Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/06/2013 07:06 # 1
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu

Google chính thức công bố dự án Project Loon với ý tưởng gây kinh ngạc và được đánh giá là điên rồ: mang Internet đến mọi nơi xa xôi trên hành tinh bằng công nghệ ra đời từ thế kỷ thứ 19.

"Chúng tôi tin rằng việc xây dựng chuỗi các khinh khí cầu bay vòng quanh trái đất nhờ sức gió để cung cấp khả năng truy cập Internet cho khoảng 2/3 tổng số người dân trên thế giới tương tự mạng lưới 3G hiện nay là điều hoàn toàn khả thi", Google viết trên blog.

Loon-1371434393_500x0.jpg

Theo hãng dịch vụ tìm kiếm Mỹ, mạng Internet "trôi nổi" trong không gian này sẽ được khai thác để tiếp cận những khu vực hẻo lánh, vùng sâu vùng xa. Dù vậy, việc đặt tên chương trình là Project Loon cũng cho thấy Google thừa hiểu tính điên rồ của dự án. Loon có nghĩa là "kẻ điên", "mất trí". Một trong những mục đích khác của hãng này là giúp duy trì liên lạc trong suốt các thảm họa thiên nhiên.

Khinh khí cầu hoạt động bằng nguồn năng lượng mặt trời và có thể điều khiển từ xa sẽ di chuyển trong gió ở độ cao 20 km so với bề mặt trái đất và kết nối với các ăng-ten và trạm tiếp nhận trên mặt đất.

Một rào cảo hiển nhiên với Project Loon là khinh khí cầu luôn di chuyển, khiến người dùng khó có thể bắt sóng lâu. Google cho hay họ đã có kế hoạch để duy trì khinh khí cầu ở những nơi cần thiết bằng việc sử dụng "các thuật toán phức tạp và sức mạnh điện toán".

Cuộc thử nghiệm đầu tiên đang diễn ra ở New Zealand. Google đang tìm kiếm các đối tác cho giai đoạn tiếp theo của dự án để hiện thực hóa ước mơ kết nối và chia sẻ dữ liệu của con người ngay cả khi họ đang ở những góc xa nhất, khó tiếp cận nhất của thế giới như giữa sa mạc, trên đỉnh núi, Nam Cực...

VNEXPRESS.NET



Không kí....




 

 
19/06/2013 08:06 # 2
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Nếu bạn là người dùng thường xuyên theo dõi các tin tức cập nhật thì chắc hẳn đang sở hữu cho mình khá nhiều danh sách các Common Feed List (hay RSS). Với khả năng tự nhận biết được đường dẫn RSS trong trình duyệt Internet Explorer cùng tính năng duyệt tin RSS có sẵn trên Outlook​ 2013, bạn có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu RSS giữa 2 ứng dụng với nhau.

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Trước hết, bạn cần kích hoạt tính năng cho phép sử dụng danh sách các RSS (Common Feed List) từ Internet Explorer của Outlook 2013. Mở ứng dụng Outlook 2013 và truy cập vào lệnh "File".

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Chọn tiếp "Options".

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Trong hộp thoại Outlook Settings, bạn chọn "Advanced".

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Bạn chú ý đến nhóm tùy chọn "RSS Feeds", bây giờ bạn hãy đánh dấu vào tùy chọn "Synchronize RSS Feeds to the Common Feed List (CFL) in Windows".

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Nhấn "OK" để lưu lại tùy chọn.

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Tiếp theo là việc tạo danh sách Common Feed List từ Internet Explorer. Trước hết bạn cần phải cho biểu tượng RSS Feed của Internet Explorer hiện ra trên thanh công cụ bằng cách nhấn phải chuột vào thanh điều hướng trên IE và chọn lệnh "Command bar".

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Khi thanh Command bar biểu tượng RSS xuất hiện, bạn hãy nhấn vào và chọn Feed mình cần sử dụng.

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Trình duyệt sẽ tự động hiển thị địa chỉ trang Feed RSS mà bạn đã chọn. Bây giờ bạn nhấn vào dòng lệnh "Subscribe to this feed".

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Một cửa sổ popup sẽ xuất hiện, bạn hãy tiến hành đặt tên và thiết lập một số thông tin cho thư mục Feed của mình. Sau cùng, bạn nhấn "Subscribe" để lưu lại.

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Bây giờ trên trình duyệt sẽ xuất hiện thêm thông báo hoàn thành việc thêm địa chỉ RSS Feed vào IE. Bạn có thể nhấn vào đường dẫn "View my feeds" để xem danh sách các Feed mà mình đã thêm.

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

Mở lại Outlook 2013, bạn sẽ thấy được tùy chọn RSS Feeds đã được tự động thêm vào phía dưới của danh sách tài khoản email.

Chia sẻ dữ liệu RSS giữa Internet Explorer và Outlook

BÀI VIẾT



Không kí....




 

 
19/06/2013 08:06 # 3
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Sau Google I/O, Google Chrome cũng đã có thêm tính năng Voice Search giống như Google Now. Hãy xem nó hoạt động ra sao.

Như vậy là trong phiên bản Google Chrome 27 vừa được phát hành, Google đã chính thức tích hợp tính năng "Google Now - Like Voice Search" vào phiên bản mới của trình duyệt số 1 hiện nay.

Tính năng này cho phép bạn nhấn vào biểu tượng micro khi truy cập vào web Google.com để thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói. Điều đáng chú ý ở đây là bạn có thể tìm kiếm theo kiểu đang nói vào micro và Chrome sẽ phản hồi lại  bằng kết quả tìm kiếm của cụm từ vừa phát âm.

Thế làm sao để sử dụng tính năng này? Mời bạn tham khảo hướng dẫn sau:

Trước hết, hãy chắc chắn là bạn đang sử dụng phiên bản Google Chrome mới nhất, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn vào nút Options > About Google Chrome.

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Tiếp theo, truy cập vào trang tìm kiếm Google.com trên trình duyệt. Bây giờ bạn hãy quan sát, nếu bạn đang sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, hãy đổi thành tiếng Anh bằng liên kết ngôn ngữ phía dưới thanh tìm kiếm.

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Sau khi chuyển sang tiếng Anh, biểu tượng bàn phím ảo trên khung tìm kiếm sẽ biến mất, và thay thế cho nó là biểu tượng của chiếc micro.

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Lý do cho sự thay đổi này là vì tính năng Google Now - Like Voice Search không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt. Bây giờ bạn hãy nhấn vào biểu tượng micro để kích hoạt sử dụng tính năng Google Now - Like Voice Search trên Google Chrome.

Khi nhấn vào biểu tượng micro, Google Chrome sẽ hỏi bạn có cho phép Google sử dụng tính năng microphone của máy tính không, bạn hãy nhấn "Allow" để chấp nhận. Trong lần sử dụng kế tiếp, tùy chọn này sẽ được bỏ qua.

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Khi trên màn hình xuất hiện dòng chữ "Listening", tức là Google đang "lắng nghe" bạn nói. Giờ bạn hãy "nói" cho Google nghe về cụm từ bạn cần tìm kiếm, Google sẽ nhắc lại và hiển thị kết quả ngay cho bạn.

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Ví dụ ở đây tôi nói "helo".

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Và đây là kết quả.

Hướng dẫn trải nghiệm tính năng Google Now - Like Voice Search trong Chrome

Khá thú vị phải không? Chúc bạn thành công!

BÀI VIẾT



Không kí....




 

 
19/06/2013 08:06 # 4
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Cách tích hợp các dịch vụ Google vào Windows 8

Hướng dẫn các bước tích hợp những dịch vụ phổ biến của Google như Gmail, Google Search, trình duyệt Chrome vào Windows 8.

Windows 8 được thiết kế để quảng bá những dịch vụ web của Microsoft như Bing, Internet Explorer, Outlook.com… nhưng điều đó không có nghĩa là Windows 8 chỉ bị giới hạn ở những dịch vụ của Microsoft. Các dịch vụ của Google như Gmail, Google Search, Chrome… đều có thể được tích hợp vào Windows 8.

Google Search

Sau khi cài đặt ứng dụng Google Search từ Windows Store, bạn sẽ thấy một tile (ô) để mở ra màn hình tìm kiếm Google kiểu Windows 8. Ứng dụng này được thiết kế để cạnh tranh với ứng dụng tìm kiếm Bing của Microsoft.

Cách tích hợp các dịch vụ Google vào Windows 8

Nếu dùng trình duyệt Internet Explorer, bạn có thể thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định của Internet Explorer thành Google. Tuy nhiên, bạn chỉ truy cập được lựa chọn này từ phiên bản desktop của Internet Explorer, mặc dù những thay đổi cũng có tác dụng tới phiên bản Modern UI của Internet Explorer.

Cách tích hợp các dịch vụ Google vào Windows 8

Chrome

Google cung cấp một phiên bản Google Chrome cho Windows 8. Nếu cài đặt Chrome và đặt đây làm trình duyệt mặc định, bạn có thể sử dụng phiên bản Modern UI của Google Chrome trong môi trường Windows 8. Từ đó, bạn sẽ truy cập được những dữ liệu được đồng bộ với tài khoản Google của bạn như bookmark, ứng dụng, các phần mở rộng (extention) và những dữ liệu trình duyệt khác.

Cách tích hợp các dịch vụ Google vào Windows 8

Bạn có thể chuyển đổi giữa hai chế độ trình duyệt Chrome trên Windows 8 – chế độ desktop và chế độ Windows 8 – bằng cách dùng lựa chọn "Relaunch Chrome" trong menu của trình duyệt.

Lưu ý là Google Chrome không hoạt động trên Windows RT. Microsoft cấm trình duyệt của hãng thứ ba hoạt động trên Windows RT, cũng như cấm các ứng dụng desktop của hãng thứ ba. Trên những máy tính chạy Windows RT như Microsoft Surface RT, bạn sẽ phải dùng Internet Explorer cho mọi hoạt động duyệt web.

Gmail, danh bạ và lịch

Ứng dụng Mail của Windows 8 hỗ trợ cả tài khoản Gmail. Bạn có thể đọc email, gửi email và xem thông báo về email mới của tài khoản Gmail trên “live tile” của ứng dụng Mail.

Để thêm vào tài khoản Gmail, mở ứng dụng Mail, nhấn tổ hợp phím Windows+I để mở charm Settings, chọn “Accounts”.

Cách tích hợp các dịch vụ Google vào Windows 8

Nhấn vào lựa chọn Google account, sau đó nhập địa chỉ gmail và password (mật khẩu) của bạn.

Cách tích hợp các dịch vụ Google vào Windows 8

Lưu ý: Mặc dù hiện tại bạn vẫn có thể thêm vào tài khoản Google và đồng bộ danh bạ, lịch với các ứng dụng People và Calendar trên Windows 8, nhưng Google sắp ngừng hỗ trợ giao thức Microsoft Exchange ActiveSync cho những tài khoản miễn phí (giao thức Exchange ActiveSync cho phép đồng bộ Lịch, Gmail và danh bạ từ một máy chủ sang một thiết bị di động).

Việc hỗ trợ giao thức Exchange ActiveSync sẽ hết hạn vào ngày 31/04/2013. Sau ngày đó, bạn sẽ phải truy cập Gmail thông qua IMAP của ứng dụng Mail. Danh bạ và lịch trong các ứng dụng People và Calendar sẽ không thể truy cập được trừ khi Microsoft bổ sung việc hỗ trợ các tiêu chuẩn CalDAV và CardDAV cho những ứng dụng này.

BÀI VIẾT



Không kí....




 

 
19/06/2013 08:06 # 5
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Những tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trong Windows

Qua một thời gian dài sử dụng, trên máy tính cá nhân của bạn chắc hẳn sẽ tích lũy rất nhiều tệp tin dữ liệu. Mặc dù chúng được tổ chức và sắp xếp theo một trật tự nhất định nhưng đôi khi muốn tìm kiếm một tệp tin cụ thể hay một tệp tin trùng lặp trong đó bạn phải vẫn phải dựa vào trình tìm kiếm mặc định của Windows hoặc sử dụng các phầm mềm của hãng thứ ba.

Để lựa chọn cho mình một tiện ích phù hợp với nhu cầu sử dụng, hãy tham khảo một số chương trình dưới đây

Ava Find:

Ava Find chính là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Google Desktop Search, ngay sau khi được kích hoạt nó sẽ thay thế Microsoft Find quét toàn bộ các ổ đĩa và thiết bị lưu trữ của bạn để tìm các tệp tin. Kết quả sẽ được hiển thị ngay sau khi gõ ký tự từ bàn phím, bạn có thể giới hạn kết quả tìm kiếm theo thư mục hoặc ổ đĩa hay theo phân loại như Videos, Music, ứng dụng, những gì tải về gần đây nhất. Nhược điểm của Ava Find là mất nhiều thời gian tìm kiếm, đối với một ổ đĩa dung lượng 20GB thì mất khoảng 1 phút để hoàn tất, không có tính năng Stop, sau 30 ngày thì chương trình sẽ không cho phép bạn xóa, đổi tên và các tính năng khác từ cửa sổ hiển thị kết quả tìm kiếm.

Những tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trong Windows

Auslogics Duplicate File Finder:

Đây là một chương trình cơ bản cho phép bạn tìm và xóa bỏ các tệp tin trùng lặp đang chiếm dụng không gian đĩa cứng của bạn. Nó sẽ mang lại sự hữu ích cho người dùng khi biết rằng với không gian đĩa bị hạn chế mà không thể tìm ra lý do tại sao. Auslogics Duplicate File Finder có giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng, bạn chỉ cần chọn các thư mục muốn tìm kiếm rồi thiết lập các tiêu chí phù hợp và định dạng tệp tin sau đó nhấn nút Scan. Chương trình sẽ hiển thị một danh sách các tệp tin trùng lặp và cho phép bạn lựa chọn xóa bỏ chúng.

Những tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trong Windows

X1 Professional Client:

X1 Professional Client cũng là một tiện ích tìm kiếm têp tin mạnh mẽ và an toàn dành cho Windows. Nó không chỉ tìm kiếm trên 500 định dạng tệp tin khác nhau trên ổ đĩa cục bộ và ổ đĩa mạng mà còn có thể tìm kiếm email, file đính kèm trên các chương trình duyệt mail như Outlook Express, Outlook, Lotus Notes, Thunderbird. Không giống như các chương trình khác, X1 Professional Client có thể hiện thị kết quả ngay lập tức khi bạn gõ ký tự liên quan từ bàn phím, nội dung của tệp tin còn được hiển thị ở dạng Thumbnails giúp bạn xác định những gì mà mình cần. Bên cạnh đó, với mỗi một kết quả được chọn người dùng còn có thể tùy chọn mở, gửi qua email, in, nén, xóa, truy cập thư mục gốc.

Những tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trong Windows

Search and Replace 98:

Đây không phải là một công cụ tìm kiếm file đơn thuần như các chương trình khác, mà nó có thể tìm kiếm và thay thế một đoạn text cụ thể trong các tệp tin của bạn. Điều này rất hữu ích khi bạn cần thực hiện thay đổi rất nhiều tài liệu, Search and Replace 98 được phát triển từ lâu nhưng vẫn rất phổ biến và cần thiết cho các nhà lập trình khi họ muốn chỉnh sửa lại hàng nghìn tệp tin. Tuy đã từng là một sản phẩm thương mại nhưng ngày nay nó đã có sẵn phiên bản miễn phí và có hiệu xuất làm việc tương đối chính xác. Trên giao diện của chương trình, tại thẻ Search & Replace bạn nhấn nút Pick Directory để duyệt một thư mục trong ổ đĩa, chọn định đạng file ở ô phía dưới, chọn một file trong danh sách và nhấn nút Load File, sau đó gõ text cần tìm kiếm vào ô Find a single line hoặc Find multiple lines, tương tự nhập text để thay thế trong thẻ Replace text, cuối cùng nhấn nút Start để thực hiện.

