Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/11/2011 20:11 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?


Để có thêm những cái nhìn khách quan, đa chiều xung quanh việc bình chọn có nhiều nghi vấn này, Báo KH&ĐS đã có cuộc trao đổi thắng thắn với ông Nguyễn Xuân Thắng - Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
Ai khơi ra chuyện bình chọn này?

Được biết, từ năm 2007, ông đã có ý kiến và một số bài viết cảnh báo với dư luận về việc bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thế giới thông qua New Open World Corporation (NOWC)?
"Với một cuộc chơi dễ dãi kiểu NOWC, nguy cơ một thói quen tranh giành, ganh đua dễ dãi để được tôn vinh sẽ hình thành trong tiềm thức của thế hệ trẻ"
Vào hè 2007, sau khi kết thúc cuộc bình chọn “07 kỳ quan kiến trúc văn hoá thế giới mới” do công ty tư  nhân New Open World Corporation chủ trì, một loạt các công trình văn hoá tiêu biểu mà hơn 23 thế kỷ qua luôn được loài người thừa nhận là “kỳ quan” của thế giới đã bị gạt ra khỏi danh sách “7 kỳ quan mới” của NOWC. Trong số đó không còn tên của các công trình vĩ đại như đền thờ Pathenon ở Hy Lạp, Kim tự tháp ở Ai Cập.

 

Đây là một việc làm vô tiền khoáng hậu, làm đảo lộn các quan niệm truyền thống, gạt bỏ các giá trị tinh thần của quá khứ, của lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng đáng lo ngại hơn, như nhà báo Al-Sayed của Ai Cập nhận xét, “cuộc chơi” do NOWC chủ trì không những “đã tấn công vào các nền văn minh” mà còn thúc đẩy một cuộc chạy đua khích lệ ý thức dân tộc hẹp hòi trong một bộ phận công chúng ở các quốc gia.

Tại sao lần này ông không có ý kiến?

Tôi đã gửi nhiều kiến nghị và viết báo cảnh tỉnh từ 2007 – 2008. Còn bây giờ, không phải ngại, mà vì đã muộn.

Mọi người đang bảo nhau rằng thôi thì số tiền mình bỏ ra cũng chẳng phải to tát lắm so với một số nước... mà  vẫn được tôn vinh danh dự  là “kỳ quan thế  giới”. Còn BQL Hạ Long thì  nói họ chả phải bỏ ra đồng nào.

Uy tín và danh dự của Quốc gia không thể giành lấy bằng con đường tiền bạc, nhất là bằng “giá rẻ” hoặc “miễn phí”. Nếu chỉ giải thích bằng cách làm phép nhân cho số lượt phiếu bầu thì đó là nguỵ biện, chống chế, không trung thực. Số tiền không chỉ nằm trong giá trị các tin nhắn. Ngoài tiền của, công sức và thời gian của nhân dân, thử hỏi còn bao nhiêu tiền công của Nhà nước đã bị đem ra đầu tư cho truyền thông, để mua máy tính, để làm băng rôn khẩu hiệu, để mít tinh, cổ động nhân dân, kể cả tổ chức cho khách nước ngoài và các đoàn ngoại giao tham gia cuộc chơi này…? Con số đó hoàn toàn không nhỏ và chỉ có người trong cuộc mới biết.

Thiết nghĩ, đã  đến lúc các cơ quan chuyên trách cũng nên tổng kết và công bố công khai cho nhân dân biết. Tuy nhiên điều đáng nói nhất lại không phải là vấn đề tiền của và thời gian của nhân dân, mà với một cuộc chơi dễ dãi kiểu NOWC, nguy cơ một thói quen tranh giành, ganh đua dễ dãi để được tôn vinh sẽ hình thành trong tiềm thức của thế hệ trẻ. Lối chơi đó quá trục lợi, đi ngược lại các nguyên tắc quan hệ quốc tế, các tiêu chuẩn văn minh, văn hoá, hoà bình và hữu nghị mà các quốc gia hôm nay đang nỗ lực vun đắp.

UNESCO cũng không biết tí gì

Theo ông có khi nào chính người dân cũng không tự rạch ròi...

Có ngày hàng chục cuộc điện thoại gọi đến để cơ quan chúng tôi để hỏi về thể lệ, về tiêu chí cuộc bình chọn vì họ nghĩ đây là hoạt động liên quan đến UNESCO. Có lẽ, đến trên 90% người dân ở Việt Nam ngỡ rằng đây là hoạt động của UNESCO. Có rất nhiều em học sinh hỏi chúng tôi tại sao các em không được phép bầu cho các địa danh tuyệt vời khác của thế giới. Chúng tôi không biết trả lời các em thế nào.

Ông có thể phân tích khái niệm kì quan và di sản?

Theo tôi, khái niệm “di sản văn hoá và thiên nhiên” có ý  nghĩa rộng hơn khái niệm “kỳ quan”. Ngoài việc có thể hạn chế thái độ ngạo mạn tự tôn của một thiểu số các công trình kiến trúc và thiên nhiên hiện diện ở một số quốc gia, ý nghĩa chính của khái niệm di sản (theo tinh thần Công ước Bảo vệ Di sản văn hoá và thiên nhiên Thế giới mà Việt Nam là một thành viên chính thức) thể hiện được mục tiêu kế thừa và trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hoá và thiên nhiên cho tương lai, không phải vì lợi ích hay vì niềm kiêu hãnh của một quốc gia nào đó mà chung cho toàn nhân loại. Đó chính là bản chất tiến bộ của Công ước và là xu thế chung của thời đại. 

Ông nghĩ sao về việc đến giờ phút này NOWC vẫn chưa công bố kết quả chính thức mà còn phải chờ đợi đơn vị kiểm toán?

Đó là một “phần thưởng” không bao hàm các giá trị công pháp quốc tế, không mang tính ràng buộc, trách nhiệm và nghĩa vụ. Vậy thì công bố hay không công bố cũng đều giống nhau. Mà nếu công bố thì sau đó sẽ ra sao? Hạ Long của chúng ta sẽ được gì với cái vương miện “top 7” thế giới do chính chúng ta đã tự phong cho mình? Có lẽ người được lợi nhất chỉ là Công ty NOWC và các công ty tổ chức sự kiện ăn theo.

