Hiện tại VNIndex đang ở ngưởng 480 điểm. Một mức điểm theo quan điểm của chúng tôi là tương đối hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Từ nay đền tết Âm lịch theo kinh nghiệm của chúng tôi thị trừong sẽ duy trì trong khoảng 480- 520 điểm . Trong 3 năm gần đây, cứ sau Tết âm lịch TTCK sẽ lại có những phiên lên điểm ấn tượng. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư trẻ lướt sóng có thể tìm kiếm cho mình một cơ hội. Xin trích dẫn một số phân tích
Năm 2010, đà phục hồi kinh tế trở nên rõ nét hơn, nền kinh tế thế giới và Việt Nam từng bước tăng tốc dần. Doanh thu 2010 của các doanh nghiệp dự báo tăng trưởng khá tích cực.
Lạm phát của 2010 được dự đoán sẽ cao hơn của 2009. Trong năm 2010, giá hàng hóa cơ bản được dự đoán sẽ tăng, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm. Giá điện và giá than sẽ tăng trong năm 2010 và tăng lương cơ bản sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2010. Những yếu tố trên tạo áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khó có khả năng chuyển được mức tăng của chi phí đầu vào vào giá bán, ví dụ như các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, dược (như VNM, NKD, TAC hay DHG). Mặt khác, cũng cần lưu ý là giá hàng hóa cơ bản tăng lại có thể có ảnh hưởng tích cực đối với một số công ty nguyên vật liệu cơ bản như thép hoặc than.
Việc dỡ bỏ các chính sách hỗ trợ kinh tế (như cho vay bù lãi suất, miễn/giảm/hoàn thuế) trong giai đoạn hậu khủng hoảng, sẽ làm lãi suất tăng. Những hỗ trợ của nhà nước sẽ ít dần trong năm 2010, nhất là hỗ trợ về lãi suất. Trái ngược với bức tranh 2009, lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng chậm hơn mức tăng của doanh thu trong năm 2010.
Năm 2010, hỗ trợ của Chính phủ sẽ không còn nhiều như 2009 và chỉ tập trung vào một số ngành nghề và doanh nghiệp nhất định. Chương trình cho vay bù lãi suất sẽ chấm dứt với dự báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm 2010. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh vay dài hạn dưới dạng trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi để tận dụng mức lãi suất thấp trong năm 2009. Chi phí lãi vay của các DN niêm yết vì thế có thể tăng tới 71% trong năm 2010.
Rủi ro thâm hụt ngân sách năm 2010 cũng khiến cho các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khó có thể tiếp tục. Cuối cùng, các khoản lợi nhuận bất thường (các khoản hoàn nhập dự phòng, định giá lại bất động sản) trong năm 2009 sẽ khó có thể lặp lại trong năm 2010.
Như vậy, mức tăng của doanh thu dự báo là 24% năm 2010, nhưng lợi nhuận từ hoạt động SXKD ước tính sẽ tăng 16,6% so với 2009 và LNST năm 2010 dự đoán tăng 13,8%. Điều này hoàn toàn trái ngược với bức tranh của 2009: tăng trưởng doanh thu chỉ là 13% trong khi tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động SXKD là 38%.
Với áp lực thâm hụt ngân sách cao trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế sẽ phải dựa nhiều hơn vào hoạt động đầu tư của khối tư nhân. Nhiều công ty niêm yết công bố kế hoạch tăng vốn trong năm 2009. Chúng tôi cho rằng lượng tiền huy động này sẽ được sử dụng cho các hoạt động đầu tư tài sản cố định (CAPEX) trong 2010 và hoạt động tài chính (M&A), đón đầu sự tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm sau. (Xem bảng 2).
Triển vọng ngành 2010
Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam và luôn được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ. Sang năm 2010, ngành thủy sản dự báo sẽ có tiềm năng tăng trưởng tích cực hai con số và khả năng vượt dự báo về lợi nhuận.
Bất động sản tiếp tục là ngành tiềm năng trong 2010, với nhu cầu về phân khúc nhà ở trung bình ổn định.
Cao su tự nhiên: kỳ vọng sẽ có tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh cải thiện nhờ giá bán trung bình trong năm sau cao hơn năm nay, giúp bù lại phần sản lượng khai thác giảm do hoạt động thanh lý cây cao su. Cao su cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, vì vậy được hưởng lợi khi USD tăng giá và xuất khẩu cũng được ưu tiên hỗ trợ của Chỉnh phủ. Các doanh nghiệp cao su vay thường vay nợ ít, có nhiều tiền mặt nên hưởng lợi trong xu hướng tăng lãi suất hiện tại.
Ngành khai khoáng, than: sẽ được lợi khi xu hướng giá hàng hóa tiếp tục tăng trong 2010.
Thép: sẽ là ngành hưởng lợi do giá có xu hướng tăng và lượng tiêu thụ cũng tăng trưởng nhờ phát triển cơ sở hạ tầng tiếp tục là lĩnh vực chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài trong dài hạn (lưu ý sự kiện đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội sẽ được tổ chức vào cuối năm 2010 và một loạt các dự án hạ tầng ở miền Bắc sẽ được hoàn thành trước đại lễ này).
Nông nghiệp tiếp tục là một trong những ngành được ưu tiên phát triển của Chính phủ, trong đó, ngành giống cây trồng và chăn nuôi ước tính tăng trưởng 2010 khoảng 20%.
Ngành công nghiệp sẽ có tiềm năng tăng trưởng tốt trong giai đoạn đầu của phục hồi sau khủng hoảng.
Nhựa xây dựng: hiện tại, các doanh nghiệp ngành nhựa xây dựng có định giá khá hấp dẫn, đặc biệt khi nhìn vào kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc của nam 2009. Sang năm sau, trong khi doanh thu nhiều khả năng tiếp tục tăng trưởng với triển vọng khả quan của thị trường xây dựng, giá nguyên liệu đầu vào tăng lên sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. Nhưng với vị thế và năng lực tốt, các DN đầu ngành dự báo vẫn sẽ đạt những kết quả kinh doanh khả quan trong năm sau.
Phân tích của Nguyễn Thanh Bình
Như vậy các nhà đầu tư trẻ hay thử sức kinh doanh của mình
/// Sau mỗi bài viết vui lòng để lại nguồn bạn nhé!