Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2010 15:01 # 1
[L]a[D]e
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/30 (17%)
Kĩ năng: 25/30 (83%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 35
Được cảm ơn: 55
học thư pháp: bài 1



mình cũng thích thư pháp nên tìm ra mấy bộ tài liệu này để giúp ai cũng thích giống mình tìm hiểu một cách bài bản nha



BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ PHÁP
* Mục đích, ý nghĩa: Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thư pháp, gợi mở nhiều điều lý thú về thư pháp chữ Việt. Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần vào việc kế thừa và phát huy di sản văn hoa truyền thống của dân tộc.
* Nội dung

1 Từ chữ viết đến nghệ thuật viết chữ
1.1. Nguồn gốc chữ viết
Chữ viết ra đời theo yêu cầu của xã hội loài người. Nó hình thành trên cơ sở những thành quả lao động chân tay và trí óc. Tiền thân gần gũi của nó chính là nhũng hình vẽ mang ý nghĩa thực thể hoặc tưởng tượng.
1.2. Nghệ thuật chữ viết.
Cái đẹp trong chữ viết, mà theo cách nói hiện đại là nghệ thuật chữ viết thư pháp (Calligraphg – calligraphie-kalligraphiia) từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới coi trọng và xem là một loại hình nghệ thuật đặc thù “cao cấp”, là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước Phương Đông. Nghệ thuật chữ viết vừa tạo nên giá trị thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống của mọi người trên hành tinh của chúng ta.
1.3. Thư pháp
Cách hiểu về nghệ thuật thư pháp có thể khái quát thành hai nội dung : Một là, nội dung gắn bó với cơ sở mỹ học của thư pháp (các cách viết, kỹ thuật viết, những bút pháp, đường nét, màu sắc… của người viết). Hai là, gắn bó với tính cách, tâm tư, tình cảm, quan niệm triết học, nhân sinh quan của người viết và phong khí của thời đại.
Vì vậy, ta có thể hiểu thư pháp là: nghệ thuật thể hiện chữ viết và là phương tiện để biểu tỏ tâm thức của con người. Với ý nghĩa này, thư pháp trở thành một nghệ thuật biểu đạt mỹ cảm của mỗi dân tộc, ý hướng, tâm tư và tình cảm chủ quan, có tác dụng đạo đức và giá trị mỹ học.

2. Sơ lược thư pháp Đông – Tây
Trong dòng chảy văn hóa truyền thống của các nước phương Đông – thư pháp được xem như là một mạch ngầm, lặng lẽ tồn tại với thời gian nhưng thư pháp lại có vị trí đáng kể và hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội trong thế giới nghệ thuật.

_Thư pháp đối với người Trung Hoa là linh hồn của mỹ thuật Trung Hoa,là loại hình nghệ thuật có tính tổng hợp cao có xu hướng vươn tối nghệ thuật biểu hiện tâm hồn chủ quan.
_ Thư đạo Nhật Bản: Ơ Nhật Bản nơi mà khiếu thẩm mỹ luôn dựa vào sự giản dị cùng với tính trầm tư mặc tưởng của Thiên Đạo đã tiếp nguồn cho nghệ thuật thư pháp phát triển thành một phong cách rất đặc biệt đó là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa Thiền Đạo và nghệ thuật thể hiện. Với ý nghĩa này, thư đạo của Nhật Bản không chỉ là môn nghệ thuật thể hiện, mà nó vượt ra ngoài hạn lượng của ý thức để truyền tải nội dung tâm pháp.
_Nghệ thuật thư pháp ở các quốc gia Hồi giáo : được xem là “Nghệ thuật thị giác hàng đầu”. Nó trở thành một phần trang trí chính trong đạo Hồi, trong các lâu đài, trường học. Theo Ibn al –Habib cho rằng nghệ thuật viết chữ chính là chức năng cao quý nhất, một khoa học ưu việt nhất, một nghề có thu hoạch cao nhất của thời đại.
_Ở các nước phương tây, thời xưa, khi nghề in chưa có ( hoặc đã có mà chưa vi tính), những văn kiện quan trọng hay tác phẩm thiêng liêng đều cần những nhà thư pháp (calligrapher) nắn nót, trau chuốt từng nét một. . Đặc biệt, với kinh điển của nhiều tôn giáo, các nhà thư pháp còn dóc lòng tôn trọng, trọn gìn trai giới và kiêng tửu sắc trong suốt những ngày tháng tỉ mỉ chép kinh thánh những tác phẩm mỹ thuật, mà ngày nay một số kiệt tác còn may mắn giữ được đã trở thành tài sản văn hóa vô giá của các viện bảo tàng tên tuổi trên thế giới.


* So sánh sự khác nhau cơ bản giữa nghệ thuật thư pháp Đông và Tây (mang tính khái quát )
+ Vẻ đẹp chữ viết của người Phương Đông không chỉ dừng lại ở nghệ thuật biểu hiện mà nó còn phải lột tả được tính chất sâu thẳm bên trong của chữ viết. Dường như thư pháp ở đây không chỉ là bộ môn mà còn là một pháp môn cho con người tu tâm luyện tánh.( xuất phát từ văn hoá gốc nông nghiệp )
+ Ngược lại, quan niệm chữ viết đẹp đối với người Phương Tây thì phải theo chuẩn mực, phải cân đối tỷ lệ, không có ngẩu hứng và linh hoạt.( xuất phát từ văn hoá gốc du mục )

3. Thư pháp Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại
3.1.Nghệ thuật thư pháp chữ Hán_ Việt Nam
a. Quá trình hình thành thư pháp chữ Hán ở Việt Nam
b.. Đặc điểm thư pháp chữ Hán_Việt Nam
Quá trình phát triển của môn thư pháp chữ Hán tại Việt Nam, có lịch sử hình thành tương tự bộ môn thư pháp tại Trung Hoa: đều xuất phát từ tinh thần văn nghệ trong sáng lấy cảm hứng làm căn bản, lấy chủ đề tạo cảm hứng. Tuy nhiên về biểu hiện mỹ cảm có những điểm tương đối khác biệt so với nghệ thuật thư pháp ở Trung Hoa.
3.2. Nghệ thuật thư pháp chữ Quốc Ngữ_ hiện đại
a.Đôi nét về quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ
b. Sự ra đời của thư pháp chữ Quốc ngữ (chữ Việt )
c. Một số đặc điểm trong thư pháp Việt
_ Tính linh hoạt: Sự linh hoạt là một trong những điểm quan trọng của nghệ tguật thư pháp nói chung. Đối với thư pháp chữ Việt tính linh hoạt thể hiện rất cao độ_nó cũng là một đặc tính điển hình của người Việt
_ Tính biểu cảm, trữ tình: là một đặc điểm tiêu biểu của các loại hình nghệt thuật và văn hoá Việt Nam nói riêng và có lẽ văn hoá nông nghiệp nói chung. Với thư pháp chữ Việt thì tính biểu cảm thể hiện rất rỏ nét.
_ Tính hài hoà : Tính hài hòa là một đặc điểm nổi bật của nền văn hoá Việt Nam và nó có ảnh hưởng rất đậm nét trong nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Nó cũng là một trong những yếu tố tạo nên một tác phẩm thư pháp hoàn hảo.
_ Tính tổng hợp: Sự giao hoà giữa văn hoá Đông- Tây ( bút lông_ sản phẩm của văn hoá phương Đông và chữ Latinh_sản phẩm của văn hoá phương Tây).

3.3. Thư Pháp Chữ Việt Trong Đời Sống Văn Hoá Của Dân Tộc

Thực tế hiện nay, thư pháp chữ Việt đã hoà mạch sống nghệ thuật trong vườn hoa dân tộc và nó có ảnh hưởng lớn trên mặt trận văn hoá-tư tưởng, đạo đức-giáo dục,… Sở dĩ nó đặc biệt như vậy vì nó đã nối mạch được truyền thống tôn trọng chữ, kính chữ đã có hàng ngàn đời trong lịch sử dân tộc. Hơn nữa, nó mang thông điệp cho mọi người rằng, nếu biết khai thác và sáng tạo, thì chữ Việt cũng rất đẹp và rất có hồn. Hy vọng, việc chơi thư pháp, thưởng lãm thư pháp chữ Việt hiện nay không chỉ dừng lại ở tính phong trào mà là sự hiện diện có ý nghĩa của một môn nghệ thuật đặc thù mang tính cao cấp, phát huy được cái đẹp, cái hồn của mỗi chữ Việt trong lòng người dân nước Việt.


 


 
Các thành viên đã Thank [L]a[D]e vì Bài viết có ích:
01/03/2010 12:03 # 2
ongdo8x
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 13/90 (14%)
Kĩ năng: 62/100 (62%)
Ngày gia nhập: 18/01/2010
Bài gởi: 373
Được cảm ơn: 512
Phản hồi: học thư pháp: bài 1


các bạn hãy tham khảo thật nhiều tranh nghệ thuật và chiêm ngưỡng và luyện nó_khi đó bạn sẻ tìm đươc cho mình một thế giới riêng cho chính mình


http://www.facebook.com/profile.php?id=100002149168882&sk=info


Hãy giữ ngọn lửa đam mê cháy mãi
 
 

“Hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không chịu đựng n

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024