Ông có cho rằng chiến thắng trong cuộc bầu chọn này sẽ giúp Vịnh Hạ Long phát triển du lịch?

Ba năm trước tôi đã nêu câu hỏi: Ai dám bảo đảm với Nhà nước, với nhân dân rằng thành quả đạt được từ  cuộc chạy đua tốn nhiều công của và thời gian này sẽ đem lại vinh quang cho đất nước và làm cho du lịch Việt Nam chuyển vận? Chỉ có danh tiếng không làm nên kỳ tích, nhất là đối với ngành du lịch. Nếu môi trường Hạ Long không được đầu tư đúng mức và ngày càng ô nhiễm như đà hiện nay, cảnh quan bị lạm dụng khai thác bừa bãi, ngành du lịch không cải tiến nội dung và chất lượng dịch vụ thì dù chúng ta có giành được bao nhiêu danh hiệu cao quý thì tình hình cũng khó thay đổi, thậm chí là càng phản tác dụng. 

Hãy tỉnh táo

Theo ông UNESCO và cộng đồng quốc tế  đánh giá thế nào về  cuộc bình chọn do NOWC tổ chức?

Xã hội hôm nay là  một xã hội tương đối dân chủ và tự do. Không ai cấm việc NOWC đưa ra bảy miếng bánh để các quốc gia tự ganh đua nhau, cũng không ai ngăn cản các quốc gia tham gia cuộc chạy đua này, mặc dù về thực chất đó là một việc làm mạo phạm đến sĩ diện của nhiều quốc gia. Đã có một số quốc gia lên tiếng phản ứng trò chơi của NOWC. Tuy nhiên, đa số chính phủ các nước không ngăn cản và cũng không khuyến khích công dân họ tham gia cuộc bình chọn này – vì họ chỉ coi đó là một cuộc chơi vô bổ của cư dân mạng. Với một thái độ như vậy, UNESCO không công khai phê phán gay gắt, nhưng UNESCO cũng không hợp tác với NOWC trong suốt hai cuộc bình chọn vừa qua.

Ông có thể  đúc kết điều gì sau một hoạt động ồn ào thế này?

Sau một công việc kéo dài đến mấy năm liền, có lẽ cũng nên rút ra một vài điều. Nghiêm túc nhận xét thì chúng tôi thấy: Trong khi nhiều tổ chức quốc tế tiến bộ và các quốc gia đang ra sức tạo dựng một cơ chế bình đẳng quốc tế, thúc đẩy bầu không khi thân thiện và cởi mở về văn hoá, trong khi Liên Hợp quốc và UNESCO đang triển khai các chiến dịch vun đắp cho một tư duy văn hoá quốc tế mới, chủ nghĩa nhân văn mới với nhãn quan “văn hoá vì hoà bình” dựa trên tiêu chí “bình đẳng và đa dạng hoá các giá trị văn hoá” nhằm xoá bỏ dần sự cách biệt, thứ bậc giữa các nền văn hoá, thì với một chiêu làm ăn đội lốt văn hoá dựa trên nền tảng kích thích bản tính ganh đua của con người, NOWC đã lập được một thành tích là lôi kéo hàng chục triệu người rơi vào tình trạng mất cảnh giác để tham gia vào một trò chơi đầy mạo hiểm. Trò chơi “văn hoá” đó đi ngược lại xu thế hoà bình, hội nhập và phát triển bền vững mà các quốc gia đang theo đuổi. 

Xin cảm  ơn ông!

 

“Lợi ích quốc gia là cao cả, tối thượng và cũng vì lợi ích Quốc gia mà chúng ta cần phải hết sức thận trọng chọn bạn mà chơi và chọn sân chơi để thể hiện tầm vóc Quốc gia. Đó là nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong quan hệ quốc tế. Nếu 1 cái gì đó được xác lập mang ý nghĩa Quốc tế thì nó cần được 1 công ước, hiệp định Quốc tế thừa nhận.

Chúng ta muốn đưa địa danh của Việt Nam trở thành di sản văn hoá và thiên nhiên theo tinh thần Công ước Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới, thì để bảo đảm giá trị pháp lý, trước tiên chúng ta phải được làm thành viên chính thức của Công ước, sau đó mới đề xuất xếp hạng căn cứ vào các tiêu chuẩn của Công ước. Đó là thông lệ quốc tế”.

 

Ông Nguyễn Xuân Thắng


Theo Nga - Linh - Anh

KH&ĐS Online




 
Các thành viên đã Thank tanphuong85 vì Bài viết có ích:
21/11/2011 21:11 # 2
prokill92
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 38/110 (35%)
Kĩ năng: 3/90 (3%)
Ngày gia nhập: 01/08/2010
Bài gởi: 588
Được cảm ơn: 363
Phản hồi: Lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?


nghe nói chi phí lên đến 10 triệu USD .......10 cái là 100 triệu USD, ui trời....tổ chức lua tiền của thế giới:))



YH: vietdinh_264992
Gmail: prokill92@gmail.com


 
21/11/2011 22:11 # 3
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
Phản hồi: Lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long?


Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới (tiếng Anh: New7Wonders of Nature) là một cuộc bình chọn do Tổ chức NewOpenWorld (NOWC)[1][2], đặt trụ sở tại Thụy Sĩ và do nhà làm phim kiêm nhân viên bảo tàng người Canada-Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành, đứng ra tổ chức trên toàn cầu tiến hành ngay sau khi kết thúc cuộc bình chọn Bảy kỳ quan thế giới mới.

Cuộc bình chọn này không phải do Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) tổ chức và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận. Tuy nhiên, nhờ có sự quảng bá tốt vượt trội nên chương trình bình chọn của New7wonder đã có tiếng vang trên toàn thế giới, quy mô bình chọn vượt hơn hẳn các chương trình khác. Dù không được công nhận về mặt khoa học, các chương trình vận động bình chọn của nhiều nước vẫn muốn tận dụng điều này để quảng bá cho địa điểm du lịch của đất nước họ.

