Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/10/2010 13:10 # 1
luckypham
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 9/30 (30%)
Kĩ năng: 22/30 (73%)
Ngày gia nhập: 03/09/2010
Bài gởi: 39
Được cảm ơn: 52
Miền Trung ơi, đau lắm


 Em nhắn tin: "Hà Nội đêm ni bắn pháo hoa phải không anh? Rứa là em không coi được vì Huế mưa to hung, gần ngập hết đường như năm 1999 anh vô anh nờ. Điện mất, ti vi ngập nước!". 



Anh không dám trả lời bởi hình như mấy ngày hôm nay, Thủ đô lúc nào cũng có cờ đèn kèn trống, hoa hoét xanh đỏ gấp trăm lần em xem bắn pháo hoa qua ti vi. 


Anh càng không dám trả lời bởi biết em và những đồng bào ở Huế trầm mạc và mưa gió, miền Trung gian khó và chịu đựng đang khốn khó vật lộn để giữ sự sống, giữ từng con heo, con gà, chiếc giường, manh áo trong ào ạt mưa gió, cuồng loạn lũ dữ và bấp bênh sự sống - cái chết cận kề...


Anh lại càng không dám trả lời bởi xem bản tin lúc 19 giờ của Đài Truyền hình Quốc gia, thấy thời lượng sóng chủ yếu dành cho những hoạt động của Đại lễ, hình như chỉ loáng thoáng cái phóng sự tổng hợp về tình hình mưa lũ miền Trung với số người chết lên đến 11 và hàng vạn người dân Huế đang thấp thỏm trước nước sông Hương dâng mấp mé, người dân Hải Lăng - Quảng Trị, Minh Hóa-Tuyên Hóa Quảng Bình mất nhà, ì oạp chất những thứ tài sản may mắn vớt được lên con thuyền gỗ để tìm chỗ cao trú thân, người dân Hà Tĩnh choáng váng nhìn đập thủy điện Hố Hô sắp vỡ, dìm cả vùng hạ lưu rộng lớn trong biển nước đục ngầu... Còn biết bao những người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc rồng rắn rời khỏi bờ khe, con suối, kề núi bởi nước dâng, cây đổ, lũ quét, lũ ống... như thể người Hà Nội tản cư những năm đánh Pháp, sơ tán thời chống Mỹ.


Tháng 10-2008: Xem ti vi, thấy toàn bộ thời lượng của chương trình Thời sự phản ánh Hà Nội ngập trong cơn lũ lịch sử, em thảng thốt gọi điện: "Anh và gia đình ra răng?" và kể: "Dân miền Trung sống chung với lũ từ lâu rồi, thấy nước ngập như ở Hà Nộicũng thường thôi, vậy mà vẫn thương người Hà Nội mới quen chịu cực".Hồi đó, hình như em và rất nhiều người dân miền Trung cùng các tỉnh thành khác đã quyên góp để "chuyển ngược" quà ra Bắc, ủng hộ cho Hà Nội, mặc cho ai đó tỉnh bơ nói: "Thiệt hại của Hà Nội là do... người dân", phải không em?

Tháng 10-1999: Huế chìm trong biển nước. Tưởng như nước mưa của cả trái đất dồn xuống Huế. Em suýt chết bởi nước ngập ngút đầu đường Bến Nghé trên đường đến cơ quan. Anh cũng suýt chết trên con thuyền mỏng manh ngoài cửa biển Thuận An khi quyết tâm sang chụp ảnh, viết bài nơi thủy thần cuốn trôi 1 làng chài ven biển. Những ngày gian khó, anh và các đồng nghiệp dầm mình trong nước, vướng víu trong áo phao cả tuần nhưng. Ngồi trên trực thăng, vuôt nước mắt mặn chát chan với nước mưa, cùng bộ đội thả mì tôm cho đồng bào dưới lũ, tranh thủ chụp hình những đồng bào của mình giành giật, bấu víu từng gói mì tôm, chai nước suối để duy trì sự sống trên ngọn cây, mái nhà, gò đất, anh đã ước: "Bao giờ có những ngôi nhà vượt lũ cao hẳn lên mặt nước để mỗi người tránh lũ thường kỳ?". Anh đã ước và anh đã tin. Niềm tin ấy luôn hiện hữu bởi sau mỗi đợt lũ dữ, người Hà Nội luôn hướng về miền Trung bằng sự chia sẻ thật lòng với tình đồng bào da vàng máu đỏ, bằng những ánh mắt đau đáu trước màn hình ti vi, bằng những tấm áo manh quần, mảnh chăn, đôi tất, đồng tiền tiết kiệm của bác hưu trí, đồng tiền nhịn ăn sáng của cô cậu học sinh quàng khăn đỏ tới trường...



Tháng 10-2010: 
Huế chìm trong nước. Miền Trung ngập trong nước. Tây Bắc cũng co mình chịu nước. Nhưng Hà Nội thì vẫn sáng trưng, vẫn xứng đáng là "Thành phố của nhung lụa và ánh sáng" như nhà văn Trần Đăng đã viết hồi mới giải phóng Thủ đô 10-1954. Sáng hơn, xanh đỏ hơn, nhấp nháy hơn và người đổ về nghìn nghịt, đi lang thang vơ vẩn khắp 360 phố phường. 

