Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/01/2013 07:01 # 1
anhtri15tc
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 20/50 (40%)
Kĩ năng: 1/30 (3%)
Ngày gia nhập: 12/09/2010
Bài gởi: 117
Được cảm ơn: 31
"Văn hóa tổ chức" tại các doanh nghiệp Việt Nam


 

 Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ: “ Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp ”. ( Nguồn : Nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ – NXB Đồng Nai, 1996 )

Marvin Bower - Tổng giám đốc, McKinsey Co. đã nói : “ Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp.”(3)

Theo nguồn Tri thức và phát triển thì cho rằng tổng quát có thể có 2 định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp :

o        Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sử dụng các nhân tố văn hóa ( các đặc điểm, ý niệm bản chất, của văn hóa và các bộ phận hợp thành văn hóa ) vào việc hình thành và tổ chức vận hành một doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

o        Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng được xây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Văn hoá Doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một Doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của Doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của Doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Trong hoạt động quản lý. Khi văn hoá công ty không ăn khớp những gì cần thiết cho sự thành công của chiến lược thì văn hoá phải được thay đổi một cách nhanh chóng một cách nhanh chóng nhất. Văn hoá được xác lập càng vững chắc thì càng khó khăn trong việc thực thi chiến lược mới hay những chiến lược khác nhau. Sự xung đột lớn và kéo dài giữa chiến lược – văn hoá sẽ làm yếu đi và thậm chí có thể làm bại mọi nỗ lực trong việc thực hiện chiến lược.

Một liên kết chặt chẽ chiến lược – văn hoá là đòn bẩy mạnh cho việc tạo ra  các ứng xử nhất quán và giúp nhân viên làm việc trong cách thức trợ lực ở tầm chiến lược tốt hơn. Khi ấy, Doanh ngiệp sẽ tự tạo ra hệ thống những nguyên tắc không chính thống và áp lực để tiến hành công việc nội bộ và để mỗi người biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Văn hóa doanh nghiệp có tác động toàn diện lên hoạt động của DN:

  • Tạo ra nhận dạng riêng cho DN đó, để nhận biết sự khác nhau giữa DN này với DN khác, giúp DN xây dựng tên tuổi của mình.Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của DN như một gia đình nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của DN, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của DN…

·         Truyền tải ý thức, giá trị của DN tới các thành viên trong DN đó.

·         Văn hoá  tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của DN, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong DN đó. Giúp giải quyết những mâu thuẫn thường nhật trong quá trình hoạt động của DN.

·         Văn hoá  tạo nên sự ổn định của DN: chính vì vậy mà có thể nói rằng văn hoá  như một chất kết dính các thành viên trong DN, để giúp việc quản lý DN bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và  làm gì.

Qua đó, VHDN thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động của DN:

Văn hoá góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối đoàn kết, Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hoá nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hoá  trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong DN. Văn hoá được miêu tả như “chất keo” hay “xi măng” để kết nối các thành viên của DN với nhau. Hơn nữa, để tồn tại và đáp ứng được sự thay đổi của môi trường, những vấn đề quan trọng mà hầu hết các DN đều phải đối mặt đó là tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện chức năng, chiến lược, mục tiêu đặt ra của DN.

Phối hợp và kiểm soát:nhìn một cách rộng hơn, văn hoá  thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức, cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kểm soát. Văn hoá biểu hiện trong truyền thống của DN, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của DN đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hoà đồng bên trong DN nói chung, cũng như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể. Đặc biệt là trong việc ra quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hoá địa phương của các thành viên, thì VHDN sẽ có tác dụng để phạm vi hoá sự lựa chọn.

Giảm rủi ro trong công việc hàng ngày (tránh mâu thuẫn về quyền lợi, kiểm soát các hoạt động trong DN, tối đa hoá các hoạt động có hiệu quả…). Ở cấp độ cá nhân, một trong những chức năng của văn hoá là truyền tải những “nhận thức chung” qua quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân viên mới. Điều này được thực hiện thông qua ý tưởng của văn hoá, mà các thành viên mới phải học để hiểu và thực hiện trong công việc, để đảm bảo những nhận thức chung về điều gì là quan trọng đối với DN, điều đó được thực hiện và đối xử như thế nào trong DN. Việc thực hiện này sẽ tạo cơ sở suy nghĩ cho họ để giảm sự lo âu buồn phiền, bình thường hoá mọi việc xung quanh, để có những lựa chọn dễ dàng, và những hành động có suy nghĩ, hợp lý hơn.