Chiến dịch này cho đến nay đã thu hút hơn 100 triệu phiếu bầu từ khắp nơi trên thế giới. Quá trình bình chọn đã kết thúc vào lúc 11 giờ 11 phút (GMT) 11 Tháng 11 2011.

Kết quả tạm thời 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới đã được công bố sau lần kiểm phiếu đầu tiên. Tuy nhiên, kết quả có thể thay đổi khi kiểm tra lại và được công bố chính thức đầu năm 2012.

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Kết quả tạm thời

Kỳ quan Quốc gia Hình ảnh
Rừng mưa AmazonSông Amazon  Bolivia,  Brasil,  Colombia,
 Ecuador,  Pháp (Guyane thuộc Pháp),  Guyana,
 Peru,  Suriname,  Venezuela
7 - Itahuania - Août 2008.JPG
Vịnh Hạ Long  Việt Nam Ha Long Bay.jpg
Thác Iguazu (Vườn quốc gia Iguazú)  Argentina,  Brazil Garganta del Diablo or Devil Throat Iguazu Falls Argentina Luca Galuzzi 2005.JPG
Đảo Jeju  Hàn Quốc Jungmun Daepo Columnar Joints with waves crashing.jpg
Đảo Komodo (Vườn quốc gia Komodo)  Indonesia KomodoDragonRinca1.jpg
Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa  Philippines Caves entranceexit.jpg
Núi Bàn (Vườn quốc gia Núi Bàn)  Nam Phi View from Signal Hill.jpg

[sửa] Tiêu chí và thể thức bình chọn

Theo quy định, cuộc bình chọn chỉ dành cho các danh thắng tự nhiên, không phải do con người tạo ra và không bị con người can thiệp vào một cách đáng kể. Có thể bình chọn các danh thắng theo các danh mục sau:

  • Khu dự trữ động thực vật.
  • Hẻm núi.
  • Hang động.
  • Bờ biển, vách đá.
  • Rừng, gỗ.
  • Khu vực địa lý.
  • Sông băng.
  • Núi, núi lửa, núi đá.
  • Công viên bảo vệ thiên nhiên.
  • Ốc đảo, sa mạc.
  • Khu vực tự nhiên thời tiền sử.
  • Thế giới dưới nước, đá ngầm.
  • Nước, biển, hồ, sông.
  • Thác nước.
  • Các lĩnh vực khác

Mỗi địa danh tham gia phải có một ủy ban hỗ trợ chính thức, có đủ tư cách pháp lý, phải ký hợp đồng và được công ty NOW chấp thuận. Để đảm bảo cơ sở khoa học nhất định của cuộc bình chọn, danh sách này còn dựa trên các tiêu chí: vẻ đẹp, giá trị lịch sử, văn hóa... Bắt đầu từ ngày 1/1/2006, một hội đồng giám khảo quốc tế đã được New7wonders thành lập do tiến sĩ Federico Mayor, cựu Tổng Giám đốc UNESCO (Cơ quan Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc) làm chủ tịch.[3] Hội đồng giám khảo quốc tế này sẽ tham gia việc đánh giá các kỳ quan, loại bỏ các kỳ quan không xứng đáng được đề cử để chọn ra 28 kỳ quan vào vòng 2.

Một số nguồn tin cho rằng nếu muốn sử dụng hình ảnh, website của New7wonder để tiến hành tuyên truyền quảng bá thì ủy ban hỗ trợ kỳ quan đó sẽ phải nộp số tiền 5.000 USD/tháng[4]. Tuy nhiên theo ông Ngô Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Vịnh Hạ Long, thì "đó chỉ là tin vịt" hoặc hiểu lầm.[5] Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đại diện ký thỏa thuận (ngày 22-2-2008) với NOW và được quyền sử dụng logo, trang web của tổ chức này để tiến hành bình chọn mà không phải nộp bất cứ khoản phí nào.[4]. Khoản 5.000 USD/tháng thực chất là số tiền New7wonder muốn xử phạt một số website tại Việt Nam đã sử dụng trái phép logo, hình ảnh và website của NOW để dẫn vào website của mình và tiến hành các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Vấn đề này sau đó đã được xử lý, các website vi phạm đã tự gỡ bỏ logo và đường dẫn trái phép, và "Vịnh Hạ Long chưa mất 1 đồng nào cho New Open World".[4][6].

Dự án hiện đã sắp kết thúc và chuẩn bị công bố kết quả. Giai đoạn hai bắt đầu ngay sau khi ban tổ chức công bố danh sách 28 danh thắng nhận được nhiều phiếu nhất vào ngày 8 tháng 8 năm 2008.

28 ứng viên cao điểm nhất đã được chọn vào để tiếp tục bầu chọn vòng 2 chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên, và công bố kết quả sơ bộ vào 11-11 năm 2011[7]. 9h trưa ngày 20 tháng 2 năm 2008 công ty NewOpenWorld đã công bố kết quả bước đầu [8]. Sau khi tổ chức kiểm phiếu độc lập sẽ công bố kết quả chính thức vào đầu năm 2012.

[sửa] Vòng chung kết (nhóm 28)

Địa danh Quốc gia
Rừng mưa Amazon  Bolivia,  Brazil,  Colombia,  Ecuador,  Guyane thuộc Pháp,  Guyana,  Peru,  Suriname,  Venezuela
Thác nước Ángel  Venezuela
Vịnh Fundy  Canada
Rừng Đen  Đức
Các bãi cát ngầm Bu Tinah Flag of the United Arab Emirates.svg Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Vách đá Moher  Ireland
Biển Chết  Jordan,  Israel
Rừng quốc gia El Yunque  Puerto Rico (thuộc  Hoa Kỳ)
Quần đảo Galapagos  Ecuador
Grand Canyon  Hoa Kỳ
Rạn san hô Great Barrier  Australia
Vịnh Hạ Long  Việt Nam
Thác Iguazu  Argentina,  Brazil
Quần thể hang động Jeita  Lebanon
Đảo Jeju  Hàn Quốc
Núi Kilimanjaro  Tanzania
Vườn quốc gia Komodo  Indonesia
Đảo quốc Maldives  Maldives
Masurian Lake District  Ba Lan
Matterhorn/Cervino  Ý,  Thụy Sĩ
Milford Sound  New Zealand
Khu bảo tồn Gobustan  Azerbaijan
Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa  Philippines
Sundarbans  Bangladesh,  Ấn Độ
Núi Table  Nam Phi
Uluru  Australia
Núi Vesuvius  Ý
Ngọc Sơn (Yushan)  Đài Loan (Trung Hoa dân quốc)

