Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/05/2019 19:05 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 230/400 (57%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8030
Được cảm ơn: 2114
Bí Kíp Xây Dựng Nội Dung Trực Tuyến Có Tương Tác Vượt Trội Cho Content Marketing


Có được nội dung tốt là một chuyện, nhưng mà nội dung trực tuyến tuyệt vời là chuyện khác.

Vậy bạn xác định một nội dung tuyệt vời là như thế nào? Nó phải được viết tốt, dễ đọc và thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.

Nhưng một nội dung tốt cũng nên được chuyển đổi một cách nhanh chóng. Xét cho cùng, đó là điểm tạo ra nội dung cho các marketer.

 

 

Tin tốt là nội dung có tương tác vượt trội của chúng tôi rất hữu ích cho độc giả. Để đạt được lợi ích win-win cho cả hai bên, hãy xem bạn có thể làm được gì để đưa nội dung của bạn từ ổn lên đến tuyệt vời, từ "chỉ tạm ổn" đến tương tác hiệu quả, vượt trội và thành công vang dội.

1. Sử dụng từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm của đối tượng mục tiêu

Nếu bạn muốn nội dung của mình hoạt động tốt hơn để đạt được mục tiêu, bạn cần phải xác định đúng lưu lượng truy cập. Số lượng lưu lượng truy cập khổng lồ sẽ không có ý nghĩa gì nếu không một ai trong những người đó thực hiện hành động sau khi nhấp vào liên kết và đọc nội dung của bạn.

Để dẫn lượng truy cập trở thành hiệu suất cao và sự chuyển đổi, hãy hiểu cách khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm và những từ khóa nào họ đang sử dụng.

Theo Practical Ecommerce, có tổng bốn loại mục đích tìm kiếm (search intent) - điều hướng, thông tin, điều tra và giao dịch.

Dưới đây là giải thích sâu hơn về các loại mục đích tìm kiếm:

Mục đích của việc tìm kiếm (Informational intent) -

Người dùng tìm kiếm thông tin. Họ muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi hoặc giải pháp cho một vấn đề.

Ví dụ: Bồn rửa nhà tôi bị tắc. Tôi cần tìm cách sửa chữa bồn rửa này.

Mục đích điều hướng (Navigational) - Người dùng tìm kiếm một công ty hoặc trang web cụ thể. Họ không nhất thiết muốn bất kỳ sản phẩm nào đồng thời muốn trợ giúp điều hướng đến trang web.

Ví dụ: Khi không chắc chắn về địa chỉ website hiệu sách địa phương, tôi tìm kiếm tên của hiệu hàng và truy cập trang web để tìm hiểu giờ mở cửa.

Mục đích của việc tìm kiếm thông tin (Investigational) - Việc tìm kiếm có bản chất để phục vụ cho việc nghiên cứu các giao dịch cùng với những thông tin bao quanh của sự việc, vấn đề đó. Mọi người tìm kiếm thông tin để nghiên cứu các dịch vụ và sản phẩm mà họ muốn trong tương lai.

Ví dụ: Tôi cần một đôi giày chạy bộ mới và muốn một đôi với chất lượng tốt nhất. Tôi tìm kiếm về các loại và thương hiệu để so sánh giữa các cửa hàng và tìm một đôi có chất lượng cao nhất với mức giá thấp nhất.

Mục đích giao dịch (Transactional) - Với những người đã thực sự có mong muốn mua hàng. Họ tìm kiếm bằng các từ khóa dài (long-tail keyword), cụ thể và có chủ ý.

Ví dụ: Tôi biết thương hiệu, màu sắc và kích thước giày chạy mà tôi cần. Tôi muốn mua chúng và nhận được chúng vào tuần tới. Tôi đã tìm kiếm “giày chạy màu xanh cỡ 8 Free RN Flyknit dành cho phụ nữ của Nike” tìm giá tốt nhất, thời gian giao hàng - sau đó mua giày.

