Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/08/2011 18:08 # 1
neverlonely91
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 23/30 (77%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 26/07/2011
Bài gởi: 53
Được cảm ơn: 14
bài tập kinh tế vi mô!


tình hình là mình vừa trả bài kinh tế vi mô, đề bài thuộc dạng đề mở nên mỗi người làm mỗi cách khác nhau , cách làm của mình ko biết có đúng ko nhưng cũng up lên chia sẻ vơi mọi người.
   đề bài:sinh viên đi làm thêm , nên hay không??

 

Để trả lời được câu hỏi :sinh viên đi làm thêm, nên hay không?Em xin đặt ra hai tình huống  sau:

     Tình huống 1: Sinh viên A , đang là sinh viên năm 4 khoa quản trị kinh doanh đại học duy tân, suốt 4 năm học đại học , để có “đồng ra đồng vào”ngoài giờ học,A xin làm thêm rất nhiều công việc , phục vụ quán nhậu,bán trà đá , gia sư , bán hàng online , bán hàng hội chợ , phục vụ cà phê...bởi vậy A có mối quan hệ khá rộng, khá năng giao tiếp rất tốt , tuy nhiên  sau mỗi buổi làm , trở về phòng là A nằm lăn ra ngủ, bài vở vì thế cũng đành phải xếp sau, lên giảng đường thì ngáp ngắn ngáp dài , ko thể tiếp thu bài học.A bị thi lại khá nhiều môn.

    Tình huống 2: B học cùng lớp với A , suốt 4 năm đại học , B chưa từng làm thêm một công việc nào, thời gian chỉ dành cho việc học vì thế kết quả học tập của B rất cao , vì dành nhiều thời gian nghiên cứu nên khả năng tư duy của B rất tốt, B có được một lượng kiến thức rất lớn , tuy vậy nhưng ngoài xã hội , B là một người khá trầm tính , hơi nhút nhát , ngại giao tiếp

    Sau khi nghiên cứu hai tình huống trên , dưới góc độ là một người học kinh tế , em xin đưa ra những nhận định của mình về về vấn đề:xin viên đi làm thêm , nên hay không? Theo quan điểm chủ quan của riêng em, để thực hiện tốt một công việc thì chúng ta phải tập trung tối đa thời gian và sức lực cho công việc đó, nếu cũng quỹ thời gian đó , ta làm nhiều việc cùng lúc thì kết quả chắc hẳn sẽ không tốt.Con người không phải là "thánh nhân" nên rất khó dung hòa mọi việc.Đó cũng chính là cốt lõi của học thuyết”chi phí cơ hội”mà em vừa học ở lớp, hiểu nôm na ,”chi phí cơ hội”là khoản chi vô hình mà ta phải trả khi lựa chọn phương án này mà không phải là phương án khác.

    Để hiểu được “chi phí cơ hội”của sinh viên khi đi hoặc không đi làm thêm , ta cần giải quyết những câu hỏi sau:

I/vì sao sinh viên phải đi làm thêm?

         1.Kiếm thêm thu nhập để trang trải việc học

         2.Cọ xác cuộc sống bên ngoài,rèn luyện kỉ năng mềm,tìm kiếm các mối quan hệ

         3.vận dụng lí thuyết vào thực tế, ví dụ ;hiểu được tâm lý khách hàng,cách điều hành của ông chủ sao cho đem lại kết quả tốt nhất.

         4.lĩnh hội được kinh nghiệm , năng động hơn.

 II/ Được và mất của sinh viên khi đi làm thêm:

        1. Về mặt tích cực, có thể coi công việc ngoài giờ của sinh viên là một môi trường học tập mà nhà trường không thể dạy được. Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem nó ra thực hành.

      2.Tuy nhiên ,mặc tiêu cực không phải là ít , công việc ngoài xã hội không phải đơn giản như nhiều người nghĩ , công việc đòi hỏi cường độ rất cao,sức khỏe sinh viên sẽ bị giảm sút , kết quả học tập kém , ít có thời gian tham gia vào các hoạt động dành cho sinh viên , đây là một điều rất đáng tiếc.

