Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/12/2009 16:12 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Top 10 lý do nên làm tình nguyện


Mỗi người trong chúng ta đều có những kỹ năng riêng mà hầu hết chúng ta chỉ sử dụng chúng trong nghề nghiệp của mình. Nhưng chúng ta cũng có thể đem những kỹ năng này để đóng góp cho xã hội, thể hiện ở việc tham gia công tác tình nguyện.

Dưới đây là 10 lý do mà chúng ta nên làm tình nguyện: 

 

1. Bạn sẽ thay đổi cuộc đời người khác

Bằng công việc tình nguyện, bạn sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người khác và rất có thể công sức mà bạn đóng góp sẽ giúp thay đổi hoàn toàn cuộc đời của những người mà trước đây còn xa lạ với bạn.



2. Bạn sẽ thay đổi cuộc đời của chính bạn

Bạn sẽ cảm thấy niềm vui sống và như được tiếp thêm năng lượng khi được đóng góp khả năng của mình cho những người khác. 



3. Người khác cần những kỹ năng mà bạn có

Chúng ta thường ao ước những khả năng, kinh nghiệm và kỹ năng mà người khác sở hữu. Khi đem chia sẻ cho người khác những kỹ năng mà mình có, chúng ta cũng sẽ nhận về những kỹ năng của họ. “Sống là chia sẻ”, và nhờ vậy cuộc sống của chúng ta sẽ ý nghĩa và trọn vẹn hơn.



4. Bạn sẽ khám phá được sức mạnh của sự hợp lực

Khi góp tay với những người khác để đạt được một mục tiêu lớn lao, bạn sẽ không ngờ rằng mục tiêu đó rồi cũng có ngày trở thành hiện thực. Bạn ơi, thế giới này đang chờ bạn nói câu “Tôi sẵn sàng!”. Và khi bạn đưa ra cam kết này tự trong lòng mình, hãy chuyển giao nó cho cộng đồng bạn đang sống. Và kết quả sẽ rất ngoạn mục.



5. Quan niệm của bạn về thế giới xung quanh sẽ thay đổi

Thế giới này không phải nhất nhất theo một khuôn mẫu “mặc định” mà bấy lâu bạn suy nghĩ. Khi bạn làm tình nguyện, bạn sẽ gặp gỡ nhiều người hơn và biết đến nhiều cảnh ngộ hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng thế giới này có thể khác đi và thực sự có thể khác đi.



6. Bạn sẽ gây ảnh hưởng cho những người xung quanh

"Những người xung quanh” kề cận nhất là các con của bạn. Chúng sẽ trân trọng bạn hơn vì bạn đóng góp cho xã hội. Chúng cũng sẽ trở nên quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội và không thờ ơ, vô cảm trước những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống. Các con bạn cũng cảm nhận được rằng nhận thức xã hội đã hình thành trong gia đình bạn từ khi chúng còn bé, và khi trưởng thành, chúng sẽ hạnh phúc khi được tiếp tục chuyển tải những trách nhiệm xã hội. Cứ như thế, chúng ta góp phần mang lại sự khác biệt cho cộng đồng này.



7. Bạn sẽ gặp gỡ những người khác thường

Một điều vô cùng tuyệt vời khi bạn làm tình nguyện là bạn được gặp gỡ những người thực sự thú vị. Bạn cũng sẽ phát triển một mạng lưới bạn bè mới và đó là đúng là những người mà bạn muốn gắn kết với. Những mục tiêu cá nhân của bạn trong cuộc đời cũng trở nên tốt hơn nhiều.



8. Bạn sẽ cảm thấy kết nối với một cái gì đó lớn lao hơn

Có rất nhiều người quanh chúng ta bị thiệt thòi và chúng ta cũng có thể nằm trong số đó. Do vậy việc giúp đỡ lẫn nhau rất quan trọng. Có những người có tất cả vật chất trong cuộc đời, nhưng họ không hạnh phúc. Chắc chắn những người này sẽ thấy kinh ngạc về những gì xảy đến trong tâm hồn họ nếu họ dành một ngày mỗi tuần để giúp đỡ những người còn khó khăn.



9. Bạn sẽ góp phần vào việc cứu thế giới

Rất có thể, bạn sẽ giúp những em bé vô gia cư vốn sống trong vô cảm và bạo lực cảm nhận được hạnh phúc và hy vọng ở tương lai. Đó chính là việc bạn cứu thế giới này.



10. Bạn sẽ qua đời một cách hạnh phúc

Điều tệ nhất trên thế giới này là lúc nằm trên giường chờ chết và nói rằng “Tôi ước gì mình đã cố gắng nhiều hơn". Hãy giả sử bạn ở trong cảnh ngộ này và cho mình cơ hội làm một điều gì đó tốt đẹp. Trên thực tế, chúng ta càng làm ra nhiều tiền, chúng tan càng mua sắm nhiều thì lại càng phải tốn kém hơn để “nuôi” những đồ đạc này. 



Nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng việc hưởng thụ không làm chúng ta hạnh phúc hơn mà có khi còn làm chúng ta bất hạnh hơn. Do vậy, một điều quan trọng là sống 24 giờ/ngày một cách có ý nghĩa, không chỉ là sống có ý nghĩa trong khoảng thời gian mà bạn làm việc. Như vậy bạn sẽ không phải hối tiếc khi phần lớn thời gian của cuộc đời đã qua đi.