[sửa] Các chiến dịch bình chọn ở các nước

Dù chỉ là một cuộc bình chọn do tư nhân tổ chức, song nhờ có sự quảng bá tốt vượt trội nên chương trình bình chọn của New7wonder đã có tiếng vang trên toàn thế giới, quy mô bình chọn trên toàn cầu. Dù không được công nhận về mặt khoa học, các chương trình vận động bình chọn của nhiều nước vẫn muốn tận dụng điều này để quảng bá cho địa điểm du lịch của đất nước họ để thu lợi về mặt thương mại. Do vậy, sau khi New7wonder phát động cuộc bình chọn, nhiều quốc gia đã có các chiến dịch quy mô nhằm vận động người dân tham gia bỏ phiếu, nhất là những nước có kỳ quan lọt vào vòng 2 gồm 28 kỳ quan.

Tại Đài Loan, ngọn núi Ngọc Sơn đã được tờ Wall street Juarnal viết bài cỗ vũ bầu chọn để trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới[9]. Kênh truyền hình Al-Jazeera tiếng Anh cho biết, số du khách tới Ngọc Sơn đã tăng gấp đôi kể từ khi có cuộc bình chọn do New7Wonders phát động. Trần Long Thăng, giám đốc công viên quốc gia Ngọc Sơn, cho biết bên cạnh việc vận động người dân Trung Quốc bỏ phiếu, công viên sẽ phối hợp với các vườn quốc gia có quan hệ hữu hảo tại ÝNhật Bản để quảng bá người dân thế giới bầu chọn cho mình.[10]

Tại Úc, Bộ Du lịch, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm tiếp thị quốc gia về du lịch, đã đưa ra một ứng dụng Facebook để hỗ trợ cho việc bình chọn 2 kỳ quan của họ là núi UluruRạn san hô Great Barrier. Ứng dụng này kêu gọi người hâm mộ của trang Facebook SeeAustralia tải lên các hình ảnh và câu chuyện về Uluru và Great Barrier Reef, và chia sẻ những chuyện này với bạn bè để khuyến khích họ bỏ phiếu bình chọn.

Andrew McEvoy, giám đốc cơ quan Du lịch Úc nói: “Với sự trợ giúp to lớn từ Facebook cùng những người bạn, tôi tin rằng cả núi Uluru và Rạng san hô Vĩ đại sẽ trở thành 2 trong số 7 kỳ quan thiên nhiên mới.”[11]

Các gian hàng pop-up cũng được xây dựng trên các bãi cát nhỏ của Upolu Cay, 30 km ngoài khơi bờ biển Cairns. Nó được thiết lập bởi Bộ Du lịch Úc để thúc đẩy bình chọn cho núi Uluru và Rạng san hô Vĩ đại trong chiến dịch "7 kỳ quan thiên nhiên mới".[12]

Tại Canada, Cơ quan Du lịch dẫn đầu chiến dịch để Vịnh Fundy được công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới. Giám đốc điều hành Terri McCulloch kêu gọi người dân bỏ phiếu cho Vịnh Fundy để nó lọt vào vòng chung kết, như là một cách lý tưởng để kỷ niệm ngày Đại dương Thế giới. Cơ quan này cũng đã chi 750.000 USD cho các cuộc vận động bầu chọn.[13] Tại thủ phủ bang Halifax, Bộ trưởng Bộ Du lịch Canada, Percy Paris đã tiếp nhà sáng lập và chủ tịch của New7Wonders Foundation, Bernard Weber, và công bố một loạt các sáng kiến về "Ngày Canada hướng về vịnh Fundy", một trong 28 ứng cử viên cho 7 kỳ quan thiên nhiên mới.[14]

Honourable Keith Ashfield, Bộ trưởng Bộ Thu nhập Quốc gia nói: "Chính phủ Canada rất tự hào khi Vịnh Fundy là một trong 28 ứng viên lọt vào vòng chung kết trong chiến dịch 7 kỳ quan thiên nhiên mới", và rằng 2 nước Canada và Úc sẽ phối hợp với nhau để mỗi nước sẽ có kỳ quan giành chiến thắng [15]

Đức có đại diện là vùng Rừng Đen, nằm ở bang Baden-Württemberg. Trong một động thái hâm nóng tình đoàn kết, những đứa trẻ của dàn hợp xướng trường quốc tế châu Âu ở Munich, nằm trong tiểu bang lân cận của Bayern, đã ghi âm bài hát "Kỳ quan thiên nhiên của chúng tôi". Được sáng tác bởi Stefan Zaradic và Rickie Kinnen, bài hát kết hợp các thông điệp toàn cầu của chiến dịch New7Wonders trong lời bài hát của mình[16].

Tại Hàn Quốc, Korea Telecom (KT), công ty viễn thông hàng đầu quốc gia, đã trở thành nhà tài trợ bạch kim của đảo Jeju trong chiến dịch New7Wonders Nature. Tiến sĩ Hansuk Kim, Phó Chủ tịch điều hành cao cấp của Korea Telecom cho biết: "KT nhận thấy việc tài trợ này không chỉ mang lại lợi ích cho đảo Jeju, mà còn giúp tạo dựng hình ảnh của Hàn Quốc trên khắp thế giới."[17] Tập đoàn Hyundai MotorTập đoàn Kia Motors cũng trở thành các nhà tài trợ bạch kim chính thức của đảo Jeju trong chiến dịch New7Wonders. Công bố khoản tài trợ, Chủ tịch Hyundai Motor, ông Chung Jin Haeng, cho biết: "Việc Hyundai và Kia tài trợ của đảo Jeju trong chiến dịch New7Wonders of Nature là một phần chiến lược của chúng tôi để hỗ trợ quảng bá hình ảnh tích cực của Hàn Quốc ra thế giới".

