Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/10/2010 21:10 # 1
p3ng0c1712
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 11/30 (37%)
Kĩ năng: 17/30 (57%)
Ngày gia nhập: 15/09/2010
Bài gởi: 41
Được cảm ơn: 47
Nỗi Lòng Sinh Viên Năm 1



Sau một thời gian hòa nhập với môi trường mới, các tân sinh viên có những cảm xúc rất riêng, bên cạnh đó, cảm giác lo âu là điều không thể tránh khỏi…

Chưa hòa nhập

H.Hương (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) dù đã học được khoảng 2 tháng nhưng vẫn chưa quen được bạn nào trong lớp. Cô bạn tâm sự: “Có thể nhiều người bảo mình khó gần… Thật sự mình cũng xã giao với rất nhiều bạn rồi, nhưng vẫn không thấy ai thật sự cùng sở thích và quan điểm để chia sẻ. Tính cách cũng khó hòa hợp… Thế nên khi cần làm việc nhóm, mình khá lạc lõng. Chẳng biết tình trạng này còn kéo dài bao lâu...”

Còn B.K (sinh viên ĐH Văn Lang) chia sẻ: “Do giọng nói khó nghe nên mình vẫn chưa thể có nhiều bạn. Nói chuyện với một số bạn thì luôn bị hỏi lại “hả?”, “cái gì?”, “là sao mình không hiểu?”, riết rồi mình cũng…mặc cảm...”

Một số bạn khó hòa nhập vì nhiều lí do khác nhau: nói chuyện thấy không hợp, ngại giao tiếp trước đám đông, cảm thấy tự ti, mặc cảm trước khuyết điểm nào đó của bản thân… Sự lạc lõng ấy dễ khiến họ cảm thấy như bị cô lập…

M.N (sinh viên năm 2 ĐH Hoa Sen) chia sẻ: “Năm trước mình cũng rơi vào trường hợp này. Nhưng một thời gian sau sẽ quen dần. Có khi mọi người sẽ chủ động giúp mình hòa nhập qua các buổi dã ngoại, các hoạt động Đoàn… Chỉ cần các bạn muốn hòa động là được...”

Chán nản với môi trường học

Năm đầu, chưa quen với phương pháp học mới, những “mọt sách” có khuynh hướng chán chường, không còn động lực học tập.

B.K (sinh viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch) rầu rĩ: “Học Y cực lắm, phải học thật chăm và vất vả… Mình thì cảm thấy khá bỡ ngỡ, mình sợ mình sẽ không học nổi vì nghe giảng mình vẫn không hiểu gì…”

12 năm là học sinh giỏi và đậu đại học với số điểm khá cao, C.B (sinh viên ĐH KHTN) lại đang cảm thấy stress nặng với môi trường học tập mới và thất vọng khi mọi thứ không như bản thân mong đợi: “Suốt 12 năm qua, học là mục đích sống của mình, ngoài ra mình chẳng còn sở thích nào khác… Thế mà lên đại học, mình chẳng còn hứng thú đến trường nữa… Hiện tại mình không biết rồi mình sẽ ra sao, thế nào…”

N.Diệp (sinh viên ĐH KHXH & NV) sau khi học được một thời gian thì lại bảo: “Nếu được chọn lại, tui sẽ ôn kĩ Toán - Lý - Hóa để thi kinh tế… Hiện tại học rất chán, các môn xã hội làm tui hơi nản, vô lớp toàn ngủ gật…”

“Nhớ về những ngày tháng ôn luyện miệt mài cốt mong được vào đại học, rồi nghĩ về những ngày gần đây, ngồi học mà ngủ luôn trong giảng đường, thấy đối lập hết sức…” - H.L (sinh viên năm 1 ĐH Kỹ thuật công nghệ) tâm sự.