Tạo động cơ:văn hoá  DN có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên của DN: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của DN. Hầu hết các DN đều cố gắng tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt..Mặc dù những yếu tố này rõ ràng có tác dụng , tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng, mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khác như ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc, mục tiêu của họ với mục đích của DN, họ cảm thấy giá trị của công việc và được bảo đảm, an toàn trong công việc. Kinh nghiệm của các DN Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thành công đáng kinh ngạc trong lĩnh vực kinh doanh, đã đưa ra bài học kinh nghiệm giống nhau. Đó là họ đã tạo ra một VHDN nổi trội và mạnh mẽ. VHDN mạnh là nhân tố cơ bản để thúc đẩy DN đạt được hiệu quả công việc cao. Hai nhà nghiên cứu VHDN Deal và Kenerdy (1982) đã kết luận rằng: ảnh hưởng của VHDN đối với năng suất và hiệu quả lao động của các thành viên trong DN thật là đáng kinh ngạc. Đó là do kết quả của sự xác định mục tiêu chung để cùng nhau theo đuổi, tạo ra động cơ làm việc cao. Trong những DN đó, mọi người đều có tinh thần làm việc, và sự phối hợp công việc cao, thông tin được truyền đạt nhanh và hiệu quả, họ sẽ không phí thời gian vào những mâu thuẫn riêng vì đặt mục tiêu và giá trị của DN lên trên hết.

            Tăng lợi thế cạnh tranh:các nhà nghiên cứu cho rằng, một VHDN mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN. Bởi vì văn hoá  DN mạnh sẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của DN, từ đó tăng được sức cạnh tranh và khả năng thành công của DN trên thị trường. Phần lớn các lý thuyết văn hoá  DN cho rằng, đây chỉ là một phần bức tranh. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta luôn nhìn mối quan hệ giữa VHDN và hoạt động của DN theo quan điểm tích cực. Hay nói cách khác, văn hoá yếu cũng có thể tạo ra hoạt động tốt, và văn hoá  mạnh chưa chắc đã tạo ra được hoạt động tốt.

Nhìn chung, VHDN có tác dụng tăng cường uy tín cho DN, hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các DN. Nó tạo nên giá trị DN, đạo đức DN, quản lý DN và thương hiệu DN. VHDN là nguồn gốc của sức sáng tạo, đoàn kết DN, là động lực tinh thần cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của DN trong thời kỳ đổi mới- nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với xã hội

Paul Haw Ken đã viết như sau: “Mục đích tối thượng của kinh doanh không phải hay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền. Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và buôn bán các loại hàng hoá. Kinh doanh hứa hẹn làm tăng thêm phúc lợi chung cho loài người thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức. Kiếm tiền bản thân nó nói chung là vô nghĩa và chuốc lấy phức tạp và làm suy tàn thế giới mà chúng ta đang sống”. DN là một tế bào của xã hội, DN không chỉ là một đơn vị kinh doanh, DN là một cơ sở văn hoá và mỗi DN có VHDN của mình. Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi các nhà DN và hoạt động kinh doanh quan tâm hơn nữa đối với văn hoá, đưa văn hoá vào lĩnh vực kinh doanh. Sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các DN ở nước ta hiện nay.

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Từ các khái niệm, vai trò cũng như một số ví dụ thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp ở các nước tiên tiến trên thế giới, ta thấy rằng văn hoá doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại trong quản lý doanh nghiệp, giúp cho mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững, tiếp tục phát triển lên tầm cao mới nhưng cũng có thể làm có doanh nghiệp thu nhỏ hoạt động hoặc tồn tại nhưng không có tính cạnh tranh. Vậy làm thếnào để có thể nhận biết được văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam có những điểm mạnh và điểm yếu gì, sức mạnh của chúng ta từ đâu để chúng ta có thể xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp một cách bền vững mà vẫn mang bản sắc riêng . Giúp cho các doanh nghiệp của chúng ta đứng vững và hoà nhập với xu thếphát triển kinh tếtrên toàn cầu.