Những tiện ích hỗ trợ tìm kiếm trong Windows

BÀI VIẾT



Không kí....




 

 
17/09/2013 13:09 # 6
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Chế độ Hibernate trên Windows 8

Mặc định, Windows 8 không có tùy chọn Hibernate trong trình đơn Power. Với vài bước đơn giản sau đây, bạn có thể khôi phục lại và sử dụng chế độ “ngủ đông” quen thuộc này như trong các phiên bản Windows trước đây.

Khi chuyển sang chế độ ngủ “Sleep”, laptop vẫn sử dụng một ít lượng điện năng để cung cấp cho bộ nhớ RAM, giữ tình trạng hệ thống nằm trong RAM và cho phép khởi động lại nhanh chóng chỉ sau vài giây. Trong khi đó, ở chế độ ngủ đông “Hibernate”, laptop lưu tình trạng hệ thống sang ổ cứng và hầu như tắt nguồn hoàn toàn. Nếu tạm thời không dùng laptop trong vài giờ, thì tùy chọn Hibernate sẽ giúp tiết kiệm một phần đáng kể pin cho máy hơn so với tùy chọn Sleep.

Để kích hoạt chế độ Hibernate trong laptop Windows 8, hãy thực hiện các bước sau đây:

Tại màn hình Start của Windows 8, gõ từ “Power” để làm xuất hiện khung Search rồi chọn Settings ngay dưới đó.

1-1376874219_500x0.png

Chọn “Change what the power buttons do” ở danh sách bên trái.

2-1376874219_500x0.png

Trong cửa sổ System Settings vừa xuất hiện, hãy nhấn vào tùy chọn “Change settings that are currently unavailabe”. Ngoài ra, nếu muốn hệ thống tự động chuyển sang chế độ Hibernate khi nhấn nút nguồn hay gập màn hình laptop, bạn cũng có thể cấu hình tại cửa sổ này trong phần “Power and sleep buttons and lid settings”.

3-1376874220_500x0.png

Sau đó, kéo thanh cuộn xuống phía dưới cửa sổ đến phần “Shutdown settings” và đánh dấu chọn Hibernate để kích hoạt tính năng này. Cuối cùng nhấn nút “Save changes” để hoàn thành.

4-1376874220_500x0.png

Giờ đây, mỗi khi vào trình đơn Power của phần Settings trên thanh Charms bar, bạn sẽ thấy xuất hiện thêm tùy chọn Hibernate trong danh sách ngoài các tùy chọn có sẵn trước đây là Sleep, Shutdown và Restart.

5-1376874220_500x0.png

Bài viết



Không kí....




 

 
18/09/2013 08:09 # 7
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Vi xử lí 64-bit là gì và nó giúp ích như thế nào cho các thiết bị điện toán?

Trong thời gian qua chúng ta đã được nghe nói rất nhiều về vi xử lí 64-bit, không chỉ đối với CPU cho máy tính mà còn cho cả thiết bị di động. Điện toán 64-bit đang là xu thế không thể tránh khỏi trong lĩnh vực thiết bị và phần mềm công nghệ. Vậy bộ xử lí 64-bit là gì, nó khác với 32-bit như thế nào và nó giúp ích gì cho những thiết bị mà chúng ta dùng hằng ngày?

Phân biệt kiến trúc 64-bit nói chung với x86-64

Có một số khái niệm mà bạn cần phân biệt rõ trước khi tiếp tục tìm hiểu bài viết, bao gồm:

x86: Đây là tên của một bộ tập lệnh chỉ dẫn do Intel và AMD phát triển. Nó được xây dựng dựa trên vi xử lí Intel 8086, một con chip ra mắt năm 1978. Lý do có chữ "x86" đó là vì những model kế nhiệm cho 8086 cũng được đặt tên có đuôi là "86". Trước đây x86 hỗ trợ điện toán 16-bit, giờ đây là 32-bit. Đối thủ cạnh tranh với x86 chính là ARMv7, tập lệnh chỉ dẫn do hãng ARM của Anh phát triển và hiện đang được dùng cực kì nhiều trong các thiết bị di động như smartphone, tablet.

x86-64: còn có tên khác là x64, x86_64 hoặc amd64. Đây là cái tên dùng để chỉ phiên bản 64-bit của tập chỉ dẫn x86 mà mình mới nói tới. Cấu hình x86-64 ban đầu được tạo ra bởi AMD. Lúc mới ra mắt, AMD gọi x86-64 là AMD64, Intel thì gọi bằng cái tên IA-32e và EMT64. Cách gọi tập chỉ dẫn này cũng khác nhau với các hãng phần mềm, Apple thì gọi là x86_64, Sun Microsystem (giờ đã thuộc về Oracle) và Microsoft thì gọi là x64, nhiều bản distro Linux lại dùng chữ AMD64. AMD K8 là vi xử lí đầu tiên trên thế giới sử dụng x86-64. Đối thủ của x86-64 là ARMv8, phiên bản hỗ trợ điện toán 64-bit tiếp nối cho ARM v7.

Nói về hệ điều hành: Windows 95, 98, XP, Vista, 7 chỉ chạy được trên chip x86/x64, Windows 8 có bản cho x86/x64 và ARM. Linux, Android thì có thể chạy cả trên chip x86/64 lẫn chip ARM. iOS hiện chỉ mới có thiết bị dùng CPU ARM.

IA-64: kiến trúc này sử dụng trong dòng vi xử Intel Itanium, chủ yếu xuất hiện trong những máy chủ doanh nghiệp hoặc hệ thống tính toán hiệu năng cao chứ ít dùng trong máy tính cá nhân. IA-64 hoàn toàn khác biệt và cũng không tương thích với các lệnh của tập lệnh x86 hay x86-64.

32-bit và 64-bit: Hai con số này dùng để chỉ độ dài thanh ghi (register) của CPU và là một loại hình điện otán chứ không phải là một tập kiến trúc lệnh như ba thứ mà bạn vừa đọc ở trên. Người ta có thể dùng khái niệm 32-bit và 64-bit để chỉ CPU hoặc phần mềm. Chi tiết về 64-bit sẽ được giải thích ở bên dưới.

CPU hoạt động như thế nào?

Trước khi đi vào xem 64-bit là gì thì chúng ta cần biết cách hoạt động cơ bản của vi xử lí. Phần dưới đây được trích và có chỉnh sửa từ bài viết Chip 64-bit là gì và nó có gì hơn so với chip 32-bitcủa bạn @ronaldo5285

Về cơ bản, CPU dùng để thực hiện những phép tính toán. Những phần mềm mà chúng ta sử dụng hằng ngày thực chất cũng là mỗi chuỗi rất rất nhiều các phép toán chứ không phải khi nào bạn chạy app calculator mới gọi là tính. Chẳng hạn, nếu muốn một cái nút xuất hiện thì hệ điều hành hoặc phần mềm phải dùng dữ liệu để tính và vẽ nó ra, với tọa độ và kích thước như mong muốn. Hoặc khi bạn nhập liệu, máy tính phải "dịch" các bit 010101 để chuyển nó thành kí tự cho chúng ta xem. Tương tự khi chơi game, việc tính toán bước đi, đường đạn,… cũng đều là chuỗi các phép tính.

CPU gồm nhiều bộ phận, nhưng ở đây chúng ta sẽ miêu tả hoạt động của nó qua 2 thành phần chính: ALU (Arithmetic logic unit - bộ xử lý tính toán) và registers (thanh ghi). Register, ALU, và một số linh kiện khác hợp thành một nhân CPU. ALU có thể thực hiện những phép toán thông thường như cộng trừ, nhân, chia; ngoài ra còn có thể chạy những phép logic như so sánh 'hoặc', 'và'. Những CPU đời mới còn có phần xử lí dấu chấm động riêng (FPU) để thực hiện những phép tính rất phức tạp.

Trong khi đó, register thực chất là một loại bộ nhớ được tích hợp thẳng vào CPU và nó có tốc độ hoạt động bằng hoặc gần sát với CPU. Dung lượng của register thường rất nhỏ. Có nhiều loại register lắm, ví dụ như data register (chứa dữ liệu số học, dấu chấm động, kí tự, mảng dữ liệu), address register (chuyên dùng để chứa địa chỉ của dữ liệu nào đó trên bộ nhớ), general purpose register (có thể chứa cả dữ liệu và địa chỉ), vector register (chứa dữ liệu để xứ lí vector), integer register (chuyên chứa số thực), SIMD (dùng để tính toán song song)...

Về con số 32-bit hay 64-bit, những CPU 32-bit sẽ có bộ ALU và register với độ rộng là 32-bit, còn CPU 64-bit thì sẽ có độ rộng của những thành phần này là 64-bit.
 

Kien_truc_bo_nho_may_tinh.
Cấu trúc bộ nhớ máy tính


Vậy tại sao đã có RAM là bộ nhớ, lại có thêm register và cache (L1, L2, L3) để làm gì? Register và cache ra đời để khắc phục hiện tượng nghẽn cổ chai khi mà tốc độ CPU quá nhanh, trong khi tốc độ RAM thì không bằng nên gây ra "thời gian chết" vì RAM không kịp đưa dữ liệu cho CPU xử lí. Như đã nói ở trên, register có tốc độ họa động cực nhanh, gần như bằng với CPU, cache thì có tốc độ thấp hơn một chút nhưng vẫn nhanh hơn nhiều so với RAM. Nếu trong register không có dữ liệu CPU cần, nó sẽ tìm trong cache. Nếu có thì xử lí, nếu không thì tiếp tục lấy từ RAM. Tương tự, nếu trong RAM vẫn chưa có dữ liệu mà CPU cần, nó sẽ tìm trong ổ lưu trữ vĩnh viễn, chính là HDD, SSD, thẻ nhớ, chip eMMC,... Càng tìm nhiều thì mất thời gian càng nhiều. Kim tự tháp ở trên chính là cấu trúc bộ nhớ máy tính và CPU sẽ tìm lần lượt từ trên xuống dưới.
 

microprocessor1.


Ở trong hình là sơ đồ giản lược của một CPU. Ngoài ALU và register, bạn cần biết một số khái niệm quan trọng khác như:

  • Address bus: là chiếc xe buýt để "chở" địa chỉ nơi cất giữ giá trị trên bộ nhớ (RAM hoặc ROM) đến với CPU. Đây thực chất là một tập hợp các dây dẫn. Bus có kích thước, hay còn gọi là độ rộng (width), tương tự như số chỗ ngồi trên xe. Ví dụ, nếu width của bus là 16-bit thì nó có thể chuyên chở 16 bit dữ liệu cùng lúc. Ngoài ra bus còn có tốc độ của riêng mình và được đo bằng đơn vị MHz. Đây chính là con số theo sau RAM mà bạn hay thấy, ví dụ DDR3 1333MHz, 1600MHz.
  • Data bus: chiếc xe buýt "chở" dữ liệu thật sự từ bộ nhớ đến CPU hoặc ngược lại. Data bus cũng có kích cỡ và tốc độ như đã nói ở trên.
  • Read (RD) và Write (WR) line: CPU sẽ dùng hai dòng này để nói với bộ nhớ rằng nó đang muốn lấy dữ liệu (read) hay đang muốn ghi dữ liệu (write) lên địa chỉ đã định trước.

Mình sẽ miêu tả hoạt động của CPU qua 1 phép tính rất đơn giản: c=a+b

Để thực hiện phép toán trên thực ra cần rất nhiều bước:

Bước 1: CPU cần biết địa chỉ, nơi cất giữ giá trị của biến a trong bộ nhớ (RAM). CPU sau đó sẽ chuyển địa chỉ đó cho 1 chiếc xe buýt, và chiếc xe buýt đó sẽ chở dữ liệu của biến a đến thanh ghiregisterA trên CPU.

Bước 2: Điều tương tự sẽ diễn ra với b, dữ liệu của biến b được ghi vào thanh ghi registerB.

Bước 3: ALU sẽ thực hiện phép cộng và ghi kết quả vào thanh ghi registerC.

Bước 4: CPU lại gọi bus và chuyển kết quả từ registerC đến gán cho biến c. Khi đó giá trị của biến c sẽ được lưu trên RAM và phần mềm yêu cầu thực hiện phép tính sẽ biết được kết quả phép tính là bao nhiêu.

32-bit hay 64-bit đóng vai trò gì trong kiến trúc của CPU?

Như đã nói ở trên, 32-bit và 64-bit chính là độ dài của register, và đồng thời là độ dài của địa chỉ mà CPU sử dụng.

Để đơn giản thì mình ví dụ độ dài của thanh ghi lần lượt là các chữ số thập phân. Để thực hiện phép tính 12+34 trên CPU có thanh ghi độ dài 1, ALU sẽ phải thực hiện 2 phép tính: 1+3 và 2+4, sau đó nối kết quả lại với nhau. Nếu CPU có độ dài là 2 thì nó sẽ có thể thực hiện phép tính 12+34 và cho ra kết quả ngay lập tức, khỏi phải tính từng bước.

Còn về độ dài địa chỉ thì nó giống như độ dài số điện thoại. Nếu số điện thoại của bạn chỉ có 6 chữ số nghĩa là có tối đa 1 triệu số điện thoại khác biệt nhau. Tương tự vậy, mỗi byte dữ liệu trên RAM cần 1 địa chỉ để liên lạc và chứa dữ liệu. Với kiến trúc 32-bit, như đã nói ở trên, ta sẽ có 2^32 = 4294967296 số địa chỉ, tức khoảng 4,29 tỉ địa chỉ, và cũng tương ứng với dung lượng 4GB. Trong trường hợp này, nếu có nhiều hơn 4GB RAM thì phần nhiều hơn đó sẽ không có địa chỉ, và CPU không cách gì "liên lạc" đến chúng được.

Do nhu cầu sử dụng bộ nhớ ngày càng lớn hơn nên người ta mới cần đến kiến trúc 64-bit. Khi đó, chúng ta sẽ có 2^64 địa chỉ có thể xài được, tức khoảng 1.8446744 x 10^19 địa chỉ, tương đương dung lượng 16 exbibyte, lớn hơn rất rất rất nhiều so với kiến trúc 32-bit. Ngày nay bạn có thể bắt gặp những chiếc máy tính RAM 6GB, 8GB, 16GB, 32GB một cách dễ dàng. Chưa kể đến các máy chủ, chúng có đến hàng trăm GB RAM. Tất nhiên là tổng số địa chỉ (dung lượng RAM) mà hệ điều hành 64-bit hỗ trợ thì không đạt đến con số rất lớn như trên, giới hạn phần cứng trên mainboard cũng là yếu tố khác, nhưng nhìn chung thì vẫn vượt xa mức 4GB của các OS 32-bit. Bên dưới là bảng dung lượng RAM tối đa mà Windows 7, Windows 8 và OS X có thể hỗ trợ.
 

He_dieu_hanh_64_bit.


Lợi ích và hạn chế của vi xử lí 64-bit
 

microprocessor-athlon-64.

1. Lợi điểm của vi xử lí 64-bit

- Với phép tính dài, bạn sẽ thực hiện nhanh gấp đôi như ví dụ phép tính 12 + 34 ở trên.

- CPU sẽ có thể truy cập được nhiều địa chỉ trên RAM hơn. Điều này đã tỏ ra hữu ích trong bối cảnh máy tính giờ đây đã có nhiều model sử dụng 6GB, thậm chí là 8GB và 16GB RAM. Trong thời gian tới, thiết bị di động rồi cũng sẽ được trang bị RAM trên 4GB và đó là lúc vi xử lí 64-bit trở thành điều bắt buộc.

