Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2011 14:03 # 1
tjn0_1
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 13/20 (65%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 29/11/2010
Bài gởi: 23
Được cảm ơn: 5
Phản hồi: những điều bạn cần biết về người cõi âm trước khi muốn ...............


Ma cà rồng là một loại sinh vật huyền thoại trong văn học và là một hình mẫu hút khách trong các tác phẩm văn học, điện ảnh từ xưa đến nay. Liệu nhân vật gây nên nỗi tò mò và sợ hãi này có thực sự tồn tại?

Ma cà rồng thường được miêu tả là xác người chết sống dậy và tồn tại được là nhờ vào máu người hoặc máu động vật, chúng có sức mạnh siêu nhiên, nhiều khả năng biến đổi kỳ lạ. Một vài nền văn hóa có huyền thoại về ma cà rồng không phải sinh ra từ xác người chết, chẳng hạn quỷ hay một số loài động vật như dơi, chó và nhện. Người ta thường cho rằng ma cà rồng có sức mạnh kinh khủng, lắm đặc tính, biến hóa khủng khiếp, và đây là một chủ đề rất thường xuyên của văn học dân gian, điện ảnh, khoa học viễn tưởng đương thời.
 
Những câu chuyện về xác chết thèm khát máu thời xưa gần như giống nhau ở mọi nơi trên thế giới. Ma cà rồng tựa như linh hồn gọi là Lilu được đề cập tới trong khoa nghiên cứu ma quỷ Babylon, và kẻ khát máu Akhkharu trong huyền thoại Sumer. Người ta nói những con quỷ cái đó đi lang thang hàng giờ trong bóng tối, săn tìm và giết những đứa trẻ mới sinh cũng như phụ nữ có mang. Nữ thần Ai Cập Sekhmet trong một huyền thoại trở nên cuồng khát máu sau khi sát sinh một vài người và chỉ thỏa mãn sau khi uống rượu cồn màu máu.
 

 
Trong “Tây Du Ký”, Bạch Cốt Tinh cũng hút máu người. Với tính chất ấy, có thể xem nhân vật này như nữ hoàng ma cà rồng. Bạch Cốt Tinh sinh ra từ một bộ xương hấp thụ khí của càn khôn nhật nguyệt mà thành yêu quái.Trong tác phẩm “Odyssey” của Homer, vong hồn mà Odyssey gặp trong chuyến đi qua địa ngục bị quyến rũ bởi máu tươi của cừu đực hiến tế.
 
Trong các câu chuyện La Mã cổ có miêu tả Strix, một con chim sống về ban đêm được nuôi bằng máu người tươi. Dân gian châu Âu lưu truyền những câu chuyện rùng rợn về một giống ma hút máu có tên "ma cà rồng", tiếng Pháp gọi là Vampire. nhiều chuyện về ma cà rồng rất ghê rợn, như chuyện một người hung ác xứ Gaulles đã chết từ lâu, đêm đêm sống lại gọi tên từng người quen và hút máu họ đến chết.
 
  Bạch Cốt Tinh trong Tây Du Ký cũng được coi là một dạng Ma Cà Rồng.
 
Những người tin vào ma cà rồng là những người đam mê thực hành việc uống máu người hay động vật. Người ta cũng thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ động mạch. Trong văn học dân gian nói chung, luôn có niềm tin vào một đối tượng có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào việc uống máu người. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ tục ăn thịt người. Uống máu (ăn thịt) người khác đã được sử dụng như một thủ đoạn tâm lý nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín.
 
Đến thế kỷ 19, truyện viết về ma cà rồng càng nhiều và trở thành một đề tài văn học. Nổi tiếng nhất là cuốn Dracula của Bram Stoker. Một đặc điểm nổi bật của ma cà rồng là rất thích máu,vào ban đêm thường xuất hiện dưới hình dạng của một con dơi hoặc một con sói hoặc là một đám mây màu đen bay đến cửa sổ gõ cửa và xin vào và nếu nạn nhân trong cơn mơ không làm chủ được mình thì sẽ mở cửa và rồi cũng sẽ trở thành một ma cà rồng, và đặc biệt những nạn nhân này luôn có mối liên quan mật thiết với ma cà rồng gốc có nghĩa là có thể cảm nhận và xác định được nguồn gốc của Vampire.
 
Bá tước Dracula là hình mẫu đặc trưng nhất cho Ma Cà Rồng.
 
Trong các cuốn sách, phim ảnh và tivi, ma cà rồng được thể hiện như là những sinh vật cực kỳ phức tạp. Theo truyền thuyết, mỗi ma cà rồng đều đã từng là một con người; sau khi bị con ma khác tấn công, chết đi rồi trỗi dậy từ nấm mồ để hóa thân thành con quỷ hút máu khủng khiếp.
 
Nhưng ma cà rồng vẫn có một số nhược điểm. Chúng có thể bị tiêu diệt bởi cái cọc xuyên tim hay bởi lửa; chúng sẽ chết nếu bị chém đầu và bị phơi ra dưới ánh sáng mặt trời. Chúng rất sợ cây thập tự, nước thánh và củ tỏi. Ma cà rồng không có bóng và có sức mạnh siêu nhân. Hình ảnh ma cà rồng được sáng tạo theo nhiều cách tùy vào sức tưởng tượng của con người.
 
Ma Cà Rồng Edward trong loạt phim Twilight
có ngoại hình bắt mắt khác hẳn với "truyền thống".
 
Càng về nửa cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về ma cà rồng ngày càng xuất hiện nhiều. Năm 1963, một bác sĩ người Anh tên là Lee Illis đã cho ra đời cuốn sách nói về những căn bệnh liên quan đến hiện tượng mà nhiều người gọi là ma cà rồng. Trong đó, ông đưa ra một loạt các phân tích dựa trên những tài liệu mà ông đã thu thập và ghi chép lại về các hiện tượng ma cà rồng do những người trực tiếp chứng kiến kể lại.
 
Theo bác sĩ Lee, những hiện tượng này tuy còn nhiều bí ẩn nhưng có thể liên quan đến một số căn bệnh di truyền có tên gọi là porphyria và một số bệnh rối loạn hormon khác. Đây là một bệnh rất hiếm khi xảy ra, người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác sợ ánh sáng và luôn lẩn trốn trong bóng tối bởi khi tiếp xúc với ánh sáng, họ có thể sẽ phải chịu những đau đớn về thể xác do hemoglobin trong máu sẽ bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại.
 
Người bệnh phải đối mặt với những rối loạn về hormon dẫn đến tình trạng móng tay, chân mọc dài ra và quăn lại, lông mọc ra trên toàn cơ thể, lớp da quanh môi và lợi trở nên mỏng và co hơn khiến cho răng lộ ra như những chiếc nanh sói. Cũng chính vì da và lợi bị tổn thương như vậy, nên bệnh nhân cũng rất dễ bị chảy máu ở miệng. Hình ảnh những con ma cà rồng chuyên đi hút máu trong tâm trí nhiều người cũng chính từ căn bệnh này mà ra. Ngày nay, porphyria có thể được chữa trị dễ dàng hơn nhờ phương pháp biến đổi gen. Song nhiều năm về trước, nó là một trong những căn bệnh đáng sợ của con người.
 
 Hai tay của một bệnh nhân mắc chứng porphyria.
 
Tuy nhiên, những giải thích của các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải một cách đầy đủ hết những câu chuyện về ma cà rồng và những hiện tượng kì lạ đã xảy ra trên thực tế. Và sự thật về Ma Cà Rồng vẫn là một câu hỏi khó mà khoa học chưa có



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024