Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/12/2015 14:12 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Bạn học được gì ở đồ án VẼ GHI kiến trúc ?!?


|| Vẽ Ghi kiến trúc là gì? 

Vẽ Ghi là hoạt động nhằm Vẽ và Ghi Chép lại hiện trạng của một công trình nào đó. Đồ án ở trường ĐH thì thường chọn 1 ngôi chùa trong thành phố. Ngoài mục đích vẽ ghi ra còn giúp chúng ta có những kiến thức cơ bản về thể loại công trình cổ của dân tộc.

|| Tại sao phải Vẽ Ghi? 

Mục đích cao cả mà 1 nhóm Vẽ Ghi gánh vác đó là: nếu trong tương lai, vì một lý do nào đó mà công trình các bạn vẽ ghi bị hư hại, muốn trùng tu, bảo tồn gì đó thì người ta sẽ liên hệ với nhóm các bạn. Lúc đó các bạn sẽ kiếm được bộn tiền nhờ vào bản vẽ các bạn sắp thực hiện tới đây! Nôm na là vậy!

|| CHẤM GHI hay VẼ GHI?

Diễn họa đa số sẽ dùng cách phổ biến nhất là chấm ram, vì thế mà đồ án này còn được số đông SV gọi là CHẤM GHI. Điều này gây một số hiểu nhầm mục đích của đồ án là CHẤM chứ không phải VẼ (kỹ thuật). Tên chính xác của đồ án này là VẼ GHI KIẾN TRÚC.

Năm ngoái nhóm mình kết hợp chấm ram và marker. Tuy nhiên marker rất nhanh hết mực. Có nhóm đã dùng tới súng phun màu. Tiếc là mình không có file, mình sẽ cố gắng liên hệ để xin file và post lên sớm.

|| Thực hiện như thế nào?
  
Như đã nói ở trên, điều quan trọng của một bài vẽ ghi là dữ liệu chính xác chứ không phải là diễn họa đẹp (tất nhiên đẹp thì càng tốt). Nói cụ thể các bước ra đây có lẽ hơi dài dòng và không cần thiết lắm vì các bạn đã được giáo viên hướng dẫn trong suốt quá trình đi đo đạc thực tế.

Sau khi các nhóm đã có được dữ liệu cần thiết thì các nhóm trưởng tiến hành trao đổi, lắp ráp với nhau để ra một công trình hoàn chỉnh. Đợt đồ án rồi mình không làm nhóm trưởng nên không rõ các bạn đã làm thế nào. Mình chỉ nói theo hiểu biết của bản thân là chính.

Vì rằng mỗi nhóm làm một phần khác nhau nên khi ráp lại, vấn đề không khớp nhau là điều đương nhiêu. Chuyện cao độ mái của mặt bên khác cao độ mái của mặt đứng, hay chuyện trang trí đỉnh mái ở mặt đứng là con rồng thì qua mặt bên nó trở thành con cá; nhiều chuyện khôi hài đã xãy ra.

Năm rồi lớp mình vẽ CAD rồi các nhóm trao đổi với nhau. Việc kiểm tra chỉ đơn thuần là dùng lệnh trong CAD để kiểm tra từng thành phần. Điểm yếu là bạn không thể bao quát toàn bộ bản vẽ được. Vì thế đến lúc lên bài lại phát hiện ra nhiều lỗi nữa.

|| Mẹo nhỏ dành cho bạn! 

Về chi tiết trang trí, các bạn nên chụp hình chính diện, vào photoshop chuyển sang trắng đen và tăng tương phản lên. Xong xuôi đi in giấy can và chiến thôi. Bạn có thể google để xem cách làm.

Hình ảnh sau khi được chế biến

|| Giải quyết ra sao?

Hãy in tất cả ra giấy, tốt nhất là giấy can. Việc kiểm tra trên giấy can rất lợi hại, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được chỗ sai lệch trong 2 bản vẽ.

Còn nhớ lúc thực hiện đồ án này, mặt đứng cao hơn mặt bên gần 10m là chuyện bình thường. Số liệu là thứ làm ta đau đầu nhất. 

|| Bạn học được gì?

Qua đồ án này bạn sẽ học được cách đo đạc, ghi chép và hoàn thiện bản vẽ của một công trình đã xây dựng, làm tiền đề cho việc đi thực tế công trường sau này.. Đây có thể nói là đồ án khác biệt nhất trong suốt 5 năm học. 

Bạn sẽ phải tìm hiểu về lịch sử của công trình cần vẽ ghi và cả khu vực xung quanh đó nữa. Bạn sẽ phải tìm hiểu về vật liệu, văn hóa, hình thức, tỉ lệ, vô vàng những thứ xung quanh công trình. Qua đó giúp bồi dưỡng cảm thụ kiến trúc và văn hóa dân tộc. 

Thêm nữa, bạn sẽ biết được phương pháp làm việc nhóm; từng nhóm trong lớp và từng thành viên trong nhóm. Bạn sẽ vật vờ ở bàn vẽ vì những rắc rối cứ xảy ra liên tiếp. Hy vọng các bạn không vấp phải những vấn đề mà mình đã gặp trong năm ngoái. 

|| Thầy cô quan tâm điều gì?

Ở đồ án này.... cứ bùa nhiều số liệu vào là ok hết. Thật! Bản vẽ sạch sẽ, số liệu đầy đủ, sai cũng không sao vì khó phát hiện lắm và dường như thầy cô cũng không quan tâm ~~. Điểm sẽ rơi vào khoảng từ 8-10, 9 là đa số. Điểm 10 là điểm của đẹp và độc đáo ở trang bìa, trang giới thiệu chùa.

Thực tế chấm bài là như vậy! Hơi phũ nhưng mà thật! 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024