Ta cần nhắm đến các từ khóa tập trung vào mục đích tìm kiếm của người dùng dựa trên hành động bạn muốn họ thực hiện. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là chuyển đổi danh sách email, bạn có thể tập trung vào những người tìm kiếm thông tin vì họ có thể nhìn nhận bạn như một nguồn tin đáng tin cậy trong chủ đề của bạn. Bạn có thể nhắm tới từ khóa mục tiêu bắt đầu bằng “cách thực hiện” và những từ khóa đặt câu hỏi.

Xem cách This Old House nhắm mục tiêu tới người dùng với mục đích tìm kiếm thông tin và khuyến khích công ty kết nối với các chuyên gia cải thiện nhà ở trong khu vực của họ:

Tóm lại: Giúp nội dung của bạn hiệu quả hơn và đảm bảo bạn nhắm đúng từ khóa và mục đích tìm kiếm để đạt được mục tiêu của mình.

 

2. Khiến tiêu đề của bạn trở nên hữu ích tới mức không thể cưỡng lại

Nội dung có tương tác vượt trội thường được bắt đầu với dòng tiêu đề hấp dẫn, không thể cưỡng lại khiến mọi người mong muốn đọc thêm.

Bạn có thể đã đọc về các công thức và công cụ để giúp bạn tạo tiêu đề mang lại hiệu quả traffic tốt hơn. Vậy còn yếu tố hữu ích của dòng tiêu đề thì sao?

Dòng tiêu đề của bạn có mô tả chính xác nội dung và cho người đọc biết họ đang ở đâu không nếu tiếp tục đọc? Hay tiêu đề của bạn có sử dụng chiến thuật cường điệu và clickbait (liên kết trang web được thiết kế để lôi kéo người dùng truy cập một trang web hoặc video nhất định) để dẫn hướng người đọc?

Dòng tiêu đề của bạn có đúng như kỳ vọng thực tế cho nội dung không? Hay cuối cùng nó lại làm khán giả của bạn thất vọng?

Nội dung của bạn phải xây dựng được lòng tin với người đọc, nhưng bạn không thể làm điều đó nếu bạn bắt đầu với một dòng tiêu đề bóp méo sự thật hoặc bỏ qua thông tin quan trọng.

Dưới đây là ví dụ về dòng tiêu đề clickbait gây hiểu nhầm:

Tiêu đề này có gây sốc không? Không. Nó có gây hiểu nhầm không? Có. Bài báo này cho thấy những đứa trẻ đang nhảy vào một hồ bơi.

Và đây là điều thú vị. Tiêu đề clickbait không thực sự hoạt động hiệu quả. (có nghĩa là mọi người đang càng ngày càng cảnh giác với cách thức không mấy hay ho này). Trong một nghiên cứu năm 2015, ReturnPath phân tích rằng hơn 9 triệu tiêu đề và dòng miêu tả và thấy rằng những dòng có từ clickbait phổ biến đem lại hiệu quả dưới mức trung bình, trái ngược với tiêu đề tập trung vào từ ngữ nhấn mạnh tới lợi ích hoặc sự khẩn cấp.

Hãy so sánh tỷ lệ đọc trung bình cho các tiêu đề chứa từ khóa clickbait (cao nhất là gần 13%) với tỷ lệ đọc trung bình cho các tiêu đề với các từ bao hàm về lợi ích.

 

Tỷ lệ đọc trung bình cao hơn nhiều, dao động từ 11% lên tới gần 33%.

Tóm lại: Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ để tạo nên tiêu đề làm người đọc khó có thể rời mắt. Sử dụng công thức và công cụ để giúp bạn tạo nên tiêu đề, nhưng đừng lạm dụng nội dung của bạn hoặc lừa dối mọi người về giá trị mà nó cung cấp. Hãy nhắm đến việc trở nên hữu ích và hấp dẫn để có kết quả tốt nhất.

3. Cải thiện nhịp viết của bạn

Sau khi bạn thu hút người đọc với dòng tiêu đề, điều gì khiến người đọc tiếp tục đi qua nội dung của bạn?

