Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/05/2015 08:05 # 1
hotboytunguyen
Cấp độ: 23 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 190/230 (83%)
Kĩ năng: 19/80 (24%)
Ngày gia nhập: 30/09/2014
Bài gởi: 2720
Được cảm ơn: 299
Ôtô Trung Quốc sẽ tràn ngập thế giới?


Trong một vài tuần tới, Volvo bắt đầu bước đi lịch sử, vươn mình từ Tây Nam Trung Quốc tới Mỹ. Hãng xe Thụy Điển sẽ xuất khẩu chiếc sedan S60L, với quãng đường từ cảng Thượng Hải tới Los Angeles, Financial Times cho biết.

Volvo thuộc sở hữu của hãng xe nội địa Trung Quốc Geely, sản xuất S60L tại nhà máy mới của hãng tại Thành Đô. Chiếc xe con đầu tiên "made in China" với mục đích xuất khẩu khiến người châu Á nhớ lại, cách mà các hãng xe Nhật Bản, Hàn Quốc từng làm tương tự nhiều năm trước đây, để vươn mình ra thế giới.

Volvo S60L.

Trung Quốc phát triển từ một nhà cung cấp chi phí thấp, sản phẩm thâm dụng lao động để trở thành nhà xuất khẩu, với những sản phẩm công nghệ cao mà Ralf Speth, CEO của Jaguar Land Rover gọi là "phức tạp nhất thế giới".

Tại triển lãm Thượng Hải mới đây, Hakan Samuelsson, CEO Volvo cho biết, Trung Quốc có thể sẽ đi theo con đường của Nhật và Hàn trước đây, nhưng theo cách nhanh hơn nhiều. "Tôi tự tin rằng đến năm 2020, những chiếc xe Trung Quốc sẽ có mặt khắp thị trường toàn cầu".

Không giống Volvo với hãng mẹ là "người Trung Quốc" Geely, CEO của các hãng đa quốc gia khác không muốn đề cập tới vấn đề đất nước này trở thành nền tảng xuất khẩu xe hơi trong lương lai, ít nhất là với bản thân mỗi hãng.

Một phần lý do vì họ không thể tự cạnh tranh với những người anh em của mình ở nước khác, đồng thời nếu xuất khẩu thành công thì cũng phải chia doanh thu với đối tác nội địa. Chính phủ Trung Quốc quy định trong liên doanh hãng xe nước ngoài chiếm tối đa 50% cổ phần.

Nhưng với các khoản đầu tư lớn sắp tới, cùng mức tăng trưởng kinh tế rơi xuống dưới 7%, câu hỏi về việc liệu có nên xuất khẩu sẽ còn khó để trả lời.

Jacques Daniel, người đứng đầu Renault Trung Quốc cho biết đồng nghiệp của ông ở nước ngoài hỏi về vấn đề này thường xuyên. Họ e ngại Trung Quốc sẽ xuất khẩu, nhưng Daniel lại nhận định, với một thị trường nội địa lớn như vậy, tất cả nguồn lực nên tập trung phục vụ khách hàng trong nước.

Renault là hãng chậm chân nhất tới thị trường ôtô số một thế giới, với hơn 20 triệu xe bán ra năm ngoái. Hãng xe Pháp sẽ không mở nhà máy đầu tiên tại Trung Quốc tới đầu 2016. Liên doanh với Dongfeng Motor ở Vũ Hán có công suất ban đầu chỉ khoảng 150.000 xe mỗi năm.

Ở phía những "người khổng lồ", GM và Volkswagen, hai hãng xe lớn nhất tại Trung Quốc, sẽ có tổng công suất gần 10 triệu xe vào 2018. GM đang ở giữa giai đoạn 5 năm đầu tư 14 tỷ USD, riêng trong năm nay công suất sẽ tăng khoảng 25%.

Cả hai hãng đều tin rằng dù tăng công suất rất lớn thì một mình thị trường nội địa vẫn tiêu thụ hết. Mary Barra, nữ tướng GM khẳng định "chúng tôi muốn sản xuất ở nơi bán hàng", đó là bằng chứng quan trọng đảm bảo rằng GM luôn có khả năng đáp ứng kịp thời thị trường trong nước.

Ian Robertson, giám đốc BMW Trung Quốc cũng cho biết chưa có ý định xuất khẩu vì nguồn lực tập trung vào thị trường trong nước là đủ. Ngay cả Volvo, dù nổi lên như hãng tiên phong xuất khẩu, nhưng cũng nhấn mạnh rằng đây chỉ là một ngách nhỏ trong hoạt động kinh doanh của hãng.

Trong 2015, Volvo sẽ xuất khoảng 2.000 xe S60L sang Mỹ, trong vài năm tới có thể tăng lên 5.000 xe. Hầu hết các xe Volvo bán tại Mỹ sẽ tiếp tục sản xuất tại Thụy Điển và Bỉ, hoặc một nhà máy mới tại Mỹ.

S60L bán tại thị trường Trung Quốc có trục cơ sở kéo dài, vốn là đặc điểm yêu thích của giới nhà giàu tại đây, hãng tin rằng chiếc xe rộng rãi hơn cũng sẽ hấp dẫn các gia đình Mỹ.

Miễn là thị trường nội địa phát triển đủ nhanh để tiêu thụ hết công suất mở rộng của các hãng nước ngoài, các thử nghiệm thực tế về sức mạnh xuất khẩu ôtô thương hiệu Trung Quốc có được thị trường châu Âu, Mỹ chấp nhận hay không sẽ nhanh có câu trả lời.

Chang’an CS75.

Ví như công ty chuyên SUV của Trung Quốc hiện nay là Great Wall Motor, đã xuất khẩu xe nhưng sang các nước đang phát triển hoặc thị trường không ổn định như Iran, Nga và Ukraine.

Nhưng Clemens Wasner từ hãng tư vấn EFS cho biết cục diện đang dần thay đổi, lấy ví dụ chiếc SUV CS75 phát triển bởi Chang’an Auto, cũng là liên doanh với Ford, ông cho rằng chỉ cần thay đổi đôi chút, mẫu xe này thậm chí có thể bán ở rìa châu Âu.

Robertson của BMW cũng đồng ý với nhận định này, cho rằng trong dài hạn ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc sẽ trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu.

GM sử dụng Trung Quốc làm bàn đạp ở Đông Nam Á

Trong khi GM cho biết phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc là đủ nhưng đồng thời hãng sử dụng một trong những liên doanh để thành lập cầu nối đánh vào thị trường Đông Nam Á, nơi vốn do các hãng xe Nhật chiếm giữ.

Hãng xe Mỹ xác nhận SGMW, liên doanh của SAIC Motor, Wuling Motor và GM sẽ xây dựng nhà máy ở Indonesia để sản xuất xe mang thương hiệu Wuling, bán khắp thị trường châu Á.

Wuling là thương hiệu thành công với đối tượng khách hàng thu nhập thấp ở các thành phố hạng dưới ở Trung Quốc. "Nếu nhìn vào Indonesia và danh mục sản phẩm của SGMW, rõ ràng rất ăn khớp với nhau", Mary Barra tự tin tuyên bố.

Nhà phân tích Clemens Wasner cũng cho biết Wuling có triển vọng tại Indonesia bởi giá thấp. "Điều đó cũng khẳng định, nếu không có một đối tác liên doanh có kinh nghiệm trong phân khúc xe giá rẻ, sẽ rất khó cho một hãng xe không phải Nhật phát triển tốt ở châu Á".

Đầu 2015, GM đã phải đóng cửa nhà máy tại Indonesia, khiến 500 người mất việc, vì không cạnh tranh nổi với các đối thủ Nhật Bản.

sgmw-baojun-630-2-7739-1430725035.jpg

Baojun 630, một sản phẩm của liên doanh SGMW.

Khi SGMW bắt đầu sản xuất tại Indonesia, có khả năng gặp phải sự cạnh tranh từ một đối thủ Trung Quốc khác là Donfeng Motor, hãng xe ở Vũ Hán năm ngoái trả 894 triệu USD để mua 14% cổ phần của hãng xe Pháp Peugeot.

Khi SGMW không bắt đầu sản xuất tại Indonesia, nó có khả năng gặp phải sự cạnh tranh từ một đối thủ Trung Quốc. Dongfeng Motor, có trụ sở tại Thành phố Vũ Hán, năm cuối cùng trả € 800m cho 14 phần trăm cổ phần trong Peugeot của Pháp, mà nó đã có một liên doanh thành công Trung Quốc.

Một trong những mục tiêu đã nêu của liên doanh này là theo đuổi cơ hội xuất khẩu vào khu vực Đông Nam Á.

Bà Janet Lewis từ hãng nghiên cứu Macquarie Securities cho biết, cũng có thể trong tương lai sẽ chứng kiến những mẫu xe thiết kế dành riêng cho thị trường Trung Quốc lại xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Minh chứng thuyết phục là hiện nay, những chiếc BMW trục cơ sở kéo dài đang rất phổ biến ở Trung Đông.

Nguồn: 24h.com.vn



 

Học vấn là quá khứ, năng lực là hiện tại và chỉ nỗ lực học hỏi mới quyết định tương lai "

                            Nguyễn Văn Tư_k20TPM

Mọi thắc mắc liên lạc link fb : https://www.facebook.com/nguyenvan.tu.hackerc50


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024