Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/12/2011 12:12 # 1
phuongthaont
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 6/10 (60%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 07/10/2011
Bài gởi: 6
Được cảm ơn: 6
[HELP] Đường lối ĐCSVN do Cô Từ Ánh Nguyệt


Mình đang học môn Đường lối ĐCSVN do Cô Từ Ánh Nguyệt dạy. Có câu hỏi cô giao làm mà nhóm mình vẫn chưa tìm được câu trả lời. Đó là:
Vai trò lãnh đạo của Đản trong cuộc CMT8 Năm 1945, Liên hệ thực tiễn hiện nay?
Các bạn ơi nếu các bạn biết thì giúp mình với nhé. Cảm ơn tất cả mọi người hjhj



 
07/12/2011 14:12 # 2
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: [HELP] Đường lối ĐCSVN do Cô Từ Ánh Nguyệt


Về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, là do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Ðảng. Với thắng lợi đó "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".

 
Sự lãnh đạo của Ðảng trước hết ở sự bổ sung, phát triển hoàn chỉnh hệ thống các quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc; ở sự lựa chọn hình thức và phương pháp cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể; ở sự tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; ở sự nhận thức tình thế và thời cơ cách mạng để đưa quần chúng vào hành động cách mạng; ở sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung, thống nhất trong giờ phút có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi.


Ðể đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, có ba thời điểm lịch sử thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là các hội nghị Trung ương từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1941 phát triển hoàn chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sách quan trọng cuối năm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước; quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảng toàn quốc tháng 8-1945.


Các Hội nghị Trung ương Ðảng (11-1939), (11-1940) và nhất là Hội nghị Trung ương tám (5-1941) đã đề ra những quan điểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Một là, phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị Trung ương 11-1939 chủ trương "Phải đưa cao cây cờ dân tộc lên". "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Ðông Dương không có con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập"

(2). Hội nghị Trung ương tám do Hồ Chí Minh chủ trì (5-1941) nhấn mạnh: "Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Ðảng ta"

(3). "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc"

(4). Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổ chức Mặt trận Việt Minh. Nếu Hội nghị Trung ương chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Ðông Dương thì Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 chủ trương lập Mặt trận riêng của Việt Nam đó là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức Mặt trận trong khuôn khổ dân tộc Việt Nam nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước nhằm vào mục tiêu độc lập dân tộc. Mặt trận được xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ và bao gồm các đoàn thể cứu quốc. Ðảng lãnh đạo Mặt trận bằng cách đưa quan điểm, chính sách vào các đoàn thể và hoạt động của Mặt trận và thông qua các đảng viên tham gia Mặt trận và đoàn thể.


Ba là, Ðảng chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), Ðảng chủ trương phát triển lực lượng vũ trang từ đội du kích Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, xây dựng cứu quốc quân. Ngày 28-1-1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước và trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng. Tại các căn cứ địa lực lượng chính trị của quần chúng tập hợp trong Mặt trận Việt Minh ngày càng phát triển rộng lớn. Từ lực lượng chính trị đó phát triển lực lượng vũ trang. Những vấn đề về chính quyền, về kinh tế, xã hội cũng được đặt ra và thực hiện ở vùng căn cứ địa cách mạng.


Bốn là, Ðảng đặt nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang để giành độc lập, giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. Hội nghị Trung ương (11-1939) đã chủ trương: dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị trung ương (5-1941) xác định: "Cuộc cách mạng Ðông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang". Phải chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để có thể "lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn"

(5). Các hội nghị Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phân tích tình hình chiến tranh thế giới, âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp, phát-xít Nhật và dự báo thời cơ, chỉ đạo xây dựng lực lượng về mọi mặt, chú trọng công tác xây dựng Ðảng để Ðảng có thể hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo thành công cách mạng giải phóng dân tộc.