  Từ những nhận xét trên ta có thể rút ra chi phi cơ hội khi sinh viên đi làm thêm:

       Sinh viên sẽ mất đi một lượng kiến thức lớn ở giảng đường khi dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm trong khi việc học chính là trọng tâm, hậu quả là khi ra trường bạn không có vốn kiến thức vững chắc về ngành học của mình , sức khỏe sa sút , không thể tham gia các hoạt động dành cho sinh viên như mùa hè xanh , không có nhiều thời gian dành cho người thân và bạn bè.

        Chi phí cơ hội khi sinh viên không đi làm thêm:

Không có thêm một nguồn thu nhập , không có kinh nghiệm,không có nhiều mối quan hệ , không có cơ hội cọ xác với cuộc sống bên ngoài.

             Khó có thể đưa ra một sự lựa chọn tối ưu dành cho tất cả mọi người đối với vấn đề đặt ra,tuy nhiên , em nghĩ , người khôn ngoan là người biết chọn phương án có chi phí cơ hội thấp , đừng để “chi phí chìm”ảnh hưởng đến những quyết định của mình.

           Hồng Ánh.
        

 



                              whisper:"i love you"'!!!(^_^)

 
Các thành viên đã Thank neverlonely91 vì Bài viết có ích:
18/08/2011 18:08 # 2
Tý TPM
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 48

Kinh nghiệm: 56/130 (43%)
Kĩ năng: 54/480 (11%)
Ngày gia nhập: 25/03/2011
Bài gởi: 836
Được cảm ơn: 11334
Phản hồi: bài tập kinh tế vi mô!


Vậy ý chính của toàn bài là gì vậy


Dù bạn có là ai, sinh ra ở đâu, xuất phát từ tầng lớp nào đi chăng nữa, giấc mơ của bạn đều có thật, và đều có thể thực hiện được!
Phước Realty

 


 
18/08/2011 21:08 # 3
neverlonely91
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 23/30 (77%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 26/07/2011
Bài gởi: 53
Được cảm ơn: 14
Phản hồi: bài tập kinh tế vi mô!


bạn tý đã học ktvm chưa? nếu rồi thì đọc chắc hiểu chứ nhỉ?


                              whisper:"i love you"'!!!(^_^)

 
18/08/2011 21:08 # 4
Kalimdor
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 63/210 (30%)
Kĩ năng: 70/150 (47%)
Ngày gia nhập: 23/09/2010
Bài gởi: 2163
Được cảm ơn: 1120
bài tập kinh tế vi mô!


Cái này giống bài giảng hơn là bài tập ;))



Smod góc học tập
Face: www.facebook.com/Ka.return
 




 

 
18/08/2011 21:08 # 5
Tý TPM
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 48

Kinh nghiệm: 56/130 (43%)
Kĩ năng: 54/480 (11%)
Ngày gia nhập: 25/03/2011
Bài gởi: 836
Được cảm ơn: 11334
Phản hồi: bài tập kinh tế vi mô!


 Trích:
bạn tý đã học ktvm chưa? nếu rồi thì đọc chắc hiểu chứ nhỉ?
 T chưa học nhưng đã từng hiểu 1 chút về nó...hihi


Dù bạn có là ai, sinh ra ở đâu, xuất phát từ tầng lớp nào đi chăng nữa, giấc mơ của bạn đều có thật, và đều có thể thực hiện được!
Phước Realty

 


 
18/08/2011 21:08 # 6
neverlonely91
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 23/30 (77%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 26/07/2011
Bài gởi: 53
Được cảm ơn: 14
Phản hồi: bài tập kinh tế vi mô!


vậy theo kalimdor, với đề này làm như thế nào mới giống bài tập ạ?


                              whisper:"i love you"'!!!(^_^)

 
18/08/2011 23:08 # 7
Tý TPM
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 48

Kinh nghiệm: 56/130 (43%)
Kĩ năng: 54/480 (11%)
Ngày gia nhập: 25/03/2011
Bài gởi: 836
Được cảm ơn: 11334
Phản hồi: bài tập kinh tế vi mô!


 T có 1 số ý kiến thêm ^^ :

Á có đưa ra câu hỏi: I/vì sao sinh viên phải đi làm thêm? 
Vậy sao ko hỏi luôn câu hỏi và trả lời nó: Tại sao cần phải học, mục đích của nó? Có phải học để sao này có tiếng, có chức vị,.... hay là để có công việc ổn định với mức lương cao hơn?

Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống có thể xảy ra...cho nên việc lựa chọn nên hay ko nên đi làm ít nhiều sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện khách quan(hoàn cảnh, thời gian, môi trường, nghề nghiệp phù hợp, quan hệ....), tố chất con người(khả năng nhận thức, tiếp thu, sức khỏe, ....), cơ hội, ....
VD: A là sv giỏi của trường, nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, A phải tranh thủ thời gian vừa học vừa làm. A đã suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng đã chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp và rất sát với ngành A đag học, để bổ sung kiến thức cho nhau. Tuy ban đầu rất vất vả nhưng A đã kịp sắp xếp cho mình 1 thời gian hợp lý để ko ảnh hưởng tới việc học. Sau 1 thời gian làm việc, A nhận thấy mình học rất nhanh những kiến thức trên trường vì nhờ những công việc thực tế mang lại, ngược lại, nhờ những bài giảng thầy cô mà A làm việc 1 cách hiệu quả.Qua đó, A đã có rất nhiều mối quan hệ, khả năng giao tiếp được cải thiện. A tin rằng với những kiến thức mình có được thì tương lai A sẽ tiến ra xa hơn....

Vậy để chọn cho mình 1 hướng đi thích hợp, thì trước hết phải xét tới các yếu tố như: điều kiện khách quan, tố chất con người, .. Sau đó vạch ra nhiều phương án (ở đây là nên hay ko đi làm ); phân tích những ưu và nhược điểm, cơ hội và thách thức.... Nếu muốn nhận được 1 lợi ích, 1 giá trị nào đó...thì tất yếu phải bỏ đi, hi sinh cái kia nhỏ hơn hoặc là có thể chọn cả 2 nếu nó có thể bổ sung cho nhau...cùng phát triển cùng có lợi. Mỗi người sẽ có mỗi phương pháp lựa chọn  riêng, nhưng phải lựa chọn phương án tối ưu nhất, để có thể tận dụng tối đa mọi nguồn lực, nhân lực và trí lực để có được hiệu quả cao nhất.

..................................
Nếu ai có ý định kiếm việc làm thì nên chọn việc nào vừa sức, có liên quan tới ngành học mình đã chọn vì nó rất cần thiết để bổ sung kiến thức lẫn nhau, vừa học vừa thực hành, ....

 


Dù bạn có là ai, sinh ra ở đâu, xuất phát từ tầng lớp nào đi chăng nữa, giấc mơ của bạn đều có thật, và đều có thể thực hiện được!
Phước Realty

 


 
Các thành viên đã Thank Tý TPM vì Bài viết có ích:
19/08/2011 17:08 # 8
neverlonely91
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 23/30 (77%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 26/07/2011
Bài gởi: 53
Được cảm ơn: 14
Phản hồi: bài tập kinh tế vi mô!


đề bài này ko phải 1 đề bài xã hội mà người viết phải đứng dưới góc độ người làm kinh tế , dù sao cũng cảm ơn a Ty nhiều


                              whisper:"i love you"'!!!(^_^)

 
26/04/2012 16:04 # 9
nmtnguyen93
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/10 (20%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 24/04/2012
Bài gởi: 2
Được cảm ơn: 0
bài tập kinh tế vi mô!


Đây là vấn đề rất thường gặp của sinh viên. Nó chính là vấn đề xã hội, và ta thì đứng trên phương diện kinh tế để tìm cách tối ưu. Tất nhiên để được cái này chắc chắn phải đánh đổi cái kia ( góc độ này ta phân tích theo hướng Chi phí cơ hội). Thầy mình giảng một câu mà mình nghe rất hay  "cái gì nhiều quá củng ko tốt..". Vấn đề chính vẫn là sắp đặt giữa công việc và học tập sao cho lợi ích là tối ưu về kiến thức học đường và kiến thức thực dụng. Riêng theo mình thì chỉ cần làm thêm đủ để phục vụ học là được, quan trọng hơn là phải tiếp tục học và ra trường. Cảm ơn b



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024