Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/08/2011 22:08 # 1
sevenrock
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 139/140 (99%)
Kĩ năng: 78/130 (60%)
Ngày gia nhập: 13/10/2010
Bài gởi: 1049
Được cảm ơn: 858
Bài tập môn luật du lịch


MỤC LỤC
Phần 1: ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Phần 2: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

A. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
CASE TNDL 01
CASE TNDL 02
CASE TNDL 03

B. KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH, ĐÔ THỊ DU LỊCH
CASE TNDL 01

C. KHÁCH DU LỊCH
CASE KDL 01
CASE KDL 02
CASE KDL 03
CASE KDL 04

D. KINH DOANH DU LỊCH
CASE KDDL 01
CASE KDDL 02

E. KINH DOANH VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH
CASE KDVCKDL 01
CASE KDVCKDL 02

F. HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
CASE HDVDL 01
CASE HDVDL 02
CASE HDVDL 03
CASE HDVDL 04
CASE HDCDL 05
CASE HDVDL 06

G. XÚC TIẾN DU LỊCH HỢP – TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH
CASE HTQTDL 01
CASE HTQTDL 02

H. KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH (KHÁCH SẠN)
CASE CSLTDL 01
CASE CSLTDL 02
CASE CSLTDL 03
CASE CSLTDL 04
CASE CSLTDL 05
TÌNH HUỐNG DL 1
TÌNH HUỐNG DL 2

I. XUẤT NHẬP CẢNH DU LỊCH
CASE XNCDL 01
CASE XNCDL 02
CASE XNCDL 03\

Phần 3: HỒ SƠ DIỄN ÁN

1.      A. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
v CASE TNDL 01
Năm năm thực hiện Luật Di sản văn hóa – Những vi phạm điển hình
Sau năm năm thực hiện Luật Di sản văn hóa chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công. Thế nhưng, công bằng mà nói những vấn đề “nóng”như lấn chiếm di tích, trộm cắp cổ vật hay thiếu một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn là những “bài toán khó” mà bao năm nay những nhà quản lý văn hóa vẫn chưa tìm được lời giải.
Nhà trong di tích vẫn được cấp… “sổ đỏ”
Theo những thống kê từ Thanh tra Bộ Văn hóa – Thông tin, tình trạng vi phạm lấn chiếm di tích đang diễn ra rất nghiêm trọng. Các vi phạm trên kéo dài hàng chục năm, phức tạp, khó giải quyết…
Năm 2003, Hà Nội có hơn 2.000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm phạm vào khu vực I và II trong số 385 di tích được xếp hạng cấp quốc gia thì có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực I và II.
Nguyên nhân chính của sự xâm hại bắt nguồn từ những biến động lịch sử và quản lý chưa tốt. Ở các thành phố lớn, hầu hết các hộ dân sống trong di tích đều do lịch sử để lại từ những thập kỷ 60, 75 trở về trước như sơ tán do chiến tranh, thiên tai bão lụt…
Theo thời gian, nhân khẩu của các hộ này ngày một tăng, bức bách về nhà ở dẫn đến tình trạng cơi nới, sửa chữa, lấn chiếm và tách hộ chuyển nhượng đất thuộc khu di tích.
Năm 2002, một cuộc thanh tra di tích đã được tổ chức, theo những thống kê đưa ra sau đó, Hà Nội có những di tích bị xâm hại ở mức độ trầm trọng như Chùa Quang Minh (phường Văn Miếu) với 24 hộ dân sinh sống; chùa Đồng Quang (phường Quang Trung) có 42 hộ dân; chùa Kim Cổ (Hoàn Kiếm) có 1 hộ dân sinh sống nhưng chiếm 45/115m2, đình Trương Thị (Hoàn Kiếm) có 30 hộ dân không có hợp đồng thuê nhà…
Bên cạnh việc dân cư ngụ, chiếm dụng còn có một số cơ quan, đơn vị, trường học, HTX và cả UBND phường đóng ngay trên đất di tích, tiêu biểu như ở chùa Hàm Long, gò Đống Thây, Miếu ông Trạng (quận Thanh Xuân). Quận Hoàn Kiếm có tới 5 di tích hiện đang bị UBND phường hoặc ban ngành thuộc phường đóng trụ sở.
Ngay cả di tích Thành Cổ Loa – di tích trọng điểm quốc gia, hiện tại cũng đang bị xâm phạm bởi các công trình dân sinh. Mặc dù được xếp hạng từ năm 1962, nhưng cho đến nay, khu di tích này vẫn chưa được quy hoạch, chưa có hồ sơ khoa học hoàn chỉnh xác định ranh giới vùng đệm và vùng bảo vệ. Điều này gây khó khăn cho việc tạo lập khung pháp lý đồng bộ, liên quan tới việc chống lấn chiếm, xâm hại di tích theo Luật Di sản.
Đáng tiếc tất cả những trường hợp dân cơi nới, xây dựng trái phép, lấn chiếm đều không được chính quyền các cấp giải quyết kịp thời dứt điểm ngay từ đầu, để sự việc kéo dài ngày một nghiêm trọng. Thậm chí một số hộ dân trong di tích còn được cấp cả… sổ đỏ.
Câu hỏi:

1. Phân tích những hành vi trái pháp luật du lịch trong các trường hợp trên.
2. Theo anh/chị nguyên nhân chủ yếu của các hành vi trái pháp luật du lịch trên là gì?
3. Nêu ý kiến cá nhân cho công tác khắc phục hậu quả và bảo tồn các tài nguyên du lịch?

  1. CASE TNDL 02
    Mất cắp cổ vật vẫn tăng
    Thiếu sự quản lý đồng bộ đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cắp cổ vật gia tăng ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ.
    Tại Hà Tây, từ năm 2000 đến 2004 đã mất 298 cổ vật tại 40 di tích. Tại Phú Thọ, từ tháng 5-2004 đến tháng 9-2004 đã mất 33 cổ vật tại 4 di tích.
    Ông Nguyễn Quốc Hùng (Phó cục trưởng Cục Di sản văn hoá) cho biết có những ngôi chùa, Cục Di sản văn hoá đã cho lắp đặt hẳn một hệ thống báo động đề phòng kẻ gian, ấy thế nhưng khi trộm vào lấy cắp tượng, nhà chùa biết, có hô hào đuổi bắt, nhưng chỉ trong phạm vi chùa thôi, ra khỏi chùa là không dám đuổi theo nữa. Như thế để thấy sự phối hợp giữa nhà chùa và chính quyền địa phương gần như không có.
    Và thực tế là công tác quản lý di tích ở cơ sở đã bị buông lỏng trong một thời gian dài, nhiều nơi chính quyền địa phương giao di tích cho không người cao tuổi hoặc cho các nhà sư trụ trì mà không tổ chức lực lượng trông nom di tích chu đáo. Bên cạnh việc quản lý lỏng lẻo, còn có thực tế là việc truy tìm kẻ gian, thu hồi cổ vật bị trộm cắp chưa thu được kết quả cao, những kẻ trộm cắp chưa bị xử lý nghiêm.
    Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa vai trò của địa phương trong việc quản lý bảo vệ di tích, đồng thời, các địa phương phải xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ di tích, nhất là ở những nơi lực lượng trông nom di tích là những người già yếu.
    Vài năm trước đây tại Hà Nội và một số địa phương cũng đã triển khai chương trình thống kê phân loại hiện vật trong di tích. Đây từng được coi như một công cụ hữu hiệu trong việc lập hồ sơ hiện trạng cổ vật, đồng thời lập cho các hiện vật trong di tích một “chứng minh thư”.
    Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm này, việc triển khai chương trình trên diễn ra chậm, chất lượng kém. Sự quản lý thiếu đồng bộ còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều di tích bị tu sửa sai quy cách dẫn đến tình trạng di tích gốc bị biến dạng, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Nhiều di tích chưa tu bổ còn mang nhiều giá trị nghiên cứu, đến khi tu bổ hoàn tất thì chẳng còn gì mà nghiên cứu nữa.
    Theo An ninh thủ đô

Câu hỏi:
1. Giải pháp để “Chương trình thống kê phân loại hiện vật trong di tích” có hiệu quả hơn?
2. Nếu bạn vô tình thấy được một cổ vật (trên đường đi, bạn đào được,ai đó đem để trong nhà bạn…), bạn sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
- bạn biết vật đó là cổ vật có giá trị văn hóa cao
- bạn đang nghi ngờ không biết nó có phải là cổ vật có giá trị cao không
Từ đó nêu ra cách giải quyết khi vô tình thấy được cổ vật có giá trị? Cơ sở pháp lý?

1.      CASE TNDL 03
Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa Lạng Sơn: Giá trị lớn, quản lý yếu!
Với trên 100 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh, Lạng Sơn là điểm du lịch hấp dẫn, với đủ loại hình di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ, danh lam thắng cảnh, kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo… Trong những năm qua, mặc dù Lạng Sơn đã thực hiện nghiêm túc việc phân cấp quản lý các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng tên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền đã quan tâm, đầu tư cho việc quản lý các di tích; các huyện, xã đã tiến hành thành lập các Ban quản lý (BQL) chỉ đạo công tác bảo tồn các di tích, nhưng hiện nay công tác này vẫn còn nhiều mặt yếu kém.
Di tích “thi nhau” xuống cấp
Từ năm 2004- 2006, tổng vốn đầu tư chống xuống cấp tôn tạo các di tích của tỉnh Lạng Sơn là 14 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 40%, còn lại 60% là vốn xã hội hóa. Mặc dù được quan tâm đầu tư không nhỏ nhưng các khu, điểm di tích vẫn “thi nhau” xuống cấp nghiêm trọng, có nơi nguy cơ trở thành phế tích trước tình hình phát triển kinh tế xã hội và sức ép về đất đai ở đô thị, một số di tích đã bị xâm hại bởi các công trình xâm lấn trái phép, hàng quán kinh doanh dịch vụ lấn chiếm xung quanh và ngay cả các lối đi vào di tích… Điều này có thể thấy rõ ở các khu di tích, danh thắng: Nhị-Tam Thanh, núi Tô Thị, thành nhà Mạc; vành đai bảo vệ khu núi Đại Tượng; chùa Tiên (TP. Lạng Sơn), đền Quan Lánh (Trành Định), đền Mẫu (Đồng Đăng)..
Bên cạnh những bất cập trên thì từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có tới 10 di tích bị mất trộm, các đồ thờ tự: chuông, khánh, lư hương, đỉnh đồng.
Theo ông Sầm Cảnh Dũng- Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn, các di tích trên địa bàn tỉnh hiện ở hai trạng thái: Một là các di tích cấp quốc gia, tạo được nguồn thu đang trong giai đoạn đầu tư, trùng tu tôn tạo như: Chùa Thành, Đình Kỳ Cùng (TP. Lạng Sơn), đền Bắc Lệ (Hữu Lũng), đền Mẫu (Đồng Đăng)… Hai là những di tích thuộc vùng sâu, vùng xa do chỉ phục vụ một bộ phận dân cư trong vùng nên không có khách tham quan, không có nguồn thu, do vậy nguồn kinh phí dành cho tu bổ hầu như không có, cơ quan chức năng mới chỉ cắm được biển thông báo có di tích. Chính những di tích này đang xuống cấp rất nghiêm trọng như tại đình Nà Hang (Văn Lãng), đền Núi Đỏ (Hữu Lũng)…
Câu hỏi:

4. Theo anh/chị nguyên nhân chủ của việc “ xuống cấp” của các di tích ở Lạng Sơn là gì?
5. Có hành vi vi phạm luật Du lịch hay không? Nếu có chủ thể nào phải chịu trách nhiệm pháp lý ?
6. Nêu ý kiến cá nhân cho công tác khắc phục hậu quả và bảo tồn các di dích ở Lạng Sơn