Theo các phương tiện truyền thông, nhóm K-pop nổi tiếng JYJ đã nộp một đơn khiếu nại chống lại kênh KBS Hàn Quốc khi cắt bỏ sự xuất hiện của nhóm trong buổi hòa nhạc để thúc đẩy bình chọn cho đảo Jeju. Trong tháng, JYJ đã trở thành đại sứ danh dự cho Jeju trong việc vận động bình chọn.[18]

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak thì đã đích thân bình chọn cho đảo Jeju trước truyền thông ngay tại hòn đảo. Sau khi bỏ phiếu, Tổng thống Lee Myung-Bak cũng kêu gọi tất cả các Bộ trưởng và thống đốc tham dự hội nghị bỏ phiếu cho Jeju, và ông khuyến khích tất cả mọi người Hàn Quốc bỏ phiếu cho chiến dịch của New7Wonders.[19]

Một nghiên cứu gần đây của viện JDI tại Hàn Quốc đã xác nhận rằng: các kỳ quan lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới có thể tạo ra 1,8 tỷ USD giá trị kinh tế mỗi năm cho mỗi nước giành chiến thắng.[20]

3 nước Israel-Jordan-Palestine đã hợp tác cho một chiến dịch vận động bình chọn quy mô cho kỳ quan của họ là Biển Chết. Những nỗ lực PR quy mô lớn đã bắt đầu với một chiến dịch tiếp thị toàn diện của NIS trị giá 8,75 triệu USD ra mắt tháng 5-2010. Trong đó, 3,5 triệu đến từ Bộ Du lịch và 2 triệu USD từ Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ. 7,25 triệu dự kiến sẽ dùng để vận động các đối tượng ở nước ngoài và 1,5 triệu được sử dụng để quảng bá ở Israel.

Bộ trưởng Bộ Du lịch Israel, Stas Meseznikov tuyên bố. "Chúng ta không được thờ ơ, thay vì thế chúng ta phải tiếp tục bỏ phiếu cho Biển Chết, cả ở Israel và trên thế giới. Một chiến thắng cho Biển Chết có nghĩa là sẽ có hàng trăm hàng ngàn khách du lịch đến khu vực mỗi năm, hàng ngàn cơ hội việc làm và cải thiện hình ảnh của Israel ở nước ngoài như một điểm đến du lịch hấp dẫn"[21]

Tại Jordan, Nhà sáng lập Bernard Weber đã nhận được lời mời của Tiến sĩ Haifa Abu Gazaleh, Bộ trưởng Bộ Du lịch và cổ vật Jordan. Trong các cuộc họp này, các chiến lược cho chiến dịch bầu chọn cho Biển Chết trong New7Wonders of Nature đã được thảo luận. Một thỏa thuận liên quan đến tin nhắn SMS bình chọn cho Biển Chết cũng đã được ký cùng một lúc.[22]

9 quốc gia chia sẻ kỳ quan rừng Amazon cũng liên minh với nhau để mong giành thắng lợi. Tổng thống Peru Ollanta Humala đã công khai bình chọn cho Amazon trước truyền hình, một trong 28 ứng viên chính thức trong vòng 2 của New7Wonders of Nature, được chia sẻ bởi Peru cùng với Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, SurinameVenezuela. Sergio Markarian, huấn luyện viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Peru, cũng bỏ phiếu cho Amazon trước truyền hình.

Tại Warsaw, Tổng thống Ba Lan, Lech Wałęsa, các bộ trưởng Bronislaw Komorowski và Aleksander Kwaśniewski, đã cùng với chủ tịch của New7Wonders, Bernard Weber đã cùng chụp hình biểu thị tình đoàn kết ủng hộ với ứng viên của Ba Lan trong New7Wonders, khu hồ Masurian.

Tại Indonesia, sau khi có những phát biểu công kích chương trình bình chọn, chính phủ Indonesia dừng hỗ trợ cho cuộc vận động bầu chọn vườn quốc gia Komodo. Thất vọng vì điều này, một nhóm các nhà hoạt động môi trường đã thành lập Uỷ ban Hỗ trợ cho đảo Komodo để tiếp tục thúc đẩy bình chọn. Tờ Jakarta Post cũng tham gia vận động với bài viết tựa đề "Khi chính phủ thất bại, người dân sẽ gánh vác". Tờ báo dẫn lời Agustinus Ch. Dulla, phụ trách vùng du lịch phía Đông cho biết, kể từ khi có tên trong danh sách binh chọn, số du khách tới vườn quốc gia Komodo đã tăng 300%, từ 15.000 năm 2009 lên hơn 50.000 năm 2011, và rằng dù có tranh cãi về tính khoa học, cuộc bình chọn đã góp phần quan trọng để quảng bá hình ảnh của hòn đảo ra thế giới.[23]

Kể từ đó, một nhóm các nhà vận động, trong đó có cựu Phó tổng thống Jusuf Kalla và ban nhạc rock Slank, đã tham gia giúp ủy ban trong công việc vận động người dân.[24]. Cựu Phó tổng thống Jusuf Kalla còn chỉ trích những quan chức tỏ ý nghi ngờ New7wonders. Ông xem họ là "thật ngây thơ khi chỉ nhìn vào văn phòng đại diện, một thứ vốn không quan trọng trong thời đại kỹ thuật số.", và rằng "chính phủ không quan tâm chỉ vì họ cảm thấy ghen tị với tầm ảnh hưởng của New7wonders"[25]. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cũng kêu gọi người dân nhắn tin SMS bình chọn cho vườn quốc gia Komodo qua số 9818[26]. Cuối cùng vườn quốc gia Komodo đã lọt được vào Top 7 kỳ quan được bình chọn nhiều nhất.