Thực trạng về lao động

Việt Nam là một Đất nước anh hùng, trải qua bốn nghìn năm dựng và giữ nước, con người Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó và có đầy đủ các tố chất của những người dám đương đầu với mọi thử thách. Bằng những kết quả trong học tập, lao động và chiến đấu toát lên một điều quí báu rằng, người Việt Nam chúng ta tuy nhỏ bé song rất quả cảm, thông minh và sáng tạo, điều này giúp cho chúng ta có đủ sự tự tin để nhìn nhận và giúp cho chúng ta xây dựng một nền kinh tếngày một vững chắc hơn.

Trong một môi trường như vậy, văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cũng có mang nhiều bản sắc dân tộc phong phú. Hơn thếnữa các doanh nhân Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều khó khăn do chiến tranh và lạc hậu mang lại, và trong những điều kiện khắc nghiệt đấy, họ càng bộc lộ rõ tính sáng tạo và sự kiên cường. Bản lĩnh lãnh đạo được rèn luyện trong thử thách “ thắng không kiêu, bại không nản ”. Chúng ta có rất nhiều anh hùng lao động trong thời chiến cũng như trong thời bình. Có nhiều tấm gương tiêu biểu cho các doanh nhân Việt Nam như : Trương Gia Bình - Tổng giám đốc Công ty tin học Việt Nam FPT, Phạm Băng Ngạn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thăng Long; Hoàng Đình Phi - Giám đốc Công ty TNHH San Nam và còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác nữa, họ là những người đã góp phần làm thay diện mạo nền kinh tếNước nhà .

Để có được thành công như hiện nay, những người lãnh đạo còn có một đội ngũ lao động hùng hậu. Tầng lớp người lao động Việt Nam chăm chỉ, chân thực và giàu lòng nhân ái. Trong lao động cũng như cuộc sống, chúng ta có tinh thần đoàn kết lớn. Những người lao động Việt Nam không chỉ chung thuỷ với quê hương, họ còn rất trung thành với lý tưởng và tổ chức của mình. Một khảo sát cho thấy số lượng công nhân Việt Nam rời bỏ nhà máy là rất ít, hầu hết họ kiên trì bám trụ cùng đồng kham chịu khổ với những người lãnh đạo, hầu như rất ít có biểu tình hay đình công trong các cơ quan nhà máy ở Việt Nam.

Không chỉ với các đức tính trên, những người lao động Việt Nam rất thông minh sáng tạo. Chính họ là những người đưa ra nhiều đổi mới trong sản xuất, nhiều nơi sự thông minh sáng tạo của họ đã giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn và chiếm được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước . Như mọi người vẫn nhận định: “ Con người  Việt Nam, trí tuệ hơn ai thì chưa biết nhưng chắc chắn là không thua kém ai ! ”.

Thực trạng về tác phong làm việc

            Nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng rất nhiều để dần thích nghi với nhịp sống mới đang rất sôi động nhưng nhìn chung vẫn còn rất chậm so với một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc... Tác phong làm việc vẫn còn chậm, đặc biệt ở các cơ quan Nhà nước. Không khí làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp, nhiều nơi nhân viên làm việc chưa tuân thủ an toàn lao động một cách tuyệt đối. Một số đối tác nước ngoài khi đến Việt Nam làm việc tỏ ra hết sức ngạc nhiên vì thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp bị co kéo, ví như mở cửa muộn, nghỉ sớm hoặc các cuộc hẹn chậm hơn dự định. Tại nhiều cơ sở phục vụ, mặc dù ta bắt gặp những nụ cười niềm nở, thái độ lịch sự song vẫn chưa đủ nếu thiếu đi những lời khuyên hữu ích, thái độ chân thành và khả năng cung cấp thông tin chính xác vềhàng hoá.