1.      KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH, ĐÔ THỊ DU LỊCH

v CASE TNDL 01
3 người tử vong khi tắm biển Vũng Tàu
Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 30/4, đúng lúc có đông nhất du khách đang tắm biển tại khu vực Bãi Sau (thành phố Vũng Tàu) thì bất ngờ thời tiết thay đổi, nhiều người bị lật phao và bị nước cuốn ra xa.
Lúc này, biển động chuyển sang biển êm, gió thổi từ ngoài khơi vào đất liền đột ngột chuyển sang thổi từ đất liền ra ngoài khơi, cộng với các ao xoáy đánh lật phao khiến hàng chục người đang tắm biển bị chìm và nước cuốn ra xa.
Mặc dù toàn bộ lực lượng cứu hộ được huy động để cứu người và đã kịp cứu 34 người, nhưng do trời mưa to, rất khó phát hiện nên 2 trường hợp đã tử vong.
Hai nạn nhân là anh Kim Tròn (24 tuổi, ở ấp Bảo Môn, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) tử vong tại khu vực bãi tắm trước khách sạn Mỹ Lệ và em Nguyễn Minh Thắng (15 tuổi, trú tại 129/186/79A bến Vân Đồn, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) tử vong tại bãi tắm Khu du lịch Nghinh Phong.
Đến khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày, tại Khu du lịch Biển Đông (Bãi Sau), lực lượng cứu hộ phát hiện và vớt được em Nguyễn Minh Hiếu (10 tuổi, trú tại số 45 đường 19, phường Tân Quy, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh), nhưng em Hiếu đã tử vong trên đường đến bệnh viện. Được biết, em Hiếu tắm biển bằng phao nhưng bị lật chìm. Các trường hợp tử vong trên đều được các Khu du lịch hỗ trợ chi phí vận chuyển, đưa về mai táng ngay trong ngày.
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, đã có 124.000 lượt người đến các khu du lịch, khách sạn ở thành phố Vũng Tàu nghỉ ngơi, tắm biển. Lực lượng cứu hộ đã phải làm việc cật lực từ sáng sớm đến 19 giờ tối và đã cứu được tổng số 46 trường hợp lọt vào ao xoáy.

Câu hỏi:

1. Người có trách nhiệm quản lý khu du lịch có phải chịu trách nhiệm pháp lý cho những trường hợp tử vong nêu trên không?
2. Nếu những nạn nhân trên thuộc một tour du lịch của 1 doanh nghiệp lữ hành thì doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đó có nghĩa vụ gì? Cơ sở pháp lý?
3. Nếu những nạn nhân là khách du lịch tự do thì có được nhận bảo hiểm du lịch không?
4. Hiện nay, có những trường hợp tại các khu du lịch ở các bãi tắm biền, khi có người kêu cứu vì ra quá xa bờ, những người cứu hộ ra giá rất cao với người thân trên bờ để ra cứu, nếu không đồng ý giá đó thì họ sẽ không cứu, người thân trên bờ nóng lòng muốn cứu người thân của mình nên bao nhiêu cũng đống ý.
Phân tích về pháp lý và đạo đức trường hợp trên

1.      KHÁCH DU LỊCH
v CASE KDL 01
“Bút tích” người trẻ phá hỏng di sản
(Dân trí) – Vượt hàng trăm cây số từ Huế vào Quảng Nam để một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngàn năm của Mỹ Sơn, một lần được chạm tay vào những viên gạch mà cho đến giờ vẫn là bí ẩn của nhân loại, được “thỏa chí tang bồng” máu khám phá của một người trẻ… Thế nhưng, rời Mỹ Sơn, lòng lại nặng trĩu một nỗi buồn – nỗi buồn ủa một “người cùng lứa”.
Anh hướng dẫn viên trẻ nhiệt tình hướng dẫn đoàn du khách vào tham quan một ngôi tháp trong quần thể khu di tích cổ Mỹ Sơn. Mấy ông Tây đầy vẻ thú vị, ngó ngiêng, rồi ghi, rồi chép, rồi gật đầu… Bước vào trong một tòa tháp, đoàn khách đột nhiên khựng lại, một ông Tây ghé sát mặt vào một dòng chữ vẽ bằng son, rồi chỉ trỏ với mấy người bạn trong đoàn. Một cái lắc đầu!
Tôi bước theo đoàn từ lúc sáng, nhưng chưa thấy một lần các du khách sờ tay vào những bức tường, đó có lẽ là điểm khác biệt rõ nhất giữa “khách ta” và “khách tây”. Thế nhưng, lúc này thì ông Tây sờ thật! Không chỉ sờ, ông xoè cả bàn tay cố xóa hết những dòng chữ viết bằng son gạch của ai đó, những chữ chạm khắc ăn sâu vào tường thì… ông chịu. Thêm một cái lắc đầu ái ngại và “sứt mẻ đi một cái nhìn”.
Trên bức tường, những dòng chữ ngoệch ngoạc nổi lên. Đọc được tiếng Việt thì không cần giải thích, ai cũng biết chủ nhân những dòng “bút tích” này là “dân teen”: “12.5.06, 12D mãi mãi”, “Kỷ niệm hè 05 – Trung, Thanh, Phước – 12 D Forever”…
Không loại trừ, sinh viên cũng “góp vui” vào bộ sưu tập những dòng chữ kém văn hóa, thiếu ý thức: Sử 3. ĐHDL…
Ngoài ra, “bút tích” là những lời như để khẳng định với… di sản văn hóa thế giới rằng “ta đã từng đặt chân đến đây”: “Haha, hôm nay ta đã biết thế nào là Mỹ Sơn”, hoặc lãng mạn sướt mướt kiểu: “Quang Hòa – Phương Trinh & Mỹ Sơn, hẹn ngày trở lại”…
Dù không thông thạo tiếng Anh, nhưng vài lời nói nghe không trọn vẹn và những cái lắc đầu phân trần của những du khách người nước ngoài không hiểu sao khiến tôi buồn đến khó tả. Bước chân đến Mỹ Sơn, dù “mù” thì ít nhất cũng hơn một lần nghe hướng dẫn viên giới thiệu và cho biết đây là Di sản Văn hóa Thế giới, phải nâng niu, giữ gìn nó như một báu vật!

Bá Dũng
(Báo chí K29, ĐHKH Huế)
Câu Hỏi

1. Đối với những di sản văn hóa không được nâng niu, giữ gìn như trường hợp trên, Có hành vi vi phạm luật du lịch không? Nếu có ai là người phải chịu trách nhiệm về việc này? Có hay không vấn đề bồi thường cho những thiệt hại trên và nếu có thì ai là người phải bồi thường và bồi thương như thế nào?
2. Biện pháp hạn chế vấn đề này?

v CASE KDL 02
Các vụ ngộ độc thực phẩm
liên tiếp xảy ra khiến hàng loạt du khách đến du lịch tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) thời gian gần đây phải cấp cứu. Chiều tối 19-6, hơn 100 người đã bị ngộ độc khi dự tiệc tại nhà hàng Trống Cơm (Nha Trang) và phải cấp cứu, trong đó có khoảng 20 người bị trụy tim mạch.
Những nạn nhân bị ngộ độc thuộc một đoàn khách gồm 600 người du lịch tại Nha Trang. Đây là vụ ngộ độc nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây.
Trước đó, ngày 15-6-2006 ít nhất 70 du khách cũng bị ngộ độc thức ăn.Theo giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Hải, trong số đó có 27 người đã phải vào cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa do các nạn nhân đã bị nhiễm độc hoặc ngộ độc thực phẩm.
Chiều tối 14-6 cả đoàn khoảng 400 người cùng tham dự một bữa tiệc tự chọn với rất nhiều món hải sản tại một nhà hàng lớn ở thành phố này. Vào ngày 1-5-2006 có 24 du khách trong và ngoài nước đi cùng tour do một công ty ở TP.HCM tổ chức du lịch Nha Trang cũng đã phải nhập Bệnh viện quân y 87 và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Nguyên nhân, theo các bệnh viện, do bị ngộ độc thực phẩm từ một bữa ăn trước đó tại một nhà hàng lớn.
Theo giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa, kết quả điều tra ban đầu bệnh án của 27 ca vào BV Đa khoa Khánh Hòa cho thấy nguyên nhân chính là do đã ăn hải sản. “Việc tổ chức tiệc ăn toàn hải sản là hết sức… tầm bậy bởi hải sản có rất nhiều chất đạm, du khách ăn quá nhiều sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Kinh nghiệm cho những du khách ở những vùng ít ăn hải sản thường xuyên khi đến vùng có hải sản thì nên ăn vừa vừa thôi” – bác sĩ Nguyễn Văn Hải khuyến cáo. Cũng theo bác sĩ Hải, nhiều khi hải sản bày bán ở một số nơi chưa chắc là còn tươi. Đã vậy có khi bị ướp các hóa chất để giữ cho các hải sản có vẻ tươi, ngon.

Câu hỏi:

1. Nếu truy cứu trách nhiệm trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm trên, thì trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hay tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch hay một chủ thể nào khác? Tại sao?
2. Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, khách du lịch có được hưởng bảo hiểm du lịch không?
3. Trường hợp một đoàn khách nước ngoài đến VN du lịch và bị ngộ độc thực phẩm như những trường hợp trên. Và bạn là người phụ trách tour du lịch trên, bạn sẽ giải quyết thế nào để đoàn khách đó vẫn giữ hình ảnh tốt về nước VN và muốn quay trở lại du lịch sau khi về nước?

v CASE KDL 03
Thứ ba, 12/8/2008, 15:58 GMT+7

ĐÂM CHẾT VỊ KHÁCH ĐÒI LẠI TIỀN ‘TIP’ CỦA BẠN GÁI
Thấy bạn gái là tiếp viên tại quán cà phê bị người khách đòi lại tiền bo vì cô này từ chối đi chơi, Hoàng chạy về lấy dao rồi rủ thêm bạn chặn đường đâm chết anh này.
Hôm nay, TAND TP HCM đã tuyên phạt Đặng Bảo Hoàng (21 tuổi) mức án tử hình, Trần Văn Bình (22 tuổi, cùng ngụ quận Thủ Đức) mức án chung thân cùng về tội “giết người”. Liên quan đến vụ án, 5 bị cáo khác cũng bị xử phạt từ 2 năm treo đến 2 năm 3 tháng 21 ngày tù về tội “che giấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm”.
Tối 25/2/2006, anh Dương và anh Văn rủ nhau đến uống cà phê tại quán Nhịp Sống Trẻ (quận Thủ Đức). Tại đây, thấy cô phục vụ xinh xắn, Dương liền gọi Thúy lại tiếp chuyện rồi “tip” cho cô này 100 ngàn đồng và rủ đi chơi. Sau khi cầm tiền, Thúy đi sang bàn bên cạnh đưa tiền cho nhóm bạn trai của mình gồm Bình, Hoàng… nhưng lại “lơ” luôn lời mời của hai vị khách.
Ngồi chờ mãi không thấy “người đẹp” đi chơi với mình, anh Dương liền gọi Thúy ra… đòi lại tiền nhưng cô này nhất định không trả nên hai bên xảy ra cự cãi. Thấy vậy, hai vợ chồng chủ quán yêu cầu Thúy phải trả lại tiền cho khách nên nhóm bạn trai của cô tiếp viên này phải móc túi trả lại tiền cho anh Dương.
Sau đó, Hoàng tức giận bỏ về lấy một con dao cán gỗ dài khoảng 25 cm giấu trong người quay trở lại quán. Tới nơi, người này gọi Bình ra bàn bạc việc sẽ đón đường hai người khách kia trả thù. Được bạn đồng ý, Hoàng tiếp tục “lệnh” cho Xuân chở Thúy về trước còn mình và Bình phục sẵn tại một nơi chờ anh Dương và anh Văn rời quán.
Khi vừa thấy bóng dáng hai vị khách đi về, Hoàng và Bình nhảy lên xe đuổi theo. Từ đằng sau, cả hai cầm gạch đánh xối xả các nạn nhân. Khi hai anh này ngã xuống mương nước bên lề đường, Hoàng và Bình xông tới rút dao thay phiên nhau đâm anh Dương 3 nhát vào ngực vào lưng, anh Văn bị thương tích nhẹ. Lúc này, Xuân cũng vừa chở Thúy chạy tới nơi, cả bọn thản nhiên rủ nhau đi uống cà phê bỏ mặc nạn nhân tại hiện trường. Do vết thương quá nặng, anh Dương đã chết tại bệnh viện.
Vũ Đăng

Câu hỏi:

Trong trường hợp này, nếu anh Dương và anh Văn là khách du lịch từ Hà Nội vào du lịch tại TPHCM thì:

1. Theo Điều 37 của luật Du lịch quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch , vậy có hay không hành vi vi phạm pháp luật du lịch? Nếu có ai là người vi phạm ?
2. Trong trường hợp này, anh Dương và anh Văn có được hưởng bảo hiểm du lịch không? Nêu rõ cơ sở pháp lý.

