Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2013 09:03 # 1
tanphuong85
Cấp độ: 37 - Kỹ năng: 38

Kinh nghiệm: 142/370 (38%)
Kĩ năng: 98/380 (26%)
Ngày gia nhập: 19/01/2010
Bài gởi: 6802
Được cảm ơn: 7128
KHÁI QUÁT VĂN HỌC NGA


 

 

 Chương I:   

  KHÁI QUÁT VĂN HỌC NGA

                                                                       ( Thời gian 2 giờ)

1. Mục tiêu:

          - Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về những nhân tố quyết định sự hình thành ngôn ngữ và bản sắc nền văn học Nga, hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học Nga từ thế kỷ X đến XX.

- Giúp sinh viên hiểu được vai trò và ảnh hưởng của văn học Nga trong đời sống xã hội.

- Sinh viên thấy rõ sức mạnh của quần chúng nhân dân và các lực lượng tiến bộ trong sự nghiệp đấu tranh chống áp bức bóc lột.

2. Nội dung:

- Dẫn nhập: Vai trò của văn học Nga trong nền văn học thế giới.

 Nội dung giảng dạy:

 - Những nhân tố quyết định sự hình thành dân tộc, ngôn ngữ và bản sắc nền văn học Nga.

 - Sự hình thành và phát triển văn học Nga từ thế kỷ XI đến XVIII:

 - Văn học Nga thế kỷ XX:

3.Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

            - Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên nắm được một cách khái quát đất nước, con người và văn học Nga.

            - Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên.

4.Tài liệu:

             - Giáo trình chính: “ Lịch sử văn học Nga” (2006), Nhiều tác giả. NXB.Giáo dục, 878 tr.

       - Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999.

       - Nguyễn Văn Giai, Văn học Nga giản yếu, Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHTH TP.HCM, 1989.

       - Giáo trình Văn học Nga – Nguyễn Văn Kha . Đại học Đà lạt 2001.

       * Tài liệu nghiên cứu từ thư viện nhà trường.

 * Trích thông tin từ nguồn internet, từ các trang website sau: 

- http://vnthuquan.net .

- http// w.w.w.Google.com.vn-Văn học Nga

- http://www.thaibatan.com

- http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/Vanhoc.

 

A. VĂN HỌC NGA THẾ KỶ XI ĐẾN XVIII:

I/ Những nhân tố quyết định sự hình thành dân tộc, ngôn ngữbản sắc nền văn học Nga:

+ Văn học viết:

Vào thời kì xa xưa có một đại chủng, một bộ tộc là Slavơ rất lớn, có cùng nguồn gốc thủy tổ và ngôn ngữ sinh sống quanh vùng miền Ðông châu Âu, họ sống trên một khu vực rộng lớn và phân bố thành nhiều nhóm nhỏ. Trong quá trình phát triển, các nhóm này dần dần hợp nhất và tạo thành ba nhóm lớn, đó là Ðông Slavơ, Nam Slavơ và Tây Slavơ.

- Nhóm Tây Slavơ gồm hai tộc Balan và Tiệp khắc (nay là cộng hào Séc và - Slôvakia)

- Nhóm Nam Slavơ gồm Bungari, Nam Tư và một số tộc nhỏ hơn.

- Nhóm Đông Slavơ đến đầu thế kỉ X hình thành ra nước Nga cổ. Nước này quần tụ ba dân tộc:Nga, Ucraina và Bielorusia (còn gọi Đại Nga, Tiểu Nga và Bạch Nga). Thủ đô cổ nhất là Kiep (nay là thủ đô của nước Cộng hoà Ucraina)

Trong thời kì chưa thành lập quốc gia và chưa phân hóa thành giai cấp, dân tộc Nga tồn tại dưới hình thức thị tộc. Thời kì này họ sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm và chăn nuôi gia súc. Cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Ðiều này dẫn đến ý thức tôn sùng tự nhiên mà hệ quả là tôtem giáo ra đời (Ý thức tin tưởng vào nguồn gốc thần linh chỉ xuất hiện sau này khi mà chế độ thị tộc bị tan rã trong quá trình phát triển và phân hóa giai cấp).

Trên cơ sở hình thức xã hội nguyên thủy, sáng tác nguyên hợp nguyên thuỷ cũng song song tồn tại, phản ánh một giai đoạn phát triển đầu tiên của văn học Nga.

Ðặc điểm tiêu biểu cho tư duy và sáng tác nguyên hợp nguyên thủy là tính hình tượng và tính phỏng nhân. Nó điển hình hóa các hiện tượng đời sống trên cơ sở phỏng nhân và cường điệu. Ðó là những đặc điểm đầu tiên và quan trọng quyết định sự ra đời của các loại hình nghệ thuật đích thực. Thời kì này người ta chưa có ý thức về tính ước lệ sáng tạo của miêu tả. Họ cũng chưa có ý thức về khái niệm hư cấu nghệ thuật có dụng ý. Vì vậy sáng tác nguyên hợp nguyên thủy ở Nga nói riêng và ở các dân tộc khác chưa phải là nghệ thuật đích thực. Những yếu tố quyết định sự hình thành dân tộc, ngôn ngữ và bản sắc nền văn học Nga:

+ Sự thành lập nhà nước cổ Kiep vào cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X, đã mở ra một thời kì phát triển mới cho xã hội Nga.

+ Cuối thế kỉ X, một công tước trong triều đình Nga đã cho du nhập đạo Cơ Đốc giáo và công nhận là quốc giáo, cuộc cải đạo của người Kiep vào năm 980 dưới triều Vladimir đã có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Nga nói chung và văn học Nga nói riêng.

 Nước Nga bắt đầu giao lưu với các dân tộc khác trên thế giới và văn chương nghệ thuật bắt đầu phát triển. Văn chương chuyên viết biên niên sử, chưa có văn chương hình tượng.Văn chương viết về các danh nhân, nhà truyền đạo, giáo huấn, truyện chiến đấu, du lịch... cũng bắt đầu nhen nhóm.

+ Cuộc cải đạo đã đưa đến sự thành lập giáo hội Kitô và các giáo sĩ đã dùng mẫu tự Cyrill xây dựng một nền văn học có tính chất tôn giáo. Từ đây có sự phát triển song song của văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Thời kì này nước Nga cổ chưa có giấy nên người ta viết trên da thú vải vóc vỏ cây, các giáo sĩ đã tiến hành dịch các tác phẩm tôn giáo từ tiếng Hy lạp sang ngôn ngữ Slavơ. Lúc này công việc dịch được xem là trọng tâm bên cạnh việc viết biên niên sử. Quyển cổ sử được viết từ thế kỉ X đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Văn học đã bước đầu phát triển với những thành tựu nhất định, nhất là sự xuất hiện tác phẩm văn học đầu tiên Bài ca về đạo quân Igo. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan, cuộc cải đạo của người Nga dưới triều Vladimir đã có những ưu điểm nhất định, nhưng nó lại cắt rời nước Nga ra khỏi phương Tây làm cho văn hóa Nga chậm phát triển trong đó có cả văn học.

+ Văn học dân gian – Cội nguồn dân tộc của văn học Nga:

VHDG xuất hiện từ rất lâu, trước khi có chữ viết, nhân dân lao động Nga đã sáng tạo nên những tác phẩm tuyệt vời, họ là những người làm nên những hạt ngọc ngôn từ quý giá và mài chuốt cùng năm tháng cho ngọc tôn thêm vẻ đẹp. Đã qua rồi thời kỷ một số học giả người Nga không chịu thừa nhận sáng tác truyền miệng là của nhân dân, hoặc miệt thị “nàng thơ nông dân, triết lý nông dân” nhưng cuối cùng tất cả những người quý tộc buộc phải tôn trọng VHDG, phải “noi theo nhân dân cùng những bài ca của họ”. Các sáng tác đầu tiên của thời kì này là thần thoại, là ý thức khắc phục, chinh phục và cải tạo các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và bằng tưởng tượng.

Những sáng tác dân gian có giá trị tư tưởng và nghệ thuật rất cao, phản ánh sâu sắc cuộc sống, những quan điểm chính trị, lịch sử, xã hội, đạo đức, thẩm mỹ, khát vọng của nhân dân. Có thể ở đây, người đọc tìm thấy màu sắc Nga, âm thanh Nga, tinh thần của mỗi thời đại, tâm hồn của nhân dân. Những bài ca ru con, dệt vải, may áo, đánh xe, hò hẹn trai gái … cùng với tất cả những quan hệ gia đình, xã hội, những cay đắng ngọt bùi. Nhân dân không chỉ sáng tác nên những bài ca ai oán não nùng mà còn cất lên lời ca sảng khoái, tươi vui, đầy lòng nhân đạo, hướng tới tương lai với niềm tin lạc quan về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc.

- Những bài ca nghi lễ là tác phẩm dân gian gắn liền với những tập tục sinh hoạt của cộng đồng: tập tục theo nghề nghiệp, tôn giáo, hôn nhân.

            - Những câu phù chú là tác phẩm truyền miệng ngắn gọn, bằng văn xuôi với niềm tin ở ma lực thần bí, màu nhiệm giúp con người đạt những điều mong ước.  

            - Tục ngữ: Với hình thức ngắn gọn, hàm súc, chứa đụng một nội dung lớn, hoàn chỉnh ghi lại một nhận định, một tư tưởng rút ra từ những quan sát về thiên nhiên và cuộc sống, gắn liền với lời ăn tiếng nói của nhân dân, sử dụng xen kẻ với lời nói thông thường. “Bánh cho bạn, đạn cho thù”, “Chọn vợ bằng tai, không ai chọn vợ bằng mắt”.

            - Câu đố: Thể hiện óc quan sát sắc bén của người lao động nhằm thể hiện một sự vật hoặc hiện tượng nào đó đòi hỏi người ta phải suy nghĩ liên tưởng mới đoán ra được sự vật hay hiện tượng muốn đố.

            - Truyện cổ tích: là thể loại phổ biến được xây dựng trên cơ sở hư cấu bao gồm truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt.

            - Truyền thuyết: nói về những biến cố và những nhân vật trong lịch sử dân tộc từ thời xa xưa, trình bày diễn biến, kể rõ thời gian, địa điểm những chi tiết hiện thực, lý giải nguyên nhân.

            - Bưlina là một thể loại đặc biệt trong kho tàng VHDG Nga, là bài ca chiến công, bài ca về người anh hùng, lời thơ trang trọng hào hùng cất lên, tiếng đàn đệm theo, người nghệ nhân già cuốn hút tâm tư mọi người về thời xa xưa với những trận chiến đấu oanh liệt đánh tan các đạo quân thù địch, chém chết tại trận những tên tướng giặc khổng lồ. Bưlina xây dựng thành công nhân vật người tráng sĩ Nga, một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, có người coi Bưlina như pho sử độc đáo của nhân dân Nga trong bao thế kỷ chống ngoại xâm.

            - Bài ca lịch sử: Nói về các biến cố và nhân vật lịch sử nhưng khác truyền thuyết và khác Bưlina, nhân vật không phải là tráng sĩ phi thường, cũng không phải là người bình thường mà là người có thật và nỗi tiếng trong lịch sử dân tộc, hình thức thơ tự sự.

            - Dân ca trữ tình: là một trong những thể loại phổ biến nhất và phong phú nhất trong VHDG Nga. Nó phản ánh hầu hết các mặt đời sống của nhân dân.

Văn học dân gian không ngừng ngày càng phát triển, rất đông những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Nga đã học tập, nghiên cứu và phát huy sức mạnh VHDG trong sáng tác của mình mà đỉnh cao nhất là Puskin.

 

 II/ Sự hình thành và phát triển văn học Nga từ thế kỷ XI đến XVIII:

            2.1. Văn học Nga từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII:

            Vương quốc Kiep kiến lập từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XI đã thành một quốc gia phong kiến vào hàng lớn nhất châu Âu, được mệnh danh là “ mẹ của các châu thành Nga”, quốc vương Kiep là người đứng đầu, quy tụ các quốc vương khác trong một giang san thống nhất , vì thế có tên gọi là nước Nga Kiep. Trong xã hội lúc này có hai giai cấp chính là chúa đất và nông dân, nông dân tự do biến thành nông nô, thành sở hữu của chúa đất, nước Nga lúc này phát triển mạnh về nông nghiệp, thương nghiệp, chạm, điêu khắc, kiến trúc… chữ viết xuất hiện từ TK IX do nhu cầu cần thiết đòi hỏi như ký hiệp ước bang giao, chúc thư, ghi tên trên các sản phẩm thủ công …, cuối TK X chữ viết được cải tiến, bổ sung, hoàn thiện khá phong phú trên cơ sở ngôn ngữ hàng ngày sống động của nhân dân, cơ đốc giáo được thừa nhận làm quốc giáo nhằm củng cố địa vị và lợi ích phong kiến, mở rộng giao lưu với các nước ở châu Âu, đến TK XI chữ viết được dùng để dịch sách, ghi chép sử …, Cuối thế kỷ XI, nước Nga Kiep bắt đầu suy vong và đến TK XII các vương quốc Nga tranh giành thế lực nội bộ chia rẽ, kẻ thù lăm le xâm chiếm.

            Ngày nay người ta còn giữ được một số cuốn sách da bằng gỗ, mạ vàng, mạ bạc từ thế kỷ XI.

            + Sử biên niên là tác phẩm có tính chất thế tục cổ xưa nhất có giá trị về nhiều phương diện, nó ghi chép lại những sự kiện quan trọng theo ngày, tháng, năm, khi đất nước có nạn binh hay khi nhân dân vui hội khải hoàn, những năm bệnh dịch, lễ đăng quang, ký hiệp ước … một cách cụ thể, xác thực. Bộ Sử biên niên cổ nhất là bộ Truyện những năm xưa do Nextorơ (1066-1114), thầy dòng ở Kiep soạn thảo năm 1110.

+ Bài ca về đạo quân Igo (Viết vào thế kỷ XI-XII, được tìm thấy bản thảo chép tay của thế kỷ XVI ở một tu viện cổ vào thế kỷ XVIII, bản viết bằng tiếng Nga cổ được sao chép để gởi lên nữ hoàng Katêrina), nội dung miêu tả cuộc chiến đấu đơn độc của quốc vương Igo (Nga) chống lại quân xâm lăng Pôlapsư, ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của Vsevôlốt(em trai Igo) và kêu gọi các vương quốc Nga đoàn kết chống kẻ thù. Đây là tác phẩm được đánh giá hay nhất trong số những tác phẩm được lưu giữ cho đến ngày nay. Tác phẩm này lần đầu tiên đã tiến hành miêu tả các nhân vật trong sự đối lập giữa các tính cách mang tính xã hội-lịch sử. Ðó là một hệ quả tất yếu của hiện thực xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định - giai đoạn hình thành nhà nước giai cấp. Nghĩa là, các mâu thuẫn trong giai đoạn này về căn bản đã phản ánh sự nảy sinh các tính cách xã hội, xác lập đối tượng cơ bản của nghệ thuật là con người với tư cách là những tính cách xã hội cả trong quan hệ bên ngoài lẫn thế giới tinh thần bên trong.

Bài ca về đạo quân Igo đã khắc họa các tính cách đối lập về chí hướng chính trị chia rẽ của công tước Igo, người đã hủy diệt đạo quân của mình trong một cuộc chiến đấu không ngang sức với người Pôlôvet cùng đội quân Pôlapsư. Với chí hướng thống nhất dân tộc của công quốc Sviatôxlap - người muốn thống nhất nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Tác phẩm có 3 phần. Phần I: cuộc tiến công của Igo vì mục đích riêng, thiên nhiên ngăn cản nhưng vị quốc vương trẻ tuổi vẫn lên đường, quân Nga dũng cảm xông pha nơi chiến trường. Thắng lợi ban đầu, thất bại nặng nề, Igo bị bắt làm tù binh. Phần II: Quốc vương Sviatôxlap ở thành Kiép nằm mộng, đoán trước tai họa, đất nước chìm trong cảnh đau thương tang tóc. Lời kêu gọi đoàn kết của quốc vương Sviatôxlap cao niên từng trải, có uy tín vang truyền khắp nơi. Phần III: Nàng Iaroxlapna khóc than, khẩn cầu thiên nhiên phù trợ cho Igo, Igo thoát khỏi trại tù, trở về nước Nga, đến quốc vương Kiép. Các cô thiếu nữ hát ca. Đất nước hân hoan vui sướng.

Trong tác phẩm này, nhà văn đã nhìn thấy ở hai nhân vật chính Igo và Vsevôlốt là những đại diện xứng đáng của các công tước Nga, những tướng lãnh hùng mạnh và quả cảm. Nhà văn đã miêu tả trận đánh với cảm hứng anh hùng dạt dào và đã khẳng định một mặt, một chí hướng trong tính cách của họ. Mặt khác, nhà văn cũng khắc họa một chí hướng khác, tiêu cực trong tính cách của nhân vật Igo thông qua cảm hứng kịch tính mãnh liệt. Cảm hứng này phủ định tính cách liều lĩnh của nhân vật Igo.

+ Truyện các thánh: là thể loại khá phổ biến nhằm tuyên truyền cho nhà thờ Nga, thông qua gương sáng các vị thánh để giáo huấn và khẳng định vị thế nhà thơ, tác phẩm thường viết theo một môtip chung.

            Văn học trong hai thế kỷ đầu là văn học yêu nước, chống ngoại xâm, chống nội chiến, củng cố khối đoàn kết thống nhất, có nhiều tác phẩm có giá trị, vừa tiếp thu những nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài vào qua các tài liệu tôn giáo và các sách dịch, vừa gắn bó mật thiết với VHDG.

2.1. Văn học Nga thời kỳ Mông Cổ đô hộ:(Giữa thế kỷ XIII-XV)

Sau năm 1200, sự rối loạn trong nội bộ quốc gia Kiep cùng với sự xâm lược của người Mông Cổ đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước cổ Nga. Nước Nga bước vào thời kỳ bị đô hộ hơn hai thế kỉ.

Người Mông cổ vốn là dân du mục sống chủ yếu là chăn nuôi gia súc. Sự phát triển của họ chủ yếu diễn ra trên phương diện quân sự và bành trướng lãnh thổ. Về văn hóa và văn học, họ không có sự phát triển cao. Do vậy, văn học Nga trước đó đã bị cuộc cải đạo làm chậm phát triển đến thời kì này càng gặp nhiều tổn thất lớn. Người Nga trong hơn hai trăm năm bị đô hộ không có thành tựu văn học đáng kể.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga diễn ra liên tục đã có tác động hết sức to lớn đối với sự phát triển văn học về sau. Vấn đề sống còn của dân tộc đã thúc đẩy tinh thần yêu nước. Chính nó đã gieo vào nền văn học Nga và trở thành một nội dung văn học vô cùng to lớn mà về sau đã tạo nên một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Nga.

Cũng cần nói thêm, trong thời kỳ bị Mông Cổ đô hộ, nước Nga gồm nhiều tiểu quốc tranh giành quyền lực lẫn nhau đồng thời chịu thống trị của Mông Cổ. Trong số các tiểu quốc Mátxcơva là kẻ mạnh nhất và nắm vai trò thống nhất đất nước. Cuối thế kỷ XIV, một tiểu vương Mátxcơva đã vũ trang chống quân Mông Cổ nhưng bị đàn áp. Ðến thế kỷ XV, cuộc chiến tranh do vua Ivan III (Trị vì Mátxcơva 1462-1503) khởi xướng có tính chất tôn giáo và yêu nước đã lôi cuốn rất nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Năm 1480, nước Nga thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ và hợp nhất thành một quốc gia duy nhất, ách áp bức của Mông Cổ tan rã ở khắp nước Nga cổ.

Đến thế kỉ XIV-XV ngôn ngữ Nga đã phổ biến rộng rãi, dân tộc Nga định cư ở giữa hai con sông Vônga và Mátxcơva. Nửa sau thế kỷ XIV nước Nga đã có giấy viết và sang thế kỷ XVI có máy in thô sơ xuất hiện. Trong thời kì đó in ấn được một tác phẩm quan trọng: “Truyện về đạo quân Igor”, ( không xác định được tác giả) cùng những lời kêu gọi thống nhất đất nước chống lại quân xâm lược Mông Cổ của những công tước Nga … Trải qua 240 năm, nước Nga phải chống ngoại xâm qua nhiều năm dài, văn học Nga cổ vì thế chậm phát triển.

Văn học thời kỳ này tiếp tục những truyền thống trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng mới và chống phân quyền cát cứ, các thể loại phát triển gắn liền với lợi ích từng địa phương, những tác phẩm nghị luận, giáo huấn và các loại truyện đều nở rộ.

2.2 Văn học Nga thế kỷ XVI đến XVII (Thời kỳ hỗn loạn):

Từ thế kỷ XVI, nước Nga trở thành một quốc gia thống nhất, vững mạnh và có nhiều dân tộc. Từ đây ở Nga bắt đầu hình thành chế độ phong kiến trung ương tập quyền, Mátxcơva trở thành thủ đô và trung tâm văn hóa của quốc gia. Kể từ lúc này, quyền lực tối thượng của nhà vua cùng với định chế nô lệ là đặc điểm lớn nhất của xã hội Nga. Ðặc điểm này được duy trì trong nhiều thế kỷ và trở thành cơ sở cho văn học phát triển, ảnh hưởng lớn đến nội dung, đề tài, thể loại... văn học. Các tác phẩm có tính chất thế tục gần gũi với cuộc sống con người, thoát ly tôn giáo đã dần dần xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung thời kỳ này nước Nga vẫn chưa xuất hiện những tác phẩm văn học có tầm vóc to lớn.

Ðến những năm đầu thế kỷ XVII, sau khi triều đại của vua Ivan bạo tàn bị truất phế, nước Nga rơi vào thời kỳ hỗn loạn (1603-1613). Trong thế kỉ XVII có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, những cuộc nội chiến đẫm máu cùng nhiều cuộc xâm lăng của Ba Lan, Thuỵ Điển, Litva. Văn học thời kì này dần dần thoát ly khỏi tôn giáo, gần với đời sống, đậm tính thế tục, hài hước châm biếm... Do chiến tranh nên nhìn chung văn học phát triển chậm.

Năm 1613, quân Ba Lan bị đuổi khỏi Mátxcơva và họ Rômanốp lên làm vua. Những vị Rômanốp đầu tiên đã cai trị nước Nga trong suốt thế kỷ XVII. Tuy nhiên, nước Nga lại không đạt được thành tựu gì đáng kể về mọi mặt. Thời kỳ này có một số sự kiện sau: Uraina tái hợp nước Nga; nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra; Nga mở rộng lãnh thổ và tranh chấp với người Tacta, người Thổ, người Ba Lan, người Thụy Ðiển.

Tình hình kinh tế chính trị xã hội như trên đã ảnh hưởng nhất định đến sự vận động của văn học. Sự hỗn loạn của xã hội mà biểu hiện là sự tranh chấp giữa các giai cấp thống trị, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị đã đem đến cho văn học thời kỳ này một nội dung phong phú và một hình thức phù hợp là thể loại châm biếm. Sự phản ánh những mâu thuẫn xã hội gắn liền với thái độ phê phán và đả kích của nhân dân đối với giai cấp thống trị đòi hỏi một quan niệm mới về văn chương. Ðiều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều tác phẩm châm biếm mang nội dung đả kích sâu sắc.

Song song với thể loại châm biếm, các tác phẩm thành văn bắt nguồn từ văn học dân gian cũng ra đời, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các quan hệ xã hội phức tạp đương thời.

Tuy nhiên văn học thời kì này không có những đỉnh cao. Nội dung phản ánh đả kích các hiện tượng tiêu cực của xã hội cùng với nội dung yêu nước chống ngoại xâm không chiếm ưu thế so với văn học tôn giáo vốn được giai cấp thống trị phát triển. Thơ ca nga cũng xuất hiện với những câu có vần, những đoạn kết có vần và nửa sau thế kỷ XVII, thơ âm tiết được mùa. Nội dung thơ bấy giờ thường có nội dung tôn giáo, nguyện cầu hay ngợi ca, phê phán xã hội, chỉ trích những tệ lậu và nội dung thơ tình yêu.

Kịch chậm phát triển, cuối thế kỷ XVII, người ta mới bắt đầu lập nhà hát thế tục, mời các chuyên gia, nhạc công nước ngoài đến dàn dựng các vở kịch.

Thời kỷ này văn học phát triển trong một quốc gia phong kiến tập quyền thống nhất, đấu tranh chống lại những xu hướng phân tán. Đây là thời kỳ phát triển cao nhất, nội dung và hình thức đã dân chủ hóa, tính chất thế tục mạnh mẽ, các thể loại đa dạng, trước có văn xuôi nay thêm thơ và kịch, ngôn ngữ văn học phát triển. Đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, những vụ biến động của nông dân tăng lên nhiều đã tạo sức mạnh mới cho văn học, những người thuộc các tầng lớp “bên dưới” bắt đầu tham gia vào đời sống văn học, những yếu tố hiện thực chủ nghĩa nảy nở. Văn học Nga chuẩn bị tích cực cho bước ngoặc (XVIII) và xích lại gần với các nước Tây Âu trong khi vẫn giữ bản sắc độc đáo của mình.

2.3 Văn học Nga thế kỉ XVIII:

Ðến cuối thế kỉ XVII, sự xuất hiện của nhà độc tài sáng suốt vua Piôt đệ Nhất (còn gọi là Pie đại đế) tức thời đưa nước Nga thoát khỏi lạc hậu bằng những cuộc cải cách thiết thực toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế và giáo dục...  Nhà vua là người rất tiến bộ, có ý thức dân chủ, thường đi các nước châu Âu để học tập kinh nghiệm. Ông có công đầu xây dựng thành phố Săn Pêtécbua. Nước Nga so với thế kỉ trước đã phát triển nhiều mặt và đạt nhiều thành tựu nhất định. Pie đại đế là một vị vua thông minh, sáng suốt, Ông đã nhận thức được trình trạng trì trệ của đất nước và đã tiến hành cải cách để đưa nước Nga vào một giai đoạn phát triển mới: cho xây dựng quân đội, hải quân, tiến hành mở rộng lãnh thổ, mở đường thông thương với phương Tây, xây dựng thành phố Pêtecbua, giữ vững đường thông thương ra biển Bantic... những cải cách kinh tế, chính trị và giáo dục của ông đã đưa Nga vào văn hóa châu Âu, mặc dù công trình này đã không hoàn tất. Ông có sai lầm là thiên vị giai cấp quí tộc khiến nhân dân lao khổ thiệt thòi.

Ðến giữa thế kỉ XVIII, từ một nước đứng sau Balan, Nga trở thành một cường quốc quân sự khiến các quốc gia khác phải khâm phục, năm 1725 vua Piôt qua đời, công cuộc cải cách tạm dừng lại. Ðến năm 1762 nữ hoàng Katêrina II lên ngôi và công cuộc cải cách tiếp tục, đã đưa nước Nga vào thời kì phồn thịnh của chế độ chuyên chế. Ðiều kiện này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cổ điển ở Nga với nhiệm vụ cải cách ngôn ngữ và thơ ca, người ta đã tiến hành chọn các tác phẩm ưu tú có thể dùng làm mẫu mực, đồng thời xây dựng những quy tắc ngôn ngữ và văn học chung bắt buột đối với mọi người. Có thể nói, hoàn cảnh xã hội đã làm nảy sinh tư tưởng đề cao lí trí và chủ nghĩa duy lí trở thành cơ sở triết học cho chủ nghĩa cổ điển trong thời kì này.

Các nguyên tắc cỏ bản của chủ nghĩa cổ điển:

- CNCĐ hướng tới nghệ thuật cổ đại như kiểu mẫu lý tưởng.

-Cơ sở thẩm mỹ là chủ nghĩa duy lý, đề cao lý trí, đối lập chính diện - phản diện, lý tưởng hóa nhân vật, tuyệt đối hóa tư tưởng, nhấn mạnh tính khách quan trong tự sự, có thái độ tích cực đối với các vấn đề xã hội.

-Thi pháp chuẩn mực: các thể loại được chia theo các bậc cao – trung - thấp, ứng với các phong cách ngôn ngữ khác nhau (lý thuyết ba phong cách); trong kịch tuân thủ nguyên tắc “tam duy nhất”, trong thơ hình thành phát triển thi luật.

Đặc điểm của Chủ nghĩa cổ điển Nga:

- Kết hợp cả những tư tưởng của các nhà Phục Hưng (Shakespeare), các nhà cổ điển thế kỷ XVII (Coócnây, Racxinơ), lẫn các nhà cổ điển. Khai sáng thế kỷ XVIII, học hỏi phương Tây, gắn với tinh thần dân tộc để tìm con đường đi riêng của mình;

- Chú trọng những chủ đề lịch sử dân tộc (Bi kịch của A.Sumarôkốp);

- Tụng ca (ode) phát triển (M.Lômônôxốp, G.Đécgiavin), mang tinh thần khai sáng;

- Khuynh hướng trào phúng - hiện thực:Phát triển mạnh các thể loại bậc thấp(Hài kịch của D.Phônvidin; ngụ ngôn của Krylốp);

Ðại diện cho chủ nghĩa cổ điển Nga là Lômônôxôp.

Lômônôxôp (1711 - 1765) vừa là nhà bác học, vừa là nhà thơ và là nhà ngôn ngữ học. Chính ông đã mở ra một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn học dân tộc Nga, kết thúc sự trì tuệ của nền văn học tôn giáo thống trị trong mấy thế kỉ.

Lý thuyết ba phong cách của Lômônôxốp:

- Phong cách bậc cao dành cho các thể loại anh hùng ca, tụng ca, các bài diễn văn trang trọng, sử dụng các từ ngữ Slav cổ cao nhã, trang nghiêm.

- Phong cách bậc trung dùng để viết các tác phẩm kịch (bi kịch, chính kịch), trong đó vừa có tiếng Nga bình dân, vừa có ngôn từ cao cả.

- Phong cách bậc thấp dùng ghi chép những sự việc đời thường (hài kịch, thơ ca trào phúng, ngụ ngôn), sử dụng tiếng Nga bình dân.

Kịch cổ điển và nguyên tắc tam duy nhất (1)

- Bi kòch: taùc phaåm ñöôïc xaây döïng treân cô sôû xung ñoät gay gaét nhöng khoâng giaûi quyeát ñöôïc, taïo neân caùi keát bi thaûm. Nhaân vaät chính laø nhöõng anh huøng. Xung ñoät tieâu bieåu hôn caû ñoái vôùi chuû nghóa coå ñieån laø xung ñoät boån phaän vaø danh döï. Mang caûm höùng anh huøng.

- Haøi kòch: taùc phaåm ñoái laäp vôùi bi kòch: nhaân vaät chính laø nhöõng ñaïi dieän cuûa taàng lôùp bình daân, caùc nhaân vaät, caùc tình huoáng vaø haønh ñoäng ñeàu ñöôïc theå hieän trong hình thöùc haøi höôùc, buoàn cöôøi; thöôøng keát thuùc coù haäu.

Kịch cổ điển và nguyên tâc tam duy nhất (2)

 - Thời gian: các sự kiện diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

 - Không gian: các sự kiện diễn ra tại một địa điểm.

 - Hành động: tái hiện hành động hoàn tất, tạo thành một chỉnh thể.

Kịch Nga thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX tuân thủ nguyên tắc “tam duy nhất”, chỉ đến A.Puskin với vở “Bôrix Gôđunốp” (1825), nguyên tắc này mới bị phá vỡ hoàn toàn.

Nửa cuối thế kỉ XVIII cũng đánh dấu sự ra đời của dòng văn học châm biếm với những đại diện như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Dòng văn học này phát triển mạnh trong nửa đầu thế kỉ XIX và chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng văn học hiện thực Nga.

Thời gian này có sự xuất hiện tác phẩm “Cuộc du lịch từ Pêtecbua đến Mátxcơva” của Rađisep (1749- 1802). Tác phẩm đã miêu tả cuộc sống cùng cực của nhân dân Nga đồng thời tố cáo mạnh mẽ chế độ nông nô. Ðây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực trong thế kỉ XVIII.

Ðến cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa cổ điển rơi vào khủng hoảng do cơ sở của nó là lí trí đã bị thực tế của chế độ chuyên chế trong giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa làm mất uy tín. Chủ nghĩa cổ điển không còn là một trào lưu và một quan niệm mới về văn chương bắt đầu hình thành, một bộ phận trí thức đi tìm cái đẹp trong cuộc sống quý tộc nông thôn với quan niệm tôn sùng tình cảm, cảm xúc của con người. Họ xem đó như là cứu cánh của cuộc sống hiện tại. Quan niệm này về văn chương phát triển đến đỉnh cao và trở thành chủ nghĩa tình cảm với tác phẩm ưu tú Cô Lida bạc phận của Caramdin.Chủ nghĩa tình cảm xuất hiện những năm 60-70 TK XVIII, được xem là tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn Nga.

- Cơ sở tư tưởng: chống lại sự sa đọa của xã hội quý tộc, mang tinh thần của chủ nghĩa khai sáng.

- Đặc tính cơ bản: mong muốn khắc họa con người cá nhân trong những vận động của tâm hồn, tư duy, tình cảm, khát vọng. Mang tính chủ quan trong tiếp cận thế giới, sùng bái tình cảm, chú ý đến thế giới tình cảm của những con người thuộc tầng lớp dưới, chú ý đến vai trò của thiên nhiên.

- Các thể loại tiêu biểu: thư tín, nhật ký hành trình, bi ca, tiểu thuyết.

- Ngôn ngữ: đưa nhiều hình thức ngôn ngữ nói thông dụng vào tác phẩm, tiến tới thống nhất hai loại hình ngôn ngữ bác học và bình dân.

Ngoài ra, chủ nghĩa tình cảm ở Nga còn có những tên tuổi tiêu biểu như: Ðmitơriep (1760 - 1837), Vaxili Livôvit Puskin (1767 - 1830).

Nước Nga từ khi thành lập quốc gia cổ cho đến cuối thế kỉ XVIII đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm với những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những cuộc kiến thiết đất nước, những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ... Trên mảnh đất lịch sử đa dạng và phong phú ấy, nền văn học Nga đã phát triển từ văn học dân gian truyền miệng qua văn học viết ở thế kỉ thứ XI cho đến nền văn học thế kỉ XVIII với các khuynh hướng cổ điển, tình cảm, chuẩn bị cho chủ nghĩa lãng mạn ra đời và chủ nghĩa hiện thực thắng thế trong thế kỉ XIX.

 

III. Văn học Nga thế kỷ XX:

3.1.Bối cảnh lịch sử nước Nga thế kỷ XX:

            Thời kỳ tiền cách mạng từ đầu thế kỷ XX dẫn tới phong trào cách mạng ở nước Nga chuyển biến thành cao trào mới. Năm 1900, Lênin tổ chức tờ báo Tia Lửa ở nước ngoài làm cơ quan ngôn luận, chuẩn bị xây dựng một đảng cách mạng của giai cấp công nhân theo chủ nghĩa Mác. 

          Năm 1903 Đại hội lần thứ hai Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, tiền thân của Đảng Bônsêvich. Đại hội đưa ra vấn đề chuẩn bị cuộc cách mạng dân chủ tư sản, coi như giai đoạn đầu của cuộc cách mạng XHCN. Lênin và các chiến hữu đã đấu tranh quyết liệt với chế độ chuyên chế Nga hoàng và với các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân. Những cuộc tranh luận về tư tưởng song song với phong trào đấu tranh của công nhân mạnh mẽ khắp cả nước, ngọn gió tươi mát của cách mạng ngày càng cuộn lên mãnh liệt sẵn sàng chuyển thành cơn bão táp cách mạng dữ dội.

          Tháng 12 năm 1905, cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mátxcơva nổ ra. Đầu năm 1906, cuộc khởi nghĩa bị khủng bố, đến năm 1907 thì kết thúc. Cách mạng 1905 - 1907 mang tính chất dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nó thất bại vì liên minh công nông chưa vững chắc, quân đội chưa đứng hẳn về phía cách mạng, nội bộ đảng công nhân chia rẽ 2 phái (Mensêvich và Bônsêvich), các nước Tây âu giúp Nga hoàng đàn áp cách mạng. Tuy nhiên, cách mạng 1905 - 1907 đã giáng một đòn nặng vào chế độ Nga hoàng, thức tỉnh hàng triệu người dân lao động Nga và thúc đẩy cả phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu, châu Mỹ và phương Đông. 

            Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách Mạng Tháng 10 Nga: "Do mâu thuẫn và tranh chấp chia lại thế giới, các nước đế quốc tập hợp thành hai khối quân sự kình địch nhau ở châu Âu". Khối Liên minh (thành lập 1882) gồm Đức, Áo, Hung và Ytalia, Khối Hiệp Ước (1907) gồm Anh, Pháp, Nga. Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh thế giới. Đức và Anh đứng đầu hai khối, là thủ phạm chính của cuộc đại chiến này, khi chiến tranh bùng nổ, Đảng Bônsêvich do Lênin lãnh đạo đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc. Tháng 04.1917 Mỹ nhảy vào vòng chiến, đứng về phe Hiệp Ước khi thấy họ sắp chiến thắng. 

          Tháng 2 năm 1917, Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ hai thành công. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ. Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục tham gia chiến tranh đế quốc. Năm 1917 cuộc đấu tranh giành chính quyền thật gay go và sôi sục giữa đảng Bônsêvich của Lênin và các phe phái giai cấp tư sản. Mấy tháng trời nước Nga có hai chính quyền tồn tại song song - Chính phủ lâm thời và các Xô Viết (Ủy ban). Những cuộc biểu tình khổng lồ chống lại "chính phủ lâm thời" vì họ ủng hộ chiến tranh thế giới. Quân đội hai bên bắt đầu xung đột. Giai cấp tư sản lập ra một chính phủ lâm thời thứ 3 do Kêrenxki cầm đầu (23.07.1917). Cuộc đảo chính nội bộ tư sản đưa ra tướng Cônhinốp. Đảng Bônsêvich lãnh đạo đập tan cuộc bạo loạn. Uy tín cách mạng lên cao Lênin chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang đêm 14.10 bao vây cung điện Mùa đông nơi ở của chính phủ tư sản lâm thời. Cuộc chiến đấu kéo dài tới đêm 26.10 thì chấm dứt. Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt. Ngày 25.10 (7.11-lịch mới) được coi là ngày chiến thắng của Cách mạng tháng Mười Nga.  Xây dựng chính quyền Xô viết và chống thù trong giặc ngoài Chính phủ Xô viết tuyên bố xóa các thiết chế, tước hiệu cũ. Sau khi chiến tranh thế giới chấm dứt (1918), quân đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Thổ, Ba lan...) cấu kết với bọn bạch vệ Nga mở cuộc tấn công, phong tỏa nước Nga Xô viết. Hồng quân 3 triệu người đã chiến đấu dũng cảm, đến năm 1920 đã đánh tan toàn bộ lực lượng thù địch trong và ngoài nước. 

          Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941), công cuộc khôi phục kinh tế và công nghiệp hóa mở đầu với chính sách kinh tế mới. Một số dân tộc khác tự nguyện gia nhập liên bang Xô viết - gọi tắt là Liên Xô. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp bắt đầu từ năm 1928. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức quyết liệt. Chính quyền Xô viết mắc một số sai lầm thiếu sót, nóng vội trong việc tập thể hóa nông nghiệp, phát sinh tệ nạn sùng bái cá nhân và quan liêu độc đoán nổi lên từ sau khi Lênin mất đã gây tác hại nghiêm trọng về sau.

          Tháng 6 năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô sau khi chúng gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nổ ra ở Liên Xô. Phe đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga làm nòng cốt cùng với Mặt trận đồng minh chống phát xít hình thành. Sau khi giải phóng đất nước, quân đội Liên Xô tấn công sang Béclin thủ đô Đức. Chính phủ Đức quốc xã ký kết đầu hàng ngày 08.05.1945.

          Chiến tranh thế giới II kết thúc ở châu Âu, đến ngày 14.08.1945 phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng, chiến tranh kết thúc trên toàn thế giới.

 Xã hội Liên Xô những năm 50, 60 và 70

            Các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phát triển mạnh mẽ. Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong ba dòng thác cách mạng thế giới. Nền kinh tế quốc dân phát triển vượt bậc, khoa học đạt nhiều thành tựu. Văn học nghệ thuật phản ánh kịp thời cuộc sống mới và tích cực cổ vũ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuất hiện xu hướng "tô hồng" cuộc sống, né tránh miêu tả những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội. Nhìn chung, đời sống nhân dân đã có nhiều thay đổi lớn lao hơn hẳn thời kỳ trước cách mạng tháng Mười, nhưng cũng dần dần bộc lộ những mâu thuẫn mới.

 Từ những năm 1980 đến năm 1990

            Do hậu quả của những đường lối chính trị- kinh tế - văn hóa - xã hội có nhiều sai lầm, nảy sinh nhiều mâu thuẫn ngấm ngầm, lại thêm các nước tư bản chủ nghĩa bao vây nhiều mặt, tìm mọi cách công kích Nhà nước Liên Xô làm cho Đảng CSLX và Liên bang Xô viết tan rã. Tuy thế, đây không phải một sự quay trở về điểm xuất phát ban đầu. Lịch sử vẫn đi tiếp con đường của nó. Ngày nay, các nước cộng hòa tách ra độc lập, các đảng cộng sản vẫn tiếp tục hoạt động nhưng không còn là đảng cầm quyền. Nước Cộng hòa Nga vẫn giữ ưu thế trong khu vực Liên Xô (cũ). Nền văn học Nga đầy tiềm năng đang trở mình đổi mới.

            3.2.Văn học Nga trong những năm đầu thế kỷ XX:

Bước vào thế kỷ XX, trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển từ Tây Âu sang nước Nga.Từ đây nhân loại bước vào một thời đại mới như Lênin từng xác định là "thời đại rung chuyển vũ bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại nội chiến, thời đại cách mạng và phản cách mạng". 

          Chỉ trong vòng hơn10 năm đầu của thế kỷ, nước Nga đã trải qua hai cuộc cách mạng (1905 và1917) làm chấn động cả thế giới. Chế độ quân chủ chuyên chế phản động của Nga hoàng mục nát từ bên trong đã không đứng vững được trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân do Đảng của Lênin lãnh đạo, và cuối cùng nó đã sụp đổ hoàn toàn vào tháng Mười 1917.

          Tình hình văn học - nghệ thuật: trong hoàn cảnh lịch sử ấy, chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga với đại biểu cuối cùng - nhà văn Antôn Sêkhốp về thực chất đã làm xong vai trò lịch sử vẻ vang của mình. Một khuynh hướng văn học mới mẻ, non trẻ đã hình thành từ trong đời sống văn học từ những năm 90 của thế kỷ XIX, gắn liền với những sáng tạo văn học của M.Gorki đã ngày càng tỏ ra có khả năng đáp ứng những nhu cầu to lớn và tích cực của cuộc sống đầy biến động dữ dội. Đến năm 1906, khi tiểu thuyết "Người Mẹ" và vở kịch "Kẻ thù" của Gorki ra đời thì khuynh hướng văn học mới ấy coi như đã đến độ chín muồi và bắt đầu vai trò lịch sử.

          Ngoài ra, cũng cần nhắc đến một số khuynh hướng văn học - nghệ thuật suy đồi, đặc biệt là "chủ nghĩa vị lai" từ phương Tây tràn sang, hoạt động ầm ĩ, nhưng không được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người cầm bút, nên khuynh hướng này không đóng được vai trò gì đáng kể trong đời sống xã hội và văn học trên đất nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX.

          Cuộc cách mạng Tháng Mười 1917 và sự hình thành nền văn học cách mạng: Từ năm 1905, Lênin đã đặt vấn đề: Giai cấp vô sản cách mạng phải xây dựng nền văn học của mình, nhằm phục vụ lợi ích cao cả của nhân dân lao động, đồng thời Người cũng đề xuất nguyên lý và nhiệm vụ của nền văn học đó. Đến cuối năm 1917 khi cách mạng đã thành công bước đầu, giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã giành được chính quyền thì mới nảy sinh cơ sở và điều kiện lịch sử cụ thể để xây dựng nền văn học mới theo những nguyên lý đã đề ra: Nền văn học vô sản cách mạng xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là Văn học Xô Viết (gồm văn học Nga và các nước khác trong Liên bang).

          Khuynh hướng văn học vô sản vốn đã được lịch sử văn học chuẩn bị từ lâu trong thực tế, có thể coi như bắt đầu từ những truyện ngắn đầu tay của Macxin Gorki, chính thức từ tiểu thuyết "Người mẹ". Khuynh hướng này do Gorki có công khơi nguồn như một dòng suối nhỏ chảy bên dòng sông văn học hiện thực phê phán Nga, lúc ấy nó chưa có đủ điều kiện để thành dòng sông mới tiếp nối và thay thế dòng sông cũ đã cạn nguồn.

          Sau Cách mạng tháng Mười 1917 và nội chiến (1918 - 1921), Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập, đó là điều kiện lịch sử - xã hội làm nảy sinh nền văn học Xô Viết đa dân tộc, trong đó nền văn học Nga Xô Viết đóng vai trò chủ yếu và quan trọng.

          Nền văn học Xô Viết kế tục và phát huy truyền thống tinh thần của các nền văn học quá khứ của các dân tộc anh em trong Liên bang Xô Viết, đồng thời có những đổi mới về nhiều mặt. Nó lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin và nguyên lý mỹ học Macxit làm nền tảng cho sự nhận thức và cách chiếm lĩnh nghệ thuật đối với thực tại. Nó lấy việc phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động các dân tộc anh em làm nhiệm vụ chủ yếu. Chức năng cơ bản của nó là khẳng định lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xây dựng CNXH bằng những tác phẩm nghệ thuật.

          Nhân vật trung tâm của khuynh hướng văn học này là con người lao động (trí óc và chân tay) trực tiếp tham gia có ý thức vào quá trình cải tạo thế giới cũ và xây dựng thế giới mới XHCN. Có thể coi nhân vật Paven Vlasốp trong tiểu thuyết "Người mẹ" của M.Gorki là một phác thảo ban đầu trong buổi bình minh của Cách mạng Nga về nhân vật trung tâm của văn học vô sản, là sự phát triển kế tiếp kiểu nhân vật "con người bé nhỏ" của nhà văn Sêkhốp và của chính M.Gorki giai đoạn đầu tiên.

          Cùng với thời gian và sự nỗ lực tìm tòi sáng tạo, đi đôi với đấu tranh chống lại những quan điểm tư tưởng đối lập, thù nghịch, những người cầm bút Xô Viết dần dần nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc hơn về cách mạng, về chế độ mới và nền văn học này, ngày càng tập hợp đông đảo dưới ngọn cờ cách mạng. Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất (1934) đã đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của nền văn học Xô Viết đa dân tộc. Chưa có một nền văn học nào trên thế giới phát triển và trưởng thành nhanh chóng đến thế. Trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ từ khi ra đời, nền văn học này đã có những tác phẩm đồ sộ được cả thế giới công nhận trong đó có giải thưởng Nobel văn học cho tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm". Trong Đại hội nhà văn Liên Xô 1934, M.Goocki đã đọc báo cáo nhấn mạnh: " Không nên quên rằng nền văn học tư sản Nga phải cần đến gần một trăm năm, kể từ cuối thế kỷ XVIII mới gây được cho mình một uy tín lớn trong cuộc sống và có ảnh hưởng nhất định đối với nó. Nền văn học Xô Viết chỉ sau mười lăm năm đã có được một ảnh hưởng như vậy". Văn hào Lỗ Tấn (Trung Quốc) năm 1935 trong một bài viết cũng thừa nhận rằng" văn học Xô Viết đã chiến thắng ". 

         3.3 Văn học Xô viết trong cuộc chiến tranh chống Phát xít, bảo vệ tổ quốc XHCN (1941 - 1945):

            Cuộc chiến tranh chống phát xít, bảo vệ tổ quốc XHCN là một thử thách lịch sử nặng nề và vinh quang đối với chế độ Xô Viết nói chung và văn học Xô Viết nói riêng. Bước vào cuộc chiến tranh, khoảng chín nghìn văn nghệ sĩ Xô Viết đã tình nguyện ra mặt trận với những cương vị, nhiệm vụ khác nhau. Đến khi chiến tranh kết thúc, một phần ba số văn nghệ sĩ ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường. Các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Alếchxây Tônxtôi, M.Sôlôkhốp, Simônốp... đã ngày đêm sát cánh cùng các chiến sĩ Hồng quân và dân quân du kích, chiến đấu bằng súng đạn và bằng tác phẩm nghệ thuật của mình. Nhiều nhà văn viết được những tác phẩm xuất sắc, phản ánh kịp thời cuộc sống, chiến đấu gian khổ, ác liệt và anh hùng của chiến sĩ Hồng quân ngoài

mặt trận, được dân chúng và binh sĩ nhiệt liệt đón nhận. Tiêu biểu là những bài ký của I.Evenbua, B. Polêvoi, thơ và kịch của Ximônốp, truyện ngắn và ký của A.Tônxtôi, M.Sôlôkhốp, truyện thiếu nhi của A.Gaiđa...

          Ngay từ thời chiến tranh ái quốc, các nhà văn đã kịp xây dựng các tác phẩm cỡ lớn như tiểu thuyết "Đội cận vệ thanh niên" của Fađêép, truyện vừa "Những người bất khuất" của Gorbatốp, trường ca "Vasili Chorkin" của Tvarđôpxki...

          Sau chiến tranh, cuộc chiến đấu chống phát xít vẫn còn là nguồn đề tài và cảm hứng mạnh mẽ cho sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Xô Viết suốt nhiều thập kỷ, góp phần làm cho văn học đạt được nhiều thành tựu mới. 

            3.4.Ảnh hưởng và tác động tích cực của VH Xô viết đối với đời sống tinh thần và VH thế giới:

Văn học Xô Viết không chỉ là nền văn học nhanh chóng đi vào đời sống và có tác động tích cực đối với sự phát triển của nó trên đất nước Xô Viết mà còn có tác động to lớn, tích cực đối với đời sống tinh thần và sự phát triển văn học đương đại của nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc đang đấu tranh cho tự do, độc lập, tự chủ của mình (chiếm số dân ba phần tư nhân loại). 

          Trào lưu văn học hiện thực XHCN khởi nguồn từ đất nước Xô Viết lan dần sang các nước khác theo nhịp sóng phong trào giải phóng dân tộc, đã tạo nên một trào lưu văn học rộng lớn mang tính quốc tế, trở thành đối trọng có ưu thế đối với trào lưu văn học suy đồi thuộc chủ nghĩa hiện đại (modernisme). Chỉ trong vòng 5 thập kỷ kể từ khi ra đời, văn học Xô Viết đã góp phần biến đổi hẳn văn học thế giới đương đại cả về nội dung và hình thức. Con người lao động chân chính có ý thức về mình, về vai trò và khả năng làm chủ lịch sử, đã và đang chiếm vị trí trung tâm của văn học đương đại và đẩy lùi dần về phía sau các loại nhân vật "con người xa lạ " vị kỷ, cô đơn, chán đời... của văn học tư sản hiện đại.

          Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, văn học Xô Viết được giới thiệu muộn hơn nhiều nước, nhưng lại nhanh chóng được công chúng rộng rãi hào hứng nhiệt tình đón nhận, nhất là thế hệ trẻ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một số tác phẩm văn học Xô Viết ra đời trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc... được dịch ra tiếng Việt như cuốn " Tỉnh ủy bí mật " của Fedôrốp do Hồ Chí Minh lược dịch và giới thiệu, một số bài thơ của K.Ximônốp như " Đợi anh về ", "Aliôsa nhớ chăng”, tuyển tập ký " thời gian ủng hộ chúng ta " của I.Erenbua, truyện ngắn " Khoa học căm thù " của M.Sôlôkhốp... đã được đông đảo đồng bào và chiến sĩ ta chuyền tay nhau đọc một cách thích thú và có tác động tích cực đến cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta.

          Từ sau ngày hòa bình lập lại lần thứ nhất (1954), văn học Xô Viết mới thực sự được giới thiệu ở nước ta trên qui mô rộng lớn ; ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống tinh thần của nhân dân và với nền văn học hiện đại nước ta đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ cũng như những bài học kinh nghiệm sâu sắc về sáng tác, bền vững ngay cả trong Văn học Việt Nam đang đổi mới ngày nay.

 

 

 

Câu hỏi ôn tập: 

 

             Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể trả  lời những câu hỏi sau:

1. Anh chị hãy cho biết, trong những nhân tố quyết định sự hình thành dân tộc, ngôn ngữ và bản sắc nền văn học viết Nga, nhân tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

2. Anh chị hãy nêu tóm tắt những đặc chính về hoàn cảnh lịch sử và tình hình văn học Nga từ thế kỷ XI đến XVIII.

         3. Anh chị hãy cho biết nhận xét, đánh giá của mình về ảnh hưởng và tác động tích cực của văn học Xô viết đối với đời sống tinh thần và văn học thế giới trong giai đoạn hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương II

 

                    KHÁI QUÁT VĂN HỌC NGA NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

                                                          (Thời gian: 02 giờ)

 1. Mục tiêu:

- Giúp sinh viên thấy được hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển tư tưởng xã hội của nước Nga nửa đầu thế kỷ XIX và quá trình đấu tranh và phát triển của các trào lưu văn học, (dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán.

- Vai trò và đóng góp to lớn của Puskin đối với nề văn học Nga (người mở đường cho chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực).

- Hướng dẫn sinh viên nắm vững những đặc điểm nổi bật về thơ, trường ca, tiểu thuyết của Puskin để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc phân tích các tác phẩm của Puskin.

- Sinh viên biết cách chọn 1 chủ đề trong sáng tác của Puskin để trình bày trước tập thể.

- Sinh viên thêm yêu mến và quý trọng Puskin trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Nga.

2. Nội dung;

Nội dung giảng dạy: Giới thiệu cho sinh viên về:

+ Đặc điểm nổi bật của giai đoạn lịch sử, sự sự ra đời của những tư tưởng xã hội Nga nửa đầu thế kỷ XIX cùng sự đấu tranh và phát triển của các trào lưu văn học.

+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin.

+ Thơ trữ tình và các chủ đề chính.

+ Khát vọng tự do của thời đại qua tiểu thuyết thơ :“Rutxlan và Liutmila”, và trường ca: “Người tù Cápca”, “Những người Sưgan”.

+ Tiểu thuyết thơ: “Epghênhi Ônhêghin” và sự mở đầu chủ nghĩa hiện thực  trong văn học Nga.

+ Tiểu thuyết văn xuôi: “Người con gái viên đại uý” và thái độ của Puskin đối với các phong trào khởi nghĩa nông dân.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

- Tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm để sinh viên vận dụng năng lực sáng tạo và chủ động trong học tập đồng thời kiểm tra được mức độ chuẩn bị, nghiên cứu bài học ở nhà của sinh viên.

            - Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên khắc sâumột số ấn tượng về Puskin qua hình ảnh trình chiếu.

            - Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên.

4. Tài liệu.

* Giáo trình chính:

 -“ Lịch sử văn học Nga” (2006), Nhiều tác giả. NXB.Giáo dục, 878 tr.

       - Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999.

      - Văn học lãng mạn Nga – Thử nhìn xuyên thế kỷ. Lê Đỗ Huy (Tổng hợp)

      - Puskin – Nhà thơ thiên tài thế kỷ .Nguyễn Thị Thanh.

      - Trần Thị Phương Phương, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, NXB KHXH, Hà Nội, 2005.

      - Giáo trình Văn học Nga – Nguyễn Văn Kha – Đại học Đà lạt. 2001

      - Giáo trình Văn học Nga –– Đại học An Giang - 2005

           * Trích thông tin từ nguồn internet, từ các trang website sau: 

- http://vnthuquan.net.truyen.com.vn

- http// w.w.w.Google.com.vn-Văn học Nga

- http://www.thaibatan.com

- htt://diendan.maihoatrang.com.      - http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/Vanhoc.

A.HOÀN CẢNH XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC:

            I.Phân kỳ lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX:                                                      

Trong lịch sử văn học thế giới, văn học Nga chưa phải là một nền văn học lâu đời và có thể nói, từ thế kỷ XIX trở về trước chưa có những tên tuổi lớn mang tầm vóc thế giới so với các nền văn học khác như Pháp, Anh, Trung Quốc … Song bước sang thế kỷ XIX văn học Nga có một sự phát triển đột biến thần kỳ khiến cho cả nhân loại kinh ngạc và khâm phục.

Trên cơ sở sự phát triển của lịch sử và bản thân nền văn học Nga, Phong trào giải phóng ở Nga trải qua ba giai đoạn chủ yếu, đó là:

·         Thời kì quý tộc từ 1825 đến 1861 do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo.

·         Thời kì từ 1861 đến 1895, thời kỳ trí thức bình dân hay thời kì dân chủ tư sản do những người trí thức bình dân lãnh đạo.

·         Thời kì từ 1895 trở đi, thời kỳ do giai cấp vô sản lãnh đạo.

 Người ta đã chia văn học Nga thế kỉ XIX thành ba giai đoạn lớn, đó là :

-Từ đầu thế kỉ XIX đến giữa những năm 50 là giai đoạn mở đầu của nền văn học mới. Ðây là thời kì đấu tranh gay gắt giữa các trào lưu văn học. Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm ra đời từ thế kỉ XVIII đã bộc lộ nhiều hạn chế nhưng vẫn còn tồn tại. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện với hai dòng bảo thủ và cách mạng. Chủ nghĩa hiện thực ra đời từ 1825 bắt đầu phát triển mạnh mẽ, liên tục và đạt được những thành tựu rực rỡ. Các tác gia tiêu biểu trong giai đoạn này là Puskin, Lécmôntôp, Gôgôn, Bêlinxki.

-Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 90 là giai đoạn toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực với những thành tựu rực rỡ của nó. Các tác gia tiêu biểu của giai đoạn này là Sécnưsepxki, Tônxtôi, Sêkhốp, Nhêcraxôp,Tuôcghênhép, Ðôxtôiépxki.

-Từ giữa những năm 90 trở đi là giai đoạn nảy sinh nền văn học vô sản, thời kì đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa hiện thực với các trào lưu suy đồi, phản động. Nổi bật trong thời kì này là các sáng tác của nhà văn Goocki.

Do sự phân bố của chương trình văn học Nga, bài Khái quát văn học Nga thế kỉ XIX chỉ đề cập đến hai giai đoạn văn học lớn trong thế kỉ XIX, đó là:

+ Giai đoạn từ đầu thế kỉ đến giữa những năm 50 (tương ứng với Văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX).

+ Giai đoạn từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 90 (tương ứng với Văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX).

II.Văn học Nga trong giai đoạn đầu của phong trào đấu tranh giải phóng:

1. Bối cảnh lịch sử và sự phát triển tư tưởng xã hội :

1.1 Sự tồn tại lỗi thời của chế độ nông nô chuyên chế, cuộc chiến tranh ái quốc 1812, cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825.

Cuối thế kỉ XVIII đầu thê kỉ XIX ở châu Âu là thời kì tan rã của chế độ phong kiến trước sức tấn công mãnh liệt của cách mạng tư sản. Lúc này nước Nga dưới sự cai trị của Alếchxăng I có tiến hành một số cải cách nhưng vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản Nga mới bắt đầu phát triển (năm 1810 mới có 6,5% dân số sống ở thành thị).

 Năm 1812 nổ ra cuộc chiến tranh vệ quốc của Nga chống lại quân xâm lược Pháp. Quân đội và nhân dân Nga dưới sự chỉ huy của danh tướng tài ba Kutudốp đã đánh bại Napôlêông giải phóng hoàn toàn nước Nga. Trong và sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng của nhân dân Nga được khơi dậy và dâng cao.

Chính nhân dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân Napôléon xâm lược, giải phóng đất nước và một phần châu Âu. Theo đà, dân chúng phản ứng với ách cai trị của Nga Hoàng, đẩy làn sóng đấu tranh của nông nô dâng cao. Alếchxăng I (làm vua từ 1800 đến 1825) run sợ trước ảnh hưởng của Cách mạng Pháp nên tạm đeo lên chiếc mặt nạ “tự do chủ nghĩa”, y ban hành chính sách cải cách về nông dân (cấm bán người không kèm theo ruộng đất), về giáo dục, văn hóa. Nhưng một thời gian sau, Alêchxăng vội vứt bỏ mặt nạ tự do chủ nghĩa, lộ nguyên hình là tên chuyên chế. Y cấu kết với Áo và Phổ lập ra “liên minh thần thánh” để chống lại ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp. Lúc này những phần tử ưu tú của giai cấp quý tộc bắt đầu thành lập những tổ chức cách mạng bí mật. Ðáng chú ý là tổ chức Nam xã ra đời năm 1821 và Bắc xã ra đời 1822.

Ngày 14 tháng Chạp năm 1825, nhân sự kiện Nicôlai I làm lễ đăng quang lên ngôi thay cho Alếchxăng I vừa chết, những người quý tộc cách mạng đã dựa vào một số đơn vị quân đội tiến hành khởi nghĩa vũ trang với mục đích lật đổ Nga hoàng, họ đã tổ chức một số đơn vị quân đội tiến hành cuộc khởi nghĩa ngày 14 tháng chạp năm 1825 ở Pêtécbua. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong một thời gian ngắn và nhanh chóng bị Nga hoàng dập tắt, những người lãnh đạo và tham gia khởi nghĩa bị đàn áp dã man, Rưlêep bị treo cổ, những người khác bị đàn áp và sát hại. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự ủng hộ của nhân dân nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử xã hội Nga và văn học Nga.

Sau khi lên ngôi, Nicôlai I đã ra sức củng cố nhà nước chuyên chế, những cuộc khởi nghĩa của nông dân bị đàn áp khốc liệt nhằm bóp chết dư luận được thiết lập khắp mọi nơi. Tuy vậy trong thời kì này, những cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục trên khắp nước Nga. Nicôlai I mở đầu triều đại của mình (1825-1855) bằng hành động khủng bố tàn nhẫn những người tham gia khởi nghĩa tháng Chạp, năm 1842, Nicôlai tuyên bố ruộng đất là quyền sở hữu vĩnh viễn của địa chủ. Y là kẻ ưa chuộng bạo lực, ra sức củng cố mạnh mẽ bộ máy cảnh sát, mật thám để bóp nghẹt tự do ngôn luận và theo dõi nghiêm ngặt hệ thống giáo dục. Nicôlai I lo rằng Paris “cái ổ hoạt động xấu xa sẽ gieo rắc chất độc ra khắp Châu Âu”.

Giai đoạn này còn có những sự kiện đáng chú ý là Nicôlai trở thành tên sen đầm quốc tế, Nga hoàng đem quân đưa 14 ngàn quân sang dập tắt phong trào cách mạng ở Hungari; giúp Pháp đàn áp cách mạng 1848 ở Pari; gây chiến ở phía Nam nhằm mở rộng lãnh thổ (chiến tranh Crưm 1854-1856). Nước Nga thất bại, năm 1855 Nicôlai I chết, kết thúc một giai đoạn đen tối trong lịch sử nước Nga.

Nửa đầu thế kỉ XIX, ở Nga đã diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống trị (địa chủ, quý tộc) và giai cấp bị trị (nông nô, nông dân). Mâu thuẫn này đã làm nảy sinh cuộc đấu tranh gay gẳt trên lĩnh vực tư tưởng bên cạnh những cuộc đấu tranh bạo động của nông dân.

Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, Nga hoàng mà đại diện là Bộ trưởng Bộ giáo giục Uvarôp đã ra sức tuyên truyền khẩu hiệu phản động Chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân. Khẩu hiệu này thực chất là muốn che giấu bộ mặt thối nát của chế độ chuyên chế, bảo vệ ngôi vị của Nga hoàng, đánh lừa dư luận. Tuy nhiên nó đã bị dư luận đương thời, nhất là những người cách mạng công kích quyết liệt.

Ðấu tranh xã hội và đấu tranh tư tưởng diễn ra quyết liệt và chuyển sang một giai đoạn mới. Các tổ chức bí mật, một hình thức hoạt động cách mạng ra đời hàng loạt với sự tham gia của cả thanh niên trí thức quý tộc lẫn thanh niên trí thức bình dân. Họ đấu tranh trên báo chí, trong các trường đại học, ở các tổ chức hợp pháp lẫn bất hợp pháp.

Trường Ðại học tổng hợp Mátxcơva lúc này đóng một vai trò quan trọng. Nơi đây được xem là nơi đào tạo, giáo dục lòng yêu nước, truyền bá chủ nghĩa duy vật, truyền thụ tri thức khoa học, đào tạo ra những con người ưu tú có tinh thần cách mạng cho nước Nga.

           Trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX, vấn đề vận mệnh nước Nga được đặt ra gay gắt. Những người quý tộc và giới trí thức Nga ráo riết đi tìm một con đường phát triển cho nước Nga. Lúc này xuất hiện hai phái đối lập và đấu tranh lẫn nhau đẻ lựa chọn cho vận mệnh của nước Nga: Ðó là phái Sùng phương Tây và phái Sùng Slavơ.

  • Phái Sùng Slavơ khẳng định nước Nga phải phát triển theo con đường độc đáo, riêng biệt của phương Ðông. Họ bảo vệ chính giáo, hướng về nước Nga cổ xưa, bảo vệ chế độ quân chủ, truyền bá tư tưởng thỏa hiệp giữa ngai vàng và nhân dân. Họ muốn sửa đổi nhưng không muốn đụng chạm đến nguồn gốc của nó. Ðại diện của phái này là Kômiacôp, Kipeepxki.
  • Phái sùng Tây phương khẳng định nước Nga phải đi theo con đường của châu Âu. Họ chủ trương đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ nông nô nhưng bằng con đường cải lương tự do chủ nghĩa, ca ngợi chế độ quân chủ lập hiến, ca ngợi trật tự tư sản, coi nhà nước quân chủ lập hiến là lý tưởng. Họ lấy Anh, Pháp làm kiểu mẫu cho nước Nga. Ðại biểu các nhóm này là các nhà khoa học Granôpxki, Cavêlin; các nhà văn Botkin, Catcôp...

Sai lầm cơ bản của hai phái này là quá xa rời với những đòi hỏi của nhân dân, của thời đại. Ban đầu cả hai phái đều có thiện chí thay đổi chế độ nông nô. Nhưng cả hai phái đều mắc sai lầm cơ bản: Phái Slavơ thì bảo thủ, phái sùng Tây Phương thì mất gốc.