Thực trạng về vấn đề  quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp

Khái niệm về quản lý nhân sự là một phạm trù rất rộng. Tại nhiều trường đại học đây được coi là bộ môn quan trọng. Còn ở nhiều công ty, hoạt động của bộ phận nhân sự là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thắng bại của công ty. Ở đây, chúng ta xem xét quản lý nhân sự trên phương diện và chức năng của văn hoá đã tạo nên môi trường nuôi dưỡng con người.

Việc đánh giá năng lực nhân viên nhiều nơi làm chưa tốt hoặc có nhiều lúng túng. Việc đánh giá không có tiêu chí hoặc đôi khi cảm tình thiên vị cũng làm cho cấp dưới chán nản, quan hệ đồng nghiệp vì thếmà xấu đi, không khí làm việc nặng nềkém, uy tín với lãnh đạo bị giảm sút.

Chính sách khen thưởng tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh làm khá tốt, không khí thi đua phát triển mạnh mẽ song cũng có một số nơi do việc đánh giá không chính xác dẫn đến chính sách khen thưởng không được thoả đáng, người có công không được hưởng, còn người chẳng có công lao gì thì lại được đềcao. Việc khen thưởng nếu chỉ là hình thức mà thiếu đi nội dung thì không những có lợi mà còn có hại. Nhiều người được biết đã phàn nàn rằng, tại cơ quan họ làm việc, việc xét khen thưởng mang bệnh hình thức và báo cáo thành tích, còn ở một số nơi cũng đưa ra chủ trương thi đua phát động phong trào xong rồi để đấy, có khen mà không có thưởng.

Thực trạng về vấn đề bộ máy quản lý

            Do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều công ty với đa chức năng, đa hình thức ra đời góp phần tạo nên sự sống động của mọi lĩnh vực kinh tế. Ở nước ta đa số là các công ty vừa và nhỏ, đang cố gắng nỗ lực khẳng định vị trí và hướng tới phát triển qui mô hoạt động. Tuyệt đại đa số các công ty nhỏ và công ty tư nhân có những ưu điểm như ít thủ tục hành chính, sự ra quyết định nhanh chóng và khả năng nắm bắt thị trường nhanh.

Bên cạnh mặt lợi thì cũng sẽ có mặt hại. Chính sự dễ dàng của việc ra đời các công ty nhỏ và công ty TNHH cũng là cơ hội cho những người trí thức kém , thiếu kinh nghiệm quản lý và đạo đức kinh doanh nắm quyền điều hành lãnh đạo. Nhiều công ty mang dáng dấp của gia đình trị, văn hoá doanh nghiệp hết sức yếu kém, quyền lợi người lao động không được đảm bảo. Đã có nhiều công ty hoạt động trá hình, lừa đảo người lao động, trốn lậu thuế hoặc chỉ tính đến lợi nhuận không mảy may một chút lương tâm trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Không chỉ bộ máy lãnh đạo ở một số công ty ma là biến chất. Tại một số doanh nghiệp Nhà nước, sự xuống cấp đạo đức cũng đang là nỗi lo chung của toàn xã hội.

Qua sự một số thực trạng ở trên, có thể nói văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là từ các nhân tố sau :

-  Nhiu doanh nghiệp Việt nam chưa xác định được nguyên tắc kinh doanh nào là quan trọng . Do vậy các doanh nghiệp này không có được mục tiêu hoạt động rõ ràng và nhận thức của nhân viên cũng vì thếmà rất mơ hồ.

-  Chưa xây dựng được hệ thống chuẩn mực hành vi bn vững đạt tiêu chuẩn.

- Đội ngũ lãnh đạo không đồng đu , nhiu nơi còn non kém.