1.      v CASE KDDL 01
CHUYẾN LỪA KHÁCH ĐI TOUR NGOẠI
Lượng du khách Việt đang có xu hướng ra nước ngoài ngày càng tăng. Du khách Việt Nam đang trở thành “thượng khách” của một số quốc gia trong khu vực. Thực tế, có những kỳ du lịch trở thành điều bực bội cho khách khi chất lượng tour không như mong muốn.
Đầu tiên phải nói đến giá. Nhiều du khách dễ lầm tưởng các tour Thái Lan rẻ, chỉ khoảng 200 USD với thời gian 5 ngày 4 đêm. Nhưng đây chỉ là “chiêu” của các đơn vị lữ hành khi quảng cáo, vì đây không phải là giá trọn gói.
Chị Trương Thị D., Thủ Đức là một trường hợp điển hình. Sau khi đọc qua mẩu quảng cáo tour Thái Lan của một công ty mới trình làng, chị D. đã khá yên tâm khi tour Thái 5 ngày 4 đêm giá 199 USD/khách. Khi đến đăng ký, chị D. mới biết là mỗi người trong gia đình phải đóng thêm 55 USD (thuế sân bay và chi phí nhiên liệu máy bay). Cô nhân viên bán tour của công ty nhã nhặn giải thích là do trong mẩu quảng cáo diện tích hạn chế nên quên ghi chi tiết của tour và giá! Chị D. cũng không có lý do bắt bẻ công ty lữ hành nọ lừa gạt khách, vì chỉ khi nào công ty không thực hiện đúng cam kết đã ký trong chương trình thì khách hàng lúc đó mới có thể khiếu nại!

Câu hỏi:
Trong trường hợp của chị Trương Thị D, Công ty này có vi phạm theo qui định tại điểm e, khoản 2, điều 8, NĐ149 không? (Không thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả các dịch vụ du lịch cho khách du lịch )

v CASE KDDL 02
BỊA TOUR DU LỊCH ĐỂ LỪA TIỀN
SGGPO).- Ngày 29-7, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm đối với Vũ Anh Tuấn (ảnh, SN 1961, ngụ huyện Bình Chánh) mức án 14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng của VKSND TPHCM, bị cáo Tuấn là nhân viên của chi nhánh Công ty TNHH Đ.V. có trụ sở tại quận 6. Trong một lần anh Đ.T.G. đến Công ty TNHH Đ.V. hỏi về trường hợp công ty tuyển người đi Đài Loan, bị cáo làm quen với anh.
Sau đó, bị cáo nói với anh Đ.T.G. rằng công ty có chương trình đi du lịch 4 nước Thái Lan, Nhật, Mỹ, Mexico trọn gói với giá 5.500 USD/người, nếu anh Đ.T.G. giới thiệu được người tham gia tour này thì sẽ được hưởng tiền hoa hồng 10%/người. Tin lời Tuấn, anh Đ.T.G. giới thiệu 7 người đăng ký vào tour du lịch này. Ngày 6-9-2004, tại phòng bán vé máy bay VN Airlines số 116 Nguyễn Huệ quận 1, 7 người khách này đưa cho Tuấn 38.300 USD để Tuấn mua vé máy bay. Nhận tiền xong, Tuấn bảo mọi người chờ tại phòng vé rồi bỏ trốn. Ngày 15-3-2007, Tuấn bị bắt theo lệnh truy nã. HĐXX tuyên phạt mức án nghiêm khắc đối với bị cáo.

Câu hỏi:

1. Hành vi nào của bị cáo Tuấn vi phạm pháp luật du lịch? Hành vi đó vi phạm điều khoản nào được quy định trong pháp luật du lịch?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm pháp luật du lịch trên?
3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả?
E. KINH DOANH VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH

v CASE KDVCKDL 01
Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện Phước Sơn, Quảng Nam, làm 15 người bị thương nặng…
Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 8h30 phút sáng ngày 13/5 trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tại km 333+700 thuộc khu vực đèo Lò Xo giáp ranh giữa hai huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam và Đăkgley, tỉnh Kontum.
Theo kết quả khám nghiệm tại hiện trường của Công an huyện Phước Sơn: tài xế tên Lâm Hữu Phước, sinh năm 1965, thường trú tại TP.HCM điều khiển xe khách loại 50 chổ ngồi mang biển số 92K-3736, lưu hành theo hướng Kon Tum-Quảng Nam.
Trên xe chở 45 khách du lịch đi tuyến TP.HCM về Thánh địa La Vang, tỉnh Quảng Trị. Xe xuất phát từ TP.HCM sáng ngày 12/5 theo tuyến đường HCM.
Tài xế xe Lâm Hữu Phước cho biết, tại thời điểm khi xe đến khu vực giữa đèo Lò Xo, trời đổ mưa lớn và nhiều sương mù nên hạn chế tầm nhìn. Do trời mưa nên đường trơn trượt, tài xế không quen đường, khi đổ đèo Lò Xo quanh co, xe mất thắng, tài xế đã cho xe đâm vào ta luy dương và xe bị lật nghiêng, đập vào vách núi làm xe hư hỏng và 15 hành khách trên xe bị thương nặng.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) phối hợp với Công an huyện ĐăkLây (Kom Tum) tổ chức đưa người bị thương đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Phước Sơn.
Thượng tá Phạm Dưỡng, Trưởng Công an huyện Phước Sơn cho biết, rất may xe bị lật nghiêng đập vào vách núi, nên ít người bị thương. Nếu xe lật về ta luy âm, hậu quả chắc chắn là không nhỏ và sẽ có rất nhiều thương vong do bên dưới là vực sâu hun hút.
Được biết, địa điểm xảy ra vụ tai nạn này cách vụ tai nạn nghiêm trọng hồi năm 2005 xảy ra với một đoàn cựu chiến binh TP. Hà Nội trên đường đi tham quan các tỉnh phía Nam khoảng chừng 900m, thuộc địa bàn huyện ĐăkGley, tỉnh Kon Tum.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Phước Sơn, sau hơn 10 giờ nỗ lực cấp cứu, đến 19 giờ cùng ngày, các nạn nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch và đang được điều trị.
Các khách du lịch còn lại được huyện Phước Sơn bố trí nơi ăn nghỉ chờ xe để đi tiếp về Quảng Trị
Huyện cũng chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường phương tiện để khắc phục nhanh hậu quả và hỗ trợ các nạn nhân điều trị tại đây. Hiện vụ tai nạn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.

• Vũ Trung
Câu hỏi:

1. Phân tích trách nhiệm pháp lý và vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên?
2. Trường hợp khách du lịch không mua bảo hiểm du lịch thì có hay không dấu hiệu vi phạm pháp luật du lịch? Nếu có Ai là người vi phạm? cơ sở pháp lý?

1.      CASE KDVCKDL 02
Từ tai nạn đắm tàu du lịch ở Kiên Giang
Nhìn lại mà… giật mình!
Một tàu du lịch bị đắm tại khu du lịch chùa Hang, Kiên Giang tuần qua làm 11 du khách chết và mất tích. Sau vụ tai nạn, các nhà kinh doanh và du khách nhìn lại những tour, tuyến liên quan đến sông nước mà… giật mình! Cơ quan chức năng thiếu quan tâm đúng mức, nhà kinh doanh coi thường các biện pháp an toàn, du khách chủ quan, ngành bảo hiểm tham gia chiếu lệ
Lúc 11giờ 50 chủ nhật 10.8, một tàu du lịch chở 29 du khách từ chùa Hang tham quan hòn Phụ tử vừa ra khỏi bến 10 phút thì bất ngờ lật úp. Sau khi phát hiện, có 5 tàu du lịch Kiên Giang đến ứng cứu nhưng chỉ vớt được 18 người, 11 người còn lại mất tích, trong đó có cả hướng dẫn viên người địa phương. Nguyên nhân thì có nhiều. Nào là thời tiết xấu, chở quá tải, du khách không mặc áo phao…
Trước đây, một tàu chở khách ra điểm du lịch mới ở Nha Trang cũng bị lật úp. May nhờ tàu hải quân gần đó cứu nạn nên chỉ chết một người. Chắc chắn đó không phải là những tai nạn đầu tiên và càng chưa phải là tai nạn cuối cùng!
Ðặc thù của du lịch Việt Nam là hầu hết các tuyến điểm đều có đường thuỷ. Từ các tour sinh thái miệt vườn ở miền Tây dọc theo sông rạch cho đến Cà Mau, Hà Tiên, Long Xuyên… đến các tour ven biển như Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Ðà Nẵng… Từ các tour du thuyền trên sông ở Huế, Quảng Bình… cho đến tour miền núi như Ðà Lạt, Buôn Ma Thuột, Hà Tây (chùa Hương)… Nhìn lại, việc đảm bảo an toàn cho du khách chưa bao giờ được coi trọng đúng mức.
Cứ nhìn cảnh nước vô tư rỉ vào khoang của các thuyền đi trên sông, hồ ở Quảng Bình, Ðà Lạt… là khách ta cũng xanh mặt chứ đừng nói chi đến khách Tây. Nhìn quanh chẳng thấy áo phao đâu cả. Có thuyền chỉ trang bị cho có. Nhiều thuyền thúng ở Cửa Lò chở hàng chục khách đi câu đêm xa bờ cả cây số, mang theo cả bếp dầu để nướng nhưng không hề có phao cứu sinh.
Bảo hiểm chỉ là chiếu lệ
Sáng 11.8, một ngày sau khi xảy ra tai nạn đắm tàu tại khu du lịch chùa Hang, công ty bảo hiểm Bảo Việt – Kiên Giang đã xúc tiến bồi thường cho các du khách bị thiệt mạng với tiền bồi thường là 5 triệu đồng/người. Ðây là mức bảo hiểm trên vé tàu ra đảo tại bãi biển Hòn Chông cho khách tham quan mà ban quản lý khu du lịch chùa Hang đã ký hợp đồng với Bảo Việt Kiên Giang. Số tiền bảo hiểm 5 triệu đồng là khá nhỏ, được giải thích rằng để ứng với mức phí 150 – 200 đồng/người, nhằm giảm bớt phí đối với du khách tham quan tại đây.
Theo ông Lưu Quang Trung, trưởng phòng bồi thường thuộc Bảo Việt – Kiên Giang, khi ký hợp đồng bảo hiểm thì bao giờ hai bên cũng có đặt ra những ràng buộc trách nhiệm. Bản thân công ty bảo hiểm hoặc từ chối nhận đơn bảo hiểm hoặc đồng ý nếu thấy điều kiện đặt ra có thể chấp nhận được. Còn việc các đơn vị khu du lịch có đảm bảo các quy định về an toàn du khách hay không thì thuộc về thẩm quyền xem xét của các cơ quan chức năng. Ông Trung cũng cho biết thêm, với tai nạn vừa qua, mức bảo hiểm trên chỉ mới tính cho khách vào tham quan khu du lịch chùa Hang. Thông thường, du khách đi theo đoàn còn có loại đơn Bảo hiểm tai nạn con người khác mà các công ty lữ hành cần phải mua khi tổ chức tour.
Bà Ngô Thị Phương Dung, trưởng phòng bảo hiểm con người thuộc Bảo Việt Sài Gòn, nhận xét: đối với việc mua bảo hiểm cho du khách trong nước, hiện nhiều công ty lữ hành vẫn còn tâm lý mua chiếu lệ vì nghĩ rằng năm thì mười họa mới có rủi ro. Vả lại, nếu lỡ rủi ro thì công ty lữ hành cho rằng họ có thể tự lo liệu được chi phí để bồi thường. Cho đến nay, mức bảo hiểm tối đa mà các công ty lữ hành thường mua cho du khách người Việt Nam đi du lịch trong nước chỉ vào khoảng 10 triệu đồng/người. Ứng với số tiền bảo hiểm này, các công ty sẽ chỉ phải chịu một mức phí khá rẻ là 1.500đ/người/ngày.
Bà Dung cho biết thêm, đối với du khách Việt Nam đi du lịch trong nước, có khá nhiều mức bảo hiểm với trách nhiệm cao hơn. Chẳng hạn ở Bảo Việt, số tiền bồi thường tối đa cho một hồ sơ có thể đến 50 triệu đồng/ người. Tuy nhiên, các công ty lữ hành có thể do cạnh tranh giá tour, ít có đơn vị nào mua bảo hiểm ở mức cao.
Chậm còn hơn không
Những lần xuống Tiền Giang, Vĩnh Long hoặc Bến Tre thấy khách nước ngoài lên thuyền là mặc ngay áo phao, nhiều người cho rằng họ nhát! Thật ra họ đã không coi thường sinh mạng chính mình. Trong tai nạn ở Kiên Giang trưa 10.8, hướng dẫn viên địa phương là người bơi giỏi cũng đành chết.
Về phía các công ty du lịch có tour tuyến đường thủy, ngoài tiêu chí về tài công, chất lượng tàu, máy, phải có tiêu chí bắt buộc là áo phao (áo chứ không phải là phao ruột xe hơi).
Ðã đến lúc ngành giao thông đường thủy phải có những quy định nghiêm ngặt, xem các tàu thuyền chở khách du lịch là phương tiện vận chuyển quan trọng để kiểm tra, chế tài. Ðừng để mất bò mới lo làm chuồng. Chẳng lẽ cứ phải có người chết rồi chúng ta mới giật mình và phát hoảng? Chậm còn hơn không. Mong sao những tai nạn thương tâm sẽ không bao giờ lặp lại. Ðó cũng là cách góp phần cho du lịch Việt Nam phát triển bền vững.

