Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/09/2014 16:09 # 1
MyLan
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 10/110 (9%)
Kĩ năng: 22/70 (31%)
Ngày gia nhập: 22/03/2014
Bài gởi: 560
Được cảm ơn: 232
Tiếng Anh - Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ


Các nhà ngôn ngữ học liệt kê tiếng Anh vào nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu. Tiếng Scots (hay Lallans) – dùng tại các vùng đất thấp của Scotland và có gốc Anglo-Saxon – khác hẳn với tiếng Gaelic tại Scotland – dùng tại các vùng đất cao của Scotland và có gốc bản địa Celt. Trong khi đó, tiếng Frysk hiện đang được dùng tại tỉnh Fryslân của Hà Lan, tại vài vùng thuộc Đức lân cận với Fryslân và tại vài hòn đảo nằm trong biển Bắc của Anh.

Sau đó là tiếng Hạ Saxon (hay Nedersaksisch) dùng tại miền đông của Hà Lan và miền bắc của Đức. Xa thêm một chút là tiếng Hà Lan, tiếng Afrikaans, tiếng Đức và các ngôn ngữ Bắc Âu như: tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch..., nhưng không bao gồm tiếng Phần Lan.

Phân bổ địa lý

Trong số nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, vào khoảng 71% nói tiếng Anh Mỹ, 15% nói tiếng Anh Anh, 7% nói tiếng Anh Canada và phần còn lại nói các loại tiếng Anh khác.

 

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Anh, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Cayman, Dominica, Gibraltar, Grenada, Guam, Guyana, Hoa Kỳ, Jamaica, Montserrat, St. Lucia, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caicos, Úc, Virgin thuộc Anh và Virgin thuộc Mỹ.

  • Điểm đặc biệt của Anh là tuy nơi này có số người nói tiếng Anh đông nhưng không ra luật tuyên bố đây là ngôn ngữ chính thức.

 

Các nước dùng tiếng Anh cùng với các ngôn ngữ chính thức khác là: Ireland (cùng với tiếng Gaeilge), Ấn Độ (cùng với tiếng Hindi và 21 ngôn ngữ khác nữa), Belize, Nicaragua, Puerto Rico (cùng với tiếng Tây Ban Nha), Canada (cùng với tiếng Pháp), Hồng Kông (cùng với tiếng Quan Thoại), Nam Phi (cùng với các tiếng Afrikaans, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu), Singapore (cùng với các tiếng Quan Thoại, Malay và Tamil), New Zealand (cùng với tiếng Maori), Scotland (cùng với tiếng Scots và tiếng Gaelic tại Scotland).

 

Các nước có tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức tuy rằng số người dùng nó như tiếng mẹ đẻ rất ít là: Anguilla, Aruba, Botswana, Cameroon, Eritrea, Ethiopia, Fiji, Gambia, Ghana, Kenya, Kiribati, Lesotho, Liberia, Malawi, Malta, Marshall, Mauritius, Micronesia, Namibia, Nigeria, Pakistan, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Rwanda, Samoa, Seychelles, Solomon, Somalia, Swaziland, Tonga, Uganda, Zambia và Zimbabwe.

Có một số nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính trong văn kiện của chính phủ tuy không công nhận nó như một ngôn ngữ chính thức như: Angola, Brunei, Costa Rica, Israel, Lebanon, Malaysia, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania.... Ngoài ra có một số các nước, hoặc dưới ảnh hưởng của Anh hoặc dưới ảnh hưởng của Mỹ, tuy không dùng tiếng Anh như một tiếng chính thức nhưng có một dân số dùng một loại "tiếng lai" (creole hay pidgin) giữa tiếng Anh và các tiếng địa phương.

 

Số người sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ đã được ước lượng vào khoảng từ 500 triệu đến 1 tỉ người ở khắp nơi trên hoàn cầu. Tiếng Anh còn được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế...

Quốc gia theo tổng số người nói

Vị trí Quốc gia Tổng số người nói tiếng Anh Phần trăm số người nói tiếng Anh trong dân số Số người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ Số người nói tiếng Anh như tiếng bổ trợ Dân số Ghi chú
1 Hoa Kỳ 251.388.301 96% 215.423.557 35.964.744 262.375.152 Nguồn: US Census 2000: Language Use and English-Speaking Ability: 2000, Bảng 1.
2 Ấn Độ 125.344.736 12% 226.449 86.125.221 ngôn ngữ thứ hai.
38,993,066 ngôn ngữ thứ ba
1,028,737,436  
3 Nigeria 79.000.000 53% 4.000.000 >75.000.000 148.000.000  
4 Liên hiệp Anh 59.600.000 98% 58.100.000 1.500.000 60.000.000 Nguồn: Crystal (2005), trang  109.
5 Philippines 48.800.000 58% 3.427.000 43,974,000 84,566,000 Tổng số người nói: Census 2000, text above Figure 7.
6 Canada 25.246.220 85% 17.694.830 7.551.390 29.639.030 Nguồn: 2001 Census – Knowledge of Official Languages và Mother Tongue.
7 Australia 18.172.989 92% 15.581.329 2.591.660 19.855.288 Nguồn: 2006 Census.
Ghi chú: Tổng cộng = Tiếng mẹ đẻ + tiếng khác; Phần trăm = Tổng cộng/ Dân số

Nguồn: Kenhtuyensinh.vn



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024