Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/01/2012 17:01 # 1
DakLak
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 35/50 (70%)
Kĩ năng: 14/20 (70%)
Ngày gia nhập: 31/12/2011
Bài gởi: 135
Được cảm ơn: 24
Nhớ nhà ghê. học mấy năm rùi ! lớn rùi. mà khi nào cũng nhớ. !


 Đăk Lăk – Kí ức tuổi học trò !

 

-        Thôn 7 mình có thằng Vũ phải vô bán công học. Mấy đứa kia vô công lập học hết !

-        Ôi ! có dốt mới vô bán công. Giỏi thì vô công lập học rồi.

        Những câu nói đó như những nhát dao cứa vào lòng ba tôi. Ba buồn lắm ! cả huyện có bốn trường cấp 3 thì tôi đã rớt tới ba trường. Ba chạy khắp nơi. Hỏi người ta, lo nộp hồ sơ. Ba đã gầy nay thêm lo lắng, thân hình càng gầy hơn. Tôi thương ba nhiều lắm !

 

-        Ra đó rồi gắng mà học lên nha con !

 

        Giọng ba lặng lẽ. Tôi cũng lặng lẽ. Tuổi học trò của tôi bắt đầu từ đó !

 

        Cấp 2 vì tôi nghịch phá quá nên bị hạ hạnh kiểm xuống thấp. Lên cấp 3 với ngôi trường mang tên Bán Công Ea Kar. Quả đúng như tên gọi đây như là nơi hội tụ của những nhân vật mang nhiều tai tiếng nhất và có học lực cũng vào loại dốt nhất.

        Những ngôi trường gần thì tôi không đủ điểm đậu nên BC Ea Kar là ngôi trường xa nhất, tới 30 cây số. Nhưng vì thương tôi không muốn tôi khổ. Ba bàn với một số người thuê xe ôtô cho tôi đi học. Xe thì rộng-16 chổ mà chỉ lèo tèo vài đứa con trai với dăm ba đứa con gái. Nhưng đó là những ngày đi học sướng nhất cuộc đời tôi. Đi học có xe đưa đi đón về tận nhà. Đâu chỉ có thế nó còn cho tôi bao kĩ niệm. Đó là lần sửa xe mà chưa lắp kịp nắp sau. Chiếc xe chở chúng tôi đến trường trong sắc nắng tháng giêng của Tây Nguyên, hòa với màu bụi đường đất đỏ badan. Tới lớp nhìn không nhận ra đứa nào. Ai cũng một đầu toàn bụi đỏ. Chiếc áo trắng chuyển thành màu vàng. Cả bọn cười hả hê, vui vẽ. Rồi thời gian cũng trôi qua mau, cuối năm đó tôi được nhận học sinh khá. Bao nhiêu quà sách vở tôi dành cho bạn hết, còn tôi chỉ lấy giấy khen về nhà.

 

-        Ôi học khá bán công không bằng thằng dốt công lập.

Ba vẩn lặng lẽ khi nghe những câu nói đó ! đôi lúc bực lên ba mắng :

 

-        Chỉ vì tau mắc làm rẫy mà mi học hành rứa đó !

 

Tôi chỉ biết lặng lẽ, Tây Nguyên cũng lặng lẽ. Mùa mưa đến, mùa mưa đi như một bước lặp lại của thời gian.

 

       Sang lớp 11. Ba mua xe máy cho tôi đi học, lúc đầu là chiếc cup 50 sau là chiếc Wave. Tuổi mới lớn cùng với sự chiều chuộng của ba mẹ, tôi bước lên bậc thang mới của cuộc đời.

       Ba là một người rất nghiêm khắc, không bao giờ cho tôi đi chơi đêm quá khuya. 9h là phải về nhà nên khi đi học bên ngoài tôi muốn thỏa sức tung hoành cho bù lại.