Câu hỏi :

1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng tàu du lịch cần có những điều kiện gì? Quyền và nghĩa vụ ?
2. Giả sử trên một con tàu du lịch bị tai nạn, bạn là hướng dẫn viên với 10 hành khách không mặc áo phao. Cả 10 hành khách đều không biết bơi và chỉ mình bạn biết bơi cùng lái thuyền. Lúc tàu chìm lái thuyền chỉ giữ được 2 hành khách, còn lại 8 hành khách kia 3 phụ nữ ,1 trẻ em và 4 người đàn ông. Bạn cũng chỉ giữ được 2 người. bạn sẽ cứu hai người nào?

1.      HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
v CASE HDVDL 01
Bẫy ở các chuyến shopping
Tâm lý chung của du khách Việt, nhất là quý bà, quý cô thích được đưa đi tham quan mua sắm tại các cửa hàng, trung tâm, siêu thị. Điều này đã tạo kẽ hở để các công ty lữ hành và các hướng dẫn viên nước ngoài (đối tác của các công ty lữ hành trong nước) làm ăn không chân chính luôn đưa quá nhiều điểm mua sắm “ruột” của họ vào chương trình, bất kể khách có thích hay không. Không ít du khách Việt Nam đã rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi bỏ tiền ra mua nhiều hàng từ các vị “Sơn đông mãi võ hiện đại” tại một số “nhà thuốc gia truyền”, “công ty sản xuất kim cương, vàng bạc đá quý hàng đầu thế giới”. Không ai khác, chính các hướng dẫn viên, tài xế nước ngoài là người chủ động đưa du khách vào các nơi này để hưởng hoa hồng, tất nhiên cũng phải kể thêm khi có sự đồng thuận của các điều hành, hướng dẫn viên trong nước đi kèm.

Câu hỏi:

1. Hành vi giới thiệu khách du lịch mua sắm những hàng hàng từ các vị “Sơn đông mãi võ hiện đại” tại một số “nhà thuốc gia truyền”, “công ty sản xuất kim cương, vàng bạc đá quý hàng đầu thế giới” như trên có phải hành vi gián tiếp thu lợi bất chính từ khách du lịch không?
2. Biện pháp giải quyết thực trạng trên?

v CASE HDVDL 02
Nhà tour lúng túng
Đem những thắc mắc trên tìm các nhà tổ chức tour Việt Nam. Dù họ đều biết rất rõ những phàn nàn trong tour xuất ngoại của du khách Việt, và quản lý rất chặt đội ngũ hướng dẫn viên nhưng chuyện phàn nàn vẫn không tránh khỏi.
Cũng đem thắc mắc này hỏi những nhà điều hành tour nước ngoài (là đối tác của các công ty lữ hành Việt Nam), mới phát hiện ra, thị trường du lịch một số quốc gia châu Á cũng… bát nháo không kém, dù pháp luật của các nước đó cũng khá mạnh tay để trị những đơn vị làm ăn chụp giựt, lừa đảo. Những đơn vị này kết hợp với các công ty lữ hành “đồng môn” tại Việt Nam để tổ chức các tour… dỏm.
Anh T., nhà điều hành của công ty du lịch lớn tại Thái Lan có mối quan hệ với nhiều công ty lữ hành tại Việt Nam cảnh báo, hiện nay đối với thị trường du khách Việt Nam tại Thái Lan đang có nhiều công ty đứng ra tổ chức nhận khách, trong đó có không ít đơn vị không đủ năng lực và làm theo kiểu “ăn xổi”. Nếu như trước đây, một du khách Việt do công ty lữ hành Thái Lan nhận tổ chức với mức lời khoảng 10 USD, thì nay công ty này nhận khách với bất cứ giá nào, bởi sau đó công ty lữ hành này sẽ “bán” khách lại cho hướng dẫn viên (tự do) với giá lời ít nhất 5 USD/khách. Để có khoản “khấu hao”, hướng dẫn viên này đưa khách vào nhiều điểm mua sắm (không phải siêu thị), các “show ngoài luồng”…

Câu hỏi:

1. Nếu bạn là một du khách bị lừa trong một tour du lich dỏm như trường hợp trên, bạn sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
2. Phân tích đạo đức_pháp lý người hướng dẫn viên du lịch.

v CASE HDVDL 03
Qua mặt cơ quan chức năng
Lượng khách du lịch Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đổ vào VN ngày một tăng, nhưng số hướng dẫn viên (HDV) có thẻ tiếng Hàn, Nhật, Trung lại quá ít. Và thế là: Các công ty du lịch thuê HDV tiếng Anh để lách luật.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm tổng cục chỉ cấp không quá 30 thẻ cho HDV tiếng Hàn, trong khi khách Hàn lại chủ yếu dùng bản ngữ, không dùng tiếng Anh.
Tương tự, chỉ có 17% số HDV du lịch biết tiếng Trung, trong khi lượng du khách đến từ Trung Quốc đang chiếm 27% thị phần du lịch. Thực tế đó dẫn đến kiểu làm HDV mới gọi là “sitting guide”, được định nghĩa là HDV người Việt có thẻ hướng dẫn tiếng Anh, được các công ty lữ hành thuê để đi cùng tour với khách Hàn (hay Nhật, Trung) và HDV của họ.
Nhiệm vụ của HDV người Việt đơn giản chỉ ngồi một chỗ, không mở miệng, không mua bán. Đến lúc bị kiểm tra, HDV Việt xuất trình thẻ ra là xong. Trung bình HDV Việt nhận 250.000 đồng/ngày, còn lại mọi khoản từ thù lao chính đến phụ phí HDV ngoại làm tất.
Việc bán danh (cho thuê thẻ) nhằm giúp các công ty lữ hành lách luật (ví dụ: Phải có thẻ HDV tiếng Hàn mới được hướng dẫn đoàn khách Hàn Quốc), đang tạo nên bầu không khí thiếu lành mạnh trong ngành du lịch VN. Một quan chức tổng cục nói: “Đáng tiếc là chúng ta thực hiện miễn visa cho họ, trong khi lại chưa chuẩn bị thật tốt điều kiện trong nước”.
Trong cuộc làm việc gần đây cùng Tổng cục Du lịch, Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị cấp giấy phép tạm thời cho HDV Hàn Quốc để họ có thể hoạt động du lịch tại VN.
Tuy nhiên, Tổng cục Du lịch VN khẳng định: Chỉ khi nào một doanh nghiệp Hàn Quốc liên doanh với đơn vị du lịch trong nước thì đội ngũ HDV mới có thể hoạt động danh chính ngôn thuận. Hiện về nguyên tắc, HDV Hàn Quốc chỉ đóng vai trò phiên dịch giữa HDV VN và du khách mà thôi.
50% số HDV chưa qua đào tạo
“Các khách sạn VN hiện đại không thua kém các nước trong khu vực, nhưng trình độ ngoại ngữ, kiến thức văn hoá của đội ngũ nhân viên phục vụ, HDV du lịch còn hạn chế” – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Từ nhận xét.
Quả vậy, VN hiện có 120 khách sạn trên 3 sao, tương đương số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế của Singapore. Với cơ sở vật chất này, chúng ta có thể phục vụ khoảng 3 triệu khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, trên toàn quốc có hơn 1.000 công ty lữ hành du lịch thì chỉ 50% số HDV của các công ty này được đào tạo nghiệp vụ.
Ông Vũ Thế Bình – Vụ trưởng Vụ Du lịch (TCDL) đánh giá: HDV không có thẻ đưa đón và hướng dẫn khách quốc tế tràn lan đang là vấn đề nhức nhối. Đây là một hoạt động trái luật.
Sử dụng HDV có thẻ còn là chuẩn mực quốc tế thể hiện sự tôn trọng của người VN đối với du khách. HDV chính là người đầu tiên mà du khách gặp, người cuối cùng du khách chia tay. Trong khi đó, HDV hiện nay từ tác phong, ăn nói, trình độ… còn yếu kém, nhất là những HDV không thẻ, nghĩa là chúng ta đã hạ thấp ngành DLVN.
Với số lượng thẻ HDV hằng năm được cấp như hiện nay, có thể nói lực lượng HDV là không thiếu. Tuy nhiên, do sự phân bố không đồng đều của lực lượng HDV, cho nên vẫn có tình trạng thừa HDV tiếng Anh, Pháp nhưng thiếu HDV tiếng Nhật, Đức, Hàn, Tây Ban Nha, Thái Lan…
Thuê HDV cũng là một thực trạng rất đáng báo động. HDV không chỉ biết ngoại ngữ mà còn phải biết nghiệp vụ hướng dẫn. Thiếu HDV có ngoại ngữ thì có thể thuê phiên dịch cho HDV hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Rất tiếc các Cty đã không thực hiện nghiêm túc. Có những Cty không chỉ thuê HDV chui mà còn có hiện tượng bán khách (đặc biệt là người nước ngoài) cho những Cty tư nhân không có chức năng để đưa đón.
Lại có những Cty đủ HDV nhưng vẫn sử dụng HDV chui, đơn giản là vì thuê sinh viên hoặc người không có thẻ sẽ chỉ phải trả một khoản chi phí thấp (50 – 100 nghìn đồng cho 1 ngày hướng dẫn)…
Theo Lao Động

Câu hỏi:
1. Đảng và Nhà nước ta có chính sách như thế nào trong việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Ta có nên xây dựng riêng luật hướng dẫn viên du lịch ( ví dụ ta đã có luật Luật sư…). Và nếu xây dựng luật hướng dẫn viên du lịch, anh/chị hãy cho ý kiến cá nhân về việc xây dựng luật hướng dẫn viên du lịch (cơ cấu, quy định những gì, chế tài, áp dụng như thế nào….)
2. Nếu bạn là một hướng dẫn viên du lịch, bạn nghĩ gì về vai trò của mình đối với xã hội và đất nước ?

v CASE HDVDL 04
HDV làm thủ tục check-in cho khách tại 1 ks 5 sao. Khách là 1 việt kiều nam + 1 nữ người Việt, mà theo quy định của khách sạn thì 1 việt kiều nam + 1 nữ người việt phải có đăng ký kết hôn mới được ơ chung phòng. cả hai vị khách này chưa có đăng ký kết hôn.

