Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/01/2016 19:01 # 1
Vothoaitram
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 16/140 (11%)
Kĩ năng: 17/70 (24%)
Ngày gia nhập: 27/08/2015
Bài gởi: 926
Được cảm ơn: 227
Một số con hỏi trong Quản trị Rủi ro


Một số câu hỏi và câu trả lời môn quản trị rủi ro để các bạn tham khảo

Câu 1: Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và bảo hiểm là gì ? Tại sao một số người lý luận rằng việc mua bảo hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực cho quản trị rủi ro?
Câu 2: Sự khác nhau giữa quan điểm truyền thống và thực hành quản trị rủi ro với quan điểm ORM về quản trị rủi ro là gì?
Câu 3: Mô tả những hoạt động chung về quản trị rủi ro và thực hành ngày nay? Nhận biết và giải thích Vắn tắt những yếu tố ORM.
Câu 4: hãy nêu những nguồn gốc của rủi ro và phương pháp nhận dạng rủi ro?
Câu 5: Hãy nêu khác biệt giữa kiểm soát rủi ro và đánh giá rủi ro ? Chúng có mối quan hệ như thế nào?

--------------------------->>>
Câu 1: Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và bảo hiểm là gì ? Tại sao một số người lý luận rằng việc mua bảo hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực cho quản trị rủi ro?

Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Tại sao phải đi mua bảo hiểm ?
Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chínhMọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc của bạn tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, hãy làm một đánh giá rủi ro cho chính công việc đó.

Sự khác nhau giữa quan điểm truyền thống và thực hành quản trị rủi ro với quan điểm ORM về quản trị rủi ro là gì?
QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

Quan điểm truyền thống hay qui ước về quản trị rủi ro tiếp tục có ảnh hưởng lớn đến các nhà hoạt động thực tiễn và các học giả. Những lập luận rằng quản trị rủi ro là một môn học gồm nhiều ngành học liên quan đến việc quản trị những rủi ro “thuần túy” của một tổ chức. Nó là quan điểm của người quan tâm đến lợi nhuận dựa trên ý niệm quản trị rủi ro đang tăng trưởng đều, thay vì thay đổi hoàn toàn việc mua bảo hiểm . Những người theo truyền thống lý luận rằng các nhân tố vượt quá giá trị cực đại của công ty có thể ảnh hưởng đến những quyết định về quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro toàn diện (TRM) là:”một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở thống kê và tổng hợp được xây dựng để đánh giá quản trị rủi ro.
* Bốn nguồn gốc của các thất bại (hệ thống) trong một cấu trúc cấp bậc đa mục tiêu”. Bốn nguồn gốc của thất bại hệ thống bao gồm:
o Sự thất bại về phần cứng,
o Sự thất bại về phần mềm,
o Sự thất bại thuộc về tổ chức, và
o Sự thất bại về con người.
* Quan điểm này có mục đích phù hợp với những nguyên lý quản trị chất lượng toàn diện (TQM), và dựa chủ yếu vào ngôn ngữ và những khái niệm thuộc về các lĩnh vực quản trị hoạt động và kỹ thuật.
Quan điểm thứ ba được dựa trên quan điểm lý thuyết tài chính hiện đại về chức năng quản trị rủi ro, nghĩa là quản trị rủi ro là những quyết định tài chính và nên được đánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty.
Quản trị rủi ro là một hình thức quản trị đã xuất hiện chủ yếu trong cộng đồng ngân hàng giống như một cách tiếp cận có hệ thống để đối phó với những rủi ro tài chính cụ thể, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro trong giao dịch; cũng như rủi ro đầu tư.
Trong quá khứ, nói đến quản trị rủi ro phần lớn người ta nghĩ đến các hoạt động bảo hiểm. Đây là các dịch vụ trọn gĩi, trong đĩ người mua bảo hiểm sẽ khơng phải chịu các rủi ro trong trường hợp nĩ xảy ra. Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Với những yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của người lao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố quản trị ngày càng quan trọng như quản trị tài chính hay quản trị các nguồn lực khác trong tổ chức. Dưới đây xin trình bày tĩm tắt một quy trình cơ bản của Quản trị rủi ro trong một tổ chức.

KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
ORM

  • Định nghĩa ORM đối nghịch với quan điểm truyền thống, trong khi đó nó mang nhiều yếu tố của quan điểm chung của Kloman, Haimes, và Doherty.
  • Điểm thứ nhất, những người chỉ trích này cho rằng: quản trị rủi ro không nên phân biệt các rủi ro.
  • Điểm thứ hai, quản trị rủi ro không phải là chức năng quản trị chuyên môn hóa; nó là một chức năng quản trị chung.
  • Điểm thứ ba, trong một phạm vi hẹp hơn nhiều, những người chỉ trích đã lưu ý rằng, những người theo truyền thống đã phần nào hướng vào “quản trị tổn thất ” thay vì hướng vào “quản trị rủi ro và bất định ”.

NHIỆM VỤ NHÀ QTRR
1. Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích đo lường và phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó.
3. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro:

1. Thu xếp và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng bảo hiểm.​
2. Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng.​
3. Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan​
4. Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác​


Câu 3: Mô tả những hoạt động chung về quản trị rủi ro được thực hành ngày nay? Nhận biết và giải thích Vắn tắt những yếu tố ORM.

QUẢN TRỊ RỦI RO, QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
  • Chức năng quản trị chiến lược bao gồm những hoạt động nhằm tìm ra sứ mạng, những chỉ tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, kế hoạch chiến lược của nó, cũng như quá trình đánh giá được sử dụng để đo lường sự tiến triển của tổ chức đối với sứ mạng của nó.
  • Chức năng quản trị hoạt động bao gồm những hoạt động thực sự hướng tổ chức đến nhiệm vụ của nó. Quản trị hoạt động chính nó liên quan đến quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nghĩa là với việc quản trị “bằng cách nào tổ chức làm được điều nó cần phải làm”.
  • Chức năng quản trị rủi ro bao gồm tất cả những hoạt động làm cho việc đạt được sứ mạng của tổ chức một cách trực tiếp và dễ dàng.

VÍ DỤ

Nghiên cứu marketing
1. Chiến lược: Sứ mạng của chúng ta tương tác với nhu cầu trên thị trường về những sản phẩm/dịch vụ của chúng ta như thế nào? Chúng ta muốn biết cái gì?​
2. Hoạt động: Chúng ta đang đảm bảo những đánh giá chính xác và đúng lúc về thị trường như thế nào? Nghiên cứu được chỉ đạo như thế nào?​
3. Rủi ro: Nghiên cứu của chúng ta có phải là đặc trưng về thực tế hay không? Những rủi ro mắc sai lầm là gì? Những rủi ro nào phát sinh từ ước muốn đáp ứng nhu cầu thị trường?​

NHỮNG YẾU TỐ CỦA ORM

1. Xác định sứ mạng. Sắp xếp thứ tự những chỉ tiêu và những mục tiêu quản trị rủi ro cùng với sứ mạng của tổ chức là một nhiệm vụ cơ bản của nhà quản trị rủi ro.​
2. Đánh giá rủi ro và tính bất định bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro và tính bất định.​
3. Kiểm soát rủi ro là tất cả những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn, giảm bớt hay nếu không thì cũng là kiểm soát những rủi ro và tính bất định.​
4. Tài trợ rủi ro là các hoạt động cung cấp những phương tiện đền bù tổn thất xảy ra, hay tạo quĩ cho những chương trình khác để giảm bớt rủi ro và bất định hay gia tăng những kết quả tích cực.​
5. Quản lý chương trình là tất cả những hoạt động và những chiến lược liên quan đến hoạt động dài hạn và hàng ngày của chức năng quản trị rủi ro.​

 

Câu 4: hãy nêu những nguồn gốc của rủi ro và phương pháp nhận dạng rủi ro?