                                                                          Người viết: ThS. Đỗ Văn Tính-Khoa QTKD

Nguồn: http://kqtkd.duytan.edu.vn

 



Email: Anhtritc@gmail.com
Facebook: Trí Anh

 
17/01/2013 16:01 # 2
trinhletan
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 26/110 (24%)
Kĩ năng: 46/50 (92%)
Ngày gia nhập: 05/10/2010
Bài gởi: 576
Được cảm ơn: 146
"Văn hóa tổ chức" tại các doanh nghiệp Việt Nam


Trích:

 

 Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ: “ Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp ”. ( Nguồn : Nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ – NXB Đồng Nai, 1996 )

Marvin Bower - Tổng giám đốc, McKinsey Co. đã nói : “ Văn hóa doanh nghiệp là tất cả các thành tố mà chúng ta đang thực hiện trong quá trình kinh doanh và di sản để lại cho thế hệ kế tiếp.”(3)

Theo nguồn Tri thức và phát triển thì cho rằng tổng quát có thể có 2 định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp :

o        Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sử dụng các nhân tố văn hóa ( các đặc điểm, ý niệm bản chất, của văn hóa và các bộ phận hợp thành văn hóa ) vào việc hình thành và tổ chức vận hành một doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

o        Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng được xây dựng nên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Văn hoá Doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một Doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của Doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của Doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Trong hoạt động quản lý. Khi văn hoá công ty không ăn khớp những gì cần thiết cho sự thành công của chiến lược thì văn hoá phải được thay đổi một cách nhanh chóng một cách nhanh chóng nhất. Văn hoá được xác lập càng vững chắc thì càng khó khăn trong việc thực thi chiến lược mới hay những chiến lược khác nhau. Sự xung đột lớn và kéo dài giữa chiến lược – văn hoá sẽ làm yếu đi và thậm chí có thể làm bại mọi nỗ lực trong việc thực hiện chiến lược.

Một liên kết chặt chẽ chiến lược – văn hoá là đòn bẩy mạnh cho việc tạo ra  các ứng xử nhất quán và giúp nhân viên làm việc trong cách thức trợ lực ở tầm chiến lược tốt hơn. Khi ấy, Doanh ngiệp sẽ tự tạo ra hệ thống những nguyên tắc không chính thống và áp lực để tiến hành công việc nội bộ và để mỗi người biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Văn hóa doanh nghiệp có tác động toàn diện lên hoạt động của DN:

  • Tạo ra nhận dạng riêng cho DN đó, để nhận biết sự khác nhau giữa DN này với DN khác, giúp DN xây dựng tên tuổi của mình.Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của DN như một gia đình nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của DN, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của DN…

·         Truyền tải ý thức, giá trị của DN tới các thành viên trong DN đó.

·         Văn hoá  tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của DN, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong DN đó. Giúp giải quyết những mâu thuẫn thường nhật trong quá trình hoạt động của DN.

·         Văn hoá  tạo nên sự ổn định của DN: chính vì vậy mà có thể nói rằng văn hoá  như một chất kết dính các thành viên trong DN, để giúp việc quản lý DN bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và  làm gì.

Qua đó, VHDN thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động của DN:

Văn hoá góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối đoàn kết, Phần lớn các nhà nghiên cứu về văn hoá nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hoá  trong việc khuyến khích sự gắn kết xã hội trong DN. Văn hoá được miêu tả như “chất keo” hay “xi măng” để kết nối các thành viên của DN với nhau. Hơn nữa, để tồn tại và đáp ứng được sự thay đổi của môi trường, những vấn đề quan trọng mà hầu hết các DN đều phải đối mặt đó là tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện chức năng, chiến lược, mục tiêu đặt ra của DN.

Phối hợp và kiểm soát:nhìn một cách rộng hơn, văn hoá  thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức, cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kểm soát. Văn hoá biểu hiện trong truyền thống của DN, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của DN đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hoà đồng bên trong DN nói chung, cũng như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể. Đặc biệt là trong việc ra quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hoá địa phương của các thành viên, thì VHDN sẽ có tác dụng để phạm vi hoá sự lựa chọn.

Giảm rủi ro trong công việc hàng ngày (tránh mâu thuẫn về quyền lợi, kiểm soát các hoạt động trong DN, tối đa hoá các hoạt động có hiệu quả…). Ở cấp độ cá nhân, một trong những chức năng của văn hoá là truyền tải những “nhận thức chung” qua quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân viên mới. Điều này được thực hiện thông qua ý tưởng của văn hoá, mà các thành viên mới phải học để hiểu và thực hiện trong công việc, để đảm bảo những nhận thức chung về điều gì là quan trọng đối với DN, điều đó được thực hiện và đối xử như thế nào trong DN. Việc thực hiện này sẽ tạo cơ sở suy nghĩ cho họ để giảm sự lo âu buồn phiền, bình thường hoá mọi việc xung quanh, để có những lựa chọn dễ dàng, và những hành động có suy nghĩ, hợp lý hơn.