Chính phủ Lebanon cũng dừng hỗ trợ cho cuộc vận động bầu chọn. Quyết định này bị phản đối bởi nhiều người dân trong nước cũng như nhiều chính khách. Trước các phương tiện truyền thông Trung Đông, Tổng thống Lebanon Michel Sleiman đã tự tay truy cập bầu chọn cho hang động Jeita, và sau khi bỏ phiếu của mình, ông kêu gọi nhân dân Li-băng ở trong nước và nước ngoài bỏ phiếu cho cuộc bình chọn New7Wonders of Nature.[27]. Thủ tướng Najib Mikati thì nói: "Đây là cơ hội vàng để cho thế giới biết những điều đặc biệt của chúng ta. Tôi kêu gọi người dân Li-băng, như một nghĩa vụ với quốc gia, hãy bỏ phiếu cho hang động Jeita"[28]

Chính phủ Argentina thì đã tài trợ hẳn một chiếc kinh khí cầu có logo của New7Wonders bay ngang qua thác Iguazu và truyền hình trực tiếp như một phương thức để vận động người dân tham gia bầu chọn.[29] Siêu sao bóng đá người Argentina, Lionel Messi đã kêu gọi người hâm mộ anh trên toàn thế giới bỏ phiếu cho thác Iguazu của nước mình. Trong video này, được quay trên điện thoại di động, anh nói: "Chúng tôi cần lá phiếu của bạn để thác Iguazu giành chiến thắng trong giải đấu World Cup của các kỳ quan thiên nhiên. Hãy bầu cho thác Iguazu!"[30]

Tại Việt Nam, một chiến dịch rầm rộ nhằm bình chọn qua internet bảy kỳ quan thiên nhiên dựa theo sáng kiến của tổ chức trên đã được nhiều cơ quan chức năng nhà nước, cấp chính quyền phát động vào tháng 8/2007. Kéo theo đó là nhiều cơ quan báo chí cùng vào cuộc để cổ vũ mọi người dân bình chọn [31]. Từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía công ty NOW đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW [4].

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này [32].

Ngày 28/9/2008, tỉnh Lào Cai đã phát động cuộc bầu chọn Phanxipăng (Fansipan) là kỳ quan thiên nhiên thế giới [33]. UBND tỉnh Lào Cai đã thành lập ngay Ban vận động chính thức để bình chọn. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng đã thành lập Ban vận động chính thức, đóng tiền hàng tháng và ứng cử để được bình chọn. Tuy nhiên sau khi giai đoạn 1 cuộc bình chọn sắp kết thúc, 2 ứng viên này đã rút tên để dồn phiếu cho kỳ quan có nhiều triển vọng hơn là Vịnh Hạ Long.

[sửa] Phản ứng trước kết quả

5 ngày trước khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, 5 trong số 10 địa danh có số phiếu dẫn đầu bao gồm Biển Chết của Israel, Hẻm Núi lớn của Mỹ, dải san hô đá ngầm Great Barrier của Australia, Jeita Grotto (Nam Phi), rừng ngập mặn Sundarbans (Bangladesh-Ấn Độ) và núi Vesuvius của Italia. Tuy nhiên tới khi công bố kết quả kiểm phiếu, tất cả đều đã bị loại.

Ngay sau khi hay tin chiến thắng, các quan chức Hàn Quốc đã tổ chức một buổi lễ thông báo chiến thắng.[34], khoảng 3.000 người Hàn Quốc ở đảo Jeju đã đổ ra đường ăn mừng. Tổng thống Lee Myung Bak đã lên tiếng chúc mừng Jeju, ông nói: "Đại diện cho nhân dân Hàn Quốc, tôi chúc mừng đảo Jeju đã trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới". Ông nói rằng việc Jeju được lựa chọn là đáng ghi nhận và thành tích này có được nhờ sự bỏ phiếu ủng hộ của dư luận khắp thế giới. Ông nhấn mạnh rằng hòn đảo này là nơi duy nhất trên thế giới được UNESCO trao 2 danh hiệu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên - khu dự trữ sinh quyển, di sản thiên nhiên thế giới; nay lại chiến thắng trong cuộc bình chọn toàn cầu.[34] (tương tự Jeju, Vịnh Hạ Long của Việt Nam cũng đạt được điều này).

Cựu Thủ tướng Chung Un Chan, chủ tịch ủy ban trên, nói rằng việc Jeju được lựa chọn cho thấy thế giới đã ghi nhận việc hòn đảo có tiềm năng trở thành một trong những điểm thu hút du khách mạnh nhất thế giới: "Tượng Chúa Kitô tại Brazil, nơi đã giành được danh hiệu kỳ quan thế giới mới, đã chứng kiến ​​doanh thu du lịch tăng từ 60 đến 70%. Thu nhập từ du lịch tại Jeju cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, với các khu vực khác gần đó cũng được hưởng lợi."[34]

Theo một báo cáo của Viện Phát triển Jeju, việc giành được danh hiệu sẽ tạo ra khoảng 1,28 nghìn tỷ won (1,14 tỷ đôla) giá trị của doanh thu từ du lịch mỗi năm nhờ hiệu ứng lan tỏa của nó, và sẽ làm tăng lượng khách du lịch đến hòn đảo 74% mỗi năm.[34]

Tại Philippines cũng diễn ra không khí vui mừng. Thị trưởng Puerto Princesa, Edward Hagedor nói với báo chí lời cám ơn với chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III vì đã nỗ lực đẩy mạnh sự vận động bầu chọn cho sông ngầm Puerto Princesa: “Chúng tôi rất vui và tự hào khi biết kết quả cuối cùng. Chúng tôi muốn cám ơn Tổng thống vì chiến dịch rầm rộ của ông”.[35]. Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên Ramon Paje bày tỏ lòng biết ơn đối với người Philippines trên toàn thế giới cho sự thành công của sông ngầm Puerto Princesa. Ông nói: "Điều này chắc chắn là một chiến thắng cho mỗi người dân Philippines". Bộ trưởng Nội vụ Jesse Robredo nói rằng chiến thắng là một vinh dự lớn cho Philippines: "Đó là một vinh dự tuyệt vời." Chủ tịch PTAA Aileen Clemente nói rằng chiến thắng này "không chỉ mang lại niềm tự hào cho người Phi Luật Tân, mà cũng là một biểu tượng cho sự thống nhất của tất cả người Philippines trên khắp thế giới[36]