 Các nhà dân chủ cách mạng như Ghecxen và Bêlinxki vươn cao hơn cả hai phái trên. Họ đi tới chủ nghĩa duy vật biện chứng và dừng bước trước chủ nghĩa duy vật lịch sử (Lênin). Ðây là hai nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại sau cách mạng tháng Chạp.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Bêlinxki là nhóm Pêtơrasépxki hoạt động ở Pêtécbua từ 1845 đến 1848. Nhóm này thường xuyên thảo luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp của Purie, về trình trạng bất bình đẳng xã hội, về các quyền tự do dân chủ... Tham gia nhóm này có các nhà văn Ðôxtôiépxki, Xantưcôp, Sêđrin. Nga hoàng kết tội nhiều người trong các nhóm, một số bị đày đến vùng Sibêria xa xôi.

 Thông qua hệ thống giáo dục, Nga hoàng truyền bá tinh thần thời đại “chế độ chuyên chế, chính giáo và tính nhân dân”. “Tính nhân dân “ nghĩa là giữ lại những gì bảo thủ lạc hậu nhất trong nhân dân Nga. Trí thức Nga không tỏ ra tin tưởng vào tuyên ngôn của Nga hoàng. Lúc này, tư tưởng của những người tháng Chạp là tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Tuy họ còn chưa thống nhất với nhau về mục tiêu đấu tranh (quân chủ lập hiến hay cộng hòa?), về đường lối đấu tranh (ôn hòa hay bạo động), nhưng họ đều nhất trí phải lật đổ chế độ nông nô chuyên chế. Lênin viết “những nhân vật ưu tú nhất của giai cấp quí tộc đã góp sức thức tỉnh nhân dân”. Nhiều nhóm văn học, triết học xuất hiện ở Trường Đại học Mátxcơva. Đó là các nhóm Stankiêvich, Ghecxen và Ôgariốp chuyên nghiên cứu triết học (chủ nghĩa xã hội không tưởng). Nhóm văn học Bêlinxki, nhóm Lécmôntốp. Các nhóm đều bàn tới các vấn đề thời sự chính trị xã hội. Ảnh hưởng cách mạng Pháp và cao trào đấu tranh của nhân dân Nga đã đặt ra cho những người quí tộc tiến bộ Nga câu hỏi “nước Nga đang cần gì ?, nước Nga sẽ đi đến đâu và đi con đường nào?”. Câu hỏi đó chi phối cả thời đại văn học và nghệ thuật.

1.2. Quá trình đấu tranh và phát triển của các trào lưu văn học:

- Chủ nghĩa cổ điển Nga trong những năm đầu thế kỷ XIX:

Chủ nghĩa cổ điển xuất hiện ở Nga vào giữa thế kỷ XVIII là một bước tiến của văn học Nga. Những người theo chủ nghĩa cổ điển chủ trương hướng tới nội dung xã hội lớn lao. Họ hướng về lịch sử dân tộc, truyền thống cha ông, phê phán thái độ lai căng. Họ phát triển nhiều thể loại văn học mới mẻ, mang tính chuẩn mực. Những thành tựu đó đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của nền văn học Nga. Lômônôxốp (1711-1765) là người đại diện của trào lưu này. Ông am hiểu nhiều lĩnh vực cả khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn, viết cả sách ngữ pháp, thay đổi luật thơ, viết lí luận nghệ thuật (argue), làm thơ viết văn. Ông là người mở ra bước ngoặt cho nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn chương dân gian đại chúng Nga khiến văn chương đi sâu vào nhân dân. Ông nhiệt tình ca ngợi tiếng Nga: “Trong tiếng Nga có bao nhiêu cái hàm ý quan trọng của tiếng Tây ban nha, cái dịu ngọt của tiếng Ý, cái rắn rỏi của tiếng Đức, cái sinh động của tiếng Pháp. Hơn thế nữa, còn bao hàm cả sự xúc tích và mạnh mẽ của tiếng Hi Lạp và tiếng Latinh...”. Năm 1755 Trường đại học tổng hợp Mátxcơva thành lập, mang tên Lômônôxốp. Nhà văn Rađisép (1749-1802) với tác phẩm nổi tiếng “Cuộc du lịch từ Pêtécbua đến Mátxcơva” miêu tả cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ đồng thời tố cáo chế độ Nga hoàng. Vì thế ông bị đày đi nơi xa, sau ông tự tử bằng thuốc độc. Ông được xem là nhà văn cách mạng đầu tiên.

Những tác phẩm của các nhà văn cổ điển chủ nghiã nhằm đề cao tinh thần yêu nước công dân, cổ vũ cho những tiến bộ của vua Piôt I chống lại sự trì trệ lạc hậu. Chủ nghĩa cổ điển tồn tại 30 năm (1730-1760) đã góp phần phát triển nền văn học Nga những giai đoạn sau. Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa cổ điển vẫn còn thoi thóp ở nước Nga. Chủ nghĩa tình cảm vẫn còn tồn tại cùng nhóm nhà thơ Karamzin. Sau Cách mạng Tháng Chạp 1825, nảy sinh khuynh hướng lãng mạn. Nhà thơ Giukốpxki đã phát hiện chủ nghĩa lãng mạn cho văn học Nga: Bất mãn xã hội đương thời, thức tỉnh ý thức dân tộc, trước hết Giukốpxki viết theo hướng lãng mạn bảo thủ với các thể loại oán ca và ballad. Thơ ông buồn man mác, nghĩ về cái chết và lòng sùng đạo. Bêlinxki đã viết “không có Giukốpxki có lẽ chúng ta không có Puskin”.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh mới khi mà quan niệm thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mĩ đã thay đổi người ta mong muốn được tự do sáng tạo, phát triển tài năng, khi mà đất nước đang đòi hỏi văn học phải phản ánh những vấn đề bức thiết của xã hội thì chủ nghĩa cổ điển không còn thích hợp nữa. Sự tồn tại của nó trở thành trở lực cho sự phát triển văn học và xã hội. Yêu cầu đổi mới lúc này trở thành một yêu cầu tất yếu và chủ nghĩa tình cảm đã dần dần thay thế chủ nghĩa cổ điển.

Nhưng chủ nghĩa cổ điển không ngừng hoạt động ngay mà những đại biểu lớn của nó như Ðécgiavin, Khêraxcôp vẫn còn sáng tác. Các thể loại như tụng ca, anh hùng ca không chỉ được các nhà thơ lão thành sử dụng mà ngay các nhà thơ trẻ cũng sử dụng nhằm thể hiện nội dung mới. Puskin và Giucôpxki thường sử dụng thể loại này để diễn đạt những nội dung trang trọng, đẹp đẽ. Nhà hát vẫn giữ truyền thống cũ tuy có đổi mới. Lúc này có những tác phẩm lí luận bảo vệ chủ nghĩa cổ điển như Từ điển thơ ca cũ và mới của Ôxtôlôpôp (1821), Giáo trình lí luận văn học của giáo sư Međơliacôp. "Hội tọa đàm" lúc này vẫn còn hoạt động nhằm bảo vệ cái cũ. Năm 1816, "Hội tọa đàm" ngừng hoạt động, chủ nghĩa cổ điển đi đến chỗ kết thúc với sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm.

Nửa sau thế kỉ XVIII, mặc dù chủ nghiã cổ điển vẫn còn tồn tại nhưng một khuynh hướng nghệ thuật mới ra đời chủ nghĩa tình cảm. Sự ra đời của chủ nghĩa tình cảm gắn với cây bút tiêu biểu của nhà văn kiêm nhà sử học Karamzin (1766-1826), tiếp theo là sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn với Giukốpki, Puskin và cuôí cùng là chủ nghĩa hiện thực của Puskin, Đôtxtôiépxki, Tônxtôi, Sêkhốp.

- Dòng văn học châm biếm tiếp tục phát triển mạnh mẽ:

Bên cạnh sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa cổ điển từ thế kỷ XVIII, dòng văn học châm biếm cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Ðến đầu thế kỷ XIX, cùng với hai dòng văn học là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghiã cổ điển đang đấu tranh lẫn nhau, dòng văn học châm biếm cũng không ngừng phát triển với tên tuổi Crưlốp. Crưlốp đã sáng tác 120 bài thơ ngụ ngôn với nội dung là cuộc sống lầm than đen tối của người nông dân. Ngoài Crưlôp, một viên chức nghèo có tên là Naregiơnưi cũng có những tiểu thuyết miêu tả cuộc sống nghèo khổ của nông dân. Có thể nói rằng , sự phát triển của dòng văn học này là một sự chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng hiện thực ra đời trong những năm 20 của thế kỷ XIX.

- Sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn:

Ðến cuối thế kỷ XVIII một khuynh hướng văn học mới là chủ nghĩa tình cảm xuất hiện đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của nền văn học. Trong 15 năm đầu của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tình cảm phát triển song song với chủ nghĩa cổ điển và dần dần thay thế chủ nghĩa cổ điển. Nó đã bác bỏ những quy tắc sáng tác nghiêm ngặt, gò bó của chủ nghĩa cổ điển, phát huy những mặt tiến bộ như: quan tâm đến quyền sống cá nhân, đến tình yêu đôi lứa, đến tình bạn thủy chung, đến tình yêu thiên nhiên của con người trần tục.

Tuy nhiên, chủ nghĩa tình cảm Nga không phải chỉ có những ưu điểm, bản thân nó tồn tại những nhược điểm không thể khắc phục do nó gắn liền với giai cấp quý tộc. Nhược điểm của nó là nặng tính chất ôn hòa, bảo thủ, thi vị hóa cuộc sống nông thôn, tô điểm thực tại đen tối, xóa mờ những quan hệ áp bức bóc lột giữa nông dân và địa chủ. Chủ nghĩa tình cảm chỉ quan tâm đến tình cảm, đến đời sống trái tim của riêng tư cá nhân mà quên thực tại đời sống nhân dân. Tuy chủ nghĩa tình cảm có quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ dân tộc, nhưng đó cũng chỉ là những cải cách cải lương, kém triệt để và thiếu dân chủ.

Ðại biểu lớn nhất của chủ nghĩa tình cảm là Caramdin; cùng với ông còn có Ðmitơriep (1760 - 1873), nhà thơ ngụ ngôn Giucôpxki thời trẻ, Vaxili Livôvit Puskin (1767-1830), nhà viết kịch Ôđêrôp (1769-1816).

Sự đấu tranh giữa khuynh hướng cổ điển với khuynh hướng tình cảm gắn liền với những cuộc tranh luận về ngôn ngữ trong 15 năm đầu thế kỉ XIX. Sixcôp cầm đầu phái thủ cựu đã đứng ra bảo vệ cái cũ, chống lại việc sử dụng những từ ngữ mới, những lối diễn đạt mới do chủ nghĩa tình cảm đề xướng. Những người bảo thủ chủ trương lấy ngôn ngữ cổ của nhà thờ làm ngôn ngữ văn học. Trong khi đó, Caramdin và phái mới đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái mới. Macarôp viết Ngôn ngữ phải luôn luôn vị khoa học, vị nghệ thuật, vị giáo dục, vị phong tục tập quán. Sẽ đến một lúc mà ngôn ngữ hiện nay phải già cõi, những bông hoa ngôn ngữ sẽ tàn héo giống như mọi loại hoa khác. Thực chất cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng văn học này là vấn đề tiến bộ hay bảo thủ. Ðương nhiên, chủ nghĩa tình cảm thay thế chủ nghĩa cổ điển là xu thế tất yếu của lịch sử.

Sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, nhân dân Nga là người chiến thắng quân xâm lược, điều này giúp họ ý thức được sức mạnh và quyền lợi chính đáng của mình, nhưng thực tế của cuộc sống nông nô và sự ngột ngạt của chế độ chuyên chế tàn bạo đã đi ngược lại những yêu cầu chính đáng của họ. Ảo tưởng về sự hòa hợp giữa quý tộc địa chủ và nông dân, nông nô không còn phù hợp với thực tế. Trong hoàn cảnh mới, quan niệm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, tư tưởng xã hội đã cơ bản thay đổi dẫn đến sự hình thành một khuynh hướng văn học mới.

- Sự phân hóa và phát triển của chủ nghĩa lãng mạn; dòng văn học lãng mạn tích cực trở thành dòng văn học chủ yếu.

Chủ nghĩa lãng mạn là một trong những trào lưu văn học lớn nhất Âu- Mỹ xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Ở Nga chủ nghiã lãng mạn xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX là một biến cố văn học quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến tiển trình phát triển của văn học Nga thế kỷ XIX.

Sau cuộc chiến tranh ái quốc 1812, hòan cảnh xã hội Nga thay đổi nhanh chóng kéo theo sự thay đổi lớn lao về tư tưởng xã hội, quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế xã hội trở nên lỗi thời và phản động. Lúc này, các nhà thơ đã kinh qua những truyền thống văn học cổ điển và tình cảm bắt đầu đi tìm một khuynh hướng mới cho văn học. Họ không chấp nhận những hạn chế của văn học truyền thống. Có thể nói, đến lúc này sự bất bình với lối sống tư sản, sự chống lại cái dung tục, tầm thường, không tình nghĩa và ích kỉ của những quan hệ tư sản đã sớm được thể hiện trong chủ nghĩa tình cảm đến các nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn càng trở nên gay gắt. Chính trong hoàn cảnh này, Giucôpxki đã sáng lập ra chủ nghĩa lãng mạn Nga. Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu được hình thành, kế tục và thay thế cho chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế lịch sử. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong cao trào yêu nước sau chiến tranh vệ quốc và trở thành một sự kiện văn học nổi bật trong 15 năm đầu thế kỷ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga thế kỷ XIX.

Chủ nghĩa lãng mạn ở Nga ra đời do ảnh hưởng từ chủ nghĩa lãng mạn phương Tây và do kế thừa những truyền thống văn học trước nó. Nhưng sự ra đời của nó chủ yếu là do văn học đã phản ánh thực tại Nga trước khởi nghĩa tháng Chạp, phản ánh tinh thần cách mạng quý tộc của thời đại, phản ánh những xu hướng mới trong đời sống xã hội nhằm chống chế độ phong kiến, giải phóng nông nô.

Chủ nghĩa lãng mạn Nga phát triển qua nhiều gia đọan và không thuần nhất một dòng, giữa các nhà thơ lãng mạn cùng một giai đoạn, giữa các nhà thơ lớp trước và lớp sau luôn khác nhau; ngay một nhà thơ cũng biến chuyển qua nhiều thời kì. Chủ nghĩa lãng mạn Nga ra đời một thời gian thì phân hóa thành hai khuynh hướng khác nhau. Ðó là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Goorki đã phân tích hai khuynh hướng văn học này như sau: Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con người bằng lòng với thực tế (…) lôi kéo họ về với những suy tưởng, về những bí ẩn thiên định cuả cuộc đời, về tình yêu, về cái chết, là những cái huyền bí vốn không giải thích được bằng con đường tư biện. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực cố làm vững thêm ý chí ham sống của con người, khơi dậy trong con người một ý chí quật khởi chống lại thực tế ....

Giucôpxki và Bachiuscôp là người sáng lập ra chủ nghĩa lãng mạn nhưng cũng là đại biểu cho khuynh hướng lãng mạn tiêu cực.

Giucôpxki (1783-1852) là học trò tài năng của Caramdin nhưng ông đã lãng mạn hóa chủ nghĩa tình cảm và trở thành nhà thơ lớn đương thời. Hai tuyển tập thơ Giucôpxki ra đời năm 1815 và 1818 là hai sự kiện quan trọng đánh dấu thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Nga. Về sau những sáng tác của Giucôpxki thoát li thực tế, đắm đuối trong những suy tưởng huyền bí. Tuy vậy Bêlinxki đã viết “Không có Giucôpxki có lẽ chúng ta không có Puskin”, chính Puskin là người đã phát huy những mặt mạnh của Giucôpxki và đưa văn học Nga vào một quỹ đạo.

Bachiuscôp (1787-1855) cùng với Giucôpxki nổi lên rực rỡ với loại thơ nhẹ. Thơ ông ca ngợi tuổi trẻ, tình yêu, niềm tin vào tương lai tổ quốc. Tập Những thể nghiệm thơ và văn xuôi của ông ra đời 1817 là một sự kiện văn học đương thời. Về sau Bachiuscôp trở nên bi quan, mắc bệnh tâm thần. Ông đã gieo những vần thơ bi quan, tuyệt vọng:

                                  Người ta sinh ra là nô lệ,

                                  Nằm xuống mồ vẫn là nô lê.

Từ trong khuynh hướng lãng mạn nảy sinh dòng văn học lãng mạn mới, tích cực, khác với dòng lãng mạn của Giucôpxki và Bachiuscôp. Ðó là dòng văn học lãng mạn tích cực. Ðại diện cho dòng văn học này là nhà thơ Puskin và các nhà thơ tháng Chạp như Rưlêep, Kiukhenbeke, Raeppxki, Bextugiep, Ôđôepxki. Bên cạnh đó còn có các nhà thơ như Viademxki, Iadưcôp, Ðavưđôp, Ðenvich, Baratưxki.

Raepxki (1795-1872) là hội viên hội Ðồng minh hạnh phúc và Nam xã, bạn thân với Puskin. Ông bị Nga hoàng bắt giam 6 năm, sau đày đi Xibia. Trong tù, ông sáng tác thơ chống lại bọn vua quan, địa chủ.

Kiukhenbeke (1797-1846) là hội viên Bắc xã, bạn học cùng trường với Puskin. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa 14.12.1825 và bị kết án tử hình, sau bị đày đi Xibia. Ông  vừa là nhà thơ, nhà phê bình, nhà soạn kịch. Ông đánh giá rất cao những sáng tác của Puskin, Lecmôntôp, Gôgôn...

Bextugiep (1797-1837) phụ trách tạp trí niên giám Sao bắt cực cùng với Rưlêep. Ông vừa là nhà thơ vừa là nhà phê bình. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa 14 tháng 12 năm 1825 và bị bắt giam, sau bị đày làm lính và hy sinh trong chiến đấu.

Ðavưđôp (1784-1839) là một anh hùng nổi tiểng trong chiến tranh vệ quốc và là hội viên hội Acdamat. Thơ văn của ông đã nói lên tinh thần anh hùng, lòng yêu nước chân chính của nhân dân Nga.

Viademxki (1792-1878) là hội viên hội Acdamat. Lúc đầu thơ ông hướng về lí tưởng tự do, nhưng về sau ông chuyển sang lập trường phản động.

Trong những năm 1815-1825, nổ ra những cuộc tranh luận chung quanh vấn đề tính nhân dân trong văn học, vấn đề thơ balát của Catênin, vấn đề trường ca của Puskin và nhiều vấn đề khác. Thực chất của những cuộc tranh luận này là sự đấu tranh giữa chủ nghiã lãng mạng tích cực với các trào lưu lạc hậu khác, giữa khuynh hướng cách mạng và bảo thủ. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là sự chuyển mình từ chủ nghĩa lãng mạn trẻ trung sang chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết ngày càng chiếm ưu thế. Nhiều vở kịch lịch sử hiện thực xuất hiện như “Borit Gorđunốp” của Puskin, “Vũ hội trá hình” của Lécmôntốp và “Quan thanh tra” của Gôgôn.

Năm 1820, sự xuất hiện bản trường ca “Ruxlan và Liutmila” của Puskin đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa cổ điển và mở đường cho chủ nghĩa lãng mạn. Một nhóm nhà thơ xoay quanh Puskin và sáng tác theo xu hướng lãng mạn chủ nghĩa. Cùng lúc đó diễn ra cuộc đấu tranh về ngôn ngữ nhằm hoàn thiện tiếng Nga ra khỏi mọi tạp nhiễu lân cận và phương Tây. Nhà thơ Puskin đã làm tròn sứ mệnh vinh quang là đánh dấu sự hoàn thiện ngôn ngữ Nga trong thơ. Thơ ông trong sáng, giản dị và chính xác, sinh động và đẹp đẽ như tiếng Nga hiện đại. Chủ nghĩa lãng mạn Nga ngày càng phát triển, hướng tới xu hướng lãng mạn cách mạng. Thơ ngụ ngôn, thơ trữ tình và kịch thơ đều phát triển.

Sự kiện nổi bật về văn học trong thời kỳ này là sự xuất hiện bản trường ca Ruxlan và Liutmila (1820) và những bản trường ca phương Nam như Người tù Cápca, Lệ đài Bakhơsixarai, Ðoàn người Sưgan của nhà thơ Puskin. Có thể thấy, những sáng tác của Puskin trong thời kỳ này không những đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa lãng mạn trước chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển nói chung, mà nó còn đấnh dấu sự thắng lợi của dòng văn học lãng mạn tích cực trước dòng văn học lãng mạn tiêu cực, bảo thủ.

Sau khi cuộc khởi nghĩa tháng Chạp thất bại, nước Nga rơi vào một thời kì cực đen tối. Những nhà thơ có liên quan đến phong trào tháng Chạp bị đàn áp dã man. Văn học lúc này gắn bó với thực tại hơn và bắt đầu phê phán thực tại. Phương pháp sáng tác hiện thực bắt đầu hình thành với những sáng tác của Puskin và Gôgôn. Trong 15 năm đầu thế kỷ XIX ở Nga tồn tại hai khuynh hướng văn học đấu tranh lẫn nhau. Ðó là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển . Kết quả của cuộc đấu tranh này là sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm .Nhưng rồi chủ nghĩa tình cảm cũng không tồn tại lâu dài do hoàn cảnh xã hội thay đổi liên tục. Lúc này chủ nghĩa lãng mạn dần dần định hình với sự xuất hiện của hai nhà văn tiêu biểu Giucôpxki và Bachiuxcôp. Bên cạnh đó , chúng ta cũng phải kể đến sự phát triển song song của dòng văn học châm biếm với đại biểu tiêu biểu Crưlôp. Ðây là dòng văn học chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX .

- Chủ nghĩa hiện thực trở thành dòng văn học chính:

Chủ nghĩa hiện thực là thành tựu cao nhất của văn học Nga thế kỷ XIX. Nó xuất hiện trên cơ sở kế thừa, phát huy những truyền thống văn học trước nó và đấu tranh lẫn nhau giữa các trào lưu trong việc phản ánh những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.

Thế kỉ XVIII là thế kỉ đã chuẩn bị cho chủ nghĩa hiện thực ra đời và trong 25 năm đầu thế kỉ XIX công việc được tiến hành khẩn trương hơn với dòng văn học châm biếm; trong khi đó chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn song song tồn tại ở những mức độ khác nhau.

Dòng văn học châm biếm phát triển mạnh mẽ trong 25 năm đầu thể kỉ XIX với hàng loạt bài thơ ngụ ngôn, những vở kịch hiện thực của Crưlôp. Chính Crưlôp đã vượt qua các nhà văn cổ điển lỗi thời, vượt qua các nhà văn tình cảm thoát li hiện thực, vượt qua Giucôpxki và Bachiuxcôp đang lúng túng, bất lực trước những yêu cầu mới. Ông đã chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX.

Tác phẩm truyện bằng thơ Épghênhi Ônhêghin” của Puskin được coi là mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga. Bêlinxki gọi đó là “cuốn bách khoa toàn thư về đời sống Nga”. Puskin đã miêu tả chân thật các nhân vật điển hình của giới thanh niên quí tộc trước cách mạng tháng Chạp trong các mối quan hệ xã hội phức tạp ở thành thị và nông thôn Nga. Tháng 2 năm 1825, chương đầu tiên của tác phẩm này được in thành sách. Bêlinxki đã gọi tác phẩm này là Cuốn sách bách khoa về đời sống Nga. Những nhân vật trong tác phẩm không còn là những nhân vật tượng trưng, ước lệ mà trở thành những nhân vật vừa điển hình vừa sinh động, cụ thể. Cũng trong năm 1825 Puskin viết vở kịch lịch sử Bôrix Gôđunôp. Cuối năm 1825 ông viết truyện thơ Bá tước Nulin. Tập thơ trữ tình của Puskin cũng được in vào cuối năm 1825.

Bằng những tác phẩm trên, Puskin đã mở ra con đường mới cho văn học Nga. Chủ nghĩa hiện thực từ đây được hình thành và các nhà văn đã lấy thực tại cuộc sống thời đại làm đối tượng khám phá, sáng tạo. Từ đây, chủ nghĩa hiện thực trở thành một phương pháp sáng tác, kết thúc quá trình hình thành, mở đầu cho quá trình phát triển rực rỡ về sau.

Bên cạnh những tác phẩm của Puskin xuất hiện 1825, chủ nghĩa hiện thực còn được khẳng định bởi vở kịch Khổ vì trí tuệ của ngôi sao sớm tắt Gribôeđôp. Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Satxki đại diện cho người chiến sĩ tháng Chạp. Ðó là một tính cách điển hình, đa dạng, có tính lịch sử cụ thể, vừa có tính khái quát vừa có tính cá biệt, cụ thể .

Với cuốn tiểu thuyết “Người anh hùng của thời đại chúng ta”(1840) (có thể dịch: Nhân vật chính của thời đại ta), Lécmôntốp đã cắm cái mốc mới trên đường thắng lợi của chủ nghĩa hiện thực (phê phán). Lécmôntốp vừa là nhà thơ lãng mạn cũng là nhà văn hiện thực ưu tú của giai đoạn này.

Nhà văn Gôgôn với các tác phẩm “Quan thanh tra”, Những linh hồn chết”, “ Truyện Pêtécbua” đã đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực Nga. Hàng loạt cây bút trẻ như Đôtxtôiépxki, Tuôcghênhép, Gonsarốp nổi lên.

1.3. Hoạt động của báo chí và các hình thức sinh hoạt văn học tiêu biểu:

1.3.1.Hoạt động của báo chí:

Báo chí Nga đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng của nông nô Nga thế kỉ XIX. Hoạt động báo chí lúc này diễn ra sôi nổi với sự tăng vọt về số lượng và nội dung phản ánh. Trong thập kỉ đầu tiên Mátxcơva đã có thêm 22 tạp chí, Pêtécbua có thêm 19 tạp chí. Sang thập kỉ thứ hai Mátxcơva có thêm 8 tạp chí và Pêtécbua có thêm 21 tạp chí. Báo chí càng lúc càng phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống như chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, sáng tác, dịch thuật, phê bình, lí luận...Nó luôn luôn được cải tiến về hình thức, chất lượng nội dung và được xuất bản đều đặn. Sự phát triển của báo chí đã kéo theo sự tăng vọt về số lượng độc giả, tạo nên dư luận rộng lớn trong các tầng lớp nhân dân và nước ngoài.

Báo chí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển văn học. Chính trên mặt báo, các nhà văn trẻ, các tác phẩm đầu tay đã ra mắt bạn đọc. Tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta xuất hiện lần đầu trên báo với tư cách là những truyện ngắn được in lần lượt. Những tác phẩm của Gôgôn cũng xuất hiện lần đầu tiên trên báo Kí sự Tổ quốc. Tên tuổi của Puskin cũng gắn liền với Văn học báo và Người cùng thời. Những tên tuổi như Secnưsepxki, Ghecxen, Nhêcraxôp... cũng không tách rời sự nghiệp báo chí. Báo chí đã bồi dưỡng nhà văn về tư tưởng, thẩm mĩ... đồng thời nó hướng độc giả đến những lí tưởng thẩm mĩ mới, tư tưởng mới, nền văn học mới...

Chúng ta điểm qua một số tạp chí nổi tiếng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX như sau:

Tạp chí Người thông tin châu Âu tồn tại từ 1802 đến 1830, lúc đầu do Caramdin lãnh đạo là một tạp chí tiến bộ và có nhiều đổi mới. Tạp chí đã đề cập đến nhiều sự kiện của đời sống xã hội, văn hóa, chính trị và đăng tải những tinh hoa của văn học thế giới. Trong thời gian Giucôpxki lãnh đạo tạp chí có nhiều cải tiến mới mẻ. Ông đã cho đăng hơn 70 tác phẩm do ông sáng tác và dịch của nước ngoài. Cũng trên tạp chí này, Puskin lần đầu tiên xuất hiện với 5 bài thơ vào năm 1814 cùng với các bạn làm thơ ở trường Lixê. Vào những năm cuối cùng (1825-1830) tạp chí đi vào khuynh hướng bảo thủ, phản động và mất dần ảnh hưởng.

Tạp chí Người con của Tổ quốc ra đời ở Pêtécbua từ tháng 10.1812 là tiếng nói của lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược bảo vệ tổ quốc, đấu tranh giải phóng nông nô khỏi ách thống trị của địa chủ. Những năm sau tạp chí có quan hệ mật thiết với phong trào tháng Chạp. Nội dung của tạp chí có liên quan đến những cuộc luận chiến xung quanh vấn đề chủ nghĩa lãng mạn, tính nhân dân trong văn học. Tạp chí thường xuyên đăng tải những tác phẩm của Bextugiep, Rưleep, Muraviep, Crưlôp, Puskin... Sang năm 1825 tạp chí dần dần trở thành cơ quan ngôn luận phản động và không còn được tín nhiệm.

Tạp chí Sao bắc cực tồn tại từ 1823 đến 1825 do Rưlêep và Bextugiep sáng lập. Tạp chí này đã thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần công dân, nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì mới. Sao bắc cực đã đăng tải các bài phê bình của Bextugiep, thơ của Puskin, Kiukhenbeke, văn của Bextugiep, Glinka và được hoan nghênh nhiệt liệt. Sau sự kiện 14 tháng12 năm 1825 tạp chí ngừng hoạt động.

Tạp chí Ðiện tín Mátxcơva tồn tại từ 1825 đến 1831 do Pôlêvôi lãnh đạo là một tạp chí tiến bộ. Nội dung tạp chí gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học, văn học. Tạp chí chú trọng đặc biệt đến văn xuôi và phê bình.

Văn học báo ( 1830-1831) tập hợp các nhà thơ nhà văn như Ðenvich, Ðavưđôp, Puskin, Gôgôn... Những người này đấu tranh chống lại những quan điểm bảo thủ, phản động trong văn học. Báo ra năm ngày một lần nhưng không được đăng tin tức, bình luận chính trị. Báo chủ yếu đăng thơ văn, phê bình, tư liệu văn học, khoa học. Lo sợ trước ảnh hưởng của báo, phòng Ba đã đình chỉ hoạt động của báo ngay năm sau.

Tạp chí Người cùng thời xuất hiện năm 1836 tập hợp các nhà văn tiến bộ nhất đương thời. Báo đã đăng tải các tác phẩm của Puskin, Gôgôn. Sau khi Puskin mất năm 1937 tạp chí mất dần ảnh hưởng. Ðến 1847 tạp chí phục hồi và trở thành cơ quan ngôn luận tiến bộ. Tạp chí đã đăng các tác phẩm Bút kí người đi săn của Tuôcghênhép , Ai có tội của Ghecxen , thơ và trường ca của Nhêcraxôp, phê bình của Bêlinxki .

1.3.2 Hoạt động của các nhóm, hội văn học:

Bên cạnh các hoạt động báo chí đang diễn ra sôi nổi, ở các thành phố lớn như Mátxcơva và Pêtécbua còn xuất hiện các nhóm hội văn học. Các nhóm, hội văn học xuất hiện do nhu cầu giải quyết những vấn đề lí luận và sáng tác trong thời kì mới.

Lúc này những người có tâm huyết và quan tâm tới thời cuộc muốn gặp gỡ và trao đổi lẫn nhau nhằm tìm ra câu trả lời thích đáng những vấn đề xã hội. Trên cơ sở đó hình thành các văn đoàn, các phòng khách văn học, các sinh hoạt văn học định kì và không định kì. Các nhóm, hội văn học này họat động rất sôi nổi và lôi cuốn, tập hợp rất nhiều tầng lớp tham gia. Có thể điểm qua một số nhóm, hội văn học sau:

Năm 1801, tại Mátxcơva, Tuôcghênhep đã thành lập Hội ái hữu văn học. Hội họat động khá tích cực và chỉ trong một thời gian ngắn đã tổ chức đến 17 lần sinh hoạt.

Năm 1801, tại Pêtécbua, một số giáo sư, trí thức đã thành lập Hội tự do của những người yêu văn học, khoa học và nghệ thuật. Hoạt động của hội diễn ra xung quanh các vấn đề về chính trị, xã hội, triết học, lịch sử, văn học... Hội quan tâm đến các tác phẩm của Ðiđơrô, Vônte, Môngtexkiơ. Một số ấn phẩm của hội được xuất bản như Hợp tuyển thơ ca, Tuyển tập Rađisep.

Hội tọa đàm do Sixcôp (1754-1841) sáng lập. Ông là người bảo hoàng, bảo thủ. Hội tập hợp những người quyền quí, các triều thần, các phu nhân ở kinh đô. Hoạt động của hội chủ yếu phục vụ cho mục đích chính trị phản động của Nga hoàng.

Hội Ácgiamát do những người ủng hộ Caramdin và Giucôpxki thành lập chủ trương chống lại Hội tọa đàm của Sixcôp. Hoạt động của hội là tìm tòi những cái mới trong sáng tác của Caramdin và Giucôpxki, đấu tranh chống lại phái bảo thủ, đấu tranh cho sự phát triển tự do của văn học.

Hội đồng minh hạnh phúc của những người tháng Chạp chủ trương đấu tranh cho một nền văn học tiến bộ. Trong số hội viên của hội có Bextugiep, Rưlêep, Kuikhenbeke. Hội đã họp phiên đặc biệt tiễn Puskin đi phương Nam và hoạt động cho đến ngày khởi nghĩa tháng Chạp.

Bên cạnh các nhóm, hội văn học, trong thời kì này còn có các phòng khách văn học thu hút nhiều người thuộc những khuynh hướng khác nhau đến tham dự. Có thể kể đến phòng khách của Ôlênhin ở Pêtécbua, phòng khách của bà Elaghina, bà Dinaiđa Vôncônxkicaia ở Mátxcơva.

Những đêm văn học hàng tuần cũng là một hình thức sinh hoạt văn học quan trọng của thời kì này. Ở đây, các nhà văn, nhà thơ có dịp gặp gỡ nhau, cùng nhau trao đổi và bàn bạc các vấn đề văn học, xã hội...

 

B.TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỀU:  

     

                     ALEÁCHXAÊNGÑRÔ  XEÙCGAÂYEÂVÍT  PUSKIN

                                                (1799 – 1837)

                                                                    (Thời gian 10 giờ)   

I/ VỊ TRÍ CỦA PUSKIN TRONG VĂN HỌC NGA

A.Puskin là người kế tục và phát huy nền văn học Nga trước đó, đồng thời là người cách tân văn học Nga, nâng văn học Nga lên ngang hàng với các nền văn học lớn trên thế giới. Chính vì những cống hiến đó mà tên tuổi A.Puskin gắn liền với những thành tựu vĩ đại của nền văn học Nga thế kỷ XIX. Ông là người “khởi điểm của mọi khởi điểm" (M.Gorki) trong nền văn học Nga thế kỷ XIX.

II/CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIÊP SÁNG TÁC:                                                      

A.Puskin sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mátxcơva. Nguồn văn học dân gian phong phú từ các gia nhân đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ của Puskin. Thuở nhỏ, Puskin được sống trong không khí văn học ở phòng khách và say mê tủ sách văn học của  gia đình. Hai nguồn sữa ấy đã nuôi dưỡng tài năng văn học của Puskin sau này.

Lịch sử văn học Nga dường như đã trao cho Alêchxăngđrơ Xécgâyêvits Puskin nhiệm vụ làm người tổng kết sự phát triển của toàn bộ nền văn học Nga trải qua 8 thế kỷ văn học viết (XI-XVIII) kể cả văn học dân gian và mở đường cho văn học Nga thế kỷ XIX tiến tới đỉnh cao huy hoàng của thời đại.

Trong cuộc đời ngắn ngủi, khoảng 20 năm trời, nhà thơ Puskin đã có nhiều cống hiến xuất sắc: Thơ trữ tình, trường ca, truyện ngắn, truyện cổ tích, tiểu thuyết, kịch, bút ký, chính luận (báo chí). Puskin chính là người tạo ra cho văn học Nga có tầm vóc thế giới và bồi dưỡng nền ngôn ngữ Nga giàu đẹp. Tài năng đa dạng ở Puskin phát triển với tốc độ phi thường, đẩy nền văn học Nga theo kịp cỗ xe lịch sử thế giới.

Những người cùng thời đã sớm hiểu tài năng và tư tưởng của đại thi hào Nga, đã cùng với ông và kế tiếp ông đưa chủ nghĩa hiện thực Nga lên tầm cao mới thế giới, hoàn thành sứ mệnh của văn học đối với cách mạng Nga.

A.X. Puskin sinh ngày 6.6.1799 trong một gia đình quí tộc giàu sang ở  Mátxcơva. Thời thơ ấu, cậu bé có đủ điều kiện để ăn học thành tài nhưng ông đã không trở thành một viên đại thần hay nhà thơ cung đình. Trải qua hai đời vua, Puskin trọn vẹn là nhà thơ nhân dân.

Cha của Puskin là một thi sĩ ham mê văn học và sân khấu, đã từng làm thơ bằng tiếng Pháp. Chú ruột cũng là một nhà thơ có tiếng thời đó. Nhiều nhà thơ, nhà văn lớn là bạn bè của gia đình thường tới nhà thảo luận các vấn đề văn học. Mới 10 tuổi, cậu bé đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga và Tây Âu, thuộc lòng nhiều thơ tiếng Pháp và tiếp xúc với văn học dân gian Nga qua bà vú và người nô bộc.

 2.1 Trường Lixê (1811 – 1817)

Năm 1811, Puskin vào học trường Lixê (trung học quí tộc, do người Pháp xây dựng), ở đây ông được tiếp xúc với tư tưởng tự do của thầy giáo và các bạn. Năm sau chứng kiến thắng lợi của nhân dân Nga đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Napôlêông, Puskin càng tự hào về đất nước và dân tộc Nga. Nhà thơ bắt đầu sáng tác thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài vượt qua đề tài nhà trường, vươn ra xã hội với nhiệt tình tự do, tổ quốc và chống chế độ độc tài.

Giai đoạn này, sáng tác của ông có nội dung phong phú nhưng nghệ thuật còn non, đang đi theo ảnh hưởng của các nhà thơ lớn đàn anh. Tuy vậy, ở Puskin có những dấu hiệu đi xa hơn tiền bối.  

A.Puskin là một trong những học sinh khóa đầu tiên của trường Lixê( khai giảng khóa đầu tiên vào năm 1811). Không khí sôi động của cuộc chiến tranh vệ quốc (1812) và cuộc khởi nghĩa tháng Chạp ( 1825) đã đào luyện người học trò Puskin thành nhà thơ và người chiến sĩ. Không khí văn học ở trường Lixê và trong văn đoàn Ácgiamát (1815 – 1818) đã giúp Puskin tiếp thu và biết chọn lọc thơ ca Nga và Âu châu để hình thành phong cách thơ riêng cho mình .

2.2. Pêtécbua (1817 – 1820 )

Thời kỳ sống và làm việc ở Pêtécbua (1817-1820) Năm 1817 Puskin tốt nghiệp trường Lít-xê, được bổ nhiệm vào cơ quan Bộ Ngoại giao nhưng rất tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức của những người tháng Chạp. Cuộc sống mới khiến ông ngày càng chán ghét xã hội thượng lưu là nơi ông nghĩ “Khôn tức là im lặng một cách nô lệ”, “nơi tất cả đều ngu ngốc một giuộc”.

Giai đoạn này Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước, khủng bố khởi nghĩa nông dân, cấu kết với nước ngoài để đánh thuê. Đây cũng là lúc những người quí tộc tiến bộ Nga bắt tay lãnh đạo cách mạng. Puskin liên hệ mật thiết với các nhà hoạt động cách mạng và trí thức tiến bộ, ông viết những bài thơ với chủ đề xã hội lớn lao. Năm 1820, tác phẩm lớn có giá trị là trường ca cổ tích “Ruxlan và Liutmila” ra đời, khẳng định tài năng của Puskin, mang lại vinh quang cho nhà thơ năm 21 tuổi (1820). Tác phẩm này đưa ông lên ngang hàng các nhà thơ lớn đương thời.

Cảm hứng sáng tạo của Puskin lúc này là kêu gọi đấu tranh cho tự do, theo lí tưởng của những người tháng Chạp, với bài thơ “Vầng thái dương đã lặn” coi như sự bứt phá khỏi chủ nghĩa cổ điển và mở đầu cho chủ nghĩa lãng mạn (mau chóng bỏ qua chủ nghĩa cổ điển, trở thành người đứng đầu chủ nghĩa lãng mạn ).

2.3. Thời kỳ đi đày ở phương Nam (1820-1824)

Năm 1820, với những bài thơ chính trị nóng bỏng, ông đã khích lệ tinh thần tự do, dân chủ, phản đối chế độ nông nô chuyên chế khiến Nga hoàng hoảng sợ, Puskin bị Alêchxăngdrơ II đày xuống miền Nam. Ở miền Nam, các tổ chức cách mạng bí mật đang hoạt động mạnh.. Lúc này nhà thơ tiếp xúc rộng rãi và sâu sắc với cuộc sống nhiều màu vẻ của nông thôn và thành thị phương Nam khiến cho tính lịch sử, tính nhân dân và chất liệu hiện thực càng rõ rệt trong các sáng tác sau này.

            Hoàn cảnh lưu đày đã giúp nhà thơ có dịp tiếp xúc với cuộc sống, xã hội bên ngoài (ở Cápca, Kisinhốp, Ôđécxa và theo dõi tình hình các nước láng giềng: Ý, Hy Lạp…). Thi hứng lãng mạn càng được bồi dưỡng và thể nghiệm. Những bài thơ mang chủ đề chính trị tiếp tục ra đời. Các trường ca lãng mạn tiếp tục xuất hiện. Đặc biệt là sự ra đời của truyện thơ Épghênhi-Ônhêghin (1823-1831) đánh dấu bước trưởng thành của Puskin trong việc phản ánh hiện thực xã hội Nga lúc bấy giờ, Puskin bắt đầu thể hiện một phương pháp mới: phương pháp hiện thực. Cuộc sống Nga được Puskin nhìn nhận với “Khối óc lạnh lùng” và “Trái tim nặng vết thương đau” nên rất cụ thể và rất đa dạng.

2.4. Thời kỳ bị quản chế ở phương Bắc (1824-1826)

Không cản được tiếng thơ tự do, Alếchxăng I đã đày Puskin về làng Mikhailốpxcôiê, từ phương Nam trở về, Puskin buộc phải sống ở trại ấp của cha ở xã Mikhailôxkôie, sống xa bạn bè, ông chỉ gần gũi với vú nuôi Arina. Nơi làng quê hẻo lánh, giữa những ngày bão tố của cuộc cách mạng tháng Chạp, nhờ tiếp xúc với nhân dân, tham gia sinh hoạt văn nghệ giải trí ở địa phương và ghi chép văn học dân gian, với bản lĩnh phi thường của người nghệ sĩ - chiến sĩ, Puskin vượt qua được cơn khủng hoảng tư tưởng trầm trọng, đứng vững và tiếp tục sáng tác. Thời kỳ Mikhailốpxcôie đánh dấu sự phát triển trong tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Các sáng tác của ông đặt ra những vấn đề lớn lao của thời đại, thể loại đa dạng hơn. Ở Puskin, nhà nghệ sĩ-tư tưởng đã gắn làm một.

Từ 1825, sáng tác của Puskin chuyển qua giai đoạn mới, quan trọng, bỏ hẳn chủ nghĩa lãng mạn, đi sâu vào phương pháp hiện thực. Ông tiếp tục viết phần tiếp theo của tiểu thuyết “Épghênhi Ônhêghin”. Tiếp đó là vở bi kịch lịch sử “Borit Gôđunốp”. Hai mươi sáu tuổi (1825) nhà thơ lại dẫn đầu chủ nghĩa hiện thực Nga.

Trong khi Puskin vẫn sống cô đơn ở ấp trại thì cuộc chính biến nổ ra ở Pêtécbua ngày 14.12.1825. Cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng. Bọn phản động khủng bố mạnh mẽ. Cách mạng thoái trào. Puskin cảm thấy bàng hoàng, thất vọng. Hàng loạt bài thơ băn khoăn giữa nổi đau buồn và lòng tin tưởng vào cuộc sống. Cuối cùng lý tưởng đã chiến thắng.

2.5 Những năm cuối đời và cái chết của nhà thơ :(1827-1837)

Cuối năm 1826, Puskin được về sống ở Mátxcơva dưới sự “ bảo trợ” của Nicôlai I với chức “ Thiếu niên thị tòng” (công việc gác cổng ở hoàng cung, thích hợp với những thiếu niên hơn là một nhà thơ có tiếng tăm như Puskin). Cuối năm 1828, Puskin quen một tiểu thư quí tộc xinh đẹp trong một cuộc vũ hội. Đó là Natalia Gônsarôva. Mấy tháng sau, Puskin cầu hôn. Hai năm sau nhà gái mới nhận lời chính thức vì họ do dự: chàng rể tương lai là một nhà thơ “có vấn đề chính trị” và cũng không giàu sang lắm. Lễ cưới diễn ra ngày 18.02.1831 cùng những tháng ngày hạnh phúc trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô Mátxcơva.

Những năm tháng lưu đày rèn luyện cho Puskin bản lĩnh sống, khơi dậy lòng khao tự do. Nơi hoàng cung, Nga hoàng ghen ghét tài năng của nhà thơ, không mua chuộc được tiếng thơ Puskin. Sinh hoạt chốn thượng lưu đã khiến cuộc sống Puskin thêm ngột ngạt, nặng nề. Sự bức bách mà thủ phạm số một là chế độ bạo tàn của Nicôlai I cùng với âm mưu đen tối và bỉ ổi của chế độ Nga hoàng nhằm chống lại thiên tài văn học Nga đã dẫn Puskin đến cuộc quyết đấu ngày 08.02.1837, và cái chết của nhà thơ ngày 10.02.1837.

Giai đoạn này, Puskin rất say mê sáng tác và gặt hái được những thành quả chưa từng thấy: ngoài thơ, kịch, trường ca, giờ đây lại xuất hiện văn xuôi Puskin, hoàn thành tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin. Puskin đặc biệt quan tâm đến khởi nghĩa nông dân và viết tiểu thuyết lịch sử  “Người con gái viên đại úy”, ca ngợi người anh hùng áo vải Êmêlian- Pugatsôp (lãnh tụ nông dân, khởi nghĩa từ năm 1773-1775, dưới triều Êkatêrina đệ nhị), Dubrốpxki, Kỵ sĩ đồng, Những bi kịch nhỏ, Ông lão đánh cá và con cá vàng,… Ngoài ra còn nhiều bài phê bình, chính luận sắc bén khác.

 Đường thơ của Puskin còn dang dở nhưng ông đã hoàn thành nhiệm vụ “khởi đầu của mọi khởi đầu”  cho nền văn học tiên tiến thế kỷ XIX của nước Nga và nhân loại.

III.THƠ TRỮ TÌNH VÀ CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH:

Puskin viết nhiều thể loại khác nhau nhưng trước hết là thơ, từ 15 tuổi đã có thơ đăng báo cho tới năm cuối của cuộc đời, Puskin có viết truyện và kịch nhưng thủy chung của ông vẫn là thơ.

Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi, thi hào Puskin đã để lại cho đời sau hơn 800 bài thơ trữ tình có giá trị. Thi sĩ hiểu rất rõ giá trị của bài thơ của mình. Trong một bài thơ cuối đời, Puskin dự đoán:

Tôi sẽ mãi mãi được nhân dân yêu mến

Vì thơ tôi gợi cảm tình trong sáng

Ca ngợi tự do trong thế giới bạo tàn

(Đài kỷ niệm - 1836)

Làm thơ là tự nguyện, Puskin hứa hẹn từ buổi ban đầu con đường thơ ca yêu nước, yêu tự do, con đường cách mạng. Mượn chuyện nhà tiên tri xưa đi truyền lời thượng đế, nhà thơ viết bài thơ "Nhà tiên tri" để tuyên truyền lý tưởng, thức tỉnh nhân dân: "Năm châu bốn biển đi liền / Mà đem lời nói đốt tim muôn người".

Giai cấp thống trị muốn xóa bỏ hình tượng nhà thơ nhân dân ra khởi phát từ "nhà tiên tri" bằng nhà tù hoặc danh lợi" nhưng chúng đã bất lực. Nhà thơ BaLan Adam Mickievich đã cảnh cáo "kẻ nào nhằm các bậc tiên tri mà ném đá thì hãy coi chừng" trong bài thơ ông gởi "Các bạn bè tôi ở nước Nga" (1837). Hồi ấy, Puskin làm thơ theo phong cách dân gian, truyền miệng, dân chúng thuộc thơ ông nhưng chẳng biết gì về tác giả.

Đôi lúc nhà thơ cảm thấy thất vọng, bất lực vì thấy "Lũ người gieo giống tự do trên đồng vắng" cứ gieo mãi, uổng công lắng nghe mãi mà không thấy âm vang đáp lại:

"Riêng tiếng người không ai buồn vọng lại

 Số phận người cũng thế, hỡi thi nhân"

Khi cuộc cách mạng dân chủ Nga (1816-1825) bị dập tắt:

           "Riêng mình tôi, người xướng ca diệu huyền

                                                            được dông tố ném lên bờ thoát chết

                                                                                         tôi lại hát bài ca thuở trước…."

Quá trình Puskin làm thơ cũng là quá trình tìm tòi khẳng định cụ thể và dứt khoát chức năng nghệ sĩ và vai trò xã hội tích cực của thơ ca:

           "Tiếng nhộn nhịp ngoài xa kia cuộc sống

                                                         đang gọi tôi lòng khoắt khoải bồi hồi

           (…) Tôi muốn sống để nghĩ suy và đau khổ

         Chao ôi giá tiếng thơ tôi rung động được lòng người

         (….) Sao Chúa chẳng cho tôi tài hùng biện để làm nên dông tố!"

Là nhà thơ lãng mạn nhưng Puskin coi cuộc sống bình thường xung quanh là đối tượng của thơ. Cuộc sống Nga, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, ngôn ngữ Nga đi vào thơ Puskin với mọi dáng vẻ, âm điệu và màu sắc. Trong thơ Puskin có hoa hồng, chim họa mi, có túp lều, đống rạ, tấm lưới dân chày, thơm hương lúa mì, cũng có cả "lá thư tình bị đốt cháy" và những thứ rất Nga như cỗ xe tam mã, hàng cây sồi, một điệu dân ca… Puskin mở rộng đôi cánh cửa thơ để cho những thứ mộc mạc quen thuộc hàng ngày tuôn chảy mà không làm tầm thường thơ, Puskin khhông phân chia thơ văn thành hai đẳng cấp: Thơ (cao đẹp) và văn xuôi (tầm thường). Trong thơ Puskin có văn, trong truyện có chất thơ. Đó là thơ "siêu thể loại", không còn bị ràng buộc bởi những thứ vô hình, mơ hồ, ước lệ. Cuộc sống bình thường nhưng phải là cuộc sống của nhân dân:

" Từ bỏ chốn thượng lưu bệnh hoạn

 Những cuộc vui chơi xa hoa, chè chén

Trở về đây với tiếng lá hàng sồi

Với ruộng đồng bằng lặng thảnh thơi"

Sống ở đó với dân chúng, nhà thơ nhìn cuộc sống bằng con mắt của nhân dân, cuộc sống làng quê bình dị là nguồn thơ phong phú đối với nhà thơ nào biết đắm mình trong đó:

"Xuyên qua những làn sương gợn sóng

Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua

Buồn vải ánh vàng lai láng

Lên cánh đồng buồn dăng xa.

Trên đường mùa đông vắng vẻ

Cỗ xe tam mã băng đi

Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ

Đều đều khoắc khoải lòng quê (….)

(Con đường mùa đông)

Puskin say mê những bài dân ca Nga vui tươi, yêu đời.

Có con chim sơn cước

Sống lặng lẽ ngoài khơi…

Có cô gái sớm mai

Ra ngoài trời gánh nước

Có khi nghe buồn tẻ tiếng nhạc ngựa đường dài, mênh mang cùng ánh trăng đêm:

Hát, nghe những khúc hát

Giải nổi buồn trong đêm

Ôi xiết bao thân thiết

Những lời ca ngang tàng

Hát đi bác xà ích

Ta sẽ chăm chú nghe

Trăng liềm soi tịch mịch

Buồn tênh gió thoảng xa

Hát đi: "trăng, trăng đẹp

Sao trăng lại cứ nhòa ?"

(Tuyết nhấp nhô như sóng)

Nhà thơ nghe thấy mọi tiếng cuộc đời: tiếng chim, tiếng suối, tiếng rừng, tiếng gió và cả tiếng chửi rủa, tiếng xích xiềng, tiếng đạn réo. Đáp lại chúng, nhà thơ làm tiếng vọng, đem tâm hồn mình vọng lại. Đó là lý tưởng thẩm mỹ Puskin.

Puskin nghĩ và nói về tình yêu như về một nguyên lý trong sáng, đẹp đẽ có khả năng thức tỉnh, tái tạo con người, tiếp sức sống và sức mạnh cho con người. Soi vào tình yêu ấy, con người càng thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp là cách Puskin phủ định thói giả dối, kênh kiệu, vụ lợi, ích kỷ của người đời. Nhà thơ tách cô Tachiana ra khỏi đám tiểu thư tỉnh lẻ và tiểu thư Mátxcơva như là đưa tâm hồn phụ nữ Nga tốt đẹp trong sạch mà tỏa sáng trong những số phận con người thừa u ám trong tiểu thuyết thơ "Épnhêghi Ônhêghin" vậy.

Puskin viết những bài thơ tình yêu rất dễ thương cho những người đang yêu. Hãy nghe một chàng trai đã yêu, vẫn còn yêu nhưng biết chia sẻ nổi thất vọng của nàng và cầu cho nàng gặp được tình yêu xứng đáng.

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Bởi hồn em đã gợn bóng u hoài

*

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực nổi ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành đầm thắm

Cầu cho em một người tình như tôi đã yêu em.

                                                          (Tôi yêu em)

Rất nhiều bài thơ tình của Puskin đã được các thế hệ nhạc sĩ nổi tiếng của Nga như Glinka, Traicốpxki, Rakmanhikốp … chọn để phổ nhạc vẫn còn vang động như những "khúc dân ca mới" làm nên sự bất tử của thơ ca Puskin.

Tóm lại, đặc điểm trữ trữ tình của Puskin là ở nội dung tư tưởng sâu sắc, tính nhân đạo cao được biểu hiện trong một hình thức hoàn hảo. Điểm này làm cho Puskin khác các nhà thơ, nhà văn cách mạng tháng Chạp, thơ văn của họ có giá trị động viên rất lớn nhưng về mặt nghệ thuật chưa được hoàn chỉnh. Thơ trữ tình chủa Puskin là “tiếng đáp lại”, “tiếng dội” của thực tế khách quan. Đây là điểm khác nhau giữa Puskin và bọn thi sĩ, văn sĩ bồi bút suy đồi.

Trong những năm qua, Puskin được nghiên cứu và và giới thiệu nhiều ở Việt Nam. Truyện ngắn, tiểu thuyết đã được dịch và đưa vào sách văn phổ thông, vở kịch Épnhêghi Ônhêghin chuyển thành vở Ôpêra đã được Nhà hát kịch Hà Nội đưa lên sân khấu thủ đô rất sớm. Còn thơ Puskin - người ca sĩ của tự do cũng được yêu quí, trân trọng ở nước ta. Những bạn chưa thể đọc thơ Puskin bằng tiếng Nga có thể đọc thơ dịch do các nhà thơ Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh.... Dịch ngôn ngữ thơ của Puskin rất khó bởi vì nó giản dị, đẹp đẽ và dễ mất mát, khó chuyển hết nghĩa khi chuyển ngữ.

          3.1.Vấn đề tự do trong thơ trữ tình của A.Puskin

            Xã hội Nga thế kỷ XIX là xã hội mất tự do, nhân phẩm con người không được tôn trọng, nhưng chế độ nông nô chuyên chế luôn luôn tự khoác cho mình chiếc áo tự do, dân chủ. Giữa “ âm u tù hãm” của cuộc sống, Puskin nhìn thấy sự tồn tại bất hợp lí của chế độ này. Ông không thỏa mãn với thiết chế nhà nước đương thời, lên tiếng đòi tự do, dân chủ. Tiếng nói tự do trong thơ ông gắn với ý thức tự cường dân tộc, được thức tỉnh sau chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1812. Vì vậy, nó thổi bùng ngọn lửa đấu tranh đòi tự do, dân chủ, chống lại chế độ nông nô chuyên chế hà khắc. Đây là một việc làm “tấn công trời”, vì thế mà giữa Puskin và chế độ Nga hoàng có sự đối lập ghê gớm.

Thế kỷ Puskin sống là “thế kỷ bạo tàn” dưới triều Nicôlai I như nhà thơ đã xác nhận nhưng đồng thời cũng là thế kỷ mở đầu cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Nga. Ông quan niệm tự do là tất yếu đối với sự phát triển của xã hội, tư tưởng cách mạng, tư tưởng tự do đã thấm sâu trong tâm hồn nhà thơ trẻ, tình yêu tự do chống chế độ độc tài thể hiện trong một số bài thơ của Puskin khi còn học ở trường Lixê. Trong bài thơ “Gửi Lixinhi”(1815), thi sĩ đã dựng lên bức tranh của triều đại Lamã lúc suy tàn để ám chỉ xã hội Nga lúc bấy giờ, một xã hội đầy dẫy bọn gian thần nịnh hót, lấy việc xu nịnh làm phương tiện tiến thân, tỏ lòng trung thành bằng cách áp bức, khủng bố nhân dân. Tác giả mượn sự kiện lịch sử để cảnh cáo chế độ độc tài ở Nga:

                                    Triều La mã nhờ tự do mà phát triển.

                                    Và cũng vì nô lệ hóa siêu vong.

Đặc biệt, đối với nghệ sĩ, tự do biểu hiện trong sáng tác là khát vọng lớn lao là lẽ sống của người nghệ sĩ “Tự do”(1817). Những vấn đề được đặt ra ở đây là nhân dân, Nga hoàng và pháp luật. Puskin phát biểu như một nhà cách mạng quý tộc “Luật pháp phải đứng trên vua và nhân dân”, tức lả hạn chế quyền hành của nhà vua. Ở thời kỳ này, đây là một tư tưởng tiến bộ vì nó thể hiện được tinh thần đấu tranh với chế độ độc tài. Nhà thơ kêu gọi:

                        “Lũ bạo chúa hoàn cầu! Run đi chứ.

                        Còn các anh, hãy dũng cảm, nghe đây.

                        Quật khởi lên, hỡi nô lệ cúi đầu!

Chính bài thơ đã truyền nhiệt tình cách mạng cho tầng lớp thanh niên tiến bộ, họ xem đó là lời kêu gọi đấu tranh, tư tưởng tự do ở đây được kết hợp với tinh thần yêu nước một cách chặt chẽ, nhà thơ muốn nói lên sự sụp đổ tất yếu của chế độ độc tài chuyên chế, vấn đề cách mạng và sự chiến thắng cuối cùng của nó:

                        Cả nước nga sẽ tỉnh khỏi cơn mơ.

                        Trên đống vụn của chính quyền chuyên chế.

                        Tên chúng ta khắc ghi muôn thế kỷ.   

Ca ngợi tự do, vạch trần chế độ chuyên chế, Puskin đồng thời không thể không đánh mạnh vào chế độ nông nô, tố cáo chế độ nông nô chuyên chế, kẻ thù của tự do. “Làng quê” (1819) là một trong những bài thơ trữ tình chính trị xuất sắc của Puskin, đằng sau bức tranh quê tươi đẹp là cuộc đời tăm tối của người nông dân:

                        Theo bắp cày, còng lưng tối mặt.

                        Dưới làn roi khổ nhục, ê chề.

                        Đàn nông nô xơ xác chân lê

                                    Trên luống đất bọn chủ nô tàn ác.

Sở dĩ như vậy vì chế độ nông nô cho phép bọn chủ nô:

                                    Dùng đòn roi áp bức chiếm cho mình.

                                    Cả của cải, đòn roi, công sức.

Khi tự do đã trở thành lẽ sống, nhà thơ rung động với tất cả những gì liên quan đến tự do, cảm thông và khích lệ đồng chí của mình, tình bạn trở nên cao cả khi trở thành tình đồng chí, tình đồng chí sẽ vô cùng sâu sắc khi đạt đến mức tình bạn:

                                    Thì bạn ơi, vì tổ quốc hiến dâng.

                                    Những cơn lốc của tâm hồn tuyệt diệu                      

                                    Đồng chí hỡi, tin đi, sao rụng chiếu.

                                                                      Gửi Sađaép (1818),      

Ngay cả trong lĩnh vực tình yêu-  tình cảm rất riêng tư, tự do là vẫn là cội nguồn cho những rung động chân thành, trong sáng, cao thượng và tế nhị, tình yêu (nghĩa hẹp) còn có tác dụng tái sinh:

                        Cả cuộc sống, cả tình yêu, nước mắt.

                        Thần tượng xưa và phấn khởi nhiệt tình.

                                                                        (Gửi Kéc)

Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp bị thất bại, quá trình nhận thức, đấu tranh cho tự do có lúc cũng khiến nhà thơ bi quan nhưng nhiệt tình sống và đấu tranh cho tự do của người nghệ sĩ và của nhân dân đã thôi thúc Puskin vượt lên tất cả để xây đài kỷ niệm trong “thế kỷ bạo tàn”, xuyên qua bóng đen dày đặc, Puskin thấy rõ cuộc sống đang tiến triển, ngay cả những lúc tưởng chừng không vượt qua được, nhà thơ vẫn không buông xuôi, trước khi qua đời không lâu, nhà thơ viết;

                        Ồ, cuộc đời chưa làm tôi chán ngán,

                        Tôi thích sống và tôi còn muốn sống…

                                                                        (1836)    

Thậm chí đến khi không còn được sống nữa, thi sĩ vẫn thấy sẽ có một thế hệ mới tiếp tục:

                                    Chào các anh

                                    Thế hệ trẻ tôi chưa hề quen biết

                                    Tôi thấy rõ sức hậu sinh mãnh liệt

                                    Sẽ vượt qua các bạn cũ tôi giờ.

                                                                        (Tôi lại về thăm – 1835)

3.2.Đặc điểm nghệ thuật  thơ trữ tình của A.Puskin 

           Nói đến thơ trữ tình là nói đến cảm xúc chủ quan của nhà thơ, thơ ca trữ tình chân chính không chỉ tái hiện một cách đơn giản những cảm xúc cá nhân mà là khái quát hóa đến mức độ điển hình. Thơ trữ tình của Puskin chính vì vậy, trước hết mô tả thế giới nội tâm của nhà thơ, mối quan hệ đối với thực tế nhưng sáng tác của Puskin bao giờ cũng chứa đựng một nội dung xã hội lớn lao, luôn gắn cuộc sống với việc giải quyết những vấn đề thời đại đặt ra trước mắt, vì vậy những cảm xúc cá nhân của nhà thơ cũng chính là cảm xúc điển hình của thời đại.

       +  Với Puskin, xuất phát từ cuộc sống bao gồm tất cả mọi mặt phong phú của nó, nhà thơ không hạn chế lựa chọn đối tượng miêu tả như những nhà thơ theo chủ nghĩa cổ điển hoặc tình cảm, bởi vậy, từ con đường mùa đông bình thường, từ một cánh hoa khô nằm im trong tập sách cho đến những núi non hùng vĩ của vùng Cápca… tất cả đều là đối tượng nhà thơ phản ánh.

       + Thơ trữ tình của Puskin được viết theo hai phương pháp: lãng mạn và hiện thực, gắn với những bước tiến trong nghệ thuật của ông. Những tác phẩm ở thời kỳ từ 1825 trở về trước được viết theo phương pháp lãng mạn tích cực, ở thời kỳ từ 1825 trở về sau được viết theo phương pháp hiện thực.

       + Nét độc đáo trong thơ ông là không đơn điệu về đề tài, triết lý mà không khô khan, thơ chính trị mà không lên gân. Hệ thống hình ảnh, âm thanh sinh động, giàu màu sắc Nga. Thơ trữ tình của Puskin là sự đóng góp cho ngôn ngữ Nga trong lĩnh vực đời sống và trong  văn học. Puskin là một nhà thơ tình yêu điển hình của thơ ca Nga.

      + Thơ trữ tình của Puskin khá nhiều, bao gồm đầy đủ cảm xúc của một nhà thơ dân tộc, một nhà thơ của tình yêu đôi lứa và nhà thơ lãng mạn cách mạng.

IV.KHÁT VỌNG TỰ DO CỦA THỜI ĐẠI QUA TIỂU THUYẾT THƠ “RÚTXLA VÀ LIÚTMILA”, “NGƯỜI TÙ CÁPCA”, “NHỮNG NGƯỜI SƯGAN”:

Trong sự nghiệp văn học của mình, Puskin đã sáng tác hơn 12 bản trường ca và có hơn 12 bản trường ca khác bị bỏ dở (gồm gần 10 ngàn câu thơ). Từ bản trường ca hoàn chỉnh đầu tiên Rutxlan và Liutmila đến bản trường ca cuối cùng Kỵ sĩ đồng có tính chất triết lý sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành của Puskin về mặt tư tưởng. Trường ca của Puskin là sự tiếp tục và nâng cao thể loại truyền thống, thể hiện khát vọng của con người Nga, những năm thức tỉnh của dân tộc và thể hiện những mâu thuẫn của thời đại, là một đóng góp xứng đáng cho văn học Nga và thế giới.

4.1.Rútxla và Liútmilan:

Puskin có ý định viết bản trường ca này ngay từ khi còn học ở nhà trường và thực sự xây dựng tác phẩm trong ba năm (1817-1820). Có lẽ ngoài cuốn tiểu thuyết thơ Épghênhi Ônhêghin viết trong tám năm thì không có tác phẩm nào lại chiếm nhiều thời gian và công sức của Puskin như bản trường ca này. Đây là tác phẩm tự sự bằng thơ cở lớn đầu tiên của Puskin gồm tới sáu ca khúc, không kể phần mở đầu và phần kết thúc.

Ngày 20.03.1820 tác giả đọc cho Giukốpxki nghe và Giucốpxki đã trao bức chân dung với lời đề tặng “ Thầy chiến bại tặng trò chiến thắng”. Giucốpxki và nhiều nhà thơ lãng mạn khác đều mong ước viết bản trường ca có tính chất dân tộc nhưng đã không thành công. Chàng thanh niên hai mươi mốt tuổi đã viết bản trường ca như thế trách gì nhà thơ bậc thầy không ngợi ca, tán thưởng. Nếu không có sự giúp đỡ, tán thưởng của những nhà thơ lớp trước thì Puskin sẽ khó khăn rất nhiều trong công việc tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật.