- Ngoài tra, tranh thủ việc thay đổi kiến trúc lên 64-bit, số lượng register và số lượng câu lệnh chỉ dẫn (instructions) cũng được tăng lên. Về số lượng thanh ghi thì như ví dụ ở trên, nếu bạn chỉ có 3 thanh ghi, sau khi thực hiện câu lệnh xong thì bạn sẽ phải xoá dữ liệu trên thanh ghi đó để có thể tiếp tục thực hiện phép tính khác. Nếu sau đó bạn có phép tính gì đến biến c chẳng hạn bạn sẽ phải lại gọi bus chở dữ liệu lại cho bạn, mất thời gian hơn. Còn nếu có nhiều thanh ghi, bạn cứ để tạm những cái biến kia ở đó để sau này dùng lại cũng được.

- Lợi ích của việc tăng số lượng câu lệnh: ví dụ như chip của bạn chỉ có câu lệnh thực hiện phép cộng. Khi đó bốn phép tính 3+3+3+3 bạn sẽ phải chạy câu lệnh (+) 3 lần. Nếu máy tính của bạn có câu lệnh nhân, bạn chỉ cần chạy 1 lệnh 3x4 là xong. (Tuy nhiên, bản thân chip di động đã là giản lược rất nhiều câu lệnh so với chip máy tính. Nên dù tăng thêm số câu lệnh, độ dài câu lệnh vẫn ko thay đổi, vẫn là 32 bit.)

2. Nhược điểm của chip 64-bit

- Việc địa chỉ của dữ liệu dài gấp đôi sẽ gây không ít bất lợi cho việc thiết kế hệ thống điện toán. Cứ tưởng tượng việc tự nhiên giờ nhà mạng thay đổi bắt mỗi số điện thoại 20 chữ số bạn sẽ thấy.

- Không hẳn là hại, nhưng như ví dụ ở trên nếu phép cộng là 12+34, CPU có thanh ghi dài hơn có ưu thế, nhưng nếu phép tính là 1+2 thì sao? lúc này cả 2 CPU 32-bit và 64-bit đều có tốc độ như nhau mà thôi.

- Rắc rối với phần mềm: Phần mềm là người ra lệnh cho CPU làm gì. Như ví dụ 12+34 ở trên thì phần mềm 32 bit sẽ bảo CPU thực hiện 1+3, 2+4 rồi ghép kết quả lại. Phần mềm 64-bit sẽ bảo CPU tính thẳng 12+34 luôn. Bạn sẽ thấy là nếu phần mềm 32-bit chạy với CPU 64-bit trên hệ điều hành 64-bit, nó vẫn chạy tốt, dù không được tối ưu. Nhưng nếu là phần mềm 64-bit thì nó sẽ không thể hoạt động với CPU hay hệ điều hành 32-bit. Đây chính là lý do mà Microsoft và rất nhiều hãng phát triển phải đưa ra hai phiên bản cho cùng một phần mềm. Ví dụ: Windows 7 và Windows 8 32-bit và 64-bit; Microsoft Office 32-bit và 64-bit.

- Đối với thiết bị di động, điều này sẽ khiến các hãng làm app ngại viết ứng dụng cho vi xử lí 64-bit vì nó sẽ chỉ chạy được trên một số lượng rất nhỏ, ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại. Còn nếu họ vẫn chỉ viết app cho 32-bit thì sẽ không tận dụng được lợi thế của CPU 64 bit. Do đó, cũng như trên PC, nếu lập trình viên muốn app của mình tối ưu hóa cho 64-bit thì phải làm ra hai phiên bản khác nhau, và tốn thời gian, công sức, tiền của hơn rất nhiều trong việc bảo trì và nâng cấp về sau.

64-bit trên trên thiết bị di động

Như đã nói ở trên, vi xử lí 64-bit đã chứng tỏ được năng lực và lợi ích của mình với máy tính, cả PC lẫn server hay những siêu máy tính cỡ to. CPU 64-bit sẽ giúp các máy tính tận dụng được dung lượng RAM trên mức 4GB, vốn đã trở nên cực kì phổ biến hiện nay. Nhiều máy còn xài 6GB, thậm chí là 32GB nữa kìa. Kiến trúc 64-bit cũng giúp các ứng dụng xử lí dữ liệu nhanh hơn (hay nói cách khác là chạy nhanh hơn), và có thể thấy rõ hiệu quả này ở những phền mềm đồ sộ để dựng phim, vẽ hình ảnh 3D, lập trình, cơ sở dữ liệu,… CPU 64-bit hiện nay cũng đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Hầu hết chip Intel Core i, Celeron, Pentium, các dòng APU và CPU của AMD đều là chip 64-bit. Hệ điều hành 64-bit thì cả Windows, OS X, Linux đều có cả, và chúng ta cũng đã sử dụng chúng rất nhiều trong khoảng 3 năm trở lại đây. Chip Intel trong tương lai cũng sẽ hỗ trợ nhân Android 64-bit.

Sự xuất hiện của ARMv8 

Còn trên thiết bị di động thì sao? ARM đã giới thiệu ARMv8, phiên bản 64-bit cho tập chỉ dẫn của họ từ năm 2011. So với ARMv7 vốn chỉ hỗ trợ 32-bit, kiến trúc mới này hỗ trợ thêm tập lệnh A64 để tận dụng sức mạnh của điện toán 64-bit. Tất nhiên nó vẫn có tập lệnh 32-bit để đảm bảo những app 32-bit có thể chạy bình thường trên chip 64-bit. Đến năm 2012, ARM tiếp tục công bố Cortex-A53 và Cortex-A57, hai nhân xử lí đầu tiên trên thế giới được thiết kế dựa vào ARMv8. Theo sau đó, Qualcomm, NVIDIA, Samsung, AMD, Applied Micro, Broadcom, ST Microelectronics và nhiều công ty bán dẫn khác cũng lên kế hoạch đưa ARMv8 vào sản phẩm của mình.
 

[IMG]

 

Đến tháng 9/2013, Apple tung ra vi xử lí Apple A7 dựa trên ARMv8 dùng trong điện thoại iPhone 5s. Ở thời điểm đó, Apple A7 là con chip ARM 64-bit đầu tiên chính thức xuất hiện trên một thiết bị được bán ra thị trường, còn Cortex-A53 hay A57 thì vẫn chưa xuất hiện trong chiếc smartphone hay tablet nào cả. iOS 7 đã hỗ trợ cho điện toán 64-bit, và Android cũng thế. Windows RT thì chưa, vẫn còn đang dừng ở mức 32-bit.
 

Apple_A7_chip.


Với chip A7, Apple đã giành được vị trí dẫn đầu trong việc tích hợp vi xử lí 64-bit vào thiết bị di động, và theo chuyên gia Nathan Brookwood từ hãng tư vấn Insight 64 thì Apple đang cũng dẫn trước các đối thủ Android của mình từ 9 đến 12 tháng, tức khoảng 1 thế hệ smartphone, nhờ sử dụng ARMv8. Những thiết bị mới nhất và mạnh mẽ nhất của các đối thủ Sony, LG, Samsung vẫn còn đang sử dụng tập lệnh ARMv7 trên con chip của mình (Exynos 5 Octa, Snapdragon 600/800,...), và phải sang đến năm sau thì chúng ta mới chứng kiến sự thay đổi sang nền tảng mới từ những hãng này. Tất nhiên sự khác biệt về hiệu năng sẽ còn phải chờ đánh giá chi tiết chứ chúng ta chưa thể nói Apple A7 là chip "đỉnh của đỉnh" ở thời điểm hiện tại.

Chuyên gia Patrick Moorhead từ công ty nghiên cứu Moor nói thêm rằng "không có lợi và hại khi đem 64-bit lên thiết bị di động", ngoại trừ việc chúng ta sẽ xài được nhiều hơn 4GB RAM. Dung lượng RAM của iPhone đã tăng từ 128MB của iPhone đời đầu lên thành 1GB trong iPhone 5 và có thể là 2GB trên iPhone 5s. Các máy Android cũng thế, Samsung Galaxy Note 3 hiện đang sở hữu 3GB RAM, ngấp nghé việc chuyển lên 4GB và hơn thế nữa.

Về vấn đề tương thích với phần mềm, nhiều app hiện nay vẫn còn được viết dựa vào vi xử lí 32-bit. Như đã nói ở phần nhược điểm của 64-bit, các app 32-bit vẫn sẽ chạy được trên chip mới, có điều không được tối ưu hóa mà thôi. Nói cách khác, kho app hiện tại vẫn có thể sử dụng được trên với các chip ARMv8, không có gì phải bỏ đi.

Còn nếu muốn có nhiều ứng dụng tối ưu hóa để chạy trên 64-bit thì lại là một câu chuyện khác. Các lập trình viên sẽ phải viết lại app để khai thác khả năng của CPU 64-bit, và chuyện đó cần có thời gian. Với Apple, do hãng kiểm soát chặt chẽ iOS và công cụ phát triển app nên hãng có thể đưa hệ sinh thái của mình lên thành 64-bit trong một thời gian tương đối ngắn. Còn với Google thì chúng ta hãy chờ xem sao, nhưng dựa vào sự phát triển với tốc độ chóng mặt của thị trường mobile thì thời gian cần thiết sẽ ngắn hơn rất nhiều so với PC.

Những lợi ích mà ARMv8 mang lại

Như ông Moorhead đã nói, thực chất thì việc hỗ trợ RAM dung lượng lớn hơn của 64-bit là việc của tương lai, còn hiện tại thì những cải tiến của ARMv8 mới thật sự là thứ mang lại lợi ích tức thì. Số lượng register nhiều hơn giúp Apple A7 (và cả những con chip ARMv8 khác từ Samsung, Qualcomm, NVIDIA,...) xử lí dữ liệu một cách tốt hơn, giảm đáng kể thời gian chạy những tác vụ nặng như giải mã hoặc nén video. ARMv8 có 31 register loại general purpose (vừa chứa được địa chỉ, vừa chứa được dữ liệu) sẵn sàng để truy cập bởi CPU bất kì lúc nào, trong khi đó ở chip ARMv7 thì số general purpose chỉ là 16 cái. Điều này có nghĩa là CPU ARMv8 sẽ tốn ít thời gian tìm kiếm dữ liệu từ cache và RAM hơn, đẩy nhanh tốc độ thực thi của hệ thống, ngay cả khi bạn không xài trên 4GB RAM.

Khả năng xử lí dấu chấm động của ARMv8 cũng được nâng cao so với ARMv7 nhờ số register dành riêng cho mục đích này tăng lên gấp 2. Ngoài ra ARM v8 còn hỗ trợ thêm các lệnh mã hóa và giải mã theo chuẩn AES SHA-1/SHA-2 sẵn trên chip, điều mà ARMv7 không có. Khả năng tiết kiệm điện tốt hơn khi xử lí một khối lượng dữ liệu lớn cũng là điểm mà ARMv8 làm tốt hơn so với kiến trúc tiền nhiệm.

Có nhiều người nói rằng vi xử lí 64-bit chỉ là thủ thuật marketing, và cả Apple lẫn Samsung hay bất kì hãng nào giới thiệu khái niệm 64-bit chung với thiết bị của mình đều là "ảo" hết. Thực chất thì không đúng như thế, và họ không thấy được một bức tranh toàn cảnh của thị trường thiết bị di động. Hiện nay ngày càng nhiều người xài smartphone, tablet cho những công việc mà trước đây họ chỉ làm trên máy tính, ví dụ như soạn thảo các tài liệu có nhiều hình ảnh, xử lí ảnh, thậm chí là dựng phim. Nói cách khác, chúng ta đang có một chiếc máy tính thứ hai trong túi và có thể làm gần như mọi thứ, miễn là có phần mềm để làm. Và để tốc độ trở nên nhanh hơn, chip ARMv8 là điều cần thiết, ngay cả khi bạn không xài trên 4GB RAM. Apple, Samsung, Qualcomm, NVIDIA và các hãng làm chip đều nhìn rõ xu hướng này, và họ đang tiến theo nó.

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/09/2013 08:09 # 8
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


BitTorrent Sync - đồng bộ thư mục giữa các máy tính và thiết bị di động không giới hạn dung lượng

BitTorrent Sync là công cụ do công ty BitTorrent phát triển. Nó cho phép chúng ta đồng bộ một số lượng thư mục không giới hạn giữa nhiều thiết bị với nhau, miễn là các máy đó chạy WindowsOS XLinuxAndroid hoặc iOS. Bạn cũng có thể dùng BitTorrent Sync (BTS) để gửi file từ máy này đến máy kia một cách nhanh chóng mà không cần thông qua Bluetooth, cũng chẳng cần phải cắm cáp USB lằng nhằng bởi mọi chuyện đều được thực hiện thông qua Wi-Fi hoặc 3G. Ngoài khả năng sync không giới hạn dung lượng, BTS còn hoàn toàn miễn phí và có tính bảo mật cao. Hôm nay mình sẽ viết bài hướng dẫn giúp các bạn sử dụng công cụ này nhé.

1. BitTorrent Sync hoạt động như thế nào? 

BTS đồng bộ tất cả tập tin của chúng ta thông qua giao thức peer-to-peer (P2P), hay còn gọi là giao thức ngang hàng. Đây cũng là giao thức được sử dụng trong những phần mềm torrent như uTorrent hay BitTorrent bởi nó rất hữu hiệu khi cần chuyển những tập tin có kích cỡ lớn đi đến nhiều thiết bị khác nhau. Theo BitTorrent thì ứng dụng BTS sẽ tự chọn ra thuật toán tối ưu nhất để chúng ta có thể đạt được tốc độ download và upload tối đa trong từng trường hợp sử dụng. Nếu các thiết bị của bạn đang ở trong cùng mạng LAN, LAN sẽ được xài để đẩy tốc độ nhanh hơn, còn nếu bạn đang ngoài đường, văn phòng mà muốn sync với máy tính ở nhà thì xài Internet.

Như đã nói ở trên, BTS cho phép chúng ta đồng bộ (sync) tập tin, thư mục giữa nhiều thiết bị với nhau qua mạng, nghe có vẻ giống với việc lưu trữ đám mây nhưng thực ra không phải. Các dịch vụ đám mây như Dropbox, Google Drive, iCloud, SkyDrive sẽ lấy dữ liệu từ máy A của bạn để lưu lên máy chủ của họ, sau đó khi bạn cần sync xuống thiết bị B thì máy B sẽ lên máy chủ này để tải file về.

bt-overview.

Trong khi đó, BTS không thông qua máy chủ trung gian, nó chỉ lấy tập tin từ máy này đưa qua máy khác mà thôi. Việc này giúp tốc độ đồng bộ nhanh hơn, hạn chế được tình trạng mất hoặc hỏng dữ liệu do lỗi trên máy chủ, và quan trọng nhất đó là chúng ta có thể sync dung lượng bao nhiêu tùy thích, không phải lo lắng về con số 5GB, 10GB, 15GB, 50GB như khi sử dụng các dịch vụ đám mây.

Về tính bảo mật, BTS sử dụng thuật toán AES 256-bit để mã hóa được kết nối giữa các thiết bị với nhau. Và mỗi một folder được chia sẻ đều có một khóa khác nhau, phải có được trong tay khóa này thì chúng ta mới có thể đồng bộ folder. Bạn có thể tưởng tượng rằng trong BTS, bạn cho đồng bộ một folder công việc, một folder ảnh gia đình, một folder nhạc. Với thư mục công việc, bạn có thể chia sẻ khóa của nó cho đồng nghiệp và họ chỉ được phép sync đúng thư mục này mà thôi, không thể đụng đến hai thư mục còn lại.

2. Tải về BitTorrent Sync

Trước hết bạn cần phải truy cập vào trang http://labs.bittorrent.com/experiments/sync.html, nhấn vào nút Download để tải file cài đặt BTS về nếu đang dùng Windows, OS X hay Linux. Còn nếu đang xài Android hay iOS, bạn có thể lên Google Play hoặc App Store để tải phiên bản app dành cho thiết bị di động.

