). Dung tích động cơ cũng tăng lên đáng kể (giống thị trường Mỹ), từ 1 lit lên đến 7.000cc cho công suất gần 300 mã lực. Cả ba mẫu xe trên đều được sản xuất đến tận năm 1985.

ZIL - niềm tự hào Liên Xô
Mẫu autobus hạng sang ZIL 119.

Năm 1985, mẫu xe 41041-41047 (viết tắt của phiên bản 5 và 7 chỗ) bắt đầu đi vào sản xuất. Động cơ V8 đạt dung tích “khủng” 7.700cc, công suất vẫn giữ nguyên 300 mã lực trong khi mô men xoắn lại tăng đáng kể.

Một số phiên bản đặc biệt dùng để diễu hành là wagon trang trọng, wagon tang lễ với kích thước đồ sộ và cabriolet sàn xe thấp. 41041 là mẫu xe duy nhất đưa đón ông Mikhail Gorbachov.

Những mẫu xe hiện đại

Nói một cách thành thực, chẳng có mẫu xe hiện đại nào hết. Phiên bản mới nhất của ZIL 41041 không khác gì mẫu xe sản xuất đầu thập niên 1990 (ngoài tấm lưới tản nhiệt sơn đen thay vì mạ chrome). 41041 vẫn tiếp tục được sản xuất mặc dù chỉ có vỏn vẹn 11 chiếc ra đời năm 1999 (dây chuyền sản xuất tại Nga luôn bị giới hạn về số lượng hàng năm).

Vẫn được coi là dòng xe limousine của Nga nhưng ZIL dần trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi những chiếc Mercedes và BMW hiện đại hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ZIL không có kế hoạch trong tương lai. Vài năm trước đây, ZIL từng công bố một số bản phác họa cho dòng xe mới. Trong số các nguyên mẫu, đã có một vài chiếc được sản xuất hàng loạt. Mẫu xe mới nổi bật nhất của ZIL là 4112 dựa trên một số cơ cấu kỹ thuật của những phiên bản trước: động cơ dung tích 7700cc đi kèm hệ thống phun nhiên liệu cho công suất tối đa 400 mã lực. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là 4112 nặng tới 5 tấn do trang bị lớp vỏ chống đạn. Mẫu xe được sản xuất theo 3 phiên bản: cabrio, sedan “ngắn” và landaulet. Hãng ZIL dự định sản xuất khoảng 8-10 chiếc mỗi năm kể từ 2005 với giá bán 300.000 USD. Đắt tương đương là 40 Lada 110. Bên cạnh đó, còn phải kể đến một nguyên mẫu khác: ZIS GT sở hữu thiết kế cải tiến do hãng Autoexotica sản xuất và được trưng bày tại triển lãm Autoklassika 2003. Về cơ bản, GT là phiên bản hồi sinh của 101-A Sport ra đời trong những năm 1930. Mặc dù ZIL không trực tiếp sản xuất nhưng chiếc xe vẫn chỉ ra rằng nhãn hiệu này luôn có chỗ đứng trong trí nhớ của người dân Nga.

ZIL - niềm tự hào Liên Xô
ZIS GT.

Hiện nay, ZIL là biểu tượng cho một đế chế đã sụp đổ. Giới thượng lưu mới của Nga bây giờ chỉ ưa chuộng Mercedes hoặc BMW với hàng loạt thiết bị điện tử hiện đại. ZIL, mặc dù lỗi thời và nhái mẫu mã của Mỹ, vẫn đại diện cho dòng thời trang đơn giản mà bí ẩn. Đối với một số người, ZIL gắn liền với niềm tự hào dân tộc (Liên bang Xô Viết), khả năng gây dựng một nền công nghiệp và nhãn hiệu riêng. Trong khi đó, những người khác lại nghĩ đến ZIL như một dòng nhái và công suất thấp. Có lẽ, cả hai ý kiến trên đều đúng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024