Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/11/2010 19:11 # 1
no name
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 33/80 (41%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 26/03/2010
Bài gởi: 313
Được cảm ơn: 465
[ Tham Khảo ] Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý


Gần đây, nhiều DN thực hiện công bố báo cáo tài chính (BCTC) với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thua lỗ xuất phát từ việc trích lập dự phòng.

Trong đó, các khoản trích lập dự phòng chính có tác động đáng kể đến kết quả sản xuất - kinh doanh của DN mà các nhà đầu tư cần nắm bắt được bản chất trong quá trình xem xét BCTC của DN đó là:

Khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các DN xây lắp).

Bản chất của các khoản trích lập dự phòng

Hiểu chung nhất, một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Việc trích lập dự phòng được hiểu là việc ghi nhận vào chi phí của DN các chênh lệch nhỏ hơn của giá trị tài sản của DN tại thời điểm lập BCTC và giá trị của các tài sản này tại thời điểm mua, hoặc ghi nhận một khoản dự phòng tương ứng với các khoản nợ phải trả (trên cơ sở đưa ra một ước tính đáng tin cậy), vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. Trong đó:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm (Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng...).

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho).

Thuật ngữ: giá gốc hàng tồn kho được hiểu là giá trị của hàng tồn kho được ghi nhận tại thời điểm mua căn cứ trên giá hóa đơn và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng và sản xuất để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng hoặc tiêu thụ như: chi phí gia công, chế biến, chi phí vận chuyển, lưu kho, bãi…

Thuật ngữ giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho được hiểu là giá trị còn lại của giá bán hàng tồn kho sau khi trừ đi các chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ sản phẩm tại thời điểm lập báo cáo tài chính;

Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của DN bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư bị lỗ (Thông tư 13/2006/TT-BTC);

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán (Thông tư 13/2006/TT-BTC);

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng DN vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng (Thông tư 13/2006/TT-BTC).

Nguyên tắc trích lập

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 - "Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng", một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.

Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

Sự kiện đã xảy ra

Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được gọi là một sự kiện ràng buộc. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng buộc nếu DN không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó.

Điều này chỉ xảy ra: a) khi việc thanh toán nghĩa vụ nợ này do pháp luật bắt buộc; hoặc b) khi có nghĩa vụ nợ liên đới, khi sự kiện này (có thể là một hoạt động của DN) dẫn đến có ước tính đáng tin cậy để bên thứ ba chắc chắn là DN sẽ thanh toán khoản nợ phải trả đó.

Bản chất báo cáo tài chính (BCTC) của DN là nhằm phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời điểm và một thời kỳ xảy ra trước đó, vì vậy các khoản dự phòng không nhằm phản ánh các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của DN trong tương lai, mà chỉ có liên quan tới các sự kiện xảy ra độc lập trong quá khứ, nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai thông qua một nghĩa vụ nợ phát sinh.

Ví dụ: DN thực hiện trích lập dự phòng cho một khoản phải trả do bị phạt vi phạm pháp luật về môi trường. Khoản bị phạt này là do các hoạt động kinh doanh đã diễn ra trước đó của DN, nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai, chứ không phải là các khoản bị phạt do hoạt động của DN trong tương lai.

Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra

Điều kiện ghi nhận một khoản nợ là khoản nợ đó phải là khoản nợ hiện tại và có khả năng làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán khoản nợ đó.

Việc ghi nhận một khoản trích lập dự phòng (khoản nợ) phải đi kèm với điều kiện phát sinh các tác động tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai thông qua việc thanh toán nghĩa vụ nợ đó (trong ví dụ nêu trên chính là việc thanh toán cho khoản tiền nộp phạt).

Tuy nhiên, không nhất thiết DN phải xác định cụ thể đối tác được hưởng quyền lợi từ nghĩa vụ nợ của DN (với ví dụ trên, DN có thể sẽ phải chi trả khoản chi phí khắc phục các ảnh hưởng đến môi trường và người hưởng lợi là cộng đồng nói chung).

Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ nợ phải trả

Các khoản trích lập dự phòng về bản chất đều xây dựng trên cơ sở ước tính, đây là cơ sở quan trọng, nhưng nó không làm mất đi độ tin cậy của các số liệu trên BCTC nếu DN đưa ra được các căn cứ tin cậy cho công việc ước tính các khoản trích lập (các khoản nợ). Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với DN khi trình bày các khoản trích lập dự phòng trên BCTC.

Trong trường hợp DN thiếu các cơ sở tin cậy để ước tính nghĩa vụ nợ cho việc trích lập dự phòng, DN sẽ ghi nhận khoản nợ ước tính này như một khoản "nợ tiềm tàng" trên BCTC (đây là thuật ngữ chỉ các khoản nợ mà DN có thể ước tính được, nhưng khả năng phát sinh là chưa chắc chắn, vì vậy DN phải trình bày riêng biệt theo các tiêu chí được quy định cụ thể trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18).

Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đối tượng: Theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.

Việc trích lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính (BCTC) (trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng làm nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì DN cũng không được trích lập dự phòng).

Phương pháp trích lập: mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Ví dụ: tại ngày 31/12, DN có 100 tấn sản phẩm A tồn kho, giá gốc của sản phẩm này (bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chế biến khác để hoàn thành sản phẩm) là 100 đồng. Cũng tại thời điểm này, giá thành của sản phẩm A trên thị trường là 80 đồng/tấn.

Giả định các chi phí liên quan khác ước tính để tiêu thụ sản phẩm là 10 đồng/tấn, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện được của một đơn vị sản phẩm A là 70 đồng/tấn (80 - 10), khi đó DN cần phải trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là: 100 tấn x (100 đồng - 70 đồng ) = 3.000 đồng.

Lưu ý: giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được DN hạch toán vào một tài khoản treo có số dư âm trên bảng cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ; DN phải trình bày được cơ sở để xác định các khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh BCTC; DN niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin tài chính định kỳ sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập BCTC, giá gốc của hàng tồn kho của DN thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập BCTC: tại mỗi thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN trích thêm vào khoản mục giá vốn hàng bán của DN phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào khoản mục thu nhập khác.

Theo Kiemtoan.com.vn



                                              

 
03/11/2010 09:11 # 2
gaulieu
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 1/20 (5%)
Kĩ năng: 30/60 (50%)
Ngày gia nhập: 30/09/2010
Bài gởi: 11
Được cảm ơn: 180
[ ebook ] Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý


 
 XIn các bạn lưu ý hiện nay thông tư 13/2006/TT-BTC năm 2006 đã không có giá trị hiệu lực và đã được thay thế bởi Thông tư 228/2009/TT-BTC năm 2009.

Các bạn tham khảo sự khác biệt của 2 thông tư này qua bài viết sau
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
Các thành viên đã Thank gaulieu vì Bài viết có ích:
04/11/2010 17:11 # 3
jenny90
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 15/20 (75%)
Kĩ năng: 7/30 (23%)
Ngày gia nhập: 09/06/2010
Bài gởi: 25
Được cảm ơn: 37
Phản hồi: [ Tham Khảo ] Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý


Thầy ơi, theo em biết thì VSA là chuẩn mực kiểm toán còn VAS mới là chuẩn mực kế toán chứ ạ :-?



 
Các thành viên đã Thank jenny90 vì Bài viết có ích:
08/11/2010 14:11 # 4
gaulieu
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 1/20 (5%)
Kĩ năng: 30/60 (50%)
Ngày gia nhập: 30/09/2010
Bài gởi: 11
Được cảm ơn: 180
Phản hồi: [ Tham Khảo ] Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý


Trích:
Thầy ơi, theo em biết thì VSA là chuẩn mực kiểm toán còn VAS mới là chuẩn mực kế toán chứ ạ :-?
 Ý em nói là trong nội dung file thầy gửi kèm đó phải không em ?
Chắc là có sự nhầm lẫn. Em phát hiện chính xác rồi đó. Vì VSA là viết tắt của Chuẩn mực kiểm toán VN còn VAS là Chuẩn mực kế toán VN

Chúc em học tốt!



 
Các thành viên đã Thank gaulieu vì Bài viết có ích:
11/04/2011 09:04 # 5
heoomdhnh
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/20 (40%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 14/01/2011
Bài gởi: 18
Được cảm ơn: 1
Phản hồi: [ Tham Khảo ] Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý


thầy ơi! mấy tài khoản of 1 số nghiệp vụ trích lập dự phòng đc in đậm trong bảng so sánh đc dùng để nhấn mạnh các khoản dự phòng hay để so sánh với thông tư khác vậy thầy? nếu là để so sánh thì sao em thấy có vài nghiệp vụ đc định khoản đâu có khác so với các  thông tư khác đâu thầy mà lại đc in đậm, em sợ viết nhầm.....hjhj! hay là do em chưa hiểu lắm, mong thầy chỉ bảo thêm... cảm ơn thầy nhiều!


heoom

 
19/09/2011 17:09 # 6
xoay206
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 19/09/2011
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: [ Tham Khảo ] Các khoản trích lập dự phòng cần lưu ý


dạ thưa thầy hiện em đang muốn làm đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này, nhưng vẫn chưa tìm đc nguồn tài liệu đáng tin và chính xác, Mong thầy có thể giới thiệu giúp em, em cảm ơn thầy rất nhiều ạ ! 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024