Tải về BitTorrent Sync cho Android
Tải về BitTorrent Sync cho iOS

Sau khi tải app về cho máy tính, bạn tiến hành cài đặt nó như lúc cài bao phần mềm khác, không có gì phức tạp cả. Trên Android và iOS cũng tương tự. Ở lần đầu chạy lên, máy sẽ hỏi là bạn có "Secret Code" hay không, bỏ qua bước này bằng chọn chọn "Standard Setup" nhé. Ngòai ra, ứng dụng cũng sẽ có một số hướng dẫn ban đầu, bạn có thể tham khảo, còn không thì bỏ qua cũng được (nhấn vào nút "Skip this tour").

3. Thiết lập và sử dụng BTS

Sử dụng BTS cực kì dễ dàng, phải nó là rất dễ bởi bạn chẳng phải đăng nhập, chẳng phải nhớ username hay password gì cả. Như đã nói ở trên, mỗi thư mục sẽ có một khóa bảo mật riêng và chỉ cần khóa này là đã có thể bắt đầu đồng bộ.

Để cho đơn giản, mình sẽ lấy ba ví dụ: 1/ đồng bộ file giữa một máy Mac và một máy Win, 2/ sync giữa máy Mac/Win với Android/iOS, 3/ Gửi file giữa hai thiết bị di động với nhau. Lưu ý rằng giao diện của BTS trên Mac và Win giống nhau, và trên Android cũng giống iOS. Khi nào có điểm khác biệt mình sẽ nói rõ.

Ví dụ 1: Đồng bộ thư mục giữa hai máy tính với nhau - một máy Mac, một máy Windows (máy Win sang Win làm tương tự)

Trước hết, bạn phải cài app BTS trên cả Mac và Win như hướng dẫn ở phần 2. Bây giờ ví dụ như mình đang có một thư mục tên là "Thử BTS" trên Desktop của Windows, giờ mình muốn nó đồng bộ với máy Mac của mình. Hãy thử bỏ một vài tập tin vào trong folder này luôn nhé.
 

Add_Sync_Folder.


Khi đó, bạn hãy chạy ứng dụng BTS trên Windows lên. Ở giao diện chính, thẻ Folders, nhấn vào nút nút "Add a Sync Folder". Trong hộp thoại mới xuất hiện, nhấn tiếp nút Generate ở dòng "Folder Secret". Đây chính là khóa bí mật dành riêng cho thư mục BTS của chúng ta. Còn ở dòng "Folder to Sync", nhấn nút Browse, duyệt tới thư mục "Thử BTS" bạn đang đặt trên desktop. Sau khi đã chọn xong thì nhấn OK.
 

Add_Sync_Folder_1.


Bây giờ giao diện chính của BTS sẽ xuất hiện trở lại, kèm theo đó là đường dẫn của thư mục "Thử BTS" mà chúng ta mới thêm khi nãy, cộng thêm dung lượng và tổng số file chứa trong thư mục. Nhấn phím phải chuột vào dòng này, chọn mục "Show folder preferences". Bạn sẽ thấy hai dòng toàn chữ số, đây chính là khóa để bạn chép và đồng bộ qua máy Mac.
 

Add_Sync_Folder_2.


Có ba loại khóa bảo mật mà BTS cung cấp cho chúng ta: "Full access secret" sẽ cho phép máy Mac (và tất cả những thiết bị khác cùng đồng bộ thư mục này), được phép chỉnh sửa file, thêm, xóa bớt file. Còn loại "Read-only secret" thì chỉ cho phép các thiết bị khác tải file về máy và đọc/xem/copy ra ngoài chứ không thể trực tiếp can thiệp. Loại cuối cùng "One-time access secret" là khóa sẽ hết hạn trong vòng 24 giờ, tức là sau 24 giờ thì thiết bị khác sẽ không thể đồng bộ với máy Win của bạn được nữa. Ở ví dụ này, mình sẽ chọn "Full access secret", nhấn nút Copy ngay cạnh đó hoặc viết ra giấy, hoặc gửi mail gì đó thì tùy bạn, miễn sao bạn có thể nhập đúng dòng chữ này bên máy Mac là được. Anh @Airblade14 gợi ý thêm cách xài Evernote để chép mã từ máy này sang máy khác siêu nhanh chóng, cũng là một cách hay đó.
Add_Sync_Folder_qua_Mac_2.

Giờ thì chúng ta sẽ chuyển qua máy Mac. Trên Mac, bạn cũng chạy ứng dụng BTS lên. Nhấn vào nút dấu + ở giao diện chính của app. Ở dòng "Shared Secret", nhập mã dài loằng ngoằng khi nãy vào đây. Với dòng "Folder to Sync", chọn lấy thư mục mà bạn muốn chứa những file sẽ được đẩy từ máy Win qua. Để đơn giản, mình cũng chọn luôn một thư mục tên là "Thử BTS" trên Desktop. Nhấn OK khi hoàn tất.
 

Sync_Mac_Thu_BTS.


Ngay lập tức, BTS sẽ tiến hành đồng bộ tập tin của bạn, trong chớp mặt là tất cả những tập tin từ máy Windows sẽ được "bắn" sang máy Mac của chúng ta. Vậy là xong. Giờ bạn hãy thử thêm một thứ gì đó vào folder BTS bên Mac xem, nó cũng sẽ được sync ngược sang Win luôn. Bạn có thể tập thử với những folder khác. Nếu muốn sync từ Mac sang Win, Win sang Win, Mac sang Mac thì thực hiện tương tự như trên.

Một số gợi ý để sử dụng việc sync giữa hai máy tính với nhau:

  • Đồng bộ tập tin, tài liệu giữa máy ở nhà với máy ở cơ quan
  • Đồng bộ tập tin giữa tất cả các máy tính trong nhà, khỏi phải chép thủ công
  • Đồng bộ giữa laptop với máy bàn
  • Đồng bộ tập tin với nhiều người khác khi cần làm việc nhóm

Ví dụ 2: Đồng bộ giữa máy tính với thiết bị di động

Giả sử mình đang có một thư mục tên "Sync di động" chứa một vài file ảnh và tài liệu muốn sync lên máy Android hay iOS của mình. Lưu ý là giao diện trên Android và iOS giống nhau nên mình chỉ viết hướng dẫn cho Android, còn iOS làm tương tự.

Trước hết, bạn cũng chạy ứng dụng BTS trên máy tính lên (ở đây mình xài máy Mac làm minh họa, máy Win tương tự). Nhấn vào dấu +. Trong hộp thoại mới hiện ra, ở dòng "Shared secret", nhấn nút Generate để tạo mã bảo mật gắn liền với folder. Ở dòng "Folder to sync", chọn lấy thư mục "Sync di động" của bạn. Nhấn OK khi hoàn tất. Giờ thì bạn sẽ được đưa về lại giao diện chính của BTS, trong danh mục thư mục được sync, bạn sẽ thấy đường dẫn của "Sync di động" mà chúng ta vừa thêm vào.
 

Sync_di_dong.


Tiếp đến, nhấn phím phải chuột vào dòng đường dẫn của Sync di động, chọn "Connect mobile device". Một mã QR sẽ xuất hiện, bạn có thể chọn mã "Full access", tức cho phép thiết bị Android/iOS của chúng ta được phép chỉnh sửa, thêm file, xóa file, còn "Read Only" chỉ cấp phép cho thiết bị di động đọc và tải file xuống mà thôi.
 

QR_Code_Sync_di_dong.


Giờ thì cầm máy Android của bạn lên, chạy ứng dụng BTS. Trong thẻ Sync, ở góc trên bên phải màn hình, bạn sẽ thấy biểu tượng thư mục và dấu +. Chạm vào đó. Ở mục Choose folder, chọn thư mục trên máy Android mà bạn cần lưu những file sẽ chép từ thư mục "Sync di động". Nhấn tiếp vào dòng Scan QR code, đưa điện thoại hướng về phía màn hình máy tính để quét mã QR khi nãy. Có thể tick tiếp vào ô "Automatic Sync" để việc đồng bộ được diễn ra tự động. Khi đã hoàn tất thì chạm vào nút "Done".
 

Android_sync_file.


Bây giờ thì bạn sẽ thấy thiết bị Android/iOS của chúng ta đã được "ghép đôi" với thư mục "Sync di động" rồi (trên Android thì nó sẽ xuất hiện dưới tên của thư mục mà bạn mới vừa chọn trên máy Android). Hãy thử chạm vào đó, bạn sẽ thấy được tất cả các file đang nằm bên trong "Sync di động", chạm vào file mong muốn để tải nó về máy di động là xong. Còn nếu khi nãy bạn có tích vào ô "Automatic Sync" thì tất cả file sẽ được tự tải về. Vậy là xong rồi đó.

Trong trường hợp bạn muốn làm ngược lại, tức là đồng bộ tập tin từ một folder chứa trên thiết bị di động sang máy tính thì hãy chyển sang thẻ "Backup", cũng nhấn nút "Select folder", chọn lấy thư mục nào đó trên máy Android, nhấn "Continue". Bạn sẽ được một dòng mã dài loằng ngoằng, ghi nhớ nó.
 

Back_up_file_Android.


Chuyển sang ứng dụng BTS trên máy tính, nhấn nút + (trên Mac) hoặc "Add a Sync folder" (trên Windows). Ở dòng "Shared secret", nhập mã dài dài mà bạn mới lấy từ máy Android, dòng "Folder to Sync" thì chọn thư mục trên máy tính mà bạn muốn lưu những file từ Android. Nhấn OK để kết thúc và nó sẽ bắt đầu sync luôn.

Gợi ý tình huống sử dụng:

  • Đồng bộ tài liệu giữa máy tính với máy di động
  • Đồng bộ file nhạc giữa thư viện nhạc trong máy tính với điện thoại Android
  • Đồng bộ ảnh giữa điện thoại với máy tính
  • Đồng bộ hai folder giữa hai thiết bị di động với nhau

Ví dụ 3: Gửi file giữa hai thiết bị di động với nhau

Chức năng này thì không phải đồng bộ, chỉ đơn thuần là gửi tập tin mà thôi. Trên thiết bị Android thì bạn muốn gửi file gì cũng được, miễn là nó đang có trong máy, còn iOS thì bạn chỉ có thể gửi file ảnh hoặc những file được đồng bộ mà thôi.
 

Send_file_iOS.


Để tiến hành gửi file, trên máy gửi, bạn chuyển sang thẻ Send File. Nhấn "Select file to send", chọn tiếp tập tin cần gửi, nhấn phím "Done. Lập tức trên màn hình sẽ xuất hiện một mã QR code. Ở bên thiết bị nhận, bạn nhấn nút "Receive files", đưa điện thoại lên quét mã bên máy còn lại. Ngay lập tức chúng sẽ được kết nối và nhận file. Tập tin đã nhận sẽ được lưu trong thư mục Download của máy Android hoặc thư mục BitTorrent Sync bên trong ứng dụng Photos của iOS.

4. Chỉnh thời gian đồng bộ tập tin của ứng dụng BTS trên Mac và Windows

Mặc định BTS trên máy Mac và Win sẽ tự kiểm tra nội dung folder mỗi 10 phút để tiến hành đồng bộ, nhưng như vậy thì quá lâu với một số bạn. Để chỉnh lại thời gian này, bạn hãy chạy app BTS lên, nhấn vào nút Preferences, chọn tiếp nút Advanced. Trong hộp thoại mới xuất hiện, chọn "folder_rescan_interval". Ở dòng Value bên dưới, nhập vào số giây bạn muốn đồng bộ, mình chọn 4 giây. Nhấn Set là ổn.

Chinh_sync_interval.

5. Một số tính năng khác

Devices.
1. Thẻ Devices cho bạn biết thiết bị nào đang đồng bộ với máy tính của bạn, và lần đồng bộ cuối cùng là khi nào

Transfer.
2. Thẻ Transfer cho biết những tập tin nào được đồng bộ và nó được gửi/nhận bởi thiết bị nào, tốc độ download, upload là bao nhiêu

3. Nhấp phím phải chuột vào một folder trong BTS, chọn "Open SyncArchive". Trong đó là tất cả các phiên bản của file đã được chỉnh sửa trong 30 ngày trở lại, do đó bạn có thể phục hồi lại phiên bản cũ nếu cần thiết, cũng giống với Dropbox.

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/09/2013 08:09 # 9
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Nhìn lại 30 năm phát triển của máy tính xách tay và ultrabook của ngày nay

Năm 2013 đã qua được 3/4, người ta cũng đang nói tới thời kì "hậu PC", tức máy tính cá nhân sẽ dần dần thoái trào để nhường chỗ cho smartphone và máy tính bảng, vốn dĩ có thị phần rất lớn hiện nay. Tuy nhiên, tại Diễn đàn IDF 2013 của Intel vừa qua, hãng này đã điểm lại những cột mốc đáng nhớ của thời đại PC trong 30 năm vừa qua cũng như định hướng phát triển tương lai cho thị trường này. Tháng 9/1975, IBM giới thiệu chiếc máy tính di động (Portable Computer) IBM 5100 được thương mại hóa đầu tiên trên thế giới, với cấu hình gồm CPU IBM Palm 1,9MHz (MHz chứ không phải GHz), RAM 16KB, ROM 32KB tới 64GB và có giá bán tới 8975$. Với 1/10 số tiền đó hiện nay thì chúng ta đã mua được một chiếc PC có cấu hình mạnh hơn IBM 5100 hàng vạn lần.
 

IBM-510.
Máy tính cá nhân IBM 5100


Cũng như bao thiết bị công nghệ khác, máy tính cá nhân thuở sơ khai cũng có hình dáng đồ sộ, to lớn và giá bán rất đắt. Ngày nay thì PC ngày càng mỏng hơn, nhẹ hơn, pin lâu hơn đồng thời giá bán cũng mềm hơn rất nhiều. Cùng với điện thoại di động thì PC là thiết bị công nghệ phổ biến và gắn liền nhất với mọi người hiện nay. Năm 1984, hãng Dulmison Pty Ltd ở Úc đã giới thiệu Kookaburra và năm 1985 Toshiba đã giới thiệu T1100, đây được xem là 2 trong những chiếclaptop đầu tiên trên thế giới. Toshiba T1100 lúc đó được bán với giá 1899$, với cấu hình CPU Intel 4,77MHz cùng RAM 256KB, máy không có ổ cứng mà chỉ có bộ nhớ ROM.
 

Toshiba_T1100.
Toshiba T1100, một trong những chiếc laptop đầu tiên trên thế giới


Sau 30 năm phát triển, laptop ngày nay đã mỏng, nhẹ, đẹp và rẻ đi rất nhiều lần. Chúng ta dễ dàng tìm mua những chiếc máy có màn hình cảm ứng, RAM vài GB và ổ cứng đạt 1TB, CPU 4 nhân và chip đồ họa rời. Thậm chí những chiếc ultrabook có cấu hình mạnh mẽ như laptop chơi game cũng được các hãng lần lượt giới thiệu trong thời gian qua. Tháng 10/2011, Intel công bố nền tảng ultrabook - các laptop sử dụng chip Intel ULV với thiết kế mỏng, nhẹ và pin lâu. Đến 6/2012, họ tiếp tục giới thiệu bản nâng cấp về qui chuẩn dành cho những chiếc máy muốn được gọi là Ultrabook, với yêu cầu độ dày tối đa 18mm cho máy 13.3" và 21mm cho 14", pin tối thiểu 5 giờ, tốc độ ổ cứng tối thiểu 80MB/s và phải có ít nhất 1 cổng USB 3.0 hoặc ThunderBolt. Năm nay, tại IDF 2013, Intel tiếp tục giới thiệu nền tảng Shark Bay mới dành cho Ultrabook sẽ ra mắt cuối 2013, với cấu hình gồm CPU Haswell, độ dày dưới 23mm, có thể chơi phim HD liên tục 6 giờ và thức dậy từ chế độ ngủ đông chỉ 3 giây.