Tối nay xem tivi, anh thấy mưa thế, nước ngập thế nhưng ở Huế vẫn khai mạc phòng trưng bày những hình ảnh Hà Nộinhân dịp Đại lễ. Những quan chức (mà chỉ toàn là quan chức) đến dự vẫn đi giày đen bóng lộn, com lê ca vát chỉnh tề. Anh ra đường, Hà Nội chợt đổ cơn mưa, mưa không to như Huế nhưng cũng sầm sập giận dỗi khiến đường phố láng trắng. Thế nhưng, ở đường Liễu Giai, điểm văn nghệ quần chúng cạnh UBND quận Ba Đình vẫn có các chú Công an phường và dân phòng chống dùi cui sau đít, khoanh tay co ro trong xe tải nhẹ, các cán bộ Quận hay đại loại vậy ngồi xổm trên ghế, dưới tán ô xòe rộng che mưa... nhìn lên sân khấu dựng tạm bợ bằng gỗ cốt pha, xem các nam thanh nữ tú, phấn son nhòe nhoẹt, quần áo xanh đỏ dính bết vào người, gân cổ hát múa... dưới mưa tầm tã.

Em à! Đại lễ vẫn còn đến gần 1 tuần. Dù có mưa to, mưa giống như miền Trung thì Hà Nội vẫn không thể thoát khỏi 10 ngày cờ đèn kèn trống, bưng bê khiêng kê. Sau Đại lễ, cả Thủ đô cũng phải nghỉ ngơi thư giãn cho lại sức và có lẽ lúc ấy, có thể mới sực nhớ "vẫn còn miền Trung".


Những ngày người miền Trung gồng mình chống chọi với lũ dữ, người Hà Nội cũng căng mình chống chọi với cơn lũ tắc đường - kẹt xe, loa đèn, khói bụi và nỗi lo đóng thuế của mình bây giờ, con cháu hậu thế mai sau. Chúng ta cùng gian khổ, cùng chia ngọt sẻ bùi nhưng liệu hạt thóc có được cắn làm đôi, bát cơm có được chia nửa cho 2 nơi như lúc này không? 


Hà Nội bây giờ đang trưng bày những bức tranh làm bằng vàng, những cụ rùa làm bằng đá quý và vô khối những cây cảnh, bia tượng, tranh ảnh. Ngoài triển lãm Giảng Võ, còn ngoe nguẩy cả những con cá tầm, cá hồi nặng cả yến từ nơi xa lắc lơ về mừng Đại lễ. Người ta còn "cung tiến" rùa vàng Kim Quy khổng lồ làm bằng... 120 kg chả mực và trăm thứ vua không biết mặt, chúa không biết tên, dân lơ ngơ chưa bao giờ nghe thấy... Anh không ngồi trên trực thăng thả mì tôm để ước có nhà chống lũ cho đồng bào miền Trung. Anh ngồi giữa Hà Nội nhìn đèn nháy loạn xạ ngoài đường vắng ngắt, nghe loa phường tua lại "Em vẫn đạp xe ra phố/ Anh vẫn tìm âm thanh mới" đến thuộc làu đoạn lên xuống giọng của ca sĩ, nặng trong đầu chương trình ti vi phát lại các hoạt động Đại lễ trong ngày của Hà Nội và ước: Giá như đổi được, để đổi thành mì tôm, nước ngọt cho khúc ruột miền Trung qua khỏi cơn đói lòng, biến thành áo ấm cho biên cương khỏi tím da trước gió mùa đầu vụ?... 


Bấm điện thoại gọi em để trải lòng vào trong đó. Nghe cứ u u hoài, lại mất điện phải không em? 
(Nguồn thanhhaivir's blog)




 
Các thành viên đã Thank luckypham vì Bài viết có ích:
06/10/2010 14:10 # 2
trai đất vĩnh
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 15/30 (50%)
Kĩ năng: 45/50 (90%)
Ngày gia nhập: 04/05/2010
Bài gởi: 45
Được cảm ơn: 145
Phản hồi: Miền Trung ơi, đau lắm


Miền trung quê miềng ơi? sao năm mô cũng lũ lụt rứa. Trôi nhà, trôi cửa, trách chi ông trời răng mà không thương người dân quê nghèo khổ, quanh năm bám mặt cho đất, bán lưng cho trời, những em bé, bà mệ bơ vơ nhìn con nước trôi. Năm nào cũng vậy mỗi khi tin lũ quê nhà mình lại mở bài hát này để nghe.


Hãy cùng chung tay sẻ chia những khó khăn với bà con miên trung vượt qua những khó khăn, hoạn nạn.



C
on người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.

 
Các thành viên đã Thank trai đất vĩnh vì Bài viết có ích:
06/10/2010 18:10 # 3
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 39/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4689
Được cảm ơn: 5254
Phản hồi: Miền Trung ơi, đau lắm


Quê tôi miền trung thân thương.Miền Trung khúc ruột của Tổ quốc.Miền Trung với bao nhiêu là mưa bão.........Thương lắm những ngày ngập lụt,nước dâng lên tới đầu gối.Có những nơi nước còn dâng lên cao hơn cả bụng.Ôi!Quê tôi............


NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank valentdn vì Bài viết có ích:
09/10/2010 11:10 # 4
HuongQTri
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 38/60 (63%)
Kĩ năng: 29/50 (58%)
Ngày gia nhập: 17/09/2010
Bài gởi: 188
Được cảm ơn: 129
Phản hồi: Miền Trung ơi, đau lắm


Tui Ở QUảng Trị Nè


 

 

Vì sao máu tôi màu đỏ! Bởi vì tôi yêu MU!


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024