Bản trường ca ra đời trong hoàn cảnh xã hội và văn học đặc biệt, biến cố lớn của lịch sử như cuộc chiến tranh nhân dân đã khiến các nhà thơ tìm về cội nguồn dân tộc, tìm về văn học dân gian xa xưa, khai thác chất liệu cho một bản trường ca kiểu mới, lãng mạn chủ nghĩa, khác hẵn những bản trường ca anh hùng hoặc hài hước cổ điển. Puskin sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt nhiều nguồn chất liệu: Những truyện cổ tích do bà nhũ mẫu kể lại, những tuyển tập bài hát cổ, tác phẩm Bài ca về đạo quân Igo, tám tập đầu bộ Lịch sử quốc gia Nga của Caramdin … Puskin không chỉ khai thác cốt truyện, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, nhịp điệu như nhiều người đã làm mà quan trọng hơn nữa là nắm bắt “tinh thần nhân dân” qua các bài ca.

Bản trường ca tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời, ca ngợi chính nghĩa thắng gian tà, tình yêu đằm thắm thủy chung thắng mọi trở lực đen tối, thiện thắng ác, người tốt hưởng hạnh phúc, kẻ xấu bị hình phạt theo đúng đạo lý công bằng, nhân đạo của nhân dân trong truyện cổ, toát lên “tinh thần Nga”, “hương vị Nga”, xa lạ với tính chất buồn thương, thần bí, tôn giáo của trường ca Giucốpxki.

Bản trường ca cũng không phân chia nhân vật chính diện, phản diện một cách cứng nhắc, giả tạo theo công thức truyền thống. Puskin xây dựng những nhân vật sống động, đa dạng, nhiều vẻ, “những con người chứ không phải cái bóng” như Bêlinxki nhận xét. Cuộc sống thời xưa, các trận chiến đấu, tình yêu nam nữ đều được miêu tả chân thực với những mong ước, đắm say “thế tục”. Chàng tráng sĩ Ruxlan, nàng công chúa Liutmila, ba chàng Rôgơđai, Phaclap, Ratmia và nhiều nhân vật khác đều để lại những ấn tượng sâu đậm cho người đọc bên cạnh những nhân vật phù thủy, ẩn sĩ, những phép biến hóa nhiệm màu, những mưu ma chước quỹ vẫn thường gặp trong những truyện dân gian, tất cả đưa chúng ta về “ngày xửa, ngày xưa” huyền diệu, khi nước Nga chiến thắng kẻ thù xâm lược, Rutxlan và Liutmila bảo vệ được tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đó là cái mới trong trường ca của Puskin.

Về mặt thể loại Puskin không chịu bó tay trước sự phân chia nghiêm ngặt, quy phạm của chủ nghĩa cổ điển, cản trở sự phát triển của văn học trong hoàn cảnh mới. Puskin vượt lên sự ước lệ truyền thống bằng sự kết hợp sinh động, khéo léo lịch sử và thần thoại, cái anh hùng cao cả và cái bình thường thấp kém, cái bi và cái hài, cùng với yếu tố tự sự  là yếu tố trữ tình cùng với ngôn ngữ trang trọng, cao quý, ngôn ngữ phòng khách duyên dáng là ngôn ngữ mộc mạc thông thường của giới bình dân.

Những đóng góp của Puskin gây nên không ít phản ứng trong giới phê bình bảo thủ, phản động. Họ xem tác phẩm như một gã mugichs thô lỗ bước vào phòng khách quý tộc, họ phản đối việc sử dụng tiếng nói nôm na, giản dị của người bình dân, đánh giá những cố gắng của Puskin nhằm dân chủ hóa nội dung và hình thức như một “tai họa” cho văn học, mặc dầu con đường Puskin đi đã mở ra một triển vọng lớn cho trường ca lãng mạn.

Ngược lại, thành công của Puskin được nhiều người đương thời hoan nghênh, tuy nhiên nhà thơ lãng mạn tích cực không thể dừng lại ở trường ca thần thoại lịch sử, với:

            Biến cố ngày xửa ngày xưa

            Truyền thuyết của một thời xa thẳm.

 Điều đáng quan tâm trên hết, trước hết với Puskin vẫn là thời đại mà nhà thơ đang sống, là con người cùng thời với nhà thơ, là những vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng liên quan đến phong trào tháng Chạp. Puskin sáng tác một loạt trường ca trong những ngày lưu đày ở phương Nam, gọi chung là “Trường ca phương Nam”. Những sáng tác này gắn liền với những bài thơ chính trị vì cũng biểu hiện niềm khát vọng tự do  và tinh thần phản kháng tuy không đề cập trực tiếp, cụ thể đến những vấn đề chính trị xã hội như chống bạo chúa, giải phóng nhân dân. Thông qua vấn đề đấu tranh cho tự do của cá nhân như thường gặp trong các bản trường ca lãng mạn, Puskin đã biểu hiện tinh thần cách mạng của thời đại.

4.2. Người tù Cápca;

Người tù Cápca (1820-1821) do Puskin viết khi bị đày xuống miền Nam, Nếu trong trường ca Rútxlan và Liútmilan nhà thơ dựa vào truyền thuyết để xây dựng và khẳng định sức mạnh của tình yêu, tuổi trẻ, khẳng định lực lượng“thiện thắng ác” và hầu như không gắn liền trực tiếp với thời đại thì ngược lại, trong “Người tù Cápca”, tác giả đã thể hiện nhũng nét căn bản của thế hệ thanh niên xã hội đương thời. Nhân vật chính trong bản trường ca là một “con người thời đại”, bị số phận xua đuổi, một con người có tâm lý khá phức tạp, đầy mâu thuẫn, người tù có chí hướng cao, say mê tự do, xem tự do gần như một tôn giáo. Anh chán cái xã hội của mình, một xã hội đầy tội lỗi đã làm cho tâm hồn anh chai sạn:

                                    Anh nhận ra thế giới với loài người,

                                    Thấy rõ cả cuộc đời toàn giả dối.

Từ bỏ xã hội thượng lưu, anh đi tìm tự do, đến miền núi Cápca, nơi “tự do đang ngự trị giữa những con người vùng rừng núi”, anh bị bắt, bị gông xiềng. Rõ ràng ở thế giới này, dù xã hội văn minh hay vùng rừng núi nơi anh tìm đến đều không có tự do. Điều này do tội lỗi của xã hội đương thời và ý nghĩa xã hội của tác phẩm chính là ở đây.Với anh tự do là tất cả, mối tình chân thành, say đắm của cô gái Séckét cũng không giữ anh lại được, anh lại đi sau khi được cô gái Séckét phá xích xiềng. Nhưng đi đâu? Liệu có tìm được tự do theo ý muốn không? Bản trường ca chưa trả lời!

Lý tưởng tự do trong bản trường ca còn thể hiện ở hình ảnh cô gái Séckét. Cô yêu mãnh liệt, không tính toán đồng thời cũng biết hy sinh vì tình yêu. Thà nàng chết còn hơn thấy người yêu mình bị gông xiềng, thấy tình yêu trong nô lệ. Nàng thả người tù vì tôn trọng tự do của người yêu rồi tự tử, cái chết của nàng cũng có ý nghĩa là chết cho tự do.

Người tù Cápca là bản trường ca lãng mạn, ở đây ta thấy tính cách người tù khá mâu thuẫn, tâm hồn anh đã già cỗi, lãnh đạm với cuộc sống nhưng đồng thời lại rất say mê tự do. Tính cách của nhân vật không duy nhất, dường như tác giả muốn gởi gắm những tình cảm, rung động chủ quan của mình cho nhân vật. Đây là một trong những đặc điểm của phương pháp lãng mạn, hành động của truyện phần nhiều không gắn với thực tế xung quanh, tác giả đưa nhân vật đến những nơi xa lạ, người tù phải đi tìm tự do ở Cápca chứ không phải ở thành phố nơi anh sinh ra và lớn lên. Đồng thời, Séckét có quá khứ và tương lai không rõ ràng, tính cách thiếu duy nhất, những cảnh trí bất bình thường, nhân vật chung chung, không có tên, lối hành văn bay bướm … tất cả những điều đó quy định tính chất lãng mạn của bản trường ca. Người tù Cápca mở đầu cho trào lưu văn học mới, trào lưu lãng mạn tích cực. Đây là một trào lưu tiến bộ, nó thể hiện những tình cảm, ý thức cách mạng của thanh niên quý tộc, những phần tử tích cực nhất của họ là những nhà tháng Chạp của tương lai, bất mãn với hiện thực, với chế độ xã hội, họ khao khát và sùng bái tự do. Mặc khác họ thấy cô đơn, thiếu liên hệ với nhân dân mặc dầu họ thông cảm với nỗi đau của nhân dân. Tất cả những điều đó làm cho tấn bi kịch trong tâm hồn họ ngày càng trở nên sâu sắc. Bêlinxki đã nhận xét: “Người tù, đấy là nhân vật chính của thời bấy giờ”. Tác phẩm là bước thử nghiệm đầu tiên trong việc thể hiện con người thời đại của Puskin.

 4.3.Những người Sưgan :

 Những người Sưgan được sáng tác từ tháng 01 đến tháng 10 năm 1824. Đây là bản trường ca lãng mạn cuối cùng trong sáng tác của Puskin. Những người Sưgan tiếp tục phát triển chủ đề của : “Người tù” tức là chủ đề về: Con người thời đại.

           a).Vấn đề Con người thời đại  trong tác phẩm

Vào những năm sau chiến tranh vệ quốc (1812), trong xã hội Nga xuất hiện một bộ phận thanh niên chán ngán cuộc sống hiện tại, đi tìm tự do ở chốn hoang sơ. Nhân vật  chính trong trường ca Những người Sưgan là Alêcô. Anh cũng giống như người tù, rời bỏ xã hội văn minh để đi tìm tự do. Anh đến thảo nguyên sống với những người du mục Sưgan, quá khứ và tương lai của Alêcô không rõ ràng, anh xuất hiện từ đêm tối của đồng hoang và cuối cùng lại mất hút trong bóng đêm bí mật. Chúng ta chỉ biết rõ suộc đời anh khi anh tới với những người Sưgan, xã hội anh đã từng sống trong quá khứ mâu thuẫn với ước vọng tự do của anh nên anh từ bỏ nó. “Xiềng xích giáo dục, cuộc sống nô lệ văn minh, thành phố ngột ngạt”, chen chúc phía sau hàng rào không cản được vẻ đẹp thiên nhiên. Aleco là một người khác biệt với những con người thuộc tầng lớp anh, là một người thông minh, có ý chí mạnh, tính tự quyết cao, anh bất mãn với xã hội chung quanh, căm thù sâu sắc chế độ nô lệ đương thời, anh phản kháng và dứt bỏ nó để đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống giản đơn, tự do. Về mặt này, Aleco gần với những người con ưu túc của thời đại.

Tác giả vừa ngợi ca khát vọng tự do của Alêcô nhưng cũng phê phán quan niệm tự do cá nhân đến mức ích kỷ, tàn nhẫn của nhân vật, chính anh là sản phẩm của xã hội mà anh khinh ghét và bản chất ích kỷ ấy là do xã hội tư hữu mà anh chống lại. Demphira gặp Aleco một cách bất ngờ, thích anh ta và tự do nhận anh ta làm chồng mà không cần đến nghi thức nào cả, hai năm chung sống, cô ta chán Alêcô và muốn tự do yêu người khác. Khi con tim Alêcô đòi hỏi tự do thì anh ta vứt bỏ tất cả, nhưng khi kẻ khác đòi tự do thì anh không thể chấp nhận được, anh đã giết người mình yêu, tính ích kỷ và tội ác của Alêcô đưa anh ta đến chỗ cô đơn. Chúng ta thương hại hơn là có cảm tình với anh ta, đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa Alêcô với những nhân vật tiến bộ của thời đại, những nhà tháng Chạp, những người này đòi tự do cho nhân dân còn Alêcô đòi tự do cho cá nhân mình:

                        Người bẩm sinh không sống giản đơn,

                        Người chỉ muốn tự do cho riêng mình hưởng.

 Đây cũng là một trong những nét tiêu biểu của thanh niên quý tộc Nga đầu thế kỷ XIX.  

b). Vấn đề lý tưởng của thời đại: 

Nhân vật Alêcô trong trường ca rời bỏ xã hội Nga hiện tại để gia nhập vào đoàn người Sưgan là do chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa Rutxô” lúc bấy giờ. Puskin vạch trần ảo tưởng của Rutxô và những người theo ông ta cho rằng: Con người văn minh có thể quay về với cuộc sống nguyên thủy. Puskin không ca ngợi cuộc sống của người nguyên thủy, họ cũng có những bất hạnh trước khi Aleco đến: Ông già Sưgan tốt bụng chẳng có hạnh phúc gì vì vợ ông Maraula yêu người khác, nỗi buồn ấy cứ âm ỉ mãi trong tâm hồn ông những ngày còn lại, như vậy ảo tưởng thời hoàng kim của con người man rợ của Rutxô bị hoàn toàn phá sản.

 Cuộc sống của những người Sưgan lang thang, thiếu thốn. Số phận của một số nhân vật trong đoàn người Sưgan như ông già (bố của Demphira), Demphira… buồn  đau và bi đát. Puskin không lý tưởng hóa cuộc sống của các dân tộc ít người như trong “Người tù Cápca”, bên cạnh những bức tranh lãng mạn, chúng ta còn thấy được hình ảnh của những con người rách nát, tội nghiệp cùng với chiếc xe tải cọt kẹt sống nay đây mai đó:

                        Những cụ già, em bé cởi trần,

                        Tiếng chó sủa, chó tru, xe bò kêu cọt kẹt.

Qua đó, tác giả muốn nói với người đương thời rằng xã hội lý tưởng chỉ có thể tìm thấy ngay trên mảnh đất của xã hội Nga mà thôi.

Ông già Sưgan là “một trong những nhân vật mà nền văn học có thể tự hào”(Bêlinxki), ông là con người bình dị, tốt bụng, bình tĩnh và chịu đựng, ông khuyên bảo Alêcô nên chịu đựng đau khổ của cuộc đời, ngược với Alêcô, ông quan niệm tự do một cách rộng rãi, không hề muốn trả thù kẻ phụ tình mình, ông cho rằng quả tim người con gái cũng tự do như mặt trăng trên bầu trời, muốn chiếu chỗ nào thì chiếu, ông nghi ngờ Alêcô không thể hòa mình vào cuộc sống du mục, ông không trả thù kẻ đã giết con gái mình dù rất đau khổ:

                        Bọn chúng tôi, hỡi chàng trẻ quá kiêu kỳ,

                        Chúng tôi không luật pháp, sống man di,

                        Không hành hạ, không giết ai tất thảy,

                        Cũng không cần tiếng kêu rên, máu chảy,

                        Nhưng với sát nhân, chúng tôi chẳng chung cùng.

Ông già Sưgan là nhân vật lý tưởng hóa theo dụng ý của Puskin, được dùng để giải thích và phê phán hành động của Alêcô nên tác giả đã đặt nhân vật này cao hơn các nân vật khác trong bản trường ca.

Về phương diện nghệ thuật, “những người Sưgan” là một trong những đỉnh cao sáng tác của Puskin, ngôn ngữ trường ca trong sáng, cô động.. Bố cục chặt chẽ, các nhân vật được thể hiện qua cách miêu tả hành động, ngôn ngữ, qua mâu thuẫn đầy kịch tính của họ, những đoạn đối thoại thay thế những đoạn kể bình thường.

Với những người Sưgan, A.Puskin thành công trong việc xây dựng nhân vật thể hiện chủ đề tư tưởng. Yếu tố kịch được tác giả sử dụng qua những đoạn đối thoại làm cho không khí trường ca thêm sinh động, tác phẩm là một bước tiến mới trong sáng tác của Puskin nói riêng và văn học Nga nói chung, là bản trường ca lãng mạn nhưng đã có những yếu tố hiện thực, nhân vật lãng mạn bắt đầu bị phê phán. Đó là dấu hiệu chủ nghĩa hiện thực bắt đầu “tấn công” chủ nghĩa lãng mạn.

V. TIỂU THUYẾT THƠ “ÉPGHÊNHI ÔNHÊGHIN” VÀ SỰ MỞ ĐẦU CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG VĂN HỌC NGA:

Vấn đề “con người thời đại” do Puskin đề cập đến trong Người tù Cápca được phát triển thêm một bước trong Những người Sưgan nhưng cả hai tác phẩm trên đều viết theo bút pháp lãng mạn, do đó tính cách của nhân vật ít nhiều bị hạn chế. Tháng 5-1823 Puskin khởi công viết Épghênhi – Ônhêghin và hoàn thành 1831. Đăng báo dần dần từng chương từ 1825 đến 1833 thì xuất bản tồn bộ.

Tiểu thuyết bằng thơ này có nội dung phong phú, giá trị nghệ thuật cao, rất phổ biến và là một trong những kiệt tác bậc nhất của văn học Nga và thế giới. Với tác phẩm này, Puskin mở con đường mới chưa từng có cho văn học Nga: Chủ nghĩa hiện thực. Đây là kiểu mẫu đầu tiên vượt qua chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn ở nước Nga.

            Với tác phẩm này, Puskin đã đưa ra những bức tranh của thời đại, tái hiện cuộc sống xã hội Nga từ 1819 đến đầu 1825(giai đoạn trước cuộc khởi nghĩa tháng Chạp) với tất cả độ rộng lớn, sâu sắc và chân thật của nó. Theo Bêlinxki “Đây là bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”đầu thế kỷ XIX.

5.1 Tóm tăt cốt truyện:

Epnhêghi Ônhêghin là một thanh niên quý tộc thông minh, có học thức, hào hoa, là một kiểu mẫu thượng lưu ở Pêtécbua. Sau nhiều năm phí hoài tuổi trẻ trong các phòng trà, nhà hát, tiếp tân, khiêu vũ, tiệc tùng, anh bắt đầu buồn chán “nỗi buồn chán của người Nga”. Anh đóng cửa ngồi nhà viết văn, đọc sách … nhưng rồi cũng không xóa được căn bệnh buồn chán nặng nề ấy. Cha và chú qua đời, anh về quê thừa kế gia tài, quản lý trại ấp, sống cho khuây khỏa. Nhưng chỉ được vài ngày sau anh lại buồn chán như xưa …. Cùng quê, có anh bạn Lenxki đang đắm đuối trong bản tình ca cùng cô Ônga xinh đẹp, hồn nhiên, bạn láng giềng từ nhỏ. Ônhêghin và Lenxki kết bạn với nhau. Tachiana chị của Ônga, một tiểu thư nông thôn không đẹp như cô em nhưng tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, mơ màng tư lự và giản dị.

Tachiana yêu Ônhêghin ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Cô viết thư tỏ tình gửi ngay cho Ônhêghin. Xúc động vì tấm lòng chân thành của cô nhưng Ônhêghin lại từ chối tình yêu vì lo rằng cuộc sống sẽ mất “yên tĩnh và tự do”. Thực ra anh chưa yêu vì còn ở trong tình trạng khủng hoảng tư tưởng. Do sự bực bội với Lenxki, anh tìm cách trả thù bạn theo kiểu quí tộc. Anh giả vờ ve vãn Ônga, chọc tức Lenski. Đúng vào ngày lễ thánh của Tachiana, xảy ra xung đột giữa Lenski và Ônhêgin. Vì thói sĩ diện qúi tộc, Ônhêgin đã nhận lời thách đấu súng và anh đã giết bạn. Đau buồn và hối hận, Ônhêghin rời làng quê ra đi du ngoạn lang thang suốt mấy năm trời.

Ônga mau chóng quên lãng người yêu xấu số Lenxki, nhận lời một viên sĩ quan và cùng chồng đi theo đơn vị.

Tachiana cảm thấy bị xúc phạm và đau khổ, sống âm thầm lẻ loi, từ chối mọi đám mối mai. Mùa đông nước Nga, hai mẹ con chuyển về sống ở Mátxcơva. Trong xã hội thượng lưu có một viên tướng xin cầu hôn nàng. Vì thương nể mẹ, Tachiana nhận lời.

Đến ngày Ônhêgin trở lại Pêtécbua thì Tachiana đã là một phu nhân sang trọng và đức hạnh trong giới quí tộc thủ đô. Với Ônhêghin, tình yêu sống dậy mãnh liệt trong tâm hồn, anh viết thư cho Tachiana. Anh trở nên si tình đến mức ốm đau và không thể chờ hồi âm, anh tìm đến gặp Tachiana.

Tachiana thú nhận vẫn còn yêu anh nhưng băn khoăn có nên bỏ cả lầu son gác tía để cùng anh trở lại làng quê giản dị ngày xưa. Cô cảm động vì tình yêu say đắm của anh, nhưng cuối cùng cô quyết định từ chối và trở lại trung thành với chồng.

Tachiana bỏ đi, Ônhêgin đứng đó sững sờ và chồng của nàng bước vào tiếp khách. Tác phẩm dừng lại ở cảnh đó.

5.2 Phân tích nhân vật:

            * Nhân vật Éghênhi Ônhêghin:

Trên cái nền bức tranh cuộc sống hiện thực Nga trải rộng từ thành thị tới nông thôn là nhân vật chính Épghênhi Ônhêghin, một quí tộc trẻ tuổi . Đây là nhân vật phức tạp và mâu thuẫn, do đó cũng là nhân vật sinh động, xa lạ với chủ nghĩa công thức trước kia vẫn ngự trị trong các tiểu thuyết Nga. Anh không phải là nhân vật tích cực, cũng không hẳn là nhân vật phản diện. Mâu thuẫn trong tích cách Ônhêghin là do địa vị xã hội và nền giáo dục mà anh nhận được. Anh không phải lo làm việc kiếm sống nhờ gia tài thừa kế kếch sù của những người thân thuộc.

Chán ngán kinh đô Pêtécbua với cuộc đời trống rỗng, vô công rồi nghề, anh về trại ấp ở nông thôn hưởng gia tài của chú, không phải để tu chí làm ăn, mà để giải sầu. Cuộc đời anh cũng chẳng hơn gì. Anh thay đổi việc quản lý trại ấp bằng cách giảm tô nhẹ cho dân, cũng chỉ là “giải trí tiêu khiển mà thôi”.

Về giáo dục, mẹ anh mất sớm, cha không chú ý đào tạo mà anh cho mấy gia sư ngoại quốc dốt nát dạy dỗ. Anh chỉ tiếp thu một sự giáo dục què quặt mà thôi. Anh vốn là con người ích kỷ, chỉ biết mình, không chú ý đến người khác, vô tình gây đau khổ cho họ mà chính bản thân mình không biết. Việc từ chối mối tình đầu của Tachiana thật bất ngờ nhưng anh vẫn nói;

                        Tôi yêu nàng bằng tình của người anh,

                        Và có thể âu yếm hơn thế nữa.

Thật ra Ônhêghin không yêu hay nói đúng ra là chưa yêu! Để trả thù Lenxki, chàng ve vãn Onga bất chấp sự đau khổ của bạn và cũng không nghĩ rằng hành động như vậy sẽ xúc phạm đến Tanhiana. Hành động đó đưa đến một kết quả bi thảm, anh giết Lenxki mà vẫn cứ thản nhiên, Ônhêghin thừa hiểu rằng, chuyện thách đấu “không phải là của mình”, hiểu cái vô nghĩa của trận quyết đấu và anh còn đủ thì giờ để tránh cuộc quyết đấu nguy hiểm. Nhưng vì nông nổi, nhỏ nhen, vì sợ dư luận cho mình là người hèn nhát, anh đã gây ra cái chết bi thảm cho bạn, gây tổn thương sâu sắc cho Tachiana, người con gái trong trắng vốn yêu anh tha thiết, rõ ràng anh xem thường xã hội nhưng lại sợ dư luận xã hội, đây là hai mặt trong tính cách Ônhêghin. Nhà phê bình Bêlinxki nhận xét “Ônhêghin là con người ích kỷ nhưng không phải kẻ ích kỷ tự mãn, mà là kẻ ích kỷ bình thường”. Thật vậy, trong tâm hồn Ônhêghin vẫn có những mầm mống tốt.

Anh là người thông minh và tỏ rõ thái độ phủ nhận thực tế xã hội. Anh mâu thuẫn trong tính cách, cái xấu và tốt thường kết hợp trong anh. Anh có cố gắng bồi dưỡng kiến thức bằng cách tìm đọc sách văn học, triết học, lịch sử, y học, nông học,…. Anh đã tranh cãi với Lenxki, một người có học thức, được giáo dục kỹ ở những trường đại học nỗi tiếng bên Đức, về các vấn đề chính trị, lịch sử, triết học. Đôi khi anh tỏ ra cao thượng, chân thật với bạn bè và tình yêu dưới cái vẻ bề ngoài dửng dưng, phớt đời, trịch thượng. Mặc dầu bản thân là một kẻ hoài nghi, lạnh lùng nhưng anh tôn trọng nhiệt tình của Lenxki, tôn trọng Tachiana, người con gái đã yêu mình, không lợi dụng hoặc đùa giỡn với tình yêu nhưng cuối cùng tính ích kỷ, an thân của anh vẫn nỗi bật hơn cả và anh đã đứng cao hơn bọn địa chủ quý tộc nông thôn và cả giới thượng lưu ở kinh đô Pêtécbua.

Anh không đủ can đảm dứt bỏ cuộc sống thượng lưu và tiếp tục phí hoài tuổi trẻ của mình suốt tám năm trời ở kinh đô Pêtécbua. Đôi khi anh tỏ ra cao thượng chân thật với bạn bè và tình yêu dưới cái vẻ bề ngoài lạnh lùng, dửng dưng. Puskin đã tổng hợp những nét điển hình của cả một tầng lớp thanh niên thời đại lúc bấy giờ, đây là những con người được nuôi dưỡng nhờ sức lao động của nông dân và họ đã tiếp thu nền học vấn không ra gì! Họ không thỏa mãn với chế độ, với xã hội xung quanh đồng thời cũng không thỏa mãn với chính bản thân mình. Họ không nghĩ đến việc đấu tranh chống lại xã hội bất công, họ chán ngấy cuộc đời và khinh miệt tất cả, họ tiếp tục cuộc sống quý tộc một cách vô vị tầm thường, họ không biết làm gì ngoài việc chán nản và để cho tâm hồn đau khổ.

Ônhêghin không thể đi theo con đường mà đa số thanh niên quý tộc vẫn đi, Anh không phải là thành viên trong số những nhà cách mạng quí tộc, cũng không thuộc bọn quí tộc đông đảo chỉ biết hưởng thụ và an tâm với cuộc sống vô vị ăn bám. Anh bất mãn với chế độ nhưng chỉ biết đau buồn, chán ngán, bởi vì anh thông minh hơn họ. Sự nghiệp cao cả của Ônhêghin là làm cho tâm hồn mình trẻ lại bằng cách đấu tranh chống lại chế độ nông nô chuyên chế nhưng do cuộc sống xa rời nhân dân, nền giáo dục sai lầm đã từng ngày giết chết tâm hồn anh. Ônhêghin chưa mang lý tưởng của thời đại do đó không thể xếp vào loại nhân vật tích cực, cũng không ủng hộ nền chuyên chế nên cũng không thể coi là nhân vật phản diện. Kiểu người như Ônhêghin ở vào giai đoạn phong trào cách mạng mới bắt đầu còn có đôi nét tích cực nhưng nếu ở vào giai đoạn phong trào cách mạng đã thành cao trào (giữa thế kỷ XIX) thì rõ ràng hoàn toàn tiêu cực. Nhân vật Ônhêghin  là tổng hợp người những nết điển hình của một tầng lớp thanh niên quí tộc đương thời. Những người sống nhờ vào sức lao động của nông dân, lại chưa có được học vấn hoàn thiện nhưng sẵn thông minh, nên còn có lương tâm và tình nghĩa.

Từ đầu tác phẩm đến cuối chương 6, hành động và tính cách Ônhêghin không có gì thay đổi nhưng những sự kiện xảy ra ở cuối tác phẩm đã tác động mạnh mẽ đến tính cách nhân vật. Việc đấu súng và giết Lenxki đã làm thay đổi thói ích kỷ dửng dưng của anh, anh đã không đủ can đảm để ở lại nơi mà anh đã gây ra tội ác, lương tâm dằn vặt, anh bỏ đi du lịch. Một thời gian sau anh trở về và có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống đau khổ mà nhân dân Nga phải chịu đựng, anh trở nên nghiêm túc hơn, có khả năng cảm xúc mạnh mẽ hơn để rổi sau lần gặp lại Tachiana, cảm xúc tình yêu trong anh được đánh thức:

                       

Chàng say nhìn mỏi mòn, bệnh tật.

                        Đứng cầu xin, trách móc âm thầm”

Việc Tachiana từ chối tình yêu của anh dành cho nàng là tác động sâu sắc cuối cùng vào tâm hồn già cổi của Ônhêghin, hy vọng hạnh phúc tan vỡ khi Tachiana dứt khoát:

                        “Yêu anh lắm (Có cần chi nói khác)

                        Nhưng cuộc đời của em giờ phó thác.

                        Kẻ khác rồi, em mãi mãi trung trinh.”

Tác phẩm kết thúc tại đây. Rồi anh sẽ đi đâu? Người đọc có thể dự đoán: anh sẽ tham gia cuộc khởi nghĩa tháng Chạp? Hoặc anh cũng có thể vẫn tiếp tục là “con người thừa”?.

* Nhân vật Tachiana & Tính cách Nga:

Với nhân vật Tachiana, tác giả xây dựng một hình tượng đẹp về người phụ nữ Nga với những nét thuần Nga trong tâm hồn, trong lối sống, trong tình cảm, trong đạo đức. Tachiana là biểu hiện lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức của Puskin.

Nàng không đẹp lắm nhưng hấp dẫn. Tâm hồn cao thượng thông minh và giản dị. Ngay cái tên “Tachiana” rất bình dân trong tiếng Nga. Cuộc sống của nàng gần gũi với nhân dân và thiên nhiên nước Nga. Nhưng cũng là cô gái hay buồn, sống cô đơn, trầm mặc, thích suy nghĩ và cảm xúc một mình nên Tachiana hay đọc tiểu thuyết tình cảm mà không biết rằng cái ấy là do nhà văn theo chủ nghĩa tình cảm viết ra….  Nàng yêu cái cuộc sống trong sách, nó có ý nghĩa và phong phú hơn cái thực tế vô vị xung quanh (bao gồm cuộc sống gia đình, hàng xóm và xã hội quý tộc địa phương).Tachiana hay quan sát và nhận xét cuộc sống quanh mình nhưng thực tế không làm cho Tachiana thoả mãn nên nàng tin cuộc sống trong sách hơn là cuộc đời thực. Do đó, vừa mới gặp Ônhêghin nàng đã yêu ngay từ phút đầu tiên vì anh chàng chẳng giống bất kỳ một ai trong số những người nàng quen biết. Vì thiếu kinh nghiệm, nàng tin rằng anh là người lý tưởng, đúng tiêu chuẩn. Nàng viết thư cho anh, đó là hành động táo bạo của con người nồng nhiệt yêu đương.(Với quan niệm xã hội đương thời đây là việc làm không thể tha thứ được) Thư gởi xong, nàng tin thế nào anh cũng đáp lời, nhưng :

Ngày ngày qua, cũng chẳng có tin gì

Nàng xanh xao như chiếc bóng sầu bi

Lời chối từ của anh khiến nàng bất ngờ. Hóa ra anh chẳng giống con người lý tưởng trong tiểu thuyết. Nhưng nàng vẫn không nguôi yêu Ônhêghin…. Càng về sau, nàng càng khó hiểu Ônhêghin cùng những hành động của anh, đặc biệt sau vụ đấu súng với Lenxki, anh bỏ đi, Ônga lấy chồng … Tất cả những sự việc đó làm nàng xúc động sâu sắc. Việc “phát hiện” của Tachiana trong phòng sách của Ônhêghin khiến nàng cho rằng anh giống những nhân vật chán đời trong tiểu thuyết lãng mạn hành động. Làm thế nào để yêu một con người chuyên bắt chước sách vở ?

Theo mẹ về Mátxcơva, nàng chẳng vui. Mẹ muốn gả chồng, nàng chỉ phản kháng lúc đầu… Sau vì thương mẹ năn nỉ khóc lóc :               

“Mẹ van lơn và đầm đìa nước mắt.

                        Với Tachiana khốn khổ đáng thương này.

                        Số phận nào rồi cũng thế mà thôi”

 nàng đồng ý lấy viên tướng cao tuổi, bởi giờ đây nàng dửng dưng tất cả và an phận ở đó.

Sau ba năm, gặp lại Ônhêghin ở Pêtécbua, nghe chàng tỏ tình, nàng không tin ở lòng chân thành của anh, cảm thấy mình bị xúc phạm, cho rằng anh muốn nối lại tình xưa chỉ vì tính toán, ích kỷ.  Đến khi Ônhêghin tới nhà riêng thăm nàng, nhìn “dáng âu sầu, bộ mặt cầu xin” của anh, nàng mới hiểu anh đã đau khổ nhiều. Nàng hiểu rõ anh không phải là con người tầm thường, tin rằng bây giờ nàng có thể sống hạnh phúc với  Ônhêghin, nhưng rồi suy nghĩ kỹ, nàng buộc lòng cương quyết từ chối anh bởi giờ đây hai người đã có sự ngăn cách. Với bản chất của Tachiana là sự cao quý của tâm hồn và trách nhiệm, nàng nghĩ tới vai trò của người vợ đoan chính, nàng không thể nuốt lời hứa về hôn nhân của mình. Đấy là một nét đep trong bản chất Nga, “tâm hồn Nga”, truyền thống Nga chân chính mà các nhà nghiên cứu thường đề cập đến. Tachiana là một phụ nữ có tâm hồn mạnh mẽ, nhiều người phụ nữ Nga sau này trở thành những người vợ của các chiến sĩ Tháng Chạp tự nguyện theo chồng đi đày ở Xibiêri xa xôi, chia sẻ với chồng mọi nỗi gian khổ, họ cũng có tâm hồn “Tachiana” như thế.

* Số phận ngắn ngủi của Lenxki:

             Trong tác phẩm Lenxki cũng là nhân vật được người đọc quan tâm, qua Lenxki, Puskin muốn thể hiện một nhân vật lãng mạn khá phổ biến thời đó. Lenxki chưa đầy 20 tuổi, là nhà thơ trữ tình có tài, anh có những quan điểm xã hội khá tiến bộ, mơ ước nhân dân được tự do. Cũng giống như Ônhêghin, anh xa rời nhân dân, mặc dù có học vấn cao hơn vì được đào tạo ở nước ngoài nên anh chưa có cơ hội hiểu sâu sắc đất nước và nhân dân mình. Lenxki không biết gì về cuộc sống, thậm chí không muốn hiểu nó. Anh có niềm tin vào tình bạn, tình yêu. Nhưng khi bất bình trong cuộc sống, anh dễ buồn nản, đau khổ, chỉ biết viết những bài thơ bi đát, hoặc  hành động máy móc, thiếu suy nghĩ, thậm chí liều lĩnh. Ngày sinh nhật (lễ Thánh) của Tachiana, thấy  Ônhêgin ve vãn Ônga, anh vội kết luận Ônga là cô gái ranh mãnh, lừa dối anh. Anh căm giận nàng. Khi biết Ônga vẫn yêu mình thì anh lại trút tức giận vào ông bạn “trụy lạc Ônhêghin ” và thách đấu súng mặc dù không còn cơ sở.

Rõ ràng, Lenki là mẫu người lãng mạn thời đại, chỉ hành đông mà không hiểu rõ thực tế, chỉ tin vào tình cảm mà bồng bột, nóng vội trong hành động chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.

Nhà thơ Puskin tỏ thái độ yêu thương thông cảm khi miêu tả Lenski, vì đó là con người nồng nhiệt ngây thơ và trong sạch về tâm hồn, có khát vọng và khả năng trở thành nhà thơ có tài. Giả sử còn sống, nếu anh ta không tìm ra lối thoát thì cũng trở nên một kẻ tầm thường, có vợ con, ăn không ngồi rồi, lười biếng và mắc bệnh mà chết.

5.3. Épghênhi  Ônhêghin – Tiểu thuyết hiện thực:

Từ trường ca đến tiểu thuyết bằng thơ là bước trưởng thành của Puskin trong việc phản ánh hiện thực. Épghênhi Ônhêghin được A.Puskin viết trong 8 năm(1823-1831), để lại một ấn tượng rất rõ nét về thực tế xã hội Nga trong thời gian vận động trước cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Ngoài ba nhân vật chính, Puskin còn miêu tả cả một giới quí tộc Nga, các đại biểu quí tộc nông thôn và giới thượng lưu thành thị với thái độ phê phán, mỉa mai. Đồng thời nhà thơ miêu tả cuộc sống của những người dân bình thường với tấm lòng cảm thông sâu sắc nỗi đau khổ, nhọc nhằn của họ. Puskin đã tái hiện cuộc sống, nếp sinh hoạt từ nông thôn đến thành thị, từ gia đình đến xã hội với mọi nét điển hình tiêu biểu của nó.

Những bức tranh phong cảnh nông thôn và thiên nhiên Nga phong phú, đẹp đẽ với bốn mùa xuân hạ thu đông chiếm một vị trí đặc biệt trong tác phẩm, tất cả đều bình dị, quen thuộc như cuộc sống đời thường: một sáng mùa đông, con đường tuyết phủ, bầu trời trong xanh, những con ong bay đi tìm mật, người nông dân đuổi bò ra đồng … Nhà thơ yêu quí mùa xuân ấm áp ở nông thôn, mùa hè thấp thoáng qua mau, thu về trên cánh rừng u buồn, trút lá vàng xào xạc, sương xuống mờ, chim trời kêu thê lương, và mùa đông mê say, mùa tâm hồn rung động khát khao….

Tác phẩm xác nhận sự cần thiết phải mở rộng đối tượng của nghệ thuật, dung nạp cả cái cao cả và cái thấp hèn của thực tại, xoá bỏ ranh giới giả tạo phân chia cuộc sống thành hai mảng đối lập, thu nhận một và gạt bỏ một. Cuộc sống được phản ánh đầy đủ, chân thực với tất cả những mâu thuẫn phức tạp của nó. Nhà văn khẳng định một nguyên tắc mới: Thực tại của cuộc sống hàng ngày của những con người từ cao quý đến thấp hèn đều có quyền hiện diện bình đẳng trong văn học, nhà thơ có quyền đưa thực tại ấy, những con người ấy vào thơ.

Trước khi Epnhêghi – Ônhêghin ra đời, trong văn học Nga chưa có một tác phẩm nào trình bày thực tế đương thời một cách trọn vẹn, rộng lớn và chân thật như vậy. Đúng như nhận xét của nhà phê bình Bêlinxki, cuốn tiểu thuyết Épghênhi Ônhêghin là “ bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga đầu thế kỷ XIX”.

5.4. Hình tượng  “Con người thừa”:

Trong tác phẩm Épghênhi Ônhêghin, Puskin nêu lên một trong những vấn đề nóng hổi của thời đại: Sự bế tắc của một bộ phận thanh niên trí thức Nga trước cuộc sống, qua hình tượng Épghênhi  Ônhêghin giữa hai cái mốc thời gian, sau cuộc chiến tranh vệ quốc và trước cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Xã hội Nga, con người Nga biểu hiện rõ nét hơn bao giờ hết những mặt mạnh và yếu, nhà thơ nắm lấy giai đoạn lịch sử đặc biệt này, phản ánh một thời điểm mà soi sáng cả quá khứ và tương lai. Có người cho rằng Épghênhi Ônhêghin là tấm gương phản chiếu thời đại lịch sử đồng thời là tấm gương phản chiếu tâm hồn nhà thơ.

Nhân vật Ônhêghin là khối mâu thuẫn giữa khả năng nhận biết của mình về thực tại xã hội, về bản thân, với hành động thực tế của anh ta. Không đến được với nhân dân nhưng cũng không mù quáng lao vào cuộc sống trống rỗng của giai cấp mình, Épghênhi trở thành “con người thừa”. Tính cách của Ônhêghin là sự tổng hợp những nét điển hình của một bộ phận thanh niên thời bấy giờ, những kẻ “ích kỷ buồn đau”.

Bên cạnh Ônhêghin, hình tượng Lenxki đã biểu hiện phần nào tính phiêu lưu và thiếu thực tiễn trong cuộc sống của một bộ phận thanh niên Nga. Tuy ở thái cực khác, hình tượng nhân vật này cũng thể hiện sự thông cảm sâu sắc của Puskin với cuộc sống của thanh niên Nga lúc bấy giờ. Ônhêghin và Lenxki đều có tính cách và hoàn cảnh khác nhau nhưng hai đại biểu của thanh niên Nga này lại giống nhau ở chỗ: cả hai đều “xa lạ, đều thừa” trong cuộc đời bấy giờ, họ chưa tiếp cận và gắn bó số phận mình với nhân dân.

Hình tượng nhân vật "con người thừa" lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga qua Épghênhi Ônhêghin. Đây là đóng góp nghệ thuật lớn lao của Puskin chẳng những cho nền văn học Nga mà còn được văn học thế giới thừa nhận không thua kém các nhân vật "vỡ mộng" trong văn học Pháp của Hônôrê de Banzắc, Stenđơhalơ….

5.5. Nghệ thuật của tác phẩm Épghênhi  Ônhêghin

Với Épghênhi Ônhêghin, Puskin đã thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.Tiểu thuyết bằng thơ tạo khả năng cho sự kết hợp hài hòa giữa phong cách tự sự và phong cách trữ tình, hình thức diễn đạt dễ đi vào lòng người qua sự tiếp thu thơ ca dân gian.

Ghi lại ‘những đặc điểm nổi bật của thanh niên Nga thế kỷ XIX” cũng có nghĩa là ghi lại những gì của thế hệ Puskin, của cả bản thân tác giả. Người đọc luôn luôn cảm thấy sự có mặt của nhà thơ, cái chất trữ tình chủ quan của chính tác giả, cái âm điệu tự thuật của nhà thơ nhưng tất cả điều đó không đồng nhất với nhân vật như trong các tác phẩm trước đó. Tâm tình nhà thơ bộc lộ trước mọi hành vi của nhân vật, quyện lấy cốt truyện trong những đoạn trữ tình ngoại đề nhưng không thay thế tâm tình nhân vật, tính chủ quan của tác giả không làm ảnh hưởng đến tính khách quan của nhân vật mà ngược lại càng tôn thêm sự xác thực, sâu rộng của những cái được thể hiện, nhà thơ cùng nhân vật song hành nhưng không hoà trộn.

Hình thức là thơ nhưng lại là tiểu thuyết, văn xuôi nên đã kết hợp được những cảm xúc, sức sâu lắng của tình người cùng với sự ngân vang của nhịp điệu, của biến cố, của số phận qua ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Sự kết hợp khéo léo thơ trữ tình và thơ tự sự đã sáng tạo nên những tính cách sống động, có lai lịch, tâm tình riêng biệt, tính cách các nhân vật được khám phá đầy đủ, toàn diện, được cá biệt hoá, có tính lịch sử cụ thể, được hoàn cảnh quy định và lý giải xác đáng, đầy sức thuyết phục. Cái mới của Puskin được thể hiện ngay trong cách xây dựng nhân vật, tác giả sử dụng nhiều thủ pháp biểu hiện, độc thoại và đối thoại của nhân vật, những suy nghĩ của mỗi người, những bức thư họ viết, những đồ vật thường ngày, những bức tranh thiên nhiên, những đoạn trữ tình ngoại đề … tất cả đều góp phần khắc hoạ nhiều vẻ khác nhau về ngoại hình và nội tâm nhân vật. Những nỗi niềm tâm sự sâu kín “hiện hình” một cách độc đáo qua những chi tiết bên ngoài: Căn phòng của Ônhêghin, cuốn sách Pháp cầm tay của Tachiana là một thứ chìa khoá mở cửa đời sống tinh thần nhân vật. Tác giả còn miêu tả, nhận xét, bình luận về nhân vật dưới nhiều góc độ của những người xung quanh. Với con mắt của đám địa chủ láng giềng Ônhêghin là một “thằng nhóc nguy hiểm”, qua dư luận của đám thượng lưu Tachiana là một phu nhân kiều diễm, đoan trang.

 

VI. TIỂU THUYẾT VĂN XUÔI “NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI ÚY” VÀ THÁI ĐỘ PUSKIN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA:

Văn xuôi của Puskin tạo ra một bước ngoặt trong sự phát triển văn xuôi Nga. Nội dung hướng về những số phận bình thường, những công việc, câu chuyện bình thường. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần với tiếng nói quần chúng. Phong cách đa dạng, phong phú. Những truyện ngắn tiêu biểu: Rốtlaplíep, Người da đen của Piốt Đại đế, Tập truyện ông Benxkin ( gồm 5 truyện), Đubrốpxki.  

Người con gái viên đại úy dựa vào sự kiện lịch sử: Cuộc khởi nghĩa nông dân của lãnh tụ Pugasốp xảy ra 1773 -1775 từng làm rung chuyển nước Nga. Viết cuốn sách văn xuôi 14 chương này, Puskin muốn “hỏi” quá khứ để tìm “lời giải đáp” cho hiện tại và tương lai.

Với tính khoa học của một sử gia, Puskin đã đi thực tế 4 tháng đến những nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa để quan sát, ghi chép. Gặp gỡ, tiếp xúc những người già lão từng chứng kiến tận mắt. Người dân ở đó tỏ ra quyến luyến và có những ấn tượng tốt đẹp với người anh hùng Êmêlian Pugasốp.

6.1.Tóm tắt cốt truyện

Gơrinhốp là chàng trai con nhà quí tộc ở tỉnh Ximbiêc. Đến tuổi trưởng thành, theo lệnh cha, một cựu sĩ quan Nga bảo hoàng, chàng nhập ngũ ở thành phố Ôrenbua giáp vùng biên giới xa xôi, có lão bộc Xavêlich đi theo phục vụ. Cuộc sống doanh trại. Chơi bi-a thua, quen viên sĩ quan Durin, được giới thiệu về nhận công tác ở đồn biên phòng Bêlôgo. Dọc đường bị lạc trong bão tuyết may gặp một người Côdăc đánh xe ngựa đưa đường đến quán trọ. Chàng tặng cho bác đánh xe ngựa chiếc áo da thỏ đắt tiền để tạ ơn.

Về tới đồn biên phòng Bêlôgo, cách xa thành phố Ôrenbua, vợ chồng ông bà đại úy đồn trưởng và cô con gái Masa đón tiếp chàng ân cần. Kết bạn với Sơvabơrin vốn là sĩ quan cận vệ bị trục xuất ra biên giới.

Do một chuyện bất hòa, Gơrinhốp và Sơvabơrin đấu kiếm. Gơrinhốp bị thương, Masa tận tình chăm sóc cho anh. Hai người yêu nhau, Sơvabơrin ghen tức. Gơrinhốp viết thư về quê xin phép cha cho kết hôn với Masa, nhưng không được gia đình chấp thuận. Masa biết cha chàng chê gia đình nàng nghèo hèn nên mặc cảm, cố ý xa lánh, Gơrinhốp sống cô đơn buồn phiền. Biến cố lớn xảy ra: quân khởi nghĩa của Pugasốp đánh tới đồn Bêlôgo. Binh sĩ chuẩn bị chống trả theo lệnh của cấp trên ở Ôrenbua. Tình hình dân chúng hoảng sợ. Mẹ con Masa đi ẩn trốn ở nhà bà cố đạo.

Trận đánh đồn của Pugasốp đồn Bêlôgo bị thất bại. Các sĩ quan bị bắt chờ ngày xét xử. Ông bà đồn trưởng trung thành với Nữ hoàng, không chịu khuất phục, bị quân khởi nghĩa treo cổ. Sơvabơrin lập tức đầu hàng, xin gia nhập quân khởi nghĩa. Gơrinhốp sắp sửa bị treo cổ, lão bộc Xavêlich van xin Pugasốp. Pugasốp nhìn kỹ, nhận ra Gơrinhốp và ra lệnh tha. Dân chúng và binh lính đều theo lãnh tụ khởi nghĩa, chống lại triều đình.

Gơrinhốp được tự do. Chàng lo lắng đi tìm Masa, được biết Masa đang ngã bệnh nằm trong buồng nhà bà cố đạo. Những người lãnh đạo khởi nghĩa cũng đang ở nhà bà ta, chưa biết cô Masa đang ẩn náo bên trong, bà cố đạo giới thiệu đó là cô cháu gái đang nằm bệnh. Gơrinhốp không nở bỏ đi. Pugasốp cho lính gọi chàng tới nhà bà cố đạo. Nơi ấy đang tiệc tùng bề bộn, các tướng khởi nghĩa say rượu, hát dân ca những bài nguyền rủa Nga hoàng, điệu nhạc dữ dội và buồn thảm. Pugasốp giữ riêng Gơrinhốp ở lại nói chuyện. Chàng nhận ra Pugasốp chính là bác đánh xe ngựa năm trước đã đưa đường cho chàng. Vì ơn nghĩa cũ, ông ta tha chết cho chàng sĩ quan trẻ, yêu cầu Gơrinhốp đi theo quân khởi nghĩa. Chàng khôn khéo và cương quyết chối từ "vì bổn phận và danh dự của sĩ quan quí tộc". Chàng tranh thủ tâm lý khảng khái và bộc trực của Pugasốp và đã thuyết phục được y cho chàng trở về với triều đình. Pugasốp kinh ngạc nhưng với tính cách anh hùng mã thượng đồng ý cho chàng tùy ý "thôi cũng được, đã giết thì giết, đã tha thì tha, ngươi hãy đi khắp bốn phương trời".

Hôm sau, Gơrinhốp đến chào từ biệt lãnh tụ nghĩa quân. Sơvabơrin đã được Pugasốp bổ nhiệm làm đồn trưởng Bêlôgo. Gơrinhốp lo lắng cho Masa, Pugasốp  tặng chàng một cỗ xe ngựa và một ít tiền để làm lộ phí trở về quê. Trở về thành Ôrenbua, gặp viên thiếu tướng chỉ huy, chàng báo tình hình quân khởi nghĩa và đồn Bêlôgo. Chàng nhận xét là quân đội Pugasốp không biết cách tổ chức, trình độ kém, chàng xin cử quân đội đi đánh dẹp quân phiến loạn. Bọn chỉ huy hèn nhát, bỏ mặc đồn Bêlôgo, chỉ lo giữ thành chờ Pugasốp. Quân khởi nghĩa kéo tới bao vây Ôrenbua. Đánh nhau dằng dai. Chàng chuẩn úy Gơrinhốp nhận được thư tay của Masa gởi tới. Nàng đang ở trong tay Sơvabơrin, bị hắn ép buộc làm vợ, nhưng Masa cáo bệnh, hoãn binh. Bức thư đau khổ và thiết tha hy vọng trông chờ của Masa làm chàng cực kỳ xúc động. Chàng nài nỉ viên tướng cấp cho chàng một đại đội đi chiếm lại đồn Bêlôgo và cứu con gái viên đồn trưởng. Bị từ chối phũ phàng, chàng và lão bộc Xavêlich phi ngựa về đồn Bêlôgo cách đó 40 dặm. Rơi vào tay quân khởi nghĩa, gặp lại Pugasốp. Chàng trình bày lý do quay lại cứu Masa khỏi bị ức hiếp. Pugasốp vốn hào hiệp, nổi giận kéo quân đi hỏi tội Sơvabơrin. Ông xỉ măng hắn đã cưỡng ép một cô gái mồ côi. Chàng lo lắng Sơvabơrin sẽ tố giác Masa. Quả vậy, nghe nói đó là con gái viên đồn trưởng, Pugasốp nổi giận. Chàng năn nỉ, khơi gợi làng hào hiệp và độ lượng của viên lãnh tụ nông dân. Chàng lại được Pugasốp tha thứ.

Hôm sau, chàng sĩ quan trẻ chia tay với Pugasốp theo lối giản dị như hai người bạn. Chia tay ông bà cố đạo, rồi cùng Masa và lão bộc lên đường về quê chàng ở Xiêmbiếc. Gơrinhốp theo đơn vị đi đánh quân Pugasốp .

Cuộc chiến tranh kết thúc, Gơrinhốp chuẩn bị về phép thăm gia đình và Masa, có lệnh triều đình bắt giữ chàng. Đó là do Sơvabơrin tố giác chàng là quân do thám của bọn phiến loạn và được quân Pugasốp ưu đãi. Chàng bị kết tội phản bội triều đình, sắp sửa bị đi đày ở Sibêria. Gia đình chàng kinh hoàng, đau khổ. Masa đi Pêtécbua tìm gặp bằng được Nữ hoàng Ecatêrina đệ nhị để minh oan cho chàng. Gơrinhốp được tha.

Vào ngày xử tử lãnh tụ Pugasốp, chàng sĩ quan quí tộc trẻ Gơrinhốp cũng đến dự. Pugasốp nhận ra chàng và gật đầu chào vĩnh biệt. Ít lâu sau, đám cưới của chàng và Masa kết thúc tiểu thuyết này.

6.2 Phân tích một số nhân vật chính:

            Gơrinhốp là người kể chuyện, cũng là nhân vật chính, anh thuộc loại thanh niên quí tộc vô tư được giáo dục "đúng cách" giống như Ônhêghin, anh cũng được một gia sư dốt nát người Pháp dạy dỗ. Gơrinhốp là người nhẹ dạ, vô tư, chỉ ước ao cuộc sống vui tươi của một sĩ quan cận vệ ở kinh đô.

Bố Gơrinhốp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cá tính của anh. Ông là trung tá về hưu, địa chủ có uy quyền, rất nguyên tắc, khuyên dạy con trai theo chủ nghĩa quí tộc, nghĩa vụ quân đội là cao cả và vô tư không mưu cầu danh vọng, ông quyết định cho con đi phục vụ ở biên giới xa xôi chứ không ở kinh đô.

Gơrinhốp tiếp thu cả hai mặt tốt-xấu của cha, anh thực hiện lời dặn dò "không xin thêm công việc, cũng không từ chối nhiệm vụ". Cuộc gặp gỡ bác đánh xe ngựa Pugasốp trong đêm bão tuyết, lòng thương người, tính hào phóng của mình, anh tặng bác ta chiếc áo da thỏ coi như một chi tiết quan trọng dẫn đến mối quan hệ đặc biệt của hai nhân vật chính này. Trong cuộc chạm trán với quân khởi nghĩa, anh là sĩ quan dũng cảm, trung thành với lời thề quí tộc. Anh nhận xét nghiêm túc về quân khởi nghĩa Pugasốp rằng họ không phải là "bọn cướp", họ có những nét nghiêm túc và trách nhiệm. Đi trên con đường đời của những tháng năm sôi sục biến động, Grinhốp dần dần thay đổi nhận thức, tìm hiểu thực tại, tự bác bỏ và tự khẳng định, mỗi ngày mỗi sáng tỏ, mỗi ngày mỗi gần gủi nhân dân. “Người dẫn đường” cho chàng trong cơn bão tuyết mịt mùng cũng là “Người dẫn đường” tinh thần cho chàng đi tới ánh sáng, người ân nhân mấy lần cứu chàng thoát chết cũng là người ân nhân cứu chàng khỏi lầm lạc, ngộ nhận.

Vì danh dự quí tộc, anh không thể đi theo họ. Trong mọi hoàn cảnh, anh vẫn là người thật thà, trọng danh dự, dũng cảm và có tình yêu trung thực, sâu sắc. Nhưng anh vẫn là người con của giai cấp quí tộc với các định kiến của nó. Nhưng sau cuộc khởi nghĩa của Pugasốp, anh phải nhận thức khác đi. Trong tương lai có thể anh thoát ra khỏi đời sống “con người thừa”, hướng về những người quí tộc tiến bộ, ưu tú. Chuẩn úy Sơvabơrin là hình ảnh tương phản gay gắt của Gơrinhốp. Hắn là đại diện quí tộc mới, sẵn sàng vứt bỏ mọi truyền thống, danh dự vì những âm mưu vụ lợi cá nhân, nếu cần sẵn sàng thoán đoạt quyền lợi và phản bội tất cả.

Masa yêu Gơrinhốp với mối tình trong sáng, nồng nhiệt, có đôi chút mặc cảm xuất thân từ gia đình bình dân. Nàng khiêm tốn nhưng cương nghị, trải qua thảm kịch gia đình và sự áp bức của kẻ xấu mà không gục ngã.

Tuy thế, chủ đề chính của tiểu thuyết vẫn là vấn đề nông dân khởi nghĩa, và lãnh tụ Pugasốp thực sự là nhân vật chính. Nhân vật chính này được vẽ lên một cách sinh động, hoàn chỉnh đến độ tuyệt diệu. Cái nhìn của nhà văn thật công bằng, trung thực và không giấu lòng cảm phục. Puskin không tô vẽ và không bôi xấu nhân vật lịch sử này. Đây là nét đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi bản lĩnh vững vàng của nhà văn.

Pugasốp xuất hiện với vai trò "người dẫn đường" cho chàng sĩ quan quí tộc trẻ dưới các dáng vẻ: Kẻ cướp, gã nông phu. Căm thù sâu sắc giai cấp quí tộc cầm quyền. Thô lỗ, cương trực và bộc trực, giản dị. Đặc biệt, hào hiệp trả ơn người bạn cũ đã tặng mình chiếc áo lạnh và một cốc rượu. Tôn trọng Gơrinhốp mặc dù anh không tán thành cuộc khởi nghĩa. Bênh vực người yếu đuối (Masa).

Nhược điểm lớn: thiếu học vấn, thiếu ý thức cảnh giác, bệnh khoe khoang, tự mãn…. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng Pugasốp vẫn là người anh hùng dân tộc được dân chúng quí mến, trân trọng. Nhà thơ Puskin cũng vạch ra nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa đó chính là chế độ nông nô chuyên chế áp bức bóc lột dân chúng với những chính sách tàn bạo của nó. Cuộc khởi nghĩa chưa có cương lĩnh chính trị rõ ràng, nhưng đó là ước mơ khát vọng vùng dậy của nhân dân Nga.

Cùng với tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin, đây cũng là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đồng thời, Gơrinhốp là một "con người thừa" kế tiếp Ônhêghin, sẽ đi những bước dài hơn.

6.3 Hình tượng Êmilian Pugasốp – lãnh tụ nông dân khởi nghĩa và vấn đề nông dân khởi nghĩa:

            Vào những năm 30, phong trào nông dân dấy lên mạnh mẽ ở khắp nơi, Puskin đã chú ý đến vấn đề này và viết tiểu thuyết lịch sử Người con gái viên đại úy.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Êmilian Pugasốp một thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân trong những năm 70 (1773 – 1775) của thế kỷ XVIII. Trước Puskin, Pugasốp bị dư luận quý tộc và các nhà văn xa rời nhân dân bóp méo, phi sự thật. Dưới ngòi bút hiện thực của Puskin, người anh hùng áo vải được soi sáng nhiều góc độ. Hình tượng Pugasốp trong truyện mang những nét chân thực, lịch sử. Đó là người con của thảo nguyên bình dị đến hoang dã; dũng cảm, gan dạ đến liều lĩnh; biết trọng nghĩa, bao dung, độ lượng đến mức khinh suất, thiếu cảnh giác. Mặc dù khởi nghĩa thất bại nhưng Pugasốp vẫn là người anh hùng chân chính. Pugasốp là hình tượng đẹp đẽ về người lãnh tụ nông dân, có tài năng, trí dũng và tấm lòng độ lượng, khoan dung, ông lạnh lùng treo cổ kẻ thù ở đồn Bêlôgo và vội vã đi cứu người con gái mồ côi bị ức hiếp, giống như tinh thần người tráng sĩ Nga tự thuở nào.

 Trên quan điểm nhân dân, Puskin đã xây dựng thành công hình tượng Pugasốp thể hiện được những đức tính tốt đẹp của nhân dân Nga. Viết về đề tài lịch sử, làm rõ tính chân thực, lịch sử của nó, tác phẩm đã góp tiếng nói vào thực tế xã hội Nga đương thời: hãy nhìn thẳng vào sự thật, chính sách tàn bạo của triều Nikôlai I nhất định sẽ dẫn đến sự nổi dậy của nhân dân. Tác phẩm  đậm đà yếu tố dân gian (qua việc mô tả sinh hoạt, qua những huyền thoại về Pugasốp…), nhà thơ đã xây dựng hình tượng Ê.Pugasốp chân thực, sinh động. Câu chuyện được thể hiện ở giọng kể của người thứ ba càng tăng thêm sức thuyết phục đối với độc giả. Tác phẩm đã đạt đến quy mô “Bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga”   

                                                          

                                             KẾT LUẬN VỀ A.PUSKIN

 

Sinh ra từ giai cấp quý tộc, cuộc đời nhà thơ chân chính bị vùi dập, bị cô lập nhưng nhà thơ vẫn đứng vững, vượt qua bão táp của số phận, sự áp bức  của chế độ nông nô chuyên chế để nói tiếng nói chân chính của thời đại, của nhân dân. Đây là điểm tiến bộ so với thời đại.

            Hơn hai mươi năm làm thơ và hoạt động văn học, A.Puskin luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo để đưa văn học về với nhân dân, xây dựng nền văn học dân tộc. Qúa trình hoạt động văn học của Puskin cũng là quá trình  đấu tranh chống chế độ nông nô chuyên chế và những thế lực kìm hãm sự phát triển của văn học. Đây là hai dòng cùng chảy trong dòng sông văn học Puskin.

            Sáng tác của A. Puskin phát ngôn cho khát vọng tự do của nhân dân. Nhà thơ nêu lên trong tác phẩm của mình những vấn đề chính trị, xã hội gay gắt và cơ bản của thời đại: Trí thức quý tộc xa rời nhân dân (Người tù Cápca, Những người Sưgan, Épghênhi Ônhêghin), vấn đề chuyên chế và nhân dân, vai trò nhân dân trong lịch sử (kịch Bôrix Gôđunốp), vấn đề chính quyền và cá nhân  (trường ca Kỵ sĩ đồng), và vấn đề cơ bản nhất của thời đại: vấn đề nông dân,  giải phóng nông dân (Đubrốpxki, Người con gái viên đại úy). Trong khi nêu lên những vấn đề của thực tế nước Nga, Puskin đã thể hiện nhiều mặt khác nhau của cuộc sống dân tộc Nga. Toàn bộ sáng tác của Puskin là bộ bách khoa toàn thư về đời sống Nga đầu thế kỷ XIX.

            Về phương diện nghệ thuật, A.Puskin đưa vào văn học Nga phương pháp sáng tác mới: Phương pháp hiện thực và là người có công xây dựng ngôn ngữ văn học Nga.

            A.Puskin là người làm cho nền văn học Nga mang tính dân tộc, đặt nền móng cho sự phát triển  trào lưu văn học hiện thực Nga lên tầm cao văn học nhân loại.

 

 

 

 

 

Câu hỏi ôn tập:

 

                        Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể trả  lời những câu hỏi sau:

 

1.Cho SV đọc và phân tích một vài bài thơ của Puskin, qua đó thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ông tức cũng là thế giới kỳ diệu, phong phú của tâm hồn ông. Có thể lấy những bài thơ như “Tôi yêu em”, “Gửi Kécnơ”, “Đài kỷ niệm”.

2.Thuyết trình và thảo luận về hình tượng “Con người thừa” trong các tác phẩm của Puskin.

            3. Thảo luận về hình ảnh “Con người thời đại” trong trường ca của Puskin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Chương III

                       KHÁI QUÁT VĂN HỌC NGA NỬA SAU THẾ KỶ XIX

         (Thời gian: 2 giờ)

1. Mục tiêu

- Giúp sinh viên thấy được hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển tư tưởng xã hội của nước Nga nửa sau thế kỷ XIX và quá trình đấu tranh cùng sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực Nga.

- Thấy rõ bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của chế độ Nga hoàng cùng bọn quý tộc địa chủ đã dùng mọi thủ đoạn ghê tởm để bóc lột nông nô.

- Hình ảnh “Con người thừa”, một sản phẩm tất yếu của chế độ phong kiến trong quá trình sụp đổ. 

- Vai trò và đóng góp to lớn của L.Tônxtôi, Sêkhốp, Gôgôn, Đôxtôiépxki đối với nền văn học Nga cùng với sự cách tân về mặt thể loại của chủ nghĩa hiện thực Nga.  

- Hướng dẫn sinh viên nắm vững những nét đặc sắc về nghệ thuật xât dựng tính cách nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc phân tích các tác phẩm của các nhà văn hiện thực Nga.

-  Sinh viên biết cách chọn 1 chủ đề trong các sáng tác của các nhà văn hiện thực để trình bày trước tập thể hoặc trong bài viết của mình.

- Sinh viên thêm yêu mến, quý trọng đất nước Nga, nhân dân lao động và tầng lớp trí thức, quý tộc tiến bộ Nga trong quá trình đấu tranh để giành tự do, bình đẳng cho dân tộc.

- Thấy được những đóng góp to lớn của chủ nghĩa hiện thực Nga đối với nền văn học thế giới.

2. Nội dung

            Nội dung giảng dạy: Giới thiệu cho sinh viên về:

            - Bối cảnh lịch sử và tình hình văn học nửa sau thế kỷ XIX.

-Tác giả và tác phẩm tiêu biểu:

    + L.N. Tônxtôi.

-Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp.           

-Một số tác phẩm tiêu biểu:

-Tiểu thuyết Anh hùng ca Chiến tranh và hòa bình.

-Tác phẩm Anna Karênina.

-Tác phẩm  Phục sinh.

-Tổng kết về Tônxtôi

    + Antôn Páplôvich Sêkhốp:

-Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp.

- Truyện ngắn.

-Kịch.

     + Hướng dẫn đọc thêm:

                        - N.V.Gôgôn.

                        - F.M.Đôxtôiépxki.

3.Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

- Tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm để sinh viên vận dụng năng lực sáng tạo và chủ động trong học tập đồng thời kiểm tra được mức độ chuẩn bị, nghiên cứu bài học ở nhà của sinh viên.

            - Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên khắc sâu một số cảm nhận về những nhà văn hiện thực Nga.

            - Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên.

            - Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà về Những đặc điểm nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX.

4.Tài liệu.

- Trần Thị Phương Phương, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, NXB KHXH, Hà Nội, 2005.

- Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999.

- Nguyễn Văn Giai, Văn học Nga giản yếu, Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHTH TP.HCM, 1989.

- Giáo trình Văn học Nga – Nguyễn Văn Kha . Đại học Đà lạt 2001.