Làm sao bi giờ?

v CASE HDCDL 05

Sau 1 ngày tham quan và khám phá, sau bữa cơm tối, họ bắt dầu có thời gian “tự do dạo phố về đêm”. Lúc này mỗi người có 1 cách tự do, người ở phòng xem tivi, ngủ, người thì đi dạo phố, người thì đi nhậu nhẹt, người lại có nhu cầu “khám” và “phá” khác là đi tìm SEX…
Khi khách có nhu cầu tìm đến sex, họ sẽ hỏi ngay người dẫn đường, am hiểu về nơi đó và phục vụ họ trong cuộc hành trình là HDV.

Vậy đến lúc này bạn sẽ xử lý ra sao đây?

v CASE HDVDL 06

Một DHV dẫn một đòan khách Úc. Có một người bất thình lình bi ngã. Ông này té xuống không dậy được, hướng dẫn mới đến bế ông ta dậy, gọi mọi người đến giúp đem vào bệnh viện, sau đó đem về Úc chữa trị. Moi việc tưởng chừng có thế, nhưng khi ông này về Úc, không chữa đươc, không đi lại được, ông này đòi bảo hiểm bồi thường như hợp đồng đã mua: 150.000 đô la Úc. bảo hiểm người ta dĩ nhiên rất nhanh, những cũng rất kỹ. sau khi qua Việt Nam điều tra, ho từ chối bồi thường vì việc ông này không đi được không phải do xui xẻo, mà là do anh hướng dẫn viên này đã xốc ông khách để bồng ông ta lên theo chiều hướng làm cho ông này bị tổn thương không thể cử động đi lại được

Phân tích trách nhiệm pháp lý – đạo lý

1.      XÚC TIẾN DU LỊCH HỢP – TÁC QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH
v CASE HTQTDL 01
Hai du khách Việt Nam tử nạn tại Trung Quốc
Một nguồn tin cho biết, lúc 7 giờ 45 ngày 26.9, một tai nạn giao thông xảy ra tại thành phố Khai Viễn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã làm hai du khách VN thiệt mạng.
Tai nạn xảy ra khi ôtô chở khách du lịch VN đang trên đường từ khu du lịch Thạch Lâm (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam) về thị trấn Hà Khẩu (giáp cửa khẩu Lào Cai) bị va chạm vào ôtô khác. Ngoài hai du khách thiệt mạng là ông N.K.C. (ngụ Lào Cai) và bà T.T.M.T. (ngụ Hà Nội), còn có tám du khách VN khác đang cấp cứu tại Bệnh viện thành phố Khai Viễn.
Theo xác minh, đoàn du khách VN bị tai nạn có 19 người, trong đó 16 du khách là cán bộ của Công ty Tư vấn cầu đường (Lào Cai) và ba du khách đến từ Hà Nội. Toàn bộ các du khách trên đã mua tour du lịch qua Trung tâm lữ hành quốc tế Bình Minh (thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lào Cai).
Ông Lê Anh Đại – giám đốc Trung tâm lữ hành quốc tế Bình Minh – khẳng định toàn bộ số du khách trên đã được trung tâm ký hợp đồng mua bảo hiểm khi đi du lịch tại Trung Quốc với phía đối tác (là một công ty du lịch tại thành phố Côn Minh). Tuy nhiên, mức bảo hiểm cụ thể bao nhiêu ông Đại không nhớ rõ.

Câu hỏi:
1. Trường hợp trung tâm lữ hành quốc tế Bình Minh ký hợp đồng với công ty kinh doanh vận chuyển du lịch ở Vân Nam, Trung Quốc, thì tai nạn xảy ra bên nào sẽ là người chịu trách nhiệm pháp lý? Nếu phải bồi thường thì bên nào sẽ phải bồi thường.

v CASE HTQTDL 02
Có một vị khách Việt kiều (quốc tịch USA) về Nha Trang chơi thăm gia đình, và rất thuận lợi cho vị khách đó là gia đình người thân có một hotel mini. Vị khách đó ở lại nhiều ngày, gia đình và nhân viên lễ tân chủ quan không khai báo với ông an phường vì đinh ninh rằng người nhà mà. Một tuần sau, vị tim khách bị đột tử qua đời do nhồi máu cơ. Vấn đề đặt ra ở đây là quyền lợi Bảo hiểm tại Mĩ như thế nào khi chi trả quyền lợi cho vị khách xấu số.
1- Phía công ty Bảo hiểm tại Mĩ yêu cầu gia đình thân nhân của vị khách đó có những bằng chứng là ở đâu, chết chổ nào
2- Có xác nhận chính quyền địa phương, công an tại đó.
3- Hồ sơ khám nghiệm tử thi vv
Vâng lúc này có một rắc rối như các bạn đã thấy chứ…
Đó là chuyện xác nhận cuả địa phương và công an phường, khi gia đình đặt vấn đề này với cấp chính quyền xin được giúp đỡ thì phía chính quyền từ chối là đúng đắn. Lý do vì trong sổ trình kí hằng ngày không có tên vị khách này khi lưu trú, liệu có ai làm chứng cho một cái xác chết là công dân Mĩ.
Khá phức tạp các bạn ạ, chỉ vì khách sạn chủ quan mà không khai báo là vấn đề này trở nên phức tạp, nguy cơ không được đền bù bảo hiểm.

Câu hỏi:

1. Nhận định những trường hợp sau đây là đúng hay sai? Vì sao?
- Người khách Việt kiều đó về thăm gia đình, và ở tại khách sạn mini của gia đình thì không khác gì một người ở xa về thăm người thân và ở lại nhà của người thân mình. Người Việt kiều này không phải là khách đến thuê khách sạn, nên nhân viên lễ tân không cần phài khai báo.
- Nếu người khách đó ở lại nhiều ngày thì gia đình và nhân viên lễ tân phải khai báo với công an Phường (vấn đề tạm trú), vậy việc không khai báo với công an phường là hành vi vi phạm pháp luật du lịch.
- Vì gia đình và nhân viên lễ tân không khai báo với chính quyền địa phương, nên khi khách bị đột tử qua đời cơ quan chính quyền địa phương từ chối giải quyết là đúng. Cơ quan chính quyền địa phương không có trách nhiệm gì trong vấn để này.

2. Cần có sự phối hợp của cơ quan chính quyền địa phương để giải quyết vấn đề với công ty bảo hiểm Mỹ. Theo anh/ chị, cơ quan chính quyền địa phương sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

1.      KINH DOANH CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH (KHÁCH SẠN)
v CASE CSLTDL 01
Xét xử vụ hoa hậu kiện khách sạn Sài Gòn – Phú Quốc
Ngày 29/10, TAND tỉnh Kiên Giang sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ hoa hậu Hà Kiều Anh kiện Khách sạn Sài Gòn – Phú Quốc đòi bồi thường 20.000 USD. Trước đó, tòa đã tổ chức hòa giải, song hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Khách sạn Sài Gòn – Phú Quốc vẫn không chấp nhận bồi thường.
Ngày 5/9/2002, Hà Kiều Anh mang theo 20.000 USD bay ra Phú Quốc để đặt cọc mua một mảnh đất trị giá 215 cây vàng. Cô cùng anh Trịnh Xuân Toàn nghỉ tại khách sạn Sài Gòn – Phú Quốc, một nhà nghỉ tiêu chuẩn quốc tế với giá thuê phòng hơn 1 triệu đồng/đêm. Để bảo đảm an toàn cho số tiền của mình, lúc 10h30′ sáng ngày 6/9, Kiều Anh cùng anh Toàn tới quầy tiếp tân gửi gói tiền trên.
Tất cả được cho vào phong bì dán lại và có chữ ký niêm phong của người gửi theo đúng thủ tục mà lễ tân yêu cầu. Sáng hôm sau, khi Kiều Anh làm thủ tục trả phòng và đưa biên nhận để lấy lại gói hàng thì nhân viên tiếp tân thông báo “gói hàng đó đã bị mất”. Giám đốc khách sạn Phùng Xuân Mai lúc đó thừa nhận “lỗi này thuộc về khách sạn” bởi những ngày đó, lễ tân không mở sổ biên bản bàn giao ca cùng với hàng đã nhận giữ cho khách trong két sắt. Thậm chí chìa khoá két cũng không giao cho ai quản lý mà treo ngay trên tường.
Nhưng trả lời trực tiếp về trách nhiệm trong vụ này, ông Phùng Xuân Mai đã phủ nhận nghĩa vụ bồi thường. Hà Kiều Anh cho biết cô đã yêu cầu khách sạn lập biên bản xác định rõ đền hay không số tiền bị mất, nhưng họ không chấp nhận. Vụ mất cắp số tiền lớn này đã vượt quá thẩm quyền của công an huyện Phú Quốc, đã được chuyển lên Công an tỉnh Kiên Giang để điều tra. Tuy nhiên cho đến nay số tiền vẫn biệt tăm.
Câu hỏi:

1. Theo anh/ chị khách sạn phủ nhận nghĩa vụ bồi thường là đúng hay sai? Cơ sở pháp lý?
2. Nếu là luật sư tư vấn cho khách sạn thì:
- Theo bạn khách sạn có bao nhiêu phần trăm thắng kiện? vì sao?
- Bạn sẽ tư vấn cho khách sạn thế nào để có lợi nhất cho khách sạn mà không bị mất uy tính ảnh hưởng tới kinh doanh về sau?

