Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2020 17:05 # 1
tranlequyen
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 4/30 (13%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 12/09/2019
Bài gởi: 34
Được cảm ơn: 0
Cách học Kanji hiệu quả dành cho người lười


A: Cách học tiếng Nhật dành cho người lười
 
Chuyện lười luôn là một người khổng lồ cản trở bước tiến vươn xa của những ai đang muốn phấn đấu. Đấy không phải là câu chuyện của riêng ai cả hay trong bất kỳ lĩnh vực nào sẽ luôn luôn có sự hiện diện của “Lười” làm bạn nản lòng.
 
Trong việc học tiếng Nhật cái “lười” còn kết bè với cái “khó” làm cản trở bạn đến với con đường chinh phục tiếng Nhật. Lười có thể hiện diện bởi bất kỳ hình thù nào, bất kỳ lúc nào cũng luôn trực sẵn trong suy  nghĩ như muốn khiêu khích, dụ dỗ…
 
Vậy làm cách nào để có thể chiến thắng được căn bệnh này đây???
 
Kosei chỉ cách cho bạn chiến thắng bệnh lười và vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp học hành tiếng Nhật nhé!
 
Tiếng Nhật- 1 trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới.
 
 
 
 
1. Hãy học khi bạn “muốn”
 
“Muốn” ở đây là gì? Là khoảng thời gian tích cực, bộ não có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng,  học tập lúc nào cũng dễ nhớ,dễ thuộc.
 
-          Khoảng thời gian 4h30-6h sáng: Đây không phải là thời gian ngủ đấy nhé! Đây chính là khoảng thời gian bộ não sau khi đã được nghỉ ngơi mà lại cực kỳ “ngoan ngoãn”, bảo gì nhớ đấy!!
 
-          Khoảng thời gian 7h sáng- 10h sáng: ôn tập nhẹ nhàng các phần ngữ pháp dễ nhầm hay đọc hiểu tốn nhiều thời gian
 
-          Khoảng thời gian từ 14h- 16h30: học nghe và luyện nói Shadowing bởi đây là khoảng thời gian não bộ tập trung nhất
 
-          Khoảng thời gian 19h- 23h: Vừa học vừa chơi, học nhẹ nhàng cho tinh thần thoải mái
 
2. Đường cong của lãng quên
 
Không phải lúc nào học xong cũng sẽ nhớ lâu và nhớ dai nếu bạn không thường xem xem lại hoặc nhắc lại sự việc đó.
 
Nếu tình theo Đường cong quên lãng dựa trên một thí nghiệm mà Tiến sĩ Hermann Ebbinghaus, một nhà tâm lý học người Đức, tiến hành vào những năm 1880 thì “nếu bạn nạp thông tin mới mà không sử dụng, trong vòng 1 tiếng đầu, chúng sẽ rơi rụng đi một nửa. Sau 24 giờ, lượng thông tin thất thoát sẽ tăng lên tới 70%. Con số sau 1 tuần là 90%, nghĩa là hầu hết thông tin bạn học được đã biến mất khỏi bộ nhớ.”- Bạn cũng có thể kiểm chứng được điều này.
 
Để tránh trường hợp đó xảy ra, hãy học lại những kiến thức đó trước khi chúng mất đi và đảm bảo nhớ lâu hơn trước. Một kiến thức được lặp lại trước khi biến mất sẽ làm tăng mức độ đánh dấu ghi nhớ trong bộ não. Có thể xem lại kiến thức hoặc làm bài kiểm tra, luyện đề cũng là một cách để nhắc lại. Đó cũng là lý do vì sao bạn càng luyện tập, chăm làm bài tập nhiều thì sẽ nhớ lâu đấy!
 
 
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024