NGUỒN RỦI RO
Môi trường vật chất
• Rõ ràng, một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẩn đến tổn thất. Sự bất lực của chúng ta trong việc hiểu biết môi trường chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó cũng như của nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro nầy. Môi trường vật chất cũng có thể là nguồn phát sinh các rủi ro suy đoán, chẳng hạn đối với nông nghiệp, du lịch, đầu tư bất động sản…​

Môi trường văn hoá - xã hội

• Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhà kinh doanh Mỹ đã thất bại ê chề khi nhảy vào môi trường quốc tế. Chẳng hạn sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật đã cho thấy đây là một nguồn bất định quan trọng đối với các doanh nhân phương Tây và Mỹ. Ở Mỹ, tình trạng bất ổn trong dân chúng do cuộc bạo động năm 1992 ở Los Angeles cũng cho thấy sự quan trọng của nguồn rủi ro nầy. Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan điểm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra một nguồn năng lực mới.​

Môi trường chính trị

• Trong một đất nước, môâi trường chính trị có thể là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một Tổng Thống mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách các địa phương, ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại…). Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng…​

Môi trường luật pháp

• Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạït, vấn đề là bản thân xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực nầy có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi nầy sang nơi khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.​

Môi trường hoạt động

• Quá trình hoạït động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.​

Môi trường kinh tế

• Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn thế giới, nhưng hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường nầy. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi. Ở một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần túy và suy đoán đáng kể lên các tổ chức.​

Vấn đề nhận thức

• Khả năng cuả một nhà quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như: “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức?” hay “làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế?”​

PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG RR

Trong DN thường áp đặt nhận dạng mọi tổn thất ngẫu nhiên. Rủi ro thuần túy được chia làm hai nhóm:​

Nhóm 1: Rủi ro đối với tài sản của DN
  • Rủi ro do tài sản bị hư hỏng hoàn toàn không thể sử dụng được hoặc bị hư hại làm cho năng suất giảm.
  • Tổn thất trực tiếp của tài sản có liên quan đến hoạt động SX – KD của DN
  • ToÅn thất lớn có thể dẫn đến sự phá sản của DN

Nhóm 2: Bồi thường các tổn thất ngẫu nhiên của DN

  • Bồi thường trách nhiệm pháp lý trong hoạt động SX-KD của DN
  • Bồi thường các tai nạn lao động của công nhân hay tai nạn đột ngột của khách hàng do sản phẩm của công ty không đạt chất lượng.
  • Các khoản bồi thường tài chính bất ngờ có một tác động giống như rủi ro khi tài sản bị phá hỏng.

Có 7 phương pháp nhận dạng rủi ro chính là:

  • Phương pháp phân tích báo cáo tài chính ( còn gọi là phương pháp A.H. Criddle )
  • Phương pháp lưu đồ
  • Thanh tra hiện trường
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức
  • Thông qua tư vấn
  • Phân tích hợp đồng
  • Nghiên cứu các số liệu lịch sử ( số liệu thống kê)

Một số điểm cần chú ý: 


  • Nhà quản trị rủi ro không nên chỉ dựa vào một phương pháp duy nhất nào mà phải kết hợp sử dụng càng nhiều phương pháp càng tốt .
  • Nhận dạng rủi ro là một quá trình thường xuyên vì nguy cơ rủi ro sẽ thay đổi theo thời gian và theo tính chất công việc.
  • Khi sử dụng các bảng liệt kê rủi ro tiềm năng , cần phải có một vài sự điều chỉnh cho phù hợp.

Câu 5: Hãy nêu khác biệt giữa kiểm soát rủi ro và đánh giá rủi ro ? Chúng có mối quan hệ như thế nào?


KIỂM SOÁT RỦI RO
  • Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
  • Để đạt được những mục tiêu đó, chúng ta có sắp xếp các giải pháp từ giải pháp đơn giản có chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi phí.
  • Phương pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện bằng cách :
  • Lắp đặt hệ thống bảo an để ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp vào những dữ liệu.
  • Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người, tài sản.
  • Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra.
  • Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh của tự nhiên...

Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro cĩ thể và sẽ liên quan tới cơng việc của bạn. hãy chỉ ra cụ thể những rủi ro cĩ thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm sốt để thực thi cơng việc một cách hiệu quả nhất, an tồn nhất. nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn thương mơi trường



Không để nỗi sợ thành giới hạn bản thân

Facebook: Trâm Võ


 
Các thành viên đã Thank Vothoaitram vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024