v CASE CSLTDL 02
Khách sạn lớn chứa mại dâm có bị “hạ sao”?
Sau khi bị công bố thuộc danh sách 10 khách sạn phục vụ đường dây bán dâm cho người nước ngoài, Bảo Sơn (4 sao), Heritage (3 sao)… vẫn không mất vị thế du lịch. Trao đổi của Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch, ThS Phạm Huỳnh Công về vướng mắc trong công tác xử lý khách sạn lớn chứa chấp mại dâm.
- Thưa ông, có đến 10 khách sạn thuộc diện “cao sao” bị phát hiện liên quan một đường dây lớn chuyên bán dâm cho người nước ngoài. Ông có cho là ở Việt Nam đã xuất hiện những sex-tour?
ThS Phạm Huỳnh Công: Tôi nghĩ, dùng từ “sex-tour” chưa đúng. Không tour du lịch nào được mở với mục đích duy nhất là sex. Cũng không có công ty du lịch nào đưa khách sang nước ngoài chỉ để mua dâm. Sex chỉ là một thứ mà khách du lịch tìm cách hưởng thụ.
Hiện nay, “sản phẩm” này có chiều hướng tăng. Nhiều khách quốc tế coi dịch vụ mại dâm (cả đồng giới và khác giới) là một trong những sản phẩm du lịch bản địa. Vì lợi nhuận, một số đường dây sẵn sàng “giúp” khách thoả mãn nhu cầu. Một số nhân viên du lịch (thường là tour-guide), người phục vụ trong khách sạn, cả khách sạn sẵn sàng “giúp” khách kiếm “hàng” và chứa chấp. Đây thường được coi như hoạt động “làm thêm”; có công ty du lịch chủ quản không biết, nhưng cũng có công ty biết mà không bắt được hoặc bỏ qua.
– Như vậy là ông không ngạc nhiên trước vụ 10 khách sạn liên quan 1 đường dây mại dâm vừa rồi? Ông có nghĩ hiện tượng khách sạn chứa chấp mại dâm, một phần trách nhiệm thuộc về ngành Du lịch?
ThS Phạm Huỳnh Công: Thực ra, hiện tượng chứa mại dâm rất ít xảy ra ở các khách sạn 3, 4 sao (theo tôi biết, chuyện này thường diễn ra ở các khách sạn nhỏ, nhà hàng, nhà nghỉ).
Tôi nghĩ trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về toàn xã hội, trong đó có các nhà quản lý khách sạn. Tuy nhiên, dư luận cần hiểu chính xác thế này: Tổng cục Du lịch hiện là cơ quan quản lý đánh giá chất lượng các khách sạn (như xếp hạng sao – từ 3 sao đến 5 sao – thông qua chất lượng dịch vụ…). Còn thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch – đầu tư (với các DN liên doanh với nước ngoài, 100% vốn nước ngoài), các sở KH-ĐT (với các khách sạn trong nước). Theo luật pháp VN, người có thẩm quyền cấp có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động.
– Vậy các khách sạn chứa chấp mại dâm sẽ do cơ quan nào xử lý, xử lý thế nào, thưa ông?
ThS Phạm Huỳnh Công: Hiện nay các trường hợp chứa chấp mại dâm vừa bị phát hiện đều do cơ quan công an thụ lý giải quyết. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể không chỉ rút giấy phép (hoặc đăng ký kinh doanh) mà còn có thể bị thu hồi tài sản (khách sạn) vì đây là phương tiện phạm tội. Trường hợp xử lý hành chính, các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh có thể tước hoặc thu hồi giấy phép mình đã cấp.
Còn với cá nhân hướng dẫn viên có hành vi xâm hại thuần phong mỹ tục, chỉ phạt 200.000 đồng theo điều 7, khoản 1 Nghị định 50 của Chính phủ (ngày 25/4/2002) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch. Tôi thấy mức xử phạt hành chính như vậy là quá nhẹ, chưa đủ tác dụng răn đe.
- Còn về phía ngành Du lịch, có cách nào răn đe những khách sạn chứa chấp mại dâm? Tổng cục Du lịch có thể hạ sao những khách sạn vi phạm?
ThS Phạm Huỳnh Công: Tổng cục Du lịch luôn quan tâm xử lý những vấn đề phát sinh do các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn gây ra. Hiện nay, ngành tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng để xác định rõ trách nhiệm của giám đốc các khách sạn, công ty du lịch để quy trách nhiệm và xử lý cá nhân cụ thể.
Về vấn đề thu hồi quyết định phân hạng sao hay hạ sao các khách sạn chứa chấp mại dâm mà dư luận rất quan tâm, như chúng tôi đã trả lời ở phần trên: Cơ quan nào có quyền phân hạng thì cơ quan đó có quyền thu hồi. Tuy nhiên, hình thức rút sao chưa được quy định trong Nghị định Xử phạt hành chính trong du lịch (chưa quy định cả hành vi vi phạm, biện pháp xử lý lẫn chế tài).
Để hạ sao các khách sạn, Tổng cục Du lịch căn cứ vào điều kiện kinh doanh chất lượng dịch vụ (gồm diện tích mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân viên, chất lượng phục vụ…). Sau mỗi kỳ kiểm tra, nếu không đạt yêu cầu thì mới quyết định hạ sao. Trong trường hợp 10 khách sạn cao sao vi phạm, Tổng cục có thể áo dụng quyền quản lý nhà nước của mình.
- Vậy trước thực tế một số khách sạn cao sao chứa chấp mại dâm, Tổng cục Du lịch có biện pháp nào mạnh hay đành bó tay?
ThS Phạm Huỳnh Công: Ngày 11/6, Luật Du lịch (thay thế Pháp lệnh Du lịch 1999) đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2006. Đi kèm luật này là các nghị định hướng dẫn, trong đó có Nghị định Xử phạt hành chính trong du lịch, Nghị định về kinh doanh du lịch… Trong Dự thảo Nghị định Xử phạt hành chính trong du lịch, hành vi chứa chấp, mua bán, tổ chức, môi giới mại dâm… được quy định cụ thể, kèm theo các chế tài, hình phạt bổ sung đủ mạnh. Ví dụ, phạt hành chính có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng, hình phạt bổ sung có thể là tước quyền sử dụng các giấy phép kinh doanh, tước sao, hạ sao đối với các khách sạn trong phạm vi quản lý của ngành.
Tuy nhiên, việc phòng chống tệ nạn và xử lý vi phạm trong các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ vẫn do nhiều cơ quan đảm nhiệm. Tổng cục Du lịch chưa phải là một cơ quan cấp bộ nên chỉ được phép ra thông báo (loại văn bản không có thuộc tính bắt buộc), không được phép ra chỉ thị, thông tư chỉ đạo toàn ngành để trực tiếp giải quyết một sự việc nào đó liên quan hoạt động du lịch.
Nhằm rà soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, chúng tôi đã soạn thảo văn bản gửi thanh tra du lịch trên toàn quốc, tập trung kiểm tra thực hiện tốt chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện chỉ thị này của Tổng cục Du lịch.
Hy vọng, với nỗ lực phối hợp giữa các cơ quan chức năng, sẽ góp phần giữ gìn môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh như nó vốn có.

- Xin cảm ơn ông!

Câu hỏi:

1. Nguyên nhân của tình hình các khách sạn đưa dịch vụ mại dâm vào kinh doanh?
2. Những khách sạn kinh doanh mại dâm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý gì? Cơ sở pháp lý?
3. Theo pháp luật Việt Nam, cấm không cho lưu trữ, phát tán văn hóa phẩm đồi trị. Nhưng trong trường hợp khách du lịch mang đĩa phim sex từ quốc gia họ vào VN và đem ra xem khi ở trong khách sạn và bị phát hiện thì khách sạn có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì không?

v CASE CSLTDL 03
KHÁCH SẠN KIÊM HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM
Khi khách có nhu cầu, nhân viên bảo vệ của khách sạn Đồng Khánh ở Đắk Lắk sẽ gọi “đào” đến phục vụ tận nơi. Giá mỗi lần “vui vẻ” là 200 ngàn, chưa tính tiền phòng…
Khách sạn Đồng Khánh tọa lạc trên trục quốc lộ 14, thuộc địa bàn phường Tân An, cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, 4km, ngày đêm khách ra vào khá đông đúc

Nhìn dáng vẻ bên ngoài của khách sạn này không có gì đặc biệt lắm, nhưng khi đi sâu vào bên trong mới cảm nhận hết những mưu toan, chứa đựng một “thế giới ngầm” kinh doanh…
Bên khu nhà cao tầng của khách sạn cao chót vót với hàng chục phòng trọ, đi luồn ra phía sau bên hông khách sạn là những dãy phòng massage kín đáo và có thể phục vụ khách một cách chu đáo theo yêu cầu.
Đặc biệt trong khuôn viên ở phía sau khu nhà lồng được thiết kế trên một hồ nước nhân tạo khá xinh xắn, mát mẻ, bên trong có một căn phòng tròn, rộng hàng chục mét vuông đủ để vài chục “đại gia” ngồi sát phạt nhau bằng bài bạc.
Có thể nói, ở TP Buôn Ma Thuột, khách sạn Đồng Khánh là nơi có nhiều hình thức kinh doanh hỗn hợp nhất nên đã thu hút được lượng khách khá đông ở phố núi cao nguyên và khu vực lân cận.
Tuy nhiên, cách làm ăn bất hợp pháp ở Đồng Khánh đã khiến dư luận hết sức bất bình, quần chúng nhân dân cực kỳ lên án.
Đêm 8/11, cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện bắt quả tang hai đôi nam nữ đang có hành vi mua bán dâm tại phòng S44 và S46 của khách sạn Đồng Khánh.
Theo khai nhận ban đầu của nhân viên bảo vệ khách sạn Thái Đức Tú cho biết, mỗi lần khách có nhu cầu, Tú gọi điện cho các điểm cung cấp gái đến phục vụ tại khách sạn Đồng Khánh và thu tiền 200 ngàn đồng/lượt, chưa tính tiền phòng, rồi sau đó chia nhau. Tú khai nhận chính mình đã nhiều lần gọi gái mại dâm phục vụ khách tại khách sạn Đồng Khánh này.
Đây không phải là lần đầu tiên khách sạn Đồng Khánh bị bắt về hoạt động tệ nạn xã hội. Trước đó, tháng 10/2003, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện và bắt quả tang 2 cặp nam nữ có hành vi mua bán dâm tại khách sạn này.
Vụ án được khởi tố nhưng cuối cùng người chịu trách nhiệm chỉ là nhân viên bảo vệ của khách sạn Đồng Khánh và được nhận một mức án treo khá nhẹ nhàng…
Tiếp đó, lúc 1h30′ ngày 18/3/2005, Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Buôn Ma Thuột đã tóm gọn một ổ bạc đang hoạt động tại khu nhà lồng kín đáo phía sau khách sạn Đồng Khánh.
Trong số bị bắt giữ, ngoài một số nhân viên bảo vệ của khách sạn Đồng Khánh làm nhiệm vụ canh gác, phục vụ nước non cho sòng bạc và khách sạn, còn có 8 đối tượng tham gia tại sòng bạc gồm:
Vợ chồng Phù Phước Th. (50 tuổi) và Mai Thị D. (44 tuổi), chủ nhà nghỉ Mỹ Hậu, TP Buôn Ma Thuột; Mai Quang C. (31 tuổi), ở Nông trường Cư Kapô, huyện Krông Búk;
Hoàng Minh P. (39 tuổi), ở xã Cư Kapô, Krông Búk; Phan Thanh X. (40 tuổi) ở thị trấn Buôn Hồ, Krông Búk; Lê Quang H. (42 tuổi), ở phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột;
Phạm Mạnh Q. (40 tuổi), chủ nhà nghỉ Thanh Thanh ở TP Buôn Ma Thuột; và đặc biệt là “đại gia” Nguyễn Thị Thu Hồng (46 tuổi), còn gọi là Hồng “heo” ở 36 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột.
Trong số đó, Hồng được coi là “con cá lớn” của nhóm “đại gia” này bị sa lưới trong sự bất ngờ không kịp trở tay. Kết thúc của vụ án này, “đại gia” Nguyễn Thị Thu Hồng chỉ nhận mức án treo nhẹ nhàng. Phía khách sạn Đồng Khánh thì người chịu trách nhiệm cũng chỉ là các nhân viên bảo vệ.
Mặc dù làm Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Công nghiệp Đồng Khánh nhưng cả hai lần khách sạn Đồng Khánh chứa mại dâm và chứa bạc nói trên, Giám đốc Huỳnh Văn Đồng vẫn luôn trả lời “không biết gì” nên cuối cùng chỉ các nhân viên bảo vệ chịu tội.
Không biết lần thứ 3 này như thế nào, nhưng có điều người dân bình thường cũng có thể đặt ra câu hỏi rằng, nếu chủ khách sạn không đồng ý thì liệu các nhân viên bảo vệ ở đây có dám lạm quyền?