Tạo động cơ:văn hoá  DN có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làm việc cho các thành viên của DN: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của DN. Hầu hết các DN đều cố gắng tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt..Mặc dù những yếu tố này rõ ràng có tác dụng , tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng, mong muốn làm việc của nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khác như ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc, mục tiêu của họ với mục đích của DN, họ cảm thấy giá trị của công việc và được bảo đảm, an toàn trong công việc. Kinh nghiệm của các DN Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thành công đáng kinh ngạc trong lĩnh vực kinh doanh, đã đưa ra bài học kinh nghiệm giống nhau. Đó là họ đã tạo ra một VHDN nổi trội và mạnh mẽ. VHDN mạnh là nhân tố cơ bản để thúc đẩy DN đạt được hiệu quả công việc cao. Hai nhà nghiên cứu VHDN Deal và Kenerdy (1982) đã kết luận rằng: ảnh hưởng của VHDN đối với năng suất và hiệu quả lao động của các thành viên trong DN thật là đáng kinh ngạc. Đó là do kết quả của sự xác định mục tiêu chung để cùng nhau theo đuổi, tạo ra động cơ làm việc cao. Trong những DN đó, mọi người đều có tinh thần làm việc, và sự phối hợp công việc cao, thông tin được truyền đạt nhanh và hiệu quả, họ sẽ không phí thời gian vào những mâu thuẫn riêng vì đặt mục tiêu và giá trị của DN lên trên hết.

            Tăng lợi thế cạnh tranh:các nhà nghiên cứu cho rằng, một VHDN mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN. Bởi vì văn hoá  DN mạnh sẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của DN, từ đó tăng được sức cạnh tranh và khả năng thành công của DN trên thị trường. Phần lớn các lý thuyết văn hoá  DN cho rằng, đây chỉ là một phần bức tranh. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta luôn nhìn mối quan hệ giữa VHDN và hoạt động của DN theo quan điểm tích cực. Hay nói cách khác, văn hoá yếu cũng có thể tạo ra hoạt động tốt, và văn hoá  mạnh chưa chắc đã tạo ra được hoạt động tốt.

Nhìn chung, VHDN có tác dụng tăng cường uy tín cho DN, hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các DN. Nó tạo nên giá trị DN, đạo đức DN, quản lý DN và thương hiệu DN. VHDN là nguồn gốc của sức sáng tạo, đoàn kết DN, là động lực tinh thần cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của DN trong thời kỳ đổi mới- nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội Chủ nghĩa.

Vai trò của văn hoá doanh nghiệp đối với xã hội

Paul Haw Ken đã viết như sau: “Mục đích tối thượng của kinh doanh không phải hay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền. Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và buôn bán các loại hàng hoá. Kinh doanh hứa hẹn làm tăng thêm phúc lợi chung cho loài người thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức. Kiếm tiền bản thân nó nói chung là vô nghĩa và chuốc lấy phức tạp và làm suy tàn thế giới mà chúng ta đang sống”. DN là một tế bào của xã hội, DN không chỉ là một đơn vị kinh doanh, DN là một cơ sở văn hoá và mỗi DN có VHDN của mình. Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi các nhà DN và hoạt động kinh doanh quan tâm hơn nữa đối với văn hoá, đưa văn hoá vào lĩnh vực kinh doanh. Sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các DN ở nước ta hiện nay.

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Từ các khái niệm, vai trò cũng như một số ví dụ thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp ở các nước tiên tiến trên thế giới, ta thấy rằng văn hoá doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại trong quản lý doanh nghiệp, giúp cho mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững, tiếp tục phát triển lên tầm cao mới nhưng cũng có thể làm có doanh nghiệp thu nhỏ hoạt động hoặc tồn tại nhưng không có tính cạnh tranh. Vậy làm thếnào để có thể nhận biết được văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam có những điểm mạnh và điểm yếu gì, sức mạnh của chúng ta từ đâu để chúng ta có thể xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp một cách bền vững mà vẫn mang bản sắc riêng . Giúp cho các doanh nghiệp của chúng ta đứng vững và hoà nhập với xu thếphát triển kinh tếtrên toàn cầu.

