2.Bún mắm:
Ăn ở đường Nguyễn Thị Minh Khai là best. Bây giờ hơi mắc, từ 8.000 đến 10.000 một tô rồi.
Hoặc là ăn ở đường Lê Duẩn, quán đi vô hẻm, tên Quyên thì phải.
3.Mì Quảng:
Hầu như Mì quảng là món không hề có một tiêu chuẩn chính xác nào, vì tui thấy ở ĐN mì quảng ở đâu cũng ngon.
Quán 01 Hải Phòng, mì quảng hiện đại, tôm thịt: 11.000 1 tô.
Quán đường Phan Thanh đối diện nhà tui(cái này G chép lại nên muốn địa chỉ chính xác, liên hệ Lu), mì quảng đem từ Hội An ra, có 3.000/tô mà ngon cực kì,original taste.
4.Bánh xèo:
Tất nhiên là quán Bà Dưỡng đường Hoàng Diệu.
5.Bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo:
Bánh bèo Huế thì ăn ở đường Nguyễn Chí Thanh,bánh bèo nhỏ, nhân tôm khô, ngon mà mắc.
Bánh bột lọc thì ăn ở Nguyễn Chí Thanh, đoạn phía sau lưng trường Phan Châu Trinh, quán có bán banh canh nữa, bột lọc, tương ớt ngon.
Ở Chợ Cồn, chỗ bà Mập bán bánh bột lọc với chả chiên, ngon dả man lại rẻ nửa. Còn ai muốn ăn đủ thứ 1 lần thì đi lên đường Hoàng Văn Thụ, gần phía Bamboo Green, chỗ đó bán đồ nóng cũng ngon.
6.Bánh cuốn:
Bánh cuốn Tiến Hưng trên đường Trần Phú là ngon nhất
Ăn ở đường Lê Duẩn, có 3.000 thui, cũng ok, mà ko có no.
7.Bánh tráng tương + đồ ăn hàng:
Quán đối diện trường Trưng Vương: có bánh tráng, xoài bào, nước mít ngon.
Quán bà Hường đường Lê Đình Dương thì có đủ thứ, xoài cũng khá ngon.
Quán trong hẻm Lê Đình Dương có đủ loại bánh tráng, 1 đĩa 2.000.
Quán đường Lý Thái Tổ, trước cái kiệt bự, có bánh tráng cuốn ngon tuyệt.
8.Nói chuyện chè:
Nói về các món ăn ĐN mà quên nhắc tới chè, thiệt là thiếu sót. Chè là món ăn không thể thiếu trong đời sống của sinh viên, ngon, rẻ, có thể "bao" mà vẫn không cháy túi, nhân đây kể cho bà con nghe, ai có dịp ra ĐN nhớ đi ăn, không thì chết không nhắm mắt đó,hehe.
Chè đặc trưng của Đà nẵng:
Chè chuối: Chè nấu bàng bột bán, nước dừa và...tất nhiên là chuối. Lưu ý nước dừa ở đây không phải nước từ trái dừa mà phải qua một quá trình công phu: nạo cơm dừa ( ko dùng dừa non), xay nhuyễn, lọc qua lớp vải mùng mỏng, chắt lấy nước, nấu và thêm đường cho đến khi nước dừa sệt lại, sẽ có mùi thơm "chịu hết nổi". Nước dừa này ăn không cũng được, thường là thứ không thể thiếu trong tất cả các lọai chè của ĐN. Nhưng với chè chuối nó có ý nghĩa gấp 100 lần vì nó không phải là thứ để thêm vào mà là 1 phần của chè chuối. Chè chuối ăn nóng hay ăn với đá đều ngon, không ngán. các cô hàng chè thường sáng tạo thêm, cho 1 ít bột lọc sợi hay viên vào chung với chè chuối, và có cả bột bán.
Món chè chuối hiện đại có tên: chè chuối nướng. Xu hướng bi giờ cái gì cũng nướng, nên chè chuối cũng nướng. Chuối được bọc trong 1 lớp nếp dẻo và nướng lên, cắt lát. Chè chuối nướng ăn nóng, vào những ngày lạnh thì hết ý.
Ăn chè chuối ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, gần cafe Trung Nguyên, hoặc đường Ông Ích Khiêm, gần nhà thờ.
Chè Xuân Trang: dân ĐN mới biết vì sao gọi là chè Xuân Trang. Xuân Trang là quán chè mà từ khi tui lọt lòng mẹ đã có cái quán này rồi, không biết có từ hồi lào nữa. Chè ở đây là chè thập cẩm, có đậu đỏ, đậu đen, nước dừa, đậu phộng, đôi khi có kèm theo dừa sợi thái nhỏ, ăn bùi bùi... Quán này bán kèm với bò khô, hay gọi là gỏi khô bò, nên lúc nào tới đây cũng phải ăn cả 2. Quán lúc nào cũng đông, dường như đã thành một thương hiệu mà nhắc tới ai cũng biết, bao nhiêu thế hệ sinh viên ĐN, bảo đảm ai cũng 1 lần ăn chè Xuân Trang, hehe. Có nhiều ý kiến gần đây chè XT không ngon như trước, nhưng với tui thì vẫn ngon.