Không quen tự lập

B.V (sinh viên trường ĐH Quốc Tế) trước giờ toàn được ba mẹ quan tâm chăm sóc, thế nên khi vào kí túc xá ở, bạn ấy không thể tự lo cho bản thân được, thậm chí còn gọi điện về nhà bảo mẹ rằng: “Con giặt đồ không được, con đem ra tiệm giặt ủi nha…”

Còn C.H (sinh viên ĐH Kinh tế - luật) thì cảm thấy mọi thứ đều mới, môi trường sống khác, chuyện gì bạn ấy cũng phải tự giải quyết, quản lí chi tiêu cũng phải khéo léo sao cho cuối tháng không thâm hụt. H nói: “Khi còn ở nhà, ba mẹ luôn bên cạnh nhắc nhở. Bây giờ được tự do mà sao thấy khó chịu quá, muốn được ba mẹ lo như trước…”

Xa nhà, xa quê hương, bắt đầu những điều hoàn toàn mới mà chính bản thân chưa một lần trải nghiệm. Nhiều điều thú vị mở ra trước mắt, nhưng cũng có nhiều cạm bẫy, nếu họ không bản lĩnh… Vì vậy, những sự lo lắng đều có cơ sở, và những bỡ ngỡ ban đầu không những khiến họ gặp nhiều rắc rối hơn, mà việc học cũng vì thế mà bị ảnh hưởng hơn…

Suy nghĩ nhiều

Bước vào tuổi 18, họ bắt đầu có ý thức hơn và không còn quá phụ thuộc vào ba mẹ… Họ bắt đầu có những suy nghĩ lớn lao về hiện tại, tương lai và những việc cần làm. Do vậy, chuyện lo buồn, suy nghĩ là điều không tránh khỏi…

Không chỉ riêng những bạn xa nhà, phải sống tự lập mới suy nghĩ, mà chính những bạn vẫn ở cùng ba mẹ, cũng lo lắng nhiều điều.

P.T (sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng) kể: “Dạo này mình hay nghĩ về quãng thời gian còn học cấp 3, rồi so sánh với bây giờ, mình thấy các mối quan hệ của mình bị thu hẹp hẳn. Suốt ngày chỉ đi học, về nhà online, xem tivi, cuối tuần thì ở nhà dưỡng sức… Lên đại học, mọi thứ cứ lặp lại theo quy luật như thế sao?”

Những chia sẻ

- Chính vì mới học năm đầu nên các mối quan hệ, môi trường học, cuộc sống mới…sẽ luôn khiến bạn bỡ ngỡ và lo lắng. Nhưng nỗi lo ấy không kéo dài. Bạn cần thời gian để thích nghi. Sự áp lực sẽ từ từ nhẹ dần khi bạn hòa nhập với môi trường mới.

- “Sự thay đổi là chuyện đương nhiên vì ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm, chúng ta đều cần thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh. Chỉ cần bạn vẫn giữ vững lập trường, quan điểm riêng của bản thân là được” - V.B (sinh viên năm 2 ĐH Ngân Hàng).

 

- “Nỗi buồn là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng thay vì xem việc học là lẽ sống, các bạn hãy đi ra ngoài cuộc sống để trải nghiệm, chẳng hạn như làm thêm, đi ăn uống vui vẻ với bạn bè vào cuối tuần, tập mở lòng nhiều hơn… Bên cạnh đó, đa phần các trường đại học đều có web, diễn đàn… Các bạn có thể vào để giao lưu kết bạn… Có rất nhiều cách để làm quen, chẳng hạn như khi làm việc nhóm lúc cần thuyết trình, thì bạn cũng nên để người khác hiểu mình hơn bằng việc tham gia góp ý nhiệt tình, bày tỏ quan điểm, tích cực và có tinh thần trách nhiệm… Dần dà bạn sẽ thấy những nỗi lo của mình chẳng thành vấn đề” - B.Lan (sinh viên năm 2 ĐH Kinh tế) nói.


sưu tầm




 
Các thành viên đã Thank p3ng0c1712 vì Bài viết có ích:
18/10/2010 21:10 # 2
spy_xinh
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 6/50 (12%)
Kĩ năng: 0/60 (0%)
Ngày gia nhập: 26/02/2010
Bài gởi: 106
Được cảm ơn: 150
Phản hồi: Nỗi Lòng Sinh Viên Năm 1


ko có gì là ko thể ... cố lên !!!



 
18/10/2010 21:10 # 3
Riki16
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 26/30 (87%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 15/09/2010
Bài gởi: 56
Được cảm ơn: 15
Phản hồi: Nỗi Lòng Sinh Viên Năm 1


Cùng tâm trạng nè :D .......




He He ...


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024