Sẽ có nhiều yếu tố, nhưng một tác nhân lớn là nhịp viết của bạn tốt như thế nào. Cách bạn đưa người đọc đi qua dòng chảy về nội dung có hiệu quả không? Liệu văn bản ấy có dễ theo dõi từ câu, dòng tới đoạn?

Nhiều người sáng tạo nội dung khiến độc giả của họ mất hứng (hoặc chỉ đơn giản bị lạc đường) trên đường đi vì họ tạo ra những rào cản không cần thiết như:

  • Các đoạn quá dài
  • Ngắt đoạn vụng về và ngắt mạch suy nghĩ
  • Giọng điệu quá nghiêm túc và thẳng thắn
  • Nội dung không hướng tới khán giả (nghĩa là bạn quá kỹ thuật hoặc quá đơn giản)
  • Đi lạc đề mà không cung cấp bất kỳ giá trị nào

Hãy tránh những sai lầm này và cố gắng cải thiện nhịp viết của bạn.

Đối với một người mới bắt đầu với một nhịp viết tốt, hãy nghiên cứu những blog luôn khiến bạn muốn đọc đến cuối mỗi phần của nội dung. Các bài đăng của Jon Morrow về Smartblogger luôn ở một nhịp độ chuyên nghiệp, thu hút độc giả qua nội dung của anh ấy mà thậm chí họ không nhận ra rằng mình đang tiếp tục đọc:

Tóm lại: Hãy hướng dẫn độc giả của bạn một cách tự nhiên thông qua quá trình suy nghĩ, các quan điểm, và thông tin của bạn một cách hợp lý - mang lại cho họ khả năng hoàn thành một hành động mong muốn sau khi họ kết thúc.

4. Sử dụng các hình ảnh có liên quan, thú vị để minh họa cho quan điểm của bạn

Sức mạnh của hình ảnh trong nội dung của bạn phải được thể hiện một cách rõ ràng, khi mà chúng ta là một xã hội có định hướng trực quan, thiên về hình ảnh.

BuzzSumo đã phân tích hơn 1 triệu bài viết để xem có bao nhiêu hình ảnh được chia sẻ. Sau đó, họ nhìn vào những người chia sẻ hàng đầu để tìm những xu hướng nổi trội.

Hóa ra, các bài viết có hình ảnh được xếp trong mỗi 75 đến 100 từ có số lượt chia sẻ gấp đôi so với các bài viết có ít hình ảnh hơn.

Bạn nên bổ sung thêm hình ảnh trong toàn bộ nội dung của bạn có liên quan đến và mở rộng nội dung văn bản. Nếu bạn cần nguồn cảm hứng, hãy học tập Neil Patel. Anh ấy luôn tạo nội dung với các ví dụ, hình ảnh, ảnh chụp màn hình và đồ họa để minh họa cho các luận điểm của mình.

Tóm lại: Hãy cung cấp hình ảnh có liên quan để bổ sung bối cảnh và minh họa cho quan điểm của bạn. Điều này không chỉ làm cho nội dung của bạn thú vị hơn mà còn làm tăng cơ hội được người đọc ghi nhớ.

5. Thể hiện những giá trị ngay lập tức

Nếu người đọc của bạn không thể tìm ra lý do tại sao họ nên quan tâm trong một hoặc hai đoạn đầu tiên, họ sẽ không tiếp tục đọc mà sẽ thoát khỏi trang. Nếu bạn lãng phí thời gian với một phần giới thiệu dông dài và ba hoa, độc giả của bạn sẽ đi nơi khác để tìm một mảng nội dung đáp ứng đúng vấn đề đang cần.

Sau khi bạn có được sự chú ý của họ, hãy cho họ biết chủ đề, lý do họ nên quan tâm và luận điểm chính bạn đang chứng minh hoặc giải thích trong nội dung. Hãy nhớ rằng, đây không phải là trường trung học. Ném các quy tắc bạn đã học ở đó ra ngoài cửa sổ và tập trung vào viết để thu hút sự chú ý của người dùng internet bình thường.