- Giáo trình Văn học Nga - Đại học An Giang -  2005.

          * Từ tài liêu nghiên cứu học tập ở thư viện của nhà trường:

- Trích thông tin từ nguồn internet, từ các trang website sau: 

- http://vnthuquan.net.truyen.com.vn

- http// w.w.w.Google.com.vn-Văn học Nga

- http://www.thaibatan.com

- htt://diendan.maihoatrang.com.

- http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/Vanhoc.

 

A.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH VĂN HỌC: 

I. Bối cảnh lịch sử: Cuộc chiến tranh Crưm (1854-1856), cuộc cải cách nông nô (1861), nền kinh tế tư bản đang hình thành, sự xuất hiện chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân, Lênin bắt đầu xây dựng một chính đảng mới.

1.Bối cảnh lịch sử:

 Mâu thuẫn cơ bản từ 1862-1904 là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp quí tộc cấu kết với giai cấp tư sản mới bám lấy tàn tích phong kiến. Vai trị lnh đạo cách mạng chuyển từ tầng lớp quí tộc tiến bộ ở giai đoạn trước sang tay những người cách mạng dân chủ đứng đầu là nhà phê bình văn học Sécnưsepxki.

Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Crưm (1854-1856) nước Nga càng lúc càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng không thể cứu vãn. Những khó khăn do các cuộc khởi nghĩa của nông dân, do sự suy sụp về kinh tế, do những thất bại về quân sự ... đã buộc Nga hoàng phải tiến hành cải cách từ trên xuống. Ngày 19.2.1861 Nga hoàng ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nông nô, giải phóng hàng chục triệu người.

Do sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng, nhà nước buộc phải tiến hành cuộc cải cách 1861. Alếchxăngđrơ II kế tục Nicolai I phải công bố bản tuyên ngôn hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế. Đây là cuộc cải cách nửa vời bịp bợm.

Những người dân chủ cách mạng công kích tính giả dối của cải cách. Nông dân tiếp tục nổi dậy. Nga Hoàng ra tay đàn áp. Báo chí bị đóng cửa, nhiều người bị bắt.

Tuy nhiên, thực chất đây là một cuộc cải cách không triệt để. Chính giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với giai cấp tư sản nhằm lẫn tránh các cuộc bạo động của quần chúng. Sau cuộc cải cách, số phận của hàng chục triệu nông dân vẫn không hề được cải thiện. Ðiều này đã dẫn đến sự bùng nổ của hàng chục ngàn cuộc bạo động của nông dân trên khắp 90% các tỉnh nước Nga.

Mặc dù có những hạn chế như vậy, nhưng việc bãi bỏ chế độ nông nô vẫn là một bước ngoặc trong quá trình phát triển xã hội Nga. Nó đã tạo cơ sở tốt cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, đồng thời đưa nước Nga từ một nước quân chủ phong kiến trở thành một nước quân chủ tư sản.

Nước Nga sau cuộc cải cách nông nô bộc lộ hai đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tư bản. Ðó là quyền lực đồng tiền và sự phân hóa nông dân. Nông dân lúc này phân hóa thành hai bộ phận: Giai cấp tư sản có số lượng ít nhưng lại vững mạnh do địa vị kinh tế của nó và giai cấp vô sản nông thôn.

Cùng với hai đặc điểm nổi bật, lúc này nền đại sản xuất công nghiệp cũng ra đời kéo theo sự xuất hiện và lớn dần của giai cấp vô sản công nghiệp. Ðây là một hiện tượng tiến bộ, song giai cấp tư sản Nga không phải là giai cấp cách mạng như ở các nước phương Tây, mà nó cấu kết với giai cấp địa chủ, quý tộc nhằm tiến hành bóc lột nông dân.

Như vậy, nước Nga nửa sau thế kỷ XIX vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu ở châu Âu. Nông dân vẫn chiếm đến 90% dân số, vẫn chìm trong đêm dài nô lệ, vẫn chịu sự bóc lột tàn nhẫn của bọn địa chủ - tư sản, quan lại - nhà thờ. Nước Nga trong nửa đầu thế kỷ XIX đã rơi vào khủng hoảng đến bây giờ càng rơi vào bế tắc, không còn lối thoát.

2. Sự phát triển tư tưởng xã hội Nga

Trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, nước Nga đã diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống trị và quần chúng bị trị. Mâu thuẫn này đã tạo nên cơn khủng hoảng gay gắt trầm trọng chỉ cần cơ hội là bùng nổ dữ dội. Lúc này, vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân trở thành vấn đề trung tâm của thời đại và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư tưởng xã hội và văn học nghệ thuật.

Hệ thống tư tưởng tiên tiến nhất thời kỳ này thuộc về nhóm cách mạng dân chủ với Ghecsen và Sécnưsepxki. Nhiều tờ báo, tạp chí là cơ quan ngôn luận của họ. Chủ nghĩa dân túy ngày càng tỏ ra tiêu cực. Những năm 80, nảy sinh “thuyết việc nhỏ”, “thuyết Tônxtôi” phát triển. Nhà văn Tônxtôi dần dần lâm vào khủng hoảng tư tưởng với thuyết “bất bạo động” tuy vẫn phê phán quyết liệt chính quyền Nga hoàng.

Cuộc cải cách nông nô 19.2.1861 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước Nga. Thời đại đã sản sinh ra hai trào lưu tư tưởng lớn: một bên là phái tự do chủ nghĩa nổi bật vào những năm 1860-1870, một bên là phái dân chủ cách mạng. Hai phái này được xem là những người đại diện cho hai xu hướng lịch sử quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng của nông dân Nga.

Phái tự do chủ nghĩa muốn giải phóng nước Nga ra khỏi tình trạng bế tắc, khủng hoảng nhưng họ không muốn hủy bỏ chế độ nông nô mà chỉ nhượng bộ theo tinh thần của thời đại. Thực chất đây là phái của những nhà tư tưởng thuộc giai cấp tư sản. Họ không chấp nhận chế độ nông nô nhưng lại sợ cách mạng và phong trào của quần chúng lật đổ chế độ quân chủ. Ðại biểu cho khuynh hướng này trong văn học là Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Gônsarôp.

Phái dân chủ cách mạng phần lớn thuộc trí thức bình dân. Họ chủ trương tiêu diệt chế độ nông nô Nga hoàng bằng vũ lực, đưa xã hội Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông thôn. Mặc dù họ chỉ dừng lại ở chủ nghĩa xã hội không tưởng nhưng họ cũng đã góp phần thức tỉnh, giáo dục tư tưởng cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Ðại biểu cho khuynh hướng này trong văn học là: Bêlinxki, Sécnưsepxki, Nhêcraxôp, Ðôbrôliubôp, Xantưcôp, Xêđrin.

Những năm 70, xu hướng tư tưởng dân túy và nhiều tư trào khác dần dần bị Nga hoàng và chủ nghĩa tư bản dẹp bỏ, đặc biệt là đầu những năm 80.

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu lớn mạnh với các “Liên minh công nhân miền Bắc, Liên minh công nhân miền Nam”. Nạn đói xảy ra mấy năm liền. Nhà dân túy cách mạng Grineviski ám sát Nga hoàng Alếchxăngđrơ II ngày 1.03.1881. Chính quyền trả thù bằng khủng bố và tuyên bố duy trì chế độ nông nô chuyên chế. Giới trí thức bị khủng bố, các tổ chức dân túy tan rã. Đây là thời kỳ đen tối nhất của cách mạng Nga. Nhưng phong trào đấu tranh của của giai cấp công nhân vẫn nổ ra liên tục. Nhóm Plêkhanốp tiếp tục lưu vong ra nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Mác. Trở về lập nhóm “giải phóng lao động” và “Liên minh xã hội dân chủ Nga” (1886).

Song song với hai khuynh hướng trên, vào những năm 80 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền vào Nga bên cạnh sự lớn mạnh của giai cấp công nhân. Sang những năm 90, Lênin bắt đầu hướng đến việc thành lập một chính Ðảng kiểu mới. Lúc này, trong văn học xuất hiện những con người lao động mới - những người vô sản. Một thời đại mới sắp bắt đầu.

3.Tình hình văn học: Chủ nghĩa hiện thực phát triển rực rỡ, văn xuôi chiếm lĩnh văn đàn, kịch lớn mạnh, truyện ngắn và ký sự có nhiều đóng góp độc đáo …

Văn học hiện thực Nga chuyển biến mạnh. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, lý luận phê bình sôi nổi, đề cao khuynh hướng sáng tác của nhà văn. Thơ ca vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sau thời kỳ 60-70 với thi sĩ lớn nhất là Nhêcrasốp. Tâm trạng u buồn bế tắc của giới trí thức Nga tràn ngập thi ca, dòng thơ cách mạng của những tù nhân chính trị cũng hòa vào dòng thơ chung. Xuất hiện dòng thơ ca suy đồi xen kẽ thơ cách mạng. Những năm 80, xuất hiện thêm nhiều cây bút trẻ có tài, đặc biệt là nhà văn Anton Palôvich Sêkhốp, nhà văn hiện thực lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực với hàng trăm truyện ngắn đặc sắc. Nền kịch nói Nga khá hùng hậu cũng là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ này.

Nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực nước Nga bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ với những tên tuổi vĩ đại như: Sécnưsepxki, Tuôcghênhep, Ðôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp... Lúc này nền văn học Nga gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng và càng lúc càng phản ánh đầy đủ hơn những mâu thuẫn xã hội và tinh thần của thời đại. Ðiều này được thể hiện ở tất cả các bình diện của văn học như: nhà văn, chủ đề, nội dung, quan điểm mĩ học, phương pháp, ngôn ngữ, thể loại... các nhà văn Nga càng lúc càng gắn bó với nhân dân và phong trào cách mạng. Người ta phân họ thành ba nhóm sau:

* Nhóm thứ nhất gồm những nhà phê bình lý luận. Họ vừa là người dẫn đường cho văn học vừa những nhà lãnh đạo phong trào cách mạng đương thời. Nhóm này gồm những tên tuổi tiêu biểu như Bêlinxki, Secnưsepxki, Ðôbrôliubôp, Pixarep, Nhêcraxôp.

* Nhóm thứ hai bao gồm những người không trực tiếp hoạt động cách mạng nhưng họ lại giương cao ngọn cờ lý tưởng tự do bằng cách phát ngôn cỗ vũ cho những tư tưởng tiên tiến qua các tác phẩm của mình. Ðại diện cho nhóm này là: Xantưcôp, Xêđrin, Glep Uxpenxki, Kôrôlenkô.

* Nhóm thứ ba bao gồm những nhà văn như L.Tônxtôi, Ðôxtôiepxki, Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Nhêcraxôp, Sêkhôp… Những nhà văn này không tìm được phương hướng giải quyết, không nhìn thấy tương lai nước Nga nhưng với lòng nhân đạo cao cả họ đã miêu tả chân thật nổi khổ triền miên của nhân dân, đặt ra những câu hỏi cấp bách cho thời đại, nói lên những khát vọng mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động.

Càng về cuối thế kỷ, văn học nghệ thuật càng trở thành một diễn đàn văn học mà những nhà văn phải là những người công dân đấu tranh cho sự nghiệp thiêng liêng.  Từ đây hàng loạt các nhà văn đã bị Nga Hoàng bắt giam, lưu đày, sát hại. Sécnưsepxki phải chịu 20 năm khổ sai; Ðôxtôiepxki, Sêkhôp, Kôrôlenkô bị lưu đày hàng chục năm ở Xêbiri, Ghecxen, Tuôcghênhep phải bỏ ra nước ngoài, Glep Uxpenxki bị điên loạn vì quá uất ức trước đau khổ của nhân dân.

Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn trí thức tiến bộ trong thời kỳ này còn quá xa rời nhân dân. Họ chỉ dừng lại ở niềm say mê nhiệt thành mà chưa chịu thâm nhập vào phong trào cách mạng của quần chúng lao động.

Bên cạnh sự phát triển của đội ngũ nhà văn, chủ đề của chủ nghĩa hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX cũng thể hiện một bước phát triển của văn học hiện thực trong việc phản ánh hiện thực. Lúc này tên và nội dung của những tác phẩm như: Những người cùng khổ, Ai có tội? Ai sống sung sướng trên đất Nga? Làm gì? không những là những câu hỏi quyết liệt, gay gắt; những vấn đề nóng hổi của thời đại mà đất nước và nhân dân Nga đòi hỏi phải trả lời, mà nó còn là những chủ đề quán xuyến, xuyên suốt toàn bộ nền văn học hiện thực mà các nhà văn Nga luôn trung thành thể hiện trong các tác phẩm của mình.

Trên bình diện quan điểm mĩ học, thời kì này các nhà cách mạng dân chủ, nhất là Sécnưsepxki đã kế thừa quan điểm mĩ học của Bêlinxki và đã xây dựng được một hệ thống mĩ học hoàn chỉnh. Bản luận văn nổi tiếng Những quan hệ thẩm mĩ giữa nghệ thuật và hiện thực ra đời 1855 đã mở ra một bước ngoặc lịch sử trong quá trình phát triển mĩ học Nga và nhân loại. Kể từ lúc này, các nhà văn phải nhận thức được rằng cái đẹp là cuộc sống, mỗi tác phẩm của mình phải là một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống. Các nhà văn không chỉ có nhiệm vụ giương cao ngọn cờ lí tưởng yêu nước, nhân đạo, dân chủ, tự do mà còn phải lên án mọi bất công và tất cả những gì chà đạp lên quyền sống của con người.

Bên cạnh việc hoàn thiện quan điểm mĩ học, văn học thời kỳ này còn có những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập vào thế giới tâm hồn muôn hình muôn vẻ của nhân vật. Ði sâu vào tâm lý, tâm hồn nhân vật không những là một thủ pháp, nguyên tắc nghệ thuật phổ biến, mà nó còn là một phương thức nghiên cứu bắt buộc nhằm tìm hiểu tính cách con người thời đại và các quan hệ xã hội phức tạp đương thời.

Văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX nổi bật lên với vấn đề xây dựng nhân vật tích cực. Ðây là một thành tựu quan trọng của chủ nghĩa hiện thực Nga trong việc gắn liền văn học với phong trào cách mạng. Nó thể hiện sự tiến bộ của văn học. Lúc này, các nhà văn dân chủ cách mạng đã dũng cảm xây dựng những nhân vật tích cực sinh động hoàn chỉnh mà lịch sử văn học nhân loại hàng ngàn năm về trước chưa hề đạt tới. Ðó là hình ảnh : Những con người mới từ hiện thực cuộc sống đấu tranh đã bước vào văn học với tư thế hiên ngang dũng cảm như loài chim báo bão báo hiệu một cơn bão thời đại sắp diễn ra dữ dội. Hình ảnh những con người mới này tập trung ở hai nhân vật tiêu biểu, đó là Rakhmêtôp và Badarôp.

Trên bình diện thể loại, thời kỳ này do văn học phải phản ánh toàn diện những vấn đề cấp bách và phức tạp của thời đại cho nên văn học có sự thay đổi khá lớn về thể loại. Thời kỳ này thơ ca vẫn phát triển đa dạng nhưng đặc biệt văn xuôi phát triển mạnh mẽ và đạt đến tính mẫu mực, hoàn chỉnh. Nó trở thành thể loại chủ yếu trong việc thể hiện và đăng tải các nội dung xã hội trong nửa sau thế kỷ XIX. Có thể thấy, các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết anh hùng ca, truyện vừa vào lúc này phát triển rất mạnh và giữ địa vị thống trị so với các thể loại khác.Tiêu biểu cho thể loại này là các sáng tác của Ðôxtôiepxki, Tônxtôi.

Song song với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết, kịch vào lúc này cũng phát triển mạnh mẽ. Nhà viết kịch Ôxtrôpxki và Sêkhôp đã sáng tác và dịch hàng trăm vở kịch với nhiều thể loại khác nhau. Ðặc biệt là Ôxtrôpxki, ông đã viết và dịch gần 80 vở kịch gồm các thể loại khác nhau về hàng loạt đề tài mới, nội dung mới, nhân vật mới thuộc lớp bình dân. Ông được xem là người cha của nền kịch Nga, sánh ngang với Sêchxpia của nước Anh. Môlier của Pháp, Sile của Ðức và Gônđani của nước Ý.

Thời kỳ này còn có sự phát triển rực rỡ của truyện ngắn và ký sự. Tập truyện ký Bút ký người đi săn của Tuôcghênhep đã mở ra một chân trời rộng lớn cho thể loại này phát triển. Truyện ngắn Chiếc áo khoác của Gôgôn cũng là một sự khẳng định thể loại truyện ngắn. Ðến Sêkhôp, truyện ngắn đạt đến đỉnh cao của sự hoàn thiện.

Cùng với sự phát triển của truyện - ký văn học, ký chính luận báo chí là một thể loại báo chí được phát triển mạnh mẽ với tên tuổi của Ghecxen. Ðương thời và mãi về sau ông được coi là nhà văn hoạt động kì diệu ưu tú nhất của văn học Nga.

Sự phát triển của ngôn ngữ văn học Nga cũng là một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này. Nếu như ở giai đoạn trước Puskin là người có công xây dựng và khẳng định được nền văn học và ngôn ngữ văn học dân tộc thì đến nửa sau thế kỷ XIX, công lao phát triển ngôn ngữ thuộc về đội ngũ đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã cống hiến hết mình vì nền văn học dân tộc. Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến của nhân loại, đạt những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển nghệ thuật thế giới cho tới bây giờ. Văn học hiện thực Nga ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài, gay gắt của nhân dân Nga chống lại chế độ nông nô chuyên chế tàn bạo và phản động của Nga hoàng. Những thành tựu lớn đặc biệt sau thế kỷ XIX đã khiến các nhà nghiên cứu phương Tây phải gọi nó là “một phép lạ”. Macxim Gorki gọi đó là “hiện tượng kỳ diệu“ của văn học châu Âu. Thế giới ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sức mạnh vươn lên cuộc sống mau chóng với những thiên tài chói lọi. Lênin nhận xét: “Tầm quan trọng thế giới mà hiện nay văn học Nga đã giành được chính là do văn học Nga mang trong mình những tư tưởng tiên tiến của thời đại: Tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng nhiệt thành”. Nhân dân Nga tự hào về văn đàn lớn lao của mình bao gồm các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thế giới như Puskin, Lécmôntôp, Gôgôn, Gonsarôp, Đoxtôiepxki, Tuôcghênhép, Niêcrasop, Sêkhôp, và L. Tônxtôi cùng với các nhà phê bình và mỹ học dân chủ lỗi lạc như Ghecsen, Bêlinxki, Sécnưsepxki, Đôbrôliubôp.Văn học Nga thế kỷ này chuyển tiếp nhanh chóng từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, phản ánh rõ nét và kịp thời những biến động xã hội và theo kịp xu hướng tư tưởng chính trị.

Thành tựu quan trọng nhất khẳng định sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực Nga thời kỳ này là việc khẳng định được vị trí của con người nhỏ bé trong xã hội, nhìn thấy được vẻ đẹp bên trong của lớp người đó cùng với việc bóc trần mọi thứ xấu xa của xã hội, đồng thời tố cáo mạnh mẽ thế lực của đồng tiền đã chà đạp lên luân thường đạo đức. Lúc này, các nhà văn như Tônxtôi, Ðôxtôiepxki đã tái hiện những thân phận hèn mọn bị sỉ nhục, bị lăng mạ của đông đảo quần chúng lao động, đồng thời miêu tả họ với những vẻ đẹp, với hình tượng của nhân dân kỳ diệu, của quần chúng lao động. Song song với việc miêu tả con người nhỏ bé bằng tấm lòng nhân đạo cao cả, các nhà văn còn tố cáo gay gắt xã hội, tố cáo chủ nghĩa tư bản Nga đang mưu sắp xếp lại xã hội, điều khiển xã hội bằng quyền lực và sức mạnh của đồng tiền. Những vấn đề này, nhất là vấn đề thế lực và sức mạnh đồng tiền được các nhà văn Ðôxtôiepxki, Ôxtrôpxki hình tượng hóa vào các tác phẩm của mình một cách chân thật và sinh động.

4. Văn học Nga những năm 90 (giai đoạn cuối)

Lúc này nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển khá nhanh chóng, giai cấp tư sản thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế. Giai cấp vô sản đã lớn mạnh nhanh chóng. Giai cấp nông dân bị phân hóa mạnh do ảnh hưởng rộng khắp của chủ nghĩa tư bản. Nông dân bỏ làng quê đi lang thang, vất vưởng ở các đô thị.

Chủ nghĩa Mác truyền bá vào Nga từ ít năm trước đã có ảnh hưởng khá rộng, Lênin hoạt động ở Pêtécbua, liên kết các nhóm Mac-xit ở thủ đô, lập ra “liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”. Liên minh đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy tự do lúc này thù địch với chủ nghĩa Mác. Công lao lịch sử của V. Lênin là đập tan trào lưu tư tưởng dân túy bảo thủ và bọn Mac-xit giả hiệu, phản động. Lênin chuẩn bị thành lập đảng Mac-xit chân chính vào đầu thế kỷ sau.

Đây cũng là thời kỳ đấu tranh gay gắt trong văn học nghệ thuật. Nổi lên “con chim báo bão” của giai cấp vô sản: nhà văn trẻ Macxim Gorki và một số nhà văn khác. Đó là những kiệt tác đầu tiên của Gorki: Makar Tsudar, Bài ca chim ưng (1895), Truyền thuyết về Đanko (trích trong truyện Bà lão Izecghin) và Bài ca chim báo bão (1901)...

Tóm lại: văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX đã phát triển đến đỉnh cao nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Công lao ấy ngoài những tên tuổi tiêu biểu như Sécnưsepxki, Nhêcraxôp, Tuôcghênhep, Ðôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp còn có sự góp sức của hàng loạt những tên tuổi khác. Họ đã cùng vai sát cánh tạo nên một nền văn học tiên tiến và bất hủ cho nhân loại.

 

B.TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:

 

LÉP NICÔLAIÊVÍCH TÔNXTÔI

(1828 – 1910)

                   (Thời gian: ( 10 giờ).

 

I.Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp:

1.Vai trò, vị trí của L.Tônxxtôi trong nền văn học Nga thế kỷ XIX:

Lep Nicôlaiêvich Tônxtôi (1828-1910) là một trong những đại biểu lớn nhất và xuất săc nhất của văn học hiện thực Nga và thế giới thế kỷ XIX. Qua gần 60 năm hoạt động văn học không mệt mỏi, ông đã để lại một di sản văn học đồ sộ và quí báu gồm: 3 bộ tiểu thuyết lớn, hàng chục truyện vừa, hàng trăm truyện ngắn và một số vở kịch, nhiều bài văn chính luận và thư từ, nhật ký, cùng các bài báo … (Toàn tập Tônxtôi gồm 90 quyển). Họat động văn học của ông đã làm phong phú kho tàng văn học Nga thế kỷ XIX và chủ nghĩa hiện thực, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân loại. Cùng với các nhà văn Nga cùng thời, sáng tác của L.Tônxtôi đã nâng văn học Nga lên tầm cao của thời đại, trở thành nền văn học tiên tiến của nhân loại. 

            2.Thân thế và sự nghiệp của L.Tônxtôi:

2.1.Giai đoạn từ 1828-1860:

Lép Nicôlaiêvich Tônxtôi sinh ngày 09-09-1928 trong một gia đình quý tộc trại ấp ở làng Iaxnaia Pôliana, tỉnh Tula (cách Mátxcơva 90km về phía Nam). Bố mẹ mất sớm (mẹ mất năm Tônxtôi 2 tuổi, bố mất năm Tônxtôi 9 tuổi), anh em Tônxtôi sống với bà cô ruột. Thế giới tuổi thơ của anh em gia đình Tônxtôi gắn liền với trại ấp Iaxnaia Paliana và các gia nhân. Mặc dù xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng ở Tônxtôi, ý thức tự lập xuất hiện từ rất sớm và cậu học trò Tônxtôi đã có ý chí, nghị lực rèn luyện phi thường. Năm 1845 Tônxtôi vào học khoa triết ban Đông phương học, theo học ngoại ngữ Ả-rập, Thổ Nhỉ Kỳ sau chuyển sang khoa luật ban pháp lý trường đại học tổng hợp Kazan. Năm 1847 ông bỏ học, trở về trại ấp, nhận gia tài, nông nô và điền trang theo luật thừa kế, Tônxtôi tích cực chăm lo cải thiện đời sống cho nông nô và tá điền, lập ra chương trình tự học trong hai năm và tiến hành công việc cải cách đời sống nông nô trong trại ấp. Năm 22 tuổi, Tônxtôi lên Pêtécbua thi lấy bằng phó tiến sĩ nhưng giữa chừng thì bỏ dỡ. Năm 1851, theo anh trai đến Cápkadơ gia nhập quân đội. Bốn năm sau, trong cuộc chiến tranh Crưm, Tônxtôi phụ trách một khẩu đội pháo bảo vệ hải cảng Xêvaxtôpôn. Người thanh niên giàu nghị lực và trí tuệ phi thường này ở tuổi đôi mươi đã chứng tỏ tài năng văn học, làm cho giới sáng tác và phê bình có tên tuổi lúc bấy giờ rất khâm phục.  

Tác phẩm đầu tay Thời thơ ấu đăng báo đã giành ngay được cảm tình của độc giả. Nhà văn trẻ phấn khởi viết tiếp Thời niên thiếu (1854) và Thời thành niên (1857). Bộ ba tự thuật này miêu tả quá trình trưởng thành của một lớp thanh niên quí tộc sớm biết suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống, tác phẩm nổi tiếng với phép biện chứng tâm hồn và “Sự thuần khiết của đạo đức”. Nhà phê bình văn học Sécnưxepski viết bài khen ngợi và tiên đoán triển vọng rực rỡ của tài năng Tônxtoi. Tập truyện Xêvaxtôpôn tháng 12-1854, Xêvaxtôpôn tháng 5-1855 và Xêvaxtôpôn tháng 8-1855 đã diễn tả lại cuộc chiến đấu của thành phố anh hùng trong 11 tháng chống quân Anh-Pháp, diễn tả lại những ấn tượng nóng hổi của Tônxtôi, người trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu. Tác phẩm toát lên lòng “khâm phục vĩ đại, thầm lặng và tinh thần cứng cỏi” của người lính Nga. Có thể nói tác phẩm đó là khúc dạo đầu cho bản hùng ca Chiến tranh và hòa bình sau này.

 Cuối tháng 11 năm 1856, Tônxtôi xuất ngũ. Trở về trại ấp, chứng kiến cuộc sống của người dân và thực tế cuộc sống cùng cực của nông nô Nga, Vì còn nặng tư tưởng quí tộc, ít gần gũi với những người dân chủ cách mạng ông đã đề ra một số dự án cải cách đời sống nông nô trong trại ấp nhưng không thành. Việc tiếp xúc với nông dân được ông thể hiện trong tuyện ngắn Buổi sáng của một địa chủ (1856). Tác phẩm này là bức tranh hiện thực sinh động về cảnh bùn lầy nước đọng của nông thôn Nga trước cải cách. Đầu năm 1857 ông đi ra nước ngoài (Thụy sĩ, Pháp, Đức, Ý). Thất vọng về trật tự xã hội tư sản phương Tây, thái độ lạnh lùng đối với nghệ thuật, con người ông đã viết về nó trong cuốn Luy-xéc (1857).

Giữa năm 1857 Tônxtôi trở về Nga, viết các truyện ngắn phê phán lối sống quí tộc, xa hoa, đề cao thiên nhiên và và bảo vệ đời sống gia đình, gia trưởng.

2.2.Giai đoạn từ 1860-1910:

Cuối năm 1860, ông đi ra nước ngoài lần thứ hai để thăm người anh và quan sát nền giáo dục phương Tây, gặp gỡ các nhà văn, nhà giáo dục … như Dickens (Anh), nhà cách mạng Nga lưu vong Ghecxen, với vốn hiểu biết rộng bá tước trẻ tuổi L.Tônxtôi đã làm cho các học giả Tây phương rất khâm phục. Trở về nước, Tônxtôi thất vọng với bản tuyên ngôn cải cách của Nga Hoàng “Nông dân thì không hiểu một chữ nào, còn chúng ta thì không tin một lời nào”. Ông nhận làm thẩm phán hoà giải ở tòa án huyện thuộc tỉnh Tula. Do luôn luôn bảo vệ quyền lợi của nông dân, ông bị bọn địa chủ quí tộc căm ghét. Ông viết:"người ta muốn đánh tôi và lôi tôi ra tòa". Năm 1862, ông phải giải nhiệm.

 Ông tích cực tổ chức hoạt động giáo dục trong trại ấp: Mở trường, xuất bản tạp chí giáo dục mang tên Iaxnaia Paliana, viết sách cho trẻ em học. Những quan niệm giáo dục của Tônxtôi còn có những mâu thuẫn, chưa nhất quán. Ông phê phán kịch liệt văn minh tư sản và dường như muốn phủ định toàn bộ văn minh nhân loại nói chung. Nhà văn lên án tư bản chủ nghĩa là đúng song lại rơi vào bảo thủ. Điều đáng nói là nhà văn hết lòng yêu trẻ và am hiểu sâu sắc thế giới tâm hồn phong phú, tế nhị của trẻ em. Quan điểm giáo dục: "Khơi dậy hứng thú có sẵn trong bản tính” là sự hiểu biết sâu sắc tâm lý trẻ em của Tôn xtôi.

Những biến đổi của xã hội Nga sau cải cách 1861 làm Tônxtôi quan tâm. Ý định viết một tác phẩm về Pie đại đế ông đành bỏ dở để viết về xã hội Nga đang “biến chuyển dữ dội”.Đây là những năm Tônxtôi  có vốn sống và vốn văn học phong phú, điều kiện làm việc có nhiều thuận lợi (năm 1862 Tônxtôi cưới vợ). Ông lao vào hoạt động văn học và thành công rực rỡ. Sự ra đời của pho tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình (4 tập), viết trong 6 năm (1863-1869) là “Iliát” của thời đại mới, khẳng định thiên tài của ông."Chiến tranh và hòa bình" đã làm cho tên tuổi của Tônxtôi rạng rỡ khắp nước Nga và thế giới, khiến ông trở thành "con sư tử của văn học Nga".

            Tám năm sau, sau khi Chiến tranh và hòa bình ra đời, ông cho ra mắt độc giả bộ tiểu thuyết Anna Karênina (1873-1877), nêu lên nhiều vấn đề xã hội cấp bách trong xã hội đương thời và đưa ra kết luận táo bạo: Khẳng định sự bế tắc của xã hội tư sản-quí tộc. Sự biến đổi tất cả các “nền móng cũ” của nước Nga sau cải cách thu hút chú ý của Tônxtôi, khiến cho toàn bộ thế giới quan của ông thay đổi. Do nguồn gốc xuất thân và giáo dục, Tônxtôi thuộc giới đại quý tộc Nga, nhưng ông đã đoạn tuyệt với những quan niệm thịnh hành trong giới đó. Tônxtôi trở thành người diễn đạt tư tưởng của hàng triệu quần chúng nhân dân bị áp bức với tất cả sự uất hận cũng như sự nhu nhược, ươn hèn về chính trị của họ. Thuyết “không dùng bạo lực chống điều ác”, thuyết “tự tu thiện tinh thần”, chủ trương quay về tôn giáo nguyên thủy của Tônxtôi  phản ánh tư tưởng, nguyện vọng của quần chúng nông dân Nga lúc bấy giờ.

Trong những năm 80, hoạt động văn học của ông tập trung vào việc phê phán xã hội tư sản- quý tộc với tất cả sự căm ghét, nhà văn kịch liệt phê phán toàn bộ trật tự nhà nước, giáo hội, xã hội và kinh tế đương thời dựa trên sự nô dịch quần chúng, giả nhân, giả nghĩa suốt từ trên xuống dưới đồng thời ông cũng tuyên truyền cho học thuyết riêng của mình “Thuyết tu thiện, bất bạo động” Năm 1881, ông gởi thư cho nhà vua Alếchxăngđrơ III yêu cầu đừng hành hình những người giết vua Alếchxăngđrơ II, nhưng thư không tới tay nhà vua. Tháng 10.1881, gia đình Tônxtôi chuyển về ở hẳn thủ đô Mátxcơva, lúc này nhà văn đã già nhưng rất khỏe, ông tự nguyện sống kham khổ, thường xuyên lao động tay chân, cưỡi ngựa và đi bộ hàng ngày, đồng thời còn tích cực đi cứu đói ở các tỉnh.

Ông thường xuyên cho ra đời những tác phẩm có giá trị tố cáo mạnh mẽ như: Cái chết của Ivan Ilich (1886), Bản xô nát Crâyxe (1887-1889) phê phán chế độ hôn nhân không dựa vào tình yêu, xem chủ nghĩa cấm dục, khổ hạnh như một phương thuốc thần diệu để giải độc. Hai vở kịch Quyền lực của bóng tối (1886), Thành quả giáo dục (1890) tố cáo đồng tiền ngấm vào nông thôn Nga làm đảo lộn các mỹ tục, phê phán tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng của bọn quý tộc.

Năm 1891, chống lại ý kiến vợ, Tônxtôi tuyên bố từ bỏ bản quyền văn học đối với những tác phẩm viết sau năm 1881 vì hai lý do: mâu thuẩn tư tưởng và vì nhuận bút quá nhiều.

 Tác phẩm vĩ đại thứ ba của Tônxtôi ra đời trong những năm 90 là tiểu thuyết Phục sinh (1889-1899). Đây là bản án đanh thép tố cáo chế độ nông nô chuyên chế và giáo hội Nga là những kẻ đẩy quần chúng vào cảnh khốn cùng; thể hiện sự bất hợp tác của ông với nhà nước nông nô chuyên chế. Tác phẩm này là duyên cớ để giáo hội Nga khai trừ Tônxtôi ra khỏi giáo hội vào năm 1901 và mỗi năm các nhà thờ ở Nga dành một ngày chủ nhật để nguyền rủa bá tước Tônxtôi là “tên dị giáo và phản chúa” Lênin viết: “Giáo hội đã khai trừ Tônxtôi .Càng tốt, công tích đó sẽ được ghi khi nhân dân Nga thanh toán xong bọn quan lại khoác áo thầy tu, bọn sen đầm nhân danh Chúa Jêsu”. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm chỉ trích, phê phán chính quyền Nga hoàng, thể hiện thái độ đoạn tuyệt dứt khoát  với chế độ nông nô chuyên chế: Khátđơrimurát (1896-1904), Sau vũ hội (1903), phản đối cả bạo lực phản cách mạng và bạo lực cách mạng, Tônxtôi viết bài luận chiến đăng báo phản đối các cuộc hành hình những người cách mạng.

Về tiểu luận và phê bình, trong bài khảo cứu nghệ thuật nổi tiếng Nghệ thuật là gì ? (1897-1898) ông đã đưa ra những kiến giải sâu rộng về nghệ thuật, thể hiện ý thức trách nhiệm của ông đối với ngòi bút. Những năm cuối đời, Tônxtôi sống ở trại ấp của mình. Uy danh của ông lừng lẫy trong nước và trên thế giới, bọn thống trị hoảng sợ trước uy danh lừng lẫy của nhà văn lão thành Tônxtôi và ảnh hưởng của Tônxtôi trong đời sống tinh thần xã hội Nga, có kẻ khuyên Nga Hoàng Alexandre III truy tố ông. Y nói "Trẫm không có ý định biến ông ta thành đấng tử vì đạo rồi trẫm phải hứng lấy sự bất bình của dân chúng". Năm 1908, nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông, măc dù chế độ Nga hoàng cố ý tạo nên bầu không khí tẻ nhạt, ngăn cản quần chúng bày tỏ tình cảm nồng nhiệt với nhà văn, cố tình làm cho không khí sinh nhật bớt nồng nhiệt nhưng nhân dân Nga và nhân loại tiến bộ rất ngưỡng mộ ông. (Giới báo chí phỏng vấn, viết bài ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp của Tônxtôi, sinh viên tổ chức mít tinh, rước ảnh của nhà văn, v.v...) Lúc đó, chính Lê nin đã viết bài báo nổi tiếng "L.Tônxtôi, tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" phân tích sự nghiệp sáng tác vĩ đại của nhà văn.

Trong thời gian nổ ra cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905, mặc dù phản đối bạo lực nhưng Tônxtôi vẫn hướng về cuộc đấu tranh của quần chúng cách mạng. Hoài bão của Tônxtôi về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, về con ngưới chí thiện đã vấp phải hiện thực xã hội quý tộc-tư sản bất công. Ông rơi vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng, mộng ước của ông là xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất, xóa bỏ mọi bất công và thực hiện lý tưởng tự do nguyên thủy, về con người chí thiện mà ông đã truyền bá suốt đời mình, rút cuộc vẫn chưa thực hiện được. Nhật ký của Tônxtôi ghi ngày 10.6.1907 có đoạn " Càng ngày tôi càng cảm thấy đau đớn hầu như về thể xác vì sự bất bình đẳng, cảnh giàu sang thừa thãi bên cạnh cảnh nghèo hèn, thế mà tôi lại không giảm nhẹ được sự bất công đó. Đấy là bi kịch thầm kín của đời tôi". Sự bất hòa giữa ông với vợ con lại làm cho bi kịch đó thêm nặng nề”. Từ lâu, Tônxtôi đã có ý định rời bỏ "tổ ấm quí tộc" và xã hội thượng lưu.

Rạng sáng ngày 28-10-1910 Tônxtôi cùng bác sĩ riêng bỏ nhà ra đi. Trên đường đi, dọc đường ông bị cảm lạnh phải ghé lại nghỉ ở nhà ga Axtapôvô. Đến ngày 7.11.1910, Tônxtôi hấp hối và qua đời tại nhà ga hẻo lánh đó (ngày nay mang tên ga Tônxtôi). Bà vợ đến kịp, quỳ xin ông tha lỗi, nhưng đã muộn rồi. Cả nước Nga và châu Âu thương tiếc nhà đại văn hào, Lê nin viết bài văn điếu "L.N.Tônxtôi". Nhà văn M.Gorki viết "trong đời mình, chưa bao giờ tôi khóc thảm thiết, tuyệt vọng, cay đắng như vậy". Di hài Tônxtôi được đưa về chôn cất ở trại ấp Poliana quê nhà, giữa hàng cây trên bờ nơi chôn giấu cây "gậy xanh thần kỳ" mà ông từng miêu tả trong những trang sách bất hủ của mình dành cho trẻ em.

III.MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU:

1.Tiểu thuyết anh hùng ca của L.Tônxtôi :“Chiến tranh và hoà bình”:

1.1.Chiến  tranh và hòa bình (Война и мир) là một bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại của L.Tônxtôi , làm cho tên tuổi của ông lần đầu tiên nổi tiếng trên văn đàn thế giới, trở thành “Con Sư tử” của văn học Nga, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napôlêông, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Tônxtôi (tác phẩm thứ hai là Anna Karênina). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới.

1.2. Qúa trình viết tiểu thuyết:

+ Hình ảnh những người tháng Chạp sau những năm đày ải trở về, năm 1857 (khi có lệnh ân xá của Alếch xăng II) thôi thúc L.Tôixtôi viết về họ (quá khứ hào hùng của họ thu hút sự chú ý của nhà văn). Dự định này ông thực hiện dang dở. L.tônxtôi tìm về quá khứ, sống lại thời oanh liệt của dân tộc Nga, đó là cuộc khởi nghĩa tháng 12 năm 1825, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1812, chiến tranh ngoài biên giới năm 1805-1807.(Trận liên minh Nga-Áo chống Pháp trên đất Áo). Như vậy, từ sự say mê trước ánh hào quang của những người tháng Chạp, nhà văn không dừng lại ở mức độ đơn giản: Viết về cuộc đời người chiến sĩ tháng Chạp, mà có sự phát triển, mở rộng đề tài. Từ nhận thức về cuộc đời người chiến sĩ tháng Chạp, nhà văn đi sâu, khám phá bản chất của nhân dân Nga (trong chiến tranh ngoài biên giới và chiến tranh vệ quốc), các tầng lớp quý tộc Nga, người nông dân Nga, người phụ nữ Nga, cuộc sống hậu phương hòa bình và sau chiến tranh diễn ra chủ yếu ở hai thành phố Mátxcơva và Pêtécbua), nhận thức về chiến tranh (chiến tranh yêu nước và chiến tranh xâm lược), nhận thức về vai trò cá nhân trong lịch sử  v.v…

+ Trong quá trình viết, Tônxtôi đã sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế rất công phu:

- Đọc nhật ký, thư từ, tài liệu của những người tham gia cuộc chiến tranh 1812 ( những người lính Nga và lính Pháp, tìm gặp những người tham gia chiến tranh còn sống để tìm hiểu. Trong nhà ông có phòng tranh dựng lại cuộc chiến tranh năm 1812 (như phòng tranh ở cung điện Mùa Đông).

- Ông rất khâm phục Stăngđan trong việc miêu tả chiến tranh trong tác phẩm Tu viện thành Parmơ, và lấy đó làm mẫu mực cho nghệ thuật viết về chiến tranh trong khi viết  Chiến tranh và hòa bình.

+ Qua 6 năm (1863-1869) lao động nghệ thuật nghiêm túc, bộ tiểu thuyết đồ sộ gần 600 nhân vật, khái quát cả một thời kỳ lịch sử sôi động của dân tộc Nga đã ra đời. 

+ Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí Người đưa tin Nga, với nhan đề: Năm 1805, tiểu thuyết của bá tước Tônxtôi. Trong  những lần xuất bản tiếp theo, cuốn sách trải qua nhiều tên gọi: Ba thời kỳ, Tất cả đều tốt lành vì kết thúc tốt lành, cuối cùng mới có tên Chiến tranh và hòa bình.

+ Tác phẩm lúc mới ra đời gây chấn động lớn trong độc giả và giới phê bình vì trong đó ông đã đặt ra những vấn đề mới, thực hiện một bố cục mới và xử lý đề tài theo một quan điểm mới (mối dây liên hệ giữa các sự kiện, phần mở nút ước lệ, tính hoàn chỉnh của một tiểu thuyết … được coi  là những nguyên tắc của tiểu thuyết trước Tônxtôi đã bị ông bác bỏ).  

1.3. Nội dung của tác phẩm:

Chiến tranh và hòa bình miêu tả một trong những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc Nga và toàn châu Âu: cuộc chiến tranh năm 1812. L.Tônxtôi thể hiện nhân dân như nhân vật chính, như động lực phát triển của lịch sử. Chính vì vậy mà tác phẩm có cốt cách của một thiên anh hùng ca. Có thể nói, tư tưởng nhân dân là linh hồn, là xương sống của toàn bộ tác phẩm. Đó là “tiêu điểm”- nói theo L.Tônxtôi, từ đó ánh sáng của toàn bộ tác phẩm toát ra và tụ lại.

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc Nga của Săn Pêtécbua. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napôlêông và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tướcAnđrây Bôncônxki một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Lisa xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pie người con rơi của lão bá tước Bêdukhốp, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Anđrây và Pie rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Anđrây tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pie từ nước ngoài trở về Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Săn-Pêtécbua vì tội du đãng. Pie trở về Mátxcơva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bêdukhốp rất giàu có, không có con, chỉ có Pie là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pie đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pie và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuraghin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pie. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pie rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélèna, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức.

Về phần Anđrây chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Anđrây mang một niềm hy vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Auxtéclít lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napôléon người được chàng coi như thần tượng. Anđrây được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Anđrây tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pie đến thăm Anđrây và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pie đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời.

Một lần, Anđrây có việc đến gia đình bá tước Rôxtốp. Tại đây, chàng gặp Natalia (Natasa) con gái gia đình của bá tước Rôxtốp. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Anđrây. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasa. Chàng đã được gia đình bá tước Rôxtốp chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bônônxki (cha của Anđrây) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasa. Chàng nhờ bạn mình là Pie đến chăm sóc cho Natasa lúc chàng đi vắng. Natasa rất yêu Anđrây, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatôn con trai của công tước Vasili, nên Natasa và Anatôn đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Anđrây biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pie đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasa. Nàng lâm bệnh, người chăm sóc và người thông cảm cho nàng lúc này là Pie.

Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhain Kutudốp được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pie cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Anđrây lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Bôrôđinô, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutudốp quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Anđrây cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasa và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasa đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.

Sau trận Bôrôđinô, quân Nga rút khỏi Mátxcơva. Quân Pháp chiếm được Mátxcơva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pie trở về Mátxcơva giả dạng thành thường dân để ám sát Napôléông. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pie gặp lại Platôn Karataep, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platôn đã giúp Pie hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.

Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Mátxcơva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutudốp hiểu còn Napôléông thì không.

Trên đường rút lui của quân Pháp, Pie đã trốn thoát và trở lại Mátxcơva. Chàng hay tin Anđrây đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasa, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pie quyết định cầu hôn Natasa. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasa lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pie sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín, đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

1.4 Giá trị tác phẩm :

Chiến tranh và hòa bình là bộ sử thi vĩ đại nhất của Tônxtôi, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tônxtôi muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc.

Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX: cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805-1812, 1812-1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu: chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hoà bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm.

Một trong những đặc điểm nổi bật khác của Chiến tranh và hòa bình là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tônxtôi về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới.

Chiến tranh và hòa bình thể hiện một số chủ đề cơ bản của thời đại:

1.4.1 Vấn đề chiến tranh xâm lược, chiến tranh yêu nước và chiến tranh nhân dân:

Nhà văn miêu tả 2 cuộc chiến tranh giúp cho người đọc so sánh tính chất phi nghĩa và chính nghĩa.

Cuộc chiến giữa Liên minh Nga - Áo chống Pháp trên đất Áo (1805 - 1807). Người lính Nga thua trận vì sương mù trên đất Áo và vì làn sương mù chiến tranh không mục đích, phi nghĩa bao phủ họ. Hàng ngũ sĩ quan hèn nhát, ích kỷ. Vua Alếchxăngđơ I quan liêu và tham vọng bất chính. Đại tướng tư lệnh Cutudốp biết trước sẽ thua, không hăng hái ra quân. Ông biết đây chỉ là trận đánh của ba ông hoàng đế châu Âu.

Cuộc kháng chiến hào hùng của nhân dân Nga chống lại 60 vạn quân Napôlêông tràn sang. Toàn dân vùng dậy, nhân dân tản cư bỏ lại vườn không nhà trống, kinh đô Mátxcơva bỏ ngỏ.

Chiến trường Bôrôđinô là trận đánh quyết định, nơi đây tập trung mọi lực lượng quân đội và du kích, dân binh. Bọn xâm lược không thể chống lại cả một dân tộc ngoan cường. Ngoài việc miêu tả cụ thể và chính xác diễn biến các trận đánh, nhà văn còn viết nhiều trang chính luận sảng khoái. Tuy nhiên nhà văn bộc lộ những quan điểm triết học sai lầm về chiến tranh, ông cho rằng sự thắng bại là do đức Chúa Trời giữ phần quyết định chủ yếu.

            + Bằng những bức họa về cảnh chiến tranh như không khí  trận mạc ở chiến trường (qua các trận đánh lớn có tính chất lịch sử ở Sơngraben, ở Auxtéclit và ở Bôrôđinô), sinh hoạt ở thành thị (sinh hoạt của giới quý tộc cung đình trong chiến tranh, không khí ở Mátxcơva khi chiến tranh xảy ra), sinh hoạt ở nông thôn, v.v… qua việc phân tích tâm lý của các nhân vật tham gia vào cuộc chiến tranh (các vị tướng lĩnh, các sĩ quan, binh lính), L.Tônxtôi đã thể hiện rõ ràng thực chất của chiến tranh xâm lược và chiến tranh nhân dân, bộc lộ quan điểm của ông về những vấn đề trên.

- Cuộc chiến tranh ngoài biên giới (1805,1806-1807) là cuộc chiến tranh không mục đích. Tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh được thể hiện qua việc mô tả cảnh hành quân của quân đội Nga (ở cầu Braonao- trên đất Áo) rất lộn xộn, cảnh trận mạc sương mù dày đặc và chiến trận hỗn loạn ở Auxtéclits. Người lính tham gia chiến trận với động cơ cá nhân. Vì tính chất phản động của cuộc chiến tranh nên những cuộc chiến tranh kể trên không thu hút được những tài năng quân sự và sức lực của nhân dân. Tổ chức bộ máy chiến tranh bất hợp lý,  sinh hoạt của binh lính thiếu thốn nghiêm trọng.

-  Cuộc chiến tranh xâm lược của Napôlêông 1812 Từ việc miêu tả đội quân hùng hổ (quân xâm lược Pháp và đồng minh) khi tiến vào nước Nga với sự sùng bái mù quáng Napôlêông, đến cảnh đội quân xâm lược tả tơi  kéo vào Mátxcơva trong cảnh hoang vắng (vì nhân dân thực hiện chiến thuật “tiêu thổ kháng chiến” của Kutudốp), cảnh rút chạy thảm hại của quân xâm lược Pháp, … tác gỉả muốn chỉ ra rằng, đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, một sự hy sinh vô ích của hàng chục vạn sinh mạng cho tham vọng chính trị của Napôlêông. Qua việc mô tả hai cuộc chiến tranh, Tônxtôi lên án chiến tranh phi nghĩa, khẳng định bản chất dũng cảm của người lính Nga trong hai cuộc chiến tranh này.

+ Chiến tranh vệ quốc 1812- chiến tranh yêu nước, chính nghĩa của nhân dân Nga, cả nước đứng lên chống kẻ thù chung. Từ vị tổng tư lệnh  tối cao đến sĩ quan, binh lính, người dân bình thường đều ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với tổ quốc. Tônxtôi thể hiện nhân dân Nga là người đóng vai trò chính trong cuộc chiến tranh này, qua hình tượng tiêu biểu là Kutudốp, cùng với việc đề cao vai trò của nhân dân, Tônxtôi phê phán chủ nghĩa ái quốc giả tạo của bọn người trong giới thượng lưu (quan Thượng thư Vaxili Kuraghin, quan Tổng đốc thành Mátxcơva: Ráxtốpsin). Toàn cảnh miêu tả chiến trận và sinh hoạt trong chiến tranh của nhân dân Nga bộc lộ sự đồng tình của tác giả với cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại này.

             1.4.2 Vĩ nhân và quần chúng:

- Vĩ nhân chính nghĩa, giản dị: Đại tướng Nga Kutudốp

- Vĩ nhân tên hề của lịch sử : Hoàng đế Napôléông

- Nga hoàng Alếchxăngđơ I rất mờ nhạt.

Trong việc miêu tả Kutudốp, nhà văn bộc lộ mâu thuẫn, lẫn lộn giữa ba yếu tố quyết định thắng lợi:

1. Lãnh tụ sáng suốt.

2. Nhân dân quật cường.

3. Chủ nghĩa định mệnh lịch sử: Chúa Trời quyết định?

Yếu tố nào giữ phần quyết định chiến thắng của nhân dân Nga ? Dù chưa giải đáp thỏa đáng, nhà văn đã miêu tả Kutudốp là hiện thân của chính nghĩa và lòng nhân đạo, là đại diện xứng đáng của nhân dân. Về sau, Kutudốp không tán thành Nga hoàng đưa quân ra nước ngoài nên bị thất sủng (ruồng bỏ).

Trái lại Napôléông hiện ra như một tên hề kiêu ngạo tự đắc, kẻ giả dối và nhẫn tâm, tên đao phủ của các dân tộc châu Âu. Y không còn là thần tượng của thanh niên quí tộc châu Âu, đã hiện ra một con người "nhỏ bé, vô nghĩa và tầm thường".

Tônxtôi tập trung thể hiện tập thể nhân dân Nga vĩ đại trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812. Nhà văn Kôrôlencô cho rằng, nhân vật chính của Chiến tranh và hòa bình là “Cả nước đang đấu tranh chống lại sự xâm lược của kẻ thù”. Cuộc chiến tranh đã thu hút hầu hết các thành phần nhân dân: ở mặt trận có người lính, ở hậu phương có lực lượng dân binh (với đông đảo thành phần nhân dân tham gia). Nhân dân đánh giặc bất kỳ chỗ nào, bằng mọi hình thức với bất kỳ vũ khí gì. Tinh thần chiến đấu của người lính, người sĩ quan bình thường ở mặt trận (như Tusin, Timôkhin), tinh thần phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc của các tầng lớp nhân dân ở hậu phương thể hiện rất cao. Tônxtôi đã khám phá phẩm chất  của con người Nga trong chiến tranh chính nghĩa đó là: dũng cảm, thông minh, lạc quan, v.v… qua đó bộc lộ nhận thức đúng đắn: nhân dân là động lực phát triển của lịch sử. Tônxtôi nhìn thấy hạn chế của người nông dân Nga: không có lập trường chính trị vững vàng, đấu tranh tự phát, nhu nhược…

1.4.3 Hình tượng người nông dân Platôn Karataiép:

Platôn Karataiép được đưa vào tác phẩm (qua những đoạn mô tả không dài lắm) nhưng với lai lịch khá rõ ràng. Nét nổi bật trong tính cách của Platôn Karataiép là sự giản dị, yêu đời, ưa hoạt động, yêu nước một cách tự phát. Platôn Karataiép chịu ảnh hưởng của tôn giáo như sống an phận, nhẫn nhục. Đây là một điển hình về người nông dân Nga với  sự tròn trịa, mộc mạc đến mức tự nhiên của người nông dân mặc áo lính. Tônxtôi đã gán ghép tư tưởng của ông cho nhân vật nông dân của mình. Xét trong tòan bộ tác phẩm, Platôn không thể đại diện bản chất của người nông dân Nga. Bởi vì, bên cạnh Platôn Karataiép còn có tập thể nhân dân Nga anh hùng.

1.4.4 Các tầng lớp quý tộc Nga:  

Trong Chiến tranh và hoà bình, L.Tônxtôi đã tái hiện bộ mặt sinh hoạt của hai loại quý tộc Nga. Đó là quý tộc trại ấp và quý tộc cung đình.

+ Theo ông, tầng lớp quý tộc cung đình: là những kẻ sống xa rời truyền thống văn hóa của dân tộc, xa rời nhân dân, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng, lối sống tẻ nhạt, tầm thường. Nét nổi bật nhất của giới thượng lưu là sự ích kỷ, nhỏ nhen, những mưu mô tính toán để thăng quan tiến chức, để kiếm một xó xỉnh ấm áp trong cuộc sống, khinh bỉ những truyền thống quý báu của nền văn hoá dân tộc, thờ ơ với vận mệnh của đất nước ngay cả lúc tổ quốc lâm nguy. Tiêu biểu là gia đình quan thượng thư Vaxili Kuraghin, một đại thần già, bản thân ông ta là con người trống rỗng, tiến thân bằng sự luồn cúi, là một quan Thượng thư mà vô trách nhiệm với tổ quốc. Các con của ông ta trụy lạc, vô giáo dục. Pie nhận xét” “Ôi ! thật là một nòi giống đê tiện, vô lương tâm”.Viên quan tổng tư lệnh thành Mátxcơva: Raxtốpsin và các quan lại khác là kẻ bất tài, huênh hoang, vô trách nhiệm. Raxtốpsin tưởng rằng ông ta hiểu nhân dân bị ông ta cai trị, kỳ thực ông ta không hiều gì cả. Thời bình “ông đứng trên chiếc thuyền mỏng manh của mình, cầm sào cắm vào chiếc tàu lớn nhân dân mà đi và cứ tưởng nhờ mình mà chiếc tàu nhân dân kia đi được” nhưng lúc biển cả nổi sóng, khi con tàu nhân dân vun vút lao đi, ảo tưởng của Raxtôpsin bị tan vỡ một cách thảm hại.

+ Tầng lớp quý tộc trại ấp: Sinh hoạt của họ gần gủi với truyền thống văn hóa dân tộc, biết nhìn thấy trong nhân dân những gì giản dị, trung thực, biết gắn bó số phận mình với đất nước lúc lâm nguy, gần gủi với nhân dân lao động và giàu trách nhiệm công dân. Tiêu biểu là Gia đình đại Công tước Bôncônxki, là con người của thế kỷ XIX, còn giữ tác phong nghiêm khắc và độc đoán, giàu lòng tự trọng, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp vệ quốc, bên cạnh những hạn chế như: độc đoán, khắc kỷ trong sinh hoạt hàng ngày... Gia đình Bá tước Ilia Rôxtốp có cuộc sống gia đình hòa thuận, ấm cúng, biết giáo dục con cái tiếp thu truyền thống văn hóa của dân tộc.

1.5 Con đường đi tìm chân lý cuộc sống của tầng lớp thanh niên tiến bộ Nga đầu thế kỷ qua hình tượng Anđrây Bônkônxki và Pie Bêdukhốp:

Anđrây Bôncônxki và Pie Bêdukhốp vốn là hình ảnh những "con người thừa"của xã hội quí tộc. Cuộc chiến tranh nhân dân năm 1812 giúp họ thoát ra, lấy lại niềm tin và xác định được lẽ sống đúng đắn để tìm ra chỗ đứng xứng đáng trong lòng dân tộc. Phần lớn các nhân vật quí tộc chỉ biết lo thân, mưu cầu danh lợi cho gia đình nên chính bọn họ, mà tối cao là vua Nga Alêchxăngđơ là " những người thừa" trong cuộc kháng chiến toàn dân.

Lớp người như Pie và Anđrây có rất nhiều đặc điểm chung, họ đều khinh ghét xã hội thượng lưu, bất bình với thực tại xấu xa chung quanh, họ cũng không bằng lòng với chính mình, luôn luôn băn khoăn đi tìm lẽ sống chân chính, trong bản thân họ diễn ra cuộc đấu tranh, giằng co quyết liệt giữa hệ tư tưởng quý tộc và lý tưởng tiên tiến của thời đại nhưng họ chỉ thực sự hiểu được chân lý của cuộc sống khi tiếp xúc với nhân dân, họ ngày càng nhận thức được vai trò của những con người bình thường, những người lính, những người nông dân Nga. Từ trong số họ sẽ xuất hiện những người tháng Chạp, thế hệ cách mạng đầu tiên trong phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Nga thế kỷ XIX.

Anđrây và Pie là những thanh niên ưu tú, không bằng lòng với hoàn cảnh xã hội, luôn luôn băn khoăn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Họ phải trải qua bao cay đắng trên những chặng đường khổ ải, những thành quả phải trả giá bằng chính cuộc đời. Nhờ nghị lực phi thường và động cơ đúng đắn: đi tìm một lẽ sống đẹp, qua tiếp xúc với thực tiễn, họ tìm được ý nghĩa của cuộc sống: hướng về nhân dân. Con đường đi tìm lý tưởng của Anđrây và Pie tiêu biểu cho một chặng đường của tầng lớp thanh niên tiến bộ Nga đầu thế kỷ (buổi thiếu thời của các nhà cách mạng tháng Chạp), họ thức tỉnh cùng với cao trào yêu nước và ý thức tự cường của dân tộc sau 1812.

+ Pie Bêdukhốp Bá tước trẻ Pie từng đi du học nước ngoài về, là người nhạy cảm, chân thực nhưng xa rời nhân dân và cuộc sống (có thể so sánh phần nào với Lenski trong tiểu thuyết Épghênhi Ônhêghin của Puskin), chàng ôm ấp những lý tưởng cao cả về tự do và bình đẳng xã hội, qua sự tiếp xúc với xã hội quý tộc, không bị tha hóa, từng bước nhận ra cuộc sống trống rỗng của từng lớp thượng lưu, ở Pie động cơ đi tìm lý tưởng đã hình thành (sự lạc lỏng của Pie giữa phòng khách thượng lưu, giao du với những thanh niên hư hỏng như Annatôn, Đôlôkhốp, chứng kiến việc chia gia tài, tiếp xúc với bố con Vaxili Kuraghin ? Pie băn khoăn, suy nghĩ đi tìm lẽ sống). Đoạn tuyệt với cha con Vaxili Kuraghin, Pie đã bước đầu đoạn tuyệt với xã hội thượng lưu (Cũng giống như Anđrây, Pie băn khoăn tìm lẽ sống chân chính, anh đã kiên quyết thoát ra khỏi cuộc hôn nhân giả dối ích kỷ, đồi trụy của xã hội quí tộc để lao vào cuộc chiến đấu mới). Trong quá trình đi tìm lý tưởng, mặc dù Pie còn có những hành động phi thực tiễn (gia nhập hội Tam Điểm vì tưởng đó là nơi truyền bá học thuyết bình đẳng, bác ái, đi giết Napôlêông theo quan niệm mê tín…) Cuộc chiến tranh ái quốc 1812 đã thức tỉnh Pie và rọi ánh sáng vào mớ tư tưởng rối bời của anh,giúp anh tìm đến chân lý.Có thể nói Pie đã « phát hiện » được nhân dân lao động mà trước đây anh hoàn toàn xa lạ với họ. Anh đã từng lầm tưởng Napôléông là vĩ nhân, đã "hiểu được cách mạng", thậm chí "vươn cao hơn cách mạng". Anh đã gan dạ giắt dao, súng đi tìm giết Napôléông nhưng không thành. Những ngày ở nhà giam cùng với bác nông dân Platôn Carataép khiến anh hiểu và cảm thông với nông dân, đặc biệt sau đó anh đi lang thang « xem » các trận đánh ở chiến trường Bôrôđinô. Nhờ động cơ và lý tưởng đúng đắn: tìm cuộc sống xứng đáng với bản chất tốt đẹp của bản thân, tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống, Pie khâm phục những con người bình thường, đặc biệt là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1812, Pie đã tìm về với nhân dân, “Một khi hãy còn cuộc sống thì tất là còn hạnh phúc”.

Cuộc tình muộn màng của Pie và Natasa như là sự tất yếu trong cuộc đổi đời của Pie. Anh tiếp tục tìm tòi con đường chống áp bức dưới chế độ Nga hoàng. Chắc chắn sau đó anh sẽ là một trong "những người tháng Chạp" nổi dậy (1812) dù cách mạng tư sản này chưa thành công.

Denisốp, sĩ quan xuất thân bình dân, chỉ huy du kích, vốn là đồng đội của bá tước trẻ Nicôlai Rôxtốp (anh trai Natasa). Ông cũng ủng hộ con đường mới mẻ của Pie (trái lại, Nicôlai phản đối con đường gây chính biến của Pie và đe rằng nếu có chính biến, anh sẽ trung thành tuyệt đối với Nga hoàng, sẽ chém không kiêng nể bất kỳ ai... Anh ta thuộc loại quí tộc bình thường "không suy nghĩ, không băn khoăn lý tưởng", loại người quí tộc đông đúc đương thời.

+ Anđrây Bôncônxki  Từ chán chường xã hội thượng lưu, chạy theo giấc mộng công danh để vỡ mộng. Sau khi tan vỡ "giấc mộng Tulông", Anđrây gạt bỏ Napôléông ra khỏi tâm hồn mình, thần tượng của chàng giờ đây hiện nguyên hình là một con người nhỏ bé, vô nghĩa và tàn nhẫn, và sau cái chết của Lisa (vợ chàng) khiến Anđrây mất hết niềm tin vào cuộc đời, chàng chủ trương sống cho riêng mình và tránh hai điều ác là “sự hối hận và bệnh tật”. Đã có lúc chàng cho rằng kẻ đáng thương không phải là nông nô, (vì họ đã quen cuộc sống thảo mộc) mà là bọn quý tộc bị sa đoạ về mặt đạo đức. Việc gặp gỡ Pie và nhất là Natasa đã thức tỉnh tình yêu cuộc sống và lòng ham hoạt động của Anđrây, chủ nghĩa ích kỷ trong lòng chàng đã bị đẩy lùi một bước.

Qua tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống và thực tiễn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1812, Anđrây đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống và hướng về nhân dân. Lý tưởng bây giờ là xả thân vì tổ quốc và nhân dân Nga, bất chấp mọi gian khổ hy sinh, chàng từ bỏ các ban tham mưu để chiến đấu bên cạnh người lính được cả trung đoàn yêu mến và tin tưởng quân đội Nga sẽ thắng. Khi tử thương, chàng tha thứ cho Natasa và đã hiểu nàng, lúc hấp hối, chàng còn minh mẫn, tuy sa vào tư tưởng thần bí và cải lương "hãy thương yêu đồng loại, thương yêu kẻ thù của mình. Thương yêu tất cả, thương yêu Thượng đế trong tất cả những sự thể hiện của người". Bạn anh, Pie vẫn tin rằng nếu Anđrây còn sống, anh ấy sẽ đi đúng con đường danh dự - chiến đấu chống cường quyền áp bức ở Nga. Anđrây muốn hướng tới chân lý nhân dân nhưng lòng chàng còn nặng những ràng buộc của hệ tư tưởng quý tộc, dưới ngòi bút sâu sắc của Tônxtôi mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn Anđrây được thể hiện một cách sâu sắc và trung thực.

1.6 Natasa - Hình tượng người phụ nữ Nga  tiêu biểu cho lý tưởng đạo đức- thẩm mỹ của L. Tônxtôi:

            Phần lớn những nhân vật phụ nữ trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình là những nhân vật đẹp, với lòng yêu thương, trân trọng phẩm giá và đức hy sinh của người phụ nữ trong đời sống con người và trong đời sống xã hội, Tônxtôi tập trung thể hiện những nét phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nga qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm.

 Tiểu thư Êlena (Hêlèna-Bá tước phu nhân, con gái công tước Vasili Kuraghin) là người phụ nữ đẹp tuyệt trần, quí phái, nhưng ích kỷ, lạnh lùng, thiếu tâm hồn, ngụp lặn trong thế giới thượng lưu, cô ta trở thành kẻ trụy lạc, dâm đãng và nhẫn tâm, không có con, trở thành vợ Pie trong âm mưu của ông bố, lừa Pie để kiếm chác từ món gia sản đồ sộ mà chàng thừa kế. Mất năm 1812 do bệnh... Pie hối hận về cuộc hôn nhân bồng bột ngây ngô với Êlena và đã quyết tình đoạn tuyệt.

 Lisa Maynen thường gọi là Công tước phu nhân nhỏ nhắn, là vợ Anđrây Bôncônxki, người đàn bà có duyên nhất Pêtécbua. Tâm hồn nàng nghèo nàn, ham thích những cái tầm thường nhạt nhẽo của giới quí tộc đàng điếm như kiểu Hippôlit (em trai của Êlena) và nàng không thể sống mà thiếu cái không khí thượng lưu quí tộc ấy. Bất hòa giữa hai vợ chồng về lối sống, Anđrây chán nản, không muốn hòa hợp. Dù sao nàng cũng chẳng phải kiểu phụ nữ quí tộc sa đoạ. Khi vợ chết năm 1806 sau khi sinh được một đứa con trai, Anđrây mới hối hận vì đã không sớm giải quyết bất hòa với Lisa theo một phương án tốt và tích cực hơn. Chàng tuyệt vọng, may nhờ gặp gỡ Natasa mà từ đó cuộc sống của anh chuyển hướng.

