Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/08/2011 17:08 # 1
s2_kiss
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 18/50 (36%)
Kĩ năng: 10/50 (20%)
Ngày gia nhập: 23/07/2011
Bài gởi: 118
Được cảm ơn: 110
Vàng “dập dềnh” quanh mốc 47,5 triệu đồng/lượng


Vàng “dập dềnh” quanh mốc 47,5 triệu đồng/lượng
(Dân trí) - Biến động trong biên độ hẹp, song xu hướng đi xuống vẫn là chủ yếu, thị trường vàng hôm nay khá êm ả. Song đó có phải là sự tĩnh lặng trước khi bắt đầu một cơn bão? Điều đó hẵng còn phải chờ ở động thái của FED vào cuối tuần này.
Cuối ngày, giá vàng SJC lại về mốc mở cửa 47,3 - 47,6 triệu đồng/lượng sau nhiều lần điều chỉnh lên xuống. Giá vàng thế giới giao ngay phiên châu Âu cũng biến động trong biên độ hẹp, giao dịch dưới mốc 1.850 USD/ounce.
 
Lúc 15h, giá vàng SJC lại tiếp tục điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng, giao dịch ở mức 47,15 - 47,45 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.
 
Vàng SBJ cập nhật lúc 14h40 cũng tụt xuống mức 47,26 - 47,44 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua bán lúc này còn 180 nghìn đồng/lượng.
 
Trong khi đó, vàng giao ngay phiên châu Âu đang hồi phục trở lại khi tăng lên 1.846 USD/ounce khi những lo ngại về suy thoái kinh tế.
 
Tỷ giá USD hôm nay tiếp tục được đẩy lên một mức cao mới khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 10 đồng lên 20.628 đồng/USD. Giá USD bán ra tại các ngân hàng được đẩy lên mức 20.834 đồng/USD - mức trần mới, trong khi giá mua vào cũng sát nút với 20.830 đồng/USD. Thậm chí, trên thị trường tự do, tỷ giá USD còn chạm mức 21.000 đồng/USD.
 
Giá USD tăng, vàng thế giới giảm khiến cho mức chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới hẹp dần, hiện chỉ còn khoảng 1 triệu đồng/lượng chưa kể chi phí.
 
Tuy nhiên, mức chênh lệch này vẫn được cho là khá cao. Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, mức chênh lệch chấp nhận được ở khoảng 400 nghìn đồng/lượng, trên mức đó là có dấu hiệu đầu cơ làm giá. Do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cho nhập khẩu thêm vàng để bình ổn thị trường trong nước, thậm chí có cơ chế phù hợp để các tổ chức tín dụng sử dụng số lượng vàng hiện có để bình ổn thị trường.
 
 
Lúc 14h, giá vàng SJC mua vào chỉ còn 47,2 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 47,5 triệu đồng/lượng, giảm hơn 1 triệu đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua và cách mốc kỷ lục gần 49,2 triệu đồng/lượng thiết lập được trong phiên hôm qua đến 1,7 triệu đồng/lượng. Khoảng cách mua bán vẫn giữ ở mức 300 nghìn đồng/lượng.
 
Trước đó, giá vàng đã có lúc bứt phá lên mốc 47,7 triệu đồng/lượng, tuy nhiên sau đó tiếp tục đảo chiều đi xuống và dao động quanh mốc 47,6 triệu đồng/lượng.
 
Phiên hôm nay có thể nói khá êm ả với thị trường vàng sau hai phiên liên tiếp "bùng nổ" lên các mốc kỷ lục mới. Thị trường vàng trong nước vẫn bám sát với diễn biến của thị trường vàng thế giới. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới đang được thu hẹp dần, hiện chỉ còn khoảng 1,2 triệu đồng/lượng.
 
Giá vàng đang rời xa mốc kỷ lục (ảnh internet).
 
Trước đó, lúc 8h20, vàng SJC niêm yết mua vào – bán ra ở mức 47,3 – 47,6 triệu đồng/lượng, giảm 850 nghìn đồng/lượng so với chốt phiên chiều qua và hơn 1,5 triệu đồng/lượng so với mức kỷ lục thiết lập được hôm qua. Chênh lệch mua bán cũng ở mức 300 nghìn đồng/lượng.

 

Vàng SBJ của Sacombank – SBJ cũng giảm về mức 47,31 – 47,59 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua bán là 280 nghìn đồng/lượng.

 

Giá vàng trong nước giảm mạnh theo đà giảm của giá vàng thế giới khi đêm qua giá vàng thế giới trải qua phiên giảm điểm mạnh nhất trong hơn 18 tháng qua do nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời sau khi vàng leo lên mốc kỷ lục 1.917,9 USD/ounce.

 

Chốt phiên giao dịch đêm qua, vàng giao kỳ hạn tháng 12  trên sàn Comex giảm 30,6 USD/ounce, tương đương 1,6%, xuống còn 1.861 USD/ounce. Trong phiên, có lúcàng giảm tới 3,5% - mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ ngày 1/7/2010.

 

Vàng giao ngay cũng giảm 3,7% so với mức kỷ lục 1.911,46 USD/ounce xuống mức 1.826,6 USD/ounce, mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ tháng 7/2010. Thậm chí trong phiên châu Á, vàng giao ngay có lúc giảm xuống 1.822 USD/ounce.

 

Tuy nhiên đến thời điểm này, vàng giao ngay đang hồi phục trở lại, giao dịch ở mức 1.851,3 USD/ounce.

 

Giá vàng trong tháng 8 đã tăng mạnh hơn 14% do lo ngại tăng trưởng kinh tế suy yếu và cuộc khủng hoảng nợ tại lục địa già kéo dài, kích thích nhu cầu đối với vàng. Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của giá vàng giao kỳ hạn đã vào vùng quá mua kể từ ngày 8/8 - tín hiệu vàng sẽ đảo chiều giảm mạnh.

 

Hôm qua, Quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR đã bán ra gần 2% đưa tổng lượng nắm giữ còn 1.259,569 tấn.

 

Theo giới phân tích, giá vàng sẽ lấy lại số điểm đã mất và có thể chạm tới mốc tâm lý 2.000 USD/ounce khi còn quá nhiều điều bất ổn với nền kinh tế. Mọi sự chú ý vẫn đang hướng về cuộc họp của FED diễn ra vào thứ 6 này. Nếu ông Ben Bernanke đưa ra gói kích thích kinh tế thứ 3 (QE3) để cứu tăng trưởng kinh tế thì vàng có thể tăng mạnh.

 

Nhật Linh




 
Các thành viên đã Thank s2_kiss vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024