TRÁC NHI (Theo Huffingtonpost)



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
18/12/2009 11:12 # 2
wind2291
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 43/90 (48%)
Kĩ năng: 61/70 (87%)
Ngày gia nhập: 30/11/2009
Bài gởi: 403
Được cảm ơn: 271
Fum


Đúng rùi...cái ni hay đó ^^



 
18/12/2009 12:12 # 3
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Phản hồi:


Làm tình nguyện rất thiết thực,trải lòng ra,đón nhận những niềm vui,những nụ cười mà từ trước đến nay chưa từng có.



 
26/12/2009 12:12 # 4
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
Phản hồi: Top 10 lý do nên làm tình nguyện


làm tình nguyện rất là zui, đôi khi cũng học hỏi được nhiều thứ có ích cho chính bản thân



 
27/12/2009 22:12 # 5
[L]a[D]e
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/30 (17%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 35
Được cảm ơn: 55
Phản hồi: Top 10 lý do nên làm tình nguyện


lý do có đó nhưng thực hiện như thế nào đây?


 


 
06/01/2010 22:01 # 6
vamikool
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 75/90 (83%)
Kĩ năng: 27/80 (34%)
Ngày gia nhập: 04/01/2010
Bài gởi: 435
Được cảm ơn: 307
Phản hồi: Top 10 lý do nên làm tình nguyện


Lý do thì đúng là nhủ vậy, Nhưng để có thể thực hiện được hay không còn fai tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi người nữa.Nhưng đúng là sẽ được học hỏi nhiều thứ từ xung quanh



 
08/01/2010 18:01 # 7
Kou_meI
Cấp độ: 10 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 90/100 (90%)
Kĩ năng: 24/170 (14%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 540
Được cảm ơn: 1384
Phản hồi: Top 10 lý do nên làm tình nguyện


Tình nguyện là tự nguyện...!
Làm cho vui và lương tâm thấy thanh thản,không mưu cầu cá nhân,ko vì mục đích cá nhân...!
Làm hết sức và chơi hết mình....!



THINK OF AN IDEA TO CHANGE OUR WORLD AND PUT IT INTO ACTION!
Pay It Forward....


 
10/01/2010 16:01 # 8
[L]a[D]e
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/30 (17%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 35
Được cảm ơn: 55
Phản hồi: Top 10 lý do nên làm tình nguyện


tình nguyện
trước hết bạn cần cỏ chữ tâm
sau đó cần đền lòng tin của bạn
và sức trẻ của thanh niên
chừng đó bạn đã có thể trở thành một tình nguyện  viên rùi


 


 
26/01/2010 23:01 # 9
hoahongtrang91
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 47/70 (67%)
Kĩ năng: 29/80 (36%)
Ngày gia nhập: 16/12/2009
Bài gởi: 257
Được cảm ơn: 309
Phản hồi: Top 10 lý do nên làm tình nguyện


hôm rồi tớ đi làm tình nguyện bên trường kiến trúc, đi quét vôi cho mấy nhà nghèo bên quận 3, mỗi ng đi thì nộp 50k, mình quen thân với a bí thư khoa kinh tế bên ấy nên đc đi ké k phải góp tiền :D k góp tiền thì góp sức, mình ở đội hậu cần, ai cần mua dụng cụ hay sai vặt thì mình làm tất, hôm ấy chạy khắp quận 3 hết 60k xăng tự chi ra, mấy ng thấy mình đi như vậy cứ bảo mình là ngựa, giờ tớ có thêm biệt danh là Ngựa đây :D, chạy từ bên trường kiến trúc qua tới thọ quan sơn trà đi đi về về ( vì đi cái này nên k tham gia chuyến đi sơn trà cùng diễn đàn đc, sr mọi ng hì), hôm ấy mệt cả ng, đi dưa cơm cho từng nhóm, mệt nhưng rất vui, bữa nào mình cóp hình để mọi ng cùng xem nhé :D




 
01/02/2010 00:02 # 10
hoahongtrang91
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 47/70 (67%)
Kĩ năng: 29/80 (36%)
Ngày gia nhập: 16/12/2009
Bài gởi: 257
Được cảm ơn: 309
ảnh tình nguyện


đã có vài bức ảnh tự chụp nè, toàn ảnh mấy bạn tình nguyện, còn nhìu ảnh chụp chung với mấy hộ gia đình nữa hồi mình up sao, tại chưa cóp, lần sau cóp tiếp, chụp bằng đt nên hơi mờ, lần sau kiếm mấy tấm rõ hơn


bẩn hết cả áo rồi
bạn mặc áo đoàn là một trong các trường nhóm


mình thiêt nghĩ diễn đàn nên có nhìu hoạt động thực tế hơn là nói xuông hây là tổ chức các cuộc đi chơi phỉa nói là vô bổ (mình dùng từ như vậy k bít có sai k, mong mọi người thông cảm), mong là diễn đàn trường và đoàn trường nên thực tế hơn một chút





Được chỉnh sửa bởi hoahongtrang91 vì:sửa tiêu đề
08/06/2010 15:06 # 11
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


10 ĐIỀU QUAN TRỌNG TÌNH NGUYỆN VIÊN CẦN BIẾT 


 

Tác giả: congtu8xtk21 (K2C)

 

Các bạn làm từ thiện đã nhiều... Những điều các bạn biết và chưa biết cũng có...! Mình có vài lời để bổ sung cái có và chưa có để các bạn xem và rút kinh nghiệm trong những lần tình nguyện..