Bá tước tiểu thư Natasa Rôxtôva, con gái thứ ba của bá tước Rôxtốp, là một thiếu nữ yêu đời,  không đẹp lắm nhưng có duyên, sinh động và đặc biệt có vẻ đẹp tâm hồn, tràn trề sức sống. Nàng sống trong một gia đình quí tộc trung bình, hòa thuận gồm toàn những người tốt đẹp giản dị, nhân hậu. Cha nàng, lão bá tước hiếu khách, hồn hậu, thật thà, mẫu người hiếm hoi ở chốn kinh thành. Là tiểu thư quí tộc nhưng Natasa đậm tính nết thôn nữ, khiêu vũ dân gian và hát dân ca say mê. Gặp gỡ Anđrây trong một vũ hội ở cung đình. Hai người đều cảm động và nhanh chóng dẫn đến một tình yêu và mang lại cho Anđrây nghị lực vượt qua giai đoạn khó khăn nhất đời chàng: bị thương, vợ mất, con còn nhỏ, Anđrây đã đính hôn với Natasa sau khi vợ Anđrây mất. Theo cách miêu tả của nhà văn, hầu như hễ nhân vật nào tiếp xúc với Natasa thì họ đều bộc lộ một phần tâm hồn và bản lĩnh của họ.

Natasa nhạy cảm, đặc biệt cảm xúc trước thiên nhiên làng quê, yêu quí người dân lao động. Cô sống bằng tình cảm hơn là lý trí. Bởi thế, thói nông nổi bồng bột đã dẫn cô đến sai lầm đáng tiếc, do nhẹ dạ, cả tin cô đã phản bội Anđrây khi bị gã công tử Anatôn (em trai của Êlena) quyến rũ. Sức mạnh, sức sống của Natasa cũng bao gồm ngay cả nhược điểm kể trên.

Cuộc chiến tranh chống Pháp (1812) đã phát huy hết những phẩm chất cao đẹp của Natasa. Nàng thúc giục gia đình đóng góp tất cả cho kháng chiến, tận tâm chăm sóc binh lính bị thương và tình cờ gặp lại Anđrây khi anh bị tử thương... Nàng chỉ biết tận tình chăm sóc anh để chuộc lỗi lầm. Cuộc tình kế tiếp của Natasa với Pie đưa nàng tới một cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc với 4 đứa con. Nàng mau chóng yên phận với vai trò người vợ, người mẹ truyền thống Nga.

Trong tác phẩm hình tượng Natasa Rôxtôva được thể hiện qua 3 quảng đời. 

+ Thuở ấu thơ, Natasa là cô bé hiếu động, hồn nhiên, cởi mở, nhạy cảm. Tác giả dụng công xây dựng tuổi ấu thơ của Natasa, chuẩn bị cho tuổi thiếu nữ đầy quyến rũ.

+ Thời thiếu nữ, tâm hồn tính cách của Natasa đậm nét văn hóa Nga. Natasa sống chan hòa, vui tươi với tất cả tâm hồn và nhiệt tình của trái tim tuổi trẻ. Chính tâm hồn phong phú, rạo rực tình yêu của Natasa đã hấp dẫn các chàng trai. Tình cảm của Natasa ấm áp tình đời, tình người. Natasa có sự thông minh, linh hoạt trong nội trợ. Trong chiến tranh vệ quốc 1812, một thử thách của dân tộc Nga, Natasa đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu nước, qua hành động vận động bố mẹ nhường xe chở đồ đạc của gia đình đi sơ tán để chở thương binh. Tônxtôi đã xây dựng nhân vật ở lứa tuổi thiếu nữ thật trọn vẹn: rất mơ mộng và rất thực tiễn, nhung lụa mà không xa hoa, có tình yêu bồng bột và tình yêu chung thủy, rất hồn nhiên mà cũng rất ấm áp tình người. Tác giả để cho Natasa xây dựng gia đình khi nàng đã dạn dày. Natasa gặp lại Pie khi chàng đã trải qua một chặng đường lăn lộn và tìm ra lẽ sống. Natasa vững vàng bước vào cuộc sống gia đình. Tônxtôi kết hợp yếu tố lãng mạn với yếu tố hiện thực khi xây dựng nhân vật Natasa ở tuổi thiếu nữ. Trải qua những đau thương, mất mát trong hạnh phúc, nàng đã dạn dày.

+ Lúc làm mẹ, đời sống tinh thần của cô thiếu nữ  đã lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho cuộc sống người mẹ, người vợ. Hình tượng Natasa là hình mẫu lý tưởng về người phụ nữ Nga theo quan niệm của L.Tônxtôi.

Trái với Natasa hồn nhiên tràn đầy sinh lực là cô Maria (em gái của Anđrây). Cô gái sùng đạo, khắc khổ và nhẫn nhục với đôi mắt to và sáng, lặng lẽ phục vụ cha, phục vụ anh và cháu. Tâm hồn nàng vươn tới cái vô cùng, vĩnh viễn và chí thiện… Cuộc gặp gỡ Natasa -Maria đã gây ảnh hưởng lẫn nhau. Natasa trở nên sâu sắc hơn, còn Maria sẽ yêu cuộc sống thực tiễn hơn. Hai tính cách đó phối hợp lại tạo ra mẫu người phụ nữ lý tưởng và đạo đức theo quan niệm của nhà văn: "hy sinh, phục tùng và tin yêu cuộc sống với những lạc thú của nó".

Ngoài ra, Natasa Rốtxtôva, Maria Bônkônxcaia, cô gia nhân Xônia,v.v… họ là những phụ nữ đáng trân trọng, yêu thương và đáng mến. Nếu có nói đến những nhân vật kiểu như Hêlen Kuraghina, ngự tiền phu nhân Anna Páplốpna Sêre là để khẳng định những mặt tốt đẹp của các nhân vật phụ nữ nói trên.

1.7 Đặc sắc nghệ thuật của Chiến tranh và hòa bình:

1.7.1. Tiểu thuyết sử thi:

« Chiến tranh và hoà bình » là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố: tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa và sử thi .Theo nhà văn, "hình thức châu Âu" của tiểu thuyết không thể thích hợp với nội dung ông định viết. Hình thức tiểu thuyết lịch sử "Ivanhoe " của nhà văn Anh thiên tài Walter Scott chỉ coi bối cảnh lịch sử như cái nền của cốt truyện, còn Tônxtôi coi lịch sử như đối tượng miêu tả. Tônxtôi có tài miêu tả các biến cố lịch sử thể hiện nỗi bật nhất qua những trang miêu tả các trận đánh lớn. Ông miêu tả các biến cố lịch sử quyện chặt với nhân vật, trận đánh Bôrôđinô được miêu tả không chỉ là cái nền mà cũng là điểm đỉnh của cốt truyện quyết định số phận hầu hết các nhân vật chính. "Chiến tranh và hòa bình" cũng khác với anh hùng ca cổ đại, nói cách khác, tiểu thuyết hiện đại chính là anh hùng ca (sử thi) của xã hội hiện đại. Nó bao gồm nhiều tiểu thuyết hoặc nhiều truyện ngắn được đan kết thật hấp dẫn, L.Tônxtôi cũng nhận xét đó là một "bản Iliat thứ hai". Các nhà văn tây Âu hết lời thán phục coi đó là "cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất trong các tiểu thuyết đã có". Ở trang đầu, tác giả không xác định rõ thể lọai, ông chỉ ghi "Sáng tác của bá tước L.N.Tônxtôi". Dù sao, "Chiến tranh và hòa bình" trước hết là một cuốn tiểu thuyết theo ý nghĩa thông thường.

Nghệ thuật sử thi của Tônxtôi có tính chất động, ông cố không làm đứt quãng sự vận động của cuộc sống, của lịch sử, ông không mở đầu tác phẩm bằng những lời giới thiệu dài dòng, ông đi ngay vào việc miêu tả phòng khách của Sêrê và buổi lễ thánh của Nanata, những băn khoăn của các nhân vật về các vấn đề lịch  sử có quan hệ đến vận mạng nước Nga và châu Âu quyện chặt lấy những lo nghĩ của nhân vật về đời sống riêng tư của họ. Kết thúc tác phẩm tưởng như có vẻ lơ lửng, ngoài một số nhân vật đã chết, ta không thấy tác giả đả động đến số phận đằng sau của khá nhiều nhân vật, tính chất động trong sự miêu tả của Tônxtôi là ở đó. Từ cuộc đời các nhân vật được miêu tả, người đọc có thể thấy được số phận các nhân vật chính trong tác phẩm.

1.7.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Thi pháp nhân vật cụ thể của Chiến tranh và hoà bình đã tuân theo chủ nghĩa hiện thực, tức là xây dựng nhân vật điển hình phát triển trong hoàn cảnh điển hình. Đặc biệt, kết cấu tác phẩm liên quan chặt chẽ với nghệ thuật miêu tả nhân vật: Chọn nhân vật làm cái xương sống của tác phẩm, chia nhân vật thành hai tuyến lớn đối lập nhau, Kutudốp và Napôléông. Quí tộc kinh thành và quí tộc trại ấp. Công tước Bôncônxki và công tước Vasili Kuraghin... chiến tranh ở Áo và chiến tranh ở Nga. Nguyên tắc tương phản đó cũng áp dụng để miêu tả các cặp nhân vật. Anđrây và Pie. Natasa và Maria... để làm nổi bật vẻ riêng sinh động của từng nhân vật. Ông vẽ ra diện mạo, cốt cách, lời ăn tiếng nói, tâm tính của từng nhân vật, kể cả nhân vật phụ, làm cho nó có hồn và có sức sống “Dùng ngôn ngữ để tô điểm cho người và vật, đó là một chuyện, tả họ một cách sinh động, tạo hình đến nỗi người ta muốn dùng tay sờ vào cái được miêu tả như người ta thường muốn sờ vào các nhân vật trong Chiến tranh và hoà bình của Tônxtôi lại là chuyện khác”(Gơrơki), ông không vẽ ngay chân dung của các nhân vật mà cứ thêm dần, thêm dần, ông không dừng lại để giới thiệu tỉ mỉ về thân thế nhân vật mà đẩy ngay các nhân vật đó vào hành động và qua hành động mà bộc lộ tính cách. Nhân vật của Tônxtôi có sức sống cũng vì mỗi người trong bọn họ đều có cách ăn nói, ngôn ngữ riêng của mình. Giới quý tộc thượng lưu hể mở miệng là nói tiếng Pháp, thậm chí còn nói tiếng Nga theo kiểu Pháp, ngôn ngữ của nông dân rất gần với khẩu ngữ và đầy thành ngữ, ngôn ngữ người lính cũng mang những sắc thái riêng của họ.

Và nổi lên với tựa đề "chiến tranh" và "hòa bình" có một tư tưởng xuyên suốt, xâu chuỗi hai bình diện đó là "tư tưởng nhân vật" và con đường chân lý của những con người ưu tú của thời đại.

1.7.3.  Nghệ thuật tiểu thuyết - anh hùng ca:

+ Thể loại của Chiến tranh và hòa bình: Chiến tranh và hòa bình trước hết là tiểu thuyết vì đã xây dựng được những tính cách điển hình. Mặt khác tiểu thuyết đã xây dựng thành công biến cố lịch sử của dân tộc Nga và châu Âu đó là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1812, thể hiện nhân dân Nga là nhân vật chính của tác phẩm nên Chiến tranh và hòa bình là tiểu thuyết - anh hùng ca.

+ Kết cấu của tác phẩm: Tônxtôi đã chối từ những nguyên tắc của tiểu thuyết cũ, trong Chiến tranh và hòa bình, quan hệ giữa các nhân vật, sự thăng trầm trong số phận của mỗi nhân vật đều có sự chi phối bởi môi trường lịch sử, bởi sự đổi thay căng thẳng và đầy sức mạnh của tư tưởng nhân dân. 

            Kết cấu của tác phẩm còn dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ cấu hình tượng và phần chính luận, các đoạn chính luận toát lên tinh thần luận chiến sâu sắc, làm nỗi rõ quan điểm lịch sử tiến bộ của ông.                                                                                                                                

+Phép biện chứng tâm hồn: là một biện pháp thể hiện tâm lý nhân vật độc đáo, nó ra đời từ thời ông viết bộ ba tự truyện (những năm 50). N. Sécnưsépxki đã nói về phép biện chứng tâm hồn của Tônxtôi như sau:" Bá tước Tônxtôi chú ý hơn cả đến việc làm sao cho một số tình cảm ý nghĩ này phát triển từ những tình cảm và ý nghĩ khác. Ông thích thú quan sát xem một tình cảm nảy sinh từ một tình huống hoặc một ấn tượng nhất định, khi phục tùng ảnh hưởng của hồi ức và sức mạnh của những phối hợp của óc tưởng tượng, chuyển sang những tình cảm khác rồi lại trở về điểm xuất phát trước kia, rồi lại lang thang, lang thang mãi biến đổi trong toàn bộ chuỗi hồi ức như thế nào. Ông thích thú quan sát xem một ý nghĩ do cảm giác ban đầu sinh ra, dẫn tới những ý nghĩ khác, lôi cuốn đi xa, đi xa mãi, hòa lẫn ước mong với những cảm xúc thực tiễn, hòa lẫn những mơ ước tương lai với phản xạ trước thực tại như thế nào". Trong Chiến tranh và hòa bình, tác giả đã sử dụng một cách tài tình lối phân tích tâm lý độc đáo này. Ví dụ: suy nghĩ của công tước Anđrây khi bị thương trên đồi Prếtxên (trong trận Auxtéclits) trên trận địa Bôrôđinô, ý nghĩ của Pie khi ở trạm xe ngựa (trên đường đến Pêtécbua gia nhập hội Tam điểm), v.v… Sử dụng biện pháp nghệ thuật này, mục đích của Tôn xtôi là muốn biểu hiện hành động nhân vật hợp với đời sống (chứ không do tính độc lập của ý thức).

Phép biện chứng của tâm hồn là tài năng tả người dựa trên phương pháp tâm lý, nhà văn có khả năng khám phá tâm hồn của nhiều loại người từ đó dẫn đến khả năng cá tính hóa nhân vật. Không chỉ miêu tả nội dung lời nói mà quan trong là "cách nói" của nhân vật. Natasa hiện ra với tâm hồn thiếu nữ hồn nhiên hay chạy nhảy, "chạy suốt cả tác phẩm”,4 lần khiêu vũ chỉ là chi tiết nhỏ thế mà đủ dựng lên cả trạng thái tâm hồn và diễn biến số phận nàng.

Tài năng tả người của Tônxtôi thể hiện tập trung trong phương pháp tâm lý của ông, Tônxtôi có tài khám phá tâm hồn nhiều con người thuộc các giới xã hội khác nhau, ông muốn thông qua việc phân tích tỉ mỉ tâm lý con người để phản ánh  sâu sắc hơn hiện thực xã hội, đặc điểm phương pháp tâm lý của Tônxtôi là ở chỗ ông không chỉ miêu tả một hiện tượng tâm lý riêng rẽ, rời rạc mà chú ý đến cả quá trình tâm lý, ông theo dõi tỉ mỉ sự biến đổi , nảy nỡ, chuyển hoá từ một ý nghĩ tình cảm này sang một ý nghĩ tình cảm khác trong một tình huống nhất định.

+ Thiên nhiên trong Chiến tranh và hòa bình: Thiên nhiên trong tác phẩm chân thực, nên thơ và mang đậm màu sắc Nga hương vị Nga (cảnh mùa xuân trên đường đến điền trang của Anđrây, cảnh đêm trăng ở trại ấp, cảnh mùa thu đi săn, v.v…), thiên nhiên không phải là một cái nền giản đơn để cho nhân vật hoạt động, nó còn đóng vai trò như một nhân vật sống, hầu như mỗi nhân vật đều có bầu trời riêng của mình. Bầu trời Auxtéclít mênh mông của Anđrây, bầu trời Ôtơratnôiê ngập ánh trăng của Natasa, bầu trời có ngôi sao chổi rực rỡ của Pie, bầu trời trong xanh huyền ảo và đầy tiếng nhạc hùng tráng của Pêchia … tất cả đều tượng trưng cho một cái gì cao cả, tốt đẹp, vĩnh hằng.

Thiên nhiên bộc lộ những nét tâm trạng của nhân vật. Sử dụng thiên nhiên để khắc họa chân dung nhân vật là một đóng góp của Tônxtôi trong Chiến tranh và hòa bình. Phong cảnh của Tônxtôi như có hồn, có khi nó tương phản hoặc phụ hoạ với tâm hồn nhân vật.

Tônxtôi miêu tả thiên nhiên rất chu đáo, thiên nhiên không phải chỉ là cái nền của các nhân vật hoạt động mà còn là một "nhân vật" đặc biệt. Trong mắt Anđrây, bầu trời Áo khác hẳn bầu trời Nga. Cây sồi mùa đông và cây sồi mùa xuân có tác động mạnh đến Anđrây... Đó là những cảnh thiên nhiên giàu chất thơ và đầy sức sống nước Nga.

1.7.4. Tônxtôi - tấm gương phản chiếu cách mạng Nga:

Tác phẩm " Chiến tranh và hòa bình" đã phản ánh một cách cực kỳ rõ rệt xã hội Nga trước cách mạng, những tư tưởng và tâm trạng đã hình thành trong hàng triệu nông dân với cách mạng tư sản Nga. Tônxtôi miêu tả được biển cả nhân dân sôi sục nhu cầu cách mạng, đòi giải phóng. Bảy năm sau khi đại văn hào Tônxtôi mất, quê ông được giải phóng nhờ cuộc cách mạng do Lênin và Đảng cộng sản lãnh đạo.

Bộ tiểu thuyết vĩ đại này đã được cả thế giới đánh giá như một đỉnh cao hàng đầu chưa từng có, ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết tràn khắp thế giới văn học, ảnh hưởng về tư tưởng, về nghệ thuật và về tư duy tiểu thuyết.

Kết luận

Tác phẩm có dung lượng đồ sộ, với bề rộng và chiều sâu của khái quát nghệ thuật, bộ mặt tinh thần của đời sống nhân dân Nga những năm đầu thế kỷ gắn với sự kiện lịch sử vĩ đại- cuộc chiến tranh vệ quốc 1812 đã được tái hiện. Dù mô tả chiến tranh ngoài biên giới hay ngợi ca chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1812, thể hiện cuộc sống thành thị hay nông thôn, thời bình hay thời chiến, nhân dân Nga vẫn là nhân vật chính: những con người thông minh, dũng cảm, trung thành với tổ quốc. Họ là người nuôi dưỡng tâm hồn Nga, phong cách Nga. Tiêu biểu cho ý thức thức tỉnh của dân tộc Nga những năm sau chiến tranh vệ quốc là những trí thức, những nhà quý tộc tiến bộ những người không thõa mãn với hiện thực đương thời, đi tìm lẽ sống. Trải qua bao thử thách, kể cả những bước phiêu lưu, phi thực tiễn, họ đã hướng về nhân dân, hướng về hoạt động của những người ưu tú của thời đại- những nhà cách mạng tháng Chạp.

Chiến tranh và hoà bình là bản anh hùng ca bất hủ ca ngợi sức mạnh sáng tạo của nhân dân, nó tràn đầy tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống, ra đời trong lúc nhân dân Nga còn chìm đắm trong cảnh nghèo khổ, nô lệ sau cuộc cải cách nửa vời, bịp bợm năm 1861, do nội dung tích cực của nó, tác phẩm là một đóng góp quý báu vào cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Nga. Tônxtôi đã chỉ cho người đọc thấy một chân lý sâu sắc là khi một dân tộc đã một lòng kiên quyết đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa thiêng liêng để gìn giữ đất nước thân yêu thì nhất định dân tộc đó sẽ đánh bại kẻ thù xâm lược dù đó là một kẻ hung hãn và hùng mạnh. Bọn xâm lược đã thất bại nhục nhã bởi nhân dân đã giơ cao “cây gậy thần của chiến tranh nhân dân” và căm thù giáng xuống đầu chúng cho đến khi toàn bộ cuộc xâm lược bị đè bẹp.

Qua thiên tài của Tônxtôi, chặng đời oanh liệt của những người anh hùng tháng Chạp vĩnh viễn sống và hấp dẫn người đọc qua nhiều thời đại. Tiểu thuyết- anh hùng ca là một đóng góp mới của L.Tônxtôi cho tiểu thuyết Nga và thế giới do đó, ngày nay khi đọc Chiến tranh và hoà bình, chúng ta vẫn thấy rung cảm sâu sắc. Ý nghĩa thời sự của tác phẩm chính là ở đó.

 

 2.Tác phẩm Anna Karênina :       

Anna Karenina (Анна Каренина) được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Ruskii Vestnik (Русский Вестник, "Người đưa tin") từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.

 Anna Karênina được Tôntxôi sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào A.Puskin. Sau khi gặp cô ở ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tônxtôi nảy ra ý định viết Anna Karenina.

2.1.Cảm hứng sáng tác:

Bốn năm sau khi viết xong tiểu thuyết chiến tranh và hoà bình khoảng ngày 19 tháng 03 năm 1873 Tônxtôi bắt đầu viết Anna Karênina. Sau khi hoàn thành, cuốn tiểu thuyết này đã đưa nhà văn lên một địa vị mới trên văn đàn văn học Nga và thế giới. Anna Karênina lập tức được xem là một trong trong những quyển tiểu thuyết hay nhất của nền văn học nhân loại. Anna Karênina đánh dấu một mốc mới quan trọng trên con đường phát triển tư tưởng và sáng tác của Tônxtôi, thông qua câu chuyện gia đình riêng tư ông đã đề cập đến những vấn đề xã hội lớn lao, tác phẩm đã phản ánh những băn khoăn của Tônxtôi về nhiều vấn đề xã hội trong những năm 70, trong quá trình viết tác phẩm tâm hồn ông luôn bị dày vò, xúc động, đôi khi trở nên chán nãn “Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đời tôi đã bám chặt lấy hồn tôi và lôi cuốn toàn thân tôi.”

Cảm hứng sáng tác Anna Karênina được vợ nhà văn kể lại như sau: "Tối qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu, nhưng bị sa ngã. Anh ấy nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là phải làm sao cho mọi người thấy người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế, thì tất cả những nhân vật, những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy”.

Với Anna Karênina Tônxtôi đã viết và sửa đến 12 lần, ban đàu ông đặt tên tác phẩm là Một bà trẻ trung, trong đó ông miêu tả Anna như một người đàn bà xấu người, xấu nết, một người vợ không chung thuỷ, một phụ nữ thượng lưu hư hỏng còn Karênin thì như một người chồng đáng thương. Sự quan sát sâu sắc cuộc sống đã giúp ông đào sâu hơn nguyên nhân xã hội bi kịch của Anna, hình tượng Anna được nâng cao và phong phú hơn về tâm hồn lẫn diện mạo. Tác giả nhìn rõ hơn bản chất xấu xa của những người như Karênin, từ bản thứ 3, tác giả đưa thêm Lêvin vào tác phẩm và đổi tên là Hai đám cưới hoặc Hai đôi lứa. Từ bản thứ 4 tác phẩm mới mang tên Anna Karênina. Sang bản thứ 6, ông phát triển thêm câu chuyện về gia đình Oblômxki và kết hợp chặt chẽ hai chủ đề Anna và Lêvin lại với nhau.

Các nhân vật chính:

Anna - phụ nữ quí tộc vợ của Karênin

Karênin Alếch Alếchxăngđôrôvich - bá tước, viên chức cao cấp, hơn Anna 20 tuổi.

Vrônxki - bá tước sĩ quan, người yêu của Anna

Lêvin Konxtantin Dơmitrich - một quí tộc

Kity (Katia) - nữ hầu tước, sau là vợ của Lêvin.

 

2.2.Cốt truyện:

Anna là một cô gái trẻ đẹp, giàu sức sống, nàng mồ côi cha mẹ, sống với bà cô ruột, Gia đình anh trai của Anna có sự bất hòa và Anna đi tàu đến Mátxcơva để giúp anh trai Oblônxki và chị dâu Đônly để hòa giải. Nàng đi cùng toa với bá tước phu nhân Vrôxkaia. Đến Mátxcơva, anh trai của Anna đón ở ga và con trai của bá tước phu nhân là Alêchxây Vrônxki cũng ra đón mẹ. Lúc này, mọi người chưa kịp xuống tàu thì xảy một tai nạn khủng khiếp: một người công nhân bị tàu cán chết. Sự kiện này làm mọi người hết sức kinh hoàng.

Cùng thời gian này, bạn của họ là Lêvin, quí tộc trại ấp, một điền chủ hầu như quanh năm chỉ sống ở nông thôn để gắn bó và chia sẻ với nông nô, nông dân.Chàng khinh ghét quí tộc và văn minh thành thị. Sau mối tình đầu thất bại, Lêvin đến Mátxcơva với mục đích cầu hôn với cô con gái út của gia đình Cherbatsky là Kitty - người mà đã để ý và có tình cảm từ lâu. Kitty mới 18 tuổi, một tiểu thơ trong trắng, hiền hậu vừa bắt đầu gia nhập cuộc sống giao tế của giới thượng lưu và được nhiều người để mắt đến trong đó có Vrônxki. Chàng là người tuấn tú, giàu có, quý phái và có tương lai xán lạn ở triều đình và trong quân đội. Nên mặc dù Kitty cảm thấy mình quý mến và tin cậy Lêvin, song tâm hồn của cô gái trẻ này lại hướng về Vronsky nhiều hơn, nên nàng đã từ chối lời cầu hôn của Lêvin.

Anna nhanh chóng giải quyết mối mâu thuẫn cho vợ chồng người anh. Vẻ xinh đẹp và khả ái của Anna đã hấp dẫn mọi người xung quanh kể cả Kitty (em gái của Đônly - chị dâu của Anna). Trong buổi khiêu vũ tổ chức tại nhà người quen ít lâu sau, cả Kitty và Anna đều đến. Kitty hạnh phúc và mong chờ được nhảy cùng Vrônxki, nhưng khi nàng thấy vẻ mặt của Vrônxki khi nhảy cùng Anna, nàng bất ngờ nhận ra rằng Vrônxki  đã say mê Anna, điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ.

Gặp gỡ Vrônxki, một sĩ quan trẻ, đẹp trai, nồng nhiệt. Mở ra một tình yêu đầu tiên thực sự với Anna mặc dù nàng đã có con trai Seriôgia (với Karênin). Anna khát khao yêu đương với một tình yêu chân chính. Nàng đón nhận tình cảm của Vrônxki và xao xuyến vì tình cảm đó nên nàng cảm thấy có lỗi. Nàng đã vội vã rời Mátxcơva nhưng trên chuyến tàu trở về Săn-Pêtécbua.  Vrônxki đã đi theo "để có mặt nơi nào nàng có". Chồng của Anna là Alếchxây Karênin một bá tước giữ chức vụ cao của triều đình Săn Pêtécbua, lớn hơn nàng 20 tuổi, là một con người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, tính nết ưa giả dối, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt chỉ, lo tính toán danh lợi và tỏ ra đạo đức giả.. Anna lấy Karênin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị, Vì vậy, sau bao năm chung sống với chồng, nàng không hề có tình yêu với một con người như thế nên nàng đã dồn mọi tình cảm cho đứa con trai. Sự xuất hiện của Vrônxki cùng với tình cảm nồng nhiệt của chàng đã đánh thức những khát khao yêu đương trong Anna. Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối cùng nàng không kháng cự nổi và đã lao vào cuộc tình với Vrônxki. Cuộc tình vụng trộm đó không giấu được lâu nhưng thật bất ngờ chồng Anna biết nhưng không ghen tuông mà chỉ lo lắng cho danh dự và tiếng tăm của ông ta, vấn đề ly dị trở nên khó khăn, Karênin chỉ muốn vợ giữ kín tai tiếng, mặc cho nàng ngoại tình điều đó càng làm cho Anna chán ghét chồng. Nàng có thai với Vrônxki và suýt chết trong khi sinh nở. Karênin tỏ ra cao thượng, tha thứ cho nàng, chăm sóc nàng cùng đứa bé gái mới sinh khiến Anna cảm động, ăn năn và Vrônxki  thì thấy nhục nhã định tự tử nhưng không chết. Tuy nhiên, sự cao thượng giả tạo của Karênin chỉ tách Anna ra khỏi Vrônxki trong thời gian ngắn mà không dập tắt nổi ngọn lửa tình yêu giữa hai người. Nó tạm lắng xuống rồi lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ. Họ không thể sống thiếu nhau, Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu quý, để cùng Vrônxki và đứa con gái nhỏ ra nước

Lêvin sau khi bị Kitty từ chối "lời cầu hôn" liền rời Mátxcơva quay trở về với nông thôn. Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang và tìm thấy sự an ủi trong công việc, trong sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những người lao động. Chàng biết được việc của Kitty (sau khi bị Vrônxki từ chối nàng đã rất đau khổ và bệnh nặng) phải ra nước ngoài dưỡng bệnh. Một lần tình cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về Lêvin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty chạy qua (nàng đang trên đường từ nước ngoài trở về). Chàng chợt nhận ra rằng tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định đi Mátxcơva để cầu hôn lần nữa. Lần này, chàng đã thành công. Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, Lêvin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitty lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Lêvin nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Giữa hai vợ chồng cũng xảy những cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho nhỏ, song cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc.

Trong khi đó hạnh phúc của Anna và Vrônxki thật không dễ dàng, nó phải đổi bằng những hy sinh:Vrônxki y phải từ bỏ con đường danh vọng, Anna phải rời xa đứa con trai (mà nàng rất yêu quý và luôn nhớ thương con - nỗi nhớ ấy luôn ám ảnh và dằn vặt nàng) và chịu những lời chê trách dèm pha. Họ cũng không thể sống mãi ở nước ngoài, nhớ con trai một thời gian sau họ trở về Nga. Vrônxki dù yêu Anna, song cũng đã mệt mỏi vì cuộc sống không chính thức của hai người, trong khi đó Anna vẫn không giải quyết được việc ly hôn với chồng vì vướng bận chuyện con trai. Karênin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vrônxki. Những khó khăn đó cộng với sức ép của dư luận, của những người quen thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm giữa hai người càng lúc càng trở nên căng thẳng: Vrônxki bực bội, mệt mỏi, còn Anna thì đau khổ ghen tuông, nghi ngờ về tình yêu của chàng dành cho mình. Vrônxki mải mê với công danh, lỡ hẹn về tham dự sinh nhật đứa con của nàng. Cuộc tình mới nặng nề, ngày càng suy thoái. Mẹ Vrônxki muốn anh cưới công nương Sôrôkina. Một lần sau trận cãi cọ, Vrônxki bỏ về nhà mẹ. Anna đau khổ với những ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng. Nàng định đi tìm chàng, nhưng lúc đến nhà ga, Anna chợt nhớ đến cái chết của người công nhân xe lửa, nàng tuyệt vọng, hoảng loạn và đã quyết định giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa.

Sau khi Anna chết, Vrônxki vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào quân đội tình nguyện giúp người Sécbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ.

Còn Lêvin và Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh ở nông thôn và sinh được một cậu con trai. bản tình ca của họ thật đẹp. Lêvin luôn luôn tìm tòi giải pháp xã hội với "chân lý nông dân". Chàng cũng căm ghét bọn tư sản, con buôn đang dần dần lũng đoạn nền chính trị. Theo đuổi giải pháp cải lương "thỏa hiệp giữa địa chủ tư sản và nông dân" để tránh xung đột bạo lực. Thất bại, suýt tự tử. Cuối cùng chỉ còn an phận trong tổ ấm gia đình.

            2.3 Kết cấu tác phẩm:

Khi vừa mới ra đời thì nhiều người rằng cuốn tiểu thuyết này là sự kết hợp của hai tiểu thuyết: Karênia và Lêvin được đặt bên nhau một cách khéo léo tài tình mà không có kết cấu chung. Ngược lại, Tônxtôi khẳng định: "Tôi tự hào bởi kiến trúc của nó là những khung cửa tò vò được nối liền với nhau đến mức không thể nhận ra ổ khóa ở đâu". Và theo ông thì cấu trúc của tác phẩm được tạo nên không phải dựa vào cốt truyện và cũng không phải dựa vào mối quan hệ quen biết giữa các nhân vật mà dựa vào mối quan hệ bên trong.

Còn các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiểu thuyết Anna Karênina không có kết cấu song song, mà tiểu thuyết này có kết cấu đan chéo, quyện chặt vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

2.4.Hai chủ đề của tiểu thuyết:

            Từ dự định ban đầu về một cuốn tiểu thuyết gia đình nhỏ, Tônxtôi đã tạo nên một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội rộng lớn, phản ánh buổi giao thời của nước Nga với bao vấn đề xã hội lớn lao.Trung tâm cuốn tiểu thuyết là hai vấn đề sau: Số phận của người phụ nữ, vấn đề hôn nhân, hạnh phúc, gia đình và vấn đề mâu thuẩn giữa địa chủ và nông dân.

Trên trang mở đầu cuốn truyện, có ghi một đề từ: "Việc báo oán thuộc về ta, chính ta lại ra ân đền bù lại", với ngụ ý: chúng ta không có quyền phán xét người đời, quyền đó thuộc về Chúa. Câu này gói ghém ý nghĩa khe khắt về luật pháp vô tình của Chúa Trời, nhưng mặt khác tỏ rõ tất cả lòng nhân đạo, rộng lượng của nhà văn với nhân vật chính. Ông muốn che chở Anna trước dư luận bất công của một xã hội ưa sống giả dối, quen chà đạp con người; ông không cho nó được quyền xét xử, vì chính nó là nguồn gốc gây ra tội lỗi. Và nếu Anna là tội nhân xúc phạm vào đạo đức, trật tự phong kiến thì đồng thời cũng là nạn nhân của lối sống giả nhân giả nghĩa. Nói vậy, không phải Anna hoàn toàn không có trách nhiệm về việc mình làm. Trong cái chết oan khiên của nàng đã mang ý nghĩa tính hậu quả không tránh khỏi của việc làm tội lỗi, về sự tự hình phạt.

Sau nhân vật Tachiana của Puskin, Anna là một hình ảnh phụ nữ mới, tiến bộ trong văn học cổ điển Nga, đã gắng giải phóng cá tính con người, vùng vẫy thoát khỏi áp bức và nhục nhã của phong kiến quý tộc. Anna có nhiều phẩm chất tốt đẹp, tế nhị, cởi mở, thông minh và hiểu biết rộng về văn chương. Nét nổi bật là thái độ thành thực, căm ghét sự giả dối, đặc biệt ghét thói đạo đức giả của giới thượng lưu quí tộc. Nàng mạnh bạo đòi lại quyền sống hạnh phúc của mình. Cùng với Trecnưsepxki, Turghênep, Nhêcraxốp, tác giả Anna Karênina góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, những người bị áp bức tàn nhẫn nhất. Mặc dầu chủ nghĩa xã hội của Trecnưsépxki là không tưởng, ông vẫn cho việc giải phóng phụ nữ không phải chỉ ở mặt tình yêu, mà còn ở trên nhiều khía cạnh khác: đàn bà phải ngang hàng với đàn ông về mọi công việc xã hội, có quyền lao động hữu ích, hưởng thụ vật chất và chỉ có độc lập về kinh tế như vậy mới có tự do về tinh thần. Tầm tư tưởng, Tônxtôi về vấn đề này có phần hẹp hơn so với nhà cách mạng dân chủ. Ông chỉ đánh giá cao vai trò người đàn bà trong gia đình. Thái độ đó được thể hiện ở nhân vật Natasa trong Chiến tranh và Hòa bình, nay lại thể hiện trong Anna Karênina, với các nhân vật Đônly, Kity. Còn với Anna, ý định đầu tiên của nhà văn là phải phê phán nghiêm khắc người đàn bà bội bạc đã phá hoại nền móng gia đình nhưng vì đòi hỏi hiện thực và chống lại trật tự phong kiến, nhà văn thẳng thắn đã buộc phải thay đổi thái độ với nhân vật chính trong quá trình sáng tác: cuối cùng ông đã bào chữa cho Anna, nạn nhân của sự đè nén, trói buộc lạc hậu.

Anna, người sứ giả hạnh phúc đi dàn hòa cho gia đình xích mích của Đônly, nhưng trớ trêu thay, ở đó nàng gặp Vrônxki và cũng từ đó bắt đầu sự tan vỡ của chính gia đình nàng. Anna lấy Karênin không phải vì tình yêu, mà chỉ do sự sắp đặt của bà cô đã tìm được cho mình một ông cháu rể môn đăng hộ đối, đủ tiền tài danh vọng. Karênin yêu chiều vợ theo thói quen vợ chồng, nhưng tâm hồn căn cỗi, tình cảm khô khan, lối sống tẻ nhạt khuôn sáo, tính nết giả dối, ưa sĩ diện, hám hư danh, cộng với đầu óc thông minh lạnh lẽo đượm màu sắc giễu cợt đáng ghét của ông (nhất là với đàn bà mà chưa bao giờ ông thực tâm coi trọng), tất cả tạo cho Anna cuộc sống gia đình yên ổn nhưng buồn tẻ, sang trọng nhưng u uất. Nàng cố tự lừa dối để sống cạnh người chồng nhạt nhẽo ngót chục năm trời, với bề ngoài như mọi sự trên đời đều tốt đẹp! Thực ra, Karênin không hề đem hạnh phúc đến cho người vợ xinh đẹp, hồn hậu, thậm chí còn chà đạp lên sức sống tự nhiên ở nàng. Và đã đến lúc tính cách chân thực, sự cuồng nhiệt, khao khát được yêu, được sống tự do của Anna không thể kìm hãm nữa và chỉ cần thoáng gặp Vrônxki, một người trái ngược hẳn với chồng, là nàng lập tức lao đầu vào tình yêu, như thiêu thân mê ánh lửa, không tính toán, mặc kệ cả lễ giáo và dư luận xã hội thượng lưu. Cái hạnh phúc hợp pháp đúng với giáo lý nền đạo đức chính thống, đáng ghen tị trước con mắt bạn đồng liêu, mà Karenin tưởng rất vững chắc, phút chốc hóa đồ mã sụp đổ tan tành, vì không được xây dựng bằng nguyên liệu tình cảm thực sự, Anna yêu say đắm, công khai, như để trả thù chồng, đền bù lại tất cả đè nén tình cảm, yêu thương giả dối mà nàng phải chịu đựng trong cuộc hôn nhân bế tắc. Tấn bi kịch cũng bắt đầu từ đấy: nàng muốn tự do và thẳng thắn yêu, nhưng vấp phải trở ngại lớn là Karênin và xã hội thượng lưu; nàng rất ghét giả dối nhưng rồi buộc phải giam mình vào vòng dối trá.

Anna là người vợ xấu số, nhưng lại là người mẹ rất yêu con. Chính mâu thuẫn này làm nàng chịu nhiều cay đắng, đau khổ khi hưởng hạnh phúc tình yêu mới. Nàng đành xa lìa đứa con trai rứt ruột để đi với Vrônxki và biết rằng người yêu cũng không sao hiểu hết nỗi lòng người mẹ xót xa. Mánh khoé của Karênin và luật lệ xã hội chia rẽ mẹ con nàng, dồn nàng vào bước đường cùng hoặc phải hy sinh quyền sống yêu thương thực sự, hoặc phải cắt đứt tình mẹ con. Lần gặp gỡ con trai khi ở nước ngoài về, vừa vui sướng vừa đau đớn tuyệt vọng, tỏ rõ thêm bộ mặt tinh thần đằm thắm của nàng và tình cảnh đáng thương của đứa trẻ thiếu tình mẹ. Những giờ phút yêu đương vui sướng nhất cũng chỉ là vui gượng bề ngoài, không hề trọn vẹn, vì lòng nàng luôn giằng xé giữa hai người: giữa con trai Xêriôgia và người tình Vrônxki, nàng chỉ có quyền chọn lấy một.

Thực ra, nếu Anna muốn, nàng vẫn có thể thu xếp ổn thoả. Chính ông chồng chẳng đã đưa ra trước một cách dàn xếp rất hợp với đạo đức và thói quen của xã hội thượng lưu đấy ư? Ông sẵn sàng làm ngơ (nếu chưa phải hoàn toàn thừa nhận) trước sự ngoại tình, với điều kiện dễ dàng chỉ cần vợ giữ cho kín đáo và đừng đòi ly dị, miễn sao bề ngoài gìn giữ được danh giá ông, gìn giữ được nếp nhà và tục lệ nhà vua cùng đạo Chúa! Đó chẳng phải sự việc thường thấy trong cảnh gia đình rắc rối của bao tổ ấm quý tộc đó ư? Những Betxi Tverxcaia, Xapho Stond, Liđia Mercalova không hề áy náy, buồn rầu trong nếp sống quen dối trá, cứ đàng hoàng đi lại với tình nhân ở ngay giữa nhà chồng, lấy đó làm thú vui chơi lấp lỗ trống cho cuộc sống rỗng tuếch, bê tha, tiêu biểu của giới quý phái đó sao. Nhưng với tính tình trung hậu, nồng nhiệt, thẳng thắn, Anna đã cao thượng hơn họ. Nàng cương quyết gạt bỏ ý định bỉ ổi và hèn nhát của chồng. Tuy vẫn luyến tiếc địa vị xã hội mình, Anna vẫn cảm thấy lẻ loi trong xã hội đó; nó chỉ thừa nhận thông dâm, ngoại tình, còn kết tội mọi mối tình chân thực, chính đáng. Sau bao năm sống ngột ngạt trong không khí đạo đức giả dối, nàng muốn xé toang màn đen dối trá ông chồng định che phủ lên đời nàng và vị đại thần phu nhân đó đã đòi ly dị, ngang nhiên bỏ chồng bỏ con đi theo người tình trước mắt mọi người, việc làm này có ý nghĩa như một sự nổi loạn, một sự khiêu khích chính xã hội nàng xuất thân. Và tất nhiên nó sẽ không dung tha, nó sẽ cấm cửa từ bỏ nàng như đứa con hoang. Các họ hàng, bè bạn thân nhất như Varia, Bétxy cũng không dám tiếp nàng, mụ Cataxôva thì chửi cạnh khoé. Nếu Anna có gan chống chọi, giày xéo lên mọi lễ nghi, sĩ diện của bọn cành vàng lá ngọc thì chúng cũng không thương xót gì mà không phỉ nhổ trước khi nàng kịp tự mình cắt đứt hẳn với chúng.

Mối tình Anna với Vrônxki sẽ được coi là đứng đắn, thật sự tiến bộ nếu nàng quả quyết đến cùng làm tròn việc tự giải phóng. Nhưng không, Anna không làm được như vậy. Nàng đã có gan bỏ chồng xa con, xa luôn cả cuộc sống tù túng, giả dối. Trong cuộc tình duyên mới mẻ và hoàn cảnh sống đã thay đổi, đáng lẽ nàng phải tìm thấy lẽ sống mới chính đáng, cao quý hơn, phải xây dựng đứng đắn cho mối tình hai người được bền vững và bắt tay vào làm công việc gì có ích cho gia đình và xã hội, nâng cao ý nghĩa cuộc sống. Nhưng rồi mục đích duy nhất của Anna vẫn chỉ là đem tất cả cuộc đời phó mặc cho số mệnh nổi trôi theo mối tình phiêu lưu, lãng mạn, tầm thường. Nàng tự buông thả trong cuộc sống nhàn rỗi, đi rong chơi nước ngoài, làm duyên làm dáng với người chung quanh, thậm chí không yêu thương chăm sóc cả đứa con gái mới đẻ để gìn giữ sắc đẹp và chiều theo mọi ý thích của người tình, tính toán giằng co trong việc ly hôn, do dự không dám cắt đứt hẳn với xã hội cũ. Tình yêu ngày càng trở nên ích kỷ. Nàng bắt đầu so sánh, đòi hỏi, oán giận, ghen tuông. Nàng chạnh nghĩ nỗi lòng đau khổ phải xa con để dằn vặt người tình, chỉ muốn hoàn toàn độc chiếm tất cả tư tưởng, tình cảm, thời gian của chàng, để chỉ có mỗi việc là yêu quý, chiều chuộng nàng. Với tâm lý đó, nếu mất Vrônxki là nàng sẽ mất hết. Vì tự đem cả đời mình phụ thuộc vào Vrônxki, như cái bóng có được nhờ dập theo cái hình, tự tước đi quyền lợi và khả năng sống tự do, độc lập, cho nên nàng có ảo tưởng buộc người tình phải hoàn toàn nô lệ mình, để cân bằng giá trị với mất mát của nàng. Cái tình trở thành cái nợ, yêu thương biến thành hờn oán. Nàng không hề làm công việc gì có ích cho đời sống riêng và chung, càng chui đầu vào mối tình hẹp hòi, không ngừng đòi thoả mãn tình cảm và dục vọng thì càng trở nên xấu tính, nhỏ nhen, vị kỷ.

Mối tình có thể nói bắt nguồn từ một mong ước cao thượng, bằng việc làm can đảm, cuối cùng cũng trở thành tầm thường, hèn kém, không hơn gì cuộc hôn nhân đầu tiên với Karênin: Nàng vẫn không vượt khỏi vòng tiêu cực, thoái hóa của bản chất giai cấp xuất thân và hoàn cảnh sinh sống. Đó là tấn bi kịch của xung đột bên trong con người nàng, nó điển hình cho mâu thuẫn bên trong của lớp người trung thực, muốn tiến lên giành hạnh phúc nhưng không đủ sức chống lại trở ngại chính là xã hội thượng lưu hồi đó.

Trong lần suýt chết vì sinh nở, Anna đã có lúc cảm động vì chồng tha thứ. Nhưng phút yếu lòng đó chỉ thoảng qua và nàng không thể nào làm lành với cuộc sống giả dối: ngay sau đó, nàng lại căm ghét Karênin như thường. Mặt khác, nàng cũng không bao giờ yên ổn trong mối tình mới và cảm thấy lẻ loi cả với Vrônxki. Nàng lo sợ cho mối tình, luôn bị đe doạ có cái gì đáng sợ trong đó. Nàng nghĩ đến cái chết, thấy chỉ có nó mới giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Nàng như sợi dây căng thẳng chỉ chờ đứt phựt. Cảm giác định mệnh có tính chất bi thảm và việc đoán trước một tai họa không tránh khỏi luôn ám ảnh nàng. Nàng không hiểu nổi lực lượng gieo họa phúc đó nảy sinh từ đâu, nên không thể có cách nào chống chọi lại. Nàng đã mất chồng, mất con và mất cả chỗ đứng trong xã hội. Nàng không có lý tưởng sống nào khác ngoài tình yêu với Vrônxki mà bây giờ, theo nàng, nó đã trở nên mong manh, nhạt nhẽo, hết hy vọng. Cuộc đời dang dở dẫn nàng đến ngõ cụt hết lối thoát, ngoài lối thoát cuối cùng là cái chết. Hơn nữa, nàng phải trả thù, phải vạch một vết nhơ lên cái trán đạo đức giả dối của nhà thờ và xã hội. Nàng phải làm cho Vrônxki vì nàng mà điêu đứng, hối hận: nếu không trói buộc được Vrônxki bằng thể xác thì nàng sẽ trói buộc chàng bằng một kỷ niệm vĩnh viễn, bằng tiếc thương không gì xoá được. Và Anna đã chết bằng cái chết thảm khốc. Trong khi huỷ hoại thân mình, nàng huỷ hoại cả cuộc sống tình cảm của người yêu mà nàng đã độc chiếm, với hy vọng chàng sẽ không bao giờ còn yêu ai bằng nàng. Đây là sự hình phạt người và hình phạt mình. Cả xã hội thượng lưu lẫn Karênin, Vrônxki và cá nhân người chết phải chịu trách nhiệm về việc này.Tấn trò ái tình đã hạ màn, cái chết bất đắc kỳ tử của người đàn bà bạc phận mãi mãi sẽ còn làm cho nhiều người phải giận, phải thương.

Tình yêu chân chính đến với Anna thì đồng thời nó tạo ra nguy cơ mất đứa con trai yêu quí. Tình yêu của Anna – Vrônxki là sự thách thức của xã hội thượng lưu, cái xã hội ấy dùng mọi quyền lực để đè bẹp một tâm hồn "nổi loạn"bao gồm: Pháp luật, tôn giáo, đạo đức, dư luận. Pháp luật đe dọa cướp đi đứa con của kẻ ngoại tình bị bắt quả tang. Tôn giáo uy hiếp tinh thần của Anna."Cuộc đời chúng ta.... do Chúa gắn bó. Chỉ có tội ác mới cắt đứt quan hệ đó, mà tội ác như vậy sẽ bị hình phạt nặng nề ” (lời răn đe của Karênin). Xã hội thượng lưu, bản chất của họ là ích kỷ, giả dối. Họ ruồng rẫy đôi bạn tình qua dư luận đến nỗi họ phải chọn lối ra đi.

Vrônxki yêu nàng tha thiết nhưng chưa đủ sức vượt qua lề thói thượng lưu cũ kỹ. Về độ cao tinh thần, anh ta thấp hơn Anna. Cái chết của nàng trở thành bi kịch xã hội, không chỉ là bi kịch cá nhân. Nhà văn không trách móc Vrônxki - nhân vật “con người thừa”, ông chỉ vạch ra nguyên nhân xã hội của bi kịch đó. Nhà văn nghiêm khắc xét đoán Anna nhưng vẫn tỏ rõ mối cảm thông sâu sắc với người phụ nữ tài sắc, đứa con tinh thần của nhà văn.

 Vrônxki là một người trẻ tuổi, đẹp trai, khỏe mạnh, thẳng thắn, thông minh và nhất là đắm say, táo bạo. Nhà văn không thể xây dựng nhân vật này cách khác được: vì nếu anh ta không như thế thì làm sao một người đàn bà tài sắc đầy đủ như Anna lại có thể mới gặp là yêu ngay? Nhưng các đức tính tốt đó chỉ hợp riêng với mặt tình yêu kiểu Anna và cũng không sao thay đổi được cuộc đời nàng, cứu nàng thoát khỏi cái chết tuyệt vọng. Vrônxki thực ra vẫn chỉ là người xấu, về mọi mặt tình cảm, tâm hồn, trí tuệ đều không sánh kịp Anna. Nhà văn tả nhân vật này có khác với các nhân vật phản diện khác nhưng vẫn khá rõ nét. Vrônxki chỉ là người ích kỷ, sống vô dụng, không có lý tưởng, mục đích gì hết, tóm lại đúng là đứa con đẻ được nuông chiều của xã hội quý tộc.

Vrônxki và Anna đều không giúp đỡ được gì cho nhau: họ không bù đắp những phần thiếu sót trong bản thân mỗi người và do đó, dần dần cảm thấy không cần nhau nữa. Chàng công tử bột không hề đếm xỉa đến luân lý, đạo đức, chỉ biết chơi gái, đánh bạc, đua ngựa, rượu chè đàn đúm với chúng bạn và thừa tiền, thừa thời giờ thì coi sóc trại ấp, vừa bóc lột làm giàu vừa ban ơn cải lương cho nông dân, coi đó cũng là thứ "mốt" mới. Chàng có cách thức riêng đối xử với đời: phải rất thành thực với mọi người, trung thành với bè bạn, trừ với đàn bà; không được lừa dối ai, nhưng có thể lừa dối người chồng có vợ đẹp, anh sẵn sàng quỵt tiền công thợ may, nhưng nhất thiết phải trả nợ tiền cờ bạc bịp; có quyền làm nhục người, nhưng không chịu để người khác làm nhục mình, chàng rất hiếu thắng và có thể hy sinh cả tính mệnh, tiền tài, sự nghiệp cho tình yêu, nhưng đừng ai xâm phạm đến lối sống tự do của chàng, dù là anh, là mẹ hay cả Anna nữa. Bọn chàng rất khinh những người "cổ hủ" còn khư khư ôm mớ lễ giáo "lố bịch". Khi nghe mọi người chế giễu tất cả, từ tính nết trung thành, trinh tiết của đàn bà, tính tự trọng gìn giữ của đàn ông, đến sự dạy dỗ con cái, làm việc cần cù. Mọi cái đều sai trái và vô lý, nhưng lại thích hợp với tính hưởng lạc vị kỷ của mình, nên chàng cho thái độ ấy là tuyệt đối đúng và yên tâm, kiêu hãnh sống như vậy.

Nhưng Vrônxki cũng tỏ ra hơn bọn thanh niên cùng loại ở vài điểm nhỏ. Thoạt đầu, chàng cũng chỉ coi việc ngoại tình với Anna là trò tiêu khiển đang được thịnh hành trong giới quý phái. Nhưng sau đó, chàng đã thật lòng yêu, không nghe theo lời khuyên xấu xa của mẹ và anh. Chàng rất khổ tâm khi sa vào hoàn cảnh luôn phải dối trá, trái với tính nết thực thà của mình. Chàng cũng không phải chỉ hợm hĩnh mà còn biết nhìn thấy thói xấu của mình và của giới thượng lưu. Trong khi đưa một hoàng thân nước ngoài đi thăm các cảnh đẹp ở Pêtécbua, chàng nhìn thấy rõ tính tình và lối sống đáng ngán của một người "rất khỏe, rất sạch nhưng rất ngốc và rất tự mãn, có thế thôi". Và chàng thấy mình được soi đầy đủ vào tấm gương đó! Chàng hiểu nhưng không đủ sức thay đổi con người mình.

Lối sống của Vrônxki là lối sống địa chủ lai căng, xa lạ với dân tộc: Chàng là người Nga sống trên đất nước Nga, nhưng chung quanh toàn là người và vật từ nước ngoài đem vào từ máy móc làm ruộng, đồ đạc, sách báo đến cả đồ chơi trẻ con cũng đều mua ở nước ngoài, nào ngựa giống Anh, hầu phòng, vú nuôi người Pháp, quản lý người Đức, nhà thương kiểu Mỹ, nói chuyện bằng tiếng Pháp, ăn chơi theo lối Anh. Lối sống sặc mùi tư sản giữa nơi thôn quê phong kiến chỉ rõ đầu óc sùng bái nước ngoài một cách mù quáng của chủ nhà. Trước con mắt bà mẹ Đônly đông con, lối sống đó như diễn ra trên một sân khấu hào nhoáng, màu mè. Ngay trong đời sống tâm tình, Vrônxki cũng bắt đầu đóng kịch, chàng hơi hối hận vì yêu Anna mà mất cả tự do, nhưng vẫn giấu nỗi bực mình dưới lời lẽ dịu dàng, lịch sự, đối với chàng, tình yêu vẫn còn màu sắc một chiến thắng và khi hư vinh đó giảm dần thì chàng bắt đầu chán.

Anna thèm muốn hạnh phúc thật sự. Nàng yêu tha thiết vì mong đó là con đường thoát khỏi mọi trói buộc giả dối, độc ác của giới thượng lưu. Nhưng Vrônxki không phải là người có thể đánh giá đúng mong ước đó. Chính Lêvin, con người chính trực, đã nhận xét Anna là người đàn bà hiếm có, luyến tiếc cho một tâm hồn, trí tuệ tốt đẹp và lo ngại Vrônxki không hiểu hết nàng. Đúng thế, Vrônxki không hiểu nổi Anna vì về mọi mặt của đời sống tinh thần, chàng đều nghèo nàn, hèn yếu hơn; chàng không có đòi hỏi về đời sống bên trong đứng đắn, không dám xa rời giới thượng lưu, thậm chí còn đầu hàng. Chàng đã lấy tình yêu làm vinh quang, thì khi nó mất đi, chàng cũng thiếu lẽ sống. Chàng đã một lần tự tử hụt vì bị sỉ nhục và bị mất Anna, sau khi nàng chết, việc chàng tình nguyện tòng quân đi đánh nhau ở Xécbia hoàn toàn chẳng phải vì lòng yêu nước hay ý định làm chính trị gì hết, mà chỉ là việc làm tuyệt vọng, một vụ "tự sát" thứ hai cũng không kém phần "nổi tiếng" như cái chết của Anna.

Lêvin một nhân vật quí tộc tiến bộ điển hình, sống nội tâm, nhút nhát, chuẩn mực, coi trọng và say đắm, sôi nổi trong tình yêu. Thất vọng nhận thấy giai cấp quí tộc suy thoái, lo lắng trước cảnh chế độ nông nô tan rã, suy nghĩ nghiêm túc về giải pháp hòa hợp bất bạo động, không bằng lòng an phận với một gia đình hạnh phúc, bình an. Anh kiên trì tìm tòi, thể nghiệm để thực hiện "chân lý nông dân", bi quan cao độ, suýt tự tử. Nhân vật Lêvin là hình ảnh tự biểu hiện của nhà văn, tiểu thuyết là một bức tranh toàn diện, qui mô và hoàn chỉnh về xã hội Nga, là bản án cực kỳ mạnh mẽ và quyết liệt.

 Trong mấy dòng mở đầu cuốn truyện, có một câu: "Trong gia đình, Ôblônxki, mọi việc đều rối bét". Đây là chiếc chìa khóa mở cho ta thấy mọi mặt đời sống nhân vật và xã hội phản ánh vào truyện. Mọi gia đình khác của Trerbaxki, Karênin, Lêvin... cả nông thôn gia trưởng nước Nga đều rối loạn, vùng vẫy chống chọi sự lấn át của chủ nghĩa tư bản, giáng xuống đầu họ như một tai vạ không thể tránh thoát.

Quận công phu nhân Trerbaxki lo cho tương lai Kity, Đônly lo cho gia đình sa sút, Liđia Ivanốpna tin vào trò bói toán... mọi người đều lo sợ, hoang mang trước hiện tại bấp bênh, tương lai mù mịt, ngày mai sẽ ra sao? Không ai dám nhìn thẳng sự thật, cố tìm quên lãng trong rượu, gái, cờ bạc, bói toán... Chỉ mình Lêvin ngày đêm canh cánh lo cho cuộc sống thay đổi. Những địa chủ quý tộc như chàng còn giữ được trại ấp, vẫn sống theo thói quen cũ, nhưng về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, đạo đức, đã cảm thấy bị lối làm ăn sinh sống của chủ nghĩa tư bản tấn công, tàn dư chế độ nông nô nhường bước cho thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản tham lam, vô sỉ với người bạn cùng đường là đói rét, nghèo khổ của nhân dân, sức mạnh đồng tiền phá hỏng nhân phẩm, cá tính, quan hệ giữa người và người.

Tất cả những sự việc lịch sử cụ thể đó gắn liền với cuộc đời và cắt nghĩa mọi tư tưởng, tình cảm, việc làm của Lêvin, đứng trên miếng đất phức tạp của một địa chủ, dựa vào các sự việc mới xảy ra trong đời sống, Lêvin luôn suy nghĩ tìm đường giữa xã hội đang đầy rẫy mâu thuẫn, khủng hoảng trầm trọng, không ngừng tác động vào cuộc sống riêng tư. Là người thẳng thắn, rất nhạy cảm và phản ứng cũng rất nhanh với mọi thay đổi trong đời sống xung quanh, chàng luôn bất mãn với hiện thực, luôn lo lắng tìm hiểu chân lý và hạnh phúc ở đâu? Tất cả chặng đường phát triển về tinh thần của nhân vật là cuộc đấu tranh nội tâm gay go, phức tạp, tâm tư chàng luôn bị giày vò, hết nghi ngờ, hoang mang rồi lại hối hận, tự trách mình, chàng khao khát và cố gắng giành lấy cuộc sống sung sướng hơn, tốt đẹp hơn, bằng lao động và đấu tranh, bằng tình thương yêu và sự suy nghĩ, chàng thực tâm muốn rời bỏ cuộc sống ích kỷ, tự tư tự lợi và tìm con đường đi vào gần gũi với nhân dân.

Lêvin xót xa cho tầng lớp quý tộc đang chết lụi, khinh ghét bọn con buôn vô học, tham lam, lừa lọc, những ông lớn có tiếng mà không có miếng như Ôblônxki phải chìa tay đón lấy túi tiền của các ông chủ mới "phất" như Riabinil. Bán đi khu rừng, Ôblônxki là gã quý tộc không biết thẹn, ưa "sống gấp", thích a dua, buông trôi theo thời thế, lười biếng, hèn yếu, chỉ quen ăn chơi. Tuy là người thẳng thắn, nhưng ông ta không có tài năng gì, chuyên cầu cạnh họ hàng, nịnh hót bạn bè, luồn cúi kẻ giàu sang để cầu chút danh vị, tiền tài. Cảnh hoàng thân Ôblônxki, người nối dõi dòng họ Rurits, ngồi đợi hai giờ liền tại phòng chờ tên tư sản Do thái Bongarinốp để ngửa tay xin việc, đủ nói rõ ông ta đã chôn vùi nốt sĩ diện quý tộc và cúi đầu trước sức mạnh đồng tiền.

Làm sao Lêvin không lo lắng trước những sự việc đó được? Lêvin thấy rõ xã hội Nga đã rối loạn như thế nào sau giải phóng nông nô, thấy rõ những người thay mặt cho một trật tự kinh tế mới đã ló đầu ra, vấn đề lo lắng nhất của chàng là: nước Nga sẽ phát triển theo con đường nào?Giữa các "thành thị" và "công xã nông thôn", ai sẽ thắng ai? Cơ sở kinh tế nào sẽ được xây dựng ở nước Nga? Lêvin tin rằng nước Nga sẽ tránh được nanh vuốt chủ nghĩa tư bản, các tên Riabinil sẽ biến mất nếu địa chủ biết quản lý trại ấp hợp lý, chàng chê trách các quý tộc bán rẻ ruộng đất và cả những người tổ chức lại lối sản xuất theo kiểu tư bản, chàng muốn tìm ra một hình thức sản xuất kiểu hợp tác giữa địa chủ và nông dân, điều hòa quyền lợi hai bên.

Vin vào cớ nền kinh tế tự nhiên giữ vai trò chính và văn minh thành thị từ nước ngoài mang vào đã gây nhiều ảnh hưởng xấu ở thôn quê, Lêvin cho rằng nước Nga đứng ngoài quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quan điểm này rất gần với phe dân tuý: họ cũng cho chủ nghĩa tư bản không có khả năng phát triển ở Nga, tin rằng nông dân và nông thôn Nga có bản tính riêng biệt xã hội chủ nghĩa"! Qua lời lẽ Lêvin, nhà văn chỉ mới phản ánh quan điểm đó như một niềm hy vọng mà thôi, chứ không phải như một tình hình có thực, vì rõ ràng đồng tiền đã len lỏi vào mọi mặt đời sống, kể cả kinh tế và nông nghiệp của nước Nga. Nhưng nhà văn cũng không hiểu nổi mối quan hệ khăng khít giữa đồng tiền và chế độ tư bản, ông nhắm mắt trước sự thật là chủ nghĩa tư bản đã được xây dựng trên đất nước Nga vừa mới tạm thời ổn định. Lêvin mượn cớ cắt nghĩa tính dân tộc của nông dân Nga để chứng minh cách suy nghĩ của chàng về đường lối phát triển riêng biệt của xã hội Nga: nào nông dân lạc hậu, bảo thủ, chống lại mọi đổi mới kỹ thuật, công cụ, bám vào lề thói làm ăn cũ kỹ, người Nga có cách làm ruộng riêng và do đó họ mới làm tròn được nhiệm vụ rải ra trên khắp đất đai rộng lớn, hoang vu của nước Nga. Chàng nhìn thấy sự bất công giữa địa chủ giàu và nông dân nghèo, nhưng lại cố bảo vệ việc chiếm hữu ruộng đất, chàng muốn chủ nghĩa cải lương của mình đứng giữa chủ nghĩa cộng sản và chế độ tư hữu: vừa quay lại chế độ gia trưởng, vừa tiến lên hòa hợp giai cấp! Dù có bắt nguồn từ ý muốn nhân đạo nào đó, nội dung quan điểm trên rõ ràng là không tưởng và phản động. Đó là những lẽ thất bại của Lêvin khi tìm tòi các cách cải tạo xã hội và nguyên nhân nỗi lòng chán nản, tuyệt vọng của chàng. Những cuộc tình duyên, các công việc xã hội, dự định nghệ thuật cuối cùng đều hỏng cả và cái chết luôn có mặt, nó đe doạ, ám ảnh rồi kết liễu cuộc đời một số người. Tất cả cuốn truyện toát lên không khí bi quan nặng nề, Lêvin không biết tìm đâu ra sức mạnh để đưa nhân dân ra khỏi vòng khổ cực. Chàng tưởng tìm thấy sự yên ổn và lòng yêu đời trong hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình nhưng cuộc đời chung quanh đang đầy rẫy mâu thuẫn tàn khốc và lương tâm chàng trở lại bị giày vò, chàng tìm cách hướng về "tinh thần", chủ trương không đấu tranh, nhắm mắt làm ngơ trước thực tế xã hội tư bản và gắng tiếp tục truyền thống văn hóa cũ, lề lối sinh hoạt dân gian cũ, chàng phản đối cách mạng, đi tới cùng đường bế tắc và chuyển những vấn đề xã hội sang vấn đề luân lý, đạo đức.

Lêvin day dứt băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, Chàng là ai? Vì sao chàng sống? Sống để làm gì và sẽ đi đến đâu? Những câu hỏi đó ngày đêm thúc giục buộc chàng trả lời, nhiều định kiến cũ phá sản trước thực tế tàn nhẫn. Đâu là chân lý mới?, những người sống chung quanh hoặc an phận, hoặc vô tư, hoặc vội vàng tìm ngay một học thuyết nào đó để có nơi trú ẩn yên ổn cho tư tưởng, khỏi mất công tìm kiếm lôi thôi. Chàng phản đối các nhà duy vật để đi tìm lẽ phải ở các triết gia duy tâm khác như Platon, Xpinoza, Cant, Senlin, Hegel, Sôpenhaoơ, nhưng chỉ cần những lý thuyết đó chạm phải thực tế là lập tức đổ sụp. Chàng hoang mang, chán đời, thấy mình chỉ là cái bong bóng xà phòng trong không gian và thời gian vô tận cho nên cái ông bố gia đình rất sung sướng đó nhiều lần muốn tự tử, định trốn thoát cuộc sống tinh thần tắc tị.