địa chỉ: Lể Duẩn, ngã tư Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh.
Chè Xa xoa: nghe tên đừng nghị bậy nghe mí bạn, chè xa xoa hay còn gọi là xoa xoa. Thành phần chính là thạch, cái này trong SG gọi là sương sa, dân Đn gọi là thạch thoai, gồm 2 loại thạch đen và trắng, cắt khối vuông nhỏ, trộn với đậu xanh đánh và nước dừa, có thêm cả hột lựu. tất cả trộn đều, ăn vào những ngày hè thiệt là mát hết ý. Cái màu xanh xanh là hột lựu, Ăn cũng phải có kĩ thuật nghe: Trộn đều, trộn lên trộn xuống mí lần cho tan đá, để nước dừa hòa quyện với đậu xanh. Múc một muỗng thạch nuốt cái ực, để cục thạch nó chạy xuống cổ đem theo cái mát lạnh lan tỏa khắp người, chu cha là hén sướng ( ai
không hiểu văn ngữ của ĐN xin giơ tay).
Sau đây là một số món tiêu biểu, tui xếp vô : chè truyền thống
Chè bắp: chè nấu bằng bắp non dùng nạo hoặc dao xát ra nồi nấu với đường cát trắng hoặc đường phèn. Cùi (nõn) bắp dùng để nấu nước cho ngọt và đặc sánh. Chè bắp ngon nhất là ở Cồn Hến, nơi có phù sa sông Hương bồi tụ làm cho trái bắp phát triển tốt.
Chè bột lọc: chè nấu bằng bột lọc, là loại bột sắn đã lọc nhiều lần để trở thành trắng tinh. Người ta đổ nước vào bột khô, nhồi và nắn thành viên tròn, sau đó nhét vào một viên là một hạt đậu phụng đã rang hoặc dừa đã xắt thành sợi nhỏ và nấu với đường cát trắng, có thêm gừng cho thơm.
Chè bột lọc bọc thịt quay: nấu như chè bột lọc, nhưng một số viên bột được nhét vào một miếng thit heo quay nhỏ. Thịt phải là thịt ba chỉ, có thịt hơi mặn, có mỡ béo và da dòn. Thịt phải được bọc kín để giữ nước thật trong.
Chè đậu đỏ: chè nấu bằng đậu đỏ với đường bánh đen, còn gọi là chè đậu huyết.
Chè đậu ngự: Chè nấu bằng đậu ngự nấu với đường cát hoặc đường phèn. Đậu ngự là loại đậu có hạt hình quả thận lớn bằng đốt ngón tay cái, trước kia chỉ có ở Huế, sau này ở Đà Lạt cũng trồng nhiều.
Chè đậu ván: Chè nấu bằng đậu ván với đường cát trắng. Khi thêm bột đao sẽ thành chè đậu ván đặc, nếu không thì gọi là chè đậu ván nước.
Chè đậu xanh: Chè nấu bằng đậu xanh hầm chín để hạt nở to và mềm nhưng vẫn còn nguyên không vỡ, sau đó mới nấu với đường cát. Nếu nấu với đường bánh màu đen thì không cần hầm đậu, chỉ cần đun sôi và bỏ đường.
Chè đậu xanh đánh: Chè nấu bằng đậu xanh hầm, đãi vỏ, dùng đũa cả đánh cho nhuyễn và nấu với đường cát trắng.
Chè hột sen: Chè nấu bằng hột sen tươi bóc vỏ, xoi tim và nấu với đường cát trắng hoặc đường phèn. Hội sen phải hầm cho nở và mềm nhưng không vỡ. Có thể thêm nước hoa bưởi cho thơm. Có thể nấu với hột sen khô, đã bóc vỏ xoi tim, nhưng phải ngâm nước cho mềm rồi mới nấu. Hột sen ngon có tiếng là loại hột sen có vỏ màu nâu cánh gián ở hồ Tịnh Tâm hoặc ở hồ trong lăng Minh Mạng.
Chè hột sen bọc nhãn lồng: Chè nấu bằng hột sen đã bóc vỏ, xoi tim, nấu với nước đường, sau đó đưa vào trái nhãn lồng đã lấy hạt ra rồi để vào chén, rót nước đường lên. Nhãn nấu chè là loại nhãn ráo, được lồng bằng mo cau cho nên trái lớn, thịt (nhãn nhục) nhiều.
Chè kê: Chè nấu bằng hạt kê với đường cát, thường ăn với bánh tráng (bánh đa). Đây là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan ngọ, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch (cùng với món bánh ú tro và thịt vịt).
Chè nếp: Chè được nấu như nấu cháo nếp đặc, sau đó thêm gừng và một ít đậu phụng (lạc), thường ăn nóng, nhất là về mùa đông.