       Có xe rồi những cuộc đua cũng bắt đầu. Mảnh đất cao nguyên lắm dốc, con đường về lại dài. Tôi mãi mê đắm mình vào những cuộc đua. Xe móc pô, độ rồi chế. Tôi thỏa sức nẹt pô. Trường tôi nằm giữa hai thị trấn là Ea Kar và Ea K’nốp. Mặt đường là quốc lộ 26 nên rất thuận tiện. Thường chúng tôi đặt đích là chợ Ea Đar còn mốc xuất phát là Ea păl hay xa hơn là Cư Jang. Có những lần đang lao với vận tốc nhanh thì thấy xe khách chạy hướng Buôn Ma Thuột-Nha Trang. Tôi lách vội, ngở tưởng rằng đã lao vào đầu ôtô rồi. Có những lần vượt lên chặt đầu ôtô ở Ea Đar. Vừa lao vào trước xe ôtô. Chân thằng bạn đã chạm vào ôtô thì xe bị hóc số. Tôi nhanh tay bẻ tay lái sang trái. May không thì bị ôtô đè bẹp rồi. Cũng có lần vượt xe bus lại gặp xe công-te-nơ. Vậy là mặc kẹt giữa hai xe, chỉ còn một cách là bỏ xe cứu lấy người.

        Rồi tôi cũng có bằng lái xe. Chỉ là mua thôi ! vì bồ câu (police) làm gắt quá. Tôi nhớ hôm đó hai thằng bạn của tôi, một thằng là con một nhà buôn bán, một thằng là con của dân đánh bạc kiêm luôn cầm đồ. Ba thằng chất lên chiếc Wave yếu ớt của tôi. Tháo phanh ra chạy giữa quốc lộ đua với công-te-nơ. Khi tới trường rồi ! len vô con đường nhỏ phía sau trường thấy phía trước đám đông ồn ào. Nó nẹt pô, tăng ga nhưng quên mất đã tháo phanh. Khi nhớ ra thì đã quá muộn. Nó đành cho xe tông vào tường nhà người ta với hết ga. Chiếc xe vở vụn tan tành. May mà chúng tôi chỉ bị xây xước nhẹ. Cả bọn đều góp tiền chịu sửa xe. Bằng lái tôi mới lấy hôm qua, hôm nay đành phải cắm lại.

         Đó là những kĩ niệm một thời về chúng tôi rong ruổi khắp nơi cũng chiếc xe máy. Giờ đây chiếc xe đã tàn rồi ! log máy cũng vỡ mấy lần nhưng những kĩ niệm của tôi về nó còn nguyên vẹn. Không bao giờ tan vỡ trong kí ức về những ngày xưa.

 

         Không giống như bao người sống trên dãi đất Việt Nam. Dù là sống trong những ngôi làng ở Bắc Bộ hay trong thành phố xa hoa, tuổi thơ tôi khác xa. Thưở nhỏ ngày ngày ba mẹ vào rẫy làm. Chỉ mình tôi ở nhà. Tây nguyên đất rộng người thưa. Tuổi thơ tôi thấm đượm bao vất vã và buồn tủi. Tôi không có bạn chơi vì nhà cách nhà tính bằng cây số. Tuổi thơ tôi chỉ có một mình. Tôi tự chơi với những gì mình tạo ra. Có khi là chiếc dép làm ôtô chở đất hay là trèo xoài hái bơ. Giờ nghĩ lại tôi cảm thấy mình tủi thân vì không được như bao người khác. Nhưng không vì thế ! tôi sống độc lập từ nhỏ. Đó cũng là điều làm tôi luôn tự hào và cũng làm tôi lo lắng. Tôi có thể đứng vững như cây xương rồng ngoài sa mạc nhưng cũng có thể gục ngã như cây cỏ sau mưa.