Tại Nam Phi, một cuộc thăm dò của công ty tư vấn du lịch Grant Thornton tiến hành cho thấy danh hiệu mới của Núi Bàn có thể khiến doanh thu du lịch thường niên của nước này tăng thêm 1,4 tỉ rand (176 triệu USD). Grant Thornton dự báo hoạt động du lịch tới núi Table sẽ tăng thêm khoảng 20% và qua đó sẽ tạo thêm rất nhiều cơ hội việc làm cho dân địa phương.[37]. Bà Mariette du Toit Helmbold, giám đốc Cơ quan du lịch Cape Town đã bày tỏ sự vui sướng với trang tin eTurboNews: “Chúng tôi đang rất, rất phấn khích về chiến thắng này. Vừa được trao giải Thiết kế thủ đô đẹp nhất 2014 cách nay vài tuần, nay lại tới việc núi Bàn được bầu chọn làm kỳ quan thiên nhiên mới. Chúng tôi, những người dân Cape Town nói riêng và Nam Phi nói chung, thực sự rất đỗi tự hào”.[37]

Khi biết tin rừng Amazon trở thành 1 trong 7 kỳ quan, Yvan Enrique Vasquez Valera, lãnh đạo vùng Loreto, đã xuống đường ăn mừng cùng dân địa phương. Vasquez nói với đài RPP rằng danh hiệu mới đồng nghĩa với việc “sẽ có thêm hàng ngàn USD chảy vào túi những người dân khiêm nhường nơi đây, bởi lợi ích từ các du khách sẽ rải khắp nơi: cho các tài xế taxi, tài xế xe ôm, hướng dẫn viên, những lái xuồng nhỏ trên dòng Amazon, cho tất cả mọi người”.[38] − −

Những nước có đại diện lọt vào tới chung kết nhưng bị loại đã thể hiện thái độ nuối tiếc, buồn bã và cả bực tức.[35]... Bất chấp nỗ lực vận động riêng của Israel, Palestine và Jordani, Biển Chết vẫn không được chọn làm kỳ quan thiên nhiên mới. Với Pini Shani, lãnh đạo cơ quan phụ trách quảng bá du lịch ra nước ngoài thuộc Bộ Du lịch Israel đây là tin thất vọng khi cơ quan này đã bỏ ra 2,1 triệu USD cho chiến dịch vận động bầu chọn. Bộ trưởng Du lịch Israel Stas Misezhnikov thì vẫn tỏ ra dũng cảm khi gọi chiến dịch vận động là “một chiến thắng thực sự”. Ông nói: “Nhờ nỗ lực vận động hết sức ấn tượng của Bộ Du lịch trong vòng 2 năm qua, hàng trăm triệu người trên thế giới giờ đã hiểu rõ hơn về Biển Chết và Israel”-“Đây là một chiến thắng trong việc quảng bá hình ảnh của Israel ra nước ngoài và chúng ta sẽ gặt hái thành quả từ sự đầu tư này trong vài năm tới đây”.[39]

Ở Ireland, tờ Irish Times viết bài “Hoàn toàn thất vọng, khi các vách đá ở Moher thua cuộc”, khi chỉ đứng thứ 14 chung cuộc[40] Tờ báo nói rằng nếu giành chiến thắng, lượng du khách tới thăm các vách đá này có thể tăng thêm 35% và số tiền thu về từ du lịch có thể lên tới hàng tỉ USD. Phát ngôn viên phụ trách du lịch của đảng Cộng hòa đối lập ở Ireland đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ vì đã “không nhân cơ hội để sử dụng các văn phòng của Ireland trên toàn thế giới cổ động cho chiến dịch bầu chọn”. Dù vậy giám đốc Katherine Webster đã cảm ơn tất cả những người đã hỗ trợ chiến dịch trong vòng 4 năm. Thị trưởng của Clare, thành viên Nghị viện Pat Hayes bày tỏ sự thất vọng, nhưng nói: "Nhiều người hơn bao giờ hết đã biết đến Vách đá Moher"[40]

Tại Lenanon, tờ Daily Star nói rằng nhiều con tim đã “chùng xuống” khi nghe tin hệ thống hang động Jeita không được bầu chọn làm kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Nabil Haddad, giám đốc quản lý hang Jeita bày tỏ nỗi buồn: "Thật không may khi niềm vui không hiện lên trên khuôn mặt chúng ta". Tuy nhiên Thủ tướng Lebanon Najib Mikati vẫn tuyên bố việc Jeita tiến tới vòng cuối cùng của cuộc đua đã khẳng định đây là điểm du lịch hàng đầu thế giới: “Điều này một lần nữa chứng minh rằng đất nước chúng ta đã được trao tặng rất nhiều kỳ quan cần được bảo tồn”. Mikati nói rằng đất nước nên chuẩn bị đón nhiều người khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thăm kỳ quan độc đáo này và biết ơn những người đã bỏ phiếu trong cuộc thi này.[41]

Tại Canada, tờ Herald News viết bài "Không có kỳ quan, nhưng không uổng phí", dẫn lời giám đốc du lịch vịnh Fundy là bà Terri McCulloch: "Có một chút thất vọng nhưng chúng tôi không hối tiếc. Chúng tôi đã có những hoạt động tuyệt vời và chúng tôi đã tạo ra một làn sóng quan tâm thích thú hướng về vịnh Fundy"[42]

Trên bình diện quốc tế, chuyên trang du lịch của CNN đã có bài viết về "Bảy kỳ quan thiên nhiên mới", gồm các slide trình chiếu hình ảnh của 7 kỳ quan, bắt đầu từ rừng mưa nhiệt đới Amazon. Tờ CCN viết: "Bảy kỳ quan thiên nhiên mới đã tạm thời được chọn ra sau một loạt các lá phiếu bầu cùng sự đánh giá của các chuyên gia. Cuộc bầu chọn được tổ chức bởi New7Wonders Foundation, có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, được thành lập năm 2001 bởi Bernard Weber".[43]

[sửa] Phê phán

UNESCO tuyên bố kết quả do NOWC công bố là mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng internet và tin nhắn điện thoại di động. Cùng với các chuyên gia nghệ thuật học, Tổ chức UNESCO cũng cho rằng cuộc bình chọn của NOWC không mang tính khoa học, và kết quả bình chọn không có bất kỳ đóng góp nào về mặt ý nghĩa và bền vững cho việc bảo tồn các công trình được chọn [44]

Tổ chức UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những biện pháp chế tài đầy đủ. UNESCO đánh giá chương trình của Weber mới chỉ dựa vào ý kiến của những người tham gia mà thiếu các góc độ còn lại. Việc bỏ phiếu bị đánh giá là phần lớn mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan. Các nhà quan sát cho rằng các nhà tổ chức thiếu các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần.