 

 

 

 

10 ĐIỀU QUAN TRỌNG TÌNH NGUYỆN VIÊN CẦN BIẾT:

 

1. Hãy vui lên! Cuộc sống này quá cực nhọc rồi; công việc tình nguyện sẽ không là một trong những việc cực khổ đó. Công việc ấy phải được thăng hoa và tràn niềm vui. Chúng ta sẽ đứng ở đỉnh cao của chính chúng ta khi chúng ta học tập, khôn lớn, vui chơi và phục vụ lẫn nhau bằng tình yêu thương và sự tôn trọng.

 

2. Tìm kiếm sự ổn định hay thích sự thay đổi. Bạn đang làm ỉu xìu hay vẫn còn rất tươi tỉnh? Bạn đang tràn đầy nhiệt huyết hay sắp kiệt sức? Hãy định kì kiểm tra lại bản thân và tìm câu trả lời đáng tin cậy.

 

3. Hãy đứng lùi về sau và tận hưởng niềm hãnh diện. Đôi khi mọi người quên “cảm ơn”, nên bạn hãy tự thưởng cho mình. Hãy tự hào về những gì mình làm được – dành thời gian để ngửi hương thơm của những đóa hồng, lắng nghe những giọt mưa rơi trên ô cửa, cảm nhận tuyết lạnh trên mũi, nếm sự mát ngọt của nước.

 

4. Giữ được ở trạng thái cân bằng là chìa khoá của thành công. Những đặc quyền cộng thêm sự thăng bằng. Lòng nhân hậu khoan dung bắt đầu từ gia đình – hãy duy trì những đặc quyền ấy. Phải biết cân đối việc nhà, việc nước, việc xã hội. Nếu bạn thấy bị áp đảo, bạn sẽ bị căng thẳng và sẽ không còn cảm thấy thích thú khi làm bất cứ việc gì.

 

5. Làm việc không công không có nghĩa là làm qua loa, thiếu tính chuyên nghiệp. “Bất kì điều gì đáng làm thì đều đáng làm cho thật tốt”. Tất cả những gì chúng ta làm đều cần đến sự nỗ lực chân thành nhất. Nếu không thì chúng ta sẽ làm hại những người mà chúng ta giúp đỡ và làm hại chính bản thân chúng ta.

 

6. Năng lực, nhu cầu và niềm đam mê. Bạn phải có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc, công việc ấy phải hữu ích, và bạn phải có niềm đam mê được cống hiến.

 

7. Hãy quan sát và học hỏi. Những tình nguyện viên dày dạn kinh nghiệm có thể dạy bạn “sự tự tin”. Hãy quan sát họ và làm theo sự hướng dẫn của họ. Hãy tự tin rằng bạn có khả năng để đảm nhiệm công việc và thậm chí còn làm tốt công việc. Hãy cân bằng sự tự tin và sự tự ti.

 

8. Hãy tận tâm, tận lực. Đôi khi một chương trình tình nguyện cần sự thích ứng từ từ. Bạn tự cho mình cơ hội có được những tháng ngày tốt đẹp, hay những chuỗi ngày tồi tệ, có khi là những ngày tốt xấu lẫn lộn. Nếu sau ba tháng bạn chẳng thấy điều gì có thể bù đắp lại những cống hiến của mình thì ít ra bạn cũng cảm thấy mính có ích.

 

9. Chọn lựa kĩ càng thời gian để làm công tác tình nguyện. Một khoảng thời lượng nào đó không thể áp dụng cho tất cả mọi người, cũng giống như những cơ hội làm việc tình nguyện. Tôi khám phá ra rằng những công trình tình nguyện thường rơi vào ba khoảng thời lượng như sau: một lần và không lặp lại, ngắn hạn, hay “Bạn sẽ làm gì trong suốt quãng đời còn lại của mình?”

 

 

10. Hãy liệt kê những ước mơ và cả tài năng của bạn. Bạn nổi trội trong lĩnh vực nào? Bạn luôn hằng mong ước được làm điều gì? Bạn thực sự thích thú hay muốn thử làm việc gì? Có cách nào đó để chuẩn bị, học hỏi hay vươn tới khi muốn trở thành một tình nguyện viên không?



 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
08/06/2010 17:06 # 12
namk15dlk1
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 3/20 (15%)
Kĩ năng: 9/20 (45%)
Ngày gia nhập: 03/03/2010
Bài gởi: 13
Được cảm ơn: 19
Phản hồi: 10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


 Cho tớ tham gia với, tớ học  K15DLk1 ne



 
Các thành viên đã Thank namk15dlk1 vì Bài viết có ích:
08/06/2010 20:06 # 13
xitrum
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/10 (80%)
Kĩ năng: 3/10 (30%)
Ngày gia nhập: 14/05/2010
Bài gởi: 8
Được cảm ơn: 3
Phản hồi: 10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


cho mình hỏi làm thế nào để có thể tham gia câu lạc bộ tình nguyện được?



