Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/10/2010 00:10 # 1
HTPHAU
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 12/70 (17%)
Kĩ năng: 54/70 (77%)
Ngày gia nhập: 25/08/2010
Bài gởi: 222
Được cảm ơn: 264
Học nhóm, phương pháp học nhóm


Vì là sinh viên mới vào trường nên sẽ có nhiều bạn trong lớp còn đang bỡ ngỡ với vấn đề học nhóm. Hôm nay mình đã sưu tập trên mạng được 2 bài viết này khá hay. Mong mọi người sẽ đọc để hiểu và đưa ra những lời thảo luận tích cực về vấn đề này.

Bài 1

Các Phương Pháp Học Nhóm Hiệu Quả

Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học viên – các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Theo cách này, học viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác.

Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học viên. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học viên bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học viên, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học viên đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực.


Các phương pháp học nhóm:
Để khuyến khích học nhóm, giáo viên có thể chọn một trong số những phương pháp sau đây:

*
Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm 4 hoặc 5 để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau 20 phút thảo luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp.
*
Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm 4 hoặc 5 học viên cùng làm một nhiệm vụ được giao ở bên ngoài trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo với giáo viên, các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp.
*
Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia.
*
“Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với học viên khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí.

  • Thảo luận có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là những phương pháp giảng dạy hiệu quả khác nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của học viên và khuyến khích học viên tham gia học nhóm. Học viên theo đó cũng có cơ hội học tập trong môi trường không bị kiểm soát nhưng vẫn “an toàn” (vì được giáo viên hoặc các nhóm khác đánh giá). Ngoài ra, học viên cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này.

    Học nhóm hiệu quả
     
  • Để học nhóm có hiệu quả, giáo viên phải đảm bảo rằng trong nhóm có sự “phụ thuộc tích cực”, trao đổi trực tiếp, thảo luận trong nhóm và trách nhiệm của cá nhân cũng như của cả nhóm. “Phụ thuộc tích cực” nhấn mạnh tầm quan trọng và tính độc đáo sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm trong khi thực hiện các hoạt động nhận thức và giao lưu giữa các cá nhân. Trong khi học viên giao tiếp với nhau, sẽ phải có một người làm trưởng nhóm. Người này phải có kĩ năng hòa giải xung đột, có khái niệm rõ ràng và khả năng thảo luận, có khả năng tháo gỡ những phức tạp trong quan hệ giữa mọi người. Quá trình học như thế này sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học viên. Vì thế, học viên có thể học được nhiều hơn những gì được giảng giải.
     
  • Tuy nhiên, học nhóm có thể tạo điều kiện cho những học viên lười – những thành viên không hoàn thành trách nhiệm mà vẫn được điểm do thành tích của cả nhóm. Để hạn chế tình trạng này, giáo viên có thể cho áp dụng hình thức đánh giá theo nhóm để đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm, hoặc tổ chức một bài kiểm tra kèm theo. Vì vậy sẽ tồn tại hai mức độ trách nhiệm: cá nhân và nhóm.
Bài 2

Đào tạo theo quy chế tín chỉ đang dần được áp dụng ở các trường đại học ở Việt Nam và bước đầu đã chứng tỏ được ưu thế so với phương thức đào tạo theo niên chế. Một trong những phương pháp học quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm…

Ưu điểm của việc học nhóm
Là sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ chắc hẳn các bạn đã biết và quen với những khái niệm như: bài tập nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm… Nhưng không phải với bất kì sinh viên, hay nhóm sinh viên nào cũng khai thác hết được tính tích cực của phương pháp học tập này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ chính những người sinh viên, hay đôi khi từ những lí do khách quan khác.

Những ưu thế từ phương pháp học tập này hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được và không thể phủ nhận. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này.

Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.

Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giảng viên đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của sinh viên. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.

Học nhóm không hiệu quả, tại sao?
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Vậy nguyên nhân vì sao?

Thứ nhất, một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích.

Thứ hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Sự làm việc này tương tự như sự hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Dây chuyền sẽ không thể hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một bộ phận không làm việc hoặc làm việc không đúng chức năng. Nếu một thành viên trong nhóm không làm việc như đã phân công sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ.

Nguyên nhân thứ ba, đó là sự phân công công việc không rõ ràng. Đôi khi một thành viên trong nhóm phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong khi có thành viên không có việc gì để làm.

Công việc của nhóm thường bị dồn quá nhiều cho nhóm trưởng, thậm chí sản phẩm đôi khi là kết quả của riêng nhóm trưởng chứ không phải là sản phẩm của cả nhóm. Ngược lại, đôi khi người nhóm trưởng “ôm” quá nhiều công việc về mình dẫn đến những thành viên khác “tự ái” và kết quả là sự bất hợp tác.