         Bao giờ tôi cũng chơi một mình. Mới vào lớp 10 tôi đã đánh nhau với thằng nghịch phá trong lớp chỉ vì nó chọc mình. Với suy nghĩ  “ lì là liều ”  tôi càng mạnh dạn hơn ở những năm học tiếp theo. Hè lớp 11 đi học quân sự, dùng gậy làm súng. Tụi dân Ea Đar cậy thế đất mình. Khi đi học về hơn chục thằng trêu chọc tôi. Tôi giật gậy từ tay nó đánh lại, chỉ mình tôi thôi. Giờ nghĩ lại vẩn thấy ớn lạnh tận sống lưng. Một trong số đó sau này chuyển vào lớp tôi. Một đứa trong đất Ea Sô bên kia sông Krông K’hang bước ra :

 

-        tau thấy mi lì đó ! tính chơi lại à ?

-        thích thì chơi.

-        À ! mi ghê nhỉ. Được đấy ! làm anh em kết nghĩa nha.

-        Không. Một là bạn hai là thù. Không có anh em. Bằng tuổi tau không chịu làm em.

-        Mi nghĩ mi là gì ?

-        Tau không là gì cả. Nhưng tụi bay chiến tau, tau sẵn sàng chiến lại.

       Thế đó ! tuổi học trò tôi lại thấm đượm những kĩ niệm của một thời nông nổi.

                      Bấy giờ trong trường có hai bậc đàn anh là “ Nam Y Răk – Bắc Y Ran ”, là tên thật đó ! ngoài ra còn phải kể tới Y Thoal Krông, Y Sôla K’đăm, anh em nhà Đôna Jone và Ghita Jone, Y Rogen Niê nhưng nổi bật hơn cả vẩn là Y Yo Hand BunJa’. Đó là những người có tiếng sừng sỏ nhất. Người kinh chúng tôi dù có chinh phạt trăm miền cũng không có gan dám đánh lại. Nhưng với họ thì chúng tôi không có sự phân biệt, bên ngoài họ hiền lành chân chất. Tây Nguyên là nơi cư ngụ của bao dân tộc nhưng chúng tôi luôn đùm bọc nhau mà sống. Người đồng bào sống rất có tình nghĩa. ( Trên cao nguyên Đăk Lăk không bao giờ gọi là người dân tộc – vì tình anh em ). Đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi có cùng màu da và tiếng nói. Không đen không phải là người Tây Nguyên. Giọng nói Tây Nguyên cũng khác hẳn với những miền khác. Rất đặc biệt !

        Mang tiếng đẹp khắp miền là “gái Gia Lai- trai Đăk Lăk mà !”

        Con trai Tây Nguyên không mang một vẻ đẹp hào hoa hay lịch lãm mà mang sự mạnh mẽ. Con gái Tây Nguyên cũng không có sự dịu dàng như bao cô gái khác mà có sự quyến rủ đến lạ thường. Nhất là ở đôi lông mày rất đậm ! rất quyến rủ, đến mê người. Lớp tôi có H’ Runi làm say mê đến bao chàng trai.

         Cuộc sống là muôn màu thú vị, tuổi học trò của tôi cũng êm đềm khi tôi cùng chúng bạn bơi qua dòng Krông K’hang ở phía sau trường đi tìm hoa bằng lăng tím. Rồi những lần đi thi trắc nghiệm đánh lụi đi ! không biết đúng hay là sai. Có những môn mà kiểm tra miệng đến 15 phút hay 1 tiết đều không vượt qua 3 điểm. Tệ hơn bạn tôi trong bảng điểm là một dãy 0 như những quả cà chua. Bán Công mà ! trách sao được. Tổng kết mà chỉ 2 phẩy, 3 phẩy cũng thấy vui lắm rồi !

        Rồi những lần phải tự mình cầm kéo cắt quần Jean của bạn mình mới mua tới quá đầu gối. Nhà trường không cho mặc quần Jean tới trường ! những lần cất mãi mới giấu được đôi dép lê trong gầm bàn. Rồi tôi làm bí thư lớp đảm nhận việc ghi tên những người không đóng thùng (bỏ áo vào quần) và không có huy hiệu đoàn. Vậy mà có bao giờ tôi đóng thùng đâu ! huy hiệu đoàn chỉ 2 ngàn mà cũng không mua được.

