Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/04/2018 19:04 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 230/400 (57%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8030
Được cảm ơn: 2114
Bài Học Vỡ Lòng Về Nghệ Thuật Pitching


Trong giới PR - Marketing, Pitching đã không còn là điều gì quá xa lạ. Cho dù bạn làm việc ở vị trí nào trong ngành PR, có lẽ bạn cũng từng nếm trải những câu chuyện thăng trầm khi làm việc với giới truyền thông. Có thể bạn là người đã có nhiều năm lăn lộn trong ngành, và nếm trải đủ cả những thành công và thất bại. Tuy nhiên, việc học hỏi liên tục thông qua quá trình thử-sai sẽ giúp bạn không ngừng hoàn thiện cách pitching của mình. Dưới đây là một số bài học cơ bản, có giá trị mà saga.vn muốn chia sẻ với bạn - những bài học vỡ lòng trong nghệ thuật pitching.

 

1. KHÁCH HÀNG LÀ TẤT CẢ

Hãy bỏ ngay suy nghĩ "rải thính và cầu nguyện" khi pitching đi. Thay vì tung ra một bài pitch và hy vọng ai đó cắn câu, việc bạn dành thời gian chuẩn bị để nhắm tới nhóm khách hàng mục tiêu sẽ có hiệu ứng lâu dài hơn.

Các chuyên gia PR có rất nhiều nguồn lực giúp họ lựa chọn họ nên pitching trước mặt ai/ phóng viên nào. Với những nguồn lực và mối quan hệ hiện có, hãy cố gắng tìm những phóng viên xuất sắc nhất và điều chỉnh lại bài pitch sao cho phù hợp với họ.

Nghiên cứu tất cả các phóng viên đến dự (và rộng hơn là những người đang lắng nghe bạn thuyết trình), những chủ đề mà họ thường viết và các bài viết gần đây của họ. Xây dựng mối quan hệ lâu dài bằng cách đọc bài viết của họ một cách thường xuyên, bình luận trên các bài viết cũng như theo dõi/chia sẻ các bài post trên kênh truyền thông xã hội của họ.

Một khi bạn đã có mối quan hệ với phóng viên hoặc biên tập viên, hãy duy trì các mối quan hệ đó về lâu dài. PR được xây dựng trên các mối quan hệ và bạn không thể nào biết chắc lần tới họ có gặp lại bạn hay không!

Cách này có thể tốn thời gian, nhưng ROI thu được lại rất xứng đáng. Bạn sẽ lấy được niềm tin và tôn trọng từ các mối quan hệ thích hợp cũng như không quấy rầy những người mà đằng nào cũng không quan tâm đến ý tưởng của bạn.

2. SẼ CHẲNG AI MUỐN ĐƯA TIN VỀ MỘT CHỦ ĐỀ NHÀM CHÁN

Với tư cách là chuyên gia PR, đây là khía cạnh chúng tôi luôn chú ý.

Khách hàng thường say mê mô hình kinh doanh của mình cũng như những tin tức, ý tưởng và quy trình họ cho là giá trị. Tuy nhiên, việc của chúng ta là phải tư vấn chiến lược PR cho họ một cách khách quan.

Nếu bản thân câu chuyện không có gì thú vị hay đáng quan tâm, hãy cân nhắc các phương án sau đây để hướng câu chuyện vào chỗ khác:

a. Nếu bạn đã có mối quan hệ từ trước với phóng viên, bạn có thể nhờ họ bồi thêm nội dung này vào một câu chuyện lớn hơn. Nó có thể đóng vai trò như một luận điểm hoặc minh chứng cho một câu chuyện hay chiến lược kinh doanh lớn hơn.

b. Gắn tin tức của bạn vào một đề tài phóng viên chưa bao giờ nghe tới. Liệu nó có liên hệ với những sự kiện và xu hướng mới hay một cách làm mới xuất hiện?

c. Nói với khách hàng rằng đây không phải là câu chuyện nên kể và khuyên họ nên tìm kiếm cơ hội khác để xuất hiện trước truyền thông. Nếu bạn nói thật với khách hàng rằng câu chuyện của họ không có cơ hội được đăng báo như họ mong đợi thì cũng không có gì tai hại cả. Thẳng thắn và thành thực còn tốt hơn là đặt ra những kỳ vọng không thực tế. Kết quả bạn có thể đạt được một chiến lượng tốt hơn, mạnh mẽ hơn.

3. THU HÚT SỰ CHÚ Ý TỪ CÁNH PHÓNG VIÊN.

Một khi đã có trong tay một chủ đề có giá trị, bạn hãy chế biến nó làm sao để thu hút được sự chú ý từ cánh phóng viên.

Chú ý đến chủ đề email của bạn, vì nó có thể định đoạt việc một phóng viên muốn tiếp tục làm việc với bạn không. Nếu một nhà báo chỉ có thể nhìn thấy một đoạn ngắn preview nội dung email của bạn xuất hiện trên Outlook. Bạn có thể gói gọn toàn bộ những gì bạn muốn nói trong vài câu đầu tiên để người đó buộc phải nhấp vào và đọc thêm không?

Người bình thường còn không có ai muốn đọc một bài viết dài dòng hay mở nhiều tệp đính kèm, huống hồ là một nhà báo bận rộn với hòm thư luôn quá tải. Vì thế, hãy sử dụng các đoạn viết ngắn, các đề mục, hình ảnh được nhúng và liên kết để cho ra nhiều thông tin hơn.

Bài học vỡ lòng này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng giống như bất kỳ ngón nghề nào, nghệ thuật pitching đòi hỏi nhiều thời gian để trau dồi và hoàn thiện. Nghiên cứu cẩn thận sẽ được đền đáp và cho dù những câu chuyện thành công không hề dễ dàng nhưng khi bạn có một câu truyện đủ tốt, hãy nắm bắt cơ hội đó và biến nó thành hiện thực.

Nếu bạn còn có những bài học hay kinh nghiệm khác khi pitching trước giới truyền thông, hãy chia sẻ cùng bạn đọc của saga.vn nhé!

 

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024