Thực trạng về lao động

Việt Nam là một Đất nước anh hùng, trải qua bốn nghìn năm dựng và giữ nước, con người Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó và có đầy đủ các tố chất của những người dám đương đầu với mọi thử thách. Bằng những kết quả trong học tập, lao động và chiến đấu toát lên một điều quí báu rằng, người Việt Nam chúng ta tuy nhỏ bé song rất quả cảm, thông minh và sáng tạo, điều này giúp cho chúng ta có đủ sự tự tin để nhìn nhận và giúp cho chúng ta xây dựng một nền kinh tếngày một vững chắc hơn.

Trong một môi trường như vậy, văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cũng có mang nhiều bản sắc dân tộc phong phú. Hơn thếnữa các doanh nhân Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều khó khăn do chiến tranh và lạc hậu mang lại, và trong những điều kiện khắc nghiệt đấy, họ càng bộc lộ rõ tính sáng tạo và sự kiên cường. Bản lĩnh lãnh đạo được rèn luyện trong thử thách “ thắng không kiêu, bại không nản ”. Chúng ta có rất nhiều anh hùng lao động trong thời chiến cũng như trong thời bình. Có nhiều tấm gương tiêu biểu cho các doanh nhân Việt Nam như : Trương Gia Bình - Tổng giám đốc Công ty tin học Việt Nam FPT, Phạm Băng Ngạn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thăng Long; Hoàng Đình Phi - Giám đốc Công ty TNHH San Nam và còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác nữa, họ là những người đã góp phần làm thay diện mạo nền kinh tếNước nhà .

Để có được thành công như hiện nay, những người lãnh đạo còn có một đội ngũ lao động hùng hậu. Tầng lớp người lao động Việt Nam chăm chỉ, chân thực và giàu lòng nhân ái. Trong lao động cũng như cuộc sống, chúng ta có tinh thần đoàn kết lớn. Những người lao động Việt Nam không chỉ chung thuỷ với quê hương, họ còn rất trung thành với lý tưởng và tổ chức của mình. Một khảo sát cho thấy số lượng công nhân Việt Nam rời bỏ nhà máy là rất ít, hầu hết họ kiên trì bám trụ cùng đồng kham chịu khổ với những người lãnh đạo, hầu như rất ít có biểu tình hay đình công trong các cơ quan nhà máy ở Việt Nam.

Không chỉ với các đức tính trên, những người lao động Việt Nam rất thông minh sáng tạo. Chính họ là những người đưa ra nhiều đổi mới trong sản xuất, nhiều nơi sự thông minh sáng tạo của họ đã giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn và chiếm được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước . Như mọi người vẫn nhận định: “ Con người  Việt Nam, trí tuệ hơn ai thì chưa biết nhưng chắc chắn là không thua kém ai ! ”.

Thực trạng về tác phong làm việc

            Nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng rất nhiều để dần thích nghi với nhịp sống mới đang rất sôi động nhưng nhìn chung vẫn còn rất chậm so với một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc... Tác phong làm việc vẫn còn chậm, đặc biệt ở các cơ quan Nhà nước. Không khí làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp, nhiều nơi nhân viên làm việc chưa tuân thủ an toàn lao động một cách tuyệt đối. Một số đối tác nước ngoài khi đến Việt Nam làm việc tỏ ra hết sức ngạc nhiên vì thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp bị co kéo, ví như mở cửa muộn, nghỉ sớm hoặc các cuộc hẹn chậm hơn dự định. Tại nhiều cơ sở phục vụ, mặc dù ta bắt gặp những nụ cười niềm nở, thái độ lịch sự song vẫn chưa đủ nếu thiếu đi những lời khuyên hữu ích, thái độ chân thành và khả năng cung cấp thông tin chính xác vềhàng hoá.

