Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/11/2013 14:11 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Một số tài liệu đọc thêm để viết báo cáo thực tập ĐCCT.

Xem tại đây: http://baotangdat.blogspot.com/2011/11/phien-thach-anh-xerixit-he-tang-vuong.html

hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/54.pdf

Chúc các bạn học tốt




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
14/11/2013 14:11 # 2
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Dựa vào đặc điểm thành phần thạch học và hóa thạch, các đá hệ tầng A Vương được chia thành 3 phụ hệ tầng sau đây:

+ Phụ hệ tầng dưới (C2-O1av1) có thành phần thạch học chủ yếu là các đá phiến sericit, đá phiến sericit - thạch anh, đá phiến mica, đá phiến sericit - clorit, xen kẹp lớp mỏng đá phiến sét màu đen giàu vật chất than, thấu kính đá phiến lục, lớp mỏng cát kết dạng quarzit màu xám. Bề dày của phụ hệ tầng 555-750m. Các đá của phụ hệ tầng dưới (Î2-O1av1) lộ ra ở phía Tây khu vực nghiên cứu.

+ Phụ hệ tầng giữa (C2-O1av2) có thành phần thạch học chủ yếu gồm cát kết dạng quarzit phân lớp mỏng, màu đen, xám sáng, xen kẻ các tập mỏng đến vừa đá phiến thạch anh – sericit màu xám, phiến sericit, đá phiến sét - sericit màu đen phân lớp mỏng. Đá có cấu tạo phân lớp dạng sọc dải. Chiều dày phụ hệ tầng biến đổi từ 665 đến 1200m.

+ Phụ hệ tầng trên (C2-O1av3) lộ ra ở khu vực Bắc Bà Nà. Thành phần thạch học chủ yếu bao gồm đá phiến sét sericit màu xám đen, đá phiến sừng biotit màu xám, đá phiến felspat - sericit xen cát kết bị ép phiến hạt vừa, đá phiến sét đen, giàu vật chất hữu cơ, đá phiến silic xen lớp mỏng  đá sét vôi - silic màu xám đen. Phụ hệ tầng này phủ lên trên phụ hệ tầng A Vương giữa và bị đất đá của hệ tầng Long Đại (O3-S1) và trầm tích Devon màu đỏ phủ bất chỉnh hợp lên trên. Chiều dày phụ hệ tầng  trên là 580m.




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
14/11/2013 14:11 # 3
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Các đá của hệ tầng Long Đại lộ ra ở phía Tây Nam khối xâm nhập Hải Vân. Thành phần thạch học của hệ tầng Long Đại bao gồm các đá lục nguyên, phần trên xen carbonat [20]. Cấu tạo xen nhịp của trầm tích - biến chất yếu là đặc điểm nổi bật của đá thuộc hệ tầng này. Cá biệt, ở các đới tiếp xúc với đá xâm nhập của phức hệ Hải Vân, các đá của hệ tầng Long Đại bị biến chất khá mạnh. Bề dày tổng thể của hệ tầng Long Đại đến 2380m (A. M. Mareichev và Trần Đức Lương (trong A. E. Đovjikov và nnk, 1965)). Dựa vào các đặc điểm thạch học, hệ tầng Long Đại được chia làm ba phụ hệ tầng:

+ Phụ hệ tầng dưới (O3-S11): lộ ra ở phía Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Thành phần thạch học bao gồm: cát kết ít khoáng xen cát kết đa khoáng và bột kết bị ép phiến silic, cát bột kết sericit, đá phiến sericit - clorit xen lớp mỏng cát kết đa khoáng hạt nhỏ, cát bột kết. Bề dày phụ hệ tầng thay đổi từ 750 đến 760m.

+ Phụ hệ tầng giữa (O3-S12) có thành phần thạch học chủ yếu bao gồm: cát kết thạch anh dạng quarzit, đá phiến clorit màu lục nhạt, cát kết đa khoáng, xen ít lớp đá phiến sét màu đen. Bề dày phụ hệ tầng giữa là 900-980m.

+ Phụ hệ  tầng trên (O3-S13) gồm các đá lục nguyên, ở phần trên xen các thấu kính carbonat. Thành phần thạch học bao gồm: cát kết hạt nhỏ - vừa xen bột kết bị ép phiến, cát bột kết bị ép phiến, có sericit, clorit xen đá phiến sericit - clorit màu xám, phân dải thanh. Bề dày > 650m.




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
14/11/2013 14:11 # 4
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Đá của hệ tầng Ngũ Hành Sơn trước đây được xếp vào phần trên của hệ tầng A Vương, tuổi Paleozoi sớm. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Cát Nguyên Hùng, Nguyễn Sơn và nnk (1995) trong công trình đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Hội An - Đà Nẵng, dựa vào hóa thạch mới tìm được trong đá có tuổi Carbon-Permi (tuổi Paleozoi muộn) nên đá ở đây được xác lập thành một hệ tầng độc lập - Hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C-Pnhs).

Tại khu vực nghiên cứu, đá của hệ tầng Ngũ Hành Sơn phân bố hạn chế tại dãy núi Ngũ Hành Sơn, nằm phía Đông Nam thành phố Đà Nẵng. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn có thành phần thạch học bao gồm đá vôi hoa hóa màu xám trắng, xám hồng, đôi nơi có màu xám sẫm, phần dưới xen kẽ ít đá phiến thạch anh - sericit, quarzit phân phiến màu xám. Bề dày hệ tầng khoảng 500m. 