Năm 1944, tình hình thế giới có những chuyển biến mau lẹ, phong trào cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ, Ðảng và Mặt trận Việt Minh đã chủ trương về sửa soạn khởi nghĩa và sắm võ khí đuổi thù chung. Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào toàn quốc 10-1944 đã chỉ rõ Cơ hội cho dân tộc ta, giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh. Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22-12-1944).


Ngày 9-3-1945 phát-xít Nhật đã làm đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp để độc chiếm Ðông Dương. Thường vụ Trung ương Ðảng đã kịp thời ra bản chỉ thị lịch sử: Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12-3-1945). Chỉ thị nêu rõ kẻ thù của cách mạng là phát-xít Nhật, vì vậy khẩu hiệu là Ðánh đuổi phát-xít Nhật. Ðảng đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Ðây là thời kỳ tiền khởi nghĩa, phải thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù hợp. Sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa. Chỉ thị của Trung ương cũng phân tích thời cơ cách mạng và cho rằng những cơ hội tốt đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi.

Những điều kiện thuận lợi đó là: Chính trị khủng hoảng, kẻ thù hoang mang không rảnh tay đối phó với cách mạng; nạn đói ghê gớm làm cho quần chúng căm ghét quân cướp nước; chiến tranh thế giới đến giai đoạn quyết liệt; Ðồng minh sẽ đổ bộ vào Ðông Dương để đánh Nhật. Ðó là sự vận dụng tư tưởng của Mác và Lê-nin về khởi nghĩa vũ trang phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Những điều kiện để khởi nghĩa mà chỉ thị của Trung ương nêu ra đã là định hướng quan trọng để các đảng bộ địa phương chủ động phát động và lãnh đạo khởi nghĩa. Bản Chỉ thị còn chủ trương phá kho thóc gạo của đế quốc để cứu đói, lập Ủy ban quân sự cách mạng và xây dựng chính quyền (các Ủy ban dân tộc giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng).


Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cao trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Tháng 4-1945 các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc với sáu tỉnh như là căn cứ địa của cách mạng cả nước, hình ảnh của nước Việt Nam mới. Tổ chức Việt Minh phát triển rộng khắp trên cả nước. Không chỉ ở căn cứ địa, ở vùng nông thôn mà phong trào ở đô thị cũng phát triển mạnh mẽ, nhất là phong trào công nhân, học sinh, sinh viên trí thức. Theo tư tưởng của Ðề cương văn hóa 1943 của Ðảng, tổ chức văn hóa cứu quốc đã tập hợp đông đảo các nhà văn hóa vào trận tuyến đấu tranh cách mạng của dân tộc.


Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng chuyển về Tuyên Quang. Tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã diễn ra Hội nghị toàn quốc của Ðảng họp ngày 14 và 15-8-1945. Hội nghị của Ðảng họp ở thời điểm lịch sử phong trào cách mạng của toàn dân ta diễn ra sôi sục trong cả nước và phát-xít Nhật đầu hàng vô điều kiện (15-8). Ðảng ta nhận định "cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới"

(6). Mục đích cuộc chiến đấu của ta giành quyền độc lập hoàn toàn. Tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa theo ba nguyên tắc:

a) Tập trung -tập trung lực lượng vào những việc chính;

b) Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy;

c) Kịp thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡ thời cơ. Khẩu hiệu đấu tranh của Ðảng là Phản đối xâm lược, hoàn toàn độc lập, chính quyền nhân dân. Hội nghị Ðảng toàn quốc công bố mười chính sách của Việt Minh và nhấn mạnh chủ trương "Lập nên một nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hoàn toàn độc lập"

(7). Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa) được ban bố: Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta. Cũng ở thời điểm lịch sử đó Hồ Chí Minh có Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa nêu rõ: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta"

(8). Ngày 16-8-1945, Quốc dân Ðại hội họp và ra Nghị quyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành mười chính sách lớn của Việt Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập gồm 15 ủy viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Thường trực Ủy ban gồm Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Ðức Hiền trực tiếp chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. Ủy ban dân tộc giải phóng là tổ chức tiền thân của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội nhấn mạnh mục tiêu: "Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập"