Thực trạng về vấn đề  quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp

Khái niệm về quản lý nhân sự là một phạm trù rất rộng. Tại nhiều trường đại học đây được coi là bộ môn quan trọng. Còn ở nhiều công ty, hoạt động của bộ phận nhân sự là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thắng bại của công ty. Ở đây, chúng ta xem xét quản lý nhân sự trên phương diện và chức năng của văn hoá đã tạo nên môi trường nuôi dưỡng con người.

Việc đánh giá năng lực nhân viên nhiều nơi làm chưa tốt hoặc có nhiều lúng túng. Việc đánh giá không có tiêu chí hoặc đôi khi cảm tình thiên vị cũng làm cho cấp dưới chán nản, quan hệ đồng nghiệp vì thếmà xấu đi, không khí làm việc nặng nềkém, uy tín với lãnh đạo bị giảm sút.

Chính sách khen thưởng tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh làm khá tốt, không khí thi đua phát triển mạnh mẽ song cũng có một số nơi do việc đánh giá không chính xác dẫn đến chính sách khen thưởng không được thoả đáng, người có công không được hưởng, còn người chẳng có công lao gì thì lại được đềcao. Việc khen thưởng nếu chỉ là hình thức mà thiếu đi nội dung thì không những có lợi mà còn có hại. Nhiều người được biết đã phàn nàn rằng, tại cơ quan họ làm việc, việc xét khen thưởng mang bệnh hình thức và báo cáo thành tích, còn ở một số nơi cũng đưa ra chủ trương thi đua phát động phong trào xong rồi để đấy, có khen mà không có thưởng.

Thực trạng về vấn đề bộ máy quản lý

            Do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều công ty với đa chức năng, đa hình thức ra đời góp phần tạo nên sự sống động của mọi lĩnh vực kinh tế. Ở nước ta đa số là các công ty vừa và nhỏ, đang cố gắng nỗ lực khẳng định vị trí và hướng tới phát triển qui mô hoạt động. Tuyệt đại đa số các công ty nhỏ và công ty tư nhân có những ưu điểm như ít thủ tục hành chính, sự ra quyết định nhanh chóng và khả năng nắm bắt thị trường nhanh.

Bên cạnh mặt lợi thì cũng sẽ có mặt hại. Chính sự dễ dàng của việc ra đời các công ty nhỏ và công ty TNHH cũng là cơ hội cho những người trí thức kém , thiếu kinh nghiệm quản lý và đạo đức kinh doanh nắm quyền điều hành lãnh đạo. Nhiều công ty mang dáng dấp của gia đình trị, văn hoá doanh nghiệp hết sức yếu kém, quyền lợi người lao động không được đảm bảo. Đã có nhiều công ty hoạt động trá hình, lừa đảo người lao động, trốn lậu thuế hoặc chỉ tính đến lợi nhuận không mảy may một chút lương tâm trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Không chỉ bộ máy lãnh đạo ở một số công ty ma là biến chất. Tại một số doanh nghiệp Nhà nước, sự xuống cấp đạo đức cũng đang là nỗi lo chung của toàn xã hội.

Qua sự một số thực trạng ở trên, có thể nói văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chưa phát triển mạnh. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là từ các nhân tố sau :

-  Nhiu doanh nghiệp Việt nam chưa xác định được nguyên tắc kinh doanh nào là quan trọng . Do vậy các doanh nghiệp này không có được mục tiêu hoạt động rõ ràng và nhận thức của nhân viên cũng vì thếmà rất mơ hồ.

-  Chưa xây dựng được hệ thống chuẩn mực hành vi bn vững đạt tiêu chuẩn.

- Đội ngũ lãnh đạo không đồng đu , nhiu nơi còn non kém.

                                                                          Người viết: ThS. Đỗ Văn Tính-Khoa QTKD

Nguồn: http://kqtkd.duytan.edu.vn

 

Văn hóa doanh nghiệp được xem là nguồn lực vô hình trong doanh nghiệp vì nó giúp tạo ra giá trị  trong việc quản trị nguồn nhân lực trong DN, và rất khó bị bắt chước bởi các đối thủ



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024