Câu hỏi:
1. Theo anh/chị Giám đốc khách sạn Đồng Khánh có vi phạm pháp luật du lịch không? Việc quy trách nhiệm cho 3 nhân viên bảo vệ là đúng hay sai? Tại sao? Cơ sở pháp lý?

1.      v CASE CSLTDL 04
Nhập nhèm “sao” khách sạn
(Toquoc)- Thiếu khách sạn, khách sạn vài “sao” mà chất lượng không hơn nhà nghỉ. Chuyện xảy ra ở hầu hết các địa phương nhưng không dễ quản lý và xử phạt.
Khi “sao” không đi cùng chất lượng
Khách sạn Công Đoàn- toạ lạc ngay thị trấn Cái Dăm- TP Quảng Ninh mang thương hiệu 3 sao, phòng đẹp và rộng nhưng không có internet trong phòng. Cả mấy chục phòng nghỉ nhưng chỉ có một cái thang máy nhỏ xíu không chở quá được 5 người khiến khách phải mất hàng chục phút để từ tầng 1 lên tầng 4 ( mà khách sạn này cao 8 tầng).
Nằm ngay bên bãi biển Nhật Lệ- Quảng Bình, khách sạn Sao Mai trông khá hoành tráng với vẻ bên ngoài lớn, nhiều phòng nhưng chất lượng không khác nhà nghỉ là mấy. Đồ đạc cũ kỹ, bước vào phòng thì đầy mùi ám rất khó chịu. Thái độ phục vụ thì khiến du khách “một đi không trở lại”. Uống café tại phòng chờ khách sạn này, không thấy có đường, khách gọi thì thấy nhân viên phục vụ mang vẻ mặt “nặng như chì” ra và khi biết được yêu cầu của khách thì lẳng lặng đi vào, mắt không quên ném cho khách cái nhìn toé lửa. Sau khoảng gần chục phút thì may sao… cũng có một nhân viên khác mang đường ra, lúc đó thì tách cafe cũng đã nguội.
Khách sạn Công Đoàn 3 sao nhưng không có internet trong phòng và chỉ có một thang máy quá nhỏ (ảnh cung cấp)
Đến một khách sạn ở Huế mang tên Anh Minh trong dịp Festival Huế vừa rồi, bình nóng lạnh hỏng, không có nước nóng. 11 giờ đêm, nhân viên khách sạn đã đóng cửa đi ngủ, khách lưu trú nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sau giờ đó, khách có yêu cầu gì gọi điện xuống lễ tân thì đáp lại chỉ là tiếng tút tút của chuông điện thoại.
Một khách sạn khác gắn mác 5 sao ở Tp Hồ Chí Minh nhưng lại không có cách âm, khiến khách lưu trú không thể ngủ được vì quá ồn.
Ở Hà Nội lại có các khách sạn 3 sao mà chưa đầy chục phòng nghỉ. Một khách sạn ở phố Đội Cấn, có gắn 2 sao ở sau quầy lễ tân nhưng cả tầng một chỉ là một phòng khoảng chục m2, không có máy điều hoà không khí.
Chất lượng cơ sở hạ tầng và thái độ phục vụ quá kém nhưng vẫn mang danh khách sạn, thậm chí là khách sạn nhiều sao. Có những khách sạn tự “lên đời” dù cơ sở vật chất chỉ xứng là nhà nghỉ. Nói như vậy đủ thấy, việc “loạn sao” và chất lượng các khách sạn không đi cùng mác sao đang diễn ra phổ biến trên cả nước mà không được quản lý.
1001 lỗi vi phạm của khách sạn
Tại Hà Nội, cơ quan quản lý du lịch Hà Nội và Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về du lịch của 11 cơ sở lưu trú trên địa bàn, kết quả có tới 7 cơ sở vi phạm pháp luật về du lịch. Tuy nhiên, con số đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Hiện cả nước có trên 7.000 điểm cho thuê phòng với tổng số 140.000 phòng bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ…Trong số này có 27 khách sạn 5 sao, 68 khách sạn 4 sao, 135 khách sạn 3 sao, số còn lại là khách sạn một hoặc hai sao và nhà nghỉ, nhà trọ. Để kinh doanh, họ sẵn sàng phạm luật và lách luật vì quy định và cách quản lý không chặt chẽ hiện nay.
Nắm được yêu cầu của đa số khách quốc tế là chỉ thích ở khách sạn 3 sao trở lên nên các cơ sở lưu trú thường “tự phong” là khách sạn 3 sao để đón được khách.
Cách gắn biển này rất “độc đáo”. Biển đồng gắn số sao đúng theo quy định phải được gắn ngoài cổng hoặc cửa nhưng các khách sạn lại gắn sau quầy lễ tân. Khi bị kiểm tra, chất lượng dịch vụ và hạ tầng chưa được như số sao thì có thể nói là biển này chỉ để “trang trí”. Tuy nhiên với “chiêu” lừa này của họ thì khách du lịch dễ dàng bị “mắc lừa” đó là số sao của khách sạn.
Một cách khác là dùng “biển di động”, khi chuẩn bị đón khách thì các biển gắn sao được để ở ngoài, đón xong khách thì cất biển đi. Nhà khách, nhà nghỉ theo quy định không được đón khách du lịch rất tận dụng cách làm này.
Nhiều nhà khách lại dùng chiêu “gắn mác” khách sạn để đón khách du lịch, thế nhưng trên giấy tờ giao dịch và hoạt động kinh doanh thì vẫn ghi là nhà khách nhằm trốn tránh việc kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành (như Nhà khách Quân đội 3 sao) hoặc khách sạn trực thuộc Nhà khách (không có loại hình này trong Luật Du lịch) nhưng vẫn hoạt động kinh doanh du lịch.
Nhiều trường hợp khách sạn xuống cấp, không đầu tư sửa sang và dĩ nhiên không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn dùng “mác” khách sạn trước đây để kinh doanh. Lại có trường hợp không thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước khi chấm dứt hoạt động kinh doanh; không treo biển thể hiện chất lượng được công nhận theo mẫu quy định của Tổng cục Du lịch; không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau 3 tháng kể từ khi chính thức đi vào hoạt động hoặc chưa có quyết định công nhận loại hạng khách sạn theo tên của khách sạn…
Quản lý lỏng lẻo
Thực tế là hiện nay việc quản lý tình trạng “loạn sao” khách sạn không nằm trong tầm tay của các cơ quan có trách nhiệm. Bên cạnh đó là quy định chấm sao còn chưa rõ ràng. Ví dụ như việc tính điểm các tiêu chuẩn và cộng lại, cứ đủ điểm là xếp hạng trong khi đó, các tiêu chuẩn có thể bù trừ điểm cho nhau. Vì cách quản ly này mà các khách sạn có số sao bằng nhau nhưng chất lượng dịch vụ không bằng nhau. Và khách sạn 3 sao ở tỉnh này lại không ngang bằng với chất lượng với khách sạn có cùng số sao ở tỉnh khác dù là được chấm cấp sao như nhau.
Thế nên hiện tượng tự phong sao cho khách sạn mới diễn ra “thoải mái” trên cả nước như hiện nay.
Khách sạn SG nhiều sao nhưng lại vi phạm việc thu phí điện thoại quá mức, thể hiện dịch vụ không chuyên nghiệp (ảnh cung cấp)
Quản lý không xuể lại cộng với chế tài chưa nghiêm khiến hiện tượng này diễn ra ngày càng nhiều. Trong đợt kiểm tra tại Hà Nội, cơ quan quản lý du lịch đã kiến nghị phạt hành chính 4 khách sạn vi phạm các với số tiền… 13,75 triệu đồng. Số tiền phạt này có đáng là bao so với doanh thu hàng ngày của cơ sở lưu trú vi phạm này!
Mỗi lần bị phát hiện vi phạm, theo quy định, các cơ sở vi phạm chỉ bị phạt chưa quá 1 triệu đồng, lại không có hình phạt phụ kèm theo và cũng không có tình tiết tăng nặng hình phạt. Vì thế, khi bị phát hiện, xử phạt, các chủ kinh doanh vẫn vui vẻ nộp phạt ngay và cũng ngay sau đó lại “hồn nhiên” phạm luật.
Mức xử phạt quá nhẹ so với lợi nhuận khổng lồ của việc kinh doanh gian dối này khiến cho việc vi phạm cứ ngang nhiên diễn ra và với mức độ ngày một nhiều hơn. Chấm dứt tình trạng này là cách để dịch vụ du lịch của Việt Nam được chuyên nghiệp hơn và làm an lòng du khách hơn khi đi du lịch. Việc trước mắt là cần một đội ngũ quản lý và sau đó là một quy định rõ ràng, đủ sức răn đe.

Câu hỏi:
1. Khách sạn có những tiêu chuần gì để được xếp hạng 1 sao,2 sao,3 sao,4 sao, 5 sao?
2. Khách du lịch ở khách sạn mà vi phạm quy định về xếp hạng sao, khi khách phát hiện ra, có được yêu cầu đòi bồi thường không?cơ sở pháp lý

1.      CASE CSLTDL 05
Tử vong vì xông hơi ở khách sạn
Nguyên giám đốc một xí nghiệp ở Thái Bình được nhân viên khách sạn dẫn vào phòng xông hơi và đóng cửa lại. Do hơi phả ra quá nóng và không thoát ra nên ông lịm dần đi…
Ngày 4/12, ông Bùi Hữu Chung, 62 tuổi, ở phường Trưng Trắc, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, nguyên là giám đốc một xí nghiệp cơ khí, đã tử vong sau 20 ngày điều trị vết bỏng toàn thân và ở phổi.
Trước đó, 12h ngày 15/11, ông Chung cùng cháu rể (58 tuổi) vào xông hơi tại Khách sạn du lịch Thái Bình (458 phố Lý Bôn, TP Thái Bình). Người cháu rể không xông mà vào bấm huyệt xoa bóp, còn ông Chung được nhân viên đưa vào phòng xông hơi và đóng cửa lại.
Theo người cháu rể và một số thông tin ông Chung kể khi tỉnh lại tại bệnh viện, khi vào xông được mấy phút thấy hơi phả ra quá nóng, không chịu được, ông cố mở cửa rổi đập cửa để thoát ra ngoài nhưng không sao mở được. Sau đó ông bị ngất lúc nào không biết.
Bác sĩ điều trị cho biết, toàn bộ vùng mặt, đùi, cánh tay ông Chung đều bị bỏng do hơi nóng. Do hít phải khí nóng nên phổi ông lão 62 tuổi này cũng bị tổn thương nặng.
Theo đơn của gia đình ông Chung gửi cơ quan chức năng, khi xảy ra tai nạn, công ty Du lịch khách sạn Thái Bình không hề thông báo cũng như mời cơ quan chức năng đến lập biên bản hiện trường. Công ty này cũng không làm hết trách nhiệm với người bị nạn.
Hiện công an TP Thái Bình đã vào cuộc điều tra cái chết của ông Chung. Một lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình cho biết, sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xử lý nghiêm vụ việc.
* Tên nạn nhân đã thay đổi
khách mà tử vong trên tour thì anh em cần phải khéo léo 1 xíu:
1./ Không được động vào xác nạn nhân, đặc biệt là các vị trí: mũi, cổ, sau gáy, 2 bên xương hông (xương cụt ấy).
2./ phone gấp cho cơ quan chức năng – ghé vào 1 trung tâm y tế gần nhất.
3./ ổn định, trấn an tinh thần cho du khách khác. Nếu được thì cần phải tách biệt du khách ra khỏi hiện trường tránh để du khách nhìn thấy nạn nhân, vì như vậy sẽ gây ám ảnh cho khách, làm mất cuộc vui.
4./ call về phòng điều hành gấp, thông báo tình hình
5./ phối hợp với cơ quan chức năng giải quýêt vấn đề. Nếu mà phiền phức, tốn thời gian thì phải gọi điện về phòng điều hành cử hướng dẫn khác đến thay.
Câu hỏi:
1. Chỉ ra những hành vi vi phạm pháp luật du lịch? Cơ sở pháp lý?
2. Nếu bạn là một người khách hay nhân viên khách sạn… phát hiện hiện trường vụ án bạn sẽ làm gì?