 
Các thành viên đã Thank xitrum vì Bài viết có ích:
08/06/2010 22:06 # 14
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: 10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


Trích:
cho mình hỏi làm thế nào để có thể tham gia câu lạc bộ tình nguyện được?
 Bạn vào đăng kí trong bo CLB tình nguyện nhé. Chi tiết liên hệ mình cũng đc. :)


Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Các thành viên đã Thank Hương-Hà Nội vì Bài viết có ích:
25/07/2010 20:07 # 15
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
Công tác xã hội- những điều quan trong cần biết


Từ thực tiễn của công tác xã hội mấy năm qua, có thể nêu mấy nhận xét sau: Thứ nhất, trong con mắt của một số người, thường là giới trẻ, công tác xã hội có vẻ bị mất tín nhiệm, bị xem là vô bổ, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.

 



I. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI


Từ thực tiễn của công tác xã hội mấy năm qua, có thể nêu mấy nhận xét sau:
Thứ nhất, trong con mắt của một số người, thường là giới trẻ, công tác xã hội có vẻ bị mất tín nhiệm, bị xem là vô bổ, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.
Thứ hai, không ít người đã nghĩ rằng công tác xã hội chẳng có gì phải đào tạo nhiều, đó là một công việc thông thường cứ thế mà làm, như vẫn đang được làm: giúp các gia đình thuộc diện chính sách, trẻ em bất hạnh…
Thứ ba, nhiều người chưa nhìn thấy mối tương quan giữa công tác xã hội trong nước và công tác xã hội ngoài nước mà người ta gọi là “social work”. Điều này không chỉ là vấn đề từ ngữ. Nó phản ánh sự cách biệt đáng kể về quan niệm và phương pháp giữa nước ta và thế giới trong cùng một lĩnh vực thực tiễn.
Là những người hoạt động xã hội, chúng ta biết rằng cả ba quan niệm trên đều là không đúng. Người ta khó có thể tượng tượng được rằng thế giới này có thể thiếu công tác xã hội dù chỉ là một ngày. Cũng có một sự nhất trí ngày càng tăng trong công luận rằng, ở một xã hội đang phát triển ngày một phức tạp, công tác xã hội cần phải được nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp của mình. Công tác xã hội trên thế giới là một thể thống nhất, tuy phải tính đến các khác biệt văn hóa, xã hội của đân tộc và địa phương.

II. MỘT CÁCH HIỂU ĐƠN GIẢN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Vậy thì, công tác xã hội là gì? Có nhiều cách định nghĩa, tùy thuộc vào các tác giả và tùy thuộc vào từng thời kỳ khác nhau. Dưới đây xin nêu một định nghĩa đơn giản nhất:
Công tác xã hội là một hoạt động thực nên mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.


Định nghĩa trên có 6 yếu tố đáng lưu ý:
Thứ nhất, công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn. Điều này đối với các bạn làm công tác xã hội trực tiếp, là hiển nhiên. Tuy nhiên, với các nhà quản lý, cần phải được nhấn mạnh, vì nhiều khi người ta quên rằng để giải quyết các vấn đề xã hội cần thực hiện công tác xã hội cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở một số khâu quản lý ban đầu (nghiên cứu, ra chính sách, lập kế hoạch…).
Thứ hai, đó là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, hay phức tạp. Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Người làm công tác xã hội phải quan tâm rất nhièu loại vấn đề khác nhau, bởi vì đời sống con người là đa dạng. Họ phải làm việc với nhiều loại người, từ người dân bình thường, các thành phần “có vấn đề” trong xã hội, đến những người có quyền lực hay trách nhiệm cao. Họ còn phải làm việc đủ với các loại tổ chức và thiết chế.
Thứ ba, công tác xã hội chỉ có thể được gọi là như vậy, khi nó tuân theo những nguyên tắc và phương pháp đặc thù, phù hợp với mục tiêu cao cả nói trên.
Thứ tư, công tác xã hội nhằm tác động trực tiếp vào cá nhân hay nhóm người, nhưng không làm thay đổi họ, mà chỉ hỗ trợ bằng những cách khác nhau, để họ giải quyết các vấn đề của mình.
Thứ năm, công tác xã hội không có tham vọng giải quyết trực tiếp mọi vấn đề của con người và xã hội. Nó chỉ nhằm trực tiếp vào những vấn đề của đời sống hàng ngày của con người, được tập hợp trong một khái niệm chung, đó là phúc lợi (hay an sinh) xã hội.
Thứ sáu, qua việc giúp đỡ những con người giải quyết những vấn đề đời sống cụ thể của họ, công tác xã hội thực hiện những mục tiêu chung của nó là phúc lợi và hạnh phúc cho mọi người, ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng xã hội.

III.YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI:

Các tài liệu thường nêu lên những yêu cầu khác nhau của những người làm công tác xã hội, nhưng có thể tập hợp lại trong bốn yêu cầu chính:
- Có khả năng nhận thức được các biến đổi xã hội vĩ mô.
- Thực hiện một cách sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng công tác xã hội.
- Mong muốn và biết làm việc một cách cụ thể và thiết thực với mọi người ở các tầng lớp và môi trường khác nhau.
- Có khả năng thiết kế và tiến hành một chương trình (kế hoạch) công tác xã hội.

IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CÔNG TÁC XÃ HỘI

Có thể nêu lên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thứ nhất:
Hoạt động vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và xã hội. Theo đó, công tác xã hội không cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế - tài chính.
Nguyên tắc thứ hai:
Liên qua đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng cần giúp đỡ, mà nói gọn lại là đảm bảo mối quan hệ qua lại, bình đẳng và công bằng giữa hai bên. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành nhiều phương châm xử thế: Tôn trọng đối tượng, chấp nhận trạng thái hiện có của đối tượng, bảo đảm quyền tự quyết… Nguyên tắc này cũng giúp ta phân biệt công tác xã hội với các hoạt động từ thiện.
Nguyên tắc thứ ba:
Liên quan đến nền tảng triết học của công tác xã hội, tạo nên giá trị tinh thần và niềm tin của họat động này. Một cách ngắn gọn, trong công tác xã hội, người ta xem:
- Con người là giá trị tối cao, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, mỗi cá nhân là một giá trị, không thể thay thế.
- Giữa cá nhân và xã hội có mối liên hệ tương hỗ và có trách nhiệm đối với nhau.
- Cá nhân cũng như xã hội đều có khả năng biến đổi nhưng chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển; người làm công tác xã hội là “chiếc cầu nối”, là chất xúc tác trong mối liên hệ này, trong quá trình cùng phát triển đó.
Nguyên tắc thứ tư:
Ít được đề cập trong các tài liệu nhưng không kém phần quan trọng, đó là thái độ đối với bản thân mỗi nguyên tắc, chúng cần được hiểu thấu như là kim chỉ nam dẫn dắt hành động nhưng không phải là sự giáo điều, chúng được chấp nhận và thực hiện một cách sáng tạo, thích hợp với các nền văn hóa và khung cảnh xã hội của mỗi quốc gia cũng như địa phương.

V.CÁC CHỨC NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

Công tác xã hội có bốn chức năng cơ bản:
- Trị liệu: Sửa chữa, điều chỉnh, giải quyết các vấn đề cụ thể đã xảy ra hay đang nảy sinh.
- Phục hồi: Đưa người được giúp đỡ trở về với cuộc sống bình thường, hội nhập với cộng đồng.
- Phòng ngừa: Thực hiện các hoạt động nhằm ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực có thể có hoặc giảm nhẹ tác hại của chúng.
- Biến đổi (phát triển): Thay cho việc giải quyết vấn đề công tác xã hội, thực hiện các chương trình và hoạt động nhằm biến đổi và phát triển môi trường và nâng cao chất lượng của nguồn lực con người.
Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng từ buổi đầu của công tác xã hội, người ta đã có thể quan sát thấy sự tác động ở mức độ khác nhau của các chức năng đã nêu. Thứ tự nêu trên phản ánh logic phát triển của công tác xã hội. Với thời gian, các chức năng sau ngày càng được nhấn mạnh, trong khi các chức năng trước không hề mất đi tầm quan trọng của mình. Sự phát triển các thế hệ NGO (tổ chức phi chính phủ) đã phản ánh logic phát triển các chức năng kể trên của công tác xã hội.

VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI
Có thể kể đến bốn nhóm sau đây:
a. Công tác xã hội với cá nhân, gia đình và cộng đồng:
Nhóm này thể hiện sự khác biệt về đối tượng tác động dẫn đến sự khác biệt về phương pháp và kỹ năng.
Mục tiêu của công tác xã hội là hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của mình. Do đó, trước hết nó phải coi tác động đến cá nhân, giúp cho cá nhân ấy hiểu rõ về mình, nhìn nhận lại những người xung quanh gần gũi, có khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội với cá nhân. Đối tượng tác động là bản thân người cần giúp đỡ, công cụ tác động là mối quan hệ giữa cán bộ công tác xã hội với đối tượng.
Trong công tác xã hội nhóm, đối tượng tác động là toàn bộ nhóm, thông qua tương tác nhóm mà làm thay đổi suy nghĩ và hành động của từng thành viên cũng như cả nhóm. Gia đình có thể được xem như một nhóm, song do tính chất đặc thù của nó, nên đôi khi người ta xếp riêng thành một phương pháp của công tác xã hội.
Cá nhân không chỉ tập hợp trong các nhóm (đặc biệt trong nhóm nhỏ, đối tượng chính yếu của công tác xã hội nhóm), mà còn được tập hợp trong các cộng đồng, ở đó bao hàm các tổ chức và thiết chế khác nhau vận hành và theo đuổi những mục tiêu chung cũng như riêng biệt trên một địa bàn dân cư nhất định. Cộng đồng là môi trường xã hội trực tiếp hàng ngày của cá nhân và nhóm, do đó theo logic phát triển, công tác xã hội phải hướng tới một phương pháp tác động riêng biệt liên quan đến cấp độ cộng đồng…
b. Phỏng vấn, thảo luận, tư vấn:
Nhóm phương pháp này thể hiện các kỹ thuật liên quan đến các động tác qua lại giữa người làm công tác xã hội và đối tượng nhằm tìm hiểu đối tượng, cũng như làm cho đối tượng tự hiểu mình, phát hiện và nhận diện vấn đề, phát triển các ý tưởng, tìm kiếm các khả năng và con đường giải quyết vấn đề, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng hay những người có liên quan.
c. Vận dụng các nguồn lực cho công tác xã hội:
Các vấn đề của con người gặp phải mà công tác xã hội có nguyện vọng giúp đỡ họ giải quyết, thực ra bao giờ cũng đầy khó khăn, thường là vượt khỏi khả năng của đối tượng cũng như của cả người làm công tác xã hội. Do đó điều quan trọng là người cán bộ công tác xã hội phải có phương pháp để phát hiện và vận dụng các nguồn lực trong xã hội nhằm cùng đối tượng giải quyết vấn đề.
Các nguồn lực trong công tác xã hội là một khái niệm rất rộng và cần được hiểu một cách cụ thể trong bối cảnh văn hóa xã hội của mỗi nước và mỗi địa phương. Nó có thể là tài chính, là các tổ chức và thiết chế, là các chế độ chính sách xã hội, các chương trình phát triển, các phong tục tập quán.
d. Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội:
Một công tác xã hội nào đó là một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định để đạt một mục tiêu đề ra. Nó cần được thể hiện dưới dạng một kế hoạch, dự án hay chương trình. Do đó mỗi người làm công tác xã hội dù làm việc ở cấp độ nào cần nắm được phương pháp thiết kế và thực hiện một kế hoạch, dự án hay chương trình công tác xã hội.
Mỗi kế hoạch (dự án, chương trình) công tác xã hội thường phải bao gồm các bước sau đây:
- Phát hiện và nhận diện vấn đề (nhu cầu).
- Phát triển các ý tưởng và mục tiêu công tác.
- Xây dựng kế hoạch, phương pháp và kỹ thuật cần sử dụng.
- Thực hiện (quản lý) công việc (bao gồm cả điều chỉnh).
- Lượng giá và tổng kết.

 

Theo blog Annchee.(opera)





 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
12/08/2010 09:08 # 16
ho thi van anh
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 8/20 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 07/07/2010
Bài gởi: 18
Được cảm ơn: 14
Phản hồi: 10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


 dang kj clb tinh nguyen o dau vay ban?


dung song theo dieu ta uoc muon,ma song theo dieu ta co the


 
12/08/2010 11:08 # 17
tieuyeu89dn
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 65/110 (59%)
Kĩ năng: 28/120 (23%)
Ngày gia nhập: 02/05/2010
Bài gởi: 615
Được cảm ơn: 688
Phản hồi: 10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


Trích:
 dang kj clb tinh nguyen o dau vay ban?
http://forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&thread=4873&pcp=2&mod=0#p0. Bạn đăng ký ở đây đi.Rồi theo dõi các thông báo của clb về các hoạt động, ngày off bạn nhé. Bạn đọc nội quy, điều lệ tại đây nhé: http://forum.duytan.edu.vn/sites/index.aspx?p=forum_thread&forum=358&thread=10306#p0.




 
21/09/2010 16:09 # 18
KEM_VITA37
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 6/70 (9%)
Kĩ năng: 42/80 (52%)
Ngày gia nhập: 21/09/2010
Bài gởi: 216
Được cảm ơn: 322
Tình nguyện là gì?


Bài viết ngắn gọn này được soạn ra để trả lời các câu hỏi của bạn về các hoạt động vì cộng đồng. Ở đây bạn có thể tìm thấy những ý tưởng cơ bản về tình nguyện và những đường dẫn có thể giúp bạn tìm thấy những cơ hội và thông tin


• Tình nguyện là gì?
• Tại sao lại làm tình nguyện?
• Hoạt động tình nguyện liên quan tới những yếu tố nào?
• Có thể có những dạng hoạt động tình nguyện nào và chúng đòi hỏi bao nhiêu thời gian?
• Bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia tình nguyện?
• Bằng cách nào/Ở đâu tôi có thể tìm thấy các cơ hội tình nguyện?
• Tránh để bị mất hứng
• Nhìn thấy một vấn đề trong cộng đồng mà bạn cho rằng bạn có cách giải quyết?

Tình nguyện là gì?

Câu hỏi “Tình nguyện là gì” cũng giống như câu hỏi “Thể thao là gì”. Giữa các môn thể thao luôn có những điểm giống nhau cơ bản nào đó (chúng đều có các luật lệ, đều liên quan tới các hoạt động mang tính vật lý), tuy nhiên hầu hết các môn thể thao đều khác biệt so với những môn khác. Hãy thử nghĩ về sự khác nhau giữa bóng đá và khúc côn cầu trên băng. Tình nguyện cũng tương tự như vậy – có hàng ngàn ví dụ khác nhau về các hoạt động tình nguyện. Một điểm giống nhau cơ bản giữa các hoạt động tình nguyện này là: tình nguyện đòi hỏi bạn phải sẵn lòng đóng góp, hay là tự nguyện, một chút thời gian và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng của bạn. Bạn có thể định nghĩa cộng đồng ở đây theo cách mà bạn muốn: hàng xóm láng giềng, thành phố nơi bạn ở, đất nước của bạn, hay thậm chí là cộng đồng thế giới.

