Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/02/2010 12:02 # 1
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
MARKETING XANH Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG


MARKETING XANH Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG

I. GIỚI THIỆU

Vấn đề về môi trường đang được xã hội ngày càng quan tâm, các doanh nghiệp đang cố gắng thay đổi hành vi của mình phù hợp với định hướng của toàn xã hội. Một vài tổ chức tỏ ra nhanh nhạy trong việc thay đổi bằng hệ thống quản trị môi trường và hạn chế thấp nhất lượng chất thải và tích hợp những vấn đề liên quan đến môi trường với tất cả hoạt động của tổ chức.

Một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của đa số chuyên gia là Marketing. Những thuật ngữ như “Marketing xanh” hay “Marketing môi trường” xuất hiện khá đều đặn trong thời gian gần đây. Rất nhiều chính phủ quan tâm đến hoạt động Marketing xanh (Polonsky 1994). Chẳng hạn như ở Mĩ, thành lập cả một Liên Bang thương mại để phát triển những vấn đề về vấn đề Marketing môi trường (FTC – Federal Trade Commission and National Asociation of Attorneys – General). Một trong những vấn đề lớn nhất là có quá ít tác giả nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc về Marketing xanh hay Marketing môi trường.

1. Marketing xanh là gì?

Hầu như tất cả doanh nghiệp đều quan niệm rằng Marketing xanh chỉ dừng lại ở hoạt động truyền thông hay quảng cáo về những sản phẩm với một vài đặc điểm liên quan đến môi trường. Một vài thuật ngữ như Tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường, thân thiện với Ozone là một vài điều mà hầu như người tiêu dùng liên tưởng khi nói đến Marketing xanh. Trong thực tế, Marketing xanh không chỉ dừng lại ở đó, nó  có thể được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp hay dịch vụ. chẳng hạn như trên thế giới có rất nhiều resorts bắt đầu với hình thức kinh doanh “du lịch sinh thái”, hay các công ty thời trang có thể tổ chức các show diễn, với những bộ sưu tập được làm từ các sản phẩm đã qua sử dụng, đó cũng là một trong số rất nhiều ví dụ minh họa về Marketing xanh (May 1991, Ingram and Durst 1989, Troumbis 1991).

Vì vậy, Marketing xanh liên quan đến rất nhiều hoạt động của doanh nghiêp như thiết kế sản phẩm, thay đổi dây chuyển sản xuất, đóng gói cũng như truyền thông, đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản, chính vì vậy, có nhiều sự khác nhau trong việc sử dụng thuậnt ngữ, có một vài tác giả ngoài Marketing xanh còn có thể dùng marketing môi trường hay Marketing sinh thái. Theo Henion and Kinnear của hiệp hội Marketing Mĩ (AMA) thì Marketing xanh tất cả những hoạt động trao đổi nhằm thõa mãn nhu cầu và mong muốn của con người và làm giảm thiểu những tác động có hại đến môi trường tự nhiên.

2. Tại sao doanh nghiệp phải quan tâm đến Marketing xanh?

Dưới góc độ kinh tế học, thì kinh tế học là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng những nguồn lực hữu hạn để thõa mãn những nhu cầu vô hạn của con người ([McTaggart, Findlay and Parkin 1992, 24]. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường tự nhiên có hạn để thõa mãn những nhu cầu vô hạn cho khách hàng của mình, do đó việc quan tâm đến Marketing xanh là điều tất yếu trong tương lai gần, cụ thể

Ø     Marketing xanh đem lại những cơ hội cho doanh nghiệp

Ngày nay, ngày càng có nhiều khách hàng, cá nhân và tổ chức quan tâm hơn đến Marketing xanh và ý thức về môi trường tự nhiên. Năm 1992, một nghiên cứu ở 16 quốc gia cho thấy hơn 50% người tiêu dùng trong mỗi quốc gia quan tâm đến vấn đề môi trường (Ottman 1993). Năm 1994, một nghiên cứu ở Úc cho thấy 84,4% các cá nhân tin rằng họ nên có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 80% khách hàng cam kết sẽ thay đổi các thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng xấu đến môi trường [EPA-NSW 1994]. Đưa ra những số liệu này, tác giả muốn chứng minh có một thực tế rằng nếu doanh nghiệp có những hoạt động Marketing quan tâm đến môi trường sẽ có được những lợi thế cạnh tranh bền vững hơn những công ty không quan tâm đến môi trường.

Mc Donald đã thay thế những bao bì sản phẩm bằng nylon bằng những mẫu bao bì bằng nguyên liệu có thể phân hủy trong môi trường nhằm gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho khách hàng.

Xerox giới thiệu dòng máy photocopy sử dụng giấy tái chế để giúp khách hàng giảm thiểu những tác hại đến môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, rất nhiều công ty bắt đầu nhận thức họ là thành viên của một cộng đồng rộng lớn vì vậy cần phải có trách nhiệm với môi trường, điều này đồng nghĩa với công ty nhận thức rằng việc đạt được những mục tiêu về môi trường cũng quan trọng như việc tối đa hóa lợi nhuận và những vấn đề về môi trường đang ngày càng tích hợp với văn hóa của tổ chức.

Ø     Áp lực từ chính phủ:

Đối với những hoạt động liên quan đến Marketing, chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng và xã hội, và marketing xanh là một trong những công cụ như vậy. Việc bảo vệ này có thể được thực hiện theo một vài cách sau:

(1)  Giảm thiểu những sản phẩm có hại đến người tiêu dùng

(2)  Điều chỉnh hành vi người tiêu dùng liên quan đến những sản phẩm có hại

(3)  Gia tăng nhận thức để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng đều có khả năng tự bảo vệ mình trước những sản phẩm có hại

Chính phủ ban hành các qui định để kiểm soát lượng chất thải ra môi trường, thông qua đó điều chỉnh hành vi của tổ chức. Trong một vài trường hợp, chính phủ cố gắng điều chỉnh hành vi của khách hàng cuối cùng trở nên có trách nhiệm hơn. Chẳng hạn một vài chính phủ thành lập các câu lạc bộ tái chế sản phẩm mà đối tượng tham gia chủ yếu là người tiêu dùng tự nguyện.

Ø     Marketing xanh giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Marketing xanh như một nỗ lực liên quan đến chi phí hay lợi nhuận. Việc thải những chất độc hại ra môi trường có thể làm giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. Có một vài doanh nghiệp cho rằng, việc gia tăng các nỗ lực Marketing xanh có thể làm tăng chi phí, nhưng thật ra việc tìm kiếm các giải pháp tái sử dụng những sản phẩm đã qua sử dụng, điều này không những phát triển hệ thống sản xuất hiệu quả mà còn giảm nguồn nguyên liệu thô. Điều này tạo ra một tác động gấp đôi, khi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc tái chế và giảm thiểu nguồn nhu cầu về nguyên liệu thô.

Trong một vài trường hợp, có doanh nghiệp còn tìm kiếm giải pháp Marketing xanh cho cả một hệ thống sản xuất thay vì chỉ dừng lại ở việc tối thiểu hóa lượng chất thải ra môi trường. trong những tình huống này, doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm nguyên liệu là những chất đã qua sử dụng.

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING XANH Ở VIỆT NAM

Tháng 9. 2006 tạp chí Thành Đạt đã tổ chức một nghiên cứu lấy ý kiến của người dân về ý thức bảo vệ môi trường, kết quả như sau:

Hỏi: Anh (chị) đã quan tâm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống như thế nào?

Kết quả nghiên cứu sơ bộ này cũng cho thấy, người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm hơn đến các  vấn đề của môi trường, đặc biệt khi “Hội nghị về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen – COP 15, Đan Mạch” thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng toàn thế giới.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ứng dụng Marketing xanh trong các hoạt động Marketing của mình. Nokia là một ví dụ điển hình, công ty này luôn xứng đáng là người tiên phong trong  tất cả các hoạt động của mình, từ những sản phẩm tích hợp công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khiến mọi khách hàng phải chú ý, đến những chương trình truyền thông tương tác trên Internet khá hiệu quả, thu hút sự tham gia bầu chọn của rất nhiều khách hàng trẻ tuổi, đến gần đây nhất là hoạt động thu gom những điện thoại cũ để tái chế nhằm mục đích tạo ra một môi trường sống trong lành cho khách hàng của mình. Lợi ích mà Nokia dành cho khách hàng của mình không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đẳng cấp, mà còn thể hiện qua hành động có trách nhiệm với cộng đồng.

Tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu, nhưng việc ứng dụng Marketing xanh của các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường, tránh sự trả đũa của thiên nhiên khi tình trạng mất cân bằng sinh thái xảy ra.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều công ty như Vedan, làm ngơ với những thiệt hại mà người dân sống dọc dòng Thị Vải gánh chịu, so với số tiền mà Vedan sẽ đền bù sẽ rất nhỏ với những lòng tin thương hiệu sụp đổ của người tiêu dùng. Đây có lẽ là bài học cho tất cả công ty khác ở Việt Nam.

( bài của gv khoa QTKD  - Trường Duy Tân )




 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
26/10/2020 09:10 # 2
lehaly
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/20 (40%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 01/10/2020
Bài gởi: 18
Được cảm ơn: 0
Tạo thu nhập thụ động hiệu quả bằng tiếp thị liên kết Kyna


Nội dung đã bị ẩn
Được xóa bởi: doduhieu vì:Nội dung không phù hợp
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024