Ngoài ultrabook ra, các đối tác của Intel cũng đã giới thiệu những mẫu máy tính 2 trong 1, với thiết kế lai giữa ultrabook và tablet như một lựa chọn khác dành cho người dùng. Những thiết bị 2 trong 1 này thực chất có thể hiểu như một chiếc máy tính bảng có hiệu năng của một chiếc máy tính xách tay. Do sự khắt khe trong chọn lựa của người tiêu dùng, do nhu cầu công việc và cả cuộc sống ngày một năng động hơn, việc mang vác một chiếc máy tính xách tay bỗng trở nên nặng nề và cồng kềnh hơn. Từ đó phát sinh nhu cầu có một chiếc máy vừa sở hữu khả năng di động của máy tính bảng, vừa có hiệu năng của máy tính xách tay trong trường hợp cần thiết xử lý công việc, từ đó thiết bị di động lai ra đời.

Về cấu hình, máy tính lai 2 trong 1 sử dụng CPU Intel Core thế hệ 3 (Ivy Bridge) trở lên, một số dòng thấp hơn sẽ sử dụng vi xử lý Intel Atom hoặc Celeron để giảm giá thành. Có thể kể tên một số các thiết bị 2 in 1 đã xuất hiện như ASUS VivoTab TF810C, Dell Latitude 10, Lenovo Ideapad Lynx, Samsung ATIV Smart PC XE500T, Microsoft Surface RT/Pro. Về hiệu năng, những chiếc máy tính lai được chú trọng về tính di động, thời lượng dùng pin và độ mượt khi sử dụng. Chúng không cần CPU thật mạnh lên tới 4 nhân, RAM 8GB và ổ cứng 1TB để có thể xử lý đồ họa hoặc chơi game 3D thật mượt, mà chúng được thiết kế để chạy mát mẻ, ổn định và pin lâu.
Cuối cùng, Intel đã chính thức giới thiệu ra thị trường nền tảng Bay Trail dựa trên kiến trúc Silvermont 22nm và thế hệ kế nhiệm cho AtomQuark 14nm. Bay Trail sẽ bao gồm ba dòng: Atom dành cho máy tính bảng, còn Pentium và Celeron dành cho máy bàn hoặc máy tính xách tay. Đáng chú ý là các SoC Atom Z3600 và Z3700 bởi vì đây là lần đầu tiên Intel đưa bộ xử lí đồ họa tích hợp Intel HD Graphics lên những con chip siêu di động của mình. Với Bay Trail, Intel hứa hẹn sẽ có khoảng 60 mẫu tablet giá rẻ sẽ được ra mắt thị trường thế giới trong cuối năm nay, với giá khởi điểm chỉ 100$.

Bài Viết



Không kí....




 

 
Các thành viên đã Thank mrhuy.dtu vì Bài viết có ích:
18/10/2013 08:10 # 10
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Lưu ý khi "vệ sinh" máy tính

 

Với nhiều người dùng, việc vệ sinh máy tính - sản phẩm vốn đã trở thành “bất li thân” là niềm vui nho nhỏ, giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, làm sạch cho cho máy tính cũng cần phải biết cách. Nếu không, có thể bạn sẽ phải thay mới ngay chiếc máy tính của mình chỉ sau lần vệ sinh đầu tiên, hơn nữa, nó còn gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn…

8 điều tối kỵ khi "vệ sinh" cho máy tính

Dưới đây là một số thao tác khi vệ sinh cho máy tính bạn nên tránh.

1- Vệ sinh cả khi máy tính vẫn đang hoạt động

Những tưởng việc làm sạch một cách tranh thủ này là tốt, thế nhưng, thực tế hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn không tắt nguồn cho máy tính khi làm vệ sinh máy tính có thể khiến cho các linh kiện bị hỏng. Thậm chí còn gây nguy hiểm cho chính bạn.

2- Tháo vỏ màn hình để lau cho… sạch

Đây là một quan điểm rất sai lầm. Nếu chỉ cần lau chùi, bạn không được tháo phần vỏ bọc màn hình ra, nhất là với các màn hình CRT. Bởi dù bạn cũng đã cẩn thận tắt nguồn máy tính thì bên trong nó vẫn còn mang một hiệu điện thế rất mạnh, dễ gây nguy hiểm cho bạn. Trường hợp cần phải sửa chữa hay lau chùi bên trong màn hình, tốt nhất bạn nên đem máy tính ra các trung tâm bảo hành.

3- Giẻ nào cũng lau được cho màn hình máy tính

Lại một sai lầm nữa. Khi lau màn hình máy tính, bạn không nên chọn những miếng giẻ thô nhám, có cúc hoặc vật đính kèm, vì nếu dùng chúng, màn hình máy tính của bạn có thể bị xây xát, trầy xước. Bạn nên dùng vải khô, mềm khi lau màn hình.

4- Dùng nước lau màn hình nào cũng được

Hiện trên thị trường có bán những loại nước rửa màn hình máy tính chuyên dụng. Nếu không mua được loại nước này, bạn vẫn có thể dùng các loại nước hoá chất khác, chẳng hạn như cồn y tế để lau màn hình máy tính, pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 50/50. Tuy nhiên, cần phải tránh dùng các chất tẩy rửa có chứa chất a mo ni ắc, chúng sẽ khiến màn hình máy tính bị hư hỏng.

5- Phun dung dịch tẩy rửa trực tiếp giúp thiết bị làm sạch nhanh hơn

Đây là một suy nghĩ sai lầm, khiến máy tính của bạn bị hư hỏng. Thực tế cho thấy, nếu bạn phun trực tiếp chất lỏng lên màn hình máy tính, nước sẽ chảy lan ra các cạnh, xuống dưới bề mặt kính, thậm chí còn chảy vào các bộ phận phía trong của thiết bị, vào những linh kiện mà mình khó lường hết. Những dung dịch như thế này sẽ khiến linh kiện bị hỏng.

Vì vậy, khi sử dụng dung dịch, tốt nhất bạn cần xịt dung dịch vào miếng giẻ chọn lau, sau đó lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Khi đã lau bằng dung dịch, bạn tiếp tục lấy một miếng giẻ khô chuyên dụng để lau sách lại lớp dung dịch còn sót lại.

6- Dùng máy hút càng mạnh, bụi bẩn càng “dễ” đi

Với quan điểm này, nhiều khi bạn dùng máy hút hay thổi khí để giúp đánh bay đi những bụi bẩn bám “dai như đỉa” trên mọi ngóc ngách thiết bị, linh kiện, nhất là trên các cánh quạt của máy tính. Thế nhưng thực tế, bạn lại không nên dùng máy hút bụi quá mạnh hoặc hút quá lâu ở một vị trí, bởi sẽ dẫn tới tác dụng ngược. Bụi lại rơi vào sâu hơn, khó mà có thể hút nó ra được ngoài.

Thêm nữa, luồng khi thổi hay hút quá mạnh sẽ dễ dẫn đến gãy các tụ điện hoặc làm hư hỏng bản mạch in. Thậm chí, nếu chả may có một số linh kiện gắn không chặt như các nút trên bàn phím còn dễ bị “bay” theo sức mạnh của máy hút bụi.

7- Thiết bị nào cũng mở được ốc vít

Nếu đã làm sạch phía ngoài, còn nhu cầu đi sâu hơn vào các linh kiện, thiết bị nằm trong thân máy tính, thì tất nhiên, bạn phải tháo các ốc vít ra. Nhưng bạn phải nhớ rằng, cần lấy những dụng cụ mở ốc vít phù hợp với nó chứ không bạ cái nào cũng được.

Nếu như một thiết bị to quá so với ốc vít cần tháo, nó sẽ gây trượt đầu vặn vít khỏ khe vặn trên ốc, làm hỏng nó. Khi đã bị ốc vít đã bị lỏng, chờn sẽ khiến bạn rất khó vặn, siết lại cho vừa khít như trước với phương pháp thông thường.

8- Cứ là dầu bôi trơn là dùng được cho máy tính

Đây là một suy nghĩ sai lầm mà bạn cần tránh. Bạn chỉ nên dùng các loại dầu dành cho máy may hoặc loại có chất lượng tương tự để tra vào các trục xoay của quạt làm mát máy tính. Nếu sử dụng không đúng dầu, hoặc dầu chất lượng không tốt sẽ khiến quạt sớm bị hỏng. Thêm vào đó, nó còn gây hại cho các thiết bị cần làm mát khác như CPU, card màn hình…

Bài viết



Không kí....




 

 
18/10/2013 08:10 # 11
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


'Tuyệt chiêu' khi dùng Office 2013

Phục hồi tập tin bị lỗi, đánh số từ trang bất kỳ trong Word hay cách tô màu xen kẽ các hàng trong Excel… là những thắc mắc thường gặp khi dùng Office 2013 mà Microsoft vừa mới ra mắt.

Phục hồi tập tin Word bị lỗi

Có rất nhiều lỗi dễ gặp đối với tập tin Word, nhưng lỗi khiến nhiều người đau đầu nhất là mở tập tin Word chỉ toàn những ký tự lung tung, khó hiểu. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn cũng đừng quá lo lắng vì bản thân MS Word đã có một tính năng giúp lấy lại text thô trong văn bản. Tuy nhiên, mọi định dạng và hình ảnh, cũng như những đối tượng khác được chèn vào trong văn bản (nếu có) đều sẽ bị mất.

tips-office-1-png-1359564720_500x0.png
Thông báo lỗi khi mở tập tin Word.

Trong trường hợp này, bạn đừng kích hoạt trực tiếp tập tin Word, mã hãy mở MS Word lên, rồi vào FILE > Open > My Computer > chỉ đường dẫn đến tập tin bị lỗi > chọn thêm Recover Text from Any File ở ô ngay sau ô File Name, trước khi nhấn Open để mở tập tin.

tips-office-2-png-1359564720_500x0.png
Tùy chọn lấy lại text thô trong văn bản.

Trên cửa sổ hiện ra sau đó, nhấn Close. Thủ thuật này có thể áp dụng cho MS Word 2013 và cả những phiên bản cũ hơn.

tips-office-3-png-1359564720_500x0.png
Nhấn Close sau khi sửa lỗi xong.

Lưu ý, một số trường hợp tập tin không chỉ bị lỗi mà còn bị khóa lại. Khi đó, bạn nhấn chuột phải lên tập tin > chọn Properties > thẻ General > Unlock > OK.

tips-office-4-png-1359564720_500x0.png
Mở khóa tập tin Word.

Đánh số trang linh hoạt trong Word 2013

Đây là tình huống thường gặp phải với những tài liệu có trang bìa, mục lục. Theo đó, người dùng không muốn đánh số trang cho các trang này, nhưng theo mặc định là người dùng phải đánh số trang ngay từ trang đầu tiên. Để giải quyết vấn đề, bạn cần sử dụng tính năng chia section trong MS Word. Đầu tiên, bạn hãy xác định những trang nào không cần đánh số trang. Sau đó, đặt con trỏ ở dưới cùng của trang cuối trong những trang trên > thẻ PAGE LAYOUT > Breaks > Next Page. Nếu có xuất hiện một trang trắng giữa những trang cần và không cần đánh số trang, bạn nhấn phím Delete để kéo những trang bên dưới lên.

tips-office-5-png-1359564720_500x0.png
Tùy chọn chia section trong MS Word 2013.

Như vậy, những trang trong văn bản đã được chia làm hai phần (section) khác nhau. Bây giờ hãy đặt con trỏ tại trang đầu tiên trong số những trang cần đánh số, rồi vào thẻ INSERT > chọn Footer > Edit Footer > hủy chọn tại Link to Previous.

tips-office-6-png-1359564720_500x0.png
Tùy chọn tách biệt số trang giữa các section.

Sau đó, cũng trong thẻ INSERT, chọn Page Number > Format Page Numbers > nhập số thứ tự của trang đầu tiên tại ô Start at > nhấn OK.

tips-office-7-png-1359564720_500x0.png
Bắt đầu đánh số trang từ 1.

Thiết lập định dạng mặc định cho MS Word 2013

Ở phiên bản mới sẽ không còn tồn tại tùy chọn Format > Font > thiết lập định dạng > nhấn Default để dùng mặc định nữa. Trên MS Word 2013, ở thẻ HOME, bạn nhấn chuột phải lên nhóm định dạng Normal > chọn Modify > thiết lập những định dạng mặc định muốn dùng > đổi dấu chọn từ Only in this document (chỉ áp dụng lên văn bản hiện tại) sang New documents based on this template để các định dạng trên có hiệu lực với cả những văn bản tạo mới sau này.

tips-office-8-png-1359564721_500x0.png
Mở chế độ thiết lập định dạng mặc định.
tips-office-9-png-1359564721_500x0.png
Sử dụng định dạng cho mọi văn bản sẽ tạo sau này.

Tô màu các hàng xen kẽ trong MS Excel 2013 nhanh chóng

Để phân biệt các hàng của một bảng tính trong Excel, bạn nên tô màu những hàng xen kẽ. Tuy nhiên, thay vì phải ngồi lựa chọn từng hàng, bạn có thể sử dụng công cụ có sẵn để tô màu thật nhanh chóng. Trước tiên, bôi đen vùng chứa những hàng cần tô màu. Sau đó, vào thẻ HOME > chọn Conditional Formating > New Rule.

tips-office-10-png-1359564721_500x0.png
Tạo luật tô màu ô tính.

Trên cửa sổ vừa hiện ra, tại trường Select a rule type, bạn chọn Use a formula to determine which cells to format > nhập =MOD(ROW(),2=0) vào ô Format values where this formula is true > nhấn Format để chọn màu muốn dùng. Thao tác trên giúp bạn tô màu cho những hàng có số thứ tự chẵn. Còn để tô màu cho các hàng có số thứ tự lẻ, bạn chỉ việc đổi đoạn =MOD(ROW(),2=0) thành =MOD(ROW(),2). Trên thực tế, bạn có thể tô màu cho các hàng chẵn hoặc lẻ, rồi để màu trắng (mặc định) cho các hàng còn lại.

tips-office-11-png-1359564721_500x0.png
Thiết lập luật tô màu.
tips-office-12-png-1359564721_500x0.png
Kết quả sau khi thiết lập tính năng tô màu cho hàng.

Lưu dưới định dạng dành cho phiên bản Microsoft Office cũ hơn

Ngoài ra, với văn bản, bảng tính không dùng đến các định dạng, hàm nâng cao dành riêng cho phiên bản MS Word 2013, bạn nên chọn Word 97-2003 Document (đối với MS Word) hay Excel 97-2003 Document (đối với MS Excel) ở trường Save as type khi lưu, nếu xác định sẽ sử dụng tập tin này trên một máy tính cài đặt MS Word/Excel phiên bản cũ hơn.

tips-office-save-png-1359564721_500x0.pn
Lưu văn bản dưới định dạng *.doc dành cho MS Office bản cũ.

Số không hiện trong ô tính của MS Excel 2013

Nếu bạn gõ một dãy số quá dài vào ô tính, có thể MS Excel 2013 sẽ không hiển thị được, thay vào đó sẽ vài ký tự đại diện chẳng liên quan. Đối với dãy số dài, nhưng vẫn nằm trong khả năng xử lý của MS Excel 2013, bạn chỉ việc kéo ô tính rộng ra đủ để hiển thị dãy số đó.

tips-office-13-png-1359564722_500x0.png
MS Excel không hiện số.

