Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/03/2012 15:03 # 1
phanquynhanh
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/10 (20%)
Kĩ năng: 9/10 (90%)
Ngày gia nhập: 11/03/2012
Bài gởi: 2
Được cảm ơn: 9
Quà của bố


  “Thật khó để dừng mắt lại trước những câu chữ, những cảm xúc cứ dập dồn như sóng của Trần Đình Dũng...”. Quả thật, mỗi một trang sách lại ngân lên một thứ tình cảm khác nhau. Vẫn là những tình cảm đầy yêu thương, nhưng người đọc nhận ra nó trong từng cử chỉ, việc làm hàng ngày tưởng như đơn giản nhất: cắt móng tay cho con, gấp quần áo cho con: “Tỉ mẩn tần mần gấp áo quần con, đo chiều dài của áo quần bằng bàn tay, cảm giác bâng khuâng, con mau lớn quá. Mới ngày nào còn bé tí, bố phơi đồ của con tung bay chấp chới những tã trắng hình tam giác, những bao chân bao tay bé xíu xiu, những áo thun trắng mỏng, những băng rốn dài ngoẵng, những nón mũ giữ ấm đầu... Bây giờ, quần áo con đã dài rộng như ri...”
Mỗi một dòng chữ đều tràn đầy niềm yêu thương, người cha luôn dõi theo từng cử chỉ hành động của con mình, để nhận ra những cảm xúc yêu thương theo mỗi sự thay đổi đó: “Bố yêu con, vừa đủ để nhớ con mỗi lần bố vừa đi xa, phone cho con khi bố đến miền đất lạ, để dành cho con là người cuối cùng bố chào, vì khi đó bố được ôm con lâu nhất”...

đoạn trích :

Con gái yêu thương của bố

Bố đã quá chăm sóc thương yêu con, tỉ mỉ như một người mẹ, quảng đại như một người bà, nghiêm khắc như một người cha, thân thiện như một người anh, dịu dàng như một người yêu. Có lẽ sau này, người yêu con cũng chỉ làm đến thế.

Mỗi khi chạy xe ngoài phố, bố thường lái xe một tay, tay kia vòng ra sau cầm bàn tay mềm mại của con, hoặc để bàn tay ấm của bố lên đầu gối con, để con biết bố và con luôn kết dinh hữu cơ trong yêu thương vô thức. Có lẽ sau này, người con yêu cũng chỉ làm được đến thế.


Mỗi đêm con ngủ, bố đều vào phòng con đắp lại cho con cái chăn, chỉnh lại nhiệt độ máy lạnh, hôn lên trán lên má lên bàn tay bàn chân con. Có lẽ sau ngày, người yêu con cũng chỉ làm được đến thế.

Bố luôn có cảm giác thiếu con, chỉ một khoảnh khắc bố không nhìn thấy con là bố đã có cảm giác xa con lâu lắm rồi. Bố luôn tìm cách hôn trộm con, bố luôn luôn sung sướng được đưa đón con đi học và đi chơi, bố thích choàng vai con khi đi phố, bố thích cầm tay con mọi lúc mọi nơi, bố thích đi ăn hàng rong đi xem phim đi coi kịch cùng với con.Có lẽ sau này, người yêu con cũng chỉ làm đến thế

Bố đặt cho con hàng chục cái tên ngộ nghĩnh nhí nhố, mỗi cái tên đều gắn với một kỷ niệm nho nhỏ của bố con mình, nào là sweety, honey, bé cưng, bé yêu, stitchie, cục vàng, cục cưng, , bí te, bí tóp, cưng, mimi miumiu, tèo, tủn, ti ù, ti tèo, khóc nhè, đít to, con ông tèo, tí sún, tí điệu, con gái cưng, em iêu, brợt, bệ phụng… có lẽ sau này, người yêu con cũng chỉ làm đến thế.

Bố thường hỏi đố con, bí đao bí đỏ bí ngòi, bí nào ngon nhất, và con sẽ trả lời trong nụ cười híp mắt, đó là bí te, là bé ti, tên con.

Nếu bố hỏi bí nào làm bố nhột nhất, con sẽ cười cười, bí tóp, là bóp tí vừa nói con vừa thò tay vào véo tí bố một phát thật đau.

Bố thường ví con là nhân vật thứ hai sau đức vua, vì trên ngai vàng có bệ hạ, dưới gầm giường có “bệ phụng”, con hỏi “bệ phụng” là gì, bố làm ra vẻ bí mật, đó là tiếng hán việt rất cổ rất xưa, bây giờ ít người sử dụng, “bệ phụng” là bụng phệ, là cái bụng tròn xoe của con.

Những câu chuyện đùa nhí nhố linh tinh, có lẽ sau này người yêu con cũng chỉ làm được đến thế.