Lêvin chỉ cảm thấy tâm hồn thanh thoát, giản dị, tự nhiên, thành thực khi được gần gũi thiên nhiên, được làm việc như người lao động bình thường. Nhà văn có nhiều trang tả thiên nhiên và lao động rất hay, chương tả mùa xuân ở nông thôn ngồn ngộn sức sống vươn lên của cảnh vật và không khí tưng bừng của lao động, đó không phải là cái đẹp hời hợt, bàng quan mà là cái đẹp của thiên nhiên trải qua cải tạo bằng lao động chân tay lành mạnh và có ích của con người.Chàng cũng thèm muốn cuộc sống của cặp vợ chồng nông dân trẻ Ivan Parmenốp: hạnh phúc gia đình thực sự là ở trong lao động, thân thể khỏe mạnh và lòng tín ngưỡng ngây thơ. Nhà văn ca ngợi lao động chân tay như một thú vui lành mạnh, có ích cho cả thể xác lẫn tinh thần nhưng lao động cho ai? Kết quả sẽ thế nào? Lêvin cho đó là câu hỏi vô vị, không cần trả lời vì người nông dân chỉ đơn giản làm việc theo đòi hỏi tự nhiên của mỗi con người khỏe mạnh và họ không hề bận tâm đến chuyện thành quả lao động thuộc về ai! Nhưng rồi chàng cũng thấy sự thật chẳng phải như vậy, không phải ngẫu nhiên mà người thợ làm mướn làm ẩu, lười biếng, phá hỏng nông cụ, súc vật, hạt giống, đất đai và tìm mọi cách lừa dối chàng. Mọi cố gắng của Lêvin, coi nông dân như người bạn đồng tâm đều vô ích, quyền lợi ông chủ không những xa lạ và không thể hiểu nổi mà còn trái ngược hẳn với quyền lợi của họ. Ở đây, Tônxtôi mới nhìn thấy và tô vẽ thêm mặt vui vẻ của lao động, còn mặt khổ nhục của nó trong xã hội cũ thì phải chờ đến khi viết Phục sinh, nhà văn mới nhìn thấy. Trái lại, trong bài thơ dài Ai có thể sung sướng và tự do ở nước Nga này, Nhecraxốp lúc đó đã phản ánh đúng đời sống khổ sở của nông dân, kêu gọi đấu tranh chống địa chủ và nền chuyên chế nhà vua.

Người thầy dạy Lêvin cách sống, vạch cho chàng thấy sự thật, lại không phải là những triết gia xa lạ nào mà chính là người dân cày chăm chỉ, bình thường làm ăn như bà Matriona, bác Fedor: đó là cuộc sống không chỉ vì cái dạ dày và đòi hỏi khác của riêng mình, mà còn vì những người chung quanh, sống "Vì linh hồn mình, sống theo chân lý, theo luật lệ Chúa". Chân lý đó ở khắp nơi, không cần tìm trong sách vở mà tự cuộc sống đem lại cho chàng. Trong những giáo lý, đạo đức của nhà thờ Cơ đốc đã bị hủ hoá, đã trở thành vũ khí mê hoặc và áp bức nhân dân của giai cấp thống trị, chàng muốn rút ra cái phần nhân đạo, vị tha, bác ái, để đưa thành thứ tôn giáo mới, ý nghĩa cuộc sống không phải trong sự hưởng thụ của xã hội thượng lưu đầy tội ác, mà trong việc làm điều thiện của nhân dân, từ đó Lêvin rút ra kết luận: để chống lại điều ác, chỉ cần làm điều thiện là đủ. Và cũng trên hệ tư tưởng tiêu cực đó mà chàng đã có ý kiến chống lại cuộc chiến tranh Xécbia, không thừa nhận một dúm người dám tự xưng thay mặt cho tư tưởng, ý chí toàn dân tộc để đi trả thù và sát hại một dân tộc khác. Tônxtôi được dạy dỗ về tôn giáo trong không khí nên thơ của những buổi lễ chầu từ hồi nhỏ, ông cho tôn giáo là nguồn gốc chính nâng cao tinh thần, hiểu đúng đắn thế nào là thiện, ác.

Trên nền tảng nhất trí về tín ngưỡng, Lêvin hi vọng sẽ nhất trí với nông dân về tinh thần, con người phải tin ở Chúa Trời, tin ở điều thiện, không cần lý trí vì chàng hiểu biết được sự thật là nhờ tín ngưỡng, chứ không phải nhờ lý trí cho nên những nông dân bình thường như bác Fedor hiểu ý nghĩa cuộc sống đầy đủ hơn ai hết, tình cảm, tâm hồn được thay thế cho lý trí, tín ngưỡng được thay thế cho tri thức. Nhà văn hạ thấp vai trò của lý trí và hết sức đề cao chân lý vĩnh cửu của tôn giáo. Con mắt nhận xét hiện thực nghiêm ngặt đã làm Tônxtôi xa lánh Giáo hội chính thống hợp pháp cùng bộ máy chính quyền và quân đội của nhà nước phong kiến Nga. Ông đi vào thực tiễn để tìm chân lý nhưng lại trở về với thứ chủ nghĩa nhân đạo chung chung, duy thiện, đầy thần bí.

Lêvin đứng về phía lợi ích nông dân mà đấu tranh đến mức độ nhất định, nhưng trước sau chàng vẫn chỉ là một địa chủ không cắt đứt với giai cấp mình, chàng nhìn thấy tội ác bọn bóc lột nhưng lại không muốn dùng bạo lực gạt bỏ chúng ra khỏi đời sống, mà chỉ muốn tu nhân tích đức, hoàn thiện bản thân, làm điều lành. Chàng nhìn thấy sự giãy chết của giai cấp quý tộc, những tội ác mới của chủ nghĩa tư bản, nỗi bần cùng khổ sở của nông dân, nhưng cũng lại phủ nhận hết thảy những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của phương thức sản xuất mới và muốn bo bo kìm hãm nước Nga giữ nguyên tình trạng sản xuất riêng lẻ, phân tán lạc hậu, quay lại chế độ gia trưởng, với hy vọng hão huyền chỉ có nông dân mới cứu vớt được nước Nga, lối thoát cuối cùng của chàng là đứng ra thuyết lý về tôn giáo, lý tưởng hóa đạo Cơ đốc. Trong hoàn cảnh nước Nga hồi đó, khi xã hội bắt đầu xuất hiện những lực lượng dân chủ và cách mạng, các quan điểm, tư tưởng đó đã đứng về phía phản động, chúng đầu độc quần chúng bị áp bức không kém gì những thứ kinh tế học tư sản, triết học duy tâm và tôn giáo mê muội khác. Mâu thuẫn bên trong của Lêvin chính là mâu thuẫn trong thế giới quan của Tônxtôi, sau này, ông có tiến bộ hơn nhân vật hồi đó của mình.

Quá trình sáng tạo ra nhân vật có lẽ cũng là quá trình tự tìm hiểu của nhà văn, đọc tiểu sử ông, ta tưởng như ông căn cứ vào cuộc đời mình để đẻ ra nhân vật, rồi sau đó lại dựa vào nhân vật mà suy nghĩ, sống và tiến lên. Chỉ có nhìn mọi mặt con người Lêvin cùng những nhân vật khác của cuốn truyện dài này thì ta mới hiểu được thời đại và những vấn đề mà nhà văn đặt ra cho họ trong cuộc sống như lời của V.I. Lênin đã nhận xét: "Tônxtôi đã phản ánh được mối căm thù chồng chất, mối hoài vọng rốt cuộc cũng đã chín muồi hướng về một tương lai tốt đẹp hơn, cái ý muốn giải phóng mình khỏi quá khứ và cũng lại phản ánh cả sự chưa chín của những ước mơ, sự thiếu giáo dục chính trị, sự thờ ơ đối với cách mạng".

Xoay quanh nhân vật Anna, nhà văn còn vẽ lên một loạt nhận vật khác cũng không kém sắc nét. Trước hết là Karênin. Ông là người có nhiều ham muốn công danh, bước chân ra khỏi nhà trường, ông liền đem hết tâm trí, nghị lực giành lấy địa vị xã hội cao sang. Về chính trị và tín ngưỡng, ông thuộc phe bảo thủ, tỏ ra thông minh, giao thiệp rộng, có kinh nghiệm tiến thủ trong quan trường. Tính nết vốn lạnh nhạt, nay lại chuyên sống bằng lý trí tàn nhẫn, tâm hồn ông ngày càng khô cằn, ông là thứ người quan liêu kiểu mẫu trong cả việc nước lẫn việc nhà, khối óc và trái tim phát triển không đều, suy tính rất máy móc và xử sự rất bất nhân, đây là con đẻ của nước Nga chuyên chế, xa rời đời sống, đối địch với nhân dân. Trong việc công, ông thực ra chỉ là con rối chuyên nặn ra các thứ giấy tờ vô dụng, về đời tư, ông cũng lại tỏ ra là người chồng, người cha hèn kém, mù quáng, ông chỉ nghĩ đến mình, không hề nghĩ đến số phận Anna, đến tâm tư tình cảm nàng. Thậm chí ông còn tự bịt mắt, không dám đi sâu vào đời sống tinh thần của vợ, coi đó là việc vô ích, không tưởng, nguy hiểm, ông lảng tránh và phó mặc cho tôn giáo. Tất cả cố gắng chỉ là vớt vát sĩ diện, tìm mọi cách che giấu việc Anna ngoại tình để khỏi ảnh hưởng xấu đến việc thăng quan tiến chức. Chủ nghĩa quan liêu thấm sâu vào mọi mặt đời sống, cả đến việc dạy con, ông không bắt đầu từ lòng yêu thương, tìm hiểu đứa trẻ mà chỉ dựa vào mấy trang giáo điều của cuốn lý luận sư phạm để dạy con một cách máy móc, thô thiển. Ông không hề yêu, không biết yêu và không thể yêu ai, kể cả vợ con, ông không có lấy một người bạn thân, sống lẻ loi, co lại, nghi ngờ, khinh bạch, với trái tim tê liệt. Sự tàn nhẫn bất lương tỏ rõ nhất trong việc ông từ chối ly hôn Anna, quyết định giữ nguyên tình trạng cũ, với lý do đầy lòng "mộ đạo" là để Anna có dịp "hối cải" quay về!

Karênin đánh bạn với nữ bá tước Liđia Ivanốpna tuy bề ngoài có vẻ trái ngược với lối sống bê tha, dâm đãng của Betxi Tverxcaia, nhưng thực chất cuộc sống bên trong bà ta cũng là cảnh cùng hội cùng thuyền. Người đàn bà tàn xuân đầy thèm muốn xấu xa, đeo mặt nạ đạo đức, đứng ra gìn giữ phong tục, tín ngưỡng, biến chúng thành thứ tiết hạnh giả dối, mê tín dị đoan, tính chất khẩu phật tâm xà của Liđia lộ rõ trong việc khuyên Karênin không cho Anna gặp lại con trai. Chính xã hội hủ bại giúp cho bọn vô lại, bịp bợm như Lăngđô thành công, tên thầy bói này quyết định những vấn đề quan trọng nhất của cuộc sống, nó nửa tỉnh nửa mê gạt bỏ việc xin ly hôn của Anna, đẩy nàng mau tới cái chết. Karênin sợ sự thực như cú sợ ánh sáng, ngọn lửa sống hiu hắt trong ông tàn lụi dần, trật tự gia đình sụp đổ, sự nghiệp công danh bắt đầu thất thế, tất cả chỉ còn là ảo tưởng, về cuối cuốn truyện, ông thật sự chỉ còn là xác chết biết đi. Và tai hại nhất, mỉa mai nhất là ở chỗ chính những người như ông lại là thành viên tiêu biểu của xã hội thượng lưu, những kẻ có quyền thế ở triều đình, những người nắm vận mạng sống còn của cả một dân tộc.

Tuy không có quan điểm duy vật lịch sử, chỉ đứng trên lập trường "đạo đức vĩnh viễn không thay đổi", bằng ngòi bút hiện thực, Tônxtôi cũng đã thẳng tay vạch trần đạo đức hủ bại của chế độ xã hội dựa trên tư hữu, áp bức.

Tuy nhiên, nhà văn không chỉ tả sự cằn cỗi, nghèo nàn trong tâm hồn Karênin, trung thành với tư tưởng tôn giáo, Tônxtôi cố gắng chứng minh Karênin cũng có thể đổi mới tâm hồn, có thể làm những việc cao thượng, đó là cảnh Karênin ở bên giường bệnh Anna, tha thứ cho vợ và dàn hòa với Vrônxki, ông sung sướng vì đã tha thứ và yêu thương kẻ thù, đúng như lời Chúa từng răn dạy. Nguồn gốc mọi đau khổ trở thành nguồn gốc của vui vẻ thảnh thơi trong lòng nhưng bên cạnh sức mạnh tinh thần hướng dẫn tâm hồn ông còn có một sức mạnh khác, sơ đẳng hơn nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, điều khiển đời ông, ông thấy mọi người ngạc nhiên nhìn ông, không hiểu ông và đang chờ đợi ở ông một hành động gì đó. Rõ ràng Tônxtôi đã khéo léo chứng minh một giáo lý cơ bản, cố hữu của đạo Cơ đốc là tha thứ cho kẻ thù. Nhưng thực ra, vai kịch Karênin sắm trong một lúc đó rất gượng gạo vì tha thứ cho kẻ hấp hối có lẽ còn dễ dàng hơn tiếp tục oán giận. Trên con đường đổi mới tinh thần của Karênin đã hiện ra một trở lực, đó là sức mạnh thô bạo của xã hội thượng lưu. Việc tha thứ cho vợ làm ông trở thành người khác thường, vượt lên trên xã hội nhưng chung quanh mọi người vẫn sống như cũ, không thừa nhận "chân lý" của Kinh Phúc âm, không noi theo giáo lý Cơ đốc, vẫn ăn gian nói dối, còn có ác ý chế giễu tình cảm ông. Karênin trở thành lẽ loi, nhục nhã thế là ông đành đi đến bước đường cùng, đánh bạn với Lidia Ivanốpna và hoàn toàn phá sản về tinh thần. Hình tượng Karênin rất thực vì tuân theo mọi quy luật phát triển bên trong và đúng là một người hèn hạ, độc ác như vậy không thể tự mình đổi mới tinh thần.

Với Anna Karênina, chủ nghĩa hiện thực của Tônxtôi cũng như của chung nền văn học Nga tiến thêm một bước đáng kể, nó đề ra nhiệm vụ lớn cho loại truyện dài là người viết phải khái quát được một quãng lịch sử của đời sống xã hội và phải có thái độ vững vàng trước cái gì là tốt, là xấu bằng cách phản ánh mọi hiện tượng sinh hoạt. Mỗi nhân vật ở đây đều có cá tính sâu sắc, có lối cảm nghĩ, cử chỉ, lời nói, thói quen ưa thích, vui sướng, đau khổ riêng... Mỗi người là một cá nhân riêng lẻ đồng thời lại là thành viên của một tổ chức gia đình, xã hội chung nhất, mỗi người phản ánh mỗi mặt đời sống phức tạp, nhiều màu vẻ. Các nhân vật ở đây cũng không phải là "lặp lại" hoặc "biến hình" của các nhân vật trong những cuốn truyện trước của Tônxtôi, hàng ngũ nhân vật được mở rộng do nhà văn sáng tạo và mang những bộ mặt riêng, mới mẻ, rõ nét cho từng người.

Các sự việc rối loạn xảy ra trong xã hội Nga vào những năm bước ngoặt lịch sử 1870 đã vang dội vào cốt truyện, vào cuộc đời từng nhân vật. Số phận Anna đủ nói rõ điều đó, cõi lòng sóng gió, thấp thỏm lo sợ của nàng, từ đầu đến cuối, luôn linh cảm trước một thảm họa không tránh khỏi sẽ xảy ra. Vì mục đích tả tâm trạng đó, nhà văn đưa ra một số hình ảnh có vẻ tượng trưng, một số lời có vẻ tiên tri (ví dụ: người thợ máy tóc bù trên đường ray, cơn bão tuyết, cây nến cháy lụi...); những cái đó góp lại nói lên tâm tình quằn quại, hoang mang của Anna, Lêvin cũng dao động, bơ vơ giữa ngã ba đường đời, còn những người khác thì không một ai yên tâm trong cuộc sống. Kịch tính trong cuốn truyện luôn căng thẳng cũng do ở điểm này.

Cuốn truyện hình như chia làm hai đường dây nhân vật riêng rẽ: một bên là Anna, Karênin, Vrônxki, một bên là Kity, Lêvin. Thực ra, ngay đến số phận riêng của các nhân vật khác cũng đều được bố trí theo một hướng thống nhất, để đóng góp vào việc trình bày và giải quyết vấn đề trung tâm cuốn truyện: tình yêu và hôn nhân, gia đình hạnh phúc hay bất hạnh. Côdơnưsép, một người sống xa thực tế, chỉ chuyên chúi đầu vào sách vở, Varenca, một cô gái đức hạnh, mộ đạo, cả hai cuối cùng cũng phải trải qua thử thách với vấn đề hôn nhân. Từ Betxi Tverxcaia, Liđia Ivanốpna, đến Xerpukhốpxcôie đều luôn bàn đến chuyện gia đình, tuy không phải là chuyện chính và các gia đình Xviajxki, Trerbaxki đều được miêu tả đầy đủ.

Lối sống trụy lạc của Ôblônxki làm gia đình lục đục, làm Đônly, một người vợ chỉ biết có chồng và con, phải đau khổ, ghen tuông, dưới vẻ bề ngoài đầy đủ, êm ấm, gia đình quý tộc đó đang tan vỡ hạnh phúc với những túng thiếu, xích mích và chán ghét nhau. Tình yêu khó đi đôi với tính ích kỷ, hạnh phúc chỉ đến với những người quên mình mà yêu. Trong chừng mực nhất định, cặp vợ chồng Lêvin - Kity có lẽ đạt tới hạnh phúc đó, họ là những người thực thà, chín chắn và tình yêu của họ cũng phải trải qua những lầm lạc, hối hận, đau khổ. Họ yêu và trọng nhau, trầm lặng nhưng thắm thiết, vừa không ngừng tìm hiểu nhau và lo lắng đến bổn phận mỗi người, Kity theo chồng về quê ở, gắng làm quen với lối sống của chồng và giúp đỡ chồng làm việc, nàng hiểu thấu tình máu mủ của Lêvin, hết lòng săn sóc người anh chồng ốm nặng nhưng quý hơn cả là nàng hiểu tâm hồn chồng, một tâm hồn nàng cho là "tất cả cho người khác, không nghĩ gì đến mình" nhưng lại đang băn khoăn đi tìm lẽ sống, tìm chân lý.

Kity là cô gái dịu dàng, ngây thơ, đang ao ước tình yêu sẽ đền đáp xứng đáng cho sắc đẹp tươi trẻ mình. Tất cả nỗi lòng nàng say sưa tin vào một hạnh phúc gia đình tốt đẹp, Vrônxki đã phá hoại lòng tin đó, làm nàng từ đó nhìn đời chỉ thấy toàn xấu xa. Khi dưỡng bệnh ở suối nước nóng, Kity gặp Varenca, thoạt đầu nàng cho cô bạn mới này là con người toàn vẹn, sống cuộc đời khác hẳn bọn thanh niên hời hợt. Nàng đã khám phá ra một thế giới hoàn toàn mới mẻ, ngoài cuộc sống bản năng nàng vẫn sống từ trước đến nay, còn cuộc sống tinh thần khác, cao thượng và kỳ diệu hơn nhiều. Người ta đi vào cuộc sống đó bằng tôn giáo, khác hẳn thứ tôn giáo quen thuộc từ nhỏ với các buổi lễ ở nhà thờ hoặc học thuộc lòng Kinh thánh, thứ tôn giáo này cao siêu, huyền bí hơn, gắn liền với các tư tưởng, tình cảm cao thượng, quên mình để yêu thương kẻ khác và Kity đã bị Varenca cảm hoá, bắt chước bạn giúp đỡ kẻ nghèo, săn sóc người ốm, đọc kinh Phúc âm cho họ nghe. Ở đây Tônxtôi muốn đem lòng vị tha bác ái và đạo đức tự hoàn thiện bản thân để chứng minh rằng chỉ có tôn giáo mới cứu ta thoát khỏi mọi ràng buộc bản năng của xác thịt và tiến tới cuộc sống tinh thần cao quý hơn nhưng cũng chính ngòi bút hiện thực của nhà văn đã giới thiệu Varenca là người thế nào? Đó là một cô gái còn rất trẻ nhưng không có tuổi trẻ, giống đóa hoa đẹp còn nguyên cánh nhưng sớm tàn úa và không hương thơm, nhất là cô ta thiếu niềm hăng say đậm đà, quyến rũ trước đàn ông. Cô già trước tuổi, chỉ nghĩ đến bổn phận, không có nổi tiếng cười, cuộc sống hoàn toàn lý trí đã giết chết đời sống tình cảm bình thường, lòng cô yêu thương mọi người không tự nhiên, luôn phải cố gắng gượng gạo, nó chỉ che đậy một sự thực là cô không có khả năng thực tâm yêu thương theo một tình cảm trần thế giữa người với người. Tất nhiên, với tính yêu đời nồng nàn, Kity không thể nào trở thành một tiểu thư Varenca thứ hai được hơn nữa, con mắt thông minh của nàng cũng bất chợt thấy, sau tính tình "cao thượng", cuộc đời "cảm động", lời lẽ "dịu dàng" của Stan phu nhân là những dấu hiệu giả dối, bịa đặt, giảo quyệt của bà ta, lấy thú vui từ thiện làm một nguồn an ủi, xem như một món đồ trang sức. Kity chỉ sống bằng trái tim mà không thể sống bằng nguyên tắc giáo lý như họ, chỉ thật tâm yêu người mà không thể lên mặt dạy người, cứu người! Nàng sẽ cứ là nàng, không thể đóng kịch trên sân khấu "thanh cao, thoát tục" như Stan phu nhân và cũng không thể là một Varenca khô héo, cằn cỗi. Qua lần thử thách này, cả thân thể lẫn tinh thần Kity đều khỏe lại và nàng trở về với cuộc sống thực sự yêu đời, đứng ngoài mọi nguyên tắc giả nhân giả nghĩa.

Trong chương lễ cưới Kity, người đọc thấy rõ sự đồng tình của nhà văn với số phận các cô gái, khi ước mơ hạnh phúc thường bị cuộc sống tàn nhẫn phá vỡ, như các cuộc hôn nhân nhiều người khách dự đám cưới làm họ nhớ lại quá khứ, Đônly cảm động ứa nước mắt, tạm quên cảnh nhà trước mắt và nhớ lại mối tình đầu trong trắng, bà càng thương cho cảnh sa chân lỡ bước của Anna. Người đàn bà mang hy vọng và hãi hùng trong lòng, chấm dứt những ngày trẻ trung để bước về nhà chồng, đi vào một tương lai bí ẩn, chính mình cũng không rõ cuộc sống rồi sẽ may rủi, tốt xấu ra sao. Đó là điều đáng thương thường xảy ra cho người đàn bà trong xã hội cũ. Cả cuộc đời Đônly hy sinh cho con cái, bà đem hết tâm sức ra nuôi nấng dạy dỗ, yêu thương chúng. Bà không hiểu nổi, thậm chí còn kinh ngạc, khiếp sợ khi thấy Anna không tự mình nuôi con và không dám đẻ nữa, để gìn giữ sắc đẹp, có thời giờ chiều chuộng người tình. Về mặt tinh thần, người mẹ bình thường đó hơn hẳn bao nhiêu người đàn bà ích kỷ khác.

Trong tuần trăng mật, Lêvin thầm trách Kity là nông nổi, ngoài chuyện nhà cửa, bếp nước, vá may ra thì không biết để ý đến một công việc gì đứng đắn, như quản lý trại ấp, xem xét nông dân, chơi nhạc, đọc sách. Nhưng chàng không hiểu vợ mình tự cho phép hưởng vài phút sung sướng, an nhàn đó là để sửa soạn gánh vác những nhiệm vụ rất nặng nề: làm chủ gia đình, làm vợ, làm mẹ. Cả hai chị em Đônly và Kity đều là những người có nữ tính tốt đẹp, trung thành với trách nhiệm người vợ, người mẹ. Nhà văn ra sức ca ngợi những con người đã sinh ra và giữ gìn cuộc sống trên trái đất này.

Tuy nhiên, những nhân vật trên của Tônxtôi có đời sống tinh thần quá eo hẹp, họ không muốn bước chân ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, không đòi hỏi, lo lắng gì mọi quyền lợi khác, nhà văn cho rằng tâm tình mọi người đàn bà đứng đắn chỉ là "thờ chồng nuôi con", ông phủ nhận vai trò người đàn bà trong xã hội, mặc dầu vẫn giải quyết vấn đề gia đình với quan niệm nó là một bộ phận chính hợp thành xã hội.

Dù sao Anna Karênina vẫn là cuốn tiểu thuyết xã hội, không phải tiểu thuyết "gia đình" kiểu châu Âu.

2.5 Nghệ thuật Anna Karênina:

Tônxtôi tự nhận định Anna Karênina là cuốn "tiểu thuyết dài thực sự" đầu tiên mặc dầu nhân vật đông đúc, sự việc phức tạp, hai nhóm Karênin - Vrônxki - Anna và Lêvin - Kity tạo thành hai đường dây chính khác nhau, có vẻ riêng rẽ của cốt truyện, và các đường dây khác càng phức tạp hơn nhưng bố cục cuốn truyện vẫn chặt chẽ, rành mạch, cân xứng. Truyện dài nhưng không rườm rà, rất nhiều chương nhưng mỗi chương đều ngắn gọn, cô đúc; mỗi hình tượng đều có căn cứ bên trong, không tuỳ tiện; mỗi chi tiết đều dùng thể hiện chủ đề, mỗi phần hòa hợp theo cấu tứ thống nhất. Kết cấu truyện không xây dựng trên quan hệ bên trong của tư tưởng chủ đề. Về mặt này, Tônxtôi là nhà văn mạnh dạn đổi mới, ông chống lại mọi quy định cứng nhắc trước đây, mọi thói quen cũ kỹ chỉ được phép đưa ra một cặp nhân vật trai gái và một đường dây cốt truyện từ đầu đến cuối trong cách xây dựng truyện dài. Cuộc sống sinh động thực ra phong phú và phức tạp hơn nhiều so với công thức văn học để phản ánh cuộc sống được rộng rãi và đầy đủ hơn, Tônxtôi tìm ra cách viết tiểu thuyết mới, với cốt truyện có nhiều cặp nhân vật, dựa vào sự chằng chịt phức tạp của các đường dây tư tưởng, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, để phản ánh biện chứng mọi hiện tượng sinh hoạt và chặng đường phát triển của chúng. Tất nhiên, ở đây nhiều cách xây dựng cốt truyện khác cũng giúp ích vào việc gắn bó các đường dây thành một bố cục hoàn chỉnh, thống nhất: Lêvin quen anh trai Anna là Ôblônxki, Kity vợ của Lêvin lại là em gái Đônly, vợ Ôblônxki; Vrônxki từng cầu hôn Kity; Anna cũng lại quen Kity tại nhà chị dâu Đônly; cuối cùng Lêvin cũng đã gặp Vrônxki và Anna, v.v... tóm lại tất cả đều dần dần quy vào một mối. Những quen thuộc họ hàng, bè bạn đó như những nguyên tắc kiến trúc song song và đối nhau là điều đáng chú ý trong cách xây dựng truyện, tỏ rõ mối gắn bó "bên trong" khá chặt chẽ giữa các chủ đề riêng lẻ của cuốn truyện.

Tônxtôi chữa đi chữa lại tới bốn lần chương viết về sám hối để không còn sót lại chút dấu vết nào về sự đánh giá chủ quan của nhà văn với nhân vật. Ông nói, trong bất cứ cuốn truyện nào ông đều gắng để người đọc không sao biết được tác giả có đồng tình hay không với bất cứ nhân vật nào đó, chỉ có như vậy tác phẩm văn học mới gây được ấn tượng khách quan sâu sắc, có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Tônxtôi noi theo nguyên tắc này trong mọi cuốn truyện, chỉ trong số ít trường hợp là nhà văn viết những câu có ý nghĩa giáo dục trực tiếp hoặc có tính khái quát rộng rãi, sau khi miêu tả sự việc tỉ mỉ. Ông chỉ muốn kín đáo thể hiện tư tưởng bằng hình tượng thật cụ thể, thật khách quan, tất nhiên như thế hoàn toàn không có nghĩa ông thể hiện cuộc sống một cách lạnh nhạt, vô tình.

Để làm nổi bật các tính cách nhân vật có nhiều khía cạnh một cách khách quan, nhà văn thường dùng phép so sánh và đối chiếu.

Ông không vạch thẳng thói xấu Vrônxki mà đem vị hoàng thân nước ngoài ra đối chiếu để chỉ rõ thói xấu đó, ở nhiều chỗ khác phép so sánh còn kín đáo hơn. Tính vui vẻ yêu đời của Kity khác hẳn vẻ cằn cỗi buồn chán của Varenca, trái ngược với Lêvin là cả một loạt người đủ màu vẻ nào Ôblônxki thèm hưởng lạc, rồi Petrixki thích bừa bãi và bao người khác nữa, những kẻ sống trụy lạc ở thành phố, tất cả họp lại thành cái nền trên đó nổi bật phẩm chất đạo đức của Lêvin với lối sống lành mạnh, giản dị ở thôn quê.

Khi xây dựng nhân vật, ngòi bút thành thạo Tônxtôi biết chú ý tới những hình dáng bề ngoài, với thể xác cụ thể, cố định và cả vẻ tinh thần trừu tượng, thoáng qua, các chi tiết hình dáng bề ngoài không những giúp ta hình dung từng người từng người một, không hề lẫn lộn mà còn thể hiện hoàn cảnh sống, tính nết, tư tưởng, tình cảm với cả chặng đường diễn biến bên trong nhân vật. Cặp mắt màu xám và sáng long lanh, hơi u tối dưới hàng mi dày của Anna, đôi tai "sao mà lại to đến thế kia" của Karênin và thói quen bẻ khục ngón tay của ông, cái trán bắt đầu hói của Vrônxki... mỗi chi tiết đều gắn liền với nhân vật, cắt nghĩa tính cách nhân vật, đồng thời có giá trị riêng thể hiện tình cảm, thái độ của người có quan hệ với nhân vật đó. Con mắt nhận xét chăm chú và sắc sảo của nhà văn nhìn bao quát và thấu suốt mọi sự vật, từ việc lớn mà đôi mắt bình thường không hiểu nổi đến cái vụn vặt một người lơ đễnh thường bỏ qua, tất cả cái đó giúp nhà văn "trình bày" tâm hồn con người với mọi vẻ sâu sắc, cụ thể và bất ngờ nhất, bằng chất liệu nóng hổi lấy ngay từ cuộc sống thực.

Theo cốt truyện dần dần mở ra, nhà văn lần lượt giới thiệu cuộc đời đã qua của nhân vật, như các đoạn phim phục hiện, ông cũng thường tả sự phản ứng của người nọ với người kia khi cọ xát nhau.

Nhưng đặc điểm nổi bật và xuất sắc nhất của Tônxtôi trong việc xây dựng nhân vật là miêu tả tâm lý. Ông nghiên cứu rất kỹ và nắm chắc mọi quy luật phát triển tâm lý, một tư tưởng tình cảm của nhân vật bất ngờ nảy ra từ ấn tượng hoặc sự việc cụ thể nào đó được nhà văn dẫn dắt, gắn liền với kỷ niệm, ý nghĩ khác. Sợi dây chuyền liên tưởng này xe kết với nhau, quyện lại và biến thành tư tưởng, tình cảm khác mới hơn, sâu hơn, rồi lại trở về với xúc động, tâm tư ban đầu ở mức độ cao hơn, mạnh mẽ hơn và cứ thế nó tiếp tục thay đổi, chuyển hoá, phát triển không ngừng, lẫn lộn hư với thực, cảm giác với suy tưởng, hiện thực với ước vọng, quá khứ, hiện tại với tương lai... Một tâm trạng ổn định chỉ rất tương đối, nó chưa kịp giải quyết hết thắc mắc còn lại đã bắt đầu lo lắng tới băn khoăn mới nảy ra. Tài nghiên cứu con người của nhà văn không chỉ bó hẹp ở chỗ nêu lên kết quả hợp lý của một chặng đường diễn biến tâm lý, mà chính ở ngay trong từng bước trên suốt dọc đường diễn biến đó, với những nét biểu hiện tinh vi, sâu sắc, có khi chỉ thoáng qua mơ hồ mà không ngừng vận động phức tạp đối lập nhau và thống nhất với nhau, theo một tốc độ rất nhanh dưới các hình thức muôn hình muôn vẻ, chằng chịt lẫn nhau.

Sécnưsépxki đã gọi chủ nghĩa hiện thực tâm lý đó là "phép biện chứng về tâm hồn". Để phân tích đời sống bên trong, nhà văn luôn dùng đến độc thoại nội tâm và ông đã dùng ngay lời nói mang rõ nét riêng biệt của từng tính cách để viết nên những trang độc thoại nội tâm trộn không lẫn, chúng nói lên được trọn vẹn những phản ứng và vận động bên trong của từng trạng thái tâm lý, ở đây ông như nhà đạo diễn giấu mình kín đáo sau sân khấu, người xem không trông thấy nhưng vẫn cảm thấy bàn tay thành thạo, tinh tế của người điều khiển luôn có mặt cho nên với lối kể trực tiếp, cụ thể ngay chính câu chuyện và bề ngoài có vẻ khách quan đó, nhà văn chỉ cần thông qua những chi tiết nghệ thuật có vẻ rất phụ để chắc chắn và mạnh mẽ tỏ rõ thái độ với nhân vật, tỏ rõ lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức xã hội và khuynh hướng chính trị của ông.

Nhà văn tả phong cảnh ngoài trời cũng như đồ đạc trong nhà chính để thể hiện cảm xúc, tâm tư nhân vật được đầy đủ, nhiều vẻ hơn. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, cái biệt thự kiểu ý trước sau vẫn vậy nhưng tâm tình Vrônxki thay đổi thì vẻ đẹp của nó cũng thay đổi theo, trước mắt chàng nó đột nhiên trở nên bẩn thỉu, điêu tàn. Cơn bão tuyết trong đêm gặp gỡ giữa Anna và Vrônxki trên dọc đường xe lửa cũng là cơn giông tố đang nổi dậy trong cõi lòng vừa vui sướng vừa kinh hoàng của Anna. Nhà văn tả đồ vật rất ngắn nhưng tả phong cảnh khá kỹ, ông am hiểu và nhạy cảm trước sức sống thiên nhiên với nắng mưa, cây cỏ, súc vật, tiếng động, màu sắc, mùi vị phong phú. Mọi vẻ riêng đời sống bên ngoài đều không thoát khỏi giác quan tinh tế và sống lại trong truyện với sức mạnh, vẻ đẹp rất mới và thực, ông không tả phong cảnh theo kiểu duy mỹ vì ông cho cái đẹp của thế giới tự nhiên ở chỗ nó có thực và nhiều vẻ, ở sức sống mạnh mẽ, bồng bột của vạn vật. Ông tả cảnh gắn liền với người và không sợ tả mọi cảnh thực, kể cả những cảnh xấu, ông đứng trên miếng đất của người lao động để nhìn cảnh vật, không cần tô vẽ, làm cho cái đẹp, cái xấu có thực thành giả cho nên ông không ngại tả mùi hoa cúc với mùi phân đồng ruộng. Người lao động coi thiên nhiên là miếng đất đẻ ra mọi vui sướng và đau khổ thực sự, Tônxtôi suốt đời gắn bó với thiên nhiên, với lao động vì chúng mà tự hào và hạnh phúc, càng không thể nào giả dối.

Những súc vật trong truyện cũng rất sống, chúng cũng vui buồn, sợ hãi, mừng rỡ, suy nghĩ, đồng tình với chủ. Con chó Laxca nhìn các ông chủ đi săn như oán giận và thầm trách họ mãi nói chuyện đến nỗi bắn trượt, con bò Pava sinh con đẻ cái, con ngựa Lao xao nhận ra chủ đang lồng lộn bỗng dịu ngay xuống… ta có cảm tưởng như chúng chỉ thiếu có điều là không biết nói, nếu không chúng là người rồi. Động vật và thiên nhiên quả giữ vai trò đáng kể trong việc phản ánh sinh hoạt, nội tâm và quan hệ của nhân vật với chung quanh.

Văn Tônxtôi kỵ nhất những chữ văn hoa, mòn sáo, khó hiểu, ông gắng viết thật giản dị, rõ ràng, không phải chỉ để người cùng sống trong giới quý tộc thưởng thức, mà cho hàng chục triệu người bình dân xem và hiểu. Ông cho những chữ thường dùng là những chữ khó dùng nhất vì nó sáng sủa, cụ thể, hay dở hoặc sai đúng ai nấy đều phân biệt được ngay, chứ không mơ hồ, rắc rối như những danh từ trừu tượng. Khi tả xã hội thượng lưu, văn ông thường đượm vẻ châm biếm với cách dùng lời ăn tiếng nói diêm dúa, kiểu cách, lai căng của họ và làm cho tầm thường đi những chữ mà họ coi là đẹp đẽ, thiêng liêng. Để chống lại hẳn lối văn bay bướm, ông dùng lối văn nhiều khi gồ ghề, thô mộc, nó đập rất mạnh vào trí tưởng tượng của người đọc đã bị hư hỏng vì thị hiếu văn chương "lãng mạn" dễ dãi. Ông thích dùng cú pháp có sức chứng minh, thuyết phục, nên câu văn đôi lúc trúc trắc, rườm rà, cái ông cần chính là sức mạnh và ý nghĩa, phải như cái chuông, rung và vang trong mỗi chữ, mỗi câu. Văn Tônxtôi còn có một đòi hỏi nữa rất quan trọng là phải mới, phải lạ, phải gây được những tác động đột ngột, vì ông cho "một nghệ sĩ chân chính phải nhìn thế giới bằng đôi mắt mới mẻ" và "lý tưởng chung phải được diễn đạt một cách mới mẻ và bất ngờ". Ông tìm cái đẹp giản dị, thô mộc và mới lạ đó không phải trong sách vở hoặc trong phòng khách quý phái mà trong lời nói rất giàu hình ảnh của nông dân, đây không phải là chuyện "hình thức", mà là nội dung cụ thể của những quan điểm triết học và xã hội được thể hiện vào trong nghệ thuật.

Những đối thoại nhân vật cũng không bao giờ chỉ là cuộc trò chuyện, trao đổi ý kiến mà thôi, nó thay thế nhiều trang miêu tả tâm lý, đồng thời nói lên quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các tính cách, trên trình độ kịch tính khá cao, ý nghĩa xã hội và tác dụng nhận thức các vấn đề lớn do cuốn truyện đặt ra chỉ biểu hiện bằng đặc điểm nghệ thuật riêng biệt như trên. Thời đại rối loạn đó được phản ánh rộng rãi và sâu sắc vào trong Anna Karênina đầy đủ như một bộ "bách khoa toàn thư về đời sống Nga", do tác giả đã phân tích tâm lý tinh vi khi miêu tả toàn diện con người, với tiếng nói văn học rung cảm và bằng bố cục mạch lạc.

Anna Karênina làm dấy lên cuộc đấu tranh chính trị và văn học khá gay gắt, giới phê bình phản động muốn dùng cuốn truyện để đạt mục đích riêng bỉ ổi, họ bóp méo cuốn truyện, cho rằng Tônxtôi ca ngợi xã hội quý tộc, là cuốn truyện xây dựng trên nền móng tiếp thu "di sản truyền thống văn hoá", họ hết lời khen những trang tả cảnh sinh hoạt gia đình Tsécbatxki. Từ cuốn truyện, họ rút ra nhận xét vu khống là đặc tính cố hữu của đàn bà là phục tùng, họ chống lại những người đòi giải phóng phụ nữ, cho những người này "bẻ quẹo thiện tính đàn bà", vì "đàn bà nói chung không thích chống đối". Những lý lẽ phản động đó hòng xoá bỏ hoặc ít nhất hạ thấp phần phản kháng trong nhân vật Anna, họ cho rằng nàng chỉ là loại đàn bà sống bằng tình cảm, họ rất sợ so sánh tác phẩm với cuộc sống thực tế của thời đại nên cố ý lờ đi mọi vấn đề xã hội trọng yếu hàng đầu được nhà văn nêu lên và biến cuốn truyện thành cuốn sử đời tư cá nhân.

Mặt khác, những nhà phê bình thuộc phe tự do lại cho là Tônxtôi "ca tụng đời sống vì đời sống mà không có lý tưởng cao siêu gì", họ chê cuốn truyện tầm thường, không có ý nghĩa xã hội và nội dung chính chỉ là tả tình yêu. Đây là ý đò hòng đánh lạc hướng người đọc, tất nhiên, họ thừa biết cuốn truyện có đầy đủ ý nghĩa xã hội và ý nghĩa chống đối cả quý tộc lẫn tư sản và rất căm giận nhà văn.

Nhiều nhà văn tiến bộ hoặc có tình cảm tốt cũng không hiểu Tônxtôi, những nhà phê bình thuộc phe dân tuý chê trách ông, cho cuốn truyện là đáng ghét, là "nghệ thuật phòng khách", là "sử thi của phong cách quý tộc kiểu mới", là "nội dung rỗng tuếch", Tuốchênép cũng hết lời chê bai, cho cuốn truyện buồn chán, sặc mùi cũ rích, mùi gái già, cả mùi chủ nghĩa Xlav lẫn chủ nghĩa quý tộc và các thứ mùi vị khác đại loại như vậy! Nhecraxốp thì làm thơ chế giễu vì không nhìn thấy sự vạch mặt xã hội thượng lưu trong cuốn truyện. Xantucốp Sedrin lo "phe bảo thủ đang đắc chí" sẽ dùng cuốn truyện làm "lá cờ chính trị". Nỗi lo ngại sau thành sự thực và các phe phái phản động quả đã lợi dụng nó "phất cờ chính trị". Còn nhiều nhà phê bình khác cũng bóp méo hoặc chê bai cuốn truyện. Qua Anna, họ cho "bản tính loài người là vô cùng gian ác", là "hàng ngàn năm nay con người chưa gạt bỏ được thú tính". Họ không đả động gì đến những nét xã hội trong tấn bi kịch cuộc đời Anna mà chỉ bàn các điểm kích thích sinh vật học, họ cho Anna, Vrônxki, Karênin chỉ tự mình làm tội mình, hoàn toàn không phải lỗi ở hoàn cảnh xã hội. Họ không tin ở sức mạnh lý trí của con người, cho không thể hiểu nổi "sự bí mật hoàn cảnh cuộc sống" và khuyên nên đi tìm lối thoát ở tôn giáo thần bí, nói chung những nhà phê bình của những năm 1870 đều không đánh giá đúng tác phẩm. Đó chỉ là nhận xét nông nổi, hẹp hòi. Đó là chưa kể người Mỹ, người ta bỏ bớt những chương viết về các vấn đề xã hội, đem in thành cuốn tiểu thuyết Lịch sử diễm tình tay ba" rẻ tiền! Chỉ dưới ánh sáng mỹ học Mác - Lênin, cuối cùng tác phẩm mới được trả lại đúng chỗ đứng xứng đáng.

Tônxtôi viết: "Mục đích nghệ sĩ không phải là giải quyết hoàn toàn đúng đắn một vấn đề đặt ra, mà chỉ bắt buộc người đọc yêu cuộc sống dưới mọi hình thái, mà những hình thái này lại vô tận. Nếu người ta bảo tôi cần viết cuốn tiểu thuyết chứng minh những tư tưởng xã hội của tôi là đúng, tôi sẽ không chịu bỏ phí hai giờ để viết quyển truyện như vậy; nhưng nếu người ta bảo cái tôi viết ra sau hai mươi năm sẽ được những người hiện giờ còn là trẻ con đọc, họ sẽ vừa khóc vừa cười trong khi đọc, và quyển truyện sẽ làm họ yêu mến cuộc sống thì tôi sẽ hiến tất cả cuộc đời và sức lực trí tuệ để làm việc đó". Câu này bộc lộ rõ chỗ yếu và chỗ mạnh của nhà nghệ sĩ kiêm nhà tư tưởng Tônxtôi.

Trong Anna Karênina, ông đã nghiêm khắc lên án lối sống ăn bám, áp bức nhân dân và có nhiều suy nghĩ sâu sắc về số phận dân tộc Nga nhưng ông không đủ sức chỉ ra hướng đúng đắn giải quyết những vấn đề to lớn đặt ra trong cuốn truyện và trong cuộc sống ở thời đại đó. Ông đã giải phóng cho Anna khỏi cuộc sống giả dối, tù túng nhưng rồi lại đưa nàng vào cõi chết. Bước đường tư tưởng nhân đạo của Lêvin cuối cùng lại chui vào chủ nghĩa duy thiện thần bí và phản động. Đúng như V.I. Lênin nhận xét: "Những mâu thuẫn trong tư tưởng của Tônxtôi là một tấm gương thực sự phản chiếu những điều kiện mâu thuẫn trong đó đã diễn ra sự hoạt động lịch sử của nông dân trong quá trình cuộc cách mạng của chúng ta... Mô tả thời kỳ lịch sử đó trong đời sống ở Nga, L. Tônxtôi đã biết đề ra trong các tác phẩm của mình biết bao vấn đề to lớn, ông đã có thể đạt tới một nghệ thuật khá mạnh mẽ khiến những tác phẩm của ông đã chiếm hàng đầu trong văn học thế giới... Trong di sản của nhà nghệ sĩ thiên tài đó để lại, có cái không chìm vào dĩ vãng, có cái thuộc về tương lai".

3. Tác phẩm  Phục sinh:

Tiểu thuyết "Phục sinh" Tác phẩm vĩ đại cuối đời nhà văn, là bản án gay gắt nhất đối với chế độ chuyên chế Nga Hoàng.

3.1. Hoàn cảnh và quá trình viết tiểu thuyết:

Tiểu thuyết Phục sinh là tác phẩm vĩ đại nhất của Tônxtôi trong sáng tác cuối đời, lúc này ông đã chuyển hẳn sang lập trường nông dân gia trưởng. Phục sinh là tổng kết bước đường phát triển tư tưởng nghệ thuật của Tônxtôi, tổng kết con đường tìm tòi lý tưởng gian khổ của nhiều nhân vật ưu tú từ Nicôlenca Iếchtênép qua Pie Bêdukhôp đến Lêvin. Đó là bản án danh thép tố cáo toàn bộ xã hội và thiết chế nhà nước Nga đương thời, từ trang đầu đến trang cuối vang lên giọng nói phẩn nộ của tác giả. 

L.Tônxtôi viết tiểu thuyết Phục sinh khi trong gia đình ông con cái đã lớn, đời sống phức tạp của xã hội tác động vào gia đình, Tônxtôi cảm thấy bất lực về việc thực hiện hoài bão của mình, trong khi uy danh của ông lừng lẫy trên thế giới. Phục sinh được viết trong 11 năm, chia làm ba lần không liên tục: 1889-1890, 1895-1896, 1898-1899. Hạt nhân ban đầu của tác phẩm là một câu chuyện có thật ở toà án do A.P.Kôni, biện lý toà án vùng Pêtécbua, bạn Tônxtôi kể cho tác giả nghe. Ban đầu Tônxtôi khuyên bạn viết thành truyện, Kôni không viết được, Tônxtôi đề nghị ông nhường cốt truyện đó lại cho mình. Năm 1895 Phục sinh vẫn chỉ tả lại câu chuyện Nhêkhơliuđốp và Maxlôva cưới nhau ở Xibêiri và trốn ra nước ngoài. Năm 1898, Tônxtôi mở rộng quy mô phản ánh của tác phẩm, thay đổi kết cục số phận hai nhân vật chính như hiện nay, tác phẩm hoàn thành bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ có 25 trong số 129 chương không bị xuyên tạc, phần ba bị thay đổi nhiều hơn cả. Năm 1899, tác phẩm được in trên tạp chí Niva, năm 1990 mới in thành sách. Năm 1933 tác phẩm mới được khôi phục đúng theo bản thảo cuối cùng.

Lúc đầu L.Tônxtôi có ý định cho nhân vật thanh niên (trong tác phẩm là Nhêkhơliuđốp) bị lỗi lầm, quyết tâm chuộc tội và là người theo học thuyết của ông. Qua quá trình suy nghĩ L.Tônxtôi đã thay đổi cách xử lý đề tài, ông quan niệm đời sống nông dân là "mục tiêu”, cái “chính diện”, là ánh sáng và “phục sinh cũng phải xuất phát từ đó”. Hình tượng Kachiusa Maxlôva trở thành trung tâm của tiểu thuyết.

3.2.Cốt truyện:

Maxlôva, vốn là con hoang của một người hầu phòng, mẹ mất từ bé. Được hai bà cô của chàng sinh viên quí tộc Nhêkhơliuđốp (nuôi dưỡng: Vừa là con nuôi, vừa là người giúp việc trại ấp). Mùa nghỉ hè, chàng sinh viên Nhêkhơliuđốp về thăm 2 bà cô, gặp Maxlôva, cô gái 16 tuổi đang dậy thì, duyên dáng, tràn trề sức sống. Trở thành đôi bạn tâm tình thân thiết. Ba năm sau, chàng sĩ quan Nhêkhơliuđốp sắp đi xa, ghé về thăm hai bà cô. Không còn là cậu sinh viên trong trắng mơ mộng trước đây, chàng nửa quyến rũ nửa như cưỡng dâm cô thiếu nữ Maxlôva. Bỏ lại 100 rúp, anh ta ra đi. Hai bà cô đuổi cô gái mang thai vào nơi gió bụi. Con chết, nàng sa vào nhà chứa gái. Bảy năm trời sa đọa, Maxlôva nghiện rượu, thuốc và bệnh tật... Xảy ra vụ đầu độc một gã phú thương, nàng bị tố giác và ra tòa. Bất ngờ gặp lại Nhêkhơliuđốp ngồi ghế thẩm phán. Mặc dù không thể xác định nàng là thủ phạm, nàng vẫn bị kết án 4 năm khổ sai đày đi Sibêria. Nhận ra người tình đáng thương ngày xưa, Nhêkhơliuđốp cho rằng tình cảnh đau khổ và tội lỗi của nàng chính là do mình gây ra; ăn năn hối hận, tìm cách chuộc tội. Chàng quyết tâm tìm mọi cách xin ân xá cho Maxlôva. Chàng hứa với Maxlôva sẽ cưới nàng để chuộc lại lỗi lầm xưa.

 Nhêkhơliuđốp nhìn rõ chế độ nhà tù và tòa án bất nhân, tàn nhẫn và nhìn thẳng vào sự sa đọa của mình. Quyết tâm " phục sinh ", tự cải tạo. Có cơ hội hiểu rõ số phận bất hạnh của bao nhiêu người bình dân trong xã hội. Đặc biệt chàng tiếp xúc với những người tù chính trị và cảm phục họ là những con người kỳ diệu, người con ưu tú của thời đại.

Maxlôva sống gần gũi với những người ưu tú ấy, được họ giáo dục và có sự thông cảm sâu sắc. Nàng từ chối lời cầu hôn của Nhêkhơliuđốp vì biết rằng đó chỉ là sự chuộc tội, không còn là tình yêu đẹp đẽ chân chính. Nhưng nàng cũng nghe lời khuyên của anh, quyết tâm bỏ nghiện ngập, để "phục sinh" theo một con đường mới.

3.3.Giá trị tác phẩm:

Trong tác phẩm mình, Tônxtôi đã “chỉ trích thẳng tay chế độ tư sản, tố cáo những hành vi bạo ngược của chính phủ, tố cáo các trò hề của công lý và của hành chánh Nhà nước, vạch trần hết tính chất sâu sắc của các mâu thuẫn giữa tình trạng của cải ngày càng tăng thêm, văn minh đạt nhiều kết quả và tình trạng cùng khổ đau thương, man rợ của quần chúng lao động ngày càng tăng thêm. Ngòi bút sắc sảo của nhà văn thiên tài “đã xé toang tất cả và bất cứ thứ mặt nạ” giả dối nào của Nhà nước, Giáo hội, của toàn bộ trật tự xã hội đương thời.

Thông qua câu chuyện, tác giả đã phản ánh rộng rãi cả nước Nga của địa chủ và nước Nga của nông dân. Qua nhận thức của Nhêkhơliuđốp, Tônxtôi vạch rõ tính chất giai cấp của các cơ quan chính quyền Nhà nước trong xã hội Nga lúc đó, dưới ngòi bút của Tônxtôi tòa án chỉ là một trò hề, Nhêkhơliuđốp nói: “ Tôi coi bất cứ tòa án nào không những là vô ích mà còn vô luân”.Trong cuộc tranh luận với Ragôginxki, Nhêkhơliuđốp

Nói: “ Theo tôi, công lý chỉ là một công cụ hành chính nhằm ủng hộ một trật tự sự vật có lợi cho giai cấp chúng ta”. Miêu tả mọt cách châm biếm tòa án tỉnh, Tônxtôi đã vạch trần bộ mặt của bọn người xấu xa khoác áo quan tòa, càm cán cân công lý. Công việc duy nhất mà bọn này chú ý khi ngồi ở tòa án là những bận bịu riêng tư của chúng. Viên chánh án chỉ lo phiên tòa kéo dài lỡ mất giờ hẹn với nhân tình. Viên dự thẩm thứ nhất thì đang lo vợ cắt cơm sáng vì hai vợ chồng đang cải nhau một cách kịch liệt. Viên dự thẩm thứ hai nhăn nhó vì đau dạ dày. Viên phó biện lý thì vờ vừa ghi ghi, chép chép và thích phô tài hùng biện sáo rỗng. Còn luật sư bào chửa cho bị cáo thì “ ngượng ngập đọc bản bào chửa cho Maxlôva như đánh vần”. các bồi thẩm tranh nhau kháo vặt đến mệt mỏi rồi cuối cùng biểu quyết một cách vội vã, lập biên bản hồ đồ, cẩu thả. Kết quả là bao người vô tội bị kết án oan uổng, các cơ quan xét xử cấp trên cũng không hơn gì, chỉ máy móc duyệt y bản án của tòa cấp dưới. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ “ Chiếc bàn trước mặt các nguyên lão nghị viện ngồi xét xử không phủ dạ xanh lá cây mà phủ nhung đỏ”.

            Tônxtôi đã phơi bày cảnh sống ở các nhà tù, cảnh đi đày và tình trạng các tù nhân. Krixmút, tên tướng giám ngục Pêtơrôpáplốpxcaia chỉ nghĩ cách “bí mật giam giữ các nam nữ chính trị phạm trong các hầm cá nhân và đối xử với họ sao cho trong vòng mười năm đã tiêu diệt được một nửa, khiến họ hoặc loạn óc hoặc chết vì lao nếu như không tự sát …”. Đối với y “mọi cái trên đời này đều có thể thay đổi, trừ mệnh lệnh của cấp trên”. Tônxtôi còn ghi lại cảnh đoàn tù khổ sai đi đày, có những người chết vì say nắng, có những người phụ nữ đẻ rơi ở dọc đường chân còn mang nặng xiềng xích.

            Bộ mặt giới quan lại cao cấp  cuả thủ đô mà Nhêkhơliuđốp có dịp va chạm cũng rất ghê tởm, con đường danh vọng của bọn này phần nhiều ám muội, có khi đẫm máu. Đó là tên phó tổng đốc Maxlennicốp lấy được vợ giàu, bị vợ đùa giỡn như đùa thú nuôi trong nhà, thấy quan trên để ý thì “ có dáng như con cún được chủ vuốt ve, xoay tròn quanh mình mà không biết làm gì”. Bá tước cựu Bộ trưởng Mikhailôvích thì sống phè phỡn, suốt đời lấy ăn ngon mặc đẹp làm lẽ sống, khéo nịnh hót các ông lẫn các bà trong giới thượng lưu nên thăng quan tiến chức vùn vụt. Nguyên lão nghị viện Vônphơ lịch thiệp một cách giả dối, Tim mọi cách bòn rút của cải của vợ và chị vợ, phải từ bỏ đứa con trai hư hỏng nhưng vẫn tự phụ là đã “tổ chức gia đình êm đẹp nhất thế giới”. Y cho rằng trung thực không có nghĩa là không ăn hối lộ ngầm, y coi rằng đàn áp những người yêu nước Balan là trung quân ái quốc.  Nhêkhơliuđốp thấy rõ cảnh sống xa hoa của nhà Koócsaghin, thói ghê sợ lao động của bà dì mình cùng những buổi thuyết giáo vô bổ về sự chuộc tội của bọn người thượng lưu trái ngược với bao cảnh sống đau khổ của tù nhân và người nông dân. Chàng cho rằng tất cả bọn chúng “thiếu mất đức tính chủ yếu của con người là tình yêu và lòng thương đối với đồng loại mình”. Chàng cảm thấy đau khổ vì “toàn thể bọn quan tòa và quan lại đó từ viên cảnh sát đến ngài bộ trưởng đều không đụng chạm gì đến công lý hoặc phúc lợi của nhân dân là những điều họ thường nhắc đến. tất cả bọn chúng đều chỉ cần đếm những đồng rúp mà người ta trả cho chúng và chúng đã làm tất cả mọi việc đẻ ra sự ghê tởm và đau khổ.” Trên đường đi Xibêri cùng với Maxlôva chàng nghĩ bụng: “người ta nói rằng Bugasốp và Rađin là đáng sợ  nhưng bọn chúng càng đáng sợ gấp trăm lần”, bởi lòng chúng đã khô cạn hết mọi tình cảm kể cả lòng thương hại.

            Nhà tù xiềng xích thể xác, nhà thờ xiềng xích tâm hồn,  lão cố đạo đã từng làm lễ ở nhà tù hàng mấy chục năm để kiếm miếng ăn sung sướng cho gia đình nhưng vẫn “rất phấn khởi thấy tuy đã có tuổi nhưng vẫn còn có thể làm việc vì lợi ích của Giáo hội và Tổ quốc…”

            Khung cảnh nông thôn Nga cũng vô cùng ảm đạm, nghèo nàn và thiếu thồn ngự trị trong các trại ấp của

Nhêkhơliuđốp, nhiều gia đình thiếu lúa, đói ăn, ở trong những căn nhà dột nát, ọp ẹp lúc nào cũng nơm nớp lo nó đổ sụp lên đầu. Nhêkhơliuđốp đã tận mắt thấy bửa ăn nghèo khó  của nông dân và nghe một ông già nói: “Vâng, cuộc đời chúng tôi tồi tệ quá”. Khi chàng hỏi mấy em bé xem ai là người nghèo khổ nhất trong trại thì các em nêu tên ngay mấy nhà mà các em tranh cải mãi vẫn không biết nhà nào nghèo hơn.

            Đoạn tuyệt kiên quyết với những quan điểm quý tộc, Tônxtôi đã kịch liệt phê phán chế độ đương thời về các mặt Nhà nước, Giáo hội, xã hội và kinh tế dựa trên sự nô dịch của quần chúng, trên sự phá sản của nông dân, trên bạo lực và giả nhân giả nghĩa, trong lời phê phán của ông vang lên tiếng nói phẩn nộ của nông dân.

            Nhêkhơliuđốp lớn lên trong xã hội đầy rẫy những xấu xa, xã hội thượng lưu đàng điếm và cảnh sống trụy lạc trong đám sĩ quan của quân đội Nga hoàng đã làm hư hỏng chàng thanh niên sinh viên trong trắng xưa kia, con người súc vật đã thắng con người tinh thần trong Nhêkhơliuđốp. chàng dần dần rơi vào tình trạng ích kỷ điên cuồng, chàng đã quyến rũ và làm hại đời cô gái ngây thơ Maxlôva, chàng có hơi hối hận song lại tự an ủi “luôn luôn là như vậy, tất cả là như vậy”. Senbốc bạn cháng, bác Grisa cha chàng chẳng đã từng làm như thế đó sao! Thời gian đã làm chai sạn lương tâm chàng khiến chàng chẳng nghĩ đến chuyện đó nữa.

            Giờ đây, gặp lại Maxlôva, kẻ trên ghế quan tòa, người dưới ghế bị cáo, ý nghĩ đầu tiên của chàng là tìm mọi cách che dấu tội lỗi của mình, chàng có cảm giác như người đi săn đứng trước con chim mình bắn bị thương đang rẫy rụa, vừa luyến tiếc, vừa ghê tởm vừa thương hại muốn giết ngay nó đi cho xong chuyện và quên nó đi. Nhưng sự hối hận đã dày vò lương tâm chàng, biết mình là kẻ đầu tiên đẩy Maxlôva vào con đường tội lỗi, chàng bỏ dỡ phiên tòa ra về, suốt ngày âm thầm xao xuyến. chàng đến nhà Mitxi, người yêu chàng như thường lệ nhưng vẫn không quên được tội lỗi “xấu hổ và đê tiện, đê tiện và xấu hổ”, chàng quyết định chuộc lại lỗi lầm xưa, cuộc gặp gỡ bất ngờ Maxlôva đã gây nên một chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn, chàng nhìn lại cả quãng đời đã qua của mình, thấy rõ bộ mặt bỉ ổi của cả tầng lớp mình, chàng quyết định lo liệu vụ án và cưới nàng để chuộc lại lỗi lầm. Tiếp xúc với tòa án các cấp, tháy rõ bộ mặt bỉ ổi của bọn quan lại, chàng ghê tởm chúng và lên án tất cả cái xã hội bất công đó. Chàng quyết định phục sinh  cuộc đời mình theo con đường khác con đường tội lỗi chàng đã đi.

            Về nông thôn thu xếp công việc để theo Maxlôva đi đày, chàng càng thấy rõ sự cách biệt cuộc sống của bọn quan lại và nông dân, chàng thấy rõ nguyên nhân của sự đau khổ là ở chỗ bọn địa chủ đã đoạt mất ruộng đất, nguồn sinh sống duy nhất của nông dân. Nhêkhơliuđốp hổ thẹn về việc mình đã tuyên bố cấp hẵn một phần ruộng đất cho nông dân trước đây bởi họ không có quyền sử dụng. Nhêkhơliuđốp muốn làm một cuộc cách mạng hòa bình, chủ trương không dùng bạo lực chống lại điều ác thể hiện trong thái độ của chàng khi tiếp xúc với những người cách mạng trên đường đi Xibêri, lúc đầu chàng ghét họ nhưng giờ đây chàng cảm mến họ và xóa hết mọi ác cảm trước đây. Trong phần cuối truyện, Nhêkhơliuđốp không còn là người phản đối chống lại điều ác trong xã hội mà lại là người đắm chìm trong triết lý tụ tu thiện tinh thần và vị tha chung chung theo kiểu kinh thánh, chàng hô hào hãy tha thứ  cho tất cả, tự tu thiện tinh thần, không dùng bạo lực. Lênin đánh giá: “ Tônxtôi làm cho người ta phải buồn cười khi ông muốn làm nhà tiên tri tìm ra những phương thuốc mới để cứu vớt nhân loại”.

3.4 Hình tượng Maxlôva với chủ đề phục sinh :

+ Đề tài về tính tự kiêu, độc lập của những cô gái điếm đã được Tônxtôi chú ý từ lâu. Khi phân tích tình trạng đạo đức của những kẻ sống "dưới đáy" ở Mátxcơva, L.Tônxtôi đã nhìn thấy một nét chung: những con người này coi hoàn cảnh của họ là bình thường, thậm chí còn đáng tôn trọng. Trường hợp Maxlôva trong Phục sinh cũng như vậy, Nhêkhơliuđốp muốn cứu Kachiusa, nhưng Maxlôva cho tình trạng của mình là bình thường. Tính tự tin ban đầu, sự hãnh diện của nàng là một phát hiện của L.Tônxtôi về tính chất giả dối của thiết chế xã hội Nga thời bấy giờ.

           + Trong tương quan giữa Maxlôva và Nhêkhơliuđốp, Maxlôva cao hơn Nhêkhơliuđốp về mặt phẩm giá, nàng từng đón xe lửa tìm gặp Nhêkhơliuđốp mong lập lại cuộc đời, sau cuộc gặp gỡ hụt đó, nàng không tin vào cái thiện nữa. Xung quanh nàng đầy rẫy bịp bợm và dối trá, đàn bà thì bóc lột nàng, đàn ông thì xem  nàng là vật mua vui, gặp lại Nhêkhơliuđốp, nãng cũng xem chàng như một nhà quý tộc có cái túi dày cộm tiền. Bởi vì bản chất của cô không phải là sự sa đọa, mà sự xấu xa này thuộc về thế giới bên kia, thế giới của Nhêkhơliuđốp (sự sa ngã của Maxlôva do Nhêkhơliuđốp gây nên). Cô không yêu Nhêkhơliuđốp vì cô mạnh hơn Nhêkhơliuđốp. Vì vậy, trong quan hệ này Maxlôva càng trong sạch hơn. Chính nhờ sự trong sạch trong tình yêu và tầm cao về phẩm giá của Maxlôva mà thế giới của Nhêkhơliuđốp được soi sáng. Nhêkhơliuđốp cảm thấy ghê tởm với sự sa đọa của giai cấp mình, thế giới của những con người trống rỗng, coi rẻ phẩm giá con người. 

            + Tuy biết mình không bao giờ tha thứ cho Nhêkhơliuđốp nhưng trước thái độ thành thật của chàng, nàng chừa rượu, bỏ hút thuốc lá và khi sang làm y tá ở nhà tù, nàng đã bỏ dần thói lẵng lơ. Nàng từ chối không lấy Nhêkhơliuđốp vì biết rằng “việc cưới nàng sẽ làm cho chàng khổ sở, nàng biết chàng yêu lại mình vì hối hận nhiều hơn yêu thương”. Maxlôva khi đoạn tuyệt với cuộc đời cũ, tiếp xúc với những tù nhân chính trị bị chế độ Nga hoàng lưu đày, cô trở nên thơ mộng, ngày càng hoàn thiện. Rõ ràng, tình yêu, cuộc sống lành mạnh đã làm sống lại cuộc đời của Maxlôva (chứ không phải tôn giáo của Nhêkhơliuđốp). “Phục sinh” của Maxlôva là phục sinh của phẩm giá, của tình yêu, do đó nó mang tính chất đạo đức. Nàng quên đi quá khứ của mình, tha thứ cho Nhêkhơliuđốp là để trở về bản chất vốn có của mình. Đây là một phát hiện mang tính  nhân văn sâu sắc của L. Tônxtôi.

