Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/02/2013 10:02 # 1
ratherslim
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 28/60 (47%)
Kĩ năng: 32/50 (64%)
Ngày gia nhập: 24/01/2012
Bài gởi: 178
Được cảm ơn: 132
Bạn đã biết cách hài hước.?


 

Khi trò chuyện với bạn bè, người yêu, đôi lúc cũng cần phải tạo không khí vui vẻ bằng những câu đùa vui. Nhưng đôi khi bạn khiến mọi người phải im bặt vì mức độ “quá trớn” khi gây cười
 Đùa nhưng…không vui
 
Lúc mọi người căng thẳng, buồn bã gặp áp lực hay mâu thuẫn, những bạn lạc quan, vui vẻ thường cho rằng: “Cách tốt nhất là hãy khuấy động không khí bằng cách gây cười, điều này sẽ khiến mọi người đơn giản hóa vấn đề và không khí sẽ lắng dịu xuống ngay”. Và thế là bạn ấy sẽ tìm cách kể chuyện cười, chọc ghẹo một bạn nào đó trong nhóm để bạn ấy hết nhăn nhó, kể một câu chuyện bịa, nói lại một tình huống có thật rất thú vị… Nếu may mắn, sẽ có một vài người cười, còn không, họ sẽ im lặng, sau đó bình luận: “Chẳng có gì buồn cười cả”
haihuoc
 
 
Đ.Anh (lớp 12 trường THPT Trương Vĩnh Ký) chia sẻ: “Hôm nọ, vừa vô lớp học thì thấy hai cô bạn trong lớp đang cãi nhau, có vẻ rất nghiêm trọng. Hai bạn này lại nằm trong ban cán sự lớp, nếu không giảng hòa thì ảnh hưởng đến lớp rất nhiều. Mình chen vào đám đông, hỏi: “Có chuyện gì nào?”. Một vài bạn trong đám đông giải thích lại. Mình thản nhiên bảo: “Thôi, mọi người bình tĩnh, có gì ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh rồi cùng phân tích, trong chuyện này không ai đúng chẳng ai sai hết. Mọi người nghe chuyện này của mình nè, hồi sáng, lên Facebook, mình có đọc một câu chuyện cười cực hay… Mình kể xong câu chuyện đó thì có vài người cười, đám đông giải tán còn hai ban cán sự lớp thì hỏi: “Chuyện đó thì liên quan gì đến chuyện bọn mình?”, rồi bỏ đi. Mình vẫn chưa giúp họ làm hòa được, còn những bạn cười trong đám đông thì có giải thích lại rằng: “Thấy ông…vô duyên quá nên tui cười”. Phải nói là mình quê không để đâu cho hết. Mình nhận ra, không phải câu chuyện đó mình thấy buồn cười thì có nghĩa là người khác cũng thấy thế. Hơn nữa, trong tình huống của họ, gây cười không phải là một cách khôn ngoan”
 
Chọc ghẹo không khéo sẽ khiến người khác nổi giận
 
Nhiều bạn không biết cách đùa, cứ nhằm vào khuyết điểm của người khác để làm trò cười. Dù chỉ là bạn bè đùa vui với nhau giây lát, nhưng “nạn nhân” (người bị chọc) thì nghĩ rằng người hài hước đã hơi quá đáng và có ý mỉa mai. Hơn nữa, đùa cợt bằng cách cứ lặp đi lặp lại một câu chuyện thì tính chất gây cười sẽ không còn.
 
Thùy Trang (lớp 10 trường THPT Võ Trường Toản) bày tỏ: “Mình thấy nhiều bạn hay chọc cười bằng cách nói người khác mập, ốm, hô, có mụn, đen…, rồi tô đậm, nhấn mạnh lên điều đó, pha trò bằng trí tưởng tượng. Có thể người bị chọc sẽ xí xóa, cho qua, nhưng nếu cứ liên tục chọc thì người ấy sẽ cảm thấy bị tổn thương. Điều đó không nên chút nào. Bên ngoài có thể người ta không phản ứng gì, nhưng bên trong biết đâu đang rất giận người chọc”
 
Những tình huống “dễ quê” khác
 
“Nhỏ bạn mình vừa chia tay bạn trai chỉ vì chuyện chiếc xe máy hư. Xe máy của nhỏ hư, nhỏ nhờ bạn trai qua sửa nhưng bạn trai bận, hai đứa cãi nhau sao đó, rồi chia tay. Nhỏ khóc rồi kể lể với mình. Mình muốn tạo sự hài hước cho nhỏ, nên thay vì quan tâm tới chuyện chia tay, mình lại…chỉ nhỏ cách sửa xe! Nhỏ thoát nick ngay lập tức, cả tuần nay không thèm nhìn mặt mình” — Một bạn nam có nick thunderstormxxx kể lại
 
“Mình kể cho người ấy nghe một câu chuyện hơi bậy. Người ấy không hiểu nên mình giải thích lại. Và thế là người ta giận, nói mình không đàng hoàng. Trong khi điều mình muốn là người ta thấy vui. Hình như mình đã sai lầm vì con gái thường không hợp với những câu chuyện như vậy” — Minh Tuấn (lớp 11 trường THPT Thạnh Lộc) cho biết
 
Hài hước đúng lúc sẽ có tác dụng cao
 
Những bạn không có sẵn khả năng hài hước thường chỉ chọc cười theo khuôn mẫu: cường điệu hóa vấn đề, kể lại truyện cười sưu tầm được, hoặc nói chuyện “đen tối”… Nhưng mỗi người có một gu cười khác nhau, chuyện này khiến người A cười nhưng người B sẽ cảm thấy “nhảm nhí” hoặc ngược lại, và vui hay không còn tùy thuộc vào tâm trạng, hoàn cảnh nữa… Hãy hài hước bằng những lời nói vui nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng đến ai và tạo cho người đối diện cảm giác thoải mái, chứ không phải cố gây cười để rồi mọi người thản nhiên còn bạn thì “đỏ mặt”.
Nguồn kinang.com



Just bring you saw and always smile

Nguyễn Thị Thanh Thanh

Mod Cà phê chiều thứ 7

Yahoo: smilethanhthanh         email: ttalwayssmile@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024