Bố có lỗi với con, vì vô tình, bố có thể cướp mất người đàn ông của riêng con.
“Nếu bạn là một người mẹ, đọc Quà của bố để cảm nhận rõ rệt và sâu sắc hơn tâm hồn của cha đối với các con mình, để thấm thía câu “đàn ông nông nổi giếng khơi”... Nếu bạn là cô gái sắp lập gia đình Quà của bố xứng đáng là món quà ý nghĩa dành cho người đàn ông của bạn. Hơn hết, quyển sách nhỏ này sẽ cho bạn cảm giác vững tin rằng bạn không hề đơn độc trong công cuộc nuôi dạy những sinh linh bé nhỏ - những quả ngọt của cây hôn nhân...”

Từng dòng chữ của anh thấm đẫm một tình yêu thương vô bờ bến. Trang cuối cùng đã khép lại mà những trang kỷ niệm của tôi vẫn còn đầy ắp. Cảm ơn anh thật nhiều bởi anh đã viết thay nỗi lòng của những ông bố. Tôi tin rằng bất cứ ai đọc vào cũng sẽ thấy không nhiều thì ít bóng dáng mình trong đó. Đây đúng là một món quà thật sự, món quà của yêu thương...

Giọng văn lúc hài hước, khi trăn trở trầm ngâm, Quà của bố được viết ra như cảm xúc tự nhiên của tình yêu thương, gần gũi mà lắng đọng. Đan lồng trong những câu chuyện đáng yêu đáng nhớ là những bài học làm người sâu sắc, nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người.

Đọc xong Quà của bố, thay vì than phiền “có con vất vả lắm”, bạn sẽ nói “có con thật tuyệt vời”..
Quà của bố, được tác giả viết từ những kinh nghiệm, cảm xúc, sự trừng trải của chính mình . 
nguồn : diendan.hue.vn



 
Các thành viên đã Thank phanquynhanh vì Bài viết có ích:
22/03/2012 12:03 # 2
thuypx1983
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/20 (10%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 20/01/2012
Bài gởi: 12
Được cảm ơn: 4
Phản hồi: Quà của bố


Quà của Bố

qua cua bo

Các bài viết của "bố Dũng" cũng được truyền cho nhau, đăng tải trên các trang mạng và nhận được sự đồng cảm của đông đảo bạn đọc khắp cả nước. Cuốn sách như một dòng suối mát lành mang những thanh âm của tình yêu thương đủ sức làm rung động trái tim người đọc

Trần Đình Dũng không phải là nhà văn, anh cũng không có tham vọng trở thành người viết nổi tiếng, Quà của bố được viết bằng tất cả những yêu thương thao thức của người cha dành cho những đứa con bé bỏng.

Mỗi bài viết trong tác phẩm đều đủ tạo một sức lan tỏa làm ấm lòng người đọc, đó là sự lan tỏa của tình yêu thương. Cuốn sách đã vượt ra khỏi những chuyện riêng tư về cảm xúc của một gia đình, chia sẻ với người đọc về những giá trị sống.

Tác giả đã dạy cho những đứa trẻ - cả người lớn cách sống và làm người đầy ý nghĩa. "Bất cứ điều gì con có, một ai đó sẽ vượt qua. Nhưng nếu con có sự trung thực, chẳng bao giờ có ai trung thực hơn. Vì bản chất của sự trung thực là sự trung thực"; "Giá trị sống sẽ cho con quyết định đúng, không phải mục đích sống"; "Hạnh phúc là thương yêu và được yêu thương. Hạnh phúc là khoảnh khắc sợ mất điều mình đang giữ, để cố giữ nó tinh khôi như nó vốn có"...; "Bước đi, vấp ngã, vụng về, đau đớn, chao đảo... Nhưng hãy bước tiếp, bước tiếp từng bước một... Và đừng bỏ cuộc, đừng bao giờ bỏ cuộc"...

Mỗi trang viết của Trần Đình Dũng luôn chứa đựng những giá trị sống, hun đúc và nâng đỡ cho những giấc mơ của con.

Không chỉ là một người bố yêu thương tận tụy, anh còn là một người bạn gần gũi sẵn sàng chia sẻ với con bất cứ điều gì. Đi ăn vỉa hè với con gái, cùng vào bếp làm món "vét tủ lạnh" với con trai, chạy tức tốc quãng đường hơn 300 km từ Cà Mau về chỉ vì một cái hẹn đón con ... Đó là vì "Bố yêu con vừa đủ để làm những điều nhỏ nhặt và cũng vừa đủ để leo mãi con dốc dài của cuộc đời. Những đổi thay nhỏ nhặt của con từ khi mới là một hình hài sơ sinh cho đến lúc trưởng thành điều được bố nhớ rất rõ, nhớ để lấy tất cả những điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy làm hành trang dạy con nên người".

Giọng văn lúc hài hước, khi trăn trở trầm ngâm, Quà của bố được viết ra như cảm xúc tự nhiên của tình yêu thương, gần gũi mà lắng đọng. Đan lồng trong những câu chuyện đáng yêu đáng nhớ là những bài học làm người sâu sắc, nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người.

Tiểu Quyên (Báo Người lao động)



[Đề nghị không sử dụng chữ ký kèm link quảng cáo. admin anh2bmw]

 
Các thành viên đã Thank thuypx1983 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024