Làm thế nào để học nhóm tốt?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phương pháp học tập này không đạt hiệu quả. Cả nguyên nhân khách quan và cả từ bản thân người học. Vậy làm thế nào để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất?

Trước hết là sự phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia rõ ràng cho từng thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc.

Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”… Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng.

Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.

 

Với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng bạn bè ở khắp nơi vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả! Hãy chuẩn bị cho mình một thái độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả! Hi vọng với những chia sẻ trên một phần giúp các bạn sinh viên tìm được hứng thú trong việc học tập nhóm, đặc biệt là sự hiệu quả trong học tập với phương thức này!


 



Hãy Sống Với Tất Cả Lòng Tin

rockwar205 đã cho bài viết: điểm vì bài hay .... nhưng lưu ý thêm nguồn vào nha bạn
 
Các thành viên đã Thank HTPHAU vì Bài viết có ích:
16/10/2010 08:10 # 2
kakaki
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 0/60 (0%)
Kĩ năng: 2/60 (3%)
Ngày gia nhập: 02/02/2010
Bài gởi: 150
Được cảm ơn: 152
Phản hồi: Học nhóm, phương pháp học nhóm


Sek :: Hay :: nhưng để cái nguồn trích dẫn lại đi bác chứ ko là toi cơm á  nghe


 
16/10/2010 09:10 # 3
kioko92
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/10 (80%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 15/08/2010
Bài gởi: 8
Được cảm ơn: 4
Học nhóm, phương pháp học nhóm


Anh Phong nhà mình đây mà! Cái forum lớp này phải giới thiệu cho anh em lớp tham gia mới được! em cũng là một mem k3 nè!




 
17/10/2010 13:10 # 4
HTPHAU
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 12/70 (17%)
Kĩ năng: 54/70 (77%)
Ngày gia nhập: 25/08/2010
Bài gởi: 222
Được cảm ơn: 264
Phản hồi: Học nhóm, phương pháp học nhóm


vo va vo van
ktr4 day
r3 muon giao luu ko?


 Thế nào là vớ vẩn. Nếu bạn không thích thì có quyền yên lặng để người khác nói thảo luận.

To kakaki: Sorry nhé ^^ mình lên mạng rùi copy về nên quên mất cái trang mình vào là gì.
To kioko92: He he hi vọng forum lớp mình sẽ thật vui



Hãy Sống Với Tất Cả Lòng Tin

 
10/11/2010 16:11 # 5
pumpkin_166
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 11/30 (37%)
Kĩ năng: 7/30 (23%)
Ngày gia nhập: 09/05/2010
Bài gởi: 41
Được cảm ơn: 37
Phản hồi: Học nhóm, phương pháp học nhóm


a.phong thank 2 pic anh nha.co gag keu goi moi nguoi trong lop tham gia vao 4r nha.anh nen mo them 1 muc  "giao luu cac lop" hay la "dong gop' kien" de cho nhug thanh` vien khac' lop tham gia dog gop'...ok



 
Các thành viên đã Thank pumpkin_166 vì Bài viết có ích:
13/11/2010 00:11 # 6
HTPHAU
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 12/70 (17%)
Kĩ năng: 54/70 (77%)
Ngày gia nhập: 25/08/2010
Bài gởi: 222
Được cảm ơn: 264
Phản hồi: Học nhóm, phương pháp học nhóm


Thanks Quốc nhé mình sẽ cố gắng để các thành viên của lớp tham gia forum và sẽ tạo khu vực giao lưu dành cho các bạn lớp khác



Hãy Sống Với Tất Cả Lòng Tin

 
Các thành viên đã Thank HTPHAU vì Bài viết có ích:
24/11/2010 14:11 # 7
z13oykut3z
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 18/20 (90%)
Kĩ năng: 3/10 (30%)
Ngày gia nhập: 16/11/2010
Bài gởi: 28
Được cảm ơn: 3
Phản hồi: Học nhóm, phương pháp học nhóm


các cố nc với nhau vui dứa:t2ThanH HoÁ




 
25/11/2010 06:11 # 8
HoangXiTeenKTR3
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/40 (12%)
Kĩ năng: 5/10 (50%)
Ngày gia nhập: 13/11/2010
Bài gởi: 65
Được cảm ơn: 5
Phản hồi: Học nhóm, phương pháp học nhóm


thèn sức môi, nói cái chi khan khan rứa mi



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024