Tại sao lại làm tình nguyện?

Hầu hết các tổ chức không có đủ nguồn lực – cả về tài chính lẫn nhân lực – để hoàn thành công việc mà họ mong muốn. Việc có được những người tình nguyện giúp cho những tổ chức này đến gần hơn với những mục tiêu mà họ theo đuổi. Khi bạn tham gia tình nguyện, một vài hay nhiều người sẽ nhận được lợi ích từ sự tham gia của bạn – một người già trong nhà dưỡng lão mà bạn ghé thăm, con đường mòn rậm cỏ mà bạn giúp dọn quang, chiến dịch mà bạn tham gia để bảo vệ những khu rừng mưa nhiệt đới, hay là những bạn học sinh mà bạn giúp họ học đọc học viết. Giúp đỡ những người xung quanh vừa giúp bạn cảm thấy vui vẻ thoải mái, vừa mang lại cho bạn tầm nhìn rộng lớn hơn về những gì đang diễn ra trên thế giới. Cuối cùng, tham gia tình nguyện đem lại cho bạn những kinh nghiệm mà cả nhà trường và người tuyển dụng sẽ rất hứng thú khi nhìn thấy chúng trong bản lý lịch của bạn.

Hoạt động tình nguyện liên quan tới những yếu tố nào?

Yếu tố quan trọng nhất của hoạt động tình nguyện là chính sự tận tâm của bạn. Cho dù chỉ là một giờ mỗi năm giúp đỡ cho một dự án làm sạch môi trường, hay là công việc tư vấn cho một dự án hai giờ mỗi tuần, khi tham gia một dự án bạn cần phải chắc rằng mình có thể hết mình với công việc. Điều này là quan trọng bởi vì, dù là bạn tình nguyện, thì mọi người vẫn tin tưởng vào bạn, và sự không chuyên tâm của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến họ.

Ngoài sự tận tâm, hầu như không có giới hạn cho những gì liên quan tới hoạt động tình nguyện. Hãy nghĩ về những gì làm bạn thích thú hoặc bạn có thể xem để biết được có những hoạt động gì. Bạn có thể đọc sách cho các em bé tiểu học, thăm những người già ở nhà dưỡng lão, làm việc tại một ngôi làng ở Guatemala, nhổ cỏ dại trong một khu vườn công cộng, thiết kế các trang Web, hoặc khởi động dự án của chính mình để giúp đỡ cộng đồng.

Có thể có những dạng hoạt động tình nguyện nào và chúng đỏi hỏi bao nhiêu thời gian?

Những sự kiện hoặc dự án trong một ngày: Ví dụ cho những sự kiện một ngày có thể là Ngày Trái Đất, khi mà các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới tình nguyện làm sạch môi trường nơi họ sinh sống, hay như Ngày Công ích của Thiếu niên Thế giới, ngày mà trẻ em có thể chọn tham gia vào những dự án tại cộng đồng dân cư nơi các em sinh sống. Tuy nhiên, hầu hết các sự kiện hoặc dự án một ngày thường tập trung chủ yếu tại các địa phương. Chúng tập hợp một nhóm người lại với nhau để làm việc gì đó đem lại lợi ích cho cộng đồng như làm sạch một công viên. Sự tận tâm nhiệt tình chỉ cần yêu cầu trong những ngày đặc biệt đó.

Những hoạt động tình nguyện diễn ra liên tục: Nhiều tổ chức đưa ra các hoạt động tình nguyện liên tục mà trong đó bạn đồng ý có mặt tại một địa điểm nhất định, làm một công việc nhất định trong một khoảng thời gian mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Ví dụ như dạy phụ đạo hai lần một tuần, làm việc tại một khu dân cư một tháng một lần và trả lời cho đường dây nóng một vài buổi tối trong tuần. Hãy luôn ghi nhớ rằng khi bạn đồng ý làm tình nguyện liên tục như vậy, mọi người đặt niềm tin vào bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian và hứng thú để tham gia.

Tình nguyện ở ngoài phạm vi thành phố hoặc đất nước bạn sinh sống: Thông thường thì đối với người từ 14 tuổi trở lên, đây là những hoạt động mà bạn có thể dành ra vài tuần đến vài tháng làm tình nguyện bên ngoài nơi mình sống – có thể là trong dịp nghỉ hè, sau khi tốt nghiệp hoặc trong thời gian nghỉ học. Đừng ngạc nhiên khi bạn phải trả tiền cho chi phí đi lại của mình.

Học cách giúp đỡ(1): Việc học cách giúp đỡ liên quan tới việc có được sự chứng nhận của nhà trường đối với hoạt động tình nguyện trong cộng đồng. Rất nhiều trường học đã thiết lập các chương trình với nhiều tổ chức ở địa phương nhằm cung cấp các hoạt động cho các dự án học cách giúp đỡ để học sinh của trường tham gia.

Ngày càng có nhiều tổ chức đang đưa ra các cơ hội tình nguyện cho thanh thiếu niên, và nếu như một tổ chức mà bạn cảm thấy hứng thú lại chưa có một danh sách các hoạt động, bạn có thể liên hệ với họ để xem giữa bạn và họ, bạn có thể tìm ra một hoạt động nào liên quan tới tổ chức hay không.

Bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia tình nguyện?

Nếu bạn đang đọc bài này, bạn đã đủ lớn để tham gia tình nguyện. Có những hoạt động tình nguyện được tạo ra cho một vài độ tuổi mà không phải cho độ tuổi khác. Ví dụ như, hầu hết các chương trình tình nguyện ở nước ngoài được đưa ra cho những người từ 16 tuổi trở lên. Nếu bạn đang học tiểu học hoặc trung học, bạn nên nói chuyện với bố mẹ hoặc thầy cô về nơi mà bạn có thể tham gia tình nguyện.

Ngày càng có nhiều tổ chức có những cơ hội tình nguyện cho trẻ em và lứa tuổi teen, và nếu một tổ chức mà bạn thích lại không có một danh sách như vậy, bạn vẫn nên liên hệ với họ để xem hai bên có thể tìm ra cách để bạn tham gia với họ.

Bằng cách nào/Ở đâu tôi có thể tìm thấy các cơ hội tình nguyện

Hãy tham khảo của Trung Tâm Tình Nguyện (Volunteer Center) của chúng tôi để học cách tìm thấy những cơ hội tình nguyện thích hợp nhất.

Hoặc giả như bạn không chắc bạn muốn làm điều gì, bạn có thể xem mục  Mục đích duy nhất của các tổ chức này là giúp đỡ trẻ em tham gia vào các hoạt động tình nguyện và giúp đỡ cộng đồng. Đọc qua các trang web này sẽ cho bạn ý tưởng về những gì đang diễn ra.

Tránh để mất hứng

Nếu bạn cảm thấy đang mất dần hứng thú với một hoạt động, hoặc giả như nó thực sự diễn ra không như những gì bạn đã nghĩ, hay là bạn có những vấn đề khác, đừng lưỡng lự thảo luận với người điều phối của bạn. Nên nhớ rằng bạn tham gia tình nguyện là do bạn muốn và bạn nên cảm thấy thích thú với công việc đó. Nếu không, kết quả là điều đó sẽ không giúp được gì cho ai cả - bạn sẽ cảm thấy không được vui và những người làm việc cùng với bạn cũng sẽ cảm nhận điều đó, và đó là điều không tốt. Nếu bạn không cảm thấy hứng thú với hoạt động tình nguyện, hãy sắp xếp với người điều phối của mình để nghỉ ngơi, dừng lại hoặc thử làm một việc gì khác hơn – có rất nhiều việc khác để bạn thử.

Nhìn thấy một vấn đề trong cộng đồng mà bạn cho rằng bạn có cách giải quyết?

Nếu bạn nhận thấy một vấn đề nào đó trong cộng đồng của bạn và bạn cho rằng mình có cách giải quyết – rất tuyệt! Sao bạn không thử khởi động một dự án của chính mình để biến ý tưởng đó thành hành động? Nên nhớ rằng mọi tổ chức hiện tồn tại đều bắt nguồn từ một ý tưởng của ai đó. Có hàng triệu tổ chức trên khắp thế giới, hàng triệu ý tưởng đã được thể hiện thành hành động. Tại sao bạn lại không tự cho mình một cơ hội nhỉ?

Note: Nếu dữ liệu này do bạn sưu tầm thì ghi vào cuối bài viết "nguồn: Sưu tầm". Nếu từ link khác thì phải ghi rỏ nguồn nhé. Thank Yu so muck!



 Những con người có duyên với nhau thì mới tìm thấy nhau trong dòng người bất tận. Nhưng đâu là người nên giữ lại bên cạnh, đâu là người nên để họ bay đi một chân trời khác, lại suy nghĩ nhiều!


zero910 đã cho bài viết: điểm vì Bài viết có tính thực tiễn rất tốt!
 
Các thành viên đã Thank KEM_VITA37 vì Bài viết có ích:
04/10/2010 10:10 # 19
Alittlelove
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 9/40 (22%)
Kĩ năng: 38/40 (95%)
Ngày gia nhập: 13/09/2010
Bài gởi: 69
Được cảm ơn: 98
Phản hồi: 10 điều quan trọng tình nguyện viên cầm biết


làm sao để tham dk tham gia câu lạc bộ này nhỉ :D


Ngày buồn cơn sóng vỗ ...
Bến bờ là hư vô ...

 
05/10/2010 18:10 # 20
thanhduyen
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 41/70 (59%)
Kĩ năng: 12/50 (24%)
Ngày gia nhập: 14/09/2010
Bài gởi: 251
Được cảm ơn: 112
hãy tham gia vào clb tinh nguyện để cùng chung sức giúp đỡ người nghèo



Hãy lắng tai nghe - mở rộng con tim cảm nhận đi các bạn à .......mình sống trong sự xung sướng như biết bao nhiêu người sống rất là nghèo ...........
....hãy cùng nhau đắng ký vào clb tình nguyện đi các bạn ......hãy hãy tham gia vào việc mua vé xem phim và mua hoa để góp quỹ giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn .......
 Thanks các bạn!

Note: Cảm nhận - not Spam!
zr.



 
Các thành viên đã Thank thanhduyen vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024