 
14/11/2013 14:11 # 5
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Đá của phức hệ Hải Vân lộ ra ở hai khối núi lớn Hải Vân (phía Tây - Bắc  và bán đảo Sơn Trà (phía Đông – Bắc khu vực nghiên cứu, kéo dài theo phương á vĩ tuyến. Khối Hải Vân nằm ở phía Bắc và cách thành phố Đà Nẵng 15km, diện tích khoảng 330km2, lộ ra ở Sơn Trà với diện tích 36km2.

Đá của phức hệ xâm nhập Hải Vân được chia làm 2 pha xâm nhập và pha đá mạch, trong đó:

            + Pha một: melanogranit biotit, granit biotit, granit hai mica dạng porphyr.

            + Pha hai: granit hai mica sáng màu, hạt nhỏ - vừa, granit alaskit.

            + Pha đá mạch: granit aplit hạt nhỏ, pegmatit muscovit - turmalin.

            Thành phần gồm: granit biotit và granit hai mica hạt nhỏ - vừa, đôi khi hạt lớn, granit sáng màu hạt nhỏ - vừa. Khối xâm nhập Hải Vân xuyên cắt và sừng hóa mạnh mẽ trầm tích các hệ tầng Long Đại, Tân Lâm.; granit biotit sẫm màu, hạt vừa - lớn; granit hạt nhỏ ven rìa thường có hàm lượng biotit tăng cao và có xuất hiện cordierit – fibrolit khá đặc trưng.

Việc định tuổi của phức hệ này dựa vào sự xuyên cắt của đá granit (phức hệ Hải Vân) vào các trầm tích - phun trào hệ tầng Sông Bung tuổi Trias giữa, đồng thời bị trầm tích chứa than hệ tầng Nông Sơn phủ lên trên. Vì vậy, được xếp vào tuổi sát trước Trias muộn (T3).




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
14/11/2013 14:11 # 6
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Địa hình Karst

            Chỉ có mặt tại Ngũ Hành Sơn, đặc trưng là địa hình có bề mặt gồ ghề, khe rãnh, hang hốc, động karst, thạch nhũ, phễu karst, trên mặt và hang động karst dưới ngầm. Vách các hang động và bề mặt ăn mòn của các sườn dốc có độ dốc lớn dao động từ 700 đến 900. Chúng phát triển trên núi đá vôi hoa hóa tái kết tinh yếu, nằm ở phía Đông Nam khu vực nghiên cứu

Hang động Karst có kích thước dao động với chiều cao từ 20m đến 30m, chiều rộng từ 5m đến 25m. Phần lớn các hang động đều có nóc đã bị phá hoại và trở nên thông thiên. Các khối đá có kích thước từ một vài đến hơn 10m3, mất liên kết và rơi đổ từ nóc, vách các hang động xuống chân hang động.

            Thạch nhũ chủ yếu là chuông đá, vú đá có kích thước vừa và nhỏ, bám trên các vách hang động, từ các khe nứt trong đá.




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
14/11/2013 14:11 # 7
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Tầng chứa nước khe nứt  hệ tầng A Vương (Î2-O1 av)
            Nước khe nứt là nước tồn tại trong các khe nứt phong hóa, khe nứt kiến tạo của đá cứng nứt nẻ. Tầng chứa nước thuộc phụ hệ tầng trên của hệ tầng A Vương. Thành phần thạch học chủ yếu là các tập mỏng đá phiến sericit, phần dưới là đá thạch anh felspat mica. Do đá nứt nẻ, vỡ vụn tạo thành các hệ thống khe nứt, các đới vỡ vụn, mật độ khe nứt lớn nên mức độ phong phú nước trong tầng đá phong hóa này rất cao. Nước vận động thông qua các khe nứt, đới vỡ vụn. Loại hình hóa học chủ yếu của nước là bicarbonat - clorua. Nước có độ khoáng hóa 0,2g/l đến 1,3g/l. Tỷ lưu lượng 1,2-3,3l/s.m. Tầng chứa nước được xếp vào loại giàu nước (lưu lượng có nơi đạt Q = 18,07 l/s # 1.561 m3/ng.đ.).




 
14/11/2013 14:11 # 8
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


Nước khe nứt Karst, hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C – Pnhs)         

            Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, tầng chứa nước khe nứt - karst thuộc hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C-Pnhs) phân bố ở Ngũ Hành Sơn. Thành phần chính của đá ở đây là đá vôi hoa hóa (CaCO3) nên dễ phát sinh khe nứt do phong hóa và karst hóa tạo các hệ thống khe nứt, karst trên mặt và dưới ngầm. Mực nước tĩnh dao động trong khoảng 1,2m đến 4,0m, thay đổi theo mùa. Độ giàu nước của đất đá ở đây thay đổi tùy thuộc vào mức độ phong phú của khe nứt, kích thước khe nứt, karst, từ nghèo đến rất giàu, nhìn chung là thuộc loại giàu nước.

            Thành phần hóa học của nước chủ yếu là clorua - bicarbonat và bicarbonat calci. Độ khoáng hóa thay đổi từ 0,3g/l đến 2,1g/l.

            Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước thấm từ các tầng trên xuống.




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
04/12/2013 19:12 # 9
nhokqngajhotboy
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 1/100 (1%)
Kĩ năng: 0/90 (0%)
Ngày gia nhập: 02/10/2011
Bài gởi: 451
Được cảm ơn: 360
Phản hồi: GLY291_Tham khảo viết báo cáo Thực tập ĐCCT


em cảm ơn thầy cho em thêm thông tin bổ ích như thế này ạ!



Thông tin liên hệ nhokqngajhotboy 
yahoo: luuanhtin24011993
mail: 
 luuanhtin2401@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024