 Phục sinh đã vạch trần và lên án cái ác một cách quyết liệt cùng với hiện thực đen tối trong đời sống nhân dân lao động, đó là ý nghĩa lớn lao của tác phẩm, tuy nhiên nhà văn đưa ra những giải pháp sai lầm đối với xã hội Nga hoàng, thực ra đó là sự bế tắc. Nhân vật Nhêkhơliuđốp cuối cùng không thiết tha đấu tranh nữa, chàng chìm đắm vào lối sống của tín đồ " thuyết tu thiện" làm vị cha chung của một quí tộc - nông dân và "thuyết việc nhỏ ".

 

TOÅNG KEÁT VEÀ L.TOÂNXTOÂI

L.Tônxtôi trở thành nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng trong giai đoạn nước Nga đang biến chuyển dữ dội (1861-1905). Đó là thời đại chế độ nông nô chuyên chế đang sụp đổ, kinh tế tư bản đang phát triển mạnh, đó là thời đại cách mạng tư sản nông dân. Sáng tác của L. Tônxtôi phản ánh giai đoạn lịch sử này, vì thế sáng tác của ông là: “Tấm gương phản ánh cách mạng Nga" (V.Lênin). “Tônxtôi vĩ đại là ở chổ ông đã thể hiện những tư tưởng và tâm trạng đã hình thành trong hành triệu nông dân Nga khi bắt đầu cuộc cách mạng tư sản Nga. Tônxtôi độc đáo vì toàn bộ các quan điểm của ông, nhìn chung diễn đạt đúng các đặc điểm của cuộc cách mạng”của chúng ta về phương diện là cuộc cách mạng tư sản nông dân” (V.Lênin), những mặt yếu trong tư tưởng Tônxtôi cùng với học thuyết không tưởng của ông cũng thể hiện tính chất tiêu cực của nông dân Nga thế kỷ XIX.

         Trong di sản đồ sộ, quý báu của Tônxtôi “có cái không chìm vào dĩ vãng mà thuộc về tương lai". Lênin đã đánh giá cao toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tônxtôi, ông đã biết đặt ra trong tác phẩm mình những vấn đề lớn lao của xã hội khiến tác phẩm ông chiếm một trong những vị trí hàng đầu của nền văn học thế giới, ông đã tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn học Nga và thế giới, đã trở thành bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà văn “Tônxtôi là cả một viện hàn lâm đối với mỗi nhà văn” (Sê Khốp)

 

 

 

Câu hỏi ôn tập:

 

            1.Nghệ thật tiểu thuyết sử thi của “Chiến tranh và hoà bình”.Gợi ý cho SV chuẩn bị thảo luận những điểm sau:

            a/ Phân biệt tiểu thuyết sử thi với anh hùng ca cổ đại. Muốn vậy phải thấy rõ cơ sở của sự hoà nhập giữa tiểu thuyết với anh hùng ca để hình thành thể loại mới này, đó là:

            - Điều kiện lịch sử-xã hội cụ thể: Khi vận mệnh của cả cộng đồng lớn (dân tộc, chủng tộc, giai cấp… )bị đe doạ, ý thức về cộng đồng trỗi dậy ở mỗi thành viên. Ví dụ như: chiến tranh xãy ra, cách mạng bùng nổ …

          - Đề tài, bối cảnh và phạm vi bao quát hiện thực của tác phẩm có quy mô và ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc đối với cộng đồng.

            - Sự trỗi dậy của tính cộng đồng trong ý thức và hành động của các nhân vật – cá nhân trong điều kiện cá tính (tức ý thức về cá nhân) đã hình thành và được khẳng định.

            - Ý thức và ý chí, sức mạnh của cộng đồng không chỉ được biểu hiện tập trung  ở độ cao chất lượng qua những phẩm chất tinh thần của những đại biểu ưu tú mà còn ở cả chiều sâu tâm lý và chiều rộng số lượng tham gia vào các biến cố, sự kiện của các thành viên cộng đồng khác nữa.

            Khi viết về “Chiến tranh và hoà bình”, Tônxtôi đã bỏ nhiều công sức tìm ra một thể loại thích hợp với nội dung và tính chất của bộ tiểu thuyết. Ông đã nhấn mạnh rằng đây không phải là tiểu thuyết cũng không phải là anh hùng ca hay sử biên niên. Vì vậy về phương diện thể loại “Chiến tranh và hoà bình”là kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo độc đáo của Tônxtôi dựa trên cơ sở những gì mà thực tế cuộc sống đã chuẩn bị và gợi mở.

            2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của L.Tônxtôi: Một trong những nét nỗi bật của chủ nghĩa hiện thực văn học thế kỷ XIX là đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật trong đó mô tả tâm lý được đặc biệt quan tâm. Tônxtôi là nhà văn được suy tôn là bậc thầy về mô tả tâm lý.

Khi hướng dẫn thảo luận, Giảng viên cần gợi ý cho sinh viên chuẩn bị trước những điểm cụ thể sau đây, nhất là tìm các ví dụ lấy trong tác phẩm để minh hoạ:

- Phản ánh sự kiện, biến cố, hành động … qua diễn biến tâm lý của nhân vật (ví dụ).

- Ông chú trọng đến quá trình diễn biến tâm lý nhân vật, không mô tả chúng trong trạng thái tĩnh mà là trong trạnh thái động.(Ví dụ).

- Quá trình đó diễn ra theo một lôgích chặt chẽ, hợp lý trong quá trình tiếp nhận những hiện tượng, sự việc bên ngoài của chủ thể theo quy luật của sự nảy sinh tình cảm từ những tình huống, những ấn tượng cụ thể để rồi theo sức mạnh của những liên tưởng, những hồi ức lại nảy sinh ra những tình cảm khác … Sécnưsepxki gọi sự diễn biến có tính quy luật đó là “Phép biện chứng tâm hồn”. Có thể lấy nhiều ví dụ trong tác phẩm để thấy rõ điều này: Tâm trạng của Anđrây trước và sau trận Auxteclích, trước trận Bôrôdinô hoặc lúc hấp hối, tâm trạng của Pie trong và sau trận Bôrôdinô …có thể nói với tài năng kiệt xuất của mình Tônxtôi đã phát triển nghệ thuật mô tả tâm lý lên tầm câo thời đại.

3.Thuyết trình và thảo luận một trong những vấn đề thi pháp tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình”.

            4. Thuyết trình và thảo luận hình tượng người phụ nữ trong Anna Karênina, Phục sinh của Tônxtôi.

 

        

                                

 

 

 

 

 

 

 

 

 ANTÔN  PÁPLÔVICH  SÊKHỐP

                                                                 (Thời gian : 04 giờ)

 

 Đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga Antôn Páplôvich Sêkhốp, nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Sáng tác của Sêkhốp là bức tranh thu nhỏ về xã hội Nga những năm “hoàng hôn”, một xã hội ngưng động, mục ruỗng bên trong, thể hiện khát vọng, mơ ước của con người hướng tới cuộc sống tương lai,  sự đổi thay tốt đẹp. Sáng tác của Sêkhốp trở thành tiếng nói tố cáo mãnh liệt xã hội Nga đương thời, thông cảm sâu sắc với số phận những người lao động, gửi gắm niềm tin vào nhân dân và tương lai nước Nga.

Tác phẩm của ông lên án nghiêm khắc chế độ xã hội bất công, thói cường bạo và sự sa đọa của giai cấp chấp chính, sự bất lực của giới trí thức. Nhà văn cũng biểu lộ lòng thông cảm sâu sắc, trân trọng những người nghèo khổ, tình yêu thắm thiết và niềm tin vô bờ bến vào nhân dân lao động Nga.

 I/Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp:

1.Tiểu sử

          Antôn Páplôvích Sêkhốp sinh ngày 29-1-1860 trong một gia đình tiểu thương tư sản (nguồn gốc là nông nô), tại thị trấn Taganrốc trên bờ biển Azốp. Ông nội vốn là nông nô, đến năm 1841 chuộc lại được tự do. Cha là người ham mê nghệ thuật  nhưng giáo dục con cái quá khắt khe khiến cho thời thơ ấu của con cái không có chút niềm vui. Lên 7 tuổi Sêkhốp đi học trường phổ thông, tuổi thơ của Sê khốp trôi đi  nặng nề và tù túng. Năm 1876 Sêkhốp đang học ở trường trung học thì gia đình bị vỡ nợ, phá sản phải chuyển lên Mátxcơva để trốn nợ. Sêkhốp phải tự kiếm sống để học tập. Một mình ở lại học quê nhà, cô độc và nghèo nàn, đi dạy học tư để giúp gia đình trong 3 năm. Vì phải tự lập ngay từ nhỏ nên ở Sêkhốp sớm hình thành khả năng độc lập, ý thức tẩy rửa chất nô lệ để làm chủ bản thân. Đến năm 1879, tốt nghiệp trung học, năm 1880 vào học trường đại học y ở Mátxcơva.

Từ những năm 80, với bút danh “Antosa Sekhonte”, Sêkhốp bắt đầu nổi tiếng về viết truyện ngắn. Năm 1884, đúng lúc tốt nghiệp đại học, Sêkhốp đã xuất bản tập truyện đầu tiên. Năm 1886 tập thứ 2, năm 1887 tập thứ 3: Tập truyện này được Viện hàn lâm khoa học Nga tặng giải thưởng Puskin.

Những truyện ngắn của A.Sê khốp thời kỳ này hướng về những chủ đề chính: phê phán bộ máy quan liêu của Nga hoàng, số phận “những con người nhỏ bé”, phê phán lối sống dung tục. 

Từ sau khi tốt nghiệp đại học (1884), Sêkhốp làm bác sĩ ở một thành phố nhỏ ngoại ô Mátxcơva. Cuộc sống thầy thuốc ở tỉnh nhỏ và đồng quê đã giúp nhà văn tìm hiểu sâu đời sống dân chúng. Nhà văn - Bác sĩ ngày càng khao khát tham gia hoạt động chính trị, cải cách và đấu tranh xã hội. Ông phát hiện đúng đắn và sâu sắc rằng:"không có một lọai hình nghệ thuật nào, không có một thứ khoa học nào lại có khả năng tác động mạnh mẽ và chính xác tới tâm hồn con người như sân khấu”, Sêkhốp đã viết nhiều vở kịch như: Vô đề, Tiếng hát của chim thiên nga (1886) Con gấu (1887), Cầu hôn (1888), Đám cưới (1889). 

Năm 1890, để bổ sung vốn sống của mình, Sêkhốp tiến hành cuộc hành trình từ Mátxcơva đến Sakhalin (một hòn đảo phía đông nước Cộng hoà liên bang Nga ngày nay), hòn đảo Xakhalin nơi chính quyền Nga hoàng đày ải tù khổ sai. Chuyến đi gian khổ khắp làng mạc tiếp xúc một vạn tù khổ sai đi thống kê dân số cư dân ở đảo, thực tế cuộc sống nhân dân mà Sê khốp chứng kiến trên đường đi  đã giúp nhà văn hiểu thêm cuộc sống khổ cực của người dân Nga và sự tàn bạo của chế độ nông nô chuyên chế. Sau chuyến đi Sakhalin, Sê khốp còn đi du lịch ở một số nước như Áo, Pháp, Ý. Trở về, Sê khốp cho ra đời cuốn Đảo Sakhalin (1890-1894), tái hiện những chuyện khủng khiếp mà ông đã chứng kiến ở địa ngục trần gian - đảo Sa khalin. Đồng thời với việc viết Đảo Sakhalin, Sê khốp cho ra đời truyện Phòng 6 (1892), tố cáo sự bất công, vô nhân đạo của chế độ Nga hoàng. Tác giả coi xã hội Nga là nhà tù thu nhỏ, con người bị nô dịch, hành hạ đến méo mó, bệnh tật… Phòng 6 cũng phê phán những kẻ sống bàng quang, vô trách nhiệm (như bác sĩ Raghin), tác phẩm toát lên sự ảm đạm và nặng nề nhưng vẫn loé sáng  ước mơ và niềm tin của Sêkhốp (qua những đoạn nói về tương lai nước Nga của Grômốp).

Năm 1899, Sêkhốp mặc dù bị bệnh phổi trầm trọng, nhà văn vẫn hăng hái đi tham gia cứu đói ở một số nơi, quyên tiền, xuất tiền riêng, đi chữa bệnh cho dân nghèo và mua một trại ấp sống cùng gia đình, cách thủ đô 60km,

Truyện của Sê khốp những năm 90 và cuối đời rất đa dạng và phong phú về chủ đề, nhà văn tiếp tục phê phán thói tầm thường, dung tục: Người đàn bà phù phiếm (1892), Giáo sư văn chương (1894), Huân chương Anna trên cổ, Iônứt (1898), Người mang bao,  Khóm phúc bồn tử (1898), Về tình yêu (1898). Ông miêu tả cuộc sống cùng cực của người nông dân Nga: Những người Mugích (1897), Trong khe (1900) và đả kích mạnh mẽ chế độ đương thời: Guxép. Ngoài ra, Sê khốp đã dành một vị trí quan trọng trong sáng tác của mình cho những chủ đề triết lý, đạo đức, chống "chủ nghĩa Tôn xtôi", chống “thuyết việc nhỏ”,chống “những căn bệnh của thế kỷ”.

Cùng với việc thể hiện những chủ đề trên qua truyện ngắn, Sê khốp đã viết nhiều vở kịch và thành công rực rỡ trong lĩnh vực này: Chim hải âu (1896), Cậu Vania (1897), Ba chị em (1901), Vườn anh đào (1903). Nhà hát nghệ thuật Mátxcơva hiểu được nghệ thuật cách tân thiên tài của Sêkhốp về kịch nói và đã trình diễn thành công những vở kịch của ông. Năm 1900, nhà hát Mátxcơva về tận nhà ông diễn vở "Cậu Vania" và "Chim hải âu". Trong những năm 90 và những năm cuối đời, quan điểm xã hội, chính trị của Sêkhốp rất rõ ràng. Ông tham gia nhiều hoạt động xã hội, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với đời sống dân chúng và sự phản kháng mảnh liệt chế độ hà khắc của Nikôlai II. Nhà văn tham gia vào việc cứu đói (1891-1892), xây trường học, mở phòng chữa bệnh không lấy tiền cho dân nghèo, v.v… 

Năm 1901 nhà văn kết hôn với Ônga Kniperer nữ diễn viên có tài của nhà hát, Sêkhốp còn giao tiếp với L.Tônxtôi và M.Gorki vào thời gian này và được hai ông rất yêu mến, khâm phục.

Tháng 4-1899, Sê khốp được bầu làm viện sĩ danh dự của viện hàn lâm khoa học Nga.Vào dịp kỷ niệm 100 năm sinh Puskin, Viện hàn lâm Khoa học Nga đã bầu L.Tônxtôi, Sêkhốp và Côrôlencô làm viện sĩ danh dự. Ít lâu sau, để phản đối việc Nga hoàng Nicôlai II bác bỏ đề nghị của viện hàn lâm bầu Maxim Gorki làm viện sĩ, Sêkhốp và Kôrôlencô đã tuyên bố từ bỏ danh hiệu viện sĩ. Bệnh tình của Sêkhốp ngày càng nặng khiến ông phải sang miền Nam nước Đức chữa bệnh. Ngày 02 tháng 07 năm 1904 nhà văn Sêkhốp từ trần. Thi hài được đưa về Mátxcơva, quan tài được khiêng qua thành phố 4 giờ liền. Dân chúng đi dự đám tang rất đông, Chính phủ Nga hoàng sợ biểu tình chính trị, cho cảnh sát giám sát nghiêm ngặt.

2.Tác phẩm văn học:

+ Những truyện ngắn đấu tiên: truyện hài hước.

+ Những truyện phản ánh mặt đen tối của cuộc sống.

- Cuộc sống tầm thường và những con người ti tiện, nạn nhân của xã hội là những "con người bé nhỏ".

- Bộ máy quản lý nhà nước, cảnh sát quan liêu thiếu lương tâm.

- Phong cách trữ tình xen lẫn hiện thực "nhỏ nhặt".

- Nhân vật người nghèo khổ, nỗi đau buồn triền miên, mòn mỏi.

+ Truyện vừa "Đồng cỏ" đậm nét trữ tình và tượng trưng. Một em bé và đồng cỏ như một sinh vật hùng vĩ đẹp đẽ tiềm tàng sức sống buồn chán vì thiếu anh hùng tương xứng với đồng cỏ  nước Nga. Cảnh nghèo đói, bất công, tài năng bị hủy hoại.

+ Truyện ngắn "Một câu chuyện buồn chán" nói về một nhà khoa học nổi tiếng xa rời cuộc sống, thú nhận sự bất lực, sống không mục đích, chắn nản. Câu chuyện ký thác tâm sự của chính nhà văn. (Sau đó, Sêkhốp đi tới đảo Xakhalin, chuyển hướng sáng tác).

II. Nội dung các sáng tác của Sêkhốp:

1. Truyện ngắn

            1.1. Một số chủ đề chính trong truyện ngắn :

            + Những năm “hoàng hôn” của nước Nga, xã hội nảy sinh rất nhiều “căn bệnh”, nhà văn Sêkhốp - người thầy thuốc đầy trách nhiệm, với lòng trân trọng và yêu thương con người đã mổ xẻ trên trang viết về xã hội đó, với mục đích chữa trị những "căn bệnh thời đại" cho con người.

             + Trong suốt cuộc đời cầm bút, Sêkhốp là kẻ thù không đội trời chung với cái dung tục, tầm thường trong đời sống. Tác phẩm của ông là những trang “kí sự” về những “chứng bệnh” của thời đại mình; miêu tả cuộc sống ngưng động với các chi tiết xác thực. Chủ đề phê phán sự tầm thường, dung tục bao trùm  toàn bộ truyện ngắn của ông .

Nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp xung đột dữ dội với tập tục của xã hội. Sự ngưng động trong cuộc sống, sự ngột ngạt của bầu không khí chính trị, thể chế mục ruỗng đang vây hãm cuộc sống con người, khiến họ trở nên méo mó, bé nhỏ. Thuộc chủ đề này tiêu biểu là Con kỳ nhông, Cái chết của một viên chức, Phòng 6, Một chuyến công vụ.

            + Sức mạnh chinh phục độc giả trong truyện ngắn Sêkhốp chính là niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với đời sống những con người bé nhỏ. Chế độ nông nô chuyên chế đã làm cho họ trở nên bần cùng, bế tắc. Họ thật sự trở thành nạn nhân của chế độ vô nhân đạo, Sêkhốp đã viết với nỗi đau và tình thương để có những dòng thông cảm sâu sắc với những "thân phận bé nhỏ". Nỗi buồn, Nỗi khổ, Hai người đẹp…là những truyện thuộc chủ đề này.

            + Nếu như chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục xuyên suốt quá trình sáng tác của Sêkhốp thì chủ đề: đề cao giá trị đời sống tinh thần và khát vọng hướng tới tương lai là nguồn sáng, mạch ngầm khơi dậy niềm tin và hy vọng ở con người. Chỉ có sự trân trọng và niềm tin sâu sắc vào phẩm giá và khả năng của con người, Sê khốp mới có cái nhìn tỉnh táo và lạc quan như vậy. Tiêu biểu là các truyện: Đêm Nôen, Người đàn bà và con chó nhỏ, Người vợ chưa cưới…

1.2. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sêkhốp:

A.Sêkhốp là nhà cách tân vĩ đại về thể lọai truyện ngắn, tài năng Sêkhốp thể hiện qua việc lựa chọn và sử dụng các chi tiết, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật. Sêkhốp đã viết tới vài trăm truyện ngắn và một số truyện vừa, tất cả đều đạt kỹ xảo tuyệt vời.

- Kết cấu đơn giản nhưng ngôn ngữ ngắn gọn, trao chuốt chứa đựng nội dung xã hội phong phú, rộng rãi khắp nước Nga.

- Lựa chọn tài liệu sống để làm nguyên mẫu cho sáng tạo.

- Ngôn ngữ và hành động nhân vật tự biểu lộ (ngôn ngữ tác giả giấu kín).

- Tận dụng và phát huy "chi tiết nghệ thuật" có nghĩa toát lên chủ đề.

- Đối thoại giữ vai trò quan trọng, có kịch tính.

- Miêu tả thiên nhiên được coi trọng để ngụ ý cảm xúc nhân vật.

- Nhà văn chủ trương miêu tả cuộc sống một cách chân thực.

- Giọng điệu văn chậm rãi bình thản, tránh lối thuyết giáo khô khan.

Người đọc thích truyện ngắn Sê khốp vì sự thống nhất giữa yếu tố khôi hài và yếu tố trữ tình. Ông kết hợp tài tình, độc đáo trong truyện cả ba phương thức: tự sự, kịch, trữ tình. Sêkhốp sử dụng thiên nhiên để truyền đạt sự đổi thay trong tâm hồn, ý thức nhân vật hoặc bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách tinh tế.

 2. Kịch :

            2.1 Qúa trình sáng tác kịch và những đóng góp của A.Sê khốp cho nền kịch Nga :

Theo Sêkhốp: “Không có một loại hình nghệ thuật nào, không có một thứ khoa học nào… lại có khả năng tác động mạnh mẻ và chính xác tới tâm hồn con người như sân khấu”. Chính vì thế, cùng với những truyện ngắn nổi tiếng, Sêkhốp rất say mê viết kịch và đã có những tác phẩm đặc sắc. Trong quá trình sáng tác, Sê khốp luôn luôn chú ý cả hai thể loại nhằm bổ sung cho nhau, đáp ứng yêu cầu thể hiện hiện thực một cách sinh động, từ đó tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc.

Sêkhốp say mê nghệ thuật sân khấu từ thuở nhỏ, đã từng sáng tác kịch lúc còn là học sinh trung học. Lúc đầu, là những vở giản đơn, một màn (vở Cảnh mồ côi cha, sáng tác đầu tay nay bị thất lạc), những vở hài kịch. Những năm cuối đời, kịch Sêkhốp xuất hiện như một thể loại hoàn toàn độc đáo. Sêkhốp viết kịch không nhiều, khoảng 10 vở gồm cả hi kịch và bi kịch.  Tiêu biểu là các vở Chim hải âu (1896), Cậu Vania (1897), Ba chị em (1901), Vườn anh đào (1903).

2.2.Chim hải âu (1896) Là một vở kịch trữ tình, đầy chất thơ. Chủ đề: vẫn đề quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, con đường của nghệ sĩ, bản chất của tài năng nghệ thuật và hạnh phúc của con người.  

Thiếu nữ Nina Đaretxnaia bước vào con đường nghệ thuật với bao ước mơ đẹp đẽ. Nhưng cuộc sống thô bỉ đã vùi dập tàn nhẫn ước mơ chân chính của cô. Nina như con chim hải âu xinh đẹp sống bên hồ hạnh phúc và tự do bất ngờ bị một kẻ vô công rồi nghề đi qua, dang tay hãm hại. Nina không cam chịu số phận con hải âu bị giết chết, cô đã dũng cảm bay lên thoát khỏi khó khăn đau khổ để đạt tới chân lý của sáng tạo nghệ thuật, trở thành nữ diễn viên sân khấu thành công. Đó là do lòng tin, ý chí nghị lực và sự hiểu biết cuộc sống, có mục đích rõ rệt và cuộc sống nghệ thuật. Người chịu số phận con hải âu yếu đuối không phải là Nina mà lại là Tơrếplép, người yêu cũ của cô. Hắn là một kẻ yếu hèn thiếu niềm tin và là một nhà văn sống không mục đích, kém hiểu biết về cuộc sống. Năm tháng trôi qua, hắn cứ sống "trôi nổi trong cái thế giới đầy mộng mơ và hình ảnh", hắn chẳng biết viết văn để làm gì và cho ai đọc. Gặp lại Nina, lúc này cô đã trở thành một nữ diễn viên thực thụ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống, Tơrếplép cảm thấy mình vô dụng, thừa thải trong cuộc đời và trong nghệ thuật, hắn đã dùng súng ngắn tự sát.

"Chim hải âu" là vở kịch cách tân đặc biệt, có nhà hát không hiểu ý đồ sáng tạo của tác giả nên dàn dựng thất bại. Chỉ có nhà hát Mátxcơva mới dựng thành công vở diễn này. Và cánh chim hải âu từ đó đã trở thành biểu tượng của nhà hát Mátxcơva.

2.3 Cậu Vania (1897)

Là vở kịch được Sêkhốp cải biên lại từ vở Thần rừng do ông viết từ năm 1889. Cậu Vania viết về những con người lao động "bé nhỏ", suốt đời làm lụng mệt nhọc, mù quáng cho những kẻ ích kỷ kiêu ngạo, bất tài, với một thần tượng giả tạo mà họ cứ nhầm là đang phụng sự cho một lý tưởng cao đẹp. Cuối cùng, "những người bé nhỏ" đã thức tỉnh, đau khổ phẫn nộ, nhục nhã nhưng nghĩ thân phận hèn yếu không đủ sức chống đối cả cải môi trường dung tục, họ chỉ biết phẫn nộ ngắn ngủi rồi lại tiếp tục buông xuôi, chịu đựng số phận cay đắng của mình.

Những người nhỏ bé đấy là cậu Vania (Ivan Vôinitxki) và đứa cháu gái là cô Sônia. Còn thần tượng đạo đức giả kia là giáo sư Xêrêbriacốp, một người nói và viết về nghệ thuật suốt 25 năm trời mà ngu dốt và táng tận lương tâm, vong ân bội nghĩa. Còn bác sĩ Axtơrốp, cũng giống như Vania, là hình tượng con người đẹp phải mòn mỏi lãng phí cả cuộc đời. Ông chữa bệnh và trồng rừng, làm vườn nhưng không thay đổi được cuộc sống buồn chán của mình và những người xung quanh.

Khát vọng của nhà viết kịch Sêkhốp là lao động sáng tạo và mọi cái đẹp phải được phát huy và đem lại nguồn vui cho mọi người, ông cho rằng ở trong con người tất cả cần phải đẹp, cả vẻ mặt, quần áo, tư tưởng”, vì thế ông lên án cái đẹp bề ngoài của Êlêna (vợ Xêrêbriacốp), một cái đẹp xa lạ với cuộc sống lao động, cái đẹp hào nhoáng bề ngoài nhưng trống rỗng bên trong chỉ đem lại đau khổ và bất hạnh cho mọi người, cái đẹp cần phải cống hiến cho những con người chân chính không phải dành cho những thần tượng giả, tầm thường. Gơrơki đã khóc lên khi xem vở kịch này, coi đây “là một tác phẩm ghê sợ, một thể loại mới hoàn toàn của nghệ thuật kịch nói”, là cái búa mà Sêkhốp dùng để “giáng vào những cái đầu trống rỗng của công chúng”.

2.4 Ba chị em (1900) là tác phẩm phản ánh nhiều tâm tư của Sêkhốp trong thời kỳ cách mạng đang tiến lại gần.Vở kịch thể hiện lòng khát khao một cuộc sống mới, lòng căm thù thói dung tục và thái độ phê phán những người trí thức bất lực của tác giả.

Ba chi em Ônga, Masa, Irina là những con người hiền hậu, thông minh và cao thượng, họ khát khao một cuộc sống tươi đẹp (được thể hiện chung trong lòng mong muốn trở về Mátxcơva), nhưng họ không có khả năng hành động để thực hiện ước mơ của mình. Họ bị người chị dâu (một người đàn bà tiểu thị dân, đại biểu cho cái thế giới dung tục) đuổi ra khỏi nhà. Ước mơ của họ thế là bị tiêu tan, những người bạn tốt của ba chị em (các sĩ quan trung đoàn đóng ở thành phố) thì rời đi nơi khác để lại ba chị em tiếp tục sống cuộc đời cơ cực trong cái thành phố chán ngán, đầy những loại người tầm thường.

Sêkhốp tỏ lòng thông cảm đối với số phận hẩm hiu của ba chị em nhưng ông cũng lên án sự bất lực, yếu hèn của họ, ngoài ra ông còn lên án sụ tách rời lời nói và việc làm của những người như viên sĩ quan Vécsinin, sự đầu hàng các thế lực dung tục của Anđrây (anh ruột của ba chị em), triết lý bàng quan, lãnh đạm của bác sĩ Sêbutukin và đặc biệt là thói dung tục đang bành trướng thế lực, huỷ hoại cái đẹp, ăn mòn cuộc sống của mọi người qua hình tượng Natasa, vợ Anđrây. Trong vở kịch, thế lực dung tục đã thắng lợi nhưng độc giả vẫn không bi quan bởi tác giả đã thể hiện lòng khát khao cuộc sống mới trong tâm hồn mọi người.

2.5 Vở kịch Vườn anh đào (1903)

 Đây là vở kịch sáng tác vào giai đoạn cuối đời, kinh nghiệm sáng tác của Sêkhốp đã phong phú, sự chiêm nghiệm của ông trước thực tế xã hội ngày càng chín muồi. Vì vậy, tác phẩm này là đỉnh cao nhất, đỉnh cuối cùng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Nó thể hiện rõ rệt nhất quan điểm của ông về nghệ thuật, cách nhìn của ông trước thực tế và tương lai nước Nga. Trong Vườn anh đào, tác giả đề cập một vấn đề chính trong thời đại ông đó là vai trò của các giai cấp trong xã hội và số phận nước Nga trong những năm "hoàng hôn" của nước Nga. 

"Vườn anh đào" là vở kịch thiên tài cuối cùng và lạc quan nhất của nhà văn. Vở kịch biểu lộ tâm tư của nhà văn trước cuộc cách mạng 1905 (tiền đề của Cách mạng tháng Mười 1917). Ông nói rõ thái độ phê phán giai cấp địa chủ, quí tộc và giai cấp tư sản đang lên. “Vườn anh đào” là lòng mong muốn tin tưởng cuộc biến đổi lớn lao trong xã hội vì một cuộc sống mới.

Bà địa chủ quí tộc Raniepxkaia và anh ruột là Gaiép chủ nhân của một trại ấp lớn trong đó có một khu vườn trồng anh đào tuyệt đẹp. Họ là những người xa rời thực tế, không biết cách quản lý trại ấp lại ham ăn chơi xa xỉ khiến cho vườn trại hoang tàn. Họ mắc nợ khắp nơi mà không có tiền trang trải. Bất đắc dĩ, họ phải đem bán đấu giá trại ấp và vườn anh đào. Kết quả vườn trại rơi vào tay lái buôn Lôpakhin, mà cha ông của hắn vốn là nông nô của chính gia đình Gaíep.

Hành động kịch xảy ra quanh chuyện mua bán vườn anh đào, cái vườn chỉ là một hình ảnh tượng trưng nhiều mặt. Vườn anh đào trắng xoá với con đường dài thẳng tắp, lóng lánh như một mũi tên trong những đêm trăng sáng, khu vườn vốn là một phong cảnh rất đẹp sau ngày mưa mùa thu mù sương, dưới đêm trăng sáng, dưới bầu trời xanh thẳm, mỗi năm hồi sinh sau mùa đông, dưới bầu trời xanh thẳm, cuộc sống bao giờ vẫn trẻ tươi, tràn đầy hạnh phúc… là thi vị hoá cuộc sống xa xưa, cuộc sống của những tổ ấm quý tộc nhưng đằng sau cái vị ngọt của cuộc sống cũ đó ẩn náu biết bao nhiêu tội lỗi.  Mỗi quả anh đào, mỗi lá cây, thân cây như những linh hồn khốn khổ, thụ động nhìn những ông bà chủ của mình để thầm trách móc lên án họ. Ngày trước mỗi năm một lứa quả sum sê, hái phơi khô chuyển tới các thành phố lớn. Bây giờ hai năm mới thu hoạch một lần và không bán được cho ai. Sự tàn tạ của vườn anh đào cũng là sự tàn tạ của cuộc sống quí tộc và nền văn hóa chính thống. Chủ mới của vườn anh đào - Lôpakhin - đại diện giai cấp tư sản, hăm hở vung rìu chặt phá cây anh đào để đổi sang kinh doanh lấy lãi. Nhưng đó có lẽ chỉ tạm thời thôi, rồi sẽ có những người mới tới, họ sẽ trồng những khu vườn khác đẹp hơn trước đó, họ sẽ biến cả đất nước thành một vườn anh đào tuyệt đẹp và trong số những người này sẽ có những con người như Ania Raniépxcaia và Tơrôphiốp, những người trí thức trẻ tuổi đại biểu cho lực lượng mới bắt tay vào cuộc. Họ sẽ trồng những khu vườn anh đào mới. Họ nói " Cả nước Nga là cái vườn của chúng ta". Họ quyết tâm biến nước Nga thành một vườn anh đào nở hoa tuyệt đẹp.

2.5.1 Phân tích chủ đề vở kịch Vườn anh đào:

Chủ đề của "Vườn anh đào" rất rõ ràng là:

- Sự tàn tạ của những tổ ấm quí tộc.

- Sự thắng lợi tạm thời của những giai cấp tư sản đang lên.

- Sự xuất hiện trưởng thành của giới trí thức tiến bộ mà tác giả coi là lực lượng chân chính sau này sẽ cải tổ nước Nga.

Vở kịch đã mô tả cả quá khứ - hiện tại - tương lai của nước Nga và gieo vào tâm trí khán giả một niềm cảm hứng lạc quan tin tưởng ở nước Nga tương lai.

Chủ đề vở kịch này chỉ là một phần nhỏ trong những kiệt tác của nhà văn Sêkhốp. "Vườn anh đào" trở thành vở diễn cổ điển, cho đến ngày nay nó vẫn được hâm mộ trên khắp các sân khấu của thế giới hiện đại.

Vai trò của các giai cấp trong xã hội và số phận nước Nga được nhận thức qua thái độ của 3 nhóm nhân vật trong vở kịch đối với hiện thực:

* Nhóm những nhân vật thuộc những người địa chủ quý tộc (đại diện giai cấp quý tộc đang tàn):Đó là những người vô công rồi nghề, ăn tiêu xa hoa phung phí, sống bằng quá khứ, không biết gì về thực tế hiện tại, bất lực và đang bị lịch sử truất phế khỏi địa vị của mình gôm:

   - Liubốp Anđrâyépna Raniépxkaia và Gaiép bề ngoài là những người đàn bà hiền lành, tốt bụng nhưng thực chất chỉ là những con người nhẹ dạ, nhu nhược, hời hợt và ích kỷ, lối sống ăn bám đã làm cho bà trở nên yếu hèn và là con người trống rỗng, giả tạo, không có nghị lực, quen ăn bám và hưởng lạc. Bà Liubốp chỉ biết luyến tiếc vườn anh đào khi hay tin đã bị mất, bà rụng rời tay chân, gieo mình xuống ghế, khóc lóc thảm thiết nhưng chẳng bao lâu lại thấy trong người “thư thái hơn”, bà nói xa Tổ quốc thì không thể nào sống được nhưng khi vườn anh đào vừa mới bị bán đi, đã vội vã lấy tiền của con gái (do bà dì bá tước tặng) đi Pari tìm lại gã tình nhân bội bạc cũ. Nguy cơ mất gia tài đến nơi mà vẫn thơ ơ, không có biện pháp cụ thể, sống nhờ tiền vay nợ. Chính vì thói vô trách nhiệm của bà mà lão Phiếc, một đầy tớ trung thành khi ốm nặng đã bị bỏ quên trong gian nhà khoá trái cửa lại.

             - Lão Gaiép, anh ruột của Raniepxcaia, đã 51 tuổi mà vẫn ngờ nghệch như một đứa trẻ con, động tác uể oải, mồm bõm bẻm nhai kẹo, suốt ngày chỉ nói những lời trống rỗng, đầu óc chỉ nghĩ đến ván bida vừa bị thua. Cũng như em gái, khi trại ấp bị bán, lão khóc lóc nhưng chỉ ít lâu sau “lại thấy tâm hồn trở lại bình tĩnh và vui vẻ” Cuộc sống Gaiép thiếu sự tích cực và chủ động.

           Qua thái độ, hành vi của hai nhân vật, Sêkhốp muốn người đọc nhận thức rằng, giai cấp quý tộc của xã hội Nga lúc bấy giờ đang sa sút về vật chất, sa đọa về tinh thần, họ đang bất lực trước thực tế và cố kéo dài sự hưởng lạc của mình, nhưng lịch sử đã phán xét: Họ đã hết thời. Goocki nhận định: “Chủ nhân cũ của vườn anh đào ích kỷ như bọn trẻ, uể oải như người già. Họ nhỡ nhàng không chết đúng lúc và than vãn vì không thấy một cái gì ở xung quanh mình, không hiểu một cái gì hết cả. Họ là những con ký sinh trùng không còn đủ sức để bám chặt vào cuộc sống nữa”.

       * Nhóm thứ hai gồm những nhân vât thuộc giai cấp đang lên: Giai cấp tư sản, tiêu biểu là lái buôn I.Alêchxâyêvích Lôpakhin.

Xuất thân từ nông nô, so với Gaiép và Liubốp thì Lôpakhin nhạy bén hơn trước thực tiễn, biết tính toán và chủ động giải quyết mọi công việc, biết chớp thời cơ làm giàu. Ở Lôpakhin, tính thực dụng và mục đích làm giàu là trội hơn cả. Y có nghị lực, có đầu óc thực tế, hăng hái làm việc để tích luỹ của cải, là một người luôn tính toán “một con vật tham lam, bắt gặp được cái gì là ăn ngay cái ấy”, bản chất tư hữu cầm thú của y được bộc lộ rõ qua thái độ reo vui khi vườn anh đào rơi vào tay y, qua hành động thô bạo vung rìu chặt cây anh đào, phá hoại cái đẹp.Với bản chất như vậy giai cấp tư sản mà anh ta nhất định sẽ không trị vì lâu được, thắng lợi của nó chỉ là tạm thời.

 Qua nhóm nhân vật này, Sê khốp muốn đưa đến một nhận thức: xã hội Nga đang phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp đang thay thế giai cấp quý tộc trong xã hội Nga lúc này là giai cấp tư sản.Tác giả tiên đoán số phận của nó (vị trí của giai cấp tư sản) chỉ là tạm thời, qua nhận xét của Tơrôphimốp về việc làm của Lôpakhin: "Tôi muốn nhắc anh thêm là việc xây biệt thự và hy vọng dân thành phố về đây nghỉ, một ngày nào đó sẽ trở thành tiểu điền chủ, đó cũng chỉ là kết quả của sự ngọ nguậy, như là chuyện anh lắc lư cánh tay đó thôi”. 

    * Nhóm thứ 3:Nhóm nhân vật trẻ tuổi đại diện cho tương lai nước Nga: Tơrôphimốp và Ania. Đây là những nhân vật trẻ tuổi, có học thức. Họ không chịu sự chi phối vụn vặt của đời sống như bà Liubốp, lão Gaiép và Lôpakhin. Họ là những người nhận thức được hiện thực và biết hướng về tương lai. Sêkhốp muốn gửi gắm niềm tin của mình vào tương lai nước Nga. Đồng thời tác giả cũng thể hiện rằng: tương lai nước Nga là thuộc về thế hệ trẻ và những người trí thức. 

- Tơrôphimốp là một thanh niên thông minh, xuất thân từ tầng lớp trí thức bình dân, anh thấy rõ thực chất cuộc sống ăn bám tội lỗi của những địa chủ quý tộc và đã vạch ra bản chất cầm thú tạm thời của Lôpakhin, anh cảm thấy hạnh phúc khi kêu gọi mọi người làm việc và giúp đỡ những ai đi tìm chân lý. Tuy chưa biết cụ thể con đường để cải tạo xã hội nhưng những lời kêu gọi của anh có giá trị cổ vũ rất lớn.

- Cô thiếu nữ Ania là con gái của Raniepxcaia nhưng với bản chất hồn nhiên trong trắng cô đã dễ dàng tiếp thu những quan điểm của Tơrôphimốp, dứt khoát “đi khỏi nơi này và sẽ trồng một khu vườn khác đẹp hơn cái này”, “vĩnh biệt cuộc sống cũ và chào mừng cuộc sống mới”.

        2.6. Một vài đặc điểm nghệ thuật kịch A. Sê khốp

·         Xung đột chính trong kịch Sê khốp không xuất phát từ quan hệ giữa các nhân vật mà là xung đột giữa cá nhân với môi trường xung quanh, với những lực lượng xã hội. Vì vậy, có người cho rằng xung đột trong kịch Sêkhốp là xung đột ngầm, được thể hiện thông qua tâm trạng của nhân vật. 

·       Phong cách đối thoại của kịch Sê khốp là đối thoại nội tâm. Bằng biện pháp nghệ thuật này hành động kịch được thể hiện một cách độc đáo. Ngôn ngữ nhân vật  thường xoay quanh một đề tài nhất định, do đấy càng chiếu rọi thêm về chiều sâu trong thế giới nội tâm nhân vật, cá tính hóa nhân vật. (Trong Vườn anh đào, lời lẽ của Raniepxcaia là nỗi luyến tiếc với quá khứ, Gaiép là thói ba hoa, Tơrôphimốp là sự tố cáo đối với thế giới cũ, Vania là sự lo âu về việc nhà, Ania là niềm hân hoan, phấn khởi đối với sự đổi mới…)

·        Nhìn lại sân khấu Nga trước Sêkhốp, khoảng cách giữa cuộc đời và sân khấu quá xa, khuôn khổ gò bó, sân khấu chỉ phục vụ cho đám người nhàn rỗi. Trong các vở kịch của Sêkhốp, phạm vi sân khấu được mở rộng. Đời sống thiên nhiên, sinh hoạt hàng ngày của con người từ lời nói, hành động đến cả những biểu hiện tinh tế như tình yêu, như nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, v.v… đã được đưa vào kịch. Tiêu biểu là vở Chim hải âu (có mặt hồ êm ả, có đêm hè dịu mát, có những lời tỏ tình kín đáo, nỗi buồn sâu nặng của con người…) Sêkhốp sử dụng rộng rãi những hình ảnh tượng trưng: Chim hải âu, Mátxcơva, vườn anh đào,… những âm thanh tượng trưng: tiếng rìu đẵn cây, tiếng dây đàn đứt,… Những hình ảnh, âm thanh này góp phần thể hiện tư tưởng của vở kịch, tạo nên sắc thái trữ tình mà Xtanilapxki gọi là “dòng chảy ngầm”.

·       Sự thống nhất giữa yếu tố khôi hài và trữ tình là một đặc điểm nổi bật của kịch Sêkhốp. Ông đã sáng tạo nên một thể loại kịch mới độc đáo: hài kịch trữ tình.

       Với những cách tân của mình về thể loại kịch, Sêkhốp đã xây dựng một nghệ thuật sân khấu hiện thực chủ nghĩa cho nền kịch Nga cuối thế kỷ. 

·       Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa và là người lao động nghệ thuật nghiêm khắc, A.Sêkhốp đã tiếp tục truyền thống của nền mỹ học dân chủ duy vật Nga, góp phần làm phong phú  trào lưu văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX. Sáng tác của ông đã thức tỉnh luơng tri, thể hiện khát vọng của một bộ phận tiên tiến trong xã hội Nga trước cách mạng; niềm dự cảm về sự đổi thay cuộc sống trong tương lai.

Cùng với L.Tônx tôi, A.Sê khốp đã đưa trào lưu văn học hiện thực Nga lên đỉnh cao. A.Sê khốp xứng đáng là một “nghệ sĩ vô song, một nghệ sĩ của cuộc sống, một A.Puskin trong văn xuôi”  (L.Tônxtôi).

      2.7 Chất nhân văn trong sáng tác của Sêkhốp:

Những kiếp sống thừa, những cảnh đời thừa, để tìm dấu ấn của nó trong văn học Nga phải đi ngược lên một thế kỷ, để đến với những con người thừa như Ônêghin trong Épghênhi Ônêghin của Puskin, như Pétsôrin trong Nhân vật của thời đại chúng ta của Lécmôntốp. Những liên hệ này có thể là hơi xa bởi "con người thừa” trong văn học Nga, tất cả đều thuộc tầng lớp trên, họ không phải lo toan chuyện áo cơm. Bi kịch của họ chỉ là không tìm thấy mục đích sống, ý nghĩa sống trong xã hội Sa hoàng. Họ đã hoài phí đời mình vào những cuộc ăn chơi vô bổ, càng sống càng thấy chán, và một cái chết thật trong đấu súng, hoặc một cái chết về tinh thần - đó là sự kết thúc cho cả một đời dằn vặt.

Đến Sêkhốp, sau ngót nửa thế kỷ, thấy không còn những con người thừa, nhưng lại tràn ngập những cuộc sống thừa, những cảnh đời thừa, vô vị, nhàm tẻ, đơn điệu, trống rỗng, tự huyễn hoặc mình và đầu độc bầukhôngkhíchungquanh...
             Trong Người vợ chưa cưới, nhân vật Xaxa nói với Nađia sự ngạc nhiên khi thấy những người quanh anh, chẳng ai chịu làm việc gì. "Có trời mà biết tại sao không một ai làm gì cả (...) Nếu như má cô, bà nội cô không làm gì chẳng hạn thì phải có người nào đó làm việc thay các vị, các vị đã cướp mất cuộc sống của người khác, lẽ nào cái đó lại là trong sạch, lại không nhơ nhuốc?" Nhân vật cô giáo Masa trong Ba chị em nói: "Phải biết tại sao mình sống? Nếu không tất cả chỉ là nhảm nhí. Tất cả chỉ là vô nghĩa.".

Để chống lại và tiêu diệt sự lười biếng, con người phải lao động. Đã rất nhiều lần, cả trong truyện và kịch, Sêkhốp cất lên tiếng kêu khẩn thiết: phải lao động, bởi cuộc sống của giới trí thức như ông nhìn thấy là quá lười biếng, nhàm chán và vô nghĩa... Trong kịch Ba chị em, ông để Irina nói: "... Người ta bất cứ ai cũng phải làm việc, cũng phải đổ mồ hôi đổi lấy miếng ăn, đó là ý nghĩa và mục đích cuộc đời, hạnh phúc và niềm phấn khởi của con người. Vui sướng thay được làm người thợ dậy từ tờ mờ sáng đập đá trên đường, hay người chăn cừu, hay người giáo viên dạy trẻ học, hay người thợ máy trên đầu máy xe lửa của anh ta... Trời ơi! Thà làm một con bò hay một con ngựa mà làm việc, cũng còn hơn cái người thiếu phụ ngủ đẫy giấc đến trưa mới dậy, uống cà phê ngay trên giường và ngắm mốt áo quần đến hàng hai tiếng đồng hồ..." Và qua Tudanbich, ông cho nhân vật mơ ước: "Đã đến lúc cơn giông tố sẽ đến với chúng ta; một cơn bão mãnh liệt, tốt lành đang hình thành, chẳng bao lâu nữa sẽ cuốn đi khỏi xã hội chúng ta sự lãnh đạm, lười nhác, thái độ khinh thường lao động, sự buồn tẻ mốc meo đến lợm giọng". Nam Cao trong Sống mòn cho nhân vật Thứ nói: "Tôi chỉ yêu sự làm việc và những người làm việc mà thôi. Theo ý tôi phải diệt cho hết những kẻ ngồi không, hưởng những thức của kẻ khác làm ra mà chẳng làm ra được cái gì. Ai cũng phải làm, ai làm cũng phải được no đủ, tự do, mà chỉ những ai làm mới được no đủ, tự do".
            Trong Cậu Vania, lão giáo sư Xerebriacốp,thần tượng để cả đại gia đình khúm núm vâng dạ là một nhà khoa học giả danh, thế mà tất cả những người vây quanh ông ta đều đã phí cả một đời để phục dịch. Điều khủng khiếp ở đây là khi những giá trị giả, sự giả danh ở gã giáo sư bị lật tẩy. Nhưng điều còn khủng khiếp hơn là, sau sự lật tẩy đó, mọi chuyện đời lại cứ bình yên như cũ, dẫu một phát súng đã bắn ra từ lòng căm thù của cậu em Vania đối với người anh rể, giáo sư lúc này đã trơ ra là một cục đất thô, thế mà lão vẫn không hết thói quen hợm hĩnh, hách dịch.
           Trong Ba chị em, cái ao ước được trở về Matxcơva có ý nghĩa như là sự giải thoát cho cuộc sống buồn tẻ ở cái   tỉnh lẻ này. Nhưng rồi cuối cùng chẳng có cuộc đi nào được thực hiện. Và sự ngán ngẩm đối với cuộc sống, được Sêkhov đặt vào lời ông giáo sư trung học Andrei Xecghêvich Prozorov - một thành viên là người anh cả của gia đình: "Tại sao chúng ta mới bắt đầu cuộc sống mà chúng ta đã trở nên buồn tẻ, nhạt nhẽo, tầm thường, lười biếng, chán chường, vô dụng, khổ sở... Thành phố của chúng ta có từ hai trăm năm nay, gồm mười vạn dân số, mà không có lấy một người nào là không giống như tất cả mọi người khác, không có lấy một anh hùng trong dĩ vãng, trong hiện tại, không có lấy một học giả, một họa sĩ hoặc một người ít nhất gọi là xuất sắc    để có thể khiến cho người khác hâm mộ hoặc khát khao bắt chước họ... Mọi người chỉ biết ăn, uống, ngủ và rồi chết... Kẻ khác sinh ra và họ cũng lại ăn uống, ngủ, và để cho khỏi hoàn toàn u mê đi vì buồn chán, họ đem lại thay đổi cho cuộc đời họ bằng những chuyện vu khống hèn hạ, bằng rượu vốtca, bài bạc và hiềm khích lẫn nhau... Rồi vợ thì lừa chồng, chồng thì dối trá, và cùng làm ngơ như không trông thấy gì, không nghe thấy gì hết, cái gương xấu đó không tránh khỏi ảnh hưởng đến con cái và dập tắt luôn cái tia lửa thần thánh trong người chúng, và chúng trở thành những cái xác chết cũng thảm hại hệt như là bố mẹ chúng".
          Một nhân vật khác của kịch, thiếu tá Vecsinin, trong câu chuyện với Masa, cũng nói đến cái gọi là nỗi khổ của giới trí thức: "Cứ nghe chuyện một người trí thức ở đây, không kể là viên chức hay quân nhân, thì toàn là chuyện anh ta khổ sở vì vợ của anh ta, khổ vì nhà cửa của anh ta, khổ vì sản nghiệp của anh ta, khổ vì ngựa của anh ta. Người Nga vốn vẫn dễ có tư tưởng cao siêu hơn bất cứ ai, nhưng cứ thử bảo tại sao, trong cuộc đời, anh ta lại sống thấp kém như thế? Tại sao?"

Thế giới truyện của Nam Cao cũng không thiếu những cắn rứt, vò xé nhau. Một ông phán, láng giềng của Điền trong Nước mắt: "Nhà ông chẳng lúc nào yên, đàn trẻ khóc như ri, mẹ chồng nghiến rứt con dâu, con dâu cãi lại mẹ chồng, cô em nói mĩa mai. Chỉ vì người nào cũng khổ cả và người nọ cứ tưởng vì người kia mà khổ ". Thứ trong Sống mòn cũng luôn luôn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa sống: "Nhưng thật ra thì ăn no đã đủ đâu? Nếu sống mà không thấy sống là vui, thì thật không đáng sống. Chao ôi! Cuộc sống như cuộc sống của chúng ta đang sống bây giờ đã thật có gì đáng cho ta thấy vui chưa? Người ta ghét nhau hoặc yêu nhau nhưng bao giờ cũng làm khổ nhau cả. Tại sao như vậy?".

Câu hỏi không được trả lời nhưng người đọc, người xem thì hẳn ai cũng hiểu đó là một cuộc sống quá ươn hèn và thấp kém về tinh thần, không có gì cao hơn bản thân một chút, không mang lại được một chút giá trị gì về tâm hồn và trí tuệ cho người khác vốn thường phải là mối quan tâm của người trí thức.

Nói cho thật đúng thì với Sêkhôp - những con người biết sống vì một mục đích cao hơn bản thân, mong đem lại một ý nghĩa tích cực đối với đời cũng có, dẫu còn hiếm. Đó là bác sĩ Đưmốp trong Người đàn bà phù phiếm, tận tụy trong việc cứu người và cuối cùng phải chết vì căn bệnh của người đã được cứu sống. Nhưng điều đáng thương tâm hơn là ông đã không nhận được bất cứ sự chăm nom nào của vợ, một "người đàn bà phù phiếm"; và ông cam chịu sự lạnh lẽo đó, không một lời chê trách. Bác sĩ Raghin trong Phòng số 6 cũng là một người lương thiện, nhưng vì sự nhu nhược, thỏa hiệp với cái ác, nên đã bị đẩy vào nhà thương điên.

Vậy là những ai muốn có một cuộc sống có ý nghĩa, muốn sống cho ra con người thì phải tìm đến một khẩu súng, hoặc phải đi khám bệnh, hoặc vào nhà thương điên... Còn số lớn đều phải chấp nhận tình trạng tù đọng và với tâm lý thụ động, không mong và không tin hoàn cảnh có thể thay đổi bởi chính họ là hiện thân của sự từ đọng đó.

Sêkhốp, người nhìn thấu tận đáy chiều sâu bi kịch đó đã từng được Goorki hình dung như sau: Đó là"một con người lớn lao, thông minh, biết quan tâm đến mọi sự, đi qua bên cạnh cái đám tẻ nhạt, tối tăm của những con người bất lực kia. Người ấy nhìn đồng bào chán ngắt của mình và với một nụ cười buồn buồn, với một giọng trách móc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, với một nỗi u hoài vô hy vọng trên gương mặt và trong tâm can,cất tiếng nói chân thành và đẹp đẽ: "Các ngài sống tồi lắm, các ngài ạ! "
           Chính Sêkhốp cũng có lần nói: "Tôi chỉ muỗn nói thật, nói thẳng với mọi người rằng: Hãy nhìn lại mình, hãy nhìn xem chúng ta đang sống tồi, sống tẻ như thế nào?".

Nửa thế kỷ trước Sêkhốp, Puskin sau khi đọc Những linh hồn chết của Gôgôn đã phải kêu lên: "Trời ơi! Nước Nga của chúng ta sầu thảm xiết bao!"

Nhận rõ mọi tội trạng và thảm họa của nền chuyên chế Sa hoàng đối với mọi tầng lớp người, cái nhìn phê phán và sự thất vọng đối với giới trí thức đó là chủ đề nổi đậm trong văn học Nga. Một nền văn học đã là biểu trưng cho những giá trị dân chủ và nhân văn vô cùng quý giá chống lại sự ngược đãi con người, chống lại sự trì đọng của trí tuệ, chống lại sự bạc nhược của giới trí thức và bao trùm là một khát vọng tự do "thoát ra khỏi cái hơi ngạt độc đoán chuyên chế, nó làm nghẹn ngào và nghẹt thở bao tâm hồn con người, kể cả người xấu lẫn người tốt", một khát vọng tự do, cao hơn tất cả mọi sự kềm kẹp, trói buộc, đè nén, áp bức, dẫu là đến từ bất cứ đâu là nước Nga Sa hoàng, là nền thống trị của chủ nghĩa tư bản trên toàn châu Âu, rồi chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới là bất cứ thể chế chính trị xã hội nào muốn biến con người thành nô lệ, muốn nhận chìm con người vào đáy sâu thói nô lệ.

Một nền văn học Nga được viết bởi những tên tuổi cực kỳ sáng giá nhằm vào sự giải phóng con ngườira khỏi mọi trạng thái nô lệ, được viết bởi những người thật sự đã xã thân cho sự nghiệp đó không chỉ bằng cây bút, mà bằng cả sinh mệnh của mình. Không một ai trong những tên tuổi lớn của văn học Nga cho đến Sêkhốp là thỏa hiệp với chế độ Sa hoàng và tất cả đều chấp nhận những rủi ro bất hạnh cho mình, đến từ thể chế đó, người thì bị đẩy vào những cuộc đấu súng, người bị điên, người tự tử, người bị lưu đày, người vào hầm cầm cố...

Khát vọng tự do, khát vọng giải phóng cho các năng lượng tinh thần qúi giá ở con người đó là tiếng kêu của Sêkhốp. Ở một quy mô nhỏ hẹp hơn, tiếng kêu của Nam Cao cũng không phải là không khẩn thiết:
"Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới là nhục nhã"... "Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán bình thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con..."."Nay mai mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ. Đời y sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chếtmàchưasống".
          "Đời họ là một đời tù đày, nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi giây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi".

 

Kết luận:

Với những sáng tác của mình, Sêkhốp đã làm cho nền văn học Nga thêm phong phú, hoàn chỉnh, ông đã đạt được đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán trên lãnh vực truyện ngắn và kịch không chỉ của nền văn học hiện thực Nga mà của cả nền văn học đương thời.

Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga cuối thế kỷ XIX, "một con người rất Nga" (lời Tônxtôi) thông minh, trong sạch, nhà nghệ thuật kỳ tài là Antôn Páplôvich Sêkhốp đã dũng cảm đứng lên trên đám người xám xịt bất lực nhàn nhã kia và ném vào mặt chính quyền chuyên chế những lời phản kháng căm hờn và vững lòng tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước Nga. Cùng với Tônxtôi, Sêkhốp đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga. Chính đại văn hào Tônxtôi đã gọi ông là "một nghệ sĩ vô song,... một nghệ sĩ của cuộc sống Nga... một Puskin trong văn xuôi và kịch". Đặc biệt Sêkhốp rất hiện đại trong truyện ngắn và kịch nói, có ảnh hưởng rộng rãi chẳng những ở các nước Đông Âu và trên toàn thế giới.

Trong hơn một thế kỷ nay, kể từ khi Sêkhốp mất, tác phẩm của ông ngày càng được xuất bản, lưu hành ở rất nhiều nước và bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngày nay, nhiều tác phẩm của Sêkhốp vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự nóng hổi của chúng. Ở nước ta Sêkhốp là một trong những nhà văn nước ngoài được dịch và giới thiệu sớm và nhiều nhất.

                       

Câu hỏi ôn tập:

                       

1. Thảo luận về phong cách khách quan trong truyện ngắn Sêkhốp.

            2. Phân tích hình ảnh “Cuộc sống thừa” trong sáng tác của Sêkhốp.

           

   Hướng dẫn đọc thêm:

 

                                N.V. GÔGÔN (1809 – 1852)

                                                 ( Thời gian 2 giờ)

 

I. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác:

            Nicôlai Vaciliêvich Gôgôn sinh ngày 01.04 (lịch Nga cũ là 20.03) năm 1809 trong một gia đình quý tộc địa chủ hạng vừa ở Bônsiê Xôrôxinsư, huyện Miếcgôrốt, tỉnh Pôntava (Ucraina). Cha của ông là người có học thức, rất say mê nghệ thuật sân khấu.

Lúc nhỏ Gôgôn học ở nhà, về sau ông vào học trưởng trung học cấp huyện ở Pôntava. Năm 1821, ông vào học trường trung học Niêghin, một trường dành riêng cho con em gia đình quý tộc ở địa phương.

Năm 1825, cha mất. Từ đó ông trở thành chỗ dựa chính trong gia đình. Cuối năm 1827, sau khi tốt nghiệp trung học Gôgôn đi Pêtécbua với ước vọng làm được việc lớn nhưng vất vả mãi ông vẫn không kiếm được việc làm. Tác phẩm đàu tay Ganxơ Kiukhengácten (xuất bản năm 1829 với bút danh V.Alốp) bị báo chí phê phán kịch liệt, ông phải đi đến các hiệu sách mua những bản còn ế đem đốt. Cuối năm 1829 ông xin vào làm viên chức ở một cơ quan hành chính để lấy tiền nuôi thân, lúc này ông chuyển sang viết văn xuôi, đặc biệt chú ý đến đời sống nhân dân Ucơren cổ xưa và đương thời.

Tác phẩm đầu tiên của ông được giới phê bình chú ý là truyện Bixapsriúc và đã mở đường cho ông đến với văn học thủ đô. Nhà thơ Giucốpxki và một vài người bạn xin cho ông vào làm giáo sư sử học ở một trường nội trú dành cho các thiếu nữ con em nhà quý tộc.

Tháng 5.1831, Gôgôn gặp Puskin, về sau Puskin đã ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của ông. Gôgôn bắt đầu nổi tiếng với tác phẩm Những buổi tối ở thôn gần Đicanca (1831) mang đậm phong cách bình dân.

Năm 1834-1835 ông xin vào làm phụ tá môn lịch sử ở trường Đại học tổng hợp Pêtécbua một thời gian ngắn, cho xuất bản tác phẩm Miêcgôrốt. Năm 1835 đánh dấu một bước tiến mới trong sự nghiệp sáng tác của Gôgôn với các tác phẩm nổi tiếng Những truyện về Pêtécbua, Đại lộ Niépxki, Nhật ký người điên, hài kịch Quan thanh tra, bắt đầu viết Những linh hồn chết.

Năm 1836, ông cộng tác với tạp chí Người đương thời do Puskin sáng lập, vở Quan thanh tra công diễn lần đầu tiên ở Pêtécbua và Mátxcơva với những thành công lớn.

Năm 1837-1846 ông chủ yếu sống ở nước ngoài, tiếp tục viết Những linh hồn chết, cái chết của Puskin đã đánh dấu một giai đoạn đáng buồn trong cuộc đời Gôgôn, do xa rời phong trào dân chủ trong nước và gần gủi những giới tiêu cực phản động ở nước ngoài, Gôgôn ngày càng chìm sâu vào những tư tưởng tôn giáo thần bí, phản động. Năm 1846 ông cho in cuốn Trích những thư từ gởi bạn hữu, trong đó ông công khai bảo vệ chế độ nông nô, giai cấp địa chủ quý tộc, tuyên truyền tu thiện đạo đức, coi đó là biện pháp tốt nhất để loại trừ những tệ lậu của xã hội. Bêlinxki đã viết thư kịch liệt phê phán (bức thư này bị Nga hoàng cấm vì nội dung dân chủ cách mạng, nhưng vẫn được lưu hành bí mật, Đôxtôiepxki đã đọc nó trong nhóm Petrasepxki, vì thế ông bị xếp vào phần tử lãnh đạo nhóm này và bị bắt, kết án tù khổ sai) và Gôgôn phải thừa nhận những sai lầm của mình. Năm 1845 ông đốt bản thảo Những linh hồn chết tập II sau năm năm lao động miệt mài.

Năm 1848 ông hành hương đến Jeesusalem sau đó ông trở về Nga.

Tháng 01.1852 ông lại viết xong Những linh hồn chết tập II lần nữa nhưng lại đốt các bản thảo đó trước khi qua đời, tập II chỉ còn lại 6 chương dưới dạng bản nháp.

Gôgôn từ trần ngày 04.03 9 (lịch Nga cũ 21.02) 1852 tại Mátxcơva.

II. Vở hài kịch Quan thanh tra:

Trong bức thư gởi Puskin đề ngày 07.10.1835, Gôgôn viết: “ Anh làm ơn cho tôi một cốt truyện nào đó, một mẩu truyện nào đó buồn cười hay không buồn cười cũng được, nhưng phải là của Nga chính cống. Hiện nay tôi đang run lên vì muốn viết hài kịch … Anh hãy cho tôi cốt truyện, lập tức sẽ có ngay một vở hài kịch năm hồi và tôi xin thề rằng nó sẽ buồn cười hơn cả con quỷ …” Puskin đã thỏa mãn lời đề nghị của Gôgôn và cuối tháng 12 năm đó, Gôgôn đã đọc cho nhà thơ Giucốpxki nghe vở kịch Quan thanh tra.

Tác phẩm chứa đựng một nội dung xã hội rộng lớn, trong đó ông chỉa mũi nhọn vào tất cả bộ máy hành chính quan liêu đương thời, vạch trần những tệ lậu thối tha thuộc về bản chất của giai cấp thống trị, sự mục nát của chế độ nông nô chuyên chế. Với đề từ đầu trang sách “Mặt mày méo mó, đừng đổ lỗi tại gương”, tấm gương hiện thực của ông đã phản ánh tất cả bộ mặt của chế độ nông nô, cảnh sát Nga hoàng.

2.1 Tóm tắt tác phẩm:

Đúng giữa lúc cái tin quan thanh tra từ Pêtécbua sẽ về kiểm tra làm náo loạn tất cả bọn quan lại ở một thành phố nọ (vì bọn này không ít thì nhiều đều có tội lỗi), thì một anh công chức quèn đi qua. Vì sợ hải tất cả bọn họ tưởng lầm anh chàng công chức đó là quan thanh tra, bèn thi nhau đút lót, nịnh nọt hắn và tố cáo lẫn nhau, không từ một thủ đoạn nào để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Thấy vậy viên công chức tự nhận luôn mình là quan thanh tra và tìm mọi cách làm sao bòn tiền cho thật nhiều của bọn quan lại. Cuối cùng, khi thấy sắp bị bại lộ, hắn đánh bài chuồn. Sau khi tên này đi rồi, do một sự tình cờ, bọn quan lại mới biết mình đã lầm. Vừa khi đó, quan thanh tra thật từ Pêtécbua đang tới, nghỉ tại khách sạn và đòi gặp mặt tất cả. Cả bọn kinh ngạc, đờ ra như đá.

2.2 Phân tích tác phẩm:

Trong tác phẩm, đại biểu điển hình cho bộ máy hành chính quan liêu là thị trưởng Xcôvôdơnich Đơmukhanốpxki. Đó là một viên quan lại đã già đời trong nghề bịp bợm, ăn hối lộ và ăn cắp của cải nhà nước, từ một viên chức quèn, nhờ nịnh hót, hối lộ ông đã trở thành vị quan cao nhất thành phố. Y thành thạo trong việc khúm núm trước quan trên, hống hách nạt nộ kẻ dưới, dung túng cho bọn dưới quyền hạch sách, bóp chẹt nhân dân. Thành phố bất bình với y, y hy vọng sau này sẽ trở thành bố vợ quan thanh tra, sẽ về Pêtécbua leo lên chức nguyên soái, ảo tưởng càng lớn, đến lúc vỡ mộng thật thảm hại (cuối vở kịch). Y là sản phẩm của chế độ quan liêu-cảnh sát Nga hoàng, y hết lòng phục vụ chế độ để được sung sướng và ngày càng leo cao trên bậc thang danh vọng.

Bên cạnh tên thị trưởng, Gôgôn đã xây dựng thêm một số bọn tay chân của y. Đó là chánh án Liápkin Tiápkin, một con người “có hiểu biết đôi chút” vì đã đọc dăm sáu cuốn sách, thích đoán mò và thích ăn hối lộ. Viên chủ sự bưu vụ Spêkin “bộc tuệch đến mức ngây thơ”, chuyên bóc thư và xem trộm thư của người khác. Viên quản lý viện tế bần Demlianica nịnh nọt và hay lừa lọc, trắng trợn tuyên bố không dùng thuốc men đắt tiền cho bệnh nhân vì “nếu kẻ nào chết, tự khắc hắn chết, nếu kẻ nào khỏi, tự khắc hắn sẽ khỏi mà thôi.”.