Tóm lại: Dưới đây là ví dụ tuyệt vời về phần giới thiệu hiệu quả. Nó thu hút sự chú ý của bạn một cách hiệu quả và hiển thị giá trị của bài đăng ngay lập tức. Theo dõi khách hàng tiềm năng và bạn sẽ cải thiện tỷ lệ đọc về nội dung cũng như thời gian người đọc của bạn ở lại trên trang. Cả hai đều hỗ trợ nhau để mang đến một cơ hội tốt hơn để chuyển đổi.

6. Tạo một CTA (call-to-action) dễ tương tác

Nội dung trực tuyến có hiệu suất cao đều có một mục đích cuối: truyền cảm hứng cho hành động. Tất nhiên, bạn không thể khiến độc giả hành động trừ khi bạn cho họ cơ hội. CTA nên xuất hiện dưới dạng một lời kêu gọi hành động - một liên kết trong nội dung của bạn hướng người đọc về những việc cần làm sau khi họ đọc xong.

CTA có nhiều dạng, nhưng những cái tốt nhất, những cái được tìm thấy trong nội dung có tương tác vượt trội, đều có những đặc điểm sau:

  • Chúng được gắn vào nội dung. Nhấp vào CTA chúng ta nên cảm thấy như một bước tiến triển tự nhiên.
  • Họ sử dụng những từ ngữ mạnh và thuyết phục (động từ kêu gọi hành động) khiến người đọc muốn nhấp vào.
  • Chúng hấp dẫn - một hình ảnh minh họa, một nút bấm hoặc câu từ thuyết phục được liên kết trong câu CTA.

Ví dụ này từ HubSpot hoàn thành tất cả những điều trên:

CTA này có liên quan đến nội dung, sử dụng động từ mạnh (ví dụ: “tải xuống”, “tìm hiểu”) và hấp dẫn nhấp chuột vì nó lớn hơn văn bản xung quanh, in đậm và có màu.

Theo một nghiên cứu của HubSpot, văn bản liên quan có CTA có những đặc tính nêu trên (một dòng văn bản được liên kết trong nội dung) sẽ thu hút 47 đến 93% khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nó hoạt động tốt hơn khi nó xuất hiện ở nhiều điểm khác nhau trong bài viết, không chỉ ở phần cuối.

Tóm lại: Như bạn có thể thấy, CTA hấp dẫn có thể tạo tương tác, làm được rất nhiều công việc cho một đoạn nội dung có hiệu suất cao. Đó là nỗ lực cuối cùng để khiến độc giả của bạn thực hiện hành động mong muốn đó, vì vậy bạn cần đảm bảo rằng nó sẽ được tiến hành hiệu quả.

Sắp xếp các mảnh ghép lại với nhau

Nội dung có hiệu suất cao không có một hoặc hai yếu tố nổi bật. Thay vào đó, nó có nhiều phần mà mỗi phần trong số chúng đều đóng góp cho sự thành công - lượt chia sẻ, chuyển đổi, đăng ký, hoặc một số hành động độc giả mong muốn khác.

Hãy nghĩ về điều đó theo cách này: Một phần với một tiêu đề tuyệt vời sẽ không là gì nếu không có một phần giới thiệu vững chắc và nội dung có giá trị gia tăng. Phần đầu tiên thu hút độc giả, phần thứ hai giữ họ trên trang và thứ ba, nuôi dưỡng họ, dẫn dắt họ đến với câu kêu gọi hành động - CTA khó cưỡng.

Bạn cần mỗi mảnh ghép trong bài viết đều phải truyền cảm hứng cho việc người đọc hành động và nhận lại kết quả. Một khi bạn có tất cả các thành tố nêu trên ở trang của bạn, nội dung bạn viết sẽ cho ra kết quả còn hơn những gì đã mơ ước. 

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024