Tổ chức này yêu cầu các trang website khác muốn sử dụng logo và đường dẫn thì phải trả phí bản quyền 5000 USD một tháng [45]. Đặc biệt, với việc lập ra hệ thống nhắn tin SMS bình chọn, tổ chức này nghiễm nhiên đã thu về một khoản lợi nhuận lớn, đi ngược hoàn toàn với tôn chỉ ban đầu của tổ chức là phi lợi nhuận. Điều này đã bị Bộ Văn hóa và Du lịch Indonesia chỉ trích mạnh mẽ. Trong thông cáo báo chí chính thức về việc rút lui khỏi cuộc bầu chọn, Bộ này cho rằng đây là "một tổ chức thương mại với mục tiêu lợi nhuận cao mặc dù chính nó tuyên bố là phi lợi nhuận"[46]. Ngoài việc bán phiếu bầu, NOWC dựa vào các khoản quyên góp từ cá nhân, việc mua bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm và các khoản thu từ quảng cáo để hoạt động. Để hợp thức hóa lợi nhuận, chiến dịch này tồn tại dưới danh nghĩa của hai đơn vị khác nhau: một tổ chức phi lợi nhuận mang tên "New7Wonders Foundation" và một công ti kinh doanh mang tên "NewOpenWorld Organization".[47].

Mặc khác, địa chỉ của tổ chức này cũng không rõ ràng. Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Bộ Du lịch Indonesia cử một phái đoàn gồm 8 thành viên để tiến hành điều tra về sự tồn tại của tổ chức này. Phái đoàn từ Jakarta, được sự trợ giúp của Đại sứ quán Indonesia tại Bern, đã truy tìm địa chỉ của N7W Foundation được ghi trên các văn bản chính thức: Hoschgasse 8, PO Box 1212, 8034 Zurich, nhưng họ không tìm thấy địa chỉ này vì mã số bưu điện bị sai. Do đó, khi Indonesia gửi thư tới địa chỉ của New7Wonders tại Zurich, thư đã bị trả về. Đoàn điều tra của Indonesia đã phải xác minh lại số mã bưu điện thì địa chỉ này chỉ đưa họ đến một viện bảo tàng chỉ mở cửa vào 3 tháng mùa hè[48]. Ông Nirwandar, Giám đốc tiếp thị du lịch của Indonesia khẳng định: "Điều rất kì lạ là một tổ chức quốc tế có những giao dịch lên đến hàng triệu USD lại không có nổi một văn phòng thực"[49]

Do điều này, Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." [50]. Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo” [51]. Có người đã liên hệ hoạt động và cách kinh doanh của NOWC với Viện Tiểu sử Hoa Kỳ.

Chính phủ một số nước như Indonesia[52], Lebanon và Maldives đã quyết định dừng vận động cho cuộc bình chọn (tuy nhiên các nhóm vận động khác ngoài chính phủ vẫn duy trì hoạt động như trường hợp của Indonesia và Lebanon). Sau 3 năm theo đuổi, tới tháng 6-2011 Bộ trưởng Du lịch Maldives Thoyyib Mohamed phát biểu: "Vì những đòi hỏi về lượng tiền quá đáng của tổ chức New7Wonders, chúng tôi không còn cảm thấy rằng việc tiếp tục tham gia là mối quan tâm của Maldives nữa"[53]. Trên thực tế, New7Wonders đã yêu cầu Maldives trả một số tiền khá lớn để có thêm lợi thế, gồm các khoản mục sau:

  • Chi phí cho bằng chứng nhận nhà tài trợ Bạch kim: 350.000 USD
  • Chi phí cho 2 bằng chứng nhận nhà tài trợ Vàng: 210.000 USD mỗi bằng
  • Tài trợ cho sự kiện ‘World Tour’, theo đó, Maldives phải chu cấp cho một đoàn đại biểu tới thăm, phải cung cấp khinh khí cầu để tham quan, tiền vé máy bay, tiền ăn ở...
  • Chi phí để cho Đài truyền hình quốc gia tham gia vào chiến dịch New7Wonders: lúc đầu đề xuất là 1 triệu USD, sau đó giảm xuống 500.000 USD.
  • Chi phí để được đính logo của tổ chức lên mỗi chiếc máy bay của Maldives: 1 triệu USD.[54]

Bộ trưởng Du lịch Indonesia Jero Wacik tuyên bố: “Chúng tôi đã chi khoảng 10 tỉ rupi (1,1 triệu USD) cho các hoạt động của chiến dịch trong 3 năm trời”. Theo ông Wacik, tổ chức này đã có những động thái không chuyên nghiệp, không đáng tin cậy. Ông Wacik tiết lộ rằng tổ chức này sau đó đã đòi thêm 10 triệu USD cho phí đăng kí và 35 triệu USD cho việc đăng cai lễ trao giải[49]. Sau cuộc khảo sát tại Zurich, ông Djoko Susilo, Đại sứ Indonesia tại Thụy Sĩ đã gọi tổ chức này "rận rệp" (abal-abal) và khuyến cáo người dân không nên mắc bẫy vào trò chơi này[48]

NOWC cũng không phải là tổ chức tư nhân đầu tiên phát động cuộc bình chọn kỳ quan thế giới, mà vào internet sẽ thấy nhiều phong trào bình chọn kỳ quan thế giới mới do các tổ chức, công ty tư nhân tự bầu. [50].




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024