(9). Thực hiện Nghị quyết của Ðảng và Quốc dân Ðại hội, chỉ trong vòng hai tuần từ 14 đến 28-8-1945, nhân dân cả nước ta đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc Cách mạng Tháng Tám. Sự lãnh đạo kiên quyết, sáng suốt và kịp thời của Trung ương Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định thắng lợi. Khi nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Ðảng, cần phải thấy rõ tinh thần trách nhiệm cao, sự năng động, chủ động, sáng tạo của các đảng bộ địa phương, tức các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và tổ chức đảng ở cơ sở. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Hà Nội (19-8), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8) và cả những tỉnh xa xôi, điều kiện liên lạc khó khăn đã thể hiện điều đó. Vai trò của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, của các đảng viên kiên trung của Ðảng, từ người lãnh đạo cao nhất đến người đảng viên ở cơ sở, đã bảo đảm cho Ðảng sự lãnh đạo, điều hành tập trung, thống nhất ở giờ phút quyết định của lịch sử.


Bài học về sự lãnh đạo của Ðảng trong Cách mạng Tháng Tám là Ðảng đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, đã tập hợp đoàn kết rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh, đã lựa chọn và kết hợp đúng đắn các hình thức tuyên truyền, tổ chức và phương pháp đấu tranh thích hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp, đã xây dựng, phát triển thực lực cách mạng, thúc đẩy phong trào, đồng thời dự kiến và chớp đúng thời cơ hành động. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề trước dân tộc và lịch sử, Ðảng đã rất coi trọng xây dựng Ðảng về tư tưởng chính trị và tổ chức, rèn luyện phương pháp đấu tranh và cách lãnh đạo. Trong Cách mạng Tháng Tám đã nổi bật năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng. Ðó là bài học quý báu cho nhiệm vụ xây dựng Ðảng hiện nay và thực hiện vai trò lãnh đạo của Ðảng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.

Sưu tầm.



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
07/12/2011 14:12 # 3
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: [HELP] Đường lối ĐCSVN do Cô Từ Ánh Nguyệt


Bạn tham khảo thêm bài dưới đây nhé:

Cách mạng Tháng Tám đã khẳng định quan điểm, chính sách đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trí thức, đồng thời trí thức Việt Nam cũng ý thức sâu sắc và đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc.

Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước và phát triển xã hội của dân tộc Việt Nam, vai trò của trí thức có vị trí đặc biệt.
 
Việc đào tạo trí thức đã được đặt ra từ thời nhà Lý khi lập Quốc Tử Giám (1075). Thực tiễn lịch sử đã khẳng định hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung); dựng nước phải lấy việc học làm đầu. Ðầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, Phan Bội Châu mang khát vọng giành độc lập, canh tân đất nước với sự khởi đầu: khai dân trí, chấn dân khí, thực nhân tài.
 
Sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Ðảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo từ năm 1930 luôn luôn coi trọng vai trò của trí thức. Trong xây dựng phát triển lực lượng cách mạng - một trong những vấn đề cơ bản của chiến lược cách mạng - Ðảng chú trọng tập hợp công nhân, nông dân, trí thức, hình thành liên minh nền tảng, hạt nhân để xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất.

 Trong sự phát triển và hoạt động của Hội đồng minh phản đế từ 18-11-1930 đến Mặt trận Dân chủ (1936-1939) và đặc biệt của Mặt trận Việt Minh từ 19-5-1941, lực lượng và những cá nhân trí thức đã có đóng góp tích cực thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Hội Văn hóa cứu quốc và Ðề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 của Ðảng đã tập hợp, định hướng quan trọng, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và hành động cách mạng của trí thức.
 
Ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị Ðảng toàn quốc họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, tại Ðại hội quốc dân họp ngày 16, 17-8-1945, nhiều đại biểu trí thức đã tham gia và được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng và ngày 28-8-1945, tại Hà Nội, đã cải tổ thành Chính phủ lâm thời.
 