Còn hầu hết các trường hợp khác, bạn phải chọn ô tính đó, hoặc toàn bộ hàng/cột chứa các ô > nhấn chuột phải > chọn Format Cells > thẻ Number > tại mục Category, chọn Number > nhập số chữ số phần thập phân tại ô Decimal places > đánh dấu chọn vào User 1000 Separator nếu muốn dùng dấu phân cách phần ngàn > OK. Nếu dãy số vẫn chưa hiển thị, hãy chọn Text thay vì Number, nhưng có thể sẽ phát sinh lỗi khi bạn sử dụng ô này vào các hàm tính toán.

tips-office-14-png-1359564722_500x0.png
Chuyển định dạng ô tính sang Number và kết quả.

Thiết lập đường phân chia email trên Outlook 2013

Trong MS Outlook 2013, các email được phân cách với nhau bằng một đường thẳng liền nét trông có vẻ hơi thô. Để thay đổi đường phân chia này, bạn vào thẻ VIEW > View Settings > Other Settings > chọn trong danh sách Drid line style. Trong đó, đường phân cách kiểu Small dots với các dấu chấm nhỏ liên tiếp trông khá mềm mại và đẹp mắt.

tips-office-15-png-1359564170-1359564722
Thay đổi đường phân cách giữa các email.

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/10/2013 08:10 # 12
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Dùng TV làm bộ chuyển đổi âm thanh

Với vài bước thiết lập đơn giản, bạn có thể dùng chính chiếc TV của mình làm bộ chuyển đổi âm thanh để có thể kết nối với tất cả các thiết bị đa phương tiện khác.

1-jpg-1358753703-1358753788_500x0.jpg
Hệ thống loa JBL SB 300 chỉ có 2 ngõ vào ở phía sau, nhưng bạn có thể kết nối thêm nhiều thiết bị bằng cách dùng TV làm bộ chuyển đổi.

Loa tích hợp của các mẫu TV ngày nay thường cho chất lượng âm thanh không hay. Do vậy để mang lại trải nghiệm tốt hơn khi xem phim, nhiều người thường trang bị thêm hệ thống loa soundbar. Tuy nhiên, loa loại này có rất ít cổng vào, thường chỉ có cổng tín hiệu kỹ thuật số (digital) và tương tự (analog), không đủ để kết nối cho cả dàn rạp hát tại gia hiện đại gồm đầu phát DVR, máy chơi game, đầu Blu-ray và hộp tín hiệu truyền đa phương tiện.

Rất may, người dùng có thể khắc phục tình trạng thiếu cổng kết nối trên loa soundbar bằng cách dùng chính chiếc TV để làm bộ chuyển đổi. Sau đây là các bước thực hiện:

Kết nối các thiết bị của rạp hát tại gia với TV

2-jpg-1358753723-1358753788_500x0.jpg
Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn chỉ cần kết nối tất cả thiết bị rạp hát tại gia với các cổng HDMI của TV.

Trước hết, bạn phải kết nối tất cả các thiết bị rạp hát tại gia như đầu phát DVR, máy chơi game ... trực tiếp vào TV. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn chỉ cần kết nối cáp HDMI từ thiết bị đến một trong những cổng vào HDMI của TV. Nếu bạn có thiết bị chỉ hỗ trợ video analog thì hầu hết các loại TV vẫn còn có ít nhất một cổng vào loại này.

Kết nối cổng ra âm thanh của TV đến loa soundbar

3-jpg-1358753744-1358753788_500x0.jpg
Dùng ngõ ra âm thanh digital của TV (bên trái phía trên) để kết nối đến loa soundbar.

Một số TV chỉ có cổng ra âm thanh digital hoặc chỉ có analog, trong khi số khác có cả 2 loại. Nếu TV không có ngõ ra âm thanh thì sẽ không dùng phương pháp này được, lúc đó, bạn phải kết nối đầu ra âm thanh của TV đến một trong những ngõ vào của soundbar. Nên dùng ngõ ra âm thanh kỹ thuật số nếu TV và soundbar đều hỗ trợ, nhưng ngõ ra âm thanh analog cũng sẽ hoạt động tốt.

Tắt loa trong của TV

4-jpg-1358753765-1358753789_500x0.jpg
Để thiết lập cho TV dùng loa ngoài, bạn phải tắt loa tích hợp trong TV.

Nếu đã kết nối mọi thứ đúng cách, bạn sẽ nghe được âm thanh từ loa soundbar, nhưng có thể âm thanh sẽ được phát từ cả TV lẫn soundbar. Thường như vậy, chất lượng âm sẽ không tốt nên bạn phải tắt loa trong của TV. Cách thực hiện tùy theo loại TV, bạn cần tham khảo sách hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Thông thường bạn có thể chọn menu Sound, sau đó chọn Speaker Select > External Speaker.

Những mặt hạn chế

Dù phương pháp này dùng để kết nối thiết bị rạp hát tại gia có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp, nhưng cũng có vài trường hợp gặp vấn đề.

Trước hết, hầu hết TV thường không có cổng vào dành riêng cho âm thanh, đặc biệt là chuẩn digital. Để khắc phục trường hợp này, người dùng có thể dùng ngõ vào âm thanh analog từ cổng A/V analog.

Một trường hợp khác là TV không có đủ cổng vào cho tất cả các thiết bị. Lúc này, hãy kết nối vài thiết bị trực tiếp đến loa soundbar và các thiết bị còn lại trực tiếp vào TV, nhưng như thế bạn ít nhiều sẽ thấy rắc rối.

Một phương án khác là mua một bộ chuyển đổi HDMI để có thêm cổng đầu vào. Cách này không tốn nhiều chi phí, nhưng nó sẽ làm hệ thống cài đặt của bạn thêm lộn xộn và khiến việc chuyển đổi cổng vào thêm rối rắm.

Cuối cùng, có thể có vài loại TV không phát ra âm thanh nhận được từ cổng HDMI vì một số mẫu TV sản xuất trước đây được cấu hình chỉ để phát âm thanh từ bộ dò sóng vô tuyến OTA tích hợp.

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/10/2013 08:10 # 13
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Truy xuất router khi lỡ quên mật khẩu

Nếu không biết hoặc lỡ quên mật khẩu truy cập của bộ định tuyến (router), bạn có thể tìm và thiết lập lại bằng những cách sau.

Các bộ định tuyến hiện nay đều được truy xuất qua giao diện web và có tính năng bảo vệ bằng mật khẩu, trong đó, bạn có thể cấu hình các thiết lập kết nối mạng, kiểm soát của phụ huynh và chuyển tiếp cổng kết nối. Các mật khẩu mặc định này có thể được thay đổi để bảo vệ các thiết lập của bộ định tuyến.

1-jpg-1357267412-1357267770_500x0.jpg
Các bộ định tuyến hiện nay đều được truy xuất qua giao diện web và có tính năng bảo vệ bằng mật khẩu.

Tìm tên đăng nhập và mật khẩu mặc định của bộ định tuyến

Trước khi chỉnh bộ định tuyến của bạn về lại các thiết lập mặc định ban đầu, nên thử dùng tên và mật khẩu mặc định để đăng nhập. Người dùng sẽ cần các thông tin này nếu có ý định chỉnh bộ định tuyến về lại các thiết lập mặc định của nhà sản xuất.

Có nhiều cách để tìm thông tin:

Cách 1: Hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng bộ định tuyến.

Các model bộ định tuyến khác nhau, ngay cả của cùng một hãng sản xuất, đều thường có tổ hợp tên và mật khẩu khác nhau. Để xác định tên và mật khẩu mặc định cho bộ định tuyến, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng của nó. Nếu làm mất sách này, bạn có thể tìm ra thông tin này bằng cách tìm số model của bộ định tuyến và sách hướng dẫn điện tử của nó trên các công cụ tìm kiếm như Google.

Cách 2: Hãy tìm nhãn dán ngay trên bộ định tuyến.

Vài loại bộ định tuyến, nhất là những bộ của nhà cung cấp dịch vụ Internet, thường có mật khẩu riêng. Những mật khẩu này có thể được in trên nhãn dán ngay trên bộ định tuyến.

Cách 3: Thử dùng một tổ hợp tên và mật khẩu thường dùng.

Nhiều bộ định tuyến dùng mật khẩu “admin” (không có dấu ngoặc kép) và để trống tên người dùng, hoặc để trống mật khẩu và tên người dùng là “admin”, hay có thể dùng “admin” làm cả mật khẩu và tên người dùng. Bạn cũng có thể tìm thấy một danh sách khá đầy đủ tên người dùng và mật khẩu mặc định cho nhiều loại bộ định tuyến trên trang RouterPasswords.com.

2-png-1357267477-1357267770_500x0.png
Bạn có thể tìm thấy danh sách tên người dùng và mật khẩu mặc định cho nhiều loại bộ định tuyến trên trang RouterPasswords.com.

Hãy thử đăng nhập bằng các thông tin mặc định sau khi tìm ra chúng, có thể bộ định tuyến đã được thiết lập lại hay mật khẩu của nó chưa bị thay đổi.

Thiết lập lại bộ định tuyến về mặc định ban đầu

Các bộ định tuyến thường có một nút mà bạn có thể nhấn để đưa bộ định tuyến về lại thiết lập mặc định ban đầu. Thao tác này sẽ chỉnh lại các thay đổi về cấu hình đã thực hiện cho bộ định tuyến, gồm tất cả thiết lập cho cổng chuyển tiếp, kết nối mạng, kiểm soát của phụ huynh và các mật khẩu tùy biến sẽ bị xóa hết.

Bạn sẽ có thể truy xuất bộ định tuyến bằng tên người dùng và mật khẩu mặc định của nó, nhưng có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để cấu hình lại bộ định tuyến.

3-jpg-1357267506-1357267770_500x0.jpg
Nút reset thường nằm ở phía sau hay dưới đáy của bộ định tuyến.

Quy trình chính xác và vị trí của nút reset sẽ khác nhau tùy theo loại bộ định tuyến. Để có kết quả tốt, nên tham khảo sách hướng dẫn sản phẩm để được hướng dẫn phù hợp với từng model.

Trước hết, hãy tìm ở phía sau hoặc dưới đáy của thiết bị, bạn sẽ thấy có một nút đặc biệt ghi là Reset. Đối với hầu hết các bộ định tuyến, nút này thường nằm trong một lỗ chìm xuống, gọi là “lỗ kim”, nên bình thường bạn sẽ không thể sơ ý nhấn nút này được.

Để thiết lập lại bộ định tuyến, bạn cần phải nhấn nút này và giữ nó khoảng 10 giây. Sau khi thả nút, bộ định tuyến sẽ tự chỉnh về thiết lập mặc định và khởi động lại. Nếu nút này nằm trong một lỗ kim, người dùng sẽ phải sử dụng đến một kẹp giấy bẻ thẳng hay một vật dài dẹp để nhấn và giữ nút.

Sau khi bộ định tuyến đã khởi động lại, bạn có thể đăng nhập vào bằng tên người dùng và mật khẩu mặc định của nó.

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/11/2013 07:11 # 14
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


4 cách để chống lại hệ thống bình luận mới của YouTube

Với sự thay đổi của Google cho hệ thống bình luận của YouTube , giờ đây bạn phải có tài khoản Google+ để viết bình luận. Google còn cho phép người dùng đăng các URL trong bình luận và số ký tự là vô hạn.

Để loại bỏ hoặc thay đổi các bình luận YouTube, bài viết này sẽ giới thiệu 3 phần mở rộng (extension) cho Firefox hoặc Chrome, và 1 script người dùng (userscript).

Đầu tiên là phần mở rộng Chrome, Reddit Comments for YouTube. Extension này thay thế các bình luận YouTube bằng "thread" bình luận Reddit liên kết với video. Và nếu không có bình luận Reddit nào cho video, bạn có thể sử dụng 2 liên kết ở trên cùng của phần bình luận để chuyển đổi giữa các bình luận YouTube và các bình luận Reddit.

Đối với người dùng Firefox, có một extension làm việc với hệ thống bình luận Google+ mới là Comment Snob. Nó có sẵn cho Firefox (chỉ với Firefox trên máy tính Windows 8) cũng như Chrome (nhưng không làm việc với trình duyệt trên máy Mac).

4 cách để chống lại hệ thống bình luận mới của YouTube

Comment Snob cho phép bạn thiết lập một loạt quy tắc để lọc các bình luận YouTube. Bạn có thể lọc ra những bình luận thô tục, mắc lỗi chính tả, chấm câu thừa, tất cả viết hoa… Extension này cũng chặn các bình luận với một số từ khóa hoặc cụm từ bạn chọn.

Có một extension Chrome khác là Turn off Youtube Comments Toggle. Nó ẩn các bình luận đi theo mặc định nhưng thêm liên kết Comments vào giữa About (Giới thiệu) và Share (Chia sẻ) bên dưới video, cho phép bạn ẩn/hiện các bình luận.

Cuối cùng là userscript Toggle Youtube Comments. Khi được kích hoạt, nó sẽ ẩn các bình luận YouTube cùng với một số yếu tố khác trên trang như sidebar, footer.

Bài viết



Không kí....




 

 
18/11/2013 07:11 # 15
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Mẹo hay khắc phục sự cố kết nối trên Outlook

Microsoft Outlook đôi lúc xảy ra các vấn đề hay lỗi kết nối đến máy chủ Exchange. Việc xử lý sự cố này đôi khi chỉ dùng cách đơn giản như đóng Outlook và khởi động lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Những mẹo được trình bày sau đây sẽ giúp bạn khắc phục sự cố mất kết nối trên Outlook. Những mẹo này không yêu cầu phải can thiệp sâu vào máy tính, vì vậy bất kỳ người dùng nào cũng có thể áp dụng được.

Tắt chế độ Offline

Thỉnh thoảng Outlook không thực hiện kết nối đến máy chủ để gửi và nhận thư và hầu hết người dùng nghĩ ngay là do liên quan đến lỗi kết nối nào đó của Outlook. Tuy nhiên có thể là do Outlook đang ở chế độ Offline nên không thực hiện kết nối đến máy chủ để gửi và nhận thư. Vì vậy, bạn hãy làm cho Outlook trở lại chế độ Online. Nếu đang sử dụng Outlook 2007 hoặc phiên bản cũ hơn hãy vào menu File. Nếu có dấu chọn kế bên Work Offline, hãy bỏ chọn nó.

Nếu đang sử dụng Outlook 2010 hoặc cao hơn, hãy làm theo các bước sau:

  • Nhấn vào thẻ Send/Receive.
  • Xác định nút Work Offline.
  • Nếu nút Work Offline đang chìm (được chọn), hãy nhấn vào nút Work Offline để trở về chế độ Online.

Mẹo hay khắc phục sự cố kết nối trên Outlook

Ngay tại phía dưới cửa sổ Outlook, bạn sẽ thấy dòng chữ Trying To Connect… Nếu nó được kết nối, vấn đề đã được giải quyết. Nếu không, hãy thử giải pháp tiếp theo.

Khởi động lại

Bạn nên khởi động lại Outlook, nếu nó vẫn không thể kết nối, hãy khởi động lại máy tính. Có nhiều lỗi liên quan đến kết nối Outlook chỉ khắc phục đơn giản bằng cách là khởi động lại. Vấn đề cũng có thể gây ra khi máy tính có vấn đề về kết nối. Bạn hãy mở trình duyệt web lên và nếu nó không thể truy cập trang web hay các tài nguyên nội bộ thì đó có thể là do vấn đề kết nối của máy tính.

Nếu trường hợp trên xảy ra, hãy liên hệ với bộ phận IT của cơ quan hoặc liên hệ đến nhà cung cấp dịch vụ Internet để tìm sự trợ giúp vì nó liên quan đến kết nối mạng. Một khi được giải quyết, Outlook sẽ thực hiện được kết nối ngay trở lại.