        Có lần gái giang hồ trên thị trấn Ea kar xuống đánh con gái trường tôi rồi quay clip tung lên mạng. Mở đầu cho một loạt video về bạo lực học đường xuất hiện. Vụ đó làm rùng beng. Công an vào cuộc. Báo chí la lối òm sòm. Có người bị đuổi học. Một số nhân vật sừng sỏ đều trong lớp tôi. Chính em gái của cô chủ nhiệm tuy học khác trường nhưng cũng có can dự vì cổ vũ cho hành động đó mà không có sự can thiệp. Chính tay tôi viết biên bản hạ hai bậc hạnh kiểm từ tốt xuống trung bình của bao người bạn. Những lần đó làm sao tôi quên được !.

       Tuổi học trò của tôi cứ thế trôi đi. Lớp 12 tôi chuyển qua ở trọ với bạn nhưng nửa năm sau thì đi xe bus về. Và rồi tôi cảm nhận được niềm vui khi cầm bút. Tôi viết về cuộc sống muôn màu xung quanh tôi. Viết về những gì xảy ra với cuộc đời mình. Tôi cảm nhận được cuộc sống qua từng hơi thở của ngòi bút, câu văn. Tôi trở thành người viết văn hay thứ hai của trường. Cô giáo dạy văn nhận xét như thế !

 

Thời gian thấm thoắt trôi đi !

         Giờ đây, tôi đã bước vào cánh cổng của trường đại học rồi !

       Ngôi trường xưa cũng đã đổi tên không còn mang tên Bán Công nữa. Những chiếc lá xanh ngày nào giờ cũng đã tàn úa và theo làn gió bay đi, bao lớp học sinh ra trường rồi đi khắp nơi đây đó ! kẻ xuống Sài Gòn, người ra Hà Nội ! bao thứ đã thay đổi. Duy chỉ người thầy người cô vẫn vậy, vẫn cần mẫn ngày ngày dạy những lớp học sinh bước qua tuổi học trò.

       Tây nguyên vẫn vậy  ! Tới mùa mưa vẩn dạt dào, mùa nắng vẫn chan hòa đầy nắng. Mùa hoa cà phê lại nở trắng bạt ngàn trên vùng Tây Nguyên.

        Tôi đi học xa nhà ! Xa ngàn trùng. Mỗi năm về có hai    lần. Cuộc sống xa nhà khiến mình phải lo nhiều và suy nghĩ nhiều. Nhưng trong tôi Tây Nguyên bao giờ cũng như người mẹ hiền ở nhà vẫn ngóng trông chờ con trở về !.

        Ở nhà, tuổi Ba cũng đã lớn, rẫy cà phê năm nào cũng đã bán đi rồi. Cảnh nhà sa sút vì Ba mẹ lo cho tôi ăn học. Tôi nhớ nhà da diết !

       

       Bao lần lượn xe khắp phố phường Đà Nẵng tôi chỉ mong được nhìn thấy một biển số xe mang tên 47 bởi đó là lúc tôi thấy quê nhà tôi. Đôi lúc tôi khao khát một tiếng nẹt pô, mùi hương của hoa cà phê. Tôi khao khát được nghe ai đó nói về Ea kar, Kovestina, Ea H’leo, Krông Ana, Krông Păk hay Ma D’răk. Có những lúc đi dọc bờ sông Hàn. Giữa cảnh phố phường tấp nập của chốn phồn hoa đô hội tôi vẫn thấy như mình là kẻ cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống tha phương.

 

Tôi thấy mình lớn thật rồi !

    

Các bạn à ! Nhiều lúc tôi muốn thốt lên những tiếng thân tình mà tha thiết. Đó là : “ Tây Nguyên ơi ! – Đăk Lăk ơi ! “

 

 

 



Tán gái và lấy vợ là một quá trình gian lao


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024