Trong Chính phủ lâm thời ra mắt trong ngày Lễ Ðộc lập 2-9-1945, có những bộ trưởng là trí thức tiêu biểu. Tiếp đó, qua những lần bổ sung và bầu cử  Quốc  hội  (6-1-1946), trong thành phần Quốc hội, Chính phủ có thêm sự tham gia của nhiều trí thức nổi tiếng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố, Nhiều trí thức tuy không tham gia chính quyền nhưng mang hết trí tuệ và tâm lực để phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Ðáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ, không ít trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đã trở về Tổ quốc phục vụ đất nước trong cuộc kháng chiến như Trần Ðại Nghĩa, Lương Ðịnh Của, Trần Hữu Tước...
 
Ðể thúc đẩy nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc trước mắt và lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng và Chính phủ chú trọng ngay việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, đồng thời chủ trương phát hiện và kêu gọi những người tài giúp nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

 Người phát động toàn dân học tập, mở chiến dịch diệt giặc dốt cần thiết như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Từ cái nền dân trí được nâng cao mà phát triển mạnh mẽ nền giáo dục quốc dân. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc học hành của thế hệ trẻ có ý nghĩa quyết định để nước Việt Nam phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Người đã nhiều lần phát biểu trong các cuộc họp, viết bài trên các báo nêu rõ chủ trương của Chính phủ kêu gọi những người có tài năng tham gia vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, thấy rõ mối quan hệ giữa nhân tài và kiến quốc.
 

Trong bài Nhân tài và kiến quốc, ngày 14-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều"(1). Ngày 20-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài... E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân"(2). Vì vậy, các địa phương phải điều tra, phát hiện người tài đức để báo cáo Chính phủ.
 
Với quan điểm và chính sách đúng đắn, tình cảm và sự hợp tác chân thành của Ðảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà suốt hai cuộc kháng chiến lâu dài đầy hy sinh, gian khổ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, biết bao những trí thức tiêu biểu đã sát cánh cùng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản chiến đấu và giành chiến thắng. Lịch sử đấu tranh của Ðảng và dân tộc mãi mãi nhớ đến những tên tuổi như: Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Vũ Ðình Tụng, Tạ Quang Bửu, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Ngọc Thạch, Ðặng Văn Ngữ, Trịnh Ðình Thảo, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển và nhiều người khác.
 
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khẳng định quan điểm, chính sách đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trí thức, đồng thời trí thức Việt Nam cũng ý thức sâu sắc và đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Trí thức cùng với công nhân và nông dân trên thực tế đã liên minh chặt chẽ trở thành lực lượng, động lực to lớn của cách mạng, thực hiện Cương lĩnh của Ðảng Cộng sản đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

 Trong công cuộc đổi mới, Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tri thức gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nêu cao độc lập, tự chủ đồng thời tích cực chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Mục tiêu và nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp đổi mới đặt ra trách nhiệm lớn lao đối với mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt đối với đội ngũ trí thức. Ðảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và những phương hướng chủ yếu về chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo, phát triển khoa học-công nghệ và xây dựng đội ngũ trí thức. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X (7-2008) đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðó là sự phát triển toàn diện quan điểm của Ðảng và Nhà nước về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay.
 
Bài học của Cách mạng Tháng Tám về phát huy vai trò của trí thức có ý nghĩa thiết thực về xây dựng đội ngũ trí thức và động viên cao độ đóng góp của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðiều cốt yếu là mỗi người trí thức và cả đội ngũ đông đảo hiện nay tự ý thức về trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc (sĩ phu hữu trách). Mỗi bước đi lên của quốc gia, dân tộc đều gắn với vai trò, đóng góp của trí thức, những lúc đất nước khó khăn, trách nhiệm của trí thức càng nặng nề. Trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh và sự phát triển của đất nước, đồng thời trách nhiệm đó cũng nhằm vào giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
 