Sửa chữa tập tin dữ liệu

Outlook sử dụng hai loại tập tin dữ liệu (.pst và .ost). Và nếu hai tập tin này bị lỗi có thể gây ra vấn đề kết nối. Dưới đây là cách xử lý:

  • Đóng Outlook.
  • Mở Control Panel.
  • Tìm biểu tượng Mail (tùy thuộc vào cách Windows Explorer được thiết lập, bạn có thể bấm vào phần User để tìm biểu tượng Mail).
  • Trong cửa sổ hiện ra, bấm vào Data Files.
  • Chọn tập tin dữ liệu từ danh sách và nhấn Open File Location.
  • Xác định tập tin chứa dữ liệu (thông thường nó trùng tên với địa chỉ Email).
  • Nếu tập tin có phần mở rộng là .ost, hãy đổi phần mở rộng của nó thành .OLD. Nếu tập tin có phần mở rộng là .pst, bạn không cần phải thực hiện thêm thao tác chỉnh sửa gì.
  • Đóng cửa sổ và mở Outlook.

Mẹo hay khắc phục sự cố kết nối trên Outlook

Lưu ý: Bạn cần phải bật chế độ hiển thị phần mở rộng của tập tin để xem nó là .ost hay .pst. Điều này có thể thực hiện thông qua thiết lập trong Windows Explorer.

Nếu tập tin dữ liệu là một tập tin .pst, hãy sử dụng tiện ích Scanpst để sửa chữa tập tin này theo các bước sau: Tìm kiếm tập tin scanpst.exe trên Windows Explorer; Sau khi tìm được tập tin (ví dụ nó ở C:\Program Files\Microsoft Office\Office14\), nhấn đôi chuột vào nó để chạy chương trình; Một cửa sổ hiện ra, nhấn nút Browse; Tìm đến tập tin dữ liệu *.pst của bạn; Nhấn nút Start.

Mẹo hay khắc phục sự cố kết nối trên Outlook

Scanpst sẽ kiểm tra tập tin dữ liệu và có thể tốn nhiều thời gian nếu tập tin dữ liệu email của bạn lớn. Nếu Scanpst tìm thấy lỗi, nó sẽ nhắc bạn bấm vào nút Repair để sửa chữa. Bạn cũng nên đánh dấu chọn vào hộp kiểm Make Backup Of Scanned File Before Repairing để phục hồi dữ liệu gốc trong trường hợp việc sửa chữa thất bại.

Sau khi việc sửa chữa hoàn tất, đóng Scanpst và mở lại Outlook. Nếu Outlook vẫn không thể kết nối, hãy chuyển sang mẹo tiếp theo.

Sửa chữa cài đặt Office

Bạn có thể phải thực hiện việc sửa chữa các cài đặt trên Office, điều này sẽ giải quyết những vấn đề mà các cách thông thường không khắc phục được.

Để làm điều này, hãy theo các bước sau:

  • Mở Control Panel.
  • Nhấn vào Programs and Features.
  • Tìm kiếm biểu tượng Microsoft Office và chọn nó.
  • Nhấn vào Change.
  • Chọn Repair từ cửa sổ xuất hiện.
  • Nhấn vào nút Continue và chờ cho đến khi việc sửa chữa cài đặt Office hoàn tất, bạn hãy khởi động lại máy tính.

Sau khi máy tính đã khởi động lại, hãy thử mở lại Outlook và kiểm tra nó đã được kết nối đến máy chủ được chưa.

Tạo lại Profile

Nếu tất cả các cách trên đều thất bại, bạn có thể phải tạo lại Outlook profile. Thông thường, nên tạo profile mới mà không cần xóa cái cũ. Để tạo lại profile, bạn cần phải biết thông tin thiết lập tài khoản, vì vậy cần phải có thông tin thiết lập email trước khi bắt đầu.

Dưới đây là cách tạo profile mới:

  • Mở Control Panel, mở Mail và nhấn vào Show Profile.
  • Nhấn Add và sau đó đặt tên cho profile mới này.
  • Tiếp theo bạn cần phải cung cấp các thông tin thiết lập tài khoản email trong cửa sổ kế tiếp.

Mẹo hay khắc phục sự cố kết nối trên Outlook

Một khi profile đã được tạo xong, bạn hãy thiết lập nó thành mặc định hoặc xóa profile cũ để tập tin profile mới này hoạt động.

Nếu sau tất cả các bước trên, Outlook vẫn không thể kết nối, hãy liên hệ đến bộ phận IT. Nó có thể là do các lỗi liên quan đến DNS hoặc một số khả năng khác nằm ngoài phạm vi của bài viết này.

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/11/2013 07:11 # 16
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

QuanTriMang - Có nhiều người sở hữu không chỉ một mà là rất nhiều địa chỉ email. Nhiều trường hợp các địa chỉ này không phải là từ cùng một nhà cung cấp. Và vấn đề quản lý các email đó không hề đơn giản như bạn nghĩ khi tạo ra chúng, việc kiểm tra từng địa chỉ email đó sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Có một giải pháp để giúp bạn khắc phục vấn đề này, đó là sử dụng Gmail như một trung tâm email để xử lý nhiều tài khoản email khác nhau. Bài viết sau chúng tôi sẽ trình bày phương pháp gửi và nhận email từ tài khoản Gmail của bạn.

Lưu ý: Một phần quan trọng của quá trình này là có thể chuyển tiếp các email khác của bạn vào tài khoản Gmail của chính mình. Một số dịch vụ email như Yahoo không cho phép bạn chuyển tiếp những Yahoo mail của người dùng nếu bạn không phải là khách hàng doanh nghiệp hoặc phải chịu một khoản chi phí. Trước khi tiến hành hãy kiểm tra xem bạn có thể chuyển tiếp email tới Gmail hay không.

Trong ví dụ dưới đây chúng tôi sử dụng Hotmail. Các hình minh họa có thể khác nhau, nhưng các bước nói chung là như nhau bất kể dịch vụ email nào. Thậm chí nếu bạn có nhiều tài khoản Gmail, điều này vẫn sẽ làm việc như vậy.

Phần 1: Thiết lập chế độ chuyển tiếp cho email

Sau khi đăng nhập vào tài khoản email của mình, bạn cần vào phần menu cài đặt. Trong Hotmail, bạn bấm vào tên tài khoản đã dùng để đăng ký ở góc trên cùng bên phải của màn hình và chọn "Options".

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Ở phía bên trái, bạn kích vào Mail. Sau đó kích tiếp vào Email Forwarding.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Trong thẻ forwarding bạn sẽ thấy một ô để nhập địa chỉ Gmail của mình. Với Hotmail, bạn sẽ cần phải đánh dấu vào ô thông báo với Hotmail rằng bạn muốn chuyển tiếp các email của mình đến địa chỉ khác (forward your mail to another email account...). Tại đây bạn cũng sẽ nhìn thấy có một lưu ý nhắc nhở bạn phải đăng nhập vào tài khoản Hotmail một lần sau 270 ngày nếu không tài khoản Hotmail của bạn sẽ bị hủy bỏ.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Nếu bạn muốn giữ một bản sao của email được chuyển tiếp, hãy đánh dấu vào ô “Keep a copy of forwarded messages in your Windows Live Hotmail inbox” sau đó kích nút Save để lưu lại các thiết lập này.

Phần 2: Gửi thư từ Gmail

Sau khi đăng nhập vào tài khoản Gmail của mình, bạn sẽ nhìn thấy một hình chiếc bánh xe bên cạnh tên của mình ở góc trên cùng bên phải trình duyệt. Kích chuột vào hình bánh xe đó để mở trình đơn các tùy chọn và chọn Mail Settings.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Tại cửa sổ thiết lập Mail Settings, chọn thẻ Accounts and Import.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Trong tab này, kéo xuống khoảng một nửa trang bạn sẽ thấy một phần có tên là “Send mail from another address” kích vào đó để chuyển sang phần tiếp theo:

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Một cửa sổ pop up hiện ra với 2 ô để nhập dữ liệu.

- Name: Nhập tên bạn muốn hiển thị khi gửi mail.
- Email address: Nhập địa chỉ email bạn dùng để gửi.

Ấn Next step để tiếp tục. Nếu bạn muốn thay đổi tài khoản emai khác khi nhận thư trả lời (reply) bạn có thể kích chọn specify different “reply-to” address.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Bước tiếp theo, chọn SMTP hoặc máy chủ gửi thư. Ở đây chúng tôi để xuất sử dụng máy chủ của Gmail bởi tính dễ cài đặt. Điều này sẽ lưu tất cả các thư đã gửi vào thư mục Gmail Sent.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Sau khi đã chọn máy chủ để gửi đi, bạn cần gửi một email để xác nhận vào tài khoản email khác của mình (ví dụ như Hotmail).

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Đây chính là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn nên mở sẵn Hotmail hoặc các tài khoản email khác. Khi nhận được thư từ Google gửi đến trong phần inbox của Hotmail, bạn kích vào link trong email để xác minh rằng bạn thực sự muốn cho Google gửi email từ tài khoản này.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Ngoài ra, bạn có thể copy và paste mã xác nhận từ email vào cửa sổ Gmail bạn nhìn thấy.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Bạn nên kiểm tra thử email cho tất cả các thiết lập vừa rồi bằng cách vào hộp thư Gmail, soạn một tin nhắn. Trong cửa sổ soạn tin bạn sẽ thấy một tùy chọn thả xuống, ở đây sẽ hiển thị địa chỉ email của bạn.

Gửi email bằng một tài khoản Gmail khác

Khi bạn gửi hoặc nhận được thư từ địa chỉ Hotmail này, người nhận sẽ không thấy sự khác biệt nào cả. Quá trình này hoạt động tương tự như khi bạn đăng nhập vào tài khoản Hotmail và gửi thư đi từ đó. Chúc các bạn thành công!

Bài Viết



Không kí....




 

 
18/11/2013 07:11 # 17
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Duyệt Gmail không kết nối Internet

 

Tính năng Offline Mail đã chính thức được Google phát hành bổ trợ cho Gmail, cho phép duyệt email từ Gmail khi máy tính không kết nối Internet.

Cuối tháng 1-2009, Google Labs giới thiệu tùy chọn offline (ngoại tuyến) cho phép người dùng duyệt Gmail ngay cả khi máy tính không kết nối Internet với sự trợ giúp của tiện ích Google Gears. Sau thời gian phát triển, tính năng Offline Mail này đã rời “phòng thí nghiệm” và trở thành một “thành phần bổ trợ” của Gmail.

Cách khai thác chức năng Offline Mail của Gmail

Trước tiên, bạn tải về và cài đặt trực tuyến Google Gears. Tiếp đến, từ giao diện chính của hộp thư Gmail (minh họa trên Firefox), bạn nhấp vào liên kết Settings, chọn thẻ Offline, đánh dấu tùy chọn Enable Offline Mail for this computer bên phải trường Offline Mail để kích hoạt việc đồng bộ hộp thư Gmail với máy tính hiện hành, qua đó có thể xử lý Gmail ngay cả khi offline. 

Hộp Specify maximum attachment size bên phải trường Attachments phía dưới cho phép bạn chỉ định dung lượng tối đa của những file đính kèm trong thời gian offline (không kết nối Internet), cải tiến đáng giá nhất mà Google thực hiện cho Offline Mail sau gần 11 tháng phát triển. Xong, bạn bấm nút Save Changes để xác nhận việc thay đổi.


Kích hoạt Offline Mail

Ở hộp thoại Install offline access for Gmail mở ra, bạn bấm Next. Trong hộp thoại kế tiếp, bạn đánh dấu ô I trust this site. Allow it to use Gears, rồi bấm nút Allow.

Ở hộp thoại tiếp theo, bạn chọn vị trí sẽ đặt shortcut truy xuất nhanh hộp thư Gmail khi offline, bao gồm: Desktop, Start menu, Quick launch bar. Xong, bấm OK.

Cùng thời điểm, quá trình đồng bộ dữ liệu giữa hộp thư Gmail của bạn với máy tính sẽ diễn ra và thể hiện thông qua khung phía trên góc phải. Trên khung này có sẵn liên kết Go into Flaky Connection Mode, cho phép biến Offline Mail thành ứng dụng desktop thực thụ. Nhấp vào liên kết Show Actions, ba liên kết khác sẽ xuất hiện: Pause sync for next hour (tạm dừng quá trình đồng bộ trong một giờ tới, bạn vẫn có thể khai thác offline hộp thư Gmail bình thường, đọc những lá thư và file đính kèm đã đồng bộ xong…), Disable Offline Gmail (vô hiệu Offline Mail), Offline settings (mở thẻ Offline).

Lưu ý: thời gian đồng bộ dữ liệu nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ đường truyền Internet của bạn, cũng như số lượng thư và file đính kèm.


Diễn tiến của quá trình đồng bộ dữ liệu

Khi thấy biểu tượng  là việc đồng bộ dữ liệu đã hoàn tất.

Cách Offline Mail hoạt động

Lúc này, dù máy tính không kết nối Internet, bạn vẫn có thể truy xuất hộp thư Gmail của mình, bằng cách nhấp đôi chuột vào shorcut Offline Mail tạo ra trên desktop. Ngay lập tức, hộp thư Gmail sẽ được mở trên trình duyệt như thường lệ. Mọi thao tác với Gmail sau đó đều thực hiện y như lúc online, tuy nhiên những email mà bạn soạn thảo (bao gồm file đính kèm, lúc này chức năng kiểm tra virus trong file đính kèm không hoạt động) và gửi đi sẽ chuyển vào mục Outbook.


Những email soạn thảo lúc offline

Lúc máy tính kết nối Internet trở lại, những email này sẽ tự động được đồng bộ hóa và gửi đến người nhận.

Lưu ý: Vào thời điểm bạn truy cập offline hộp thư Gmail, nút Sign out cùng bảy thẻ trong Settings sẽ bị vô hiệu, gồm: Accounts and Import, Filters, Forwarding and POP/IMAP, Chat, Web Clips, Labs, Themes.

Bài Viết



Không kí....




 

 
17/12/2013 13:12 # 18
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Chọn chế độ hình ảnh phù hợp trên TV

Hầu hết các mẫu TV ngày nay đều có nhiều chế độ trình chiếu với chất lượng hình ảnh khác nhau. Hãy thử qua và chọn ra chế độ phù hợp nhất với nội dung chương trình mà bạn đang xem.

Các chế độ hình ảnh phổ biến trên HDTV hiện nay thường có Standard, Cinema, Movie, Sports, Dynamic và một số chế độ khác như Game, Natural... Standard là chế độ hình ảnh chuẩn và là lựa chọn tốt nhất để xem nội dung thông thường (không phải HD), các chương trình truyền hình cáp hay vệ tinh. Trong khi đó, chế độ Cinema hay Movie dùng để xem phim và sẽ đặt các thiết lập của TV gần giống với những gì mà đạo diễn hay nhà sản xuất nội dung dự định mang đến cho người xem. Chế độ Sports, Vivid hay Dynamic phù hợp với những nội dung có chuyển động nhanh như các chương trình thể thao, tạo ra hình ảnh mượt mà bằng cách “thêm” vào những điểm mà đạo diễn không có ý định đưa vào trước đó.

picture-mode-8627-1387212749.jpg

TV ngày nay thường có nhiều chế độ hình ảnh để bạn lựa chọn.

Có 5 thiết lập chính được điều chỉnh khi thay đổi chế độ hình ảnh là nhiệt độ màu, đèn nền, nội suy chuyển động, tính năng nâng cao gam màu/độ tương phản và cuối cùng là khả năng tăng cường đường viền hình ảnh. Mỗi thiết lập sẽ thay đổi một khía cạnh khác nhau của hình ảnh. Hãy hiểu rõ sự thay đổi của các thiết lập này để chọn được một chế độ hình ảnh phù hợp với nội dung mà bạn đang xem.