Nhân vật chính được sáng tạo thành công là viên thanh tra giả Khơlextacốp. Mặc dầu chỉ là viên công chức quèn, “vào lọai đoản vị” ở Pêtécbua, mới 23 tuổi, gầy còm, hơi ngốc nghếch, nhờ sự hoảng sợ làm mờ mắt tất cả bọn quan lại thành phố mà được nâng lên thành “vị đại nhân”, nhưng y có đủ tất cả thói xấu xa của quan trường thủ đô, thậm chí của cả xã hội quý tộc lúc bấy giờ. Mục đích cuộc sống của Khơlextacốp là hưởng lạc, trong những lời nói khoác của y hiện ra lý tưởng sống của kẻ tầm thường, đồng thời đây cũng là hình ảnh châm biếm phóng đại nhưng khá chân thực về cuộc sống xa hoa phù phiếm của bọn quan lại cao cấp ở thủ đô (các cuộc khiêu vũ gia đình, quả dưa hấu đáng giá 700 rúp, món xúp măng từ Pari mang sang…). Thói hư vinh của giới quan trường cũng hiện hình trong lời nói khoác lác của Khơlextacốp (ba vạn năm nghìn phái viên đến mời y điều khiển cả một vụ, y làm cho Quốc vụ viện phải sợ hãi, chỉ mai kia và y sẽ được thăng lên chức đại thống chế…). Chính vì mù quáng, quỵ lụy trước chức tước nên bọn chúng đều tin y nói thật và bị y bòn rút hết tiền của, chim chuột hết con gái đến vợ thị trưởng … mà vẫn được trọng vọng như thường.

Ý nghĩa vở kịch Quan thanh tra rất lớn, ở đây Gôgôn đã phê phán quyết liệt chế độ xã hội đương thời nhân danh một lý tưởng về một xã hội công bằng, như Bêlinxki đã viết: “Trong hài kịch, cuộc sống được miêu tả cho chúng ta thấy như nó đang có để đưa chúng ta tới một quan niệm rõ ràng về cuộc sống như nó cần phải có. Một mẫu mực tuyệt vời nhất của hài kịch nghệ thuật là vở Quan thanh tra của Gôgôn”.Trong tác phẩm Gôgôn không đưa ra một nhân vật chính diện nào, bởi vì ông e rằng nếu có “một nhân vật trung thực” thì mọi người sẽ dồn tất cả sự chú ý vào đó và lãng quên những nhân vật mà ông đả kích, hơn nữa, theo ông có một nhân vật như vậy thì nó cũng sẽ bị mờ đi và không đáng kể, tuy nhiên nhân vật chính diện vẫn có mặt ở vở kịch dưới một dạng đặc biệt và rất cao thượng: đó là cái cười. Tính cách các nhân vật trong vở kịch của Gôgôn đều rất điển hình là nhờ ở tài năng cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật của ông.

Tác phẩm còn có những hạn chế nhất định, tác giả còn chưa đưa ra được một lực lượng chân chính, có khả năng đối lập với bọn Khơlextacốp, thị trưởng cùng bè lũ mà chỉ đưa ra hình ảnh một quan thanh tra chính thức để đối lập với chúng (không xuất hiện trên sân khấu).

II. Tiểu thuyết Những linh hồn chết (Tập I):

            Là tác phẩm lớn nhất của Gôgôn, nó đánh dấu một bước tiến quan trọng của Văn học hiện thực Nga. Theo tác giả kể “ do thấy Gôgôn có tài đoán rõ con người và chỉ phác vài nét là bỗng vễ ra ngay con người rất sinh động” nên Puskin đã cung cấp cho Gôgôn đề tài mà thi sĩ định viết thành một thiên trường ca. Đó chính là đề tài của tiểu thuyết “Những linh hồn chết” mà Gôgôn bắt đầu viết từ 1835 ở Nga và hoàn thành năm 1841 tại La mã. Để được in tác phẩm Gôgôn phải nhờ Bêlinxki và một số bạn bè có thế lực can thiệp nhưng do áp lực kiểm duyệt nên ông phải sửa lại “Câu chuyện về đại úy Kôpâylin”. Năm 1842 Những linh hồn chết ra mắt bạn đọc và tác phẩm đã gây ra một cuộc tranh cải làm chấn động nước Nga, bọn phản động thì mạt sát, những nhà dân chủ lại ca ngợi.

            Trong tác phẩm Gôgôn đã ghi lại bộ mặt xấu xa ghê tởm , sự phá sản và bất lực của giai cấp quý tộc, vạch rõ con đường làm giàu đen tối của bọn con buôn và tỏ lòng đồng cảm sâu sắc với số phận của quần chúng nông nô. Gôgôn không miêu tả toàn diện đời sống hàng ngày của từng tên địa chủ một, ông đặc biệt chú trọng ghi lại bộ mặt tinh thần của từng tên địa chủ một, nhất là sự bất lực của chúng trong việc quản lý trại ấp, ngòi bút sắc sảo của ông đã vạch ra năm nhân vật địa chủ vô cùng sinh động và đa dạng:

-Manilốp: Một con người nhu nhược, không có cá tính, lười biếng, trong suốt 2 năm cuốn sách y đọc dở vẫn đánh dấu số 14! Ý định bọc lại chiếc ghế bành vẫn là dự định, con người có cặp mắt ngọt như mía lùi đó đắm mình trong những mơ mộng viễn vông, ưa thích lối sống gia đình thơ mộng kiểu tình cảm chủ nghĩa và lối xã giao màu mè, hình thức. Y chẳng bao giờ dòm ngó đến công việc làm ăn ở trại ấp. Y chính là hiện thân của cuộc sống trống rỗng, bất lực.

- Mụ Kôrôbôxca, chỉ có chừng 80 nông nô, đã bộc lộ khá đầy đủ thói bo xiết, ki cóp, giữ của, lúc nào mụ cũng nghiêng đầu khóc lóc về chuyện mất mùa, thua thiệt nhưng vẫn từ từ nhét đầy túi vải những đồng 5 rúp, túi khác những đồng 50 côpếch và túi thứ ba những đồng 25 côpếch. Vói mụ ta việc mua bán nông nô chẳng có gì lạ, mụ từng bán hai chị thợ dệt, mỗi chị 100 rúp nhưng khi Sisicốp ngỏ lời mua những người nông nô chết, mụ có hơi ngại vì vốn sùng đạo nhưng thật ra “mới bán lần đầu, tôi sợ thiệt”. Mụ là đại biểu điển hình của tinh thần thủ cựu của giai cấp địa chủ Nga.

-Nôdơđơriđốp là một tay anh chị hay gây gỗ, một tay cờ bạc bịp, sống ở hàng quán, hội hè đình đám nhiều hơn ở nhà, một tên khoác lác mà không biết ngượng mồm và để bảo đảm cho lời nói của mình y dùng một thủ đoạn quen thuộc của các tên bịp bợm là thách người ta đánh cuộc.

-Xôbakiêvích là một tên địa chủ thô lỗ và trắng trợn, y chuộng sự chắc chắn vững bền đến mức thô kệt (tiếng Nga xôbaca là con chó), hình thù và cách ăn mặc của y làm cho người ta nghĩ đến một con gấu hạng vừa, cuộc sống đối với y rút lại chỉ còn một việc là ních cho đầy cái dạ dày khổng lồ, y bảo “người ta cần học vấn nhưng bác biết không, tôi cóc cần học vấn”, y chửi bới các nhà y học chữa bịnh bằng cách tiết độ ăn uống, y xem việc mua bán những linh hồn chết của Sisicốp là một việc hoàn toàn tự nhiên, giống như việc mua bán trăm nghìn thứ khác.

-Pliuxkin từ một người chí thú làm ăn, người chủ của một gia đình đầm ấm trở thành một kẻ say mê làm giàu, một kẻ keo kiệt bủn xỉn., y khoác một bộ áo tả tơi đến nổi gặp lão người ta khó mà đoán được đây là đại điền chủ hay hành khất, đàn ông hay đàn bà. Suốt ngày lão đi quanh trại ấp nhặt hàng trăm thứ vặt vãnh, từ đế giày đến mẫu đinh về chất đầy nhà. Nông nô đã đặt cho lão cái tên “lão bòn mót”. Rút cục thói keo kiệt này đã hủy hoại, bóp chết mọi tình cảm nhân đạo trong lòng y. Mặc cho lũ con tìm mọi cách lung lạc tình cảm, mọi của cải mồ hôi nước mắt của nông nô vẫn cứ trôi vào chiếc dạ dày không đáy cùng thói keo kệt của lão.

Tất cả những biểu hiện khác nhau của bọn địa chủ được Gôgôn miêu tả đều hướng đến một điểm chung của bọn họ là bản chất xấu xa, vô học, keo kiệt và tàn ác. Chính vì vậy tác phẩm không phải những linh hồn chết của nông nô mà là của bọn địa chủ quý tộc.

Nhân vật trung tâm trong cuốn tiểu thuyết là Sisicốp, y hiện ra trước mắt người đọc như một kẻ thạo đời, khéo léo, nhanh nhẹn như một quân nhân, ưa thích sạch sẽ, có một quá khứ bí mật và đang đeo đuổi một công việc ám muội. Trước mắt người đọc y là một kẻ ba phải nhưng thực tế y là một kẻ xảo trá, biết lươn lẹo, khéo nịnh hót và luồn cúi quan lại. Mục đích của Sisicốp là làm sao kiếm được nhiều tiền, từ nhỏ bố y dạy: “một thằng bạn hay một kẻ tâm giao sẽ bỏ rơi mày trong cơn hoạn nạn, nhưng đồng côpếch thì không.” Khi mua được những danh sách linh hồn chết của nông nô với giá rẻ, y không kìm nén nổ vui sướng của mình, hơn cả những đứa trẻ được cô giáo tặng quà. Y không từ bỏ một thủ đoạn làm giàu nào miễn sao kiếm được thật nhiều tiền, đất kiếm ăn của y là những vùng đất bị thiên tai, mất mùa khiến nhiều nông nô đói khổ mà chết, Y tàn nhẫn, vô liêm sĩ khiến Nôdơđơrốp đã chửi thẳng y là một thằng đại bịp bợm. Hành động ám muội của y không chỉ dựa trên sự ngu muội và bất lực của bọn địa chủ mà còn được bọn quan lại, cảnh sát trưởng, tỉnh trưởng, chánh án … giúp sức. Sisicốp chính là sản phẩm của quan hệ tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện ở Nga.

Gôgôn không chỉ vẻ nên bức tranh hiện thực của bọn quan lại địa chủ, tác phẩm còn thể hiện những ước mơ tự do và sự phẩn nộ của nông nô, những đoạn trữ tình trong tác phẩm là những đoạn văn tràn ngập niềm xúc động thiêng liêng và niềm tự hào sảng khoái của tác giả khi nói về nước Nga vì thế nó không gieo vòa lòng người một chút bi quan nào. Chính Gôgôn đã sáng tạo nên các nhân vật nhờ sự hiểu biết chứ không phải bằng trí tưởng tượng nên nhân vật có cá tính rõ nét, không lặp lại khiến cho nụ cười trong tác phẩm mang nội dung xã hội sâu sắc.

III. Những linh hồn chết tập II:

Sau khi Gôgôn mất, người ta tìm thấy trong di cảo của ông 6 chương của tập II, sắp xếp lại và đem xuất bản vào đầu năm 1855, những chương này do người đời sau sắp xếp theo ý chủ quan của mình rồi đem in nên có giá trị về lý luận văn học, về tư tưởng tác giả nhiều hơn về mặt văn học. Ở tập II, tác giả có ý định miêu tả những nhân vật đạo đức, những nhân vật có khuyết điểm “cả cái xấu và tốt trong con người Nga” để giảm bớt cảnh tối tăm, ngột ngạt trong đời sống. Ông sáng tạo hơn thêm một loạt hình tượng địa chủ kẻ nọ tầm thường hơn kẻ kia. Đó là Khơlôbuiép ăn chơi đến khuynh gia bại sản, Kôxcariép học mót một cách ngu xuẩn, muốn bê cả bộ máy quan liêu của chính quyền Nga hoàng vào trại ấp nhỏ bé của mình. Thành công nhất của tác giả trong mấy chương này là ở việc miêu tả Tententétnicốp một kẻ lười thối thây, một con người thừa bất lực, anh em của Obômốp.

Với Những linh hồn chết tập II, Gôgôn lại muốn đi tìm lý tưởng trong chính cái thế giới của bọn người mà ông đã từng lên án, ông muốn làm sống lại những linh hồn chết, ông đi tìm một cái “Hãy còn chưa có ở trên đời này”, “Ông chưa nhìn thấy những con người chân chính của tương lai ở chính cái nơi duy nhất có thể tìm thấy họ”.

KẾT LUÂN:

Cùng với Puskin, Gôgôn là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga, tính chất dân tộc đặc biệt , tính chất độc đáo là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Gôgôn, ông đã làm cho nhân dân Nga nhận thức rõ hơn về cảnh ngộ của mình, về chính bản thân mình.Tác phẩm của Gôgôn vì thế là một đóng góp quý báu vào phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân Nga và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

 

 

 

Hướng dẫn đọc thêm:  

                                   

                                   F.M. ĐÔXTÔIÉPXKI

                                                            (1821- 1881)

                                                         ( Thời gian 2 giờ)

 

I. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác:

Đôxtôiépxki sinh ở Mátxcơva, cha là bác sĩ quân y, ông nội thuộc gia đình quí tộc phá sản, làm linh mục ở một tỉnh nhỏ. Tính cách độc đoán khắc nghiệt của bố khiến thời trai trẻ của nhà văn chẳng được vui vẻ thoải mái. Mẹ xuất thân từ một gia đình thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, bà hiền hậu thông minh có tâm hồn phong phú, say mê đọc tiểu thuyết. Bà sinh nhiều con và bà qua đời lúc Đôxtôiépxki 16 tuổi khiến nhà văn phải mang nặng suy nghĩ đau khổ. Gia đình nhà văn giữ truyền thống tập tục cổ và nghi thức tôn giáo. Từ nhỏ ông thích đi ngắm những công trình kiến trúc ở cung điện Kremli và nhà thờ. Kinh Thánh có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn nhà văn sau này.

Những năm trung học, Đôxtôiépxki sống trong kí túc xá, đọc nhiều tác phẩm văn học Nga và nước ngoài từ Puskin, Gôgôn, Lécmôntốp... đến Hugo, Bandắc, Shiller... Sau khi mẹ mất, anh vào Học viện kĩ thuật quân sự ở thủ đô theo lệnh của bố mặc dầu anh thích học khoa Văn ở Mátxcơva. Tốt nghiệp, anh làm kĩ sư bản đồ chưa đầy một năm thì chán nản, bỏ nghề. Thôi việc năm 1844, Đôxtôiépxki bắt tay vào nghề viết văn với bản dịch xuất sắc tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê của Bandắc ra tiếng Nga. Năm sau, Đôxtôiépxki viết xong tác phẩm nổi tiếng Những kẻ đáng thương hại (1845). Cuốn tiểu thuyết bằng thư này đã đưa nhà văn vào vị trí vững vàng trên văn đàn Nước Nga.

Tiểu thuyết Những kẻ đáng thương hại kể về mối tình trong nghèo túng của một công chức nhỏ Maca Devuxkin với cô gái nghèo bệnh tật Varenca. Một truyện tình bi thảm, hai người yêu nhau thắm thiết. Mối tình đựợc thể hiện qua những bức thư qua lại đầm đìa nước mắt và cuối cùng họ đành phải xa nhau. Vì muốn thoát khỏi bệnh tật và nghèo đói, Varenca đành chọn kết hôn với Bưcốp, một gã tư sản địa chủ cao tuổi, giàu có chỉ biết quí tiền bạc và say mê hưởng lạc. Đọc tác phẩm này, nhà phê bình Bêlinxki sung sướng khen ngợi: “Anh sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại”. Từ đó Đôxtôiépxki say mê vững bước trong nghề viết văn và chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng tiến bộ của nhà phê bình dân chủ cách mạng Bêlinxki.

Mùa xuân 1846, Đôxtôiépxki kết thân với nhóm văn học cách mạng Petrasepxki, ông viết truyện Những đêm trắng (1848). Tháng 4 năm 1849 ông bị bắt tống giam vì “đã đọc bức thư cấm” của Bêlinxki gửi nhà văn Gôgôn trong nhóm cách mạng mang danh “Tháng Mười Một 1849” và bị kết án tử hình vì tội truyền bá bức thư “tội lỗi” đó. Nhưng khi Đôxtôiépxki đứng trước mũi súng tử hình trên quảng trường thì nhà vua thay tội chết bằng tội lưu đày khổ sai biệt xứ bốn năm, sau đó lại buộc vào làm lính phục vụ quân đội không thời hạn. Trò chơi độc ác của vua Nga Nicôlai I càng làm tăng thêm bệnh thần kinh của nhà văn, cùng mười năm tù đày ở Xibêria sống trong thiếu thốn, lao động cực nhọc, o ép tinh thần khiến sức khoẻ ông tàn tạ, tư tưởng dao động, mất lòng tin vào cuộc sống và con người. Ông bảo rằng đó là những năm “bị chôn sống và bó trong quan tài”. Ông viết được cuốn Bút ký từ ngôi nhà chết (1854-1859). Sách gồm ba phần: Phần I nói về đời sống và tập quán nhà tù, miêu tả từ quần áo, ăn uống, tắm giặt, bệnh xá, rượu chè, cờ bạc gông cùm và cảnh vật xung quanh. Phần II Những chân dung của người tù khổ sai, đời sống và tâm lí của họ, trong đó có những người tâm hồn sâu sắc và phong phú kì diệu...Phần III là những mẫu chuyện quá khứ của người tù với những tội lỗi, say mê và hận thù giữa một thế giới đắm chìm trong nô lệ và ngu dốt. Cuốn sách đã gây xúc động cho nhiều người khiến họ hiểu được cảnh sống bi thảm của nhân dân dưới chế độ Nga hoàng.

Năm 1859, ông được trở về Pêtécbua và bị quản thúc suốt đời, Đôxtôiépxki tiếp tục viết tiểu thuyết Những người bị lăng mạ và bị sỉ nhục (1861). Năm 1862 nhà văn đi Pháp, sang Anh rồi Thuỵ sĩ và Ý. Sau những ngày sống ỏ châu Âu, ông lại viết Ghi chép mùa đông về những ấn tượng mùa hè (1863) bóc trần những căn bệnh thối tha của chủ nghĩa tư bản, lên án giai cấp tư sản với thế lực đồng tiền chà đạp khẩu hiệu “Tự do bình đẳng bác ái” của Cách mạng tư sản Pháp trước đây. Nạn thất nghiệp, nghèo đói, mãi dâm của công nhân ở Paris, Lônđôn và những thành phố lớn tây Âu diễn ra bên cạnh cảnh sống giàu sang của người tư sản ngạo nghễ đắc thắng. Nhà văn không giấu lòng căm giận của mình và nỗi thất vọng trước sự phát triển của nền công nghiệp tư bản cùng với nền văn minh giả dối. Mặt khác ông cũng miêu tả công nhân như những người vô đạo đức, rượu chè và bất lực. Ông còn viết tiếp cuốn sách Bút ký dưới căn hầm (1863-1864) bộc lộ tâm tư sâu kín của mình, lần đầu tiên ông phê phán “chủ nghĩa xã hội không tưởng” do Petrasapxki đề xướng, chỉ trích tư tưởng cách mạng dân chủ của Bêlinxki và Sécnưsepxki, những thần tượng mà ông từng sùng bái hồi trai trẻ, trước khi đi tù. Ông nhiệt tình ca ngợi “chủ nghĩa cá nhân cực đoan”, đặt bản thân mình lên trên hết, ca ngợi thói vô đạo đức kiểu “người hùng”, cho rằng sống trên đời mọi việc đều có thể làm, bất cần luật lệ nào.

Viết xong cuốn Tội ác và hình phạt (1865-1866), ông lại viết Gã cờ bạc (1866), Chàng ngốc (1867-1868), Lũ quỉ ám (1871-1872). Lũ quỉ ám là “tác phẩm thiên tài nhất và độc ác nhất trong vô số những hành động bôi nhọ phong trào cách mạng những năm 70” của nhà văn.

Sau đó ông lại viết Gã thanh niên mới lớn (1874-1875) lên án chủ nghĩa tư bản và những tai hoạ của nó trên đường phát triển. Những cảnh con người tha hoá, lộn xộn nhốn nháo chạy theo đồng tiền, lợi nhuận và quyền lực đã ngự trị xã hội, tác động sâu sắc đến người lớn và cả trẻ em, đó là chủ đề nổi bật của tiểu thuyết. Nhà văn rơi vào tình trạng tự mâu thuẫn: vừa muốn nước Nga tránh khỏi tai hoạ của chủ nghĩa tư bản lại vừa chỉ trích những tư tưởng cách mạng đúng đắn!

Cuốn tiểu thuyết dang dở Anh em nhà Caramadốp (1879-80) lại là cuốn tiểu thuyết nổi bật hơn hết, thể hiện đầy đủ tài năng trí tuệ và thế giới quan của nhà văn trước khi qua đời (1881).

Mặc dầu có nhiều sai lầm về quan điểm chính trị, triết học và nhân sinh, Đôxtôiépxki vẫn là “nhà văn thiên tài biết phân tích những căn bệnh của xã hội thời ông”, là “một thiên tài không thể phủ nhận được, với sức biểu hiện như vậy thì chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng”, đó là nhận xét của nhà văn Maxim Gorki.

1. Tác phẩm Tội ác và hình phạt:

Tội ác và hình phạt (Пресмуиление и наказание) là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Fiođo Mikhailôvich Đôxtôiépxki. Tiểu thuyết này cùng với Anh em nhà Kamadốp là hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Đôxtôiépxki. Tạp chí Time đã bình chọn Tội ác và hình phạt là một trong số những cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tội ác và hình phạt tập trung vào nhân vật trung tâm Rôđiôn Rômanôvich Raxkônnihkốp, một sinh viên trường luật ở Pêtécbua. Raxkônnhikốp xuất thân từ một gia đình nghèo ở nông thôn, bà mẹ không đủ điều kiện nuôi anh ăn học đến ngày thành đạt, cô em gái Đunhia giàu lòng hy sinh phải làm gia sư cho gia đình lão địa chủ quý tộc dâm dục ArkadI Ivanôvich Sviđrigailốp để nuôi anh. Nhưng vốn là một cô gái thông minh, giàu tự trọng, Đunhia bỏ việc dạy học vì bị lão địa chủ Sviđrigailốp ve vãn hòng chiếm đoạt, mặc dù lão đã có vợ con. Đời sống gia đình ngày càng khó khăn khiến Raxkônnhikốp phải bỏ học giữa chừng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, một người mối lái đưa Piôt Petrôvich Ludhin một viên quan cao cấp ngành Toà án ở Thủ đô đến gặp Đunhia hỏi vợ.

Do đời sống thiếu thốn, hàng ngày chứng kiến nơi cái xóm trọ toàn dân nghèo với bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn, lại bị tiêm nhiễm bởi triết lí người hùng khi mơ tưởng một ngày sẽ được như Napôléon Bônapate, Raxkônnhikốp tự coi mình là phi thường, thường xuyên khép kín lòng mình, bơi mãi miết trong những suy tư đơn độc, nung nấu những căm uất về tình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội và tìm kiếm lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình. Những lý do đó đã khiến chàng, trong một lần nọ, đã quyết định đến nhà mụ cầm đồ Aliôna Ivanốpna giàu nứt đố đổ vách, lạnh lùng lấy búa bổ vỡ đầu mụ và cướp tiền bạc, châu báu. Sau khi mở được két tiền, quay ra chàng gặp ngay em gái mụ cầm đồ, Elidabet. Vì quá hốt hoảng Raxkônnhikốp vung búa đập chết luôn ả. Trốn khỏi căn nhà mụ cầm đồ, chàng giấu kín gói đồ cướp được dưới một tảng đá và không dám tiêu một đồng mặc dù không còn một xu dính túi. Sau vụ giết người khủng khiếp đó, dù chưa bị phát hiện, lương tâm của Raxkônnhikốp vẫn bị dày vò triền miên. Chàng như người mất hồn tâm thần hoảng loạn, đêm nằm mê sảng vật vã, ngày đi lang thang vơ vẩn.

Trong một hôm uống rượu giải khuây, trong quán tình cờ Raxkônnhikốp tâm sự với một bác công nhân già nát rượu Marmêladốp và biết được Sônia, con gái bác phải bán thân để nuôi cả cha, mẹ kế và các em trong khung cảnh đói rét và bệnh tật. Raxkônnhikốp đã đến với Sônia để rồi tình cảm giữa chàng và Sônia ngày càng gắn bó.

Trong lúc đó, Đunhia tuy chưa rõ Ludhin là kẻ tốt hay xấu, nhưng cả mẹ và nàng đều tìm thấy ở con người có thế lực giàu sang này chỗ dựa chắc chắn về kinh tế, không chỉ giúp gia đình mà cả con đường công danh của Raxkônnhikốp về sau. Thương anh và thương mẹ, Đunhia đã nhận lời đính hôn với Ludhin, người có thể trở thành chỗ dựa kinh tế cho gia đình nàng, đồng ý cùng mẹ về sống ở thủ đô để chuẩn bị lễ cưới. Biết chuyện Raxkônnhikốp ra sức chống lại đám cưới của Đunhia và Ludhin, vì chàng hiểu rõ bản chất đồi bại bỉ ổi của kẻ tai to mặt lớn này trong giai đoạn chàng còn ở Pêtécbua. Chàng cho rằng nếu để em gái Đunhia cưới Ludhin thì không khác nào đồng ý cho Đunhia đi làm đĩ như số phận của Sônia. Như vậy là phạm tội ác đến hai lần, không chỉ giết chết nhân phẩm của Đunhia mà còn giết chết cả nhân phẩm của chính mình. Raxkônnhikốp đã không ngần ngại đuổi Ludhin ra khỏi nhà ngay trước mặt mẹ và em gái.

Đang đi lang thang trên phố, thấy bác công nhân Marmamêladốp nát rượu bị xe ngựa cán ngã lăn ra đường mê man bất tỉnh, Raxkônnhikốp đã vội vàng đưa bác về nhà, rồi tự tay bỏ tiền ra lo việc ma chay cho gia đình của Sônia. Từ đó tình yêu giữa chàng và Sônia ngày càng thắm thiết.

Ludhin, với bản chất xấu xa của hắn, không quên mối nhục và tìm cách trả thù Raxkônnhikốp. Nhân lúc nhà Sônia có tang, hắn giả vờ xót thương gọi Sônia tới nhà mình và cho nàng 10 rúp nhưng lại lén bỏ vào trong túi nàng một tờ 100 rúp. Sau đó, hắn đến đám tang, đột ngột bước vào không thèm chào hỏi ai và đến trước mặt bà mẹ góa kêu ầm lên là mất tờ 100 rúp hắn để trên bàn vào lúc Sônia tới nhà hắn. Hắn cả quyết rằng chỉ có Sônia lấy cắp, đòi khám áo Sônia và thấy quả là từ đáy túi áo ngoài của nàng rơi ra một tờ giấy 100 rúp được gấp làm tám. Ludhin la toáng lên yêu cầu gọi cảnh sát đến bắt Sônia. Mục đích của hắn nhằm bôi xấu Raxkônnhikốp và cứu vãn danh dự của bản thân: sở dĩ hắn không kết hôn được với Đunhia bởi ông anh trai nàng có người tình là kẻ ăn cắp. Nhưng trong lúc hắn đang hí hửng vì hạ nhục được Raxkônnhikốp trước đông đảo mọi người, thì bạn của hắn, trước đó vô tình đứng ngoài cửa đã chứng kiến Ludhin bỏ tờ giấy bạc 100 rúp vào túi Sônia, tưởng Ludhin cho tiền để giúp đỡ Sônia. Anh bạn đã vạch mặt trò bịp này của Ludhin và không thể chối cãi, Ludhin bẽ mặt lủi thủi ra về.

Raxkônnhikốp vẫn triền miên trong nỗi ân hận dày vò vì đã giết người cướp của. Tâm trí chàng luôn căng thẳng, vừa vì sự lẩn tránh tội lỗi, vừa vì những dằn vặt ám ảnh của bản thân khiến toàn thân chàng nhiều lúc rã rời, đầu óc muốn nổ tung, và đã tâm sự với Sônia rằng anh giết người bởi muốn trở thành một Napôléông Bônapat (?). Trong một lần tự đối thoại với chính mình, chàng đã liên tục tự hỏi "ta là con sâu con bọ run rẩy hay ta có quyền lực?", và khi hiểu ra phần nào chàng đã thốt lên “ta đã giết không phải một con người, ta đã giết một nguyên lí”. Với chàng lúc này hình phạt ghê gớm nhất không phải là tù đày mà là nỗi nhức nhối dai dẳng vì đã giết chết nhân phẩm của mình và cắt đứt quan hệ với những người thân thiết.

Đunhia hết sức đau khổ vì sự cùng quẫn của anh trai nhưng vẫn không thể tìm lối thoát. Trong lúc đó lão địa chủ Sviđrigailốp vẫn không từ bỏ ý định theo đuổi nàng, thậm chí hắn đã giết cả vợ. Song hắn không thể chinh phục nổi người con gái trong sáng và nghị lực ấy. Vốn là kẻ giàu có lại sống trụy lạc, hắn định kết hôn với một cô gái rất trẻ, con một quý tộc bị phá sản đang cần nơi nương tựa. Nhưng rồi trong một cơn khủng hoảng, bất ngờ hắn đã rút súng lục tự tử ngay gần bốt cảnh sát, để lại một bức thư tuyệt mệnh xác nhận rằng hắn tự tìm đến cái chết. Trước đó hắn đã vĩnh biệt Sônia, người sống cạnh buồng trọ của hắn, và tặng nàng số tiền 3000 rúp để giúp đỡ gia đình nàng sinh sống. Còn Raxkônnhikốp sau chín tháng dằn vặt đã đến tòa tự thú. Xét thấy thần kinh của chàng không ổn định, trước vành móng ngựa tòa miễn tội chết cho Raxkônnhikốp và đày chàng biệt xứ ở Sibiria trong 8 năm khổ sai. Sônia, người con gái đau khổ với trái tim tràn ngập bác ái đã tự nguyện gắn bó đời mình với người yêu nơi đày ải khắc nghiệt ấy.

2.Giá trị tác phẩm:

Tội ác và hình phạt là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh và hay nhất của toàn bộ hệ thống tác phẩm Đôxtôiépxki, là một trong những tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Với tấm lòng nhân đạo vô bờ bến, tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế tắc của lớp người dưới đáy xã hội Nga, nhất là tầng lớp trẻ trong trắng, nhiều khát vọng. Tác phẩm còn là lời tố cáo mãnh liệt tầng lớp tư sản hãnh tiến, giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng.

Nội dung sâu sắc như trên được chuyển tải bằng nghệ thuật phân tích tâm lí sâu sắc, tinh tế đến mức kì diệu đào đến tận đáy sâu tâm hồn nhân vật, tới cả đường gân thớ thịt dưới làn da con người; bằng sự đan xen giữa tuyến cốt truyện trung tâm “tội ác và hình phạt” với một số tuyến độc lập khác, như tuyến cốt truyện gia đình Marmêlađôp, tuyến cốt truyện Đunhia... Chính trong quan hệ đối chiếu đó mà chiều sâu xã hội cùng những tâm tư phức tạp của con người có điều kiện được bộc lộ một cách chân thật.

 

KẾT LUẬN:

Trong các truyện của Gôgôn, ranh giới giữa hiện thực và phi hiện thực thường bị xóa nhòa, tạo thành một thế giới tranh tối tranh sáng, trong đó ma quỷ hóa thành người, người hóa thành ma quỷ. Sức mạnh của quỷ, hay sức mạnh của cái xấu, cái ác, của cái vật chất tầm thường dung tục đã và đang hủy hoại con người, biến họ thành những thân thể sống chứa bên trong những linh hồn đã chết. Đó cũng là điều đã dẫn Gôgôn  đi đến việc sáng tạo tác phẩm tiểu thuyết quan trọng nhất của mình.

Trừ một số ít ngoại lệ, có thể nói chủ nghĩa hiện thực của  khôn Gôgôn, không phải nằm ở sự phân tích tâm lý, tình cảm con người. Để xây dựng nên những tính cách điển hình, Gôgôn đã dựa vào những chi tiết hiện thực. Sức mạnh hiện thực của  chủ yếu Gôgôn là sức mạnh của các chi tiết, và không một nhà văn Nga nào, ngoại trừ Tônxtôi, đã vận dụng chúng  một cách phong phú và có hiệu quả như Gôgôn. Trong chương viết về Ludhin, hơn một nửa số trang là dành cho việc mô tả tỉ mỉ lối vào điền trang, cảnh  xóm làng và các khu vực phụ cận, bên ngoài và bên trong ngôi nhà của ông chủ, quần áo, bộ dạng, cử chỉ của bản thân ông chủ. Nhà văn đã dày công vẽ nên một bức tranh về sự phù hợp, tương xứng giữa tính cách của nhân vật Ludhin với diện mạo bề ngoài của lão, với tất cả môi trường xung quanh lão.

Yếu tố dị thường, chất trào phúng là một đặc tính của chủ nghĩa hiện thực, cũng đồng thời là cái gây sức hấp dẫn đặc biệt trong tiểu thuyết của Gôgôn. Cuộc sống được tái sinh, được khám phá qua tiếng cười và qua nước mắt. Mặc dù tinh thần trào phúng dường như chiếm ưu thế, nhưng đó chỉ là bề mặt, và bên dưới bề mặt đó là một nỗi buồn vô tận về cuộc sống Nga với sự tàn suy, bất công và trì trệ của nó. Hình ảnh cỗ xe tam mã phóng như bay ở cuối phần 1 tiểu thuyết đầy tính tượng trưng. Đó cũng là hình ảnh của nước Nga mãnh liệt đang lao về phía trước. "Nước Nga, người đi về đâu?" câu hỏi đó đối với Gôgôn, cũng như những con người thời đại ông, còn băn khoăn lo lắng chưa tìm ra lời giải đáp, nhưng với tình yêu và cảm quan của người nghệ sĩ, nhà văn tin rằng những chuyển động của nước Nga là hết sức quan trọng và hết sức to lớn, khiến cho "các dân tộc khác phải rẽ ra và nhường lối".

 

 

Câu hỏi ôn tập:

         

            1. Thuyết trình về vở kịch “Quan thanh tra” của Gôgôn.

            2. Giá trị tố cáo trong tiểu thuyết “Những hồn chết’ (tập I) của Gôgôn.

            3. Phân tích về số phận bế tắc của lớp người dưới đáy xã hội Nga trong tác phẩm “Tội ác và hình phạt’ của Đôxtôiépxki”.  

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương IV                                 

 

NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT

CỦA VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX

( Thời gian 2 giờ)

 

1. Mục tiêu :

- Giúp sinh viên nắm bắt được hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển văn học Nga thế kỷ XIX.

- Thấy rõ sự sụp đổ tất yếu của chế độ Nga hoàng cùng sự ra đời một giai cấp tiên tiến trong tiến trình lịch sử đấu tranh của loài người: Giai cấp vô sản.

- Các tác phẩm phản ánh lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả, tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chính những tư tưởng này đã tạo nên tầm vóc thế giới cho văn học Nga.

- Sự phân hóa của tầng lớp quý tộc phong kiến cùng với thành tựu rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực  Nga được thể hiện bằng những đóng góp to lớn của L.Tônxtôi, Sêkhốp, Gôgôn, Đôxtôiépxki …

- Văn học Nga thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nghệ thuật thế giới, giàu tính chiến đấu cho lý tưởng tự do, hạnh phúc của nhân dân.

- Hướng dẫn sinh viên nắm vững những nét đặc sắc về nghệ thuật xât dựng tính cách nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch để vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc phân tích các tác phẩm của các nhà văn hiện thực Nga.

- Giúp sinh viên biết so sánh, đánh giá văn học hiện thực Nga với văn học hiện thực phương Tây.

- Sinh viên biết cách chọn một chủ đề trong các sáng tác của các nhà văn hiện thực để trình bày trước tập thể hoặc trong bài viết của mình.

- Sinh viên thêm yêu mến, quý trọng đất nước Nga, nhân dân lao động và tầng lớp trí thức, quý tộc tiến bộ Nga trong quá trình đấu tranh để giành tự do, bình đẳng cho dân tộc.

2. Nội dung

            - Nội dung giảng dạy: Giới thiệu cho sinh viên về:

        + Đặc điểm chung của trào lưu văn học hiện thực Nga và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ XIX.

        + Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX phản ánh kịp thời và trực tiếp các biến chuyển lịch sử xã hội.

        + Giàu tính chiến đấu cho lý tưởng tự do, hạnh phúc của nhân dân.

        + Lý tưởng thẩm mỹ gắn liền với tính hiện thực.

        + Nguyên nhân và sự phát triển rực rỡ của văn học Nga.

        + Kết luận.

3.Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

- Tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm để sinh viên vận dụng năng lực sáng tạo và chủ động trong học tập đồng thời kiểm tra được mức độ chuẩn bị, nghiên cứu bài học ở nhà của sinh viên.

            - Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh minh họa giúp sinh viên khắc sâu một số kiến thức về mặt lý luận về văn học hiện thực Nga.

            - Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của sinh viên.

            - Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà về những câu hỏi gợi ý trong phần ôn tập và kiểm tra hết học phần.

4.Tài liệu:

- Trần Thị Phương Phương, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, NXB KHXH, Hà Nội, 2005.

- Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999.

- Nguyễn Văn Giai, Văn học Nga giản yếu, Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHTH TP.HCM, 1989.

- Bài viết Chuyên mục: Nước Nga – Văn học Nga . Tác giả myheartmoscow.

- Văn học Nga “Thế kỷ bạc” như một chỉnh thể phức tạp. GS.TS Keldysh.

- Giáo trình Văn học Nga – Nguyễn Văn Kha . Đại học Đà lạt 2001.

- Giáo trình Văn học Nga - Đại học An Giang -  2005.

         * Từ tài liệu nghiên cứu của Thư viên nhà trường.

         *Trích thông tin từ nguồn internet, từ các trang website sau: 

- http://vnthuquan.net.truyen.com.vn

- http// w.w.w.Google.com.vn-Văn học Nga

- http://www.thaibatan.com

- htt://diendan.maihoatrang.com.

- http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/Vanhoc.

 

1.Đặc điểm chung của trào lưu văn học hiện thực Nga và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ XIX :

           + Khuynh hướng phê phán là khuynh hướng chủ đạo.

           + Tôn trọng thực tiễn, đề cao lý trí, đi sâu khám phá, nhận thức bản chất của hiện thực.

           + Phong trào đấu tranh đòi giải phóng kéo dài suốt thế kỷ (bắt đầu được khơi dậy sau chiến tranh vệ quốc và thổi bùng từ cuộc khởi nghĩa 1825) với các lực lượng lãnh đạo khác nhau nhưng có cùng mục tiêu là đấu tranh thủ tiêu chế độ nông nô chuyên chế.

2.Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX phản ánh kịp thời và trực tiếp các biến chuyển lịch sử xã hội:

2.1.Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX phát sinh và phát triển trong lòng chế độ nông nô chuyên chế đang trên đường tan rã, chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập và phát triển cao ở giữa thế kỷ XIX. Văn học Nga thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nghệ thuật thế giới. Nó phát triển đến đỉnh cao với những ngôi sao chói lọi như Puskin, Ðốxtôiepki, Tuôcghênhép, Sêkhốp, Bêlinxki... Những tác phẩm của các tác giả này là những mẫu mực, tinh hoa của nền nghệ thuật hiện đại và có ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến các nền văn học khác trên thế giới. Người ta có thể tự hào về tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi, đó là một trong những tiểu thuyết được xem là hay nhất thế giới. Tiểu thuyết và truyện ngắn của Tuôcghênhep thì được xem là cổ điển và trầm lặng như những tác phẩm đặc sắc của phương Tây. Còn những tác phẩm của Ðôtxtôiepki thì sâu sắc và đầy bão tố tâm hồn như những tiểu thuyết hiện đại...

2.2. Văn học Nga thế kỉ XIX có tốc độ phát triển phi thường và có sức sống mạnh liệt trong suốt thế kỉ XIX mà nhất là giữa sau thế kỉ XIX. Nó ra đời sau nền văn học phương Tây nhưng nhờ mảnh đất hiện thực mầu mỡ của cuộc đấu tranh cách mạng và sự xuất hiện của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã đuổi kịp văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao. Nếu như trước thế kỉ XIX, văn học Nga được ví như là một nữ sinh không thuộc bài đối với văn học phương Tây thì đến thế kỉ XIX, nhà văn Ðức Rơda Luxămbua đã nhận xét Nền văn học Nga đã bắt chiếc cầu nối liền phương Tây và nước Nga để trên đó xuất hiện không phải là một nữ sinh mà là một bà giáo. Goocki đã lí giải sức hấp dẫn của nền văn học nước mình như sau: Trong lịch sử phát triển của nền văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta là một hiện tượng kì lạ; tôi sẽ không phóng đại sự thật khi nói rằng không có nền văn học phương Tây nào ra đời với một khí thế mạnh mẽ, với một tốc độ thần kì trong một ánh hào quang rực rỡ của tài năng như nền văn học của ta. Ở châu Âu không có ai sáng tác được những cuốn sách lớn được cả thế giới hâm mộ như thế, và không có ai sáng tạo được cái đẹp thần diệu như vậy trong những hoàn cảnh không sao tả xiết. Ðó là kết luận không sao bác bỏ được rút ra từ viêc so sánh lịch sử các nền văn học phương Tây với lịch sử nền văn học của ta, không có nơi nào mà chỉ trong non một thế kỉ đã hiện lên cả một vầng sao rực rỡ của những tên tuổi vĩ đại như ở Nga và cũng không nơi nào đông đảo những nhà văn tuẫn đạo như ở nước ta...

3.Giàu tính chiến đấu cho lý tưởng tự do, hạnh phúc của nhân dân:

3.1.Văn học Nga thế kỉ XIX chứa đựng những tư tưởng tiên tiến của thời đại. Ðó là lòng yêu nước nhiệt thành, khát vọng tự do, dân chủ, tinh thần nhân đạo cao cả, tư tưởng phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc. Chính những tư tưởng này đã tạo nên tầm vóc thế giới cho văn học Nga. Goocki viết Văn học Nga mãnh liệt vì có chủ nghĩa dân chủ, khát vọng say sưa mong muốn giải quyết những nhiệm vụ của đời sống ãa hội, nó truyền bá tinh thần nhân đạo, vì nó có những bài ca ca ngợi tự do, quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, bộc lộ thái độ thuần khiết đối với phụ nữ... Chúng ta có thể bắt gặp những tư tưởng tiên tiến này ở các nhà văn Nga và trong hầu hết tác phẩm của họ.

3.2. Văn học Nga thế kỉ XIX luôn luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của nông nô Nga. Có thể nói chưa có nơi nào trên thế giới mà văn học lại gắn bó mật thiết với công cuộc vận động cách mạng như ở Nga. Chính phong trào cách mạng phát triển liên tục là mảnh đất màu mỡ cho văn học Nga ra đời, trưởng thành và phát triển. Ngược lại, văn học Nga đã đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc thức tỉnh nhân dân, thức tỉnh thời đại, trở thành một thứ vũ khí sắc bén, một diễn đàn công khai chống lại chế độ nông nô chuyên chế.

Ở Nga, các nhà văn luôn được nhân dân kính yêu quí trọng. Nhân dân gọi họ là nhà tư tưởng, lãnh tụ, thầy giáo, người bảo vệ nhân dân bởi vì họ la những người sẵn sàng tuẫn đạo, sẵn sàng hi sinh vì nhân dân, vì đất nước, vì sự nghiệp cao cả của nhân dân.

Nước Nga thế kỉ XIX tiếp tục ghi thêm nhiều tên tuổi trên tấm bia tưởng niệm các nhà văn đã hi sinh vì sự nghiệp thiêng liêng. Rưlêep hi sinh dưới giá treo cổ. Gribôeđôp, Puskin, Lecmôntôp bị đày ải và sát hại. Secnưsepxki bị sỉ nhục và đày đi Xibiri. Gôgôn, Ðốttôiepxki trải qua những cơn khủng hoảng tinh thần. Uxpenxki mắc bệnh tâm thần. Bêlinxki, Nhêcraxôp, Sêkhôp chết vì ngho túng và bệnh tật. Tônxtôi bị nguyền rủa là kẻ dị giáo và phản chúa. Nhưng tất cả những bi kịch khủng khiếp đó không làm cho nhà văn xa rời nhân dân mà càng làm cho họ thêm gắn bó với phong trào cách mạng, với nhân dân, với nước Nga thân yêu của mình.

4.Lý tưởng thẩm mỹ gắn liền với tính hiện thực:

4.1. Văn học Nga thế kỉ XIX với thành tựu cao nhất là chủ nghĩa hiện thực Nga là kết quả tất yếu của việc kế thừa văn học dân gian trong nhiều thế kỉ cùng với việc tiếp thu có chọn lọc nền văn học phương Tây, là kết quả của quá trình đấu tranh liên tục giữa các trào lưu văn học tiến bộ với trào lưu văn học bảo thủ, là kết quả của quá trình tiếp cận và phản ảnh của văn học đối với hiện thực cuộc sống trong quá trình phát triển. Như vậy văn học Nga thế kỉ XIX không ngẫu nhiên xuất hiện mà trải qua một quá trình phát triển liên tục trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nó không có những thời kì thối trào, hồi phục mà phát triển liên tục trong thế đấu tranh thay thế của các trào lưu tiến bộ đối với các trào lưu lạc hậu, bảo thủ. Sự thắng thế của dòng văn học hiện thực đối với các dòng văn học khác chính là biểu hiện cao nhất của sự phát triển văn học trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống.

4.2. Văn học Nga thế kỉ XIX có những cống hiến to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học thế giới. Những tác phẩm của nền văn học Nga được bạn đọc phương Ðông và phương Tây hết sức hâm mộ và yêu thích. Chính những tác phẩm này đã làm rung động hàng triệu trái tim con người trên toàn thế giới. Nó được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... và có mặt ở hầu hết các tủ sách gia đình, các thư viên lớn nhỏ.

Những cống hiến của văn học Nga thế kỉ XIX về tiểu thuyết, về văn xuôi, về nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lí nhân vật, về việc xây dựng những nhân vật tích cực, về phương pháp sáng tác... đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học thế giới cả về sáng tác lẫn lí luận phê bình.

4.3. Ðội ngũ các nhà văn Nga trong thế kỉ XIX có những đặc điểm riêng biệt:

·         Thứ nhất, họ xuất thân từ những gia đình quý tộc, quyền quý và giàu có, họ có trình độ văn hóa cao, biết nhiều ngoại ngữ, hội họa, âm nhạc, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

·         Thứ hai, những nhà văn Nga ngoài việc viết văn, làm nghề văn, họ còn là những sĩ quan, thầy giáo, thầy thuốc, viên chức làm việc trong các công sở của chính quyền Nga hòang.

·         Thứ ba, các nhà văn Nga thường đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải nghiệm nhiều và được tôi luyện trong thực tế cho nên họ có cuộc sống phong phú. Ðiều đó giúp nhiều cho sáng tác.

·         Thứ tư, trong số các nhà văn Nga, có nhiều người đã tham gia các hoạt động chính trị đấu tranh cách mạng và đã bị bắt, bị đày ải và sát hại như Rưlêep, Raepxki, Kiukhenbeke, Bextugiep, Ôđôepxki...

Đội ngũ nhà văn, nhà phê bình đông đảo, có tài năng, tâm huyết, xây dựng nền văn học dân tộc, hướng văn học Nga về với phong trào đấu tranh của nhân dân Nga trong suốt thế kỷ XIX. Trước thế kỉ XIX, đội ngũ các nhà văn Nga thưa thớt và không có gì đáng kể, nhưng đến thế kỉ XIX đội ngũ các nhà văn Nga đột ngột tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là có nhiều tên tuổi đã trở thành những nhà văn thế giới như Puskin, Ðôxtôiepxki, Tuôcghênhép, Tônxtôi, Sêkhốp...

5.Nguyên nhân và sự phát triển rực rỡ của văn học Nga:

- Trước hết là sự bừng tỉnh ý thức dân tộc Nga sau cuộc chiến tranh yêu nước đánh bại đội quân hùng mạnh của Napôlêông đệ nhất năm 1812. Nhà văn Nga đã tự hào chính đáng về sức mạnh dân tộc và nhân dân Nga, đây là một nguồn cảm hứng lớn lao bất tận cho sáng tác.

- Sau chiến thắng vĩ đại mà đời sống nhân dân chẳng được nâng cao, trái lại còn tệ hại hơn trước. Phần lớn nông nô lại rơi xuống tình trạng nghèo khổ hơn trước. Chế độ cai trị của Nga hoàng còn khắc nghiệt hơn nữa trở nên nguyên nhân gây bức xúc trong tâm trí nhà văn.

- Hệ tư tưởng cách mạng dân chủ Nga sớm hình thành, nay có dịp phát triển mạnh hơn và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển văn học, nhất là sau cuộc Cách mạng 14 tháng Chạp năm 1825.

Đó là ba nhân tố chủ yếu hợp thành động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của văn học Nga. Nguyên nhân đáng chú ý khác là sự phát triển của ngôn ngữ Nga và nhu cầu phát triển của những trào lưu văn học khác nhau với phương pháp tối ưu là chủ nghiã hiện thực.

Văn học Nga chứa đựng những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại trong bất cứ nhà văn nào, tác phẩm nào của thế kỉ XIX, đó là khát vọng tự do, tinh thần nhân đạo cao cả và lòng yêu nước nhiệt thành. Nhà văn Nga bao giờ cũng gắn liền với những biến cố lớn của thời đại, họ thường bị nhiều bi kịch: bị treo cổ, tù đày như Đôxtôiépxki, bị giết hại như Puskin, nghèo túng như Bêlinxki, Sêkhốp, bị khủng hoảng như Gôgôn, Lécmôntốp, bị nhà thờ nguyền rủa như Tônxtôi... Bêlinxki nhận xét rằng “ xã hội Nga đã nhìn nhận nhà văn Nga là những lãnh tụ duy nhất, người bảo vệ, người cứu mình khỏi bóng đen chế độ chuyên chế, chính giáo và chính thống phong kiến “.

Nhà văn Maxim Goocki nhận xét rằng “ Mỗi nhà văn Nga đều có cá tính thật sự và rõ nét, đều chung một ý hướng là cảm nhận cho ra tương lai của đất nước, vận mệnh của nhân dân, vai trò của họ trên thế giới...Với tư cách là một con người, một cá nhân, nhà văn Nga đến bây giờ vẫn sáng ngời trong hào quang của một tình yêu toàn vẹn và tha thiết đối với văn học, đối với người dân nhọc nhằn trong lao động, đối với mãnh đất Nga buồn bã của mình. Đó là một chiến sĩ trung thực, dám chết vì chân lý, dũng sĩ trong lao động và là đứa trẻ trong quan hệ với những con người, tâm hồn trong như giọt lệ và sáng như ngôi sao trên vòm trời tê tái của nước Nga... Trái tim nhà văn Nga là quả chuông của tình thương, và tiếng ngân nga mạnh mẽ có tâm hồn của nó vang dội đến từng trái tim còn nóng máu trên đất nước này”.

Bên cạnh sáng tác, phát triển một nền lý luận phê bình chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng cách mạng dân chủ, dưới sự dẫn dắt của Bêlinxki (1811-1889), sau đó là Đôbrôliubốp (1816-1861), Sécnưsepxki (1828-1889) có ảnh hưởng tích cực đến sáng tác. Văn học Nga đặc biệt giàu tính chiến đấu, đậm tính nhân dân. Nhà văn Nga đều lên tiếng chống chế độ nông nô, bênh vực lớp “con người bé nhỏ” và thân phận người phụ nữ trong xã hội. Maxim Goocki nói “ Nền văn học này đã chỉ cho Phương Tây thấy một điều kì lạ trước kia chưa từng biết: những người phụ nữ Nga, chỉ có nền văn học ấy mới biết cách nói về con người với tình yêu vô biên dịu dàng, thắm thiết của một người mẹ ”.

Ðánh giá văn học Nga thế kỉ XIX, một nhà văn hoá người Đức so sánh “ Văn học Nga thế kỉ XVIII như cô nữ sinh không thuộc bài so với văn học Tây Âu. Nhưng đến thế kỉ XIX nền văn học Nga bắc chiếc cầu nối liền Phương Tây và nước Nga đã cho trên đó xuất hiện không phải một nữ sinh mà là một bà giáo ”.

Nhà văn Nga hầu hết xuất thân quí tộc giàu có, trình độ học vấn cao, biết nhiều ngoại ngữ và tinh thông âm nhạc hội hoạ, triết học... Họ đều biết kế thừa những tác phẩm nổi tiếng thế giới cùng với văn học truyền thống Nga. Họ phải đấu tranh gay gắt chống lại những trào lưu, ý thức hệ lạc hậu phản động để cho chủ nghĩa hiện thực thắng lợi và trở thành phương pháp sáng tác chủ yếu của văn học Nga thế kỉ này.

 

KẾT LUẬN:

·       Văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX hình thành và phát triển gắn với sự thức tỉnh của dân tộc Nga đầu thế kỷ,(sau chiến tranh vệ quốc 1812 và khởi nghĩa của những người tháng Chạp 1825). Người tiếp nhận sự thức tỉnh của dân tộc và chuyển không khí thời đại vào văn học là A.Puskin.

·       Gắn với phong trào đấu tranh đòi giải phóng. Chính vì vậy, văn học hiện thực Nga mang tính tư tưởng cao. Biểu hiện:  phê phán xã hội quý tộc, tư sản, đề cao tính dân chủ, tính nhân dân, nội dung nhân đạo sâu sắc.

·           Đề cao thực tiễn: từ Puskin đến Sêkhốp, các nhà văn Nga đều lấy đề tài từ đời sống Nga. Các nhân vật trong các tác phẩm của các nhà văn Nga đều lấy thực tiễn, sự trải nghiệm, làm thước đo, tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao nhất.“Nhân vật mà tôi thương yêu và cố gắng tái tạo trong tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ đẹp đó là sự thật” (L. Tônxtôi ) 

·       Sự hài hòa giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Nhà văn vừa tỉnh táo quan sát, vừa chủ động thể hiện lý tưởng đạo đức - thẩm mỹ của mình. Sự hài hòa nói trên thể hiện trong từng tác phẩm, trong từng nhân vật  (trong Épghênhi Ônhêghin vừa lạnh lùng, lý trí, vừa có đời sống tình cảm, Tachiana vừa có sự mộc mạc thuần phác của cô gái làng quê, vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo trong những hoàn cảnh éo le, phức tạp đòi hỏi sự ứng xử thông minh, thấu tình đạt lý. Trong Chiến tranh và hoà bình, Anđrây và Pie vừa có sự phiêu lưu, phi thực tiễn, vừa có ý thức, sự trải nghiệm trước cuộc sống, có nghị lực để bứt ra khỏi môi trường ngưng động của xã hội thượng lưu, hướng về thực tiễn sôi động của nhân dân Nga).

·       Sự cách tân trong thể loại: thời đại cho phép người nghệ sĩ có những nhận thức mới về cuộc sống, về xã hội. Sự đổi mới này trong tư tưởng nhà văn  kết hợp với tài năng của họ đã tạo nên những thành tựu về thể loại. Puskin tiếp thu thơ Bairơn, thơ của Giucốpxki, đồng thời đưa thơ về với đời sống Nga, rất Nga và rất Puskin. Tônxtôi tiếp thu thể loại tiểu thuyết lịch sử, nhưng tiểu thuyết Tônxtôi là loại thiểu thuyết – anh hùng ca. A.Sêkhốp là người cách tân trong truyện ngắn, là người sáng tạo thể loại hài kịch trữ tình cho văn học Nga và thế giới, v.v…  

·       Văn học Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học tiên tiến hàng đầu của thế giới về tất cả các phương diện từ chiều sâu và tầm cao của lý tưởng thẩm mỹ, triết lý nhân sinh và tư tưởng nhân văn đến sức mạnh và vẻ đẹp của những hình tượng nghệ thuật cũng như tác động tích cực đối với đời sống.

            Nền văn học đó không chỉ giúp chúng ta mở mang trí tuệ mà còn giúp chúng ta vượt lên  (ít ra là trong ý thức) những cái tầm thường thấp kém trong cuộc sống hàng ngày để vươn tới những điều tốt đẹp hơn, cao cả hơn. Chính vì vậy đã có người khi so sánh văn học hiện thực phê phán Pháp và văn học hiện thực phê phán Nga thế kỷ XIX đã nhận xét : “Đọc văn học hiện thực phê phán Pháp thí sẽ biết nhiều hơn nhưng đọc văn học hiện thực phê phán Nga thì say mê nhiều hơn.” Chuû nghóa hieän thöïc khi môùi xuaát hieän ôû chaâu AÂu, vôùi nhöõng saùng taùc cuûa caùc nhaø vaên tieâu bieåu nhö Flaubert, Maupassant,... thöôøng ñöôïc xem nhö ñoái troïng cuûa chuû nghóa laõng maïn ôû moät phía, vaø cuûa chuû nghóa töï nhieân ôû moät phía khaùc, vôùi tieâu chí ngheä thuaät laø söï phaûn aùnh hieän thöïc xaõ hoäi. Ñieàu naøy deã daãn ñeán quan nieäm heïp hoøi veà chuû nghóa hieän thöïc. Vieäc nghieân cöùu tieåu thuyeát hieän thöïc Nga theá kyû XIX coù theå giuùp hieåu veà chuû nghóa hieän thöïc moät caùch phong phuù, saâu saéc vaø toaøn dieän hôn. Nhöõng khaûo saùt cuï theå caùc tieåu thuyeát Nga tieâu bieåu cho thaáy chuû nghóa hieän thöïc Nga keá thöøa raát nhieàu ñieåm tích cöïc cuûa chuû nghóa laõng maïn, ñoàng thôøi cuõng môû roäng bieân giôùi cuûa noù vôùi nhöõng tröôøng phaùi vaên hoïc ngheä thuaät khaùc. Dó nhieân, vieäc phaûn aùnh hieän thöïc xaõ hoäi ñöông thôøi vaãn laø caùi quan troïng nhaát ñoái vôùi caùc nhaø vaên Nga, nhöng töø Puskin, Lécmôntốp, Gôgôn ñeán Tônxtôi, Đôxtôiépxki cuõng nhö Sêkhốp, Kôrôlencô, Goocki vaø caùc nhaø vaên theá kyû XX sau naøy, taát caû hoï ñeàu quan nieäm veà phaûn aùnh hieän thöïc moät caùch roäng raõi, ña daïng, ñoàng thôøi raát chuù troïng ñeán hieän thöïc tính caùch, hieän thöïc taâm hoàn con ngöôøi, ñeán vieäc khaùm phaù chaân lyù beân trong con ngöôøi beân caïnh vieäc khaùm phaù chaân lyù cuûa cuoäc soáng beân ngoaøi xaõ hoäi; vaø hoï cuõng ñaõ tìm toøi nhöõng hình thöùc ngheä thuaät ñeå thöïc hieän nhöõng khaùm phaù ñoù. Caùc tieåu thuyeát Nga moãi taùc phaåm moãi khaùc, caùc nhaø vaên moãi ngöôøi moãi phong caùch rieâng. Taát caû ñeàu phaùt xuaát töø truyeàn thoáng Puskin, nhöng khoâng heà coù söï moâ phoûng: Lécmôntốp khaùc Puskin, Gôgôn khaùc Lécmôntốp, Tuốcghênhép cuõng raát ñoäc ñaùo. Đôxtôiépxki vaø Tônxtôi ñöùng caïnh nhau nhöng "moãi ngöôøi moät veû möôøi phaân veïn möôøi", neáu khoâng noùi laø ñoái laäp. Chæ coù moät choã chung nhaát giöõa hoï: taát caû ñeàu quan taâm ñeán vaän meänh nöôùc Nga, ñeán caùc vaán ñeà xaõ hoäi thôøi ñaïi, ñoàng thôøi taát caû ñeàu laø nhöõng nhaø nhaân vaên lôùn, nhöõng nhaø tö töôûng lôùn.

Chính nhöõng ñaëc ñieåm ñoù ñaõ khieán vaên hoïc Nga nhanh choùng taùc ñoäng ñeán vaên hoïc theá giôùi. Caû nhöõng ngöôøi "dò öùng" vôùi chuû nghóa hieän thöïc cuõng khoâng theå khoâng ca tuïng vaên hoïc Nga, bôûi vaên hoïc Nga khoaùng ñaït, saâu saéc, khoâng chaät heïp. Coù ngöôøi ñaõ noùi ñeán thuaät ngöõ "chuû nghóa hieän thöïc khoâng bôø beán". Coù leõ trong yù nghóa naøo ñoù cuõng coù theå duøng thuaät ngöõ naøy cho chuû nghóa hieän thöïc Nga: noù môû roäng tieáp nhaän caùc xu höôùng khaùc ngay caû trong thôøi kyø hieän thöïc thònh vöôïng nhaát.

Ñoù laø di saûn quyù baùu maø vaên hoïc Nga goùp vaøo cho theá giôùi, daãu cho caùc tieåu thuyeát hieän thöïc Nga ñaõ ra ñôøi caùch nay haøng theá kyû röôõi vaø hôn theá nöõa, song chuùng luoân luoân treû, bôûi vaãn coù theå phaùt hieän raát nhieàu baøi hoïc ngheä thuaät töø ñoù.

Vaên hoïc Nga töø laâu ñaõ ñöôïc tieáp nhaän roäng raõi ôû Vieät Nam, vaø nhöõng thaønh töïu cuûa tieåu thuyeát hieän thöïc Nga coù khoâng ít aûnh höôûng ñeán söï hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa tieåu thuyeát Vieät Nam hieän ñaïi. Thoâng qua caùc ngoân ngöõ khaùc nhö Phaùp, Trung Quoác, ngay töø nhöõng thaäp nieân ñaàu theá kyû XX, nhieàu nhaø vaên Vieät Nam ñaõ coù dòp tieáp xuùc vôùi caùc tieåu thuyeát gia Nga, ñaëc bieät laø Tônxtôi vaø Đôxtôiépxki. Taùc phaåm cuûa hoï ñaõ "doäi löûa leân taâm trí"(lôøi cuûa Nguyeãn Tuaân) ngöôøi ñoïc bôûi söï ñaäm ñaø chaát hieän thöïc cuoäc soáng, bôûi söï saâu saéc cuûa nhöõng tö töôûng, vaø thöïc söï ñaõ trôû thaønh nhöõng taám göông cho caùc nhaø vaên Vieät Nam "soi vaøo ngaãm nghó trong khi xaùc ñònh ñöôøng ñi cuûa mình"(Nguyeãn Ñình Thi). Tieåu thuyeát Nga töøng ñeå laïi daáu aán khaù roõ neùt trong saùng taùc cuûa moät soá nhaø vaên Vieät Nam. Töø sau caùch maïng Thaùng Taùm, cuøng vôùi vieäc giôùi thieäu vaên hoïc Nga moät caùch coù heä thoáng hôn thì vieäc tieáp nhaän, hoïc hoûi nhöõng kinh nghieäm cuûa tieåu thuyeát hieän thöïc Nga ñoái vôùi caùc nhaø vaên Vieät Nam caøng thöôøng xuyeân hôn vaø toaøn dieän hôn, caû treân phöông dieän tö töôûng laãn ngheä thuaät. Thaäm chí khi ñaõ böôùc sang theá kyû 21, trong ñieàu kieän xaõ hoäi môùi meû, hieän ñaïi, tieán boä, nhöng cuõng khoâng keùm phaàn phöùc taïp so vôùi nhöõng theá kyû tröôùc, thì caùc nhaø vaên cuûa chuùng ta cuõng vaãn coù theå tìm thaáy nhieàu ñieàu lyù giaûi coù tính "tieân tri" töø nhöõng trang tieåu thuyeát Nga theá kyû XIX.

   

 

 

 

 

 

 

 

 Câu hỏi và đề tài hướng dẫn ôn tập văn học Nga thế kỷ XIX

 

1. Những hình tượng điển hình trong văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.

2. Những hình tượng điển hình của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX .

3. Những đặc điểm nền văn học Nga thế kỷ XIX (Thử so sánh với nền văn học Pháp cùng thời).

4. So sánh hình tượng nhân vật "con người thừa" trong văn học hiện thực Nga với hình tượng "con người vỡ mộng" trong văn học hiện thực phê phán Tây Âu (chủ yếu là Pháp) thế kỷ XIX. Từ đó đặt ra nhận xét về tính chất trăn trở dữ dội trong việc tìm đường của những con người thừa.

Gợi ý: Cần ghi nhận sức phê phán mạnh mẽ, sâu sắc của văn học hiện thực phương Tây khi "mổ xẻ" xã hội tư sản, cuối cùng cần rút ra nhận xét về xu hướng cách mạng của văn học Nga.

5. Những cống hiến quan trọng, lớn lao của A.Puskin, L.Tônxtôi, A.Sêkhốp cho nền văn học Nga và thế giới đương thời? Hãy nói rõ sự cống hiến riêng của mỗi người.

6. So sánh tính nhân dân trong văn học Nga và văn học hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX.

Gợi ý so sánh về các khía cạnh:

+ Về lòng yêu nước chống xâm lăng.              

+ Về lịch sử dân tộc.

+ Về tình yêu thiên nhiên đất nước.

+ Về nhân vật (nghệ thuật xây dựng nhân vật ).

7. Kiểu nhân vật " con người bé nhỏ"- đặc sắc độc đáo Nga.

8. Học văn học Nga thế kỷ XIX, anh chị yêu thích nhất tác giả và tác phẩm nào? Vì sao?

9. Anh chị có tìm thấy những nét giống nhau nào giữa văn học Nga thế kỷ XIX với văn học Việt Nam thế kỷ XIX và hiện đại ? Nếu có thì đó là những điểm nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




 
17/11/2017 12:11 # 2
civil056
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 27/150 (18%)
Kĩ năng: 15/60 (25%)
Ngày gia nhập: 28/11/2012
Bài gởi: 1077
Được cảm ơn: 165
KHÁI QUÁT VĂN HỌC NGA


Bạn có thể upload lên đây một số tác phẩm văn học Nga để mọi người đọc. Thanks!



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024