Thế giới đang khủng hoảng lương thực, nhiều quốc gia thiếu lương thực, gần một tỷ người trên thế giới thiếu đói. Trong hoàn cảnh như thế, Việt Nam vẫn giữ được tăng trưởng nông nghiệp cả về năng suất và sản lượng, giữ được an ninh lương thực. Trong thành quả đó có vai trò của chính sách và đầu tư phát triển của Ðảng và Nhà nước về nông nghiệp. Có nhà khoa học đã cùng tập thể khoa học lai tạo được những giống lúa mới năng suất cao, chất lượng gạo tốt, khả năng chịu hạn, chịu rét và kháng sâu bệnh tốt. Ðó là điều rất đáng quý.
 
Ðương nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề trong nông nghiệp cần đến vai trò của các nhà khoa học. Vấn đề cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, chống dịch bệnh đối với cây trồng, con vật nuôi, làm sao phòng ngừa có hiệu quả hơn dịch cúm gia cầm, dịch bệnh khác trong gia súc. Kinh tế thế giới và kinh tế nhiều nước suy thoái, giá dầu, lạm phát tăng nhanh. Kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2007 nhất là từ đầu năm 2008 cũng đứng trước khó khăn do lạm phát và giá cả tăng nhanh. Bộ Chính trị đã có những kết luận, Quốc hội đã có Nghị quyết và Chính phủ đã đề ra tám nhóm giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Ðể góp vào những giải pháp đó, các chuyên gia kinh tế đã có nhiều đề xuất. Tình hình kinh tế của đất nước hiện nay càng đòi hỏi trí thức đóng góp trí tuệ, tài năng để thúc đẩy sản xuất, tham mưu cho Ðảng, Nhà nước những kế sách hữu hiệu.
 
Nói đến trí thức là nói đến sáng kiến, tài năng, sáng tạo và phát minh của cá nhân. Những tài năng và phát minh đó cần được Ðảng, Nhà nước, toàn xã hội đánh giá đúng và có đãi ngộ thích đáng với cống hiến của từng cá nhân cụ thể, từng công trình khoa học cụ thể có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội, vào việc hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật, vào phát triển khoa học công nghệ của đất nước.
 
Ðúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Ðảng và Chính phủ cần phải khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển. Cần quan tâm nhiều hơn đến chiến lược giáo dục-đào tạo để có được đội ngũ trí thức hùng hậu đủ sức giải quyết những vấn đề lớn trong xây dựng đất nước, phát triển xã hội. Thật tự hào, các kỳ thi quốc tế về toán học, hóa học, vật lý,... vừa qua, học sinh Việt Nam đều đạt thành tích cao; nhiều em đạt số điểm tuyệt đối và cao nhất trong các kỳ thi tuyển sinh đại học; những sinh viên đỗ thủ khoa tốt nghiệp các trường đại học. Ðó là những nhân tài cần được chăm sóc, đào tạo lên trình độ cao.
 
Ở mọi thời kỳ phát triển của đất nước, để có được lực lượng trí thức, nhân tài đông đảo, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước đều đặt ra yêu cầu từ hai phía. Các nhà lãnh đạo, cầm quyền có chính sách đúng để đào tạo và trọng dụng nhân tài và ngược lại, trí thức nêu cao trách nhiệm trước đất nước, nhân dân để cống hiến tài năng vì sự hùng cường của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Sưu tầm


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
12/12/2011 09:12 # 4
haint2011
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 4/10 (40%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 25/10/2011
Bài gởi: 4
Được cảm ơn: 1
Phản hồi: [HELP] Đường lối ĐCSVN do Cô Từ Ánh Nguyệt


con thảo kcd3 hỏi phải không:)) phát hiện ra rồi nha



 
25/02/2012 12:02 # 5
thaithanh
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/10 (20%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 25/02/2012
Bài gởi: 2
Được cảm ơn: 1
Phản hồi: [HELP] Đường lối ĐCSVN do Cô Từ Ánh Nguyệt


bạn nào có số đt của cô nguyệt không, cho mình xin với



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024