Nhiệt độ màu là “độ trắng” của hình ảnh. Một số người thích xem hình ảnh gam lạnh và ngả xanh, nhưng một số người khác lại thích gam màu nóng ấm như màu đỏ. Chế độ Sports và Vivid thường hơi ngả xanh vì nó phải xuất hiện để “nổi bật” hơn cho mắt người xem. Trong khi đó, chế độ Cinema và Movie thường có nhiệt độ màu ấm hơn. Về mặt kỹ thuật, nhiệt độ màu ấm thường cho màu sắc chính xác hơn vì nó thường được các nhà sản xuất nội dung sử dụng khi ghi hình và biên tập các chương trình TV hay phim ảnh. Thoạt nhìn, hình ảnh gam màu ấm thường rất đỏ nhưng về sau thì sẽ cho màu sắc chính xác hơn.

Đèn nền là một thiết lập mà bạn có thể dễ dàng điều chỉnh và thấy được kết quả nhanh chóng. Đèn nền (backlight) trên TV màn hình LCD giúp tăng độ sáng tổng thể của TV. Điều quan trọng là thiết lập này hoàn toàn tách rời với các chế độ hình ảnh, do đó bạn có thể tắt nó vào ban đêm. Hiện tượng mệt mỏi khi xem TV thường là do tăng độ sáng màn hình quá mức. TV công nghệ Plasma không sử dụng đèn nền, vì vậy nếu bạn thay đổi chế độ hình ảnh trên TV này thì chỉ ảnh hưởng đến độ tương phản của hình ảnh. TV Plasma của Samsung cũng có một thiết lập điều khiển gọi là Cell Light chỉ đơn thuần dùng để hạn chế tối đa lượng ánh sáng phát ra.

backlight-1496-1387212749.jpg

Backlight là một tùy chọn hoàn toàn độc lập với các chế độ hình ảnh.

Nội suy chuyển động là thuật ngữ dùng để chỉ những gì mà TV sử dụng để lấp đầy thêm những khung hình theo yêu cầu của những màn hình LCD có tần số quét 120Hz và 240Hz. Các chế độ hình ảnh Sports và Vivid thường xuất hiện nhiều hiệu ứng Soap Opera Effect. Có thể gọi đây là “hiệu ứng phim kịch” và về cơ bản thì điều này có thể tốt nhưng chuyển động cực kỳ trơn tru có được làm cho phim xem giống như phim kịch nhiều kỳ trên truyền hình. Hiệu ứng này chủ yếu giúp giảm hiện tượng chuyển động mờ (motion blur) trên TV LCD. Trong khi đó, các chế độ Cinema hay Movie lại có thể ít có hay không có hiệu ứng này. TV Plasma thường không cần tần số quét cao, nhưng một số model TV Plasma mới vẫn có tính năng xử lý làm mịn chuyển động nên gây ra hiệu ứng Soap Opera Effect.

Điều chỉnh nâng cao gam màu và độ tương phản là những quá trình rất khó để mô tả. Về cơ bản, chúng sẽ điều chỉnh các vùng sáng và tối của hình ảnh khi chuyển động để làm cho TV có vẻ như có một tỉ lệ tương phản tốt hơn. Các quá trình này thường không có tác dụng gì nhiều và có thể tạo ra một số cảnh trông quá sáng hay quá tối. Người dùng nên tắt các tính năng này khi xem TV.

picmode-5511-1387212749.jpg

Tùy chỉnh Cell Light trên TV Plasma Samsung để hạn chế tối đa lượng ánh sáng phát ra.

Khả năng tăng cường đường viền hình ảnh là những gì bạn thấy được khi tăng tối đa độ sắc nét (sharpness) trên TV. Hãy chú ý và bạn sẽ thấy tất cả mọi chi tiết đường viền của hình ảnh có vẻ như giả tạo và không trung thực. Thật ra, hầu hết TV đều cung cấp chất lượng hình ảnh tốt nhất khi điều chỉnh độ sắc nét ở mức hầu như thấp nhất. Hình ảnh có thể thiếu độ nét và độ chi tiết nhưng khi đó lại trông như có vẻ thực hơn.

Bài Viết



Không kí....




 

 
17/12/2013 13:12 # 19
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Những thói quen cần bỏ khi chụp ảnh

Đặt ISO quá thấp, chỉnh sửa quá nhiều hay luôn quan tấm đến việc người xem nghĩ gì có thể khiến người chụp bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.

Dưới đây là 5 thống kê của trang web nhiếp ảnh Digital-Photography-School:

Sự do dự

Một trong thói quen đáng kể nhất trong giới nhiếp ảnh không chuyên là sự do dự của người cầm máy. Sự lưỡng lự trong một số hoàn cảnh là cản trở lớn cho việc ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời thoáng qua. Có thể nói, đa phần các tay máy nghiệp dư thường quan tâm đến việc người xem ảnh nghĩ gì về bức hình của mình. Và phần đông đều yêu thích chụp ảnh với một cảm xúc vui tươi hơn là ghi lại một cảm xúc buồn như hình ảnh một đứa trẻ đang khóc bên dưới.  

abc

Sự do dự khi bấm máy có thể khiến người dùng bỏ lỡ một khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống.

Bên cạnh cảm giác lưỡng lự, một yếu tố khác không nhỏ cản trở việc ghi lại một bức ảnh đẹp là thiết bị chưa sẵn sàng. Nói một cách đơn giản hơn là chiếc máy ảnh của người đó không được thiết lập để có thể dễ dàng “chộp” được những khoảnh khắc xảy đến tức thời xung quanh họ. Với trường hợp này, các "tay máy" tốt nhất nên thiết lập tính năng chụp ảnh tự động hoàn toàn hay bán tự động. Tuy nhiên, chế độ tự động hoàn toàn vẫn là một lựa chọn ưu tiên, giúp người cầm máy luôn tự tin và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Bên cạnh đó, nếu thiết bị hỗ trợ, người dùng có chút kinh nghiệm cũng có thể lựa chọn chế độ chụp ảnh RAW để xử lý hậu kỳ sau đó.  

ISO quá thấp

Theo Digital-photography-school, khá nhiều người dùng luôn cố gắng thiết lập giá trị ISO thật thấp nhằm giảm tình trạng nhiễu hạt. Song, nỗi sợ nhiễu hạt đôi khi lại mang đến cho họ một bức ảnh nhòe vì tốc độ chụp ảnh xuống quá thấp. Ngày nay, một vài nhiếp ảnh gia còn cố tình tăng thêm độ nhiễu hạt cho bức ảnh của mình nhằm tạo một hiệu ứng đặc biệt.

Ảnh chụp với ISO 4000 trông vẫn đẹp khi chuyển thành ảnh đen - trắn.

Ảnh chụp với ISO 4000 trông vẫn đẹp khi chuyển thành ảnh đen - trắng ở khổ vừa phải.

Ngoại trừ trường hợp nguồn sáng môi trường quá cao, việc cài đặt giá trị ISO cao là vô nghĩa, các tay máy nên mạnh dạn tăng giá trị ISO để lợi hơn về tốc độ chụp. Nếu lo sợ hình ảnh bị nhiễu hạt, sau khi chụp người dùng có thể sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để giảm tối đa mức độ nhiễu ảnh. Dĩ nhiên, mỗi máy đều có một giới hạn nhất định trong việc khử nhiễu ảnh ở ISO cao. Người dùng tốt nhất nên tìm cho mình một giá trị ISO cao tốt nhất nhằm tránh tình trạng sai sắc và giảm độ chi tiết ảnh. Một mẹo nhỏ khác để xử lý các ảnh nhiễu hạt nặng là chuyển từ ảnh màu thông thường sang ảnh đen - trắng với sự trợ giúp của các phần mềm xử lý.

Soi rõ từng điểm ảnh

Nếu thường xuyên phóng lớn 100% kích thước ảnh chụp khi xem lại trên máy tính, bạn hãy sớm từ bỏ thói quen này. Vì việc hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 1:1 cũng là một lý do khiến người dùng không dám thiết lập các giá ISO cao. Thao tác phóng lớn 100% kích thước ảnh khi xem lại nhằm “săm soi” từng điểm ảnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn có ý định in ảnh của mình bên hông xe buýt.

Screen-Shot-2012-04-27-at-07-3-2248-2339

Hành động săm soi từng điểm ảnh chi có ý nghĩa khi người dùng cần in ảnh khổ rất lớn.

Ngoại trừ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có nhu cầu in ảnh kích thước lớn, hầu hết người chơi máy đều in ảnh khổ nhỏ hay đăng tải trên web để chia sẻ với bạn bè, người thân. Vì thế, những hình ảnh tưởng chừng như “tệ hại” khi săm soi từng điểm ảnh, có thể sẽ vẫn rất lung linh khi in ở khổ 16 x 24 cm hay được thu nhỏ kích thước để chia sẻ trực tuyến.

Chụp hú họa

Một thói quen xấu khác khi cầm máy là việc bấm máy liên tục và hy vọng sẽ có được một tấm ảnh tốt trong series ảnh này khi xem lại trên máy tính sau đó. Dĩ nhiên, bạn có thể chọn cách chụp này và may mắn chọn được một tấm ảnh ưng ý. Tuy nhiên, người chụp sau đó sẽ không biết được họ đã chụp được bức ảnh đẹp từ loạt ảnh đó bằng cách nào và khó lòng thực hiện lại sau đó.  

Để tránh tình trạng này, các "tay máy" nên tập trung quan sát đến ánh sáng, địa điểm, không gian và thời gian chụp ảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về bố cục ảnh chụp, thử sử dụng một số tính năng trên máy như Bracketing, White Balance và đối xử với chiếc máy ảnh của mình như một người họa sỹ đang cầm cọ để tạo nên một bức họa với nhiều cảm xúc.

Chỉnh sửa gần như mọi tấm ảnh

Việc “dặm vá” hình ảnh sau khi chụp để có một tấm ảnh đẹp hơn là một điều tốt. Tuy vậy, hành động chỉnh sửa gần như mọi ảnh chụp lại là một thói quen không tốt khiến người dùng mất không ít thời gian để xử lý. Hãy mạnh dạn chọn ra những hình ảnh đáng chỉnh sửa nhất và loại bỏ khỏi bộ sưu tập của mình những bức ảnh xấu để tiết kiệm không gian lưu trữ.

Nếu sử dụng phần mềm Lightroom, khi cần loại một bức ảnh, bạn chỉ cần nhấn phím tắt “X” khi đang xem ảnh đó rồi tiếp tục duyệt qua những hình ảnh khác. Sau khi đã duyệt hết bộ sưu tập, bạn hãy sắp xếp theo dạng chỉ hiển thị những hình ảnh cần loại bỏ (the rejects only). Sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+A để chọn hết và nhấn Delelte để xóa các hình ảnh đã chọn. Hành động này không chỉ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ mà còn giúp loại chúng khỏi tâm trí người chụp, giúp tập trung hơn vào việc tinh chỉnh ảnh sau đó. Có thể nói, đây là một thói khó bỏ nhất vì đa phần người dùng luôn cảm thấy khó khăn khi quyết định xóa một tấm ảnh mà họ đã chụp. Song, cần phải hiểu rằng, càng chọn lọc ban đầu, bạn càng có được những bức ảnh đẹp sau đó và tiết kiệm đáng kể bộ nhớ máy.

Bài Viết



Không kí....




 

 
17/12/2013 13:12 # 20
mrhuy.dtu
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 26/60 (43%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 22/01/2010
Bài gởi: 176
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Google tham vọng phủ sóng Wi-Fi toàn thế giới qua khinh khí cầu


Các bước tạo mật khẩu an toàn và khó đoán

Nhiều người đang sử dụng một mật khẩu duy nhất cho nhiều tài khoản trực tuyến khác nhau, thậm chí chọn những mật khẩu đơn giản chỉ vì sợ quên.

Nghiên cứu mới của SpiderLabs cho thấy có tới gần 2 triệu tài khoản người dùng Internet đang gặp nguy hiểm vì sử dụng hầu hết những mật khẩu phổ biến, độ bảo mật kém như 123456, 111111, admin, abcdef... Nhiều người giải thích rằng họ vẫn hiểu được tầm quan trọng của việc chọn mật khẩu phức tạp nhưng thường hay quên và nhầm lẫn mật khẩu giữa các tài khoản với nhau.

pass-5554-1386831078.jpg

Tuy nhiên, người sử dụng nên tuân thủ lời khuyên của các chuyên gia tại Google để bảo vệ dữ liệu của họ trên mạng:

Sử dụng một mật khẩu riêng cho từng tài khoản khác nhau

Người dùng nên thiết lập mật khẩu riêng cho mỗi tài khoản trực tuyến quan trọng mà họ có. Kẻ xấu thường tìm cách lấy tên người dùng và mật khẩu từ một trang web rồi sau đó sẽ sử dụng chúng để cố gắng đăng nhập vào những trang web khác mà người dùng có tài khoản. Ngay cả các website uy tín cũng có thể bị đánh cắp cơ sở dữ liệu nên nếu sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau thì nguy cơ bị đánh cắp sẽ càng cao. 

Làm cho mật khẩu khó đoán hơn

"Mật khẩu", "123456", "tên tôi là Mai"... là những ví dụ về mật khẩu dở vì chúng rất dễ đoán. Tạo mật khẩu dài hoặc phức tạp sẽ làm cho cả kẻ xấu lẫn người hiểu rõ bạn khó đoán hơn. 

Một cách để tạo mật khẩu bảo mật cao là nghĩ đến một cụm từ hoặc một câu mà những người khác không biết và sau đó "mã hóa" chúng. Ví dụ, với địa chỉ e-mail, có thể nghĩ đến thông điệp cá nhân như: "Tôi muốn trả lời e-mail một cách nhanh chóng và chính xác hơn" (I want to get better at responding to e-mails quickly and concisely) rồi biến hóa thành mật khẩu từ số, ký hiệu và các chữ cái đầu tiên của các từ trong thông điệp, như "tmTl@1cnc&cxH" với thông điệp bằng tiếng Việt và "iw2gb@r2eq&c" với thông điệp tiếng Anh. Tuyệt đối không sử dụng các cụm từ phổ biến hay lời bài hát mà chỉ nên nghĩ đến cụm từ chỉ mình biết.

Giữ mật khẩu an toàn và bí mật

Lo lắng về việc ghi nhớ quá nhiều mật khẩu là lý do chính khiến mọi người dùng mật khẩu giống nhau trên nhiều dịch vụ khác nhau. Nếu tạo quá nhiều mật khẩu và cảm thấy khó nhớ, bạn cứ yên tâm lập một danh sách và viết chúng ra giấy nhưng hãy giữ danh sách đó ở nơi thật an toàn và người khác cũng không thể tìm thấy nó (chứ không phải dán ngay trước màn hình). Sử dụng một chương trình quản lý mật khẩu đáng tin cậy, như của Chrome và một số trình duyệt khác, cũng có thể là một lựa chọn tốt.  

Luôn thiết lập một tùy chọn phục hồi

Bằng cách điền thêm một địa chỉ e-mail hoặc số điện thoại khi thiết lập tài khoản, các các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có thể liên lạc với bạn nếu bạn bị khóa tài khoản. Chẳng hạn, trong trường hợp bạn quên mật khẩu, nhà cung cấp sẽ gửi đường link đến địa chỉ e-mail phục hồi để bạn có thể thực hiện thay đổi mật khẩu.

Số điện thoại di động cũng là một cách hay để lấy lại quyền đăng nhập tài khoản trong trường hợp quên hoặc bị đổi mật khẩu. Ví dụ khi quên mật khẩu Gmail, Google sẽ nhắn lại một mã phục hồi (code) vào số điện thoại bạn đăng ký và ngay tức khắc bạn sẽ có thể vào lại tài khoản của mình. Điện thoại là phương tiện an toàn và đáng tin cậy, trong khi các giải pháp khác như câu hỏi bí mật (tên của mẹ bạn trước khi kết hôn, hay tên thành phố nơi bạn sinh ra) thường rất dễ đoán.

Bài Viết



Không kí....




 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024