v TÌNH HUỐNG DL 1
Công ty du lịch- lữ hành Anpha hợp đồng với Công ty Vinamex là Vinamex sẽ cung cấy xe vận chuyển khách du lịch đi tour du lịch Tây Ninh.
Theo lịch trình, du khách sẽ được tham quan Trung Ương Cục,Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, Tòa thánh Tây Ninh và đi Siêu thị miễn thuế ở cửa khẩu Mộc Bài. Thời gian là 2 ngày 1 đêm.
Và kế hoạch là sẽ ghé siêu thị Miễn thuế trong vòng 4 giờ đồng hồ sau cùng, và đúng 3h chiều ngày thứ 2 là quay về TPHCM kết thúc tour du lịch.
Nhưng trên đường đi tới siêu thị, do có một vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng của hai chiếc xe tải chắn ngang đường, Đoàn du lịch bị kẹt lại và không đi qua được đoạn đường đó. Xe khách vào một quán nước và chờ tới 3 đồng hồ công an giao thông mới giải quyết cong vụ tai nạn và dẹp hiện trường.
Vì sự cố ngoài ý muốn, hướng dẫn viên du lịch của đoàn quyết định bỏ qua việc ghé siêu thị và thông báo cho tài xế xe về thẳng TPHCM cho kịp thời gian.
Nhiều khách không đồng ý vì họ cho rằng siêu thị miễn thuế là nơi họ mong được đến nhất và yêu cầu đi đến siêu thị. Tuy nhiên hướng dẫn viên bác bỏ và nói do sự cố ngoài ý muốn và phải thực hiện đúng thời gian trong lịch trình, phải có mặt tại TPHCM trước 7 giờ tối.

Câu hỏi:
1. Xử lý của hướng dẫn viên du lịch như vậy là đúng hay sai? Có vi phạm luật du lịch không
2. Việc vận chuyển khách trễ thời gian có phải là trách nhiệm của công ty Vinamex không?
3. Công ty Anpha có vi phạm hợp đồng với khách du lịch không?
4. Nếu bạn là người hướng dẫn viên du lịch trong trường hợp trên bạn sẽ xử lý thế nào?
Giải thích và nêu rõ cơ sở pháp lý !

1.      XUẤT NHẬP CẢNH DU LỊCH
v CASE XNCDL 01
Khách hàng đòi kiện một công ty du lịch
(NLĐ) – Ngày 8-4, Văn phòng Khiếu nại Người tiêu dùng TPHCM đã tổ chức buổi hòa giải vụ việc một khách hàng kiện Công ty Du lịch Liên Bang (92 Nguyễn Biểu P.1, Q.5 – TPHCM) không lo visa cho khách du lịch mà vẫn nhận tour
Bà Châu Lim (25 Hải Thượng Lãn Ông, P.10, Q.5) cho biết: Gia đình bà gồm 8 người cùng đăng ký đi du lịch Malaysia do Công ty Liên Bang tổ chức từ ngày 15 đến 18-3. Trước đó, ngày 10-3, bà Lim không có hộ chiếu phổ thông mà chỉ có giấy phép xuất nhập cảnh. Dù đã nhận tiền của khách hàng, nhưng nhân viên Công ty Liên Bang không hướng dẫn thủ tục làm visa. Tới sân bay Malaysia, bà Lim bị từ chối nhập cảnh vì không có visa nên bà cùng chồng phải quay trở về VN mà không được sự trợ giúp gì. Qua vụ việc này, bà yêu cầu Công ty Du lịch Liên Bang phải bồi thường cho bà chi phí phát sinh của chuyến đi là 1.630 USD.
Tại buổi hòa giải, bà Nguyễn Ngọc Mai Hân, đại diện Công ty Liên Bang, cho rằng việc bà Lim không đi được không phải do lỗi của công ty. Theo bà Hân, Liên Bang đã báo cho bà Lim biết giấy phép xuất nhập cảnh không đi được nhưng bà Lim cứ khẳng định là đi được. Vì vậy, công ty này chỉ làm theo yêu cầu của khách hàng mà thôi.
Bà Lim cho biết sẽ kiện vụ việc ra tòa nếu Công ty Liên Bang từ chối bồi thường thiệt hại.

Câu hỏi:

1. Công ty Liên Bang có vi phạm hợp đồng với bà Châu Lim không?
2. “ Bà Nguyễn Ngọc Mai Hân, đại diện Công ty Liên Bang, cho rằng việc bà Lim không đi được không phải do lỗi của công ty “ điều này là đúng hay sai? Công ty phải làm Visa cho bà Lim hay bà Lim phải tự đi làm lấy
3. Bạn hãy tư vấn cho Công ty Liên Bang làm thế nào để thắng kiện và không phải bồi thường nếu bà Lim kiện.

v CASE XNCDL 02
Thứ hai, 22/9/2008, 20:31
‘Visa’ đi Mỹ làm từ lề đường có giá gần 200.000 USD
Sợ phải trả lại toàn bộ số tiền cho khách hàng khi không làm được visa đi Mỹ cho họ nên Dũng đến tiệm photo tại lề đường in màu, làm giả, nhằm chiếm đoạt nốt số tiền trong hợp đồng trị giá gần 200.000 đô la.
Hôm nay, TAND TP HCM đã tuyên phạt Đào Trí Dũng (30 tuổi) mức án 23 năm tù về tội “lừa đảo và làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Liên quan đến vụ án, bị cáo Lê Hoàng Tuấn (29 tuổi, việt kiều Australia) nhận 1 năm 6 tháng tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Đào Quang Nghiệp (26 tuổi) cũng nhận 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Theo cáo trạng, Dũng thành lập công ty DNTN Hoàng Gia Anh, trụ sở đặt tại quận 10 với chức năng bán vé máy bay và tư vấn du học. Mặc dù không có chức năng đưa người đi nước ngoài hay lo được visa nhập cảnh xuất khẩu lao động tại Mỹ, nhưng Dũng vẫn nhận hồ sơ và tiền để lo thủ tục xin visa nhập cảnh.
Để khách hàng tin tưởng và đưa tiền, Dũng thuê Nghiệp làm giả visa đi Mỹ cho khách. Đến khi visa giả bị phát hiện, Dũng lại tiếp tục liên kết với Tuấn để ký hợp đồng đưa người đi lao động ở Australia tiếp tục lừa những người khác để chiếm đoạt tiền.
Với thủ đoạn như trên, từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2007, Dũng đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của hàng chục người bị hại với tổng số tiền chiếm đoạt lên tới gần 200.000 USD. Trong đó, ngoài chi phí thuê cho Nghiệp làm visa giả chưa tới 2 triệu đồng và một số chi phí khákhông đáng kể, số tiền còn lại Dũng tiêu xài rất hoang phí như mua dây chuyền có gắn 3 hạt xoàn hết 25.000 USD, chi phí cá nhân trong vòng 1 năm rưỡi lên tới gần 130.000 USD…
Tại cơ quan và tại tòa hôm nay, các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Riêng Dũng cho rằng mình hoàn toàn không muốn lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, nhưng do đã “cam kết” sẽ hoàn trả toàn bộ tiền cọc nếu như không lo được cho họ đi Mỹ nên phải tự “sản xuất” ra visa cho những người này.
Vũ Mai
Câu hỏi:
1. DNTN Hoàng Gia anh có phải là doanh nghiệp kinh doanh du lịch không ? Nếu phải thì nó thuộc loại doanh du lịch nào ? Hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này?
2. Dũng, Tuấn, Nghiệp có vi phạm pháp lệnh xuất nhập cảnh hay không? Biện pháp xử lý?
3. Các bị cáo có phải bồi thường lại cho người bị hại không? Theo anh/chị, nếu phải bồi thường mức bồi thường bao nhiêu là hợp lý ?

CASE XNCDL 03

Tiếp viên hàng không đưa người xuất ngoại trái phép
Muốn được chia phần nếu đưa một người Trung Quốc sang Canada bằng visa giả trót lọt, Trần Tuấn Anh (tiếp viên Vietnam Airlines) đã nhờ cán bộ đội xuất nhập cảnh công an cửa khẩu sân bay quốc tế “làm ngơ”.
Ngày 24/9, TAND TP HCM đã tuyên phạt Trần Tuấn Anh mức án 2 năm tù và Nguyễn Mạnh Tuấn mức án 3 năm tù nhưng được hưởng án treo. Kiều Ngọc Vinh 5 năm tù cùng về tội “tổ chức người khác đi nước ngoài”.
Do có mối quan hệ làm ăn với một số người Trung Quốc nên Vinh được mời hợp tác đưa người xuất cảnh đi Cannada bằng visa giả. Nếu trót lọt, Vinh sẽ được chi 1.000 USD. Đầu tháng 5/2007, Vinh câu kết cùng với Tuấn để thực hiện nhưng hành vi gian dối trên đã bị cơ quan chức năng phát hiện. Những người Trung Quốc bị trục xuất về nước ngay sau đó. Khi hành vi trên chưa bị xử lý, cuối tháng đó, Vinh nhận tiếp một “mối” nữa. Lần này, để chắc ăn, Vinh nhờ tiếp viên Tuấn Anh móc nối với công an cửa khẩu và nhân viên sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất “làm lơ” cho vị khách Trung Quốc dùng visa giả sang Canada.Thực hiện ý định, Tuấn Anh đến gặp hai cán bộ đội xuất nhập cảnh công an cửa khẩu này nhờ giúp đỡ. Một mặt nhận lời, một mặt hai vị công an liền báo cáo sự việc lên lãnh đạo và được yêu cầu tiếp tục theo dõi.Đến ngày 8/7/2007, sau khi đón “mối” từ Trung Quốc qua, Vinh lấy hộ chiếu và visa giả của người này đưa cho Tuấn Anh mua vé máy bay đi Canada trên chuyến bay có Tuấn Anh phục vụ. Tuy nhiên, mọi hành vi gian dối trên đã bị cơ quan an ninh sân bay phát hiện.
Vũ Mai
Câu hỏi:
1. Những chủ thể nào có hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục xuất nhập cảnh trong trường hợp trên? Cụ thể hành vi nào?
2. Hãng hàng không Việt Nam Airlines có phải chịu trách nhiệm gì không trong trường hợp này? vì sao ? Nếu có xử lý như thế nào?
Nguồn:tailieudulich.wordpress.com



Nguyễn Vĩnh Trọng-K16DCD3
Smod Góc Học Tập
Yahoo:trong_nguyen15
Phone:0905360491

Punish is my wish
destroy is my will

 
30/08/2018 14:08 # 2
phucnguyentvp
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 4/10 (40%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 23/01/2017
Bài gởi: 4
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Bài tập môn luật du lịch


Mình học khoa du lịch nè. cần tìm hiểu




 
17/06/2021 22:06 # 3
betion
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/30 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 08/04/2021
Bài gởi: 33
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Bài tập môn luật du lịch


Mình học khoa du lịch nè. cần tìm hiểu

| day rut nhua




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024