Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/08/2011 07:08 # 1
Anna1312
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 3/30 (10%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 24/08/2010
Bài gởi: 33
Được cảm ơn: 44
Cây Di Sản (Heritage trees) và vấn đề bảo vệ cây di sản ở Việt Nam


Những cây thân gỗ có giá trị đặc biệt đã được nhiều nước xếp vào loại “Cây Di sản” (Heritage Trees) và được pháp luật cũng như cộng đồng bảo vệ đặc biệt.

Nguyễn Đình Hòe, VACNE 1
 
Cây di sản là gì? Singapore là một quốc gia có diện tích nhỏ hẹp và đô thị hóa mạnh, là nơi đi tiên phong trên thế giới trong phong trào bảo vệ cây di sản. Theo quy định của nước này. Cây di sản là những cây trưởng thành, đơn lẻ được lựa chọn và bảo vệ bởi quy định pháp luật do nước này xây dựng có tên là “ Kế hoạch Cây di sản” (Heritage Trees Scheme), có hiệu lực từ ngày 17 tháng 8 năm 2001.Cây di sản không chỉ là cây mọc trong các khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc gia mà bất cứ mọc ở đâu: đô thị hay nông thôn, ven đường hay trong vườn, sở hữu công hay của tư nhân. Cây được tuyển chọn vào Danh mục Cây di sản Singapore phải được xét duyệt bởi một Hội đồng gồm 9 chuyên gia, đứng đầu là ông Giám đốc điều hành Ủy ban Vườn Quốc gia, hiện nay là Tiến sỹ Leong Chee Chiew. Cây được xét duyệt cần đáp ứng đủ các tiêu chí về hình dạng bên ngoài, chiều cao, đường kính thân cây, các giá trị của cây về giáo dục, lịch sử và xã hội. Không có tiêu chuẩn nào yêu cầu rằng cây phải là loài thực vật quý hiếm hay thực vật đặc trưng cho một hệ sinh thái nào đó. Đa phần chúng đều là các cây cổ thụ, sống lâu. Sau khi được xếp vào Danh mục Cây di sản, những cây này sẽ không thể bị chặt bỏ và được bảo vệ bởi một quỹ đặc biệt có tên là “Quỹ Cây di sản” (1) . Ngoài Singapore, rất nhiều nước khác như Trung Quốc, Thailand, Mianma, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ,…đã tiến hành bảo vệ Cây Di sản như một loại Danh mộc Cổ thụ của đất nước. Ngọài giá trị văn hóa, giáo dục, xã hội và sinh thái, Cây di sản cũng rất được du khách quan tâm, tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch địa phương.. 2.Một số Cây di sản nổi tiếng trên thế giới Cây Bồ đề cổ thụ ở Singapore (2).     Cây bồ đề này tọa lạc trong ngôi chùa Kim Long (Jin Long Si) ở Singapore, phát triển từ một trong 12 hạt giống được các nhà sư thỉnh về từ Sri Lanka vào thế kỷ 19, đến nay cây đã trên 120 tuổi. Cây cao 30 m, đường kính thân cây (trung bình) 8,5 m, là cây bồ đề cổ nhất và lớn nhất Singapore theo xác nhận của Hội Thiên nhiên và Hội Vườn Quốc gia nước này. Rễ cây mọc bao trùm toàn bộ ngọn đồi nơi chùa Kim Long tọa lạc. Cây bồ đề này là 1 trong những “cây di sản” của Singapore.   Cây Bạch đàn cổ thụ Jarrah ở Tây Australia (3) . Cây cổ thụ Jarrah thuộc chi bạch đàn Eucaliptus marginata (Jarrah) mọc ngay cạnh bãi đỗ xe lối vào thị trấn Armadale, miền Tây Australia. Cây được xác định khoảng từ 400 đến 800 tuổi. Ý đồ chặt hạ cây đã 2 lần bị cộng đồng phản đối rầm rộ vào những năm 1987 và 1997. Khoảng 1147 kiến nghị đã gửi đến Bộ Di sản Úc đề nghị phải bảo vệ cây, Do đó vào năm 1997 Bộ này quyết định cây cổ thụ Jarrah thuộc diện cây di sản. Ở miền Tây Australia chỉ có 3 cây thuộc diện cây di sản. Cây thông liễu (Jomon Sugi) ở Nhật bản (4) . Cây thông liễu Cryptomeria japonica còn có tên địa phương là Jomon Sugi, mọc trên đảo Yakushima, thuộc nhóm cây thông liễu Nhật bản to nhất và già nhất. Nó khoảng từ 2170 tuổi đến 7200 tuổi theo những đánh giá khác nhau. Cũng có những ý kiến cho rằng nó phải đến 5000 tuổi thậm chí 6000 tuổi. Tên cây được đặt theo tên triều đại Jomon trong lịch sử Nhật Bản. Cây cao 25,3 m, thể tích gỗ khoảng 300 m3, đường kính thân cây trung bình 16,2 m, được phát hiện năm 1968. Cây mọc trên đỉnh cao nhất của đảo Yakushima, ở độ cao 1.300 m. Việc phát hiện ra cây thông liễu cổ thụ này đã làm tăng vọt nguồn thu từ du lịch vốn chiếm trên ½  doanh thu kinh tế của hòn đảo. 3. Vấn đề bảo vệ cây di sản ở Việt nam Một số “danh mộc cổ thụ” như cây đa Tân Trào, cây Dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang – Bắc Giang, cây nhãn tổ ở Phố Hiến - Hưng yên, cây dầu đôi ở Nha Trang,… đã được nhà nước hay cộng đồng bảo vệ. Tuy nhiên chúng chỉ là một số ít cổ thụ may mắn. Có không ít cổ thụ danh mộc ở nhiều vùng đất nước – chứng nhân cho lịch sử sinh thái của Đất Nước Việt Nam cũng rất đáng được bảo vệ nhưng đã không được may mắn như vậy. Ví dụ cây thị ngàn tuối ở phường Ngọc Xuyên Đồ Sơn, nhiều cây me cổ thụ trên trăm tuổi ở Phan Rang- Tháp Chàm,…Chúng ta cần xây dựng quy định luật pháp và thực hành tuyển chọn, bảo vệ các danh mộc cổ thụ dưới tư cách là Cây Di sản. Cây Dã hương ngàn tuổi ở Bắc Giang
 
Chú thích.
(1)    http://en.wikipedia.org/wiki/Heritage_trees_in_Singapore) .
(2)    http://en.wikipedia.org/wiki/Jin_Long_Si_Temple
(3)    http://en.wikipedia.org/wiki/Old_Jarrah_Tree
(4)    http://en.wikipedia.org/wiki/J%C5%8Dmon_Sugi  
Bùi Thị Tiến sưu tầm


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024