Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/09/2011 21:09 # 1
Carnation
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 119/140 (85%)
Kĩ năng: 78/170 (46%)
Ngày gia nhập: 24/12/2009
Bài gởi: 1029
Được cảm ơn: 1438
Cảnh giác nguy cơ ung thư từ hiện tượng chảy máu chân răng


 

Cảnh giác nguy cơ ung thư từ hiện tượng chảy máu chân răng

 
 Theo kenh14.vn

Liệu điều này có phải là sự thật không vậy?

Chào bác sĩ,

Em năm nay 16 tuổi. Gần đây em đang gặp phải một vấn đề sức khỏe rất khó chịu đó là em thường xuyên bị chảy máu chân răng. Nhưng bất thường ở chỗ cứ mỗi lần bị như vậy là em phải mất một lúc (chừng 5 phút) mới có thể cầm máu được. Gia đình em trước đây có một người bác cũng bị chảy máu chân răng nhiều và nay mới phát hiện rằng bác bị thế là do ung thư máu nên cả nhà đang rất lo lắng cho sức khỏe của em. Mong bác sĩ hãy giải đáp cho em liệu có phải em cũng bị bệnh giống bác em rồi không ạ? Em xin cảm ơn! (cyam…@yahoo.com)

Trả lời:

chào em,
Chảy máu chân răng chỉ là một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau và hay gặp trong một số bệnh thông thường như:
- Bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…
- Bệnh thuộc hệ thống tạo máu do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
- Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
- Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…

 Trong khi đó, triệu chứng chung của bệnh ung thư máu là sốt, rét run, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, giảm cân. Ngoài ra, người mắc căn bệnh này còn sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi (đặc biệt là về đêm), đau khớp và xương. Tuy nhiên, em chớ nên vội vã lo sợ vì ung thư máu là một bệnh có tỉ lệ phần trăm (%) di truyền rất thấp mà thôi. 

 
 

Vì thế, để xác định chính xác căn nguyên gây chứng chảy máu chân răng của em và có hướng điều trị kịp thời thì bác sĩ Mèo khuyên em nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như thử công thức máu và thăm dò chức năng gan tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa.

Thêm vào đó em cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng tốt, như súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy. Lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật (dùng bàn chải mềm chải dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, không chải quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi). Ngoài ra nên bổ sung thêm trong chế độ ăn các loại vitmin C, canxi...

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

 
 
Bác sĩ Mèo Còi


Lương Linh - D17KKT2
 Mail: Carnation.dtu@gmail.com
Yahoo: lily_alanna_1088

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024