Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/09/2010 13:09 # 1
Chaudmce
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 4/70 (6%)
Kĩ năng: 34/60 (57%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 214
Được cảm ơn: 184
Vấn nạn 15 chữ C (sưu tầm từ Internet)


"Con cháu các cụ cả, các cụ cứ chiếu cố..."

Vấn nạn 15 chữ C

Trong dân lâu nay có câu đàm tiếu gồm 15 chữ C như sau: "con cháu các cụ cả, các cụ cứ chiếu cố, cấm cự cãi các cụ!" Trong truyền thống sinh hoạt cộng đồng của dân ta, khi có não trạng gì diễn ra quá lâu, chướng tai gai mắt mà người dân cảm thấy bất lực thì thường xuất hiện các chuyện tiếu lâm hay đại để như thế. Có thể xem đây là một hiện tượng phản ứng ôn hòa mà những ai quan tâm đến dư luận, có thể xem đó là một chỉ báo để điều chỉnh hành vi .

Mấy năm vừa qua hàng loạt vụ bê bối hơi hám vấn nạn con ông cháu cha (COCC) bị đưa ra ánh sáng. Thật ra nó chỉ là phần nổi của tảng băng.

Chuyện nguyên Thứ trưởng bộ Thương mại, ông Mai Văn Dâu hầu tòa và bị phạt tù cùng con trai trong vụ án chạy quota xuất khẩu hàng dệt may, chuyện nguyên chủ tịch hội đồng Quản trị tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam Đoàn Văn Kiển giao cho công ty của em trai khai thác than trái phép, chuyện cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Phạm Thanh Bình liên tục bổ nhiệm con trai, em trai giữ các chức vụ quan trọng trong tập đoàn... chỉ là vài đơn cử của các vị "đã bị lộ".

Ngoại trưởng Hàn Quốc xin lỗi nhân dân và xin từ chức vì đã ưu ái con gái vào Bộ mình.
Không biết còn bao nhiêu những vị "chưa bị lộ" trong chuyện COCC này nữa...

Vì thế, không phải ngẫu nhiên khi đọc tin về Bộ trưởng Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc Yu Myung Hwan xin từ chức do ưu ái cho con gái thi tuyển vào Bộ do ông quản lý, người dân đón nhận với tâm trạng như được "thay lời muốn nói".

Biệt lệ và vùng cấm

Có ý kiến cho rằng, sở dĩ Hàn Quốc, một trong rất ít quốc gia thoát khỏi "bẫy trung bình", nhanh chóng vươn lên gia nhập vào hàng ngũ các nước có thu nhập cao vì xã hội Hàn Quốc tuân thủ nghiêm ngặt luật chơi minh bạch, không có biệt lệ, vùng cấm.

Ở ta, không phải là chơi "luật rừng" mà cũng có Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành cũng có những quy định như: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quĩ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó. Hay quy  định, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Như vậy, quy định pháp luật rằng buộc về mối quan hệ thân thích trong bố trí công việc ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ở ta không phải không có. Nhưng có thể vẫn có nhiều điểm sơ hở, có thể là ở khâu tổ chức thi cử, tuyển dụng cán bộ hoặc thiếu sự giám sát, kiểm tra nên đâu đó, vẫn xảy ra tình trạng cá nhân lạm dụng quyền lực, vị trí để bầu bán, bổ nhiệm, bố trí công việc có lợi cho người thân thích, tạo ra sự mất công bằng trong công tác nhân sự.

Vấn đề còn lại ở đây là thực thi, kiểm tra giám sát, minh bạch, không có vùng cấm.

Chủ nghĩa lý lịch

Một người làm quan, cả họ được nhờ, câu nói của người xưa hẳn đã hàm ý một điều gì đó không hay, nên từ thời phong kiến của nước ta từng có một nguyên tắc bổ nhiệm quan lại hết sức nghiêm nhặt, gọi là hồi tỵ.

Hồi tỵ có nghĩa là "tránh đi", theo đó những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè không được bổ nhiệm làm quan cùng một địa phương. Nếu gặp điều này thì phải báo với triều đình để thuyên chuyển người thân thuộc đi nơi khác.

Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân thực hiện các hành vi tiêu cực.

"Con cháu các cụ cả, các cụ cứ chiếu cố, cấm cự cãi các cụ!"
500 năm trước, vua quan thời phong kiến đã sớm ý thức được những qui luật khắc nghiệt giữa quyền và lợi. Để tránh những rắc rối nảy sinh từ các mối quan hệ thân hữu, và cũng nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, họ đã đề ra những quy định nghiêm ngặt tránh bổ nhiệm những người thân cùng làm quan trong một đơn vị.

Với những điều tưởng chừng đã trở thành nguyên tắc trị quốc như vậy song dường như như những thế hệ đương đại vẫn chưa thực sự thấm nhuần.

Người ta thường biện minh vì cần bảo đảm về mặt chính trị, thế nhưng chủ nghĩa lý lịch là một hình thức phân biệt đối xử đã được hệ thống hóa. Theo chủ nghĩa đó thì tương lai của một cá nhân sẽ được đối xử là tùy thuộc vào lý lịch của cá nhân đó hay lý lịch của gia đình của cá nhân đó.

Có một câu nổi tiếng của Karl Marx: "Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó". Marx không chú trọng đến quan hệ gia đình lắm, mà chủ yếu là quan hệ xã hội... Xin nhấn mạnh là "trong tính hiện thực của nó".

Hay cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt từng nói "không ai chọn cửa để sinh ra".

Không phủ nhận việc con cái một số quan chức có năng lực và trình độ, nhưng việc tuyển dụng và đề bạt họ tại những cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ họ làm lãnh đạo khiến dư luận có quyền nghi vấn về sự khách quan và minh bạch trong quá trình tuyển dụng và đề bạt họ.

Cụm từ "con ông cháu cha" chỉ một lớp người, năng lực làm việc không có nhưng lại nhờ thần thế bố mẹ, họ hàng, "cánh hẩu", nhờ quan hệ huyết thống, quen biết, gửi gắm nên chiếm giữ các vị trí "béo bở" trong bộ máy công quyền.

Hơn thế, nạn "con ông cháu cha" vừa là hậu quả, vừa là nguyên nhân sinh ra vấn nạn khác là tham nhũng, khiến cho chống tham nhũng vô cùng khó. Các vụ tham nhũng lâu nay bị đưa ra ánh sáng đều là do bên ngoài chứ có vụ nào các ngành, cơ quan tự phát hiện. Bởi thói đời người ta hay chùn tay khi phải trảm "người nhà", "người mình", hoặc sợ "rút dây động rừng" vì cùng dây với nhau.

Đã đến lúc cần có những quy định khắt khe hơn trong việc tuyển dụng và đề bạt để tạo sự công bằng cho tất cả mọi người và để những người có tài nhưng lại không có mối quan hệ không bị mất cơ hội thăng tiến một cách oan uổng.

Trong một xã hội mà sự cạnh tranh, một xã hội học tập, giáo dục dược tôn vinh và thượng tôn pháp luật quyết định, sẽ  không có đất cho các yếu tố khác như quan hệ gia đình, đặc biệt là trong vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt.



"Tìm thì chưa chắc đã thấy, không tìm thì chắc chắn là không thấy."

Khoaxaydung@duytan.edu.vn

Chaudmce@gmail.com

https://www.facebook.com/K.Xaydung.DuyTan